You are on page 1of 36

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ


CÔNG TRÌNH: XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ
VÀ SẢN XUẤT CỬA NHỰA
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến các sở, ngành)

1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


2. Văn bản đồng ý về chủ trương của UBND tỉnh Lào Cai.
3. Chứng chỉ quy hoạch để lập Dự án.
4. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư.
5. Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của Công ty.
6. Giải trình Kinh tế – Kỹ thuật.

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ


CÔNG TY TNHH MTV A
GIÁM ĐỐC

Đặng Thị Huyền

Lào Cai, tháng 10 năm 2012.

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Kính gửi: - UBND tỉnh Lào Cai;


- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai.

Nhà đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV A


Đăng ký thực hiện Dự án đầu tư với nội dung sau:
1. Tên dự án đầu tư: Xưởng gia công cơ khí và sản xuất cửa nhựa.
2. Địa điểm: Tại lô đất số 32, Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, thành
phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
3. Mục tiêu, quy mô của dự án:
- Mở rộng quy mô sản xuất của công ty: Một năm gia công 500 tấn sản
phẩm cơ khí và sản xuất 7.000 m2 cửa nhựa tương ứng với 300 tấn/ năm.
- Tổng Doanh thu sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến bình
quân mỗi năm đạt khoảng 27-30 tỷ đồng.
- Lợi nhuận của dự án sau khi sản xuất đạt công suất 100% bình quân mỗi
năm đạt khoảng 2,6 – 3,0 tỷ đồng.
- Nộp vào ngân sách Nhà nước mỗi năm khoảng: 800.000.000 đồng.
- Tạo thêm 25 chỗ làm mới cho lao động địa phương, thu nhập bình quân
của người lao động đạt từ 2,5 – 3,0 triệu đồng/tháng.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm cửa nhựa và sản phẩm
cơ khí.
- Đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, phát triển, tăng doanh thu
cho công ty, đồng thời đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước.
- Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của
tỉnh Lào Cai.
4. Vốn đầu tư dự kiến để thực hiện dự án: 11.811.995.400 đồng.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 11.811.995.400 đồng, bao gồm:
+ Máy móc, thiết bị: 1.534.500.000 đồng.
+ Nhà cửa vật dụng kiến trúc: 9.503.971.000 đồng.
2
+ Tiền san tạo mặt bằng: 773.524.400 đồng.
- Nguồn vốn:
+ Nguồn vốn tự có: 4.500.000.000 đồng;
+ Nguồn vốn vay tín dụng dài hạn: 7.311.995.400 đồng (lãi suất vay tính
bằng 1,25%/tháng hay 15% /năm).
5. Thời gian hoạt động của dự án dự kiến: 50 năm.
6. Tiến độ thực hiện dự án: Từ tháng 6/2012 - 12/2013.
7. Kiến nghị được hưởng ưu đãi đầu tư: Xin được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh Lào Cai.
8. Nhà đầu tư cam kết:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực nội dung
của hồ sơ đầu tư.
b) Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật Việt Nam
và các quy định của Giấy chứng nhận đầu tư.
Lào Cai, ngày tháng 10 năm 2012.
GIÁM ĐỐC

Đặng Thị Huyền

Hồ sơ kèm theo gồm có:


- Văn bản đồng ý về chủ trương của UBND tỉnh Lào Cai.
- Chứng chỉ quy hoạch để lập dự án.
- Văn bản xác định tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
- Giải trình kinh tế-kỹ thuật.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẢI TRÌNH KINH TẾ – KỸ THUẬT


CÔNG TRÌNH: XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ
VÀ SẢN XUẤT CỬA NHỰA.

MỤC LỤC:
I - NHỮNG CĂN CỨ, MỤC TIÊU, QUY MÔ DỰ ÁN
II - PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ.
III - ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC, NHU CẦU
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG.
IV - GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ.
V- TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP SAU KHI XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN.
VI - HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN.
VII - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
VIII. - PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ SƠ BỘ.

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ


CÔNG TY TNHH MTV A
GIÁM ĐỐC

Đặng Thị Huyền

4
Chương I
CĂN CỨ, MỤC TIÊU, QUY MÔ DỰ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số: 60/2005/QH11 của Quốc hội ban hành
ngày 29/11/2005;
- Căn cứ Luật đầu tư số: 59/2005/QH11 của Quốc hội ban hành ngày
29/11/2005;
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2001 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, Cam
kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 Quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của
Chính phủ Quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác
động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số: 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh Lào
Cai Quy định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Quản lý chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Căn cứ Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày/12/2010 Ban hành Quy
chế phối hợp Quản lý Nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lào Cai;
- Căn cứ Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND
tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định một số điểm thực hiện hoạt động đầu tư
trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Căn cứ vào Quyết định số: 20/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của
UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về chính sách ưu đãi đầu tư tại Khu
kinh tế cửa khẩu Lào Cai;
- Căn cứ vào văn bản số: 2122/UBND-TH ngày 01/8/2012 của UBND
tỉnh Lào Cai về việc đồng ý chủ trương đầu tư Xưởng gia công cơ khí và sản
xuất cửa nhựa tại lô đất số 32, Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai;

5
- Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 53 00 237 143, đăng
ký lần đầu ngày 29/6/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 03 ngày 15/5/2012, nơi cấp:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.
- Căn cứ chứng chỉ quy hoạch số: 16/CCQH-BQLKCN ngày 27/8/2012
do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai cấp cho Công ty TNHH MTV
A.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ:
Lào Cai nằm trên con đường giao thông huyết mạch xuyên Á, nằm trong
tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có cửa khẩu
quốc tế Lào Cai, là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam
với các nước Asean, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và từ Vân nam đi các tỉnh
miền nam Trung Quốc (gồm 12 tỉnh, thành phố với gần 5 triệu Km 2, dân số 400
triệu người). Cửa khẩu Lào Cai hội tụ đầy đủ các loại hình vận tải: Đường sắt,
đường bộ, đường sông và sắp tới là đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy
nhất của Việt Nam có vị trí ngay trong lòng thành phố, có hệ thống kết cấu hạ
tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay cửa khẩu quốc tế Lào Cai đang được
đầu tư xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, có nhiều chính sách ưu đãi,
đủ kiều kiện trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá lớn của nước ta.
Dưới định hướng phát triển chung của đất nước, tỉnh Lào Cai đã và đang
xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; kế hoạch phát triển kinh tế của cả tỉnh trong
thời gian tới là tập trung phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Với định hướng đó, trong thời gian tới tỉnh Lào Cai có rất nhiều điều kiện và cơ
hội để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai hiện nay chưa có cơ sở sản xuất cửa
nhựa phục vụ trị trường ngày một tăng cao. Cùng với những chính sách khuyến
khích đầu tư môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư ngày càng được cải
thiện thuận lợi, thu hút nhiều dự án đầu tư trên mọi lĩnh vực góp phần thúc đẩy
kinh tế đất nước, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Hoà chung với sự phát triển của đất nước tỉnh Lào Cai đã và đang xây
dựng cơ sở hạ tầng, tập trung phát triển mạnh mẽ về công nghiệp thương mại, du
lịch để hoà nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Với định
hướng đó, trong thời gian tới tỉnh Lào Cai có rất nhiều điều kiện và cơ hội để
thúc đẩy kinh tế phát triển. Các khu công nghiệp, khu thương mại, khu đô thị
được triển khai xây dựng, nhiều công trình xây dựng, nhà máy mọc lên, nhiều
bản làng được đô thị hóa … Do vậy nhu cầu về các sản phẩm cửa nhựa và các
sản phẩm cơ khí tăng nhanh.
Các Khu, Cụm công nghiệp, khu kinh tế thương mại cơ sở hạ tầng đang
được đầu tư xây dựng đồng thời với việc cải cách hành chính, có những chính

