You are on page 1of 11

1

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VÀ BẢN VẼ Ao

I. THỨ TỰ CÁC MỤC TRONG ĐỒ ÁN


 Tờ bìa mạ vàng
 Tờ bìa lót
 Tờ giao Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp (do GVHD và Bộ môn chuẩn bị)
 Lời cam đoan
 Lời nói đầu
 Mục lục
 Danh mục ký hiệu, thuật ngữ viết tắt
 Danh mục hình vẽ
 Danh mục bảng biểu
 Các chương của đồ án (kết thúc chương có kết luận chương)
 Kết luận & kiến nghị
 Danh mục tài liệu tham khảo
 Phụ lục (nếu có)
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐỒ ÁN
1. Nội dung đồ án phải được trình bày khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự:
- Phần mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục đích (các kết quả cần đạt được), đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu;
- Phần nội dung chính của đồ án: trình bày tổng quan về đề tài, nội dung nghiên cứu
của đề tài, các vấn đề cần giải quyết, cơ sở lý thuyết, phương pháp giải quyết các vấn đề
nêu ra;
- Kết luận và hướng phát triển đề tài: trình bày những kết quả của đồ án một cách
ngắn gọn, nêu những đề xuất mới hoặc kết quả mới;
- Danh mục tài liệu tham khảo (xem hướng dẫn ở trang 10 và 11): chỉ bao gồm các
tài liệu đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào đồ án và phải được
chỉ rõ việc sử dụng nó trong đồ án;
2

- Phụ lục (nếu có).


2. Hình thức trình bày đồ án
Đồ án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá,
có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Đồ án đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ
dấu tiếng Việt (xem MẪU ở trang 6).
 Soạn thảo văn bản:
- Đồ án sử dụng chữ Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc 14; mật độ chữ bình thường,
không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt chế độ 1,5 lines;
lề trên 2 - 2,5 cm; lề dưới 2 - 2,5 cm; lề trái 3 - 3,5 cm; lề phải 1,5 - 2 cm. Số trang được
đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo
chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo
cách này.
- Đồ án được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm);
 Tiểu mục:
- Các tiểu mục của đồ án được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu
mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là
không thể có tiểu mục 2.1.1. mà không có tiểu mục 2.1.2. tiếp theo.
 Bảng biểu, hình vẽ, phương trình:
- Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương (ví dụ: Hình
3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3). Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác
phải được trích dẫn đầy đủ (ví dụ: “Nguồn: Bộ tài chính 1996”). Nguồn được trích dẫn
phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi
phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn
và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ
nhất. Các bản dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội
dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên;
- Các bảng rộng vẫn nên trình bầy theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều
rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm;
- Chú ý gấp trang giấy này như minh hoạ ở Hình 1.1 sao cho số và đầu đề của hình vẽ
hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này cũng
3

có thể giúp để tránh bị đóng vào gáy của đồ án phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất
phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng;

Hình 1.1. Cách gấp trang giấy rộng hơn 210 cm.
- Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297mm (bản đồ, bản vẽ...) thì có thể để
trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau đồ án;
- Trong đồ án, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại;
có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản đồ án.
Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó (ví dụ:
“.... được nêu trong bảng 4.1” hoặc "(xem hình 3.2)” mà không được viết “...được nêu
trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị X và Y sau”);
- Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy
nhiên phải thống nhất trong toàn đồ án. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải
thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết,
danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở
phần đầu của đồ án. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt
bên phía phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng
được để trong ngoặc, hoặc một phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được
đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).
 Viết tắt:
- Không lạm dụng việc viết tắt trong đồ án. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật
ngữ được sử dụng nhiều lần trong đồ án. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh
đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đồ án. Nếu cần viết tắt những từ, thuật
ngữ, tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ
4

viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu đồ án có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các
chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A, B, C) ở phần đầu đồ án.
 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:
- Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả
và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham
khảo của đồ án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả;
- Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm
đồ án nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm
thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy
nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc;
- Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua
một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được
liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của đồ án;
- Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử
dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu trích dẫn dài hơn thì phải
tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, lề trái lùi vào
thêm 2 cm, mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép;
- Cách xếp danh mục tài liệu tham khảo xem phụ lục. Việc trích dẫn là theo số thứ tự
của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả
số trang (ví dụ: [15, tr.314 – 315]). Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác
nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần
(ví dụ: [19], [25], [41] [45]).
 Phụ lục của đồ án
- Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ hoặc bổ trợ cho nội
dung đồ án như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh... Nếu đồ án sử dụng những câu trả lời cho
một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên
bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán
mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục;
- Phụ lục không được dày hơn phần chính của đồ án;
- Hình 1.2 (trang 5), là ví dụ minh họa bố cục của đồ án qua trang Mục lục. Nên sắp
xếp sao cho Mục lục của đồ án gọn trong một trang giấy.
5

MẪU MỤC LỤC

MỤC LỤC
Trang
TỜ GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………….. . .i
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT......................................iii
DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................iv
iDANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................v

CHƯƠNG 1. TÊN CHƯƠNG ……………………………….……………….1


1.1. ......……………………………………………….. …………………1
1.1.1. ...................................................................................................3
1.1.2. ...................................................................................................4
1.5. Kết luận chương 1...........................................................................…34
CHƯƠNG 2. TÊN CHƯƠNG ........................................................................35
2.1. ............................................................................................................35
2.5. Kết luận chương 2...............................................................................69
CHƯƠNG 3. TÊN CHƯƠNG ........................................................................70
3.1. ............................................................................................................70
3.5. Kết luận chương 3..............................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................95
PHỤ LỤC..........................................................................................................96

Hình 1.2 Ví dụ về trang mục lục của một đồ án.

