You are on page 1of 5

TRUNG TÂM GDQP&AN TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 7

Bài
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
1. Khái niệm
Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân gồm Quân đội nhân dân (QĐND),
Công an nhân dân (CAND) và Dân quân tự vệ (DQTV) (Điều 23 - Luật Quốc
phòng năm 2018).
Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ
xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và
thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
và Dân quân tự vệ.
+ Quân đội nhân dân gồm có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị
động viên.
“Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” – là truyền thống của QĐND và
ngày 22/12 là ngày truyền thống của quân đội.
+ CAND gồm 2 lực lượng: Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân. Với lý
tưởng “Vì nước quên thân vì dân phục vụ”. 19/8 là ngày truyền thống của
CAND.
+ Lực lượng DQTV gồm 2 bộ phận: dân quân và tự vệ, ngày 28/3 là ngày
truyền thống.
Lực lượng dân quân: được tổ chức ở cấp xã (phường), thị trấn.
Lực lượng tự vệ - được tổ chức ở cơ quan của nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức kinh tế...
- LLVT nhân dân Việt Nam tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
Đảng và Nhà nước.
- Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ

1
TRUNG TÂM GDQP&AN TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 7

nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện
nghĩa vụ quốc tế.
2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang
a) Cả nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
chống phá ta quyết liệt.
Đặc biệt, thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình” - chúng chống phá
toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, trong đó:
+ Chống phá về chính trị tư tưởng, văn hóa làm khâu đột phá.
+ Chống phá về kinh tế làm mũi nhọn.
+ Lấy vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền làm ngòi nổ.
+ Dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn.
+ Lấy quân sự để răn đe và sẵn sàng can thiệp khi có điều kiện, thời cơ.
Đối với LLVT thì một trong những âm mưu dễ thấy nhất của chúng là “Phi
chính trị hóa LLVT”, tức là chúng muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với LLVT.
b) Xây dựng LLVT nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có những
diễn biến phức tạp
- Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
- Khu vực châu Á-Thái bình dương tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn
- Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp
c) Sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, đất nước ta
đang bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế thế giới toàn diện hơn
Đặc điểm trên có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng LLVT nhân
dân Việt Nam, là điều kiện để đầu tư ngân sách mua sắm vũ khí trang bị, là cơ
hội để giao lưu với LLVT các nước. Là dịp để thể hiện vai trò của mình đối với
hòa bình và an ninh thế giới.
d) Thực trạng của LLVT nhân dân Việt Nam
- LLVT nhân dân ta đã có bước trưởng thành lớn mạnh cả về bản lĩnh
chính trị, chất lượng tổng hợp, trình độ chính quy, sức mạnh chiến đấu.
- Tuy nhiên, LLVT vẫn còn đó những hạn chế về bản lĩnh và trình độ lý
luận chính trị, về khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu, Về chấp
hành kỷ luật và trình độ chính quy, về sự thiếu đồng bộ và trình độ lạc hậu và
của VKTB…

2
TRUNG TÂM GDQP&AN TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 7

3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân trong thời kỳ mới
a) Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối
với LLVT nhân dân
- Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng LLVT nhân dân.
- Sự lãnh đạo của đảng quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu lý tưởng,
đường lối tổ chức, cơ chế hoạt động, phương hướng xây dựng LLVTND.
Nguyên tắc này để bảo đảm Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nắm chắc LLVT
trong mọi tình huống, lãnh đạo LLVT chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù,
hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
- Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn duy nhất lãnh đạo LLVTND theo
nguyên tắc “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”.
b) Tự lực, tự cường xây dựng LLVT
- Truyền thống, kinh nghiệm hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc ta luôn tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nội dung:
+ Tự lực, tự cường dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc
lập tự chủ, không bị chi phối ràng buộc.
+ Nguyên tắc tự lực tự cường yêu cầu cán bộ, chiến sĩ phải nâng cao tinh
thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
+ Tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm.
c) Xây dựng LLVT nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính
trị làm cơ sở
- Lấy chất lượng là chính đó truyền thống xây dựng LLVT của ông cha ta:
“lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”.
- Lấy xây dựng chính trị làm cơ sở vì chính trị tinh thần có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với LLVT.
- Nguyên tắc này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và
chất lượng. Trong đó, nâng cao chất lượng là chính, đồng thời phải có số lượng
phù hợp. Không được coi nhẹ mặt nào có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước.
d) Bảo đảm LLVT luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi
Đây là quan điểm phản ánh chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, cơ bản, thường
xuyên của LLVT nhân dân; bảo đảm cho LLVT luôn chủ động và xử lý kịp thời
trong mọi tình huống. Tuyệt đối không để Tổ quốc bị bất ngờ.