6
sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh
và ngoài tỉnh có cơ hội đầu tư liên kết liên doanh phát triển đa ngành. Nhằm
thực hiện có kết quả phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Lào Cai từ năm 2010 - 2015.
Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Năm 2011,
Lào Cai có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng đầu ở Việt Nam.
Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải đang mở ra tiềm năng kinh tế rất lớn,
cụm công nghiệp sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai theo hướng công nghiệp - thương mại dịch
vụ - nông nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo việc
làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Do nhu cầu của thị trường đòi hỏi mặt hàng của Công ty chúng tôi phải
tăng cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là việc đáp ứng về phương tiện vận
chuyển: Với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của Công ty hiện nay đang gặp khó
khăn về diện tích xưởng phục vụ cho Sản xuất cửa nhựa và xưởng gia công cơ
khí. Vì vậy Công ty quyết định đầu tư xây dựng Xưởng gia công cơ khí và sản
xuất cửa nhựa để mở rộng sản xuất kinh doanh đảm bảo kế hoạch cung cấp mặt
hàng cửa nhựa và sản phẩm cơ khí cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận
như: Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang … giải quyết việc làm thường
xuyên cho hàng trăm lao động tăng thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh.
Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy việc đầu tư xây dựng Xưởng
gia công cơ khí và sản xuất cửa nhựa trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, có
ý nghĩa quan trọng với hoạt động của Công ty nói riêng và chiến lược phát triển
chung trong tương lai của Công ty.
III. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
1. Chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV A.
- Địa chỉ: Số nhà 034, đường Đinh Bộ Lĩnh, thôn Hồng Sơn, xã Vạn Hòa,
thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Điện thoại: 020.241.855. Fax: 0203.842.855
- Giám đốc: Đặng Thị Huyền.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 53 00 237 143, đăng ký lần đầu
ngày 29/6/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 03 ngày 15/5/2012, nơi cấp: Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất cửa nhựa;
7
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thanh nhựa, phụ kiện cửa
nhựa UPVC;
+ Mua bán, sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí;
+ Sản xuất lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, bảo hành mua bán các thiết bị, phụ kiện
thang máy, thang cuốn và các thiết bị nâng hạ, cơ điện lạnh, thiết bị động
hóa, các loại máy phát điện;
+ Xây dựng nhà các loại;
+ Xây dựng công trình giao thông dân dụng, thủy lợi: Lắp đặt hệ thống cấp
nước, san gạt mặt bằng; lắp đặt công trình điện;
+ Mua bán vật liệu xây dựng;
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng nông lâm thủy sản.
2. Hình thức đầu tư:
Đầu tư xây dựng mới 100% Xưởng gia công cơ khí và sản xuất cửa nhựa.
Công ty đầu tư trực tiếp và tổ chức kinh doanh theo quy định của Nhà
nước và của tỉnh Lào Cai.
3. Mục tiêu của dự án:
a) Mục tiêu tài chính:
- Tổng Doanh thu sau khi dự án đi vào sản xuất ổn định bình quân mỗi
năm đạt từ 27 - 30 tỷ đồng.
- Lợi nhuận của dự án khi sản xuất đạt công suất 100% bình quân mỗi
năm đạt khoảng 2,6 – 3,0 tỷ đồng.
- Nộp vào ngân sách Nhà nước mỗi năm khoảng: 800.000.000 đồng.
- Mở rộng quy mô sản xuất của công ty: Một năm gia công 500 tấn sản
phẩm cơ khí và sản xuất 7.000 m2 cửa nhựa.
b) Mục tiêu kinh tế xã hội:
- Tạo thêm 25 chỗ làm mới cho lao động địa phương, thu nhập bình quân
của người lao động đạt từ 2,5 – 3,0 triệu đồng/tháng.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm cửa nhựa và sản phẩm
cơ khí.
- Đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, phát triển, tăng doanh thu
cho công ty, đồng thời đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước.
- Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của
tỉnh Lào Cai.

8
IV. QUY MÔ VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
1. Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu:
- Gia công sản phẩm cơ khí khoảng 500 tấn/năm.
- Sản xuất cửa nhựa khoảng: 7.000m2/năm.

2. Kế hoạch sản xuất:


Căn cứ vào năng lực hoạt động của Công ty và qua phân tích thị trường;
Công ty dự kiến chương trình sản xuất của nhà máy và xưởng như sau:
- Thời gian sản xuất: 300 ngày/ năm (25-26 ngày/ tháng và 8 giờ/ ngày).
- Công suất xưởng:
+ Năm thứ nhất đạt 60% công suất;
+ Năm thứ hai đạt 70% công suất;
+ Năm thứ ba đạt 90% công suất;
+ Từ năm thứ tư trở đi hoạt động hết công suất đạt 100% công suất thiết kế.

9
Chương II
CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ DỰ ÁN
I. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ. CỦA DỰ ÁN
1. Công nghệ sản xuất.
Công ty TNHH MTV A quyết định đầu tư xây dựng Xưởng gia công cơ
khí và sản xuất cửa nhựa tại CCN Bắc Duyên Hải với công nghệ thiết bị tiên
tiến hiện đại, nhằm tạo ra các sản phẩm cửa nhựa và sản phẩm cơ khí có chất
lượng cao, ổn định, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2. Trang thiết bị.
Để các dự án được triển khai hiệu quả theo các công nghệ hiện đại và
tiên tiến nhất hiện nay, Công ty sẽ lựa chọn các loại máy móc thiết bị của
Trung Quốc. Đối với các loại thiết bị đơn giản, không ảnh hưởng đến công
nghệ kỹ thuật sửa chữa thì sẽ dùng các sản phẩm trong nước để đảm bảo
hiệu quả kinh tế.
II. TÓM TẮT CÔNG NGHỆ:
Cụ thể đối với các sản phẩm dự án sản xuất:
1. Quy trình sản xuất cửa nhựa:
* Sản xuất cửa nhựa gồm 04 bước:
- Bước 01: Nguyên vật liệu đầu vào (Nhựa, sắt định hình …) được
cắt, khoan lỗ thoát nước và lắp khóa theo yêu cầu thiết kế, bắt vít thép gia
cường, hàn khuôn và khung cánh, làm sạch đường hàn và góc đục góc, lắp
gioăng cao su.
- Bước 02: Lắp ráp các phụ kiện kim khí, lắp gioăng kính, cắt kính,
nẹp chèn kính, lắp hộp kính và miếng đệm hộp kính.
- Bước 03: Kiểm tra, đánh giá.
- Bước 04: Nhập kho, xuất xưởng.

10
Sơ đồ mô tả:

Nguyên liệu đầu vào: Nhựa, thép định hình

Cắt khoan lỗ thoát nước và lắp khóa, bắn vít thép Gia
Cường, hàn khuôn và khung cánh, làm sạch đường hàn và
lắp gioăng cao su, lắp ráp phụ kiện kim khí, cắt nẹp chèn
kính, lắp hộp kính và miếng đệm hộp kính

Kiểm tra, đánh giá

Nhập kho, xuất xưởng

* Một số yêu cầu nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất cửa nhựa:
- Công đoạn cắt nhựa:
Đạt một số tiêu chuẩn cho phép sự chênh lệch đùng để kiểm tra khi cắt nhựa:
+ Chiều dài, chiều rộng được phép sai số: ± 1mm.
+ Góc cắt 45º, 90º được phép sai số ± 0.5mm đến 1mm.
+ Kích thước cộng hàn ± 3 x 2mm.
- Công đoạn Pha cắt thép Gia Cường:
+ Theo tiêu chuẩn thanh thép được cắt ở góc 90º.
+ Cắt ngắn hơn mép trong của thanh nhựa từ 10 – 20mm.
+ Đối với điểm cắt ổ khóa và điểm hàn đố cắt dạm và đập bẹp (không cắt
rời đứt đoạn).
- Công đoạn khoan lỗ thoát nước: Khi khoan lỗ thoát nước cần khoan có
chiều mở vào trong hay mở ra ngoài dựa vào bản thiết kế
+ Khoan lỗ thoát bằng mũi khoan phi 4- 5 mm.
+ Khoan lỗ thoát có chiều dài L= 30mm.
+ Cửa rộng 1000 đến 1500 mm khoan 02 lỗ. Khoảng cách từ 500 –
700mm khoan 1 lỗ cứ thế cộng thêm để khoan.