III. CÁC MẪU KHÁC TRONG ĐỒ ÁN


Xem trang 6 đến trang 13.
6 20mm

MẪU BÌA CỨNG KHỔ 210 x 297 mm VÀ GÁY ĐỒ ÁN CÓ IN CHỮ NHŨ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Nguyễn Văn A

Times New Roman ------------


cỡ chữ 14, cách 1 line

Logo cỡ 3x3

Times New Roman

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Times New Roman


cỡ chữ 28

Times New Roman


TÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
Times New Roman
cỡ chữ 18 in đậm, cách 1.3 line

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Văn ALớp:Kỹ thuật Viễn thông AKhóa:60Giáo
viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Ngọc A
Cách mép trái
25 mm Times New Roman 20mm
cỡ chữ 14, cách 1.5 line

HÀ NỘI - 2022

Times New Roman


Năm 2016

Times New Roman


cỡ chữ 14

20mm
7

MẪU TRANG PHỤ BÌA ĐỒ ÁN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A


Lớp: Kỹ thuật Viễn thông A
Khóa: 60
Giáo viên hướng TS. Nguyễn Ngọc A
dẫn:

HÀ NỘI - 2022
8

MẪU TỜ GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (làm riêng)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


BỘ MÔN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Sinh viên:
Tên và tóm tắt yêu cầu, nội dung đề tài:

“……….......................................................................”

Số liệu cần thiết chủ yếu cho đồ án tốt nghiệp:


-
-
-

Nội dung của bản thuyết minh, yêu cầu giải thích tính toán của đồ án tốt nghiệp:
-
-
-
-
-
9

Các bản vẽ chính (5 - 10 bản vẽ):


-

Những yêu cầu bổ xung thêm trong nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp hoặc chuyên đề:
-

Giáo viên hướng dẫn:


• Giáo viên của trường:
• Cán bộ ngoài sản xuất:

- Ngày giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp:


- Ngày bắt đầu làm đồ án tốt nghiệp:
- Ngày nộp đồ án tốt nghiệp:

TL/HIỆU TRƯỞNG Ngày . . tháng . . .năm 2022 Đã giao nhiệm vụ ĐATN


TRƯỞNG KHOA P. TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Trần Hoài Trung TS. Nguyễn Ngọc A

Đã nhận nhiệm vụ ĐATN


Sinh viên:
Lớp:
Khóa:
10

HƯỚNG DẪN SẮP XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên
âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật (đối với những tài liệu bằng
ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kém theo mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC theo họ tên tác giả luận văn theo thông lệ
của từng nước.
- Tác giả là người nưới ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên
thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và
Đào tạo xếp vào vần B, v.v...
3. Tài liệu tham khảo là sách, đồ án, luận văn, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các
thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành, (dấu phẩy cuối tên);
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản);
- Năm xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
4. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách ... ghi đầy đủ
các thông tin sau:
- Tên các tác giả, (dấu phẩy cuối tên);
- “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
- Tên tạp chí hoặc tên sách (dấu phẩy cuối tên);
- Tập (không có dấu ngăn cách);
- Số, (dấu phẩy cuối số);
- Trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu phẩy cuối số);
- Năm xuất bản. (dấu chấm kết thúc).
5. Cuối cùng là tên Website
Ví dụ sắp xếp tài liệu tham khảo xem trang 11.
11

VÍ DỤ VỀ SẮP XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO


(Phông chữ và cỡ chữ của trang này được soạn thảo như đối với đồ án)

Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Giáo trình Thông tin di động thế hệ 3, NXB Bưu Điện,
2004.
[2]. Trần Hồng Quân, Nguyễn Bính Lân, Lê Xuân Công, Phạm Hồng Kỳ, Thông tin di
động, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2001.
[3]. Trần Hoài Trung, Nguyễn Việt Long, Bài báo “Bức xạ phát của hệ thống đa anten
MIMO sử dụng trung bình thông tin trạng thái kênh”, Số 18, Trang 72 - 78, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ Quân sự, 04/2012.
[4]. Trần Trọng Nam, Luận văn thạc sỹ Mạng cảm biến không dây và đánh giá giải pháp
định tuyến tiết kiệm năng lượng, Đại học Giao thông vận tải, 2014.
...
Tiếng Anh
[5]. Lathi B. P., Modern Digital and Analog Communication Systems, Oxford University
Press, 2001.
[6]. Marvil K. Simon and Mohamed-Slim Alouini, Digital Communication over Fading
Channels, USA: John Wiley & Sons, Inc., 2005.
[7]. Tran Van Hung, “Data Fragmentation and Placement in MMDB Cluster”,
International Journal of Digital Content Technology and its Applications, Vol.7 No.8,
pp.190-201, 2013.

Website
[8]. http://www.cormatech.com.neunrt.
[9]. http://www.dientuvienthong.net.

You might also like