3
TRUNG TÂM GDQP&AN TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 7

II. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG


NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
1. Xây dựng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại
- Thứ nhất, xây dựng QĐND và CAND cách mạng
+ Đây là vấn đề cơ bản hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng quân đội, công
an của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.
+ Phải làm cho lực lượng này tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc
với nhân dân; Chấp hành mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và
luật pháp của nhà nước; hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; Có tinh thần
đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế; có kỷ luật tự giác nghiêm
minh; có dân chủ rộng rãi.
- Thứ hai, xây dựng quân đội và công an nhân dân chính quy, tức là thực
hiện thống nhất về mọi mặt:
+ Thống nhất về bản chất cách mạng, mục tiêu chiến đấu, ý chí quyết tâm,
nguyên tắc xây dựng, tổ chức biên chế, vũ khí trang bị.
+ Thống nhất về quan điểm tư tưởng, nghệ thuật quân sự, phương pháp
huấn luyện.
+ Thống nhất về thực hiện chức trách, nền nếp quy định, quản lý con
người, quản lý trang bị.
- Thứ ba, xây dựng quân đội, công an tinh nhuệ - tức là mọi hoạt động của
quân đội, công an luôn đạt hiệu quả cao. Trong đó:
+ Tinh nhuệ về chính trị: tính nhạy bén, khả năng phân tích, phán đoán, kết
luận chính xác và có thái độ đúng đắn trước mọi diễn biến phức tạp của thực tiễn.
+ Tinh nhuệ về tổ chức: biên chế gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
+ Tinh nhuệ về kỹ chiến thuật: giỏi sử dụng các loại binh khí kỹ thuật hiện
có, biết sử dụng trang bị vũ khí hiện đại. Giỏi các cách đánh, vận dụng mưu trí
sáng tạo các hình thức chiến thuật.
- Từng bước hiện đại:
Hiện đại hóa là xu hướng tất yếu của LLVT, nhưng do những khó khăn về
mặt kinh tế và trình độ nguồn nhân lực nên ta phải Từng bước đổi mới vũ khí
trang bị kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội, công an.
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Theo Luật LLDBĐV năm 2019:

4
TRUNG TÂM GDQP&AN TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 7

+ Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ
thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn
sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
+ Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị
và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
+ Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt
Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường
thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường,
phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện
thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác
được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.
- Nội dung của phương hướng này chỉ rõ: xây dựng lực lượng dự bị động
viên hùng hậu, được huấn luyện và quản lý tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể
động viên nhanh theo kế hoạch.
3. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
- Dân quân tự vệ được xây dựng rộng khắp ở tất cả thôn, xóm, bản làng,
nông trường, công trường, doanh nghiệp, nhưng có trọng điểm, có hình thức
phù hợp trong các thành phần kinh tế.
- Chú trọng xây dựng cả số lượng và chất lượng, lấy chất lượng làm chính,
tổ chức biên chế phải phù hợp. Huấn luyện phải thiết thực hiệu quả.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lực lượng dân quân tự vệ. Thực hiện tốt
các chính sách đối với dân quân tự vệ.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG NHÂN DÂN
1. Tổ chức các đơn vị phải gọn, mạnh, cơ động; có sức chiến đấu cao. Có
số lượng phù hợp, chất lượng tốt; phù hợp với tình hình cụ thể ở từng địa
phương, khu vực và thế trận cả nước.
2. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng phát triển khoa học
quân sự và công an.
3. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của LLVT
nhân dân.
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ LLVT có phẩm chất năng lực tốt.
5. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của đảng, nhà nước đối
với LLVT nhân dân.

You might also like