11
+ Lỗ thoát nước xuống phải lệch so với lỗ thoát ra là 150mm (để đảm bảo
an thoát nhanh, cách âm, cách nhiệt).
- Công đoạn khoan lỗ lắp khóa:
+ Khi đã cắt xong ta tiến hành đo và khoan. Các lỗ khoan phải đảm bảo
chính xác không được lệch quá ± 1mm.
+ Đối với cánh cửa đi khoan lỗ lắp ổ khóa trước khi bắt thép Gia Cường (vị
trí này không có lõi thép), sau đó khoan lỗ lắp tay nắm (vị trí này không khoan
thủng qua lõi thép).
+ Khoan lỗ tay nắm cửa đi ta đo từ dưới cánh lên đến 1040 mm hoặc 1050 mm.
+ Khoan lỗ lắp tay nắm cửa sổ nếu không có yêu cầu khác ở bản vẽ thì
khoan tay nắm ở vị trí giữa thanh cán cần khoan).
+ Riêng những cửa đặc biệt làm theo bản thiết kế.
- Bắt vít thép Gia Cường:
+ Khi đưa lõi thép vào thanh chứa khoang nhựa: Phải đặt đúng chiều (dựa vào
mặt cắt của thanh nhựa và lõi thép), kiểm tra 2 đầu của thanh nhựa sao cho thép hụt
so với mép trong của thanh nhựa ít nhất mỗi đầu 5-8 mm. Đảm bảo khi hàn không
bị chạm vào lõi thép dẫn đến ham mối hàn. Sau đó mới tiến hành bắt vít.
+ Từ đầu thanh vào đến 100 – 150 mm bắt con vít đầu tiên.
+ Sau đó mỗi con cách nhau 300 – 400 mm tùy theo chiều dài của thanh nhựa.
- Công đoạn khoan lỗ chờ:
+ Dùng mũi khoan sắt Ø12 để khoan, điểm khoan phải chính xác vào giữa
rãnh ở phía lưng của thanh nhựa, khoảng cách giữa các lỗ: lỗ đầu cách mép
khung 150mm các lỗ tiếp theo cách nhau từ 400 đến 600mm, tùy theo từng loại
cửa( cửa đi mau, cửa sổ và vách chết khoan thưa).
- Công đoạn hàn:
+ Trước khi hàn phải kiểm tra nhiệt độ và cài đặt thời gian đã đạt
chưa( nhiệt độ hiện trên đồng hồ từ 240 độ tới 260 độ C, thời gian tăng nhiệt từ
26 tới 28s là được) dùng cữ góc vuông chuyên dụng để kiểm tra góc độ của máy
hàn, khi hàn nếu có sử dụng miếng kê phải sử dụng đúng chủng loại thanh cần
hàn, sau khi đã định vị thanh nhựa trên máy ta dùng mắt thường kiểm tra xem
các máy đã thẳng chưa rồi mới tiến hành hàn.
+ Sau khi hàn xong phải cửa ra bàn phẳng và đo kiểm tra theo các tiểu sau:
Mối hàn phải ăn hết phần cộng thêm ở khâu cắt 3x2mm=6mm (Ví dụ:
thanh khung cắt 1206mm, thì khi đã hàn xong sẽ còn lại 1200mm).

12
Mối hàn chảy đều, không bị cháy vàng.
Mặt phẳng giữa 2 thanh của điểm vừa hàn phải bằng nhau, không được bên
cao bên thấp.
Được phép sai số đến 2mm tùy theo dài rộng.
Góc độ phải đúng 900 khi hàn xong được phép sai số ±10.
Các góc độ khác phải chính xác như bản vẽ được ±0.50 đến 10.
- Công đoạn làm sạch góc đục góc:
Gọt góc và đục góc là khâu rất quan trọng, dùng cả máy móc và thủ công
có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở khâu đục góc thủ công (ở tiêu chí
ngại quan) nó được chia thành 2 bước sau:
+ Sử dụng máy: sau khi hàn xong để từ 10 đến 15 phút cho nguội, mới tiến
hành đưa vào máy làm sạch. Khi làm sạch phải chọn đúng chương trình đã được
cài đặt trên máy, khung đưa vào máy phải đảm bảo đúng vị trí góc vuông của máy.
+ Thủ công: Dùng đục bạt và dùi đục để đục các góc phía trong khuôn nhựa
mà máy không làm sạch hết được.
+ Các góc được gọt theo tiêu chuẩn sau:
Chiều rộng của mối làm sạch từ 2 đến 3mm.
Độ sâu của mối làm sạch từ 0,2 đến 0,3mm.
Mối làm sạch phải đúng góc độ, thẳng theo mối hàn, các góc đục phải nhẵn
nhụi không trầy xước.
- Lắp ráp phụ kiện:
Yêu cầu người lắp phải hiểu được bản vẻ, xác dịnh được chiều mở cửa thể
hiện trên bản vẽ.
Tiến hành lắp: Đưa khuôn cửa lên bàn và tiến hành đo, khoan lỗ bắt bản lề
sau khi đã xác định được chiều mpr của cửa cần lắp.
+ Đối với gioăng kính: Trong 1 khung cửa căt dư mỗi đầu 5mm đối với 2
thanh dài, 2 thanh ngắn cắt gioăng bằng chiều ngắn nhất của thanh nhựa.
+ Đối với gioăng khung: Gioăng được luồn từ phía trên xuống dưới, cứ lắp
hết đoạn thẳng thì kéo gioăng lại cho hết độ co giãn. Luồn kín 2 đầu chạm vào
dư 20mm đẩy trùn lại ấn vào tránh khi gioăng co ngót sẽ bị hở.
+ Đối với gioăng lông: Gioăng được luồn đủ chiều dài của thanh ốp cánh.
+ Cắt kính:

13
Trước khi cắt kính phải kiểm tra kính xem có bị nứt, bị rạn hay không. Khi
cắt đều phải hụt hơn so với lòng cửa.
Yêu cầu chung:
+ Hệ mở quay: Các loại cửa mở quay và vách kính cố định cắt non 5mm so
với thực tế cửa.
+ Hệ mở trượt: Cắt non 3 đến 5mm so với kích thước thực tế cửa.
+ Kính cắt phải đảm bảo vuông 900.
+ Cạnh kính phải được mài nhẵn.
+ Cắt nẹp kính:
Công đoạn này chỉ thực hiện khi khung cửa đã được hàn và luồn gioăng.
Dùng thước cuộn đo lòng trong khung cửa, Chiều ngắn thì cắt kích thước
đo, chiều dài phải cộng thêm kích thước nẹp kính căng và khít.
Cắt đúng kích thước thực tế.
Cắt đúng góc độ và chủng loại theo bản vẽ kĩ thuật.
+ Vào kính và đóng nẹp kính:
Chỉnh lại gioăng kính thật thẳng.
Đặt kính vào và chỉnh đều 4 góc xung quanh.
Dùng búa cao su để đóng nẹp kính, khi đóng không được để búa chạm vào kính.
Các thanh nẹp ngắn đóng trước, nẹp dài đóng sau.
- Công đoạn kiểm tra, đánh giá ( KCS)
Bộ phận này có trách nhiệm đánh giá về bộ cửa. Nếu đạt tiêu chuẩn thì mới
được phép xuất xưởng. Nếu không đạt thì phải đưa ra phương án giải quyết.

