You are on page 1of 185

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG


QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC
VÀ Ý NGHĨA THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2021
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG


QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC
VÀ Ý NGHĨA THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngành: Triết học


Mã số: 9229001

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Nguyễn Minh Hoàn

HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết
quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận phát triển con người
toàn diện ...................................................................................................... 7
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát triển con người toàn
diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc .................. 23
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu .............................................................................. 30
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC................................................................................ 33
2.1. Tư tưởng triết học Mác - cơ sở cho tư tưởng phát triển con người toàn
diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc ....................................................... 33
2.2. Tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn
diện ............................................................................................................ 56
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC
TRUNG QUỐC .................................................................................................. 81
3.1. Thành tựu phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc .............................................................. 81
3.2. Một số hạn chế của phát triển con người toàn diện trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc .............................................. 93
Chương 4: Ý NGHĨA THAM KHẢO CỦA TƯ TƯỞNG PHÁT TRIỂN CON
NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM........................................................ 119
4.1. Khái quát tình hình phát triển con người toàn diện ở Việt Nam ...... 119
4.2. Một số kinh nghiệm phát triển con người toàn diện của Trung Quốc có
ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam ...................................................... 138
4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện
nay ........................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 162
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án


Nghiên cứu để chỉ ra bản chất, vị trí, vai trò của con người trong mối quan
hệ với thế giới khách quan, với xã hội và với chính bản thân con người luôn là vấn
đề được đề cập trong toàn bộ lịch sử tư tưởng triết học. Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ
nghĩa Mác ra đời, con người mới được nghiên cứu đầy đủ với tư cách là chủ thể
sáng tạo và mục tiêu phát triển của lịch sử. Đây là quan điểm căn bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn kết hợp các
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với điều kiện thực tế của Trung Quốc, để
trên cơ sở đó sáng tạo nên một hệ thống lý luận với tinh thần “Trung Quốc hóa
chủ nghĩa Mác”, và dùng hệ thống lý luận này cho việc chỉ đạo thực tiễn. Mao
Trạch Đông - hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ nhất đã luôn đề cao địa vị làm
chủ của mỗi con người cũng của như nhân dân trong đời sống của đất nước Trung
Quốc; Đặng Tiểu Bình - hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ hai nêu ra “3 điều có
lợi” (Ba điều có lợi là: Có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội chủ
nghĩa, có lợi cho việc tăng cường quốc lực tổng hợp của quốc gia xã hội chủ
nghĩa, có lợi cho việc nâng cao đời sống của nhân dân), với mục đích chính là
nâng cao đời sống nhân dân; Giang Trạch Dân - hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ
ba nêu ra thuyết “ba đại diện” mà mấu chốt chính là đại diện cho lợi ích căn bản
của đông đảo quần chúng nhân dân; Hồ Cẩm Đào - đại diện của thế hệ lãnh đạo
thứ tư đưa ra “quan điểm phát triển khoa học”, ý nghĩa hạt nhân của nó cũng là
“dĩ nhân vi bản” (lấy con người làm gốc), gắn với quan điểm “dĩ dân vi bản” (lấy
dân làm gốc); Tập Cận Bình - hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ năm nêu tư tưởng
phát triển “lấy nhân dân làm trung tâm” trong hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Để nghiên cứu vấn đề phát triển con người
toàn diện, đặc biệt nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc một cách chính xác, đầy đủ,
2

khoa học nhất phải bắt đầu bằng việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận.
Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh
đạo nhân dân Trung Quốc giành được những thành quả phong phú trong thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, trong đó có phát triển con người
toàn diện, giúp nhân dân Trung Quốc được trải nghiệm những thành quả của sự
nghiệp cải cách mở cửa. Cải cách mở cửa đã mở ra con đường chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc, đã giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất xã hội, quyền
sinh tồn, quyền phát triển và các quyền cơ bản khác của con người được bảo đảm
tốt hơn, con người có được những điều kiện thuận lợi chưa từng có để phát triển
một cách toàn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện cũng đang phải đối mặt với
những hạn chế trong phát triển con người về các phương diện kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, môi trường. Đặc biệt kể từ khi bước vào “thời đại mới”, vấn đề
phát triển không cân bằng, không đầy đủ càng làm cho những hạn chế trở nên nan
giải, yêu cầu Đảng và Chính phủ Trung Quốc phải có những biện pháp đồng bộ,
hiệu quả để khắc phục. Chính vì vậy, những bài học thành công và chưa thành
công của Trung Quốc trong phát triển con người toàn diện sẽ là những kinh nghiệm
có ý nghĩa gợi mở đối với Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vị trí và vai trò của con người
trong quá trình phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta luôn đặt mục tiêu phát triển con
người Việt Nam toàn diện vào trung tâm của mục tiêu đổi mới toàn diện đất
nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu và
đầy đủ về vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt
Nam, đây là khoảng trống đáng kể trong nghiên cứu về lĩnh vực này. Rất nhiều
vấn đề trong phát triển con người toàn diện mà Việt Nam gặp phải hiện nay cũng
chính là những vấn đề mà Trung Quốc đang đối mặt, do đó, việc nghiên cứu vấn
đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc
sắc Trung Quốc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, để từ đó Đảng Cộng
3

sản Việt Nam đưa ra những chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con
người Việt Nam toàn diện nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với những lý do chính nêu trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu một cách
sâu sắc vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc rất có ý nghĩa thực tiễn, để thông qua đó rút ra những
kinh nghiệm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn,
những bài học kinh nghiệm về phát triển con người toàn diện trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ quan điểm triết học Mác về phát triển con người toàn
diện và sự vận dụng, bổ sung, phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Nghiên cứu để chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát
triển con người toàn diện của Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa,
xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển con người toàn diện trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc mà Việt Nam có thể tham
khảo và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển con người toàn diện ở việt nam
hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề phát triển con người toàn
diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa
tham khảo đối với Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4

Về nội dung: Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển
con người toàn diện về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
môi trường.
Về thời gian: Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa theo tinh thần
Hội nghị Trung ương 3 Khoá XI (tháng 12 năm 1978) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4. 1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin; chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa các thời kỳ về con người và phát triển con người toàn diện ở Trung
Quốc; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển con người
toàn diện.
Luận án cũng dựa trên những thành quả nghiên cứu, những quan điểm
khoa học đã được thừa nhận của các nhà nghiên cứu đi trước về vấn đề phát
triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, nhằm nhận diện các đặc điểm và
các bước phát triển trên cơ sở vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin về con
người và phát triển con người toàn diện qua các thời kỳ lãnh đạo.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ được sử dụng trong tất cả các chương,
mục của luận án để phát hiện, luận giải về các nội dung liên quan đến chủ đề luận
án.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và khai thác thông tin từ các
nguồn có sẵn liên quan đến đề tài luận án, bao gồm các tài liệu gốc như các văn kiện
của Đảng; các thống kê, các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, các
công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế liên quan đến đề tài luận án.
5

- Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm nhận diện các đặc điểm và các
bước phát triển trong quá trình nhận thức lý luận về phát triển con người toàn diện
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với tiến trình
đi sâu cải cách mở cửa của Trung Quốc.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 và chương 3 của luận
án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và thực
trạng phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa.
5. Đóng góp mới của luận án
Một là, luận án góp phần làm rõ lý luận của chủ nghĩa Mác về phát triển con
người toàn diện và sự vận dụng, bổ sung, phát triển lý luận đó của Đảng Cộng sản
Trung Quốc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Hai là, luận án góp phần làm rõ những thành tựu và hạn chế về phát triển
con người toàn diện của Trung Quốc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc.
Ba là, luận án chỉ ra những kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển con
người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
mà Việt Nam có thể tham khảo và đề xuất một số giải pháp phát triển con người
toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vấn đề phát triển con
người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển con người toàn diện trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được làm rõ trong luận
án này sẽ góp phần gợi mở cho Việt Nam để giải quyết những vấn đề đang đặt ra
trong quá trình phát triển con người toàn diện hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và cho những người quan tâm đến vấn đề này.
6

7. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÝ


LUẬN PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận của chủ nghĩa
Mác về phát triển con người toàn diện
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:
Ở Việt Nam, quan điểm triết học Mác về phát triển con người toàn diện được
các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt từ khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế. Vấn đề phát triển con người toàn diện được các tác giả nghiên
cứu và luận giải từ nhiều bình diện khác nhau cả về phương diện lý luận cũng như
thực tiễn, tiêu biểu có thể kể đến các công trình như sau:
Cuốn sách Tư tưởng triết học về con người do tác giả Vũ Minh Tâm chủ
biên (Nxb. Giáo dục, 1996) là công tình nghiên cứu công phu, có hệ thống về vấn
đề con người từ góc độ lịch sử tư tưởng triết học. Trên cơ sở luận giải các quan
điểm về con người của những nhà triết học tiêu biểu của các trường phái, các nền
triết học trong lịch sử, các tác giả khẳng định mục đích cao nhất của triết học
Mác - Lênin là khắc phục sự tha hóa con người, giải phóng và phát triển con
người, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người thể hiện tính nhân văn,
nhân đạo, khoa học và cách mạng triệt để.
Trong cuốn Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb. Chính trị quốc gia,
2001), tác giả Vũ Thiện Vương khẳng định: trên cơ sở tiếp thu và phát triển những
tư tưởng của các nhà triết học trong lịch sử, Mác đã đưa ra những quan điểm đúng
đắn và khoa học về bản chất con người; theo đó, con người không chỉ là sản phẩm
của những hoàn cảnh xã hội nhất định mà con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử
của chính mình, con người thể hiện ra là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, là thước đo
8

của mọi giá trị. Ngoài ra, tác giả cho rằng việc giải phóng con người mà nhân loại
phải hướng tới là sự giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên và giữa con
người với con người.
Trong cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người”
(Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001), tác giả Trần Đức Thảo đã phê phán mạnh
mẽ quan điểm của phái Althusser (phái “lý luận không có con người”) cho rằng
chỉ có con người cá nhân, con người giai cấp, chứ không có con người với tư cách
con người theo nghĩa cơ bản chung của loài người, không có con người xã hội,
phủ định bản chất xã hội của con người, phủ định vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng. Từ đó tác giả phân tích và làm sáng tỏ quan điểm của
Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội” [17, tr.11], đồng thời nhấn mạnh, con người trong mọi thời đại đều đóng
vai trò là chủ thể của lịch sử, và khẳng định chỉ có trong chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản, khi con người thực sự là chủ thể thì mới giải quyết được mâu
thuẫn giữa giá trị thặng dư ngày càng cao với tình trạng khốn cùng của quần chúng
nhân dân ngày càng lớn.
Cuốn Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác và
Ph.Ăng-ghen (Nxb. Chính trị quốc gia, 2003) của tác giả Hồ Sỹ Quý là một sản
phẩm của Đề tài KX.05.01 thuộc chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước
giai đoạn 2001 - 2005. Ở phần 1 của cuốn sách này, tác giả đã tập trung hệ thống
hóa một cách chi tiết và đầy đủ những tư tưởng của Mác và Ph.Ăng-ghen về vấn
đề con người, bản chất con người, phát triển con người, đồng thời định hướng khai
thác các di sản kinh điển thông qua cách nhìn của thời đại ngày nay. Ở phần 2, tác
giả phân tích một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con
người. Tác giả đã chỉ ra những phương hướng chủ yếu trong nghiên cứu con người
trên các phương diện về phát triển con người, về nguồn lực con người, về quan hệ
văn hoá và con người, về quan hệ con người và môi sinh, về nhân cách và giá
trị…; trong đó đặt ra yêu cầu cần phải có sự nghiên cứu phức hợp - liên ngành và
có kế hoạch lâu dài trong nghiên cứu về con người khi đó mới có khả năng nghiên
9

cứu con người một cách đúng đắn, toàn diện và sâu sắc hơn.
Tác giả Cao Thu Hằng trong nghiên cứu “Quan niệm của Mác và Ăng-ghen
về con người, giải phóng con người trong Hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của
Đảng ta”, Tạp chí Triết học (2006) đã luận giải quan điểm của Mác và Ăng-ghen
về con người hiện thực và hoạt động của nó với tư cách đối tượng của sự suy tư triết
học về con người; đồng thời làm rõ đánh giá của các ông về những sai lầm của
Hêghen và L.Phoiơbắc khi nghiên cứu vấn đề con người. Từ đó, tác giả phân tích
quan điểm của Mác và Ăng-ghen về giải phóng con người, về con đường, phương
tiện và những tiền đề vật chất cần thiết cho giải phóng con người.
Trong cuốn sách Con người và phát triển con người (Nxb. Giáo dục, 2007),
tác giả Hồ Sỹ Quý đã nghiên cứu để chỉ rõ, theo quan điểm của Mác, ngay cả khi
nghiên cứu những đối tượng hoàn toàn tách rời con người thì khoa học tự nhiên
cũng vẫn là khoa học của con người, cho con người, còn khoa học về con người,
cho dù nghiên cứu những đối tượng thuần túy xã hội, cũng vẫn không thể thoát ly
khỏi các quy luật tự nhiên và bản tính tự nhiên của con người. Điều đó có nghĩa,
lợi ích và nhu cầu của con người luôn luôn là mục đích mà khoa học trực tiếp
hướng đến.
Bài viết “Một số vấn đề về con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăng-
ghen dưới ánh sáng của khoa học hiện đại trong” cuốn Triết học với đổi mới và đổi
mới nghiên cứu giảng dạy triết học (Nxb. Chính trị quốc gia, 2007), Nguyễn Trọng
Chuẩn đã phân tích những quan niệm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nghiên cứu
con người trong mối quan hệ giữa các thành tựu của các ngành khoa học như tâm
lý học, khảo cổ học, xã hội học, nhân chủng học, sinh học,... từ đó làm sâu sắc thêm
về nguồn gốc, bản chất con người.
Trong bài viết “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng,
giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam hiện nay” đăng tải trên Tạp chí Triết học (số 8, 2008), tác giả Hoàng
Đình Cúc đã khẳng định học thuyết Mác về con người được dựa trên cơ sở làm
rõ quan niệm về “cơ sở hiện thực” cho sự tồn tại của con người với tư cách thực
10

thể sinh học - xã hội, về lao động với tư cách điều kiện quyết định của sự hình
thành con người, về sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã
hội trong con người, về mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội và về sự giải phóng
con người, giải phóng xã hội; đặc biệt tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa giải
phóng xã hội và giải phóng cá nhân, đó là: Con người tự giải phóng cho mình và
qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trong bài viết “C.Mác và sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại
ngày nay” đăng trên Tạp chí Triết học (số 5, 2008), tác giả Vũ Quang Tạo đã nêu
ra và khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác về giải
phóng con người. Tác giả dẫn quan điểm của Mác cho rằng để giải phóng con
người, cần phải xoá bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; đồng thời khẳng định chủ
nghĩa cộng sản chính là sự phủ định một cách tất yếu, tự nhiên mà lịch sử xã hội
loài người dành cho chế độ tư hữu và cũng là một bước tiến lớn của lịch sử trong
sự nghiệp giải phóng con người.
Trong bài viết “Quan điểm về phát triển con người toàn diện ở Việt Nam”
đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 5 - 2016), tác giả Trần Thị Minh
Ngọc phân tích quan điểm của các nhà sáng lập triết học Mác về phát triển con
người toàn diện, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển sản xuất
đối với phát triển con người. Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định thực chất của sự
phát triển xã hội loài người theo triết học Mác là một quá trình mà nhân loại tạo
ra những điều kiện, những khả năng cho chính mình nhằm đem lại sự phát triển
toàn diện, tự do và hài hòa cho mỗi người trong cộng đồng nhân loại, tạo cho con
người năng lực làm chủ tiến trình lịch sử của chính mình.
Trên cơ sở phân tích quan điểm của Mác về bản chất con người, tác giả Đặng
Hữu Toàn trong bài viết “Học thuyết về con người, giải phóng và phát triển con người
- một giá trị làm nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác”, Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam (ngày 16/6/2018), đã phân tích quan điểm triết học Mác về vị thế
chủ thể, vai trò sáng tạo lịch sử của con người, theo đó, con người vừa là chủ thế, vừa
là đối tượng của tiến trình phát triển lịch sử, con người làm nên lịch sử của chính
11

mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người.
Bài viết “Tư tưởng Các Mác về con người, giải phóng con người và phát
triển con người toàn diện ở Việt Nam”, Tạp chí Tuyên giáo, bản điện tử (ngày
04/5/2018) của tác giả Văn Thị Thanh Mai, Đinh Quang Thành đã khẳng định lại
tư tưởng của Mác về con người với những nội dung chính là: Con người là một thực
thể tự nhiên - xã hội, tồn tại và phát triển trong sự gắn bó hữu cơ với giới tự nhiên
và xã hội loài người, con người là chủ thể giữ vai trò quyết định đối với sự vận
động, phát triển của thế giới và của chính mình; lao động quyết định sự hình thành
con người, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thước đo năng lực thực tiễn
của con người và xã hội. Từ nghiên cứu về con người và bản chất con người, các
tác giả nêu tư tưởng giải phóng con người của Mác, đó là: việc xóa bỏ chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu là để cứu lấy con người,
giải phóng con người, và lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công
sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại ấy chính là giai cấp vô sản.
Ngoài ra, những công trình sau đây cũng góp phần gợi mở cho tác giả rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án: Loạt công trình của tác giả Hồ Sỹ
Quý như “Phát triển con người: Những điều cần làm rõ”, Tạp chí Cộng sản, số
10/2000, “Mấy tư tưởng lớn về con người trong ‘Bản thảo kinh tế triết học năm
1844’”, Tạp chí Triết học (số 6, 2003), “Con người là trung tâm: Sự khác biệt giữa
hai quan điểm tiêu biểu”, Tạp chí Triết học (số 8, 2014); loạt công trình của tác
giả Nguyễn Minh Hoàn như “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội
với tư cách thước đo trình độ giải phóng con người”, Tạp chí Triết học (số 5,
2007), “Quan điểm triết học Mác về con người và việc xóa bỏ sự tha hóa con
người”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 4, 2008), “Quan điểm triết học Mác về sự
tha hóa con người - cơ sở lý luận cho việc nhận thức về phát triển con người thời
đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Triết học (số 1, 2018), “Quan điểm
của triết học Mác về vai trò của quan hệ giữa kinh tế với chính trị đối với sự phát
triển toàn diện và tự do của con người”, Tạp chí Triết học (số 10, 2018)…
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:
12

Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, học thuyết phát triển con người toàn diện
của chủ nghĩa Mác đã trở thành cơ sở lý luận và nội dung căn bản của phương châm
giáo dục ở Trung Quốc. Song do ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng “cực tả” và “Cách
mạng văn hóa”, trong thập niên 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu về vấn đề phát
triển con người toàn diện bị gián đoạn. Sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (1978),
Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa, vấn đề con người và phát triển con người đã nhận được sự quan
tâm của cả giới lãnh đạo, giới nghiên cứu lý luận và người dân bình thường. Nghiên
cứu về tư tưởng phát triển con người toàn diện ngày càng đa dạng và sâu sắc hơn
cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, vấn đề con người và nghiên cứu về phát
triển con người toàn diện trở thành vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của đông đảo
giới học thuật. Với nguyên tắc “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm
chân lý” của Mác, các học giả Trung Quốc tập trung làm rõ nhân tính và giá trị
con người, chú trọng đến sự phát triển toàn diện. Nghiên cứu đáng chú ý nhất ở
thời kỳ này là bài viết “Tổng quan về quan điểm phát triển con người toàn diện
của Mác” (马克思的“人的全面发展观”概览) đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội
Trung Quốc (số 3 năm 1983) của tác giả Ding Xueliang (丁学良). Tác giả đã dựa
vào những trình bày của Mác về đặc trưng phương thức phát triển của ba hình thái
xã hội lớn để phác họa ra “phát triển con người toàn diện” từ góc độ triết học; luận
chứng học thuyết chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện không chỉ là
một nguyên lý giáo dục, mà còn là một nguyên lý triết học chứa đựng bên trong
tinh hoa tư tưởng chủ nghĩa Mác và bao trùm mọi phương diện của hoạt động xã
hội. Bài nghiên cứu đồng thời cũng bàn đến ý nghĩa phê phán đối với văn minh
chủ nghĩa tư bản đương đại của quan điểm phát triển con người toàn diện và ý
nghĩa chỉ đạo đối với sự nghiệp xây dựng văn minh mới chủ nghĩa xã hội - chủ
nghĩa cộng sản.
Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, những nghiên cứu về phát triển con người
13

toàn diện có bước tiến triển trên cơ sở tiếp nối những nghiên cứu của giới học giả
ở thập niên 80. Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa phát
triển con người toàn diện với giáo dục (bao gồm giáo dục đạo đức, giáo dục tố
chất, giáo dục mỹ thuật, giáo dục thể chất v.v…). Tác phẩm tiêu biểu nhất ở giai
đoạn này là cuốn Tư tưởng nhân học của chủ nghĩa Mác (马克思的人学思想)
(Nxb. Đại học Sư phạm Bắc Kinh, 1996) và Bàn về tố chất con người (人的素质
论)(Nxb. Thanh niên Trung Quốc, 1993) của tác giả Yuan Guiren (袁贵仁). Cuốn
Tư tưởng nhân học của chủ nghĩa Mác chủ yếu khảo sát lịch sử, còn cuốn Bàn về
tố chất con người lại tập trung nghiên cứu con người hiện thực. Hai cuốn sách nhận
định lý thuyết nhân học là bộ phận cấu thành quan trọng của triết học Mác, tố chất
của con người là điểm mấu chốt để nghiên cứu vấn đề “con người hiện thực”, là
điểm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Bước sang thế kỷ XXI, nghiên cứu về phát triển con người toàn diện đã trở
thành cao trào. Trong bài phát biểu kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng
sản Trung Quốc (năm 2001), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang
Trạch Dân đã 8 lần đề cập đến khái niệm “phát triển con người toàn diện”, lấy
“phát triển con người toàn diện” làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt để trình bày một cách
toàn diện vấn đề con đường cơ bản và nhiệm vụ lịch sử của Đảng. Đặc biệt ở phần
thứ tư của bài phát biểu đã chỉ ra đường lối cơ bản và nhiệm vụ lịch sử của phát
triển con người toàn diện, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nghiên cứu vấn đề
phát triển con người toàn diện, từ đó rất nhiều học giả Trung Quốc nghiên cứu về
vấn đề này. Hai tác phẩm tiêu biểu nhất ở thời kỳ này là Bàn về phát triển con
người toàn diện (论人的全面发展) (Nxb. Nhân dân Quảng Tây, 2003) của hai tác
giả Yuan Guiren, Han Qingxiang (袁贵仁,韩庆祥), và Con đường do Mác mở
ra - Nghiên cứu về phát triển con người toàn diện (马克思开辟的道路——人的
全面发展研究) (Nxb. Nhân dân, 2005) của các tác giả Han Qingxiang, Kang Anyi
(韩庆祥,亢安毅). Cuốn Bàn về phát triển con người toàn diện trình bày một
cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề phát triển con người toàn diện trên bốn phương
14

diện thời đại, lịch sử, lý luận và thực tiễn; khẳng định việc thúc đẩy con người
phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội không những
là tất yếu lịch sử, logic mà còn có tính hiện thực và tính cấp thiết. Cuốn Con đường
do Mác mở ra - Nghiên cứu về phát triển con người toàn diện đi sâu phân tích
hàm nghĩa và nội dung cụ thể của khái niệm phát triển con người toàn diện, cho
rằng phát triển con người toàn diện có quy định về giá trị, quy định về lịch sử và
quy định về nội dung, tổng kết các quy luật lịch sử của phát triển con người toàn
diện, đồng thời phân tích về hình thức thực hiện phát triển con người toàn diện
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội từ 06 phương diện là quan niệm về giá
trị, năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, trạng thái tinh thần, tâm lý xã hội và
phương thức tư duy.
Những năm gần đây, nghiên cứu về tư tưởng phát triển con người toàn diện
đã nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, lĩnh vực nghiên cứu phong phú đa dạng,
bên cạnh những công trình mang tính truyền thống thì cũng có những phân tích mới
gắn trực tiếp với vấn đề thực tế, hầu hết đã bao quát mọi lĩnh vực có liên quan đến
phát triển con người toàn diện. Đáng chú ý có các công trình sau:
Bài viết “Quan điểm của tôi về vấn đề ‘phát triển con người toàn diện’” (“人
的全面发展”问题之我见), Tạp chí Tìm hiểu và quan điểm (2002) của tác giả Yu
Wujin (俞吾金). Tác giả khẳng định tìm hiểu vấn đề phát triển con người toàn diện
không những cần chú ý đến hàm ý mà khái niệm cơ bản của vấn đề này đề cập đến,
mà còn phải chú ý đến hai góc độ khác nhau mà vấn đề này phải đối mặt: một là góc
độ lý tưởng, hai là góc độ hiện thực. Chúng ta phải tổng hợp hai góc độ khác nhau
này, từ đó vừa không mất đi cao độ của lý tưởng, vừa không mất đi khả năng thực
hiện trong cuộc sống hiện thực.
Cuốn Lý luận về sự phát triển tự do toàn diện của con người (人的自由全
面发展论), của tác giả Chen Zhishang (陈志尚) (Nxb. Đại học Nhân Dân Trung
Quốc, 2004). Tác giả Chen Zhishang bằng việc tìm về lịch sử tư tưởng phát triển
con người tự do toàn diện ở trong và ngoài Trung Quốc đã làm nổi bật lên đóng
15

góp quan trọng của Mác; trình bày và phân tích một cách chính xác và toàn diện
lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác về phát triển con người tự do toàn diện, đồng
thời phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển con người và phát triển xã
hội. Con người là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại lịch sử của xã hội, xã hội là hình
thức tồn tại và phát triển của con người. Một nhân cách tư duy và hành động trong
hiện thực là một con người đã phát triển về mặt xã hội, thông qua quá trình xã hội
hóa; chỉ trong xã hội, con người mới có thể phát triển bản tính và năng lực thực
sự của mình.
Trong bài viết “Mác, Ăng-ghen, Lênin bàn về phát triển con người toàn
diện” (马克思、恩格斯、列宁论人的全面发展) của tác giả Chen Jinfang (陈金
芳) đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục Trung Quốc
(ngày 08 tháng 5 năm 2006), tác giả đã tổng kết quan điểm của các nhà kinh điển
về phát triển con người toàn diện từ góc độ giáo dục như sau: Nội hàm căn bản
của phát triển con người toàn diện là năng lực lao động của cá nhân, tức thể lực
và trí lực của cá nhân được phát triển toàn diện, đầy đủ và tự do trong quá trình
sản xuất; sự phát triển của con người và sự phát triển của xã hội là quan hệ biện
chứng đối lập thống nhất. Lực lượng sản xuất là nhân tố căn bản ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của con người, quan hệ sản xuất là nhân tố trực tiếp ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của con người, giáo dục và lực lượng sản xuất
kết hợp với nhau là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người phát triển toàn diện.
Trong bài viết “Thử bàn về ý nghĩa hiện thời của lý luận phát triển con
người toàn diện của chủ nghĩa Mác” (浅谈马克思主义的人的全面发展理论的
现实意义), tác giả Liu Xin (刘鑫) (Nxb. Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương,
2008) đã phân tích quá trình hình thành và phát triển của lý luận phát triển con
người toàn diện của chủ nghĩa Mác. Lý luận về phát triển con người toàn diện lần
đầu tiên được Mác đưa ra trong nội dung tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844”. Mác khẳng định, lao động là “hoạt động tự do, tự giác” của con người,
song trong điều kiện của chế độ tư hữu thì lao động của con người đã biến thành
16

