You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước

Câu 1: Nhà nước không có đặc điểm nào dưới đây?


A. Phân chia dân theo từng đơn vị hành chính lãnh thổ để quản lý
B. Ban hành ra pháp luật
C. Thiết lập một quyền lực công đặc biệt trên phạm vi toàn lãnh thổ
D. Phân chia dân cư theo từng giai cấp để quản lý
Câu 2: Phương thức quản lý đặc trưng của Nhà nước để quản lý dân cư được
thực hiện như thế nào?
A. Chia dân theo từng giai cấp để quản lý
B. Chia dân theo từng đơn vị hành chính lãnh thổ để quản lý
C. Chia dân theo huyết thống để quản lý
D. Chia dân theo chính kiến để quản lý
Câu 3: Các đặc trưng của Nhà nước có ý nghĩa gì?
A. Để biết nguồn gốc của pháp luật
B. Cho biết nguồn gốc hình thành nhà nước
C. Nhận biết được sự tồn tại của Nhà nước và sự khác biệt với các tổ chức khác
trong xã hội
D. Phản ánh những đặc điểm chung, giống như các tổ chức khác trong xã hội
Câu 4: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của nhà nước có đặc điểm gì?
A. Nhà nước chỉ có bản chất xã hội
B. Không có nhà nước nào vừa có bản chất giai cấp, vừa có bản chất xã hội
C. Nhà nước vừa có bản chất giai cấp, vừa có bản chất xã hội
D. Nhà nước chỉ có bản chất giai cấp
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Nhà nước càng phát triển thì tính giai cấp càng biểu hiện rõ
B. Nhà nước chưa phát triển, nguồn lực còn hạn chế, hoặc trong những giai đoạn
khủng hoảng, bất ổn thì tính giai cấp lại thể hiện rõ
C. Các nhà nước phi XHCN đều thể hiện rõ tính giai cấp hơn nhà nước XHCN
D. Các nhà nước luôn có mức độ biểu hiện của tính giai cấp như nhau
Câu 6: Giai cấp thống trị lập ra nhà nước không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Để bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị
B. Để ưu tiên bảo vệ địa vị của kẻ yếu trong xã hội
C. Để thiết lập trật tự, ổn định của xã hội
D. Để quản lý xã hội
Câu 7: Bản chất giai cấp của nhà nước không được thể hiện ở đặc điểm nào dưới
đây?
A. Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có sự phân hóa và phân chia
thành các giai cấp khác nhau. Khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp, Nhà
nước cũng mất đi.
B. Nhà nước xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Nhà nước được lập ra để
bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
C. Trong xã hội tồn tại giai cấp thống trị chiếm vị trí cao nhất trong các giai cấp.
Nhà nước do giai cấp này lập ra.
D. Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp
thống trị trong xã hội.
Câu 8: Tính giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?
A. Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của tất cả mọi người trong xã hội
B. Nhà nước ưu tiên bảo vệ địa vị, quyền lợi cho giai cấp thống trị
C. Nhà nước quản lý xã hội
D. Nhà nước ưu tiên bảo vệ địa vị, quyền lợi cho các tầng lớp, giai cấp bị thống trị
trong xã hội
Câu 9: Bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện như thế nào?
A. Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có sự phân hóa và phân chia
thành các giai cấp khác nhau. Khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp, Nhà
nước cũng mất đi.
B. Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp
thống trị trong xã hội.
C. Trong xã hội tồn tại giai cấp thống trị chiếm vị trí cao nhất trong các giai cấp.
Nhà nước do giai cấp này lập ra.
D. Nhà nước xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Nhà nước được lập ra để
quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định của xã hội.
Câu 10: Bản chất xã hội của nhà nước không được thể hiện ở đặc điểm nào dưới
đây?
A. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích của mọi người trong xã hội theo địa vị của họ
trong xã hội
B. Nhà nước bảo vệ những lợi ích chung của cả xã hội, cộng đồng và mọi người
trong xã hội
C. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích của mọi người trong xã hội không căn cứ vào
địa vị của họ trong xã hội
D. Nhà nước được lập ra để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định cho đời sống
xã hội
Câu 11: Tính xã hội của nhà nước được thể hiện như thế nào?
A. Nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
B. Nhà nước ưu tiên bảo vệ địa vị cho giai cấp thống trị
C. Nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho các tầng lớp, giai cấp bị trị trong xã hội
D. Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
Câu 12: Tính giai cấp của nhà nước chủ nô được thể hiện như thế nào?
A. Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị, quyền lợi cho giai cấp chủ nô
B. Là công cụ để duy trì sự thống trị về mọi mặt của chủ nô đối với nô lệ và
những người lao động khác
C. Nhà nước chủ nô do giai cấp chủ nô lập ra
D. Các câu còn lại đều đúng
Câu 13: Bản chất giai cấp của nhà nước phong kiến được thể hiện như thế nào?
A. Nhà nước phong kiến là công cụ để giai cấp địa chủ phong kiến thực hiện sự
thống trị của mình đối với các giai cấp khác trong xã hội
B. Các câu còn lại đều đúng
C. Có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến
D. Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị cho giai cấp địa chủ phong kiến
Câu 14: Nhà nước tư sản không có đặc điểm gì?
A. Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước không thừa nhận hình thức bóc lột
B. Nhà nước tư sản ngoài bản chất giai cấp, cũng thể hiện bản chất xã hội ở những
mức độ nhất định
C. Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột
D. Nhà nước tư sản do giai cấp tư sản lập ra, là công cụ chuyên chính của giai cấp
tư sản đối với các giai cấp khác trong xã hội
Câu 15: Bản chất của giai cấp của nhà nước tư sản là
A. Nhà nước do nhân dân lập ra, ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản
B. Nhà nước do nhân dân lập ra, bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người trong xã
hội
C. Nhà nước do giai cấp tư sản lập ra, ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản
D. Các câu khác đều đúng
Câu 16: Nhà nước XHCN không có đặc điểm gì?
A. Trong xã hội XHCN có nhiều giai cấp khác nhau
B. Củng cố, bảo vệ chế độ công hữu và làm chủ tập thể đối với tư liệu sản xuất
chủ yếu của xã hội là sự thể hiện chức năng đối nội của nhà nước XHCN
C. Xã hội XHCN dựa trên nền tảng tư hữu đối với tư liệu sản xuất
D. Xã hội XHCN dựa trên nền tảng công hữu đối với tư liệu sản xuất

You might also like