14
2. Quy trình gia công các sản phẩm cơ khí:
* Sơ đồ mô tả quy trình gia công các sản phẩm cơ khí:

Các loại thép không gỉ, thép tấm mỏng …

Cắt, sấn, rèn, đúc, tiện, gia công định hình theo thiết kế

Gá hàn kết cấu

Sơn chống gỉ và sơn mầu theo thiết kế

Mài mỹ thuật và vệ sinh

Kiểm tra, sử lý nắn cong (sửa lỗi khi hia hàn gia công)

Nhập kho thành phẩm, xuất xưởng

Gia công các sản phẩm cơ khí gồm 3 bước:


+ Bước 1: Nguyên liệu đầu vào (Thép tấm không gỉ, thép tấm mỏng …)
được cắt, sấn, rèn, đúc, tiện, hàn gia công theo yêu cầu thiết kế.
+ Bước 2: Lắp ráp các chi tiết gia công tại chỗ vào các chi tiết gia công tại
chỗ và các chi tiết phụ kiện mua ngoài, chạy thử nghiệm, kiểm tra, sau đó được
mài kỹ thuật, vệ sinh, phun sơn bảo vệ.
+ Bước 3: Nhập kho, xuất xưởng.
III. THIẾT BỊ SẢN XUẤT, VĂN PHÒNG:
Đối với các thiết bị sản xuất, để các dự án được triển khai hiệu quả theo
các công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay, Công ty sẽ lựa chọn các
loại máy móc thiết bị của Trung Quốc, đối với các loại thiết bị đơn giản,
không ảnh hưởng đến công nghệ kỹ thuật sửa chữa thì sẽ dùng các sản phẩm
trong nước để đảm bảo hiệu quả kinh tế. Các thiết bị văn phòng được đặt mua
tại TP Lào Cai.
15
STT Danh mục ĐVT SL Đơn giá Thành tiền(đ)
A B C D E F
I THIẾT BỊ SẢN XUẤT 1.420.000.000
Máy tiện LA-430 750, năm 2011, sản xuất tại
1 Cái 2 150.000.000 300.000.000
Trung Quốc
Máy dập tấm YCT-C10, năm 2010, sản xuất tại
2 Cái 1 250.000.000 250.000.000
Trung Quốc
Máy cắt sắt GQ50; năm 2011, xuất xứ Trung
3 Cái 1 100.000.000 100.000.000
Quốc
Máy khoan bàn D&D RTM20, năm 2011, xuất xứ
4 Cái 2 35.000.000 70.000.000
Trung Quốc
Bơm ly tâm trục ngang Teco AEEV 65 - 200/22,
5 Cái 2 50.000.000 100.000.000
năm 2011, xuất xứ Trung Quốc

Máy phun sơn HK 45:1, năm 2011, Xuất xứ


6 Cái 2 50.000.000 100.000.000
Trung Quốc

Máy khoan lỗ thoát nước SCX01-2, năm 2011,


7 Cái 10 5.000.000 50.000.000
Xuất xứ Trung Quốc

Thiết bị bôi trơn


8 Chiếc 1 15.000.000 15.000.000
DIFSMC-ALB, năm 2011, xuất xứ Trung Quốc

Máy cắt nhựa CGMA;SSJ06-3700, năm 2011,


9 Chiếc 2 25.000.000 50.000.000
xuất xứ Trung Quốc
Máy cắt thép băng cưa G-57-5832, năm 2011,
10 Chiếc 1 150.000.000 150.000.000
xuất xứ Trung Quốc
Máy phay lỗ thoát nước SCX01-2, năm 2011,
11 Chiếc 2 30.000.000 60.000.000
xuất xứ Trung Quốc
Máy bắn vít Puncham PH-5L-90, năm 2011, xuất
12 Chiếc 2 5.000.000 10.000.000
xứ Trung Quốc
Máy hàn 2 đầu HJ 02-3500 2/2, năm 2011, xuất
13 Bộ 1 50.000.000 50.000.000
xứ Trung Quốc
Máy hàn 3 đầu HJ 03-3500 3/3, năm 2011, xuất
14 Bộ 1 65.000.000 65.000.000
xứ Trung Quốc

15 Quạt thông gió công nghiệp Deton FAD40-4 Chiếc 05 2.000.000 10.000.000

16 Dụng cụ, các thiết bị khác đồng 1 40.000.000 40.000.000

II THIẾT BỊ VĂN PHÒNG 114.500.000


1 Bàn ghế Bộ 5 3.000.000 15.000.000
2 Máy vi tính Bộ 5 10.000.000 50.000.000
3 Máy in Chiếc 4 5.000.000 20.000.000
4 Tủ đựng tài liệu Chiếc 5 3.500.000 17.500.000
5 Các thiết bị khác Đồng 1 12.000.000 12.000.000
Tổng cộng 1.534.500.000