“lao động bị tha hóa”. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” - tác phẩm đánh dấu sự
ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử, lần
đầu tiên Mác và Ph.Ăng-ghen đề cập đến khái niệm “phát triển con người toàn
diện”, đưa ra tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Sau này trong “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác khẳng định xã hội cộng sản chủ nghĩa là liên hợp
của những người tự do, coi sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân là
nguyên tắc cơ bản; mỗi cá thể trong liên hợp này độc lập, tự chủ, tự do, toàn diện,
sự tôn nghiêm và giá trị của mỗi cá thể đáng được tôn trọng và bảo vệ. Bộ “Tư
bản” (năm 1867) đã đánh dấu sự chín muồi của tư tưởng chủ nghĩa Mác về phát
triển con người toàn diện. C.Mác và Ph.Ăng-ghen xuất phát từ quan hệ giữa con
người với xã hội, từ góc độ diễn biến lịch sử để chỉ ra tình trạng phát triển của con
người trong các hình thái xã hội, cũng như chỉ ra tiến trình phát triển con người
toàn diện và quá trình phát triển của lịch sử loài người như một quá trình lịch sử
tự nhiên; thông qua việc phân tích quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu
thông đã tìm ra được quy luật nội tại quá trình vận hành của kinh tế tư bản chủ
nghĩa - quy luật giá trị thặng dư, đồng thời, trong thời gian lao động thặng dư đã
tìm ra điều kiện để phát triển con người toàn diện - thời gian tự do.
Cuốn Giao tế và sự phát triển của con người - Từ góc độ của chủ nghĩa
Mác (交往与人的发展—基于马克思主义的视角) của tác giả Liu Minghe (刘明
合) (Nxb. Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương, 2008). Cuốn sách này luận giải
một cách có hệ thống về mối liên hệ bên trong giữa phạm trù giao tiếp và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Một số vấn đề liên quan đế phát triển con người toàn diện
được tác giả đề cập như giao tế là nền tảng và điều kiện quan trọng cho sự phát
triển của con người, hình thức lịch sử của giao tế và hình thức lịch sử của sự phát
triển con người, giao tế qua mạng và sự phát triển của con người, chế độ và sự
phát triển của con người, giao tế và sự phát triển của con người ở Trung Quốc
trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn Thế giới của con người và con người của thế giới – Tìm hiểu lịch sử tư
17

tưởng của chủ nghĩa Mác (人的世界与世界的人:马克思的思想历程追踪) của


tác giả Zhang Shuguang (张曙光) (Nxb. Đại học sư phạm Bắc Kinh, 2009). Tác giả
xuất phát từ bản chất con người – “cá tính” theo quan điểm chủ nghĩa Mác để chỉ
ra rằng giải phóng con người là sứ mệnh cả đời của Mác. Nghiên cứu lý luận của
Mác chỉ ra rằng, giải phóng con người không phải là mong muốn thuần túy chủ
quan của con người, cũng không phải là một định mệnh tự nhiên mà con người sinh
ra đã có khả năng hiện thực hóa; con người là một sinh vật độc nhất tự sinh ra, tự
vượt qua và tự hoàn thiện, vì vậy, con người luôn trong quá trình nhận thức chính
mình. Thế giới của con người và quá trình hình thành và phát triển của con người
trong “thế giới của con người và con người của thế giới” là chủ đề của tư tưởng triết
học Mác và thậm chí là toàn bộ tư tưởng của C.Mác.
Cuốn sách nghiên cứu về “Hệ tư tưởng Đức” của Mác và Ăngghen (马克思
恩格斯《德意志意识形态》研究读本) của tác giả Zhang Wu (张 梧) (Nxb. Nhà
xuất bản Biên dịch Trung ương, 2017) là một công trình nghiên cứu tương đối chi
tiết về bối cảnh thời đại, hoàn cảnh tư tưởng, quá trình sáng tạo, quá trình giao tiếp,
biên tập ấn bản và tình hình nghiên cứu tác phẩm Hệ tư tưởng Đức của C. Mác và
Ăngghen. Hệ tư tưởng Đức đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu làm cho lao động bị tha
hóa là do còn tồn tại sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế, để giải phóng
con người khỏi sự tha hóa, tạo điều kiện để phát triển toàn diện những “năng lực
nhân tính” cho từng cá nhân cần phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất chủ yếu của xã hội, cụ thể là chế độ tư hữu tư sản.
Ngoài những công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc nêu trên,
một số công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây sau đây cũng mang lại
giá trị tham khảo đối với luận án: Erich Fromn (1961), Marx’s Concept of Man,
Cortinuum International Publishing Group; Khazoeva, N,O.; Khaziev, A.K.;
Stepanenko, G.N.; Klyushina, E.V.; Stepanenko, R.F. (2019), Marxism in the
modern world: social-philosophical analysis, Utopoa Praxis Latinoamericana;
Philip Alston and Mary Robinson (2005), Human Rights and Development:
18

Towards Mutual Reinforcement, Oxford University Press; Stein Ringer (2017),


The perfect Dictatorship, HKU Press; Z. Xu (2015), Theory of Human
Comprehensive Development of Marx and Its Sinicization Process, Scociology.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm của Đảng
Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:
Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan
đến quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện.
Trong một số công trình nghiên cứu về những thành tựu lý luận chung của Trung
Quốc trong quá trình cải cách mở cửa có đề cập đến quan điểm phát triển con người
toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiêu biểu là các công trình:
Bài viết “Trung Quốc: Những đổi mới trong công tác tư tưởng lý luận sau 30
năm cải cách mở cửa” của tác giả Phạm Tất Thắng, đăng trên Tạp chí Tuyên giáo,
bản điện tử (ngày 14-2-2009). Trong bài viết, tác giả đã nêu những đổi mới về lý
luận trong lĩnh vực chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải
cách mở cửa: lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Giang
Trạch Dân, “quan điểm phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào. Tác giả nhấn mạnh,
hàm nghĩa quan trọng hàng đầu của “quan điểm phát triển khoa học” là “phát triển”;
hạt nhân của “quan điểm phát triển khoa học” là “lấy con người làm gốc”; yêu cầu
cơ bản của quan điểm phát triển một cách khoa học là “sự hài hòa bền vững toàn
diện”; phương pháp căn bản của “quan điểm phát triển khoa học” là “bố trí đồng
bộ”.
Bài viết “Những sáng tạo mới về lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc trong Đại hội XIX”, Website của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(ngày 16-5-2019) của tác giả Đỗ Tiến Sâm. Nghiên cứu về quan điểm của Hồ Cẩm
Đào về phát triển con người toàn diện, tác giả khẳng định: Với tinh thần lấy chủ
nghĩa Mác phát triển để chỉ đạo thực tiễn mới, tập thể thế hệ lãnh đạo thứ tư của
Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư đã tìm tòi để trả lời
câu hỏi: Thế nào là phát triển, thực hiện sự phát triển như thế nào? Ông đã tiếp tục
19

bổ sung, nêu lên các quan điểm mới về phát triển, theo đó phát triển là vì con người,
“lấy con người làm gốc” và lý luận về xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Về quan
điểm của hạt nhân thế hệ lãnh đạo thứ năm, tác giả đã chỉ ra quan điểm chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc được nêu trong Báo cáo chính trị Đại hội XIX: Mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa nhu cầu về cuộc sống tốt
đẹp ngày càng tăng lên của nhân dân với sự phát triển không cân bằng, không đầy
đủ, cần phải kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, không ngừng
thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, toàn thể nhân dân cùng giàu có.
Qua các bài viết, các tác giả đều khẳng định rằng những thành quả lý luận
nói chung và lý luận về phát triển con người toàn diện nói riêng chính là kết quả
của sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý
luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, quan điểm “phát triển
khoa học”. Những sáng tạo lý luận trong quá trình cải cách mở cửa đều nhằm mục
tiêu cuối cùng là xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa
hiện đại, giàu có, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp, tạo điều kiện để con người
phát triển tự do, toàn diện.
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:
Cuốn Nghiên cứu tư tưởng phát triển con người toàn diện của Mác và sự
phát triển của nó (马克思人的全面发展思想及其当代发展研究) của tác giả Gu
Xiangwei (顾相伟) (Nxb. Đại học Phúc Đán, 2015) đã phân tích một cách khá
toàn diện những đóng góp của ba thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là
Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đối với tư tưởng phát triển
con người toàn diện. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, hạt nhân
lãnh đạo của ba thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kế thừa và
phát triển tư tưởng phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa Mác, tiến hành
“Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác”: Mao Trạch Đông đã đặt nền móng cho sự phát
triển con người toàn diện từ góc độ chính trị, tư tưởng, Đặng Tiểu Bình nêu ra tư
tưởng giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, bồi dưỡng con người mới xã hội chủ
20

