You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT FPT ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT QG - NĂM 2023

ĐỀ SỐ 02 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI


Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Câu 81: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng. B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C. Giá trị trao đổi, sử dụng. D. Giá trị sử dụng, mua bán.
Câu 82: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị là góp phần
A. triệt tiêu mọi nguồn thu nhập. B. kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. tăng cường cạnh tranh không lành mạnh. D. kích thích việc sử dụng thủ đoạn phi pháp.
Câu 83: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện
bằng
A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia.
C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính.
Câu 84: Thực hiện pháp luật là hành vi
A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.
Câu 85: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các
A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình. D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
Câu 86: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo
nguyên tắc
A. trấn áp bằng bạo lực. B. đe dọa bức cung.
C. giáo dục là chủ yếu. D. tăng thêm hình phạt.
Câu 87: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc
thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Đăng ký tư vấn nghề nghiệp. B. Từ chối di sản thừa kế.
C. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. D. Bảo trợ người vô gia cư.
Câu 88: Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù
hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ
A. định đoạt. B. nhân thân. C. đơn phương. D. ủy thác.
Câu 89: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao
động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Đại diện. B. Ủy nhiệm. C. Trung gian. D. Trực tiếp.
Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng
trong lĩnh vực
A. đời sống xã hội. B. lao động. C. hợp tác. D. kinh doanh.
Câu 91: Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà
nước là đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 92: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ,
không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Luyện thi TN THPT QG năm 2023 – Đề 02 – Trang 1/4


Câu 93: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và
A. giao dịch dân sự. B. trao đổi hàng hóa.
C. chuyển nhượng tài sản. D. công vụ nhà nước.
Câu 94: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng
A. trong quan hệ nhân thân. B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ tín ngưỡng. D. trong quan hệ tôn giáo.
Câu 95: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi địa bàn cư trú. B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Khai báo y tế phòng dịch. D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến.
Câu 96: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện
nội dung bình đẳng về
A. quyền tự do lao động. B. công bằng trong lao động.
C. hợp đồng lao động. D. thực hiện quyền lao động.
Câu 97: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi
mua bán là
A. hàng hóa. B. tiền tệ. C. thị trường. D. lao động.
Câu 98: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu
dùng, thị trường còn có chức năng
A. đánh giá. B. kiểm tra. C. mua–bán. D. thông tin.
Câu 99: Bà H lấn chiếm vỉa hè để buôn bán. Hành vi của bà H vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự.
Câu 100: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn
lại?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 101: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử
dụng
A. khác nhau. B. giống nhau. C. ngang nhau. D. bằng nhau.
Câu 102: Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong
quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 103: Bạn L viết bài ca ngợi ý thức vệ sinh môi trường, tích cực tham gia phòng chống dich của các
bạn học sinh trong trường sau đó đăng lên trang Web của nhà trường. Bạn L đã thực hiện pháp luật theo
hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 104: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên
bán hàng, khi đó bên mua phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Dân sự. C. Kỷ luật. D. Hành chính.
Câu 105: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định
tương ứng với giá cả và
A. thu nhập xác định. C. khả năng xác định.
B. nhu cầu xác định. D. sản xuất xác định.
Câu 106: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra hàng hóa đó là nội dung của
A. quy luật giá trị. B. quy luật cung-cầu.
C. quy luật cạnh tranh. D. quy luật sản xuất.