Chương III
16
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC,
NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG
I. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
- Xưởng gia công cơ khí và sản xuất cửa nhựa được Ban Quản lý các khu
công nghiệp giới thiệu tại lô đất số 32, Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, thành
phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (theo chứng chỉ quy hoạch số: 16/CCQH-BQLKCN
ngày 27/8/2012 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai).
- Hiện trạng mặt bằng và cơ sở hạ tầng: Mặt bằng đã được tỉnh Lào Cai
đầu tư san gạt sẵn, hạ tầng cơ sở được đầu tư tương đối đồng bộ như hệ thống
đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc sẽ được cung
cấp ngay sau khi chủ đầu tư thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai, các
điều kiện để được triển khai xây dựng cơ bản.
- Diện tích mặt đất sử dụng cho dự án là: 6.200 m 2; Tiền san gạt mặt bằng
là: 124.762 đồng x 6.200,0 m2 = 773.524.400 đồng và tiền thuê đất nộp theo
hàng năm theo quy định của Nhà nước.
II. KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
1) Đặc trưng kỹ thuật:
- Tổng diện tích sử dụng: 6.200 m2, trong đó:
- Tổng diện tích đất xây dựng là: 3.195,55 m2, chiếm 51,54 %, bao gồm:
+ Nhà điều hành + trưng bày sản phẩm: 316,8 m2;
+ Nhà bếp, ăn ca CN: 82 m2;
+ Nhà xưởng 1: 1.980,0 m2;
+ Nhà xưởng 2: 750 m2;
+ Nhà bảo vệ: 9 m2;
+ Nhà để xe: 57,75 m2;
+ Bể nước ngầm: 30 m2;
+ Trạm biến áp: 9 m2;
+ Cổng chính rộng 9 m2;
- Sân, đường giao thông nội bộ và bãi tập kết chất thải: 2.334,45 m 2,
chiếm 37,66%.
- Cây xanh: 670 m2, chiếm 10,8%.
- Tỷ lệ xây dựng: 51,54%.
2) Kết cấu các hạng mục công trình kiến trúc và chi phí xây dựng:
17
a) Các hạng mục kiến trúc:
* Nhà điều hành + trưng bày sản phẩm:
- Diện tích xây dựng: 316,8 m2; Công trình dân dụng cấp IV- 1 tầng
- Nhà xây gạch M75 VXM mác 75 trát VXM mác 75 dày 15, mái lợp tôn
sóng vuông màu đỏ.
- Nền nhà lát gạch liên doanh Ceramic 400x400
* Nhà bếp, ăn ca công nhân:
- Diện tích xây dựng: 82 m2; Công trình dân dụng cấp IV;
- Nhà xây tường chịu lực, mái lợp tôn sóng vuông mà đỏ, ốp trần nhựa
chống nóng.
- Tường xây gạch 220.
- Nền nhà lát gạch liên doanh Ceramic 300x300x6.
* Nhà xưởng 1:
- Xây dựng nhà xưởng kích thước 30m x 66m, công trình công nghiệp cao
01 tầng, diện tích 1.980 m2; Chiều cao tới đỉnh là 10m (không gồm chiều cao
cổng trời);
- Nền nhà bêtông đá dăm cấp độ bền B15(M100#) dày 150mm, cửa đi sử
dụng cửa đẩy thép hình bọc tôn kích thước 4,5m x 5m. Mái lợp tôn lạnh cách
nhiệt dày 0,45mm màu xanh ngọc trên hệ xà gồ và vì kèo thép hình, tường bao
che xây gạch chỉ VXM M50# dày 220, cao 3m, trên tường thưng tôn màu xanh
ngọc dày 0,45mm, trát tường vữa XM M50# dày 15mm. Cửa trời bằng thép hình
kích thước 6x1,8m.
* Nhà xưởng 2:
- Kích thước 25 m x 30 m, công trình dân dụng cao 01 tầng, diện tích xây
dựng 750 m2, chiều cao tới đỉnh mái là 10m (không gồm chiều cao cửa trời). Kết
cấu thân nhà dạng vì kèo thép tiền chế. Tường bao che 2m, mái lợp tôn.
* Nhà để xe đạp, xe máy:
- Trụ thép D133 kết hợp với thép hộp 60 x 120 x 3mm, xà gồ thép hộp 50
x 50 x 2mm, mái lợp tôn dày 0,47 mm.
* Nhà bảo vệ:
- Nhà xây 01 tầng, tường chịu lực. Mái bằng BTCT, trên xây tường bo
quanh, lợp tôn. Tường xây gạch M75#, VXM M50#, trát tường VXM M50# dày
15mm, bả matít, lăn sơn 3 nước. Nền nhà lát gạch Ceramic 300 x 300 mm, trần
trát VXM M75# dày 15, bả matit, lăn sơn 3 nước. Toàn bộ cửa đi và cửa sổ sử
dụng cửa nhựa của công ty.
* Sân, đường giao thông nội bộ và bãi tập kết chất thải: Bêtông cấp độ
bền chịu nén B15 (M200#) dày 150mm.

18
* Rãnh thoát nước mặt: Thoát nước mặt sử dụng hệ thống rãnh xây gạch
M75# có nắp đan chạy xung quanh khu đất và xung quanh các khu nhà, dưới
chân hàng rào, nước được thu gom vào hố ga và thoát ra ngoài vào hệ thống
thoát nước chung của đường A4.
* Cấp nước và cứu hoả: Sử dụng đường ống D40 dẫn nước từ hàng lang
đường A4 cấp nước vào bể nước ngầm 20m3, trong khuôn viên lô đất sử dụng
ống D20-32 phù hợp với nhu cầu cấp nước từng khu vực được lắp nối với hệ
thống cấp nước tiêu thụ theo thiết kế.
* Đường điện và hệ thống chiếu sáng: Đường điện được nối trực tiếp
với nguồn điện cung cấp của Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, đi trên không,
hệ thống chiếu sáng nhân tạo sử dụng nguồn điện chiếu sáng chung theo TCVN:
3743:1983. Các loại đèn công suất chiếu sáng thích hợp đảm bảo đủ ánh sáng
cho sản xuất và sinh hoạt, dây bọc cách điện đảm bảo an toàn.
Nhà máy sản xuất cửa nhựa và xưởng gia công cơ khí được đầu tư trong
tổng mặt bằng có kết hợp chặt chẽ về hạ tầng cũng như quản lý kết nối hệ thống
cấp nước, cấp điện, hệ thống PCCC, hệ thống giao thông nội bộ, nhất là xưởng
sản xuất và nhà điều hành.

b) Chi phí các hạng mục công trình (tạm tính) ĐVT: đồng

STT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền


Nhà điều hành + trưng bày
1 sản phẩm m2 316,8 3.500.000 1.108.800.000
2 Nhà bếp, ăn ca CN m2 82 2.500.000 205.000.000
3 Nhà xưởng 1,2 m2 2.730 2.000.000 5.460.000.000
4 Nhà để xe m2 57,75 800.000 46.200.000
5 Nhà bảo vệ m2 9 2.000.000 18.000.000
Sân, đường giao thông và
6
bãi tập kết chất thải m2 2.334,450 700.000 1.634.115.000
7 Hàng rào M 308,57 800.000 246.856.000
8 Hệ thống cấp điện HT 1 100.000.000 100.000.000
9 Hệ thống cấp nước HT 1 50.000.000 50.000.000
10 Hệ thống thoát nước HT 1 50.000.000 50.000.000
11 Trạm biến áp Trạm 1 200.000.000 200.000.000
12 Cây xanh m2 670 500.000 335.000.000
13 Hạng mục khác Đồng 1 50000000 50.000.000
Tổng 9.503.971.000

III. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC


19
Công ty thực hiện phương án kiến trúc theo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo
các công năng, tuổi thọ và yêu cầu của sản xuất kinh doanh như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Quy chuẩn Việt Nam tập I, II ban hành kèm các Quyết định số 682/BXD-
CSXD ngày 14/12/1996 và Quyết định số 439/BXD – CSXD ngày 25/9/1997
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 356:2005: Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết
kế.
- TCVN 338: 2005: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5573:1991: Kết cấu gạch đá - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 45:1978: Nền nhà và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 4756: 1989: Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện.
- TCXDVN 375: 2006: Thiết kế công trình chịu động đất.
- TCXDVN 51: 1984: Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình.
- TCXDVN 4474: 1987: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 33: 2006: Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình.
- TCXDVN 4516: 1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
2. Bố trí mặt bằng tổng thể:
- Lựa chọn các phân khu chức năng đáp ứng được tính linh hoạt về quy
mô cuả các công trình để đảm bảo công năng, tuổi thọ của công trình; Bố tri khu
cây xanh hài hoà tạo cảnh quan kiến trúc và đảm bảo môi trường trong dự án và
khu vực.
- Mặt bằng công trình hướng về đường A4. Cổng chính bố trí lệch về phía
bên phải lô đất, phía gần với đường B4. Bên phải cổng chính là nhà bảo vệ, bên
trái cổng chính là nhà xưởng sản xuất. Nhà điều hành ở phía bên phải cổng
chính, đối diện với nhà xưởng sản xuất qua sân đường nội bộ, bên phải nhà điều
hành là nhà ăn ca và nghỉ trưa của công nhân, bao quanh khu đất là khu vườn
hoa cây xanh. Sân, đường giao thông nội bộ bố trí ở giữa khu đất. Phía ngoài
cùng bên trái của lô đất đặt 01 trạm biến áp để cấp điện cho toàn bộ khu nhà
xưởng. Xung quanh khu đất là rãnh thoát nước và hàng rào xây gạch, bố trí cây
xanh xung quanh khu đất bám theo hàng rào.
3. Giải pháp kiến trúc:
Công trình kết hợp giữa các trường phái kiến trúc hiện đại áp dụng phù
hợp với điều kiện thực tế tại Lào Cai. Kiến trúc theo nguyên lý thiết kế cơ bản
là: Hiện đại, đơn giản và hiệu quả.
4. Giải pháp cấp điện và cấp thoát nước:

20
a) Giải pháp cấp điện:
Mạng điện chung của KCN Đường điện tổng của xưởng

Nhà xưởng Nhà ăn Nhà điều hànhCác công trình khác Bể chứa

Nhu cầu điện năng tiêu thụ của dự án khi đưa vào sử dụng hết công suất
như sau:
- Điện dùng cho sinh hoạt.
- Điện dùng cho các thiết bị phục vụ sản xuất.
- Đơn giá tiền điện được tính theo Thông tư số: 05/2011/TT-BCT ngày
25/02/2011 của Bộ Công thương.
Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện trong năm hoạt động ổn định:
CS sử dụng CS sử dụng Đơn giá Thành tiền
TT Tên hạng mục
giờ (KWh) năm (KW) (đồng) (đồng)

1 Nhà điều hành, ăn ca 8 2.000


19.200 38.400.000
2 Nhà xưởng sản xuất 48 2.000
115.200 230.400.000
3 Điện chiếu sáng 4 2.000
9.600 19.200.000

Tổng cộng 60 144.000 288.000.000

Công ty hợp đồng cấp điện với Công ty Điện lực Lào Cai, thực hiện đúng
yêu cầu về quản lý chất lượng của ngành điện đảm bảo an toàn và hiệu quả.
b) Giải pháp về cấp nước:
* Tổng nhu cầu sử dụng nước 15 m3/ ngày đêm.
- Nước phục vụ cho sinh hoạt: Nước hàng ngày phục vụ cho cán bộ công
nhân tại xưởng và nhà điều hành sản xuất được xác định theo công thức sau:
Qsh=K x N x ql x C = 30 người x 2,5 x 40 lít/người/ca x 1 ca = 3000 lít = 3m3.

Trong đó:

21
K = 2,5 là hệ số sử dụng đồng thời.
N = 30 người - Số người làm việc thường xuyên trong 1 ca.
Ql = 40 lít/người/ca – Tiêu chuẩn dùng nước trong xí nghiệp công nghiệp.
C = 1 ca – Số ca làm việc trong ngày.
- Nước phục vụ cho sản xuất, phòng cháy chữa cháy: 14 m3/ ngày đêm.
- Nước sử dụng tưới cây xanh: Căn cứ vào diện tích sử dụng trồng cây
xanh, theo quy định để đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên, nước dùng chăm
sóc cây xanh và cây cảnh trong 01 ngày là 1m3.
Như vậy nhu cầu sử dụng nước trong 1 ngày trung bình là: 15m3. Nước
dùng trong 1 năm là : 15m3 x 300 ngày = 4.500 m3;
Thành tiền trung bình: 4.500 m3 x 5.000 đ/m3 = 22.500.000 đồng;
Công ty sẽ thực hiện hợp đồng với Công ty cấp thoát nước Lào Cai. Việc
bố trí hệ thống cấp, thoát nước của xưởng đảm bảo nguyên lý cơ bản theo dòng
chảy, độ dốc và mặt bằng với nhu cầu sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt.

Đường nước chung của KCN Hệ thống nước chung của xưởng

Nhà xưởng Nhà ăn Nhà điều hànhCác công trình khác Bể chứa

IV. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN:


22
1. Phương thức tổ chức thực hiện dự án:
Công ty trực tiếp triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện
hành của Nhà nước và của tỉnh Lào Cai về quản lý đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến tiến độ triển khai dự án:
Thời gian dự kiến
Nội dung công
TT Năm 2012 Năm 2013
việc
T6 – T9 T10-T12 T01-T02 T03-T11 T12
Lập, trình duyệt
1 xin cấp Giấy
CNĐT
Hoàn thành các
2 thủ tục và phê
duyệt DA
Thiết kế kỹ thuật
3 thi công công
trình
Khởi công xây
4
dựng công trình

Chạy thử nghiệm


5 và đi vào hoạt
động

Chương IV

23
GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

I/. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG :


Trong quá trình hoạt động thường xuất hiện các loại chất thải sau :
1) Chất thải rắn :
- Vật liệu xây dựng: cát, sỏi, gạch, xi măng …
- Chất thải trong quá trình sản xuất khoảng 30kg (gồm: Vụn nhựa, sắt,
kính, vỏ hộp sơn, bìa cát tông túi ni lon).
- Rác thải trong quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong quá
trình làm việc và tham gia sản xuất, lượng thải khoảng: 8kg/ngày (0,3
kg/người/ngày).
Tổng lượng chất thải rắn 38 kg/ngđ.
2) Chất thải lỏng:
- Nước thải công nghiệp : Khoảng 08m 3/ ngđ. Chủ yếu xuất phát từ quá
trình làm mát máy, vệ sinh nhà xưởng, máy móc.
-Nước thải sinh hoạt : Khoảng 02 m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước thải khoảng 10m3/ngđ.
3) Chất thải khí:
- Trong quá trình sản xuất khí thải phát sinh là khí sơn phát sinh trong quá
trình phun sơn song lượng khí thải ít.
4) Tiếng ồn và bụi thải :
Tiếng ồn và bụi thải được phát ra từ các máy móc trong xưởng sản xuất
đều trong giới hạn cho phép, tiếng ồn và bụi chủ yếu phát sinh do các phương
tiện vận chuyển phát ra.
II/. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG :
Các biện pháp xử lý ô nhiễm nhằm đạt được các yêu cầu về môi trường,
nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên của xưởng và không gây
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, góp phần xây dựng môi trường trong
Cụm công nghiệp trong sạch hơn. Biện pháp xử lý như sau :
1) Đối với chất thải rắn :
Các chất thải rắn được thu gom và phân loại tại nguồn (bãi thải tập trung):
Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (thiết bị hư hỏng bằng kim loại, nhựa,
bìa cát tông, vỏ túi nilon…) được bán cho các đơn vị thu mua trong và ngoài
khu công nghiệp; chất thải nguy hại (vỏ hộp sơn, giẻ lau dính dầu mỡ) được thu
gom ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy
24
hại để đem đi xử lý theo quy định; còn rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên thi được cho vào bồn chứa, ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Lào
Cai hoặc bộ phận chuyên trách về môi trường trong Cụm công nghiệp để tiến
hành vận chuyển rác từ xưởng sản xuất ra bãi tập trung.

2) Đối với nước thải :

+ Nước làm mát máy (chứa dầu mỡ) được thu gom vào hệ thống bể tách
dầm mỡ, nước thải sau khi tách dầu mỡ được bơm tuần hoàn trở lại để làm mát
máy, không thải ra ngoài.
+ Nước thải vệ sinh nhà máy và xưởng máy là không nhiều, được thu
gom từ xưởng sản xuất qua hệ thống cống thoát nước thải nội bộ vào bể lọc, tại
đây được xử lý đảm bảo nước thải sau khi thoát ra hệ thống cống chung của
Cụm công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
+ Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày được gom qua hệ thống thoát
nước nội bộ qua hố ga lắng cặn, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi chảy
vào hệ thống thoát nước chung của Cụm công nghiệp.

Nước thải công nghiệp Nước thải sinh hoạt

Cống nội bộ
Cống nội bộ

Hố ga thu nước Hố ga thu nước

Rãnh thoát Cụm công nghiệp

3) Đối với khí thải:

- Có phòng phun sơn riêng hạn chế phát sinh mùi khó chịu ra môi trường
xung quanh.