nghĩa phát triển toàn diện, Giang Trạch Dân khẳng định phát triển con người toàn
diện là yêu cầu bản chất của xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Trong bài viết “Tư tưởng phát triển con người toàn diện trong sự phát triển
của Trung Quốc ngày nay” (人的全面发展思想在当代中国的发展) của tác giả
Liu Yu (刘宇) đăng tải trên tạp chí Học báo Học viện giáo dục Trường Xuân (2015),
bằng việc phân tích cơ sở lý luận của tư tưởng phát triển con người toàn diện, tác
giả đã nêu những phát triển mới của Trung Quốc trong vấn đề này. Ngay sau khi
nước Trung Quốc thành lập, Mao Trạch Đông đã đưa ra quan điểm phát triển con
người toàn diện là làm cho học sinh có được kiến thức toàn diện và sâu rộng, có cơ
thể phát triển khỏe mạnh, phát triển đạo đức cộng sản chủ nghĩa, là xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể. Đặng Tiểu Bình
trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của Mao Trạch Đông đã nêu quan điểm bồi dưỡng con
người mới có bốn tố chất là có lý tưởng, có đạo đức, có kỷ luật, có văn hóa, hay
giáo dục con người vừa có đức, vừa có trí. Theo quan điểm của Giang Trạch Dân,
phát triển con người toàn diện là yêu cầu bản chất của xây dựng chủ nghĩa xã hội;
ông cho rằng “cần không ngừng thúc đẩy con người phát triển toàn diện trên cơ sở
văn minh vật chất và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa” [82]; trong giai đoạn xây
dựng xã hội khá giả toàn diện, Giang Trạch Dân cho rằng sự phát triển toàn diện
của con người vừa có sự phát triển đời sống vật chất, vừa có sự phát triển toàn diện
của đời sống tinh thần… Đến Hồ Cẩm Đào, ông khẳng định “quan điểm phát triển
khoa học” và xã hội hài hòa là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người mà
hạt nhân của “quan điểm phát triển khoa học” là “lấy con người làm gốc”, coi sự
phát triển của con người là điểm xuất phát và đích đến cuối cùng. Tập Cận Bình là
người nêu lên “giấc mơ Trung Quốc” - thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung
Hoa đồng thời nhấn mạnh, giấc mơ Trung Quốc xét đến cùng là giấc mơ của nhân
dân, phải dựa vào nhân dân để thực hiện, phải không ngừng tạo phúc cho nhân dân.
Tác giả Zhu Rongying (朱荣英) trong cuốn Lý luận phát triển con người
toàn diện của Mác và sự phát triển lý luận này của Trung Quốc (马克思人的全面
21

发展理论及中国表征) (Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 2018) cho rằng chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc kiên trì quan điểm lực lượng sản xuất quyết định
sự phát triển của xã hội, nhấn mạnh phát triển là mấu chốt để giải quyết mọi vấn đề
của Trung Quốc. Quan điểm này đã thể hiện tính biện chứng trong lý luận của Mác
về phát triển con người toàn diện, là sự vận dụng phép biện chứng trong vấn đề phát
triển con người và xã hội; là cơ sở và bản chất của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc
sắc Trung Quốc, thể hiện tính ưu việt và sức hiệu triệu của chế độ xã hội chủ nghĩa
đặc sắc Trung Quốc, là sự kế thừa, làm phong phú và phát triển đối với tư tưởng
nhân học của triết học Mác, là biểu hiện tính thời đại của lý luận chủ nghĩa Mác về
phát triển con người toàn diện. Tác giả cho rằng, cùng với quá trình đi sâu cải cách
mở cửa và sự hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Trung
Quốc đã bước vào thời kỳ quan trọng của giai đoạn phát triển lịch sử mới. Trong
giai đoạn phát triển lịch sử mới này, các loại mâu thuẫn và vấn đề tích lũy trong quá
trình tìm tòi và thử nghiệm trước đây đã bộc lộ ra, sự phát triển của xã hội và sự
phát triển của con người đã bộc lộ rất nhiều tình huống mới, vấn đề mới, do đó
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “quan điểm phát triển khoa học”
- quan điểm phát triển kiên trì lấy con người làm gốc, phát triển toàn diện, hài hòa,
bền vững. Nhiệm vụ đầu tiên của “quan điểm phát triển khoa học” là phát triển, hạt
nhân là lấy con người làm gốc, yêu cầu cơ bản là toàn diện, hài hòa, bền vững,
phương pháp căn bản là tính toán tổng thể.
Bài viết “Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Tổng Bí thư Tập Cận
Bình từ sau Đại hội XVIII và thực tiễn sinh động của nó” (十八大以来习近平总
书记关于人的全面发展思想及其生动实践), Mạng Guangming (光明网) (ngày
27-12-2017) của tác giả Wu Liguan, Zhao Hongwei (吴立官,赵宏伟). Tác giả
cho rằng “lấy nhân dân làm trung tâm”, “lập trường nhân dân”, “cảm giác có được
của người dân” là những từ ngữ mà Tập Cận Bình thường xuyên nhắc tới và là
chủ đề Tập Cận Bình quan tâm, cũng là nguyên tắc căn bản và logic rõ ràng trong
quá trình quản lý Đảng, quản lý đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác
22

giả khái quát tư tưởng phát triển con người toàn diện của Tập Cận Bình từ ba
phương diện, một là tất cả vì sự phát triển toàn diện của con người, hai là vì sự
phát triển toàn diện của mỗi con người, ba là vì sự phát triển toàn diện của tất cả
mọi người. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra “đơn thuốc của Trung Quốc” nhằm thực
hiện phát triển con người toàn diện, đó là xây dựng cộng đồng chung vận mệnh,
tích cực tham gia quản trị toàn cầu và thực hiện sáng kiến “một vành đai, một con
đường”.
Ngoài những nghiên cứu nêu trên, liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện, những nghiên cứu sau cũng có
ý nghĩa tham khảo đối với tác giả trong quá trình triển khai luận án: Song
Mengrong (宋萌荣), “Phát triển con người toàn diện với việc xây dựng xã hội hài
hòa xã hội chủ nghĩa” (人的全面发展与构建社会主义和谐社会), Tạp chí
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội (số 202, 2006); Yao Saohua (妖少华), “Nghiên cứu
tiến trình lịch sử của Trung Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người toàn
diện”(马克思关于人的全面发展理论中国化进程研究), Luận án tiến sỹ, Đại
học Nam Khai (2009); Zhou Wenfeng (周文峰), “Quan điểm phát triển khoa học:
Sự kế thừa và sáng tạo lý luận phát triển con người toàn diện” (科学发展观:人的
全面发展理论继承与创新), Tạp chí Kinh tế và văn học biên cương (2010); Xiao
Xiao (肖潇), “Thuyết minh từ góc độ đương đại nội hàm của phát triển con người
toàn diện” (人的全面发展内涵的当代中国诠释), Tạp chí Học báo Học viện Sư
phạm số 2 Hồ Bắc (2013), Wang Lei (王磊), Cao Jun, Liu Xiaoman, Yan Sisi (曹
钧,刘晓曼,颜思思), “Trung Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người
toàn diện và giá trị thời đại” (马克思人的全面发展理论的中国化及当代价值),
Tạp chí Học lý luận (2017); Zhang Lipeng (张立鹏), “Nghiên cứu lý luận của Mác
về phát triển con người toàn diện và điều kiện thực hiện ở Trung Quốc hiện nay” (
马克思人的全面发展理论及其在当代中国实现条件研究), Tạp chí Đại học Tô
Châu (2014); Liu Xinhuan (刘新环), “Nghiên cứu lý luận của Mác về phát triển
23

con người toàn diện và vấn đề Trung Quốc hóa lý luận phát triển con người toàn
diện” (马克思人的全面发展理论及其中国化研究), Tạp chí Đại học Công
nghiệp Liêu Ninh (2014); Shi Chengjie, Hou Yongzhi (施戍杰, 侯永志), “Đi
sâu tìm hiểu tư tưởng phát triển lấy con người làm trung tâm” (深入认识以人为
中心思想), Nhật báo Nhân Dân (ngày 22-6-2017); Li Ming (李明), “Logic triết
học của phát triển con người toàn diện trong thời đại mới” (新时代“人的全面发
展”的哲学逻辑), Nhật báo Quang Minh (ngày 11 tháng 02 năm 2019)…
Những nghiên cứu nêu trên đã trình bày một cách đầy đủ quá trình hình
thành quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn
diện cũng như nội dung của các quan điểm này, thể hiện thông qua tư tưởng của
năm thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc qua các thời kỳ.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC
1.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thành tựu phát triển
con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc
Trong suốt hơn 40 năm cải cách mở cửa, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác về
con người và phát triển con người toàn diện, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những
bổ sung và phát triển, đồng thời dùng lý luận đó để chỉ đạo thực tiễn và đã đạt được
những thành tựu to lớn trong phát triển con người toàn diện. Về nội dung này, có những
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:
Bài viết “Trung Quốc: Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát triển hài hòa”,
(Vũ Thành Tự Anh, Tạp chí Tia Sáng, 2008) đưa ra những đánh giá về 30 năm cải
cách mở cửa của Trung Quốc. Tác giả Vũ Thành Tự Anh cho rằng, bên cạnh những
thành tựu đạt được về kinh tế, Trung Quốc phải đối mặt với các vấn đề như: mức
độ tiến bộ về chỉ số phát triển con người (HDI) chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh
24