Luyện thi TN THPT QG năm 2023 – Đề 02 – Trang 2/4


Câu 107: Công dân phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Không chấp hành quy định phòng dịch. B. Tổ chức đưa người vượt biên trái phép.
C. Làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản. D. Đăng nhập tài khoản công trực tuyến.
Câu 108: Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có
hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra
đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 109: Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh
A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp
nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả
nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ
trốn. Anh A phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Kỷ luật – hành chính. B. Kỷ luật – dân sự.
C. Hình sự - kỷ luật. D. Hình sự - hành chính.
Câu 110: Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?
A. Tính giai cấp và tính chính trị. B. Tính xã hội và tính kinh tế.
C. Tính kinh tế và tính xã hội. D. Tính giai cấp và tính xã hội.
Câu 111: Cục thông tin và truyền thông đã quyết định xử phạt việc chị T đã có hành vi đăng tải lên trang
cá nhân những thông tin trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức và hành vi
của trẻ nhỏ. Việc làm của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực, cưỡng chế.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 112: Anh K là thủ quỹ của công ti xăng dầu X. Trong quá trình làm việc anh K đã thông đồng với
anh T, kế toán trưởng, nhập một số lượng lớn xăng dầu giả để pha trộn bán cùng với xăng dầu thật. Anh
Y, nhân viên bán hàng phát hiện ra việc làm trên của anh K và anh T nên đã báo cho giám đốc là ông Q.
Do có quan hệ họ hàng với anh K nên giám đốc Q đã làm ngơ và bỏ qua. Những ai dưới đây đã vi phạm
pháp luật?
A. Anh K và giám đốc Q. B. Anh K và anh T.
C. Anh Y, anh K và anh T. D. Anh K, anh T, ông Q.
Câu 113: Hiệp hội các nhà sản xuất chăn ga gối đệm dự báo nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Và
khuyến nghị các cơ sở sản xuất cần đẩy mạnh sản xuất trước nhiều tháng. Tuy nhiên khi bước vào mùa
đông, do sự biến đổi của thời tiết, nhiệt độ tăng cao, cả mùa đông chỉ có một vài đợt rét nhỏ nên nhu cầu
các sản phẩm mùa đông rất hạn chế, các nhà sản xuất tồn kho nhiều. Hiện tượng này phản ánh quan hệ
cung cầu nào sau đây?
A. Cung tăng, cầu giảm, giá giảm. B. Cung giảm, cầu tăng, giá tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng, giá tăng. D. Cung giảm, cầu giảm, giá giảm.
Câu 114: Ranh giới để phân biệt sự khác nhau giữa Pháp luật với quy phạm đạo đức thuộc đặc trưng nào
sau đây?
A. Tính bắt buộc phải thực hiện. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 115: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ
A. xã hội. B. tài sản công dân. C. nhân thân. D. công vụ nhà nước.
Câu 116: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy là công dân vi phạm hình thức
thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Luyện thi TN THPT QG năm 2023 – Đề 02 – Trang 3/4


Câu 117: Các anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy
phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ và được anh B đồng ý bán giúp mười hộp
thuốc kháng sinh dù biết thuốc đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C thông tin sự việc
trên cho anh D đồng thời làm đơn tố cáo anh B. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa tống tiền buộc anh B phải
đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Các anh A, B. B. Các anh A, B, C.
C. Các anh A, B, D. D. Các anh B, D.
Câu 118: Ổng S là giám đốc; anh B, anh D, chị A là nhân viên và chị Q là nhân viên tập sự cùng làm việc
tại công ty X. Anh D tố cáo việc anh B đe dọa chị A làm chị A đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích. Vì thế,
cán bộ cơ quan chức năng đến gặp ông S để xác minh sự việc. Cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín của
mình, ông S đã kí quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anh D.
Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị A và ông S. B. Ông S và chị Q.
C. Ông S, chị A, chị Q. D. Chị A, ông S, anh B.
Câu 119. Sau khi anh T là nhân viên phát hiện chị P là kế toán đã khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán để
chiếm đoạt 300 triệu đồng của công ty dưới sự chỉ đạo của ông H là giám đốc, lập tức anh T bị ông H đuổi
việc. Bức xúc khi thấy chồng bị đuổi việc mà không được thanh toán tiền chế độ, chị M liền mang toàn bộ
chứng cứ do anh T thu thập được từ sự việc trên đến trình báo với cơ quan chức năng. Những ai sau đây
đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
A. Anh T, chị M và chị P. B. Ông H, chị P và anh T.
C. Ông H và chị P. D. Chị M, ông H và anh T.
Câu 120: Anh Q là trưởng đoàn thanh tra quản lí thị trường lập biên bản xử phạt chị V có hành vi thu
gom, vận chuyển hơn 600 kg tôm có chứa tạp chất. Nghi ngờ sự việc trên do bà N là chủ cửa hàng hải sản
tố cáo nên anh K chồng chị V đến cửa hàng của bà N để lăng mạ, xúc phạm bà. Bực tức, con trai bà N là
anh G yêu cầu anh K ra khỏi cửa hàng thì bị anh K lao vào đánh. Thấy vậy, chồng bà N là ông X liền gọi
điện báo công an huyện. Sau khi xác minh sự việc, trưởng công an huyện là anh S lập biên bản xử phạt về
hành vi cố ý đánh người của anh K. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Anh S và bà N. B. Anh Q, anh S và anh G.
C. Ông X, chị V và anh G. D. Anh Q và anh S.

..... Hết.....

Luyện thi TN THPT QG năm 2023 – Đề 02 – Trang 4/4

You might also like