- Chu trình vận hành của phòng sơn sấy là khép kín, trang thiết bị đồng bộ
nhằm giảm tối đa lượng khí thải, ngoài ra công nhân lao động trực tiếp thì được
25
trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, trong khuôn viên trồng nhiều cây xanh để giảm
thiểu ô nhiễm, đảm bảo môi trường thông thoáng tại nơi phát sinh khí thải.

4) Đối với tiếng ồn và bụi :

Đầu tư thiết bị an toàn sản xuất gia công và trang bị bào hộ lao động đầy đủ
cho công nhân trong nhà máy và xưởng để phòng chống, hạn chế bụi, tiếng ồn.

Tạo vách ngăn cách âm tại các khu vực phát sinh tiếng ồn, lắp đặt các
quạt thông gió tạo sự thoáng mát trong khu vực sản xuất và gia công.
Chu trình sản xuất của xưởng là khép kín, bố trí sắp xếp dây chuyền sản
xuất hợp lý; không sản xuất về đêm khuya; Tận dụng diện tích đất trồng cây
xanh nhằm giảm thiểu tiếng ồn.
Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các máy móc thiết bị tránh tiếng ồn
phát ra từ các cơ cấu chi tiết máy do thiếu dầu mỡ bôi trơn.
Bố trí công nhân chuyên trách quét rọn nhà xưởng và văn phòng và khu
vệ sinh chung hàng ngày.
Các phương tiện vận chuyển đều phải được che đậy, đi lại đúng nơi quy
định và đảm bảo tiếng ồn, để giảm thiểu lượng bụi gây ra.
4) Các biện pháp hỗ trợ :
Ngoài ra các biện pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu có tính chất
quyết định để giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các
biện pháp hỗ trợ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ
công nhân viên trong xưởng. Thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh và
quản lý chất thải của xưởng.
Đôn đốc cán bộ nhân viên trong nhà máy thực hiện nghiêm túc các quy
định về an toàn lao động và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, theo dõi
kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
III/. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ :
1. Phòng chống cháy nổ:
- Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành, luật
phòng chống cháy nổ.
- Trong xưởng dùng một số nguyên vật liệu không có nguy cơ gây cháy
nổ cao, nhưng việc nâng cao ý thức và hướng dẫn cho cán bộ, công nhân viên
trong xưởng về phòng chống cháy nổ sẽ được duy trì thường xuyên.
- Trong nhà máy bố trí các bể cát, bố trí các bể nước cứu hỏa.
- Trong nhà xưởng bố trí các trang thiết bị phòng chống cháy nổ đảm bảo
yêu cầu về chất lượng và số lượng như : bình cứu hoả khí trơ CO2, bố trí các
cửa thoát hiểm theo tiêu chuẩn PCCC, đường giao thông nội bộ đủ rộng để xe
cứu hoả vào, các vòi cứu hoả...

26
- Thành lập tổ phòng chống cháy nổ và được tập huấn và bồi dưỡng
nghiệp vụ; thực hành và phòng chống cháy nổ theo yêu cầu về chuyên môn
nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn theo định kỳ.
2. Chống sét:
- Các công trình làm hệ thống thu lôi tiếp địa liên hoàn với nhau (phần
tiếp địa) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (điện trở đất ≤ 10 Ù).

27
Chương V
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
SAU KHI XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY:
1. Sơ đồ tổ chức

Giám đốc Công ty

Phòng Kế hoạch, kinh doanh Phòng Tổ chức, hành chính TH

Đội sản xuất cửa


Độinhựa
sản xuất Đội
cơ khí
xe, kỹBộ
thuật
phận hànhBộchính
phậntổng
Kế toán
hợp tàiTổ
chính
bảo vệ

2. Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty:


Cán bộ quản lý: 05 người
Lao động trực tiếp: 20 người.
Làm việc theo chế độ giờ hành chính Nhà nước; lao động trực tiếp làm
việc theo giờ hành chính và các bộ phận khác khoán theo công việc.
II. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG:
1. Hình thức quản lý tiền lương:

28
Thực hiện khoán lương sản phẩm đối với người lao động.
- Đối với bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất: Khoán quỹ lương theo
doanh thu hoặc khối lượng công việc.
- Đối với lao động trực tiếp sản xuất: Xây dựng đơn giá tiền lương sản
phẩm cuối cùng (sản phẩm hoàn thành).
2. Tổng quỹ lương:
Lương trả theo khối lượng công việc và trình độ tay nghề của cán bộ, công
nhân từ 1.500.000 – 5.000.000 đồng/người/tháng, bao gồm:
- Giám đốc: 5.000.000 đ/tháng x 01 người x 12 tháng = 60.000.000 đồng;
- Kế hoạch, kinh doanh, thị trường, Kế toán, hành chính: 3.000.000đ x 03
người x 12 tháng = 108.000.000 đồng;
- Bảo vệ: 1.500.000 đồng x 2 người x 12 tháng = 36.000.000 đồng;
- Lao động: 2.500.000 đồng x 20 người x 12 tháng = 600.000.000 đồng.
Tổng quỹ lương hàng năm: 800.000.000 đồng.
3. Phương thức tuyển dụng, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật
và công nhân:
Hàng năm căn cứ vào nhu cầu lao động thực tế, cân đối với lực lượng lao
động hiện tại, văn phòng trình nhu cầu tuyển dụng lao động với Giám đốc.
Giám đốc căn cứ nhu cầu tuyển dụng và kế hoạch sản xuất phê duyệt kế
hoạch tuyển dụng.
Văn phòng đăng thông báo tuyển dụng qua báo chí, truyền hình, các cơ
quan thông tấn khác với số lượng và yêu cầu cụ thể.
Sau khi tuyển được lao động vào các vị trí thì thực hiện kiểm tra trình độ,
căn cứ nhu cầu thực tế để tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại các cơ
sở có uy tín.
Sau đó ký hợp đồng với người lao động và phân công tới các bộ phận
khác nhau của xưởng sản xuất.
Căn cứ công tác, trình độ và khả năng của người lao động sẽ sa thải
những lao động không đáp ứng được nhu cầu quản lý và sản xuất, với những lao
động phù hợp thì sẽ tiếp tục ký hợp đồng và đưa đi đào tạo thêm về chuyên môn
nghiệp vụ nếu thấy cần thiết.

29
Nhu cầu nhân lựcVăn phòng Trình
Lập kế hoạch tuyển dụng Lãnh đạo công ty

Thông báo
Căn cứ
Tuyển dụng
Đào tạo tại chỗ Thực tế
Không đáp ứng
Ký Sử dụng lao động
Gửi đào tạo
Hợp đồng

Sa thải

Đào tạo thêm Tăng lương, tiếp tục sử dụng

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:


- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 11.811.995.400 đồng, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị: 1.534.500.000 đồng.
- Nhà cửa vật dụng kiến trúc: 9.503.971.000 đồng.
- Tiền san tạo mặt bằng: 773.524.400 đồng.
- Nguồn vốn:
+ Nguồn vốn tự có: 4.500.000.000 đồng;
+ Nguồn vốn vay tín dụng dài hạn: 7.311.995.400 đồng (lãi suất vay tính
bằng 1,25%/tháng hay 15% /năm).