tế hay vấn đề mất cân bằng nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn, giữa các tỉnh
đồng bằng duyên hải phía Đông và các tỉnh miền Tây. Bằng chứng là, mặc dù về
phương diện phát triển con người, Trung Quốc nằm trong nhóm có chỉ số HDI trung
bình/ cao, nhưng chỉ số HDI của 05 tỉnh miền Tây chỉ ở mức trung bình, thậm chí
Tây Tạng còn thuộc nhóm có HDI thấp. Ngược lại, ba đô thị lớn là Bắc Kinh,
Thượng Hải, Thiên Tân có chỉ số HDI trên 0,8, tức là thuộc nhóm có chỉ số HDI
cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong bài viết “Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách mở cửa” đăng trên Tạp
chí Cộng sản, (số 912, tháng10-2018), tác giả Nguyễn Xuân Cường đã liệt kê những
thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được sau 40 năm cải cách mở cửa, trong đó,
thành tựu về phát triển con người rất đáng ghi nhận: Mức thu nhập bình quân đầu
người tăng từ 7.311 NDT năm 2012 lên 23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hằng
năm là 7,4%. Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt 25.974 NDT. Thu nhập
bình quân đầu người của người dân nông thôn ở khu vực nghèo tăng bình quân
10,7% trong giai đoạn 2013 - 2016, tăng nhanh hơn mức bình quân 8% đối với tất
cả người dân nông thôn. Số người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978 giảm
xuống 3,1% năm 2017, còn khoảng 30,46 triệu người nghèo. Mạng lưới an sinh xã
hội đã được hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900
triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân. Riêng trong năm 2017,
dân số Trung Quốc là 1,39 tỷ người, trong đó dân số đô thị khoảng 813,47 triệu
người. Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng “sức mạnh mềm”
thế giới.
Bài viết “Một số đánh giá về 40 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc” của tác
giả Nguyễn Bỉnh Giang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (số 2-2019)
điểm lại một số đặc điểm nổi bật trong phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
từ cuối năm 1978 tới nay, tập trung vào mô hình tăng trưởng và đặc trưng của Trung
Quốc trong đường lối phát triển các hình thức sở hữu kinh tế. Mô hình và đặc trưng
này một mặt đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, giúp Trung
Quốc từ chỗ là một “bệnh phu” vươn lên thành một thế lực kinh tế thách thức cả
25

Mỹ. Tác giả đánh giá cao vai trò của nguồn lực con người trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc với lập luận như sau: Mô hình tăng trưởng
của Trung Quốc từ 1978 tới nay là mô hình tăng trưởng dựa vào đóng góp của
nguồn lực con người, đầu tư nhờ tiết kiệm cao, năng suất tổng nhân tố tăng nhanh,
xuất khẩu thông qua cạnh tranh, và thúc đẩy cạnh tranh trong nước thông qua độc
quyền nhóm. “Đóng góp của nguồn lực con người trong tăng trưởng kinh tế ở Trung
Quốc đặc biệt cao. Đó là nhờ ngay từ khi mới cải cách mở cửa, người Trung Quốc
đã có một nền tảng giáo dục rất tốt và giáo dục ngày càng được chú trọng trong thời
gian từ cải cách đến nay” [13].
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:
Trong cuốn sách Phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc (人的全面
发展在中国) (Nxb. Thời sự, 2009) của hai tác giả Zhang Shuyuan, Zhang
Weixiang (张述元,张维祥), các tác giả lấy lý luận phát triển con người toàn diện
của chủ nghĩa Mác làm tiền đề, lấy phát triển xã hội làm đầu mối, khảo sát và
nghiên cứu thực tiễn vấn đề phát triển con người ở Trung Quốc, hình thái biểu
hiện và quá trình diễn biến lịch sử, thể hiện quan điểm phát triển con người toàn
diện của Mao Trạch Đông, hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc,
nêu ra những sáng tạo về lý luận và thành tựu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
đạt được. Tác giả đã miêu tả tình trạng và đặc điểm lịch sử phát triển con người
toàn diện qua các giai đoạn từ sau khi nước Trung Quốc thành lập, phản ánh rõ
quá trình tiến triển trong sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc.
Cuốn Phát triển con người toàn diện - Từ lý luận đến hệ thống chỉ tiêu (人
的全面发展——从理论到指标体系) (Nxb. Biên dịch Trung ương, 2011) của tác
giả Wan Zizi (万资姿). Tác giả cho rằng ở Trung Quốc hiện nay, vấn đề phát triển
con người toàn diện ngày càng nhận được sự coi trọng, phát triển con người toàn
diện đã trở thành quy định bản chất và mục tiêu giá trị cao nhất của xã hội hài hòa
xã hội chủ nghĩa. Tác giả Wan Zizi trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu các chỉ
tiêu liên quan đến phát triển con người toàn diện, xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu
26

phát triển con người toàn diện đồng thời tiến hành nghiên cứu ứng dụng đối với
hệ thống này.
Con người luôn giữ vị trí trung tâm trong các quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, nhân tố con người chiếm vị trí hàng đầu trong tổng thể các nhân tố tác động
đến sự phát triển xã hội. Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, góp phần làm
nên những thành tựu to lớn chưa từng có trong quá trình cải cách mở cửa, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Khẳng
định vai trò của con người, trong cuốn sách Nghiên cứu về phát triển con người
toàn diện từ góc độ quan điểm phát triển khoa học (科学发展观视野下人的全面
发展研究) (Nxb. Thế giới, 2012), tác giả Yi Dong (易东) cho rằng nhân tài có vai
trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê của Tổng cục
Thống kê Nhà nước Trung Quốc năm 2010, nhân tài đóng góp 26,6% cho tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc. Tác giả cho rằng đây là thành quả to lớn trong
chiến lược “Nhân tài làm phồn vinh đất nước”, cũng thể hiện tư tưởng mục tiêu
phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, những thành quả này còn cách xa so
với mục tiêu về phát triển con người toàn diện mà hệ thống lý luận chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc, đặc biệt là “quan điểm phát triển khoa học” đã đưa ra.
Cuốn Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và sự phát triển toàn diện
của con người (中国特色社会主义与人的全面发展) (Nxb. Khoa học xã hội
Trung Quốc, 2016) của tác giả Ren Guozhong, Li Bingqing, Zhong Aiping (任
国忠,李丙清,仲爱萍). Các tác giả cho rằng: Lý luận của Mác về phát triển
con người toàn diện là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, lý luận này thống nhất với lý luận phát triển xã hội, tạo nên chỉnh thể
lý luận của quan điểm duy vật lịch sử. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã Trung
Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện, coi đây là nguyên
tắc quan trọng trong chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Ở
phần thực tiễn phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc, đóng góp của
nghiên cứu này là phân tích được mối quan hệ giữa sự phát triển toàn diện của
27

con người với sự thay đổi quan niệm giá trị trong xã hội đương đại, sự cấu
thành phương thức sống đương đại và đời sống tinh thần của người Trung Quốc
đương đại.
Sách trắng Sự phát triển tiến bộ của sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc sau
40 năm cải cách mở cửa (改革开放 40 年中国人权事业的发展进步) của Văn
phòng thông tin Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 2018. Tổng
kết thành tựu của Trung Quốc về nhân quyền sau 40 năm cải cách mở cửa, “Sách
trắng” khẳng định: Kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm là ý tưởng hạt nhân của sự
nghiệp nhân quyền; nhân dân là động lực căn bản thúc đẩy tiến bộ của lịch sử; cần
kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm, làm cho nhân dân có cuộc sống tốt đẹp là tâm
nguyện ban đầu và mục tiêu rõ ràng của sự nghiệp cải cách mở cửa ở Trung Quốc;
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc xuất phát từ lợi ích của
nhân dân, đưa ra con đường cải cách, hoạch định các bước đi của cải cách; nhân
dân quan tâm điều gì, mong muốn điều gì, cải cách sẽ đáp ứng điều đó, thúc đẩy
điều đó.
Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, Sách trắng Mưu cầu hạnh phúc cho
nhân dân: 70 năm phát triển sự nghiệp nhân quyền của Trung Quốc mới (为人民
谋幸福:新中国人权事业发展 70 年) (Nxb. Nhân Dân, 2019). Sách trắng đưa ra
các con số cụ thể về tất cả các tiêu chí nhân quyền để đi đến khẳng định: 70 năm
từ khi Trung Quốc mới thành lập, trình độ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi
trường của nhân dân không ngừng nâng lên, các tiêu chí về nhân quyền được nâng
lên một cách toàn diện.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hạn chế của phát
triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:
Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến: Nguyễn Xuân Cường, “Trung
Quốc với việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu
28