30
Chương VI
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
- Căn cứ vào khả năng bán hàng của những năm vừa qua;
- Căn cứ vào tổng mức vốn đầu tư của dự án;
- Căn cứ vào các khoản chi phí và doanh thu dự kiến;
Công ty TNHH MTV A lập kế hoạch kinh doanh cho dự án như sau:
1. Doanh thu của dự án:
Đơn vị: nghìn đồng

Số lượng
TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền
đầu ra

1 Các sản phẩm cơ khí 500 Tấn/năm 25.000 12.500.000.000

2 Các sản phẩm cửa nhựa 7.000 m2/năm 2.266 15.862.000.000

Tổng 28.362.000.000

2. Tính toán chi phí của dự án:


a) Chi phí các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất:
Đơn vị tính: đồng

TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng


đầu ra Đơn giá Thành tiền
Gia công các sản phẩm cơ khí 11.272.500.000

1 Các loại thép tấm cán mỏng Tấn


600 11.500.000 6.900.000.000

2 Các loại thép tấm không gỉ Tấn


150 28.500.000 4.275.000.000
3 Sơn bột tĩnh điện Tấn 15 4.500.000 67.500.000
4 Sơn thông thường Tấn 10 3.000.000 30.000.000
Sản xuất cửa nhựa 10.357.060.000

1 Thanh nhựa định hình các loại Tấn


80,5 38.000.000 3.059.000.000
2 Sắt định hình Tấn 39,76 22.000.000 874.720.000
2
3 Kính m 6.580 145.000 954.100.000

31
4 Gioăng Tấn 1,75 50.000.000 87.500.000
5 Bản lề Chiếc 14.000 95.000 1.330.000.000
6 Khóa cửa Bộ 7.000 500.000 3.500.000.000
7 Đinh vít Tấn 1,96 31.500.000 61.740.000
8 Keo silicon Lọ 14.000 35.000 490.000.000
Tổng cộng: 21.629.560.000
b) Chi phí khác là 3.169.947.860 đồng, bao gồm:
- Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất tính bằng 10% (Dựa trên phần III:
thiết bị sản xuất, văn phòng)
- Chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên (Dựa trên phần II: Tổ
chức lao động tiền lương).
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, Trợ cấp thất nghiệp tính bằng 23% tổng
quỹ tiền lương.
- Chi phí quản lý tính bằng 5% tổng quỹ tiền lương.
- Chi phí điện sản xuất sinh hoạt (Dựa trên phần giải pháp cấp điện)
- Chi phí nước sản xuất sinh hoạt (Dựa trên phần giải pháp cấp nước).
- Chi phí nhiên liệu, xăng dầu cho các phương tiện sản xuất (tạm tính).
- Chi phí khấu hao tài sản tính thời gian khấu hao đều trong 20 năm (Dựa
trên bảng chi phí các hạng mục xây dựng).
- Chi phí sửa chữa thường xuyên thiết bị (tạm tính).
- Chi phí vay lãi ngân hàng tính bằng 15%/năm.
b) Bảng tính chi phí hàng năm của dự án:

ĐV
TT Danh mục chi phí T K.lượng Đơn giá Thành tiền

1 Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất đ 1.534.500.000 10 năm 153.450.000

2 Khấu hao TSCĐ đ 9.503.971.000 20 năm 475.198.550

3 Chi phí tiền lương đ 800.000.000


Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,
4 Trợ cấp thất nghiệp đ 23% 184.000.000

5 Chi phí quản lý đ 5% 40.000.000

32
6 Chi phí điện sản xuất sinh hoạt KW 144.000 2.000 288.000.000

7 Chi phí nước sản xuất sinh hoạt M3 4.500 5.000 22.500.000
Chi phí nhiên liệu, xăng dầu; Chi
phí sửa chữa thường xuyên thiết
8 bị. đ TT 100.000.000

9 Chi phí vay lãi ngân hàng đ 7.311.995.400 15%/năm 1.096.799.310

Tổng cộng 3.169.947.860

3. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế hoạt động trong 1 năm của dự án:
a. Tổng vốn đầu tư của dự án: 11.811.995.400 đồng;
b. Doanh thu ước tính của dự án: 28.362.000.000 đồng;
c. Giá vốn ước tính của dự án: 21.629.560.000 đồng;
d. Tổng chi phí ước tính của dự án: 3.169.947.860 đồng;
e. Lợi nhuận trước thuế của dự án: 3.562.492.140 đồng;
f. Thuế suất thuế TNDN: 25%
g. Thuế TNDN: 890.623.035 đồng;
h. Lợi nhuận ròng của dự án: 2.671.869.105 đồng;
i. Tính toán chỉ tiêu thu hồi vốn của dự án:
*) Thời gian thu hồi vốn

Vốn đầu tư 11.811.995.400


3,58 năm
Tthv = = =
Thu nhập hàng năm 628.648.550+2.671.869.105

Trong đó:
Tthv: là thời gian thu hồi vốn;
Thu nhập hàng năm = Khấu hao tài sản cố định + Lợi nhuận ròng của dự án.

*) Giá trị lợi nhuận thuần NPV (Net Present Value):


33
n Bi - Ci
NPV = 
i=0 (1+r)i

Trong đó :
- Bi : Tổng doanh thu của dự án năm thứ i
- Ci :Tổng chi phí của dự án năm thứ i
- r : Tỷ lệ triết khấu
- i : năm đầu tư.
Với r = 15% = 0,15 ;
n = 20 năm ;

Thuế xuất khẩu được thực hiện theo Luật thuế xuất khẩu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (theo quyết định số 20/2010/QĐ-UBND
ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về chính sách ưu đãi
đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai) được hưởng ưu đãi như sau: Được áp
dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm kể từ năm đầu tiên doanh
nghiệp có thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 04 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong
09 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự
án đầu tư. Như vậy trong 04 năm đầu doanh nghiệp được miễn thuế 100%, trong
09 năm tiếp theo (từ năm thứ 5 – năm thứ 13) doanh nghiệp phải đóng 50% mức
thuế ưu đãi tức là 5%; từ năm thứ 14, 15 doanh nghiệp nộp mức thuế ưu đãi là
10%; Từ năm thứ 16 trở đi doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
là 25%.
Ta có NPV = 13.456.468.405> 0, do đó dự án khả thi về mặt tài chính.
(có phụ lục kèm theo)
*) Hệ số hoàn vốn IRR hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

NPV1
IRR = r1 + (r2 – r1)
NPV1 + NPV2

Tính toán với r1 = 15% có NPV1 = 13.456.468.405

Với r2 = 18% tính NPV2 tương tự như tính NPV1 ta có NPV2 = 10.029.548.404

34
Như vậy NPV2 > 0 ; (có phụ lục kèm theo).

Áp dụng công thức :

NPV1
IRR = r1 + (r2 – r1)
NPV1 + NPV2
13.456.468.405
IRR = 0.15 + (0.18 - 0.15)
13.456.468.405+ 10.029.548.404

= 0,167 = 16,7% ;

IRR = 16,7% > 15%, vậy dự án khả thi về mặt tài chính.

35
Chương VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Dự án xây dựng Xưởng gia công cơ khí và sản xuất cửa nhựa của Công ty
TNHH MTV A khi thực hiện sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 25 lao
động địa phương với thu nhập bình quân từ 2,5 – 3,0 triệu đồng/người/tháng.
Đóng góp cho ngân sách của tỉnh bằng các khoản thuế, phí và lệ phí, mỗi năm
nộp ngân sách địa phương bằng các khoản thuế khoảng 800 triệu đồng. Đồng
thời sẽ đáp ứng sản phẩm cửa nhựa chất lượng cao và một phần sản phẩm cơ khí
trong và ngoài tỉnh.
II. KIẾN NGHỊ
Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho
Công ty TNHH MTV A đối với dự án trên.
Kính đề nghị UBND tỉnh phê duyệt cho dự án được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của Nhà nước và của tỉnh Lào Cai.
Đề nghị các sở, ban ngành và các địa phương có liên quan tạo điều kiện
thuận lợi để dự án được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả.

GIÁM ĐỐC

Đặng Thị Huyền

36

You might also like