Trung Quốc (2006); Đỗ Tiến Sâm, “Trung Quốc với quy hoạch quốc gia về phát
triển văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2007), Nguyễn Văn Vượng,
“Trung Quốc trên con đường cải cách, mở cửa và hội nhập nhìn từ dòng chảy lịch
sử”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2009), Phùng Thị Huệ, “Trung Quốc xây
dựng toàn diện xã hội khá giả: Quan điểm, giải pháp và thực trạng”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc (2015), Nguyễn Xuân Cường, “Trung Quốc: Nhìn lại quá
trình 40 năm cải cách, mở cửa”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (2018).
Nghiên cứu những hạn chế trong phát triển con người toàn diện, các công
trình nêu ra một số những khó khăn, tác động đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng
toàn diện xã hội khá giả, trong đó có mục tiêu phát triển con người toàn diện, đó là
tình trạng bất bình đẳng xã hội: tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng
miền, giữa thành thị với nông thôn và giữa các tầng lớp nhân dân, sự phân cực trong
các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, nhất là giữa thành thị và nông thôn; vấn đề ô
nhiễm môi trường; vấn đề nông nghiệp, nông thôn… Những tình trạng này đã trở
thành lực cản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đòi
hỏi Trung Quốc phải hết sức gắng gỏi, khống chế các vấn đề tồn đọng và nhân rộng
thành tựu để đảm bảo mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:
Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, mặc dù Trung Quốc đã đạt được
nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có phát triển con người toàn diện,
tuy nhiên, phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế, vẫn tồn tại sự khác biệt tương đối lớn giữa thực trạng với mục tiêu phát
triển của con người theo tư tưởng của Mác và Ăng-ghen; còn rất nhiều vấn đề phải
hoàn thiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo ra cơ hội và
không gian cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người. Có thể kể đến các
công trình nghiên cứu tiêu biểu đề cập đến hạn chế trong phát triển con người toàn
diện ở Trung Quốc sau đây:
Bài viết “Thách thức và đối sách nhằm thúc đẩy phát triển con người
toàn diện” (促进人的全面发展的挑战与对策) của tác giả Chen Shaoxu (陈绍
29

徐) đăng trên Học báo Học viện sư phạm Đường Sơn (2006). Nghiên cứu cho
rằng, vấn đề mà Trung Quốc gặp phải trong quá trình thúc đẩy phát triển con
người toàn diện là: khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, điều kiện vật chất
phục vụ cho sự phát triển tự thân của con người không cân bằng; trong quá trình
cải cách doanh nghiệp nhà nước, số người thất nghiệp ngày càng tăng, làm cho
một bộ phận người dân mất đi cơ hội lao động sản xuất; sự gia tăng của các sản
phẩm kém chất lượng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mệnh của
người dân.
Tác giả Ju Bailei (鞠佰蕾) với bài viết “Nghiên cứu vấn đề phát triển con
người toàn diện ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” (我国现阶段人的全面发
展问题研究) đăng trên Học báo Đại học Thanh Đảo (2014). Tác giả cho rằng trong
tiến trình lịch sử xây dựng xã hội khá giả toàn diện của Trung Quốc, trong thực hiện
nhiệm vụ lịch sử vĩ đại hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển con người
toàn diện vẫn chưa được coi trọng một cách đầy đủ; tố chất văn minh, trình độ đạo
đức của nhân dân Trung Quốc vẫn cần được nâng lên so với mức độ phát triển kinh
tế; cơ cấu về nhu cầu, quan hệ giao tiếp, cơ cấu kỹ năng của người dân cũng cần được
hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt sức khỏe và tính mệnh của con người càng cần được bảo
đảm.
Tác giả Zhang Lipeng (张立鹏) với bài viết “Nghiên cứu những nhân tố
xã hội kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người Trung Quốc đương đại”
(当代中国人的全案发展社会制约因素研究), đăng trên Tạp chí Phía trước
(2014). Bài viết chỉ ra những nhân tố xã hội kìm hãm sự phát triển toàn diện
của con người Trung Quốc đương đại bao gồm: giai đoạn con người phụ thuộc
vào vật chất chưa kết thúc, giai đoạn phát triển tự do hài hòa chưa hình thành,
điều kiện sản xuất xã hội kiểu mới chưa hoàn toàn được xác lập. Nguyên nhân
là do Trung Quốc hiện nay và một thời gian dài sắp tới vẫn ở giai đoạn đầu của
chủ nghĩa xã hội, tuy nhiên trong thực tiễn xã hội vẫn còn hiện tượng theo đuổi
vật chất mà xem nhẹ sự phát triển toàn diện của con người, xa rời ý nghĩa bản
chất của “quan điểm phát triển khoa học” mà cốt lõi là lấy con người làm gốc.
30

Tác giả cho rằng hiện tượng này vừa có nguyên nhân khách quan là do hạn chế
của yếu tố sản xuất vật chất xã hội trong quá trình phát triển, cũng có nguyên
nhân chủ quan là do nhân tố khác biệt của mỗi cá thể.
Bài viết “Nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trong phân công
xã hội hiện nay” (当代社会分工中人的全面发展问题探索) của tác giả Liu
Yanxin (刘艳新), Tạp chí Nghiên cứu lý luận (2016). Tác giả xuất phát từ góc độ
phân công trong xã hội đương đại để chỉ ra những tồn tại trong phát triển con
người toàn diện ở xã hội đương đại. Nghiên cứu cho rằng, phân công xã hội thúc
đẩy sự phát triển của lịch sử nhân loại, sự phát triển toàn diện của con người in
đậm trong dấu tích của phân công xã hội; trước phân công xã hội phức tạp và mới
mẻ hiện nay, sự phát triển toàn diện của con người phải đối mặt với những vấn đề
mới. Các đặc điểm mới đa dạng, phức tạp của phân công xã hội hiện nay khiến sự
phát triển toàn diện của con người gặp phải những vấn đề khó khăn như: sự phát
triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến đời sống con người,
khoảng cách giàu nghèo lớn, sự khác biệt về nghề nghiệp, sự khác biệt giữa các
nhóm người.
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, trong lĩnh vực nghiên cứu về quan điểm triết học Mác về phát triển con
người toàn diện, các công trình đã phân tích được nội dung của phát triển con người
toàn diện theo quan điểm chủ nghĩa Mác, cụ thể là: (1) Phát triển con người toàn diện
là phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người. (2) Phát triển con
người toàn diện là phát triển toàn diện cá tính của con người. (3) Phát triển con người
toàn diện là phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người.
Hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện đã thể hiện được những nội dung
chủ yếu sau: (1) Các công trình đã nêu được một số luận điểm chủ yếu về phát triển
con người toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua quan điểm của các
31

hạt nhân lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ. (2) Các công trình đã chỉ ra được tư
tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối trên cơ sở vận dụng tư tưởng của chủ
nghĩa Mác về con người và phát triển con người toàn diện.
Ba là, những công trình liên quan đến thực trạng phát triển con người toàn
diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã phân tích,
chỉ ra được thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong phát triển con người toàn
diện ở Trung Quốc. Về thực trạng phát triển con người toàn diện, các công trình
đã chỉ ra tương đối đầy đủ những thành tựu phát triển con người trên các phương
diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường. Về hạn chế trong phát triển con
người toàn diện ở Trung Quốc, các công trình chủ yếu đề cập đến những hạn chế trên
phương diện xã hội và môi trường.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển con
người toàn diện đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cũng đang đặt ra
những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Một là, chưa có nhiều công trình xuất bản bằng tiếng Việt liên quan đến
quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện, do
đó chưa thấy được cái nhìn toàn diện, khách quan về quá trình “Trung Quốc hóa
chủ nghĩa Mác” từ góc nhìn của các học giả Việt Nam.
Hai là, số lượng công trình xuất bản bằng tiếng Trung Quốc tuy phong phú
hơn, song các nghiên cứu cũng chưa phân tích một cách có hệ thống kết quả sự
vận dụng và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tư tưởng chủ nghĩa
Mác về phát triển con người toàn diện.
Ba là, nghiên cứu của các học giả về vấn đề phát triển con người toàn diện
phần lớn mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá chung chung, thiếu những
luận chứng, luận cứ cụ thể, sinh động nên rất khó hình dung đầy đủ về vấn đề
phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc.
Bốn là, các công trình đi trước chưa chỉ ra được những kinh nghiệm của Trung
32

Quốc về phát triển con người toàn diện để gợi mở cho Việt Nam trong quá trình giải
quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến phát triển con người toàn diện hiện nay.
Tình hình đó càng thôi thúc nghiên cứu sinh thực hiện luận án này. Trong
quá trình thực hiện, luận án sẽ hướng vào việc tập trung nghiên cứu những thành
tựu về lý luận của Trung Quốc trong việc vận dụng, bổ sung và phát triển quan điểm
triết học Mác về phát triển con người toàn diện, phù hợp với đặc điểm tình hình của
Trung Quốc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; nghiên
cứu để chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát triển con người
toàn diện của Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc; thông qua các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc,
tham chiếu vào tình hình của Việt Nam để đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
33

Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN
DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

2.1. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC MÁC - CƠ SỞ CHO TƯ TƯỞNG


PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
TRUNG QUỐC
2.1.1. Khái quát các tác phẩm của chủ nghĩa Mác trình bày về phát
triển con người toàn diện
Triết học của chủ nghĩa Mác là thành tựu phát triển đến đỉnh cao không chỉ
trong lịch sử tư tưởng triết học; mà đồng thời còn là thành tựu vĩ đại trong sự phát
triển trí tuệ nhân loại. Với tư cách là hạt nhân trong triết học, quan điểm về con người
nói chung bao hàm trong đó quan điểm về sự phát triển con người toàn diện, đã được
hình thành cùng với sự ra đời của triết học Mác. Đặc biệt, về giá trị thực tiễn, những
thành tựu của triết học Mác, trong đó với hệ thống quan điểm về con người và phát
triển con người toàn diện, đã trở thành cơ sở lý luận chỉ đạo thực tiễn trong việc tạo
ra bước ngoặt cho sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, đánh dấu bằng cuộc
cách mạng Tháng Mười vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển con người
con người toàn diện từ hơn một thế kỷ nay. Cần phải nhấn mạnh rằng, ngay từ đầu,
trong quan điểm của Mác về con người đã luôn hướng tới mục tiêu để “con người
chiếm hữu bản chất toàn diện của mình một cách toàn diện, nghĩa là như một con
người toàn vẹn” [21, tr.172]. Việc kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay ở các nước xã hội chủ nghĩa
đã đem lại những thành tựu to lớn trong sự phát triển của mỗi nước, và nổi bật trong
đó cũng chính là những thành tựu về sự phát triển con người, không chỉ với tư cách
là những cá nhân con người, mà hơn nữa là toàn thể nhân dân.
Trong các tác phẩm kinh điển của Mác như: Góp phần phê phán triết học
pháp quyền của Hê-ghen; Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; Tình cảnh giai cấp
34

công nhân Anh, Hệ tư tưởng Đức; Sự khốn cùng của Triết học; Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản; các Bản thảo kinh tế; Tư bản… là những tác phẩm quan trọng
đánh dấu các giai đoạn chuyển từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy
vật; và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa, trong
đó quan điểm về con người và về sự giải phóng, phát triển con người toàn diện
chính là nội dung chủ yếu phản ánh sự phát triển của triết học Mác. Sự phát triển
quan điểm trong tác phẩm của Mác cùng với Ăng-ghen nói trên đã thể hiện sự phát
triển một hệ thống các quan điểm về con người và phát triển con người toàn diện.
Bởi vậy, để nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện cần
liên hệ các tác phẩm trên thành một chỉnh thể, không thể chỉ thông qua một tác
phẩm riêng lẻ để đưa ra kết luận đầy đủ hay khẳng định về bản chất cách mạng và
khoa học trong thuyết này.
Có thể thấy, tư tưởng về con người nói chung và tư tưởng phát triển con
người toàn diện được thể hiện từ trong các tác phẩm giai đoạn hình thành chủ nghĩa
Mác, trong đó tiêu biểu có tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen.
Trong tác phẩm này, thông qua sự phê phán quan điểm duy tâm của Hê-ghen về
nhà nước và pháp quyền, Mác đã từng bước khẳng định về lập trường duy vật trong
các tiếp cận nghiên cứu về con người, để chỉ ra bản chất của nhà nước, và chế độ
chính trị, hoàn toàn không phải bị quy định bởi sự tự ý thức của ý niệm tuyệt đối,
hay thuộc về vai trò chủ thể của bởi “tính cá thể đặc thù”, của “"người trời" chân
chính, thành hiện thân chân chính của ý niệm” [16, tr.341]. Phê phán quan điểm
của Hê-ghen về sự hiện thân của nhà nước từ ý niệm, Mác đã chỉ ra bản chất của
con người cũng như cái quy định cho bản chất của con người từ chính hiện thực
của quá trình hình thành “cá tính” hay “nhân cách” [personality]; “tính cá thể đặc
thù” [the particular individual]… với “phẩm chất xã hội của họ” [the light of their
social] [16, tr.337 và 164, tr.21]. Trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền
của Hê-ghen”, mặc dù cũng xuất phát trực tiếp từ vấn đề nhà nước và pháp quyền,
song Mác đã chỉ ra bản chất con người hiện thực “bằng xương bằng thịt”[ 16, tr.
336], được thể hiện cụ thể ở mỗi cá nhân có “cá tính”, hay con người với “tính cá
35

thể đặc thù” [particular individual] [16, tr. 337 và 164, tr.21], để từ những quan
điểm này, Mác đã đặt nền tảng cho sự phát triển tiếp theo về con người, về sự giải
phóng con người và phát triển con người toàn diện, chính là sự giải phóng và phát
triển toàn diện “nhân cách” và “cá tính” gắn với chính những con người hiện thực
ấy. Như Mác đã khái quát và chỉ rõ: “Nhân cách [personality] không có con người
thì cố nhiên là một điều trừu tượng; nhưng cũng chỉ trong sự tồn tại loài của mình,
chỉ với tính cách là những con người thì người mới là ý niệm hiện thực của nhân
cách [as the persons]” [16, tr.345 và 164, tr.27]. Đặc biệt, việc chỉ ra bản chất của
con người hiện thực ấy với nhân cách và cá tính đã được Mác xác định với tư cách
là tính quy định của chủ thể xã hội hiện thực, trên cơ sở chỉ rõ: “với tính cách là
con người, là "chủ thể", thì dĩ nhiên là tồn tại dưới dạng số đông người, số đông
chủ thể”[16, tr.341]. Nói cách khác, tính đa dạng của từng cá nhân, hay mỗi chủ
thể trong số đông ấy, lại được phản ánh trong sự hình thành “cá tính” và “tính chủ
quan” được thể hiện “với tính cách là ý chí loài” [16, tr.405] chung của con người
số đông. Ở điểm này, Mác chỉ rõ: “không một cá nhân riêng lẻ nào lại có thể choán
hết toàn bộ lĩnh vực của cá tính, không một chủ thể riêng lẻ nào lại có thể choán
hết toàn bộ lĩnh vực của tính chủ quan” [16, tr.341]. Đây là điểm then chốt đánh
dấu sự phát triển trong quan điểm của Mác đi từ con người trừu tượng đến con
người hiện thực.
Sâu sắc hơn nữa trong cách nhận thức để phủ nhận về con người trừu tượng
trong tác tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”, Mác đã phân
chia chỉ ra từng phương diện về tồn tại của con người trong “đời sống hiện thực”, ở
đây gồm có “con người chính trị và con người hiện thực, giữa con người hình thức
và con người vật chất, giữa nhân cách phổ biến và nhân cách cá thể, giữa con
người và con người xã hội” [16, tr.477]. Tuy nhiên, cùng với những quan điểm
nêu trên cho thấy, việc hướng tới nghiên cứu về con người của Mác, không phải
chỉ dừng lại ở con người cụ thể, con người cá nhân mà là số đông con người – là
nhân dân. Trong “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”, “con người hiện
thực” và “nhân dân hiện thực” [16, tr.349] là cùng nghĩa, với tư cách là chủ thể
36

của “chế độ nhà nước” hiện thực, địa bàn cho sự phát triển con người trong chế
độ nhà nước hay trong chế độ chính trị của xã hội công dân, để thực hiện “chủ
quyền của nhân dân”. Có thể thấy, trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền
của Hê-ghen” xuất phát trong việc nêu ra bản chất con người hình thành trong chế
độ chính trị, chế độ nhà nước hình thành từ xã hội công dân, và quy định bởi chế độ
sở hữu tư nhân, Mác đã làm rõ về “con người hiện thực” – “con người cá nhân”
trong biện chứng với “con người số đông” tức là “nhân dân hiện thực”. Những quan
điểm về con người với tư cách là chủ thể bị quy định bởi cá tính và nhân cách; hay
quan điểm về giải phóng và phát triển toàn diện con người không chỉ không chỉ
với tư cách là cá nhân mà còn với tư cách là “nhân dân, tiếp tục được phát triển
trong các tác phẩm sau này.
Từ những tiền đề trong nghiên cứu về bản chất con người, và để luận chứng
cho cơ sở đi đến giải phóng và phát triển toàn diện con người, trong tác phẩm “Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844”, cũng xuất phát từ những tiền đề và quan điểm
nêu trên, song đặt con người hiện thực – tồn tại người – “cá tính” [individual
being][19, tr.172 và 164, tr.300], bị quy định bởi “Mối quan hệ có tính chất người
của con người với thế giới” đồng thời “tồn tại một cách trực tiếp như những khí
quan xã hội” [19, tr.172 và 164, tr.300] , vào trong điều kiện của chế độ sở hữu tư
nhân, Mác đã tiếp tục đi sâu trong việc chỉ ra bản chất con người hiện thực của từ
sự khắc phục sự hạn chế của quan điểm triết học trước đó khi đã trừu tượng hoá bản
chất con người, để khẳng định: “Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên” và “Với
tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó
được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự
nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm
và năng lực, dưới hình thức năng khiếu; và mặt khác, với tính cách là thực thể
tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng” [19, tr.232]. Cũng từ nghĩa đó, Mác
tiếp tục đi sâu tìm hiểu con người như một chỉnh thể hiện thực –“cá tính”
(individuality) [19, tr.232 và 164, tr.301], đặt vào điều kiện của chế độ sở hữu tư
nhân trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
37

Tuy nhiên, cũng trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, một điểm
nổi bật trong quan điểm của Mác về con người đã được đặt vào trong điều kiện của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đưa ra khái niệm về con người hiện thực
đã bị biến thành hàng hoá – con người hàng hoá – con người, một thứ “hàng hoá
có ý thức”, Mác chỉ rõ:
Nền sản xuất sản sinh ra con người không chỉ với tính cách là hàng
hoá, không chỉ với tính cách là con người hàng hoá, con người với sự
quy định của hàng hoá; nó sản xuất ra con người theo sự quy định ấy,
như là một thực thể mất tính chất người cả về mặt tinh thần lẫn thể xác.
- Tính vô đạo đức, sự biến chất, sự đần độn của cả công nhân lẫn nhà tư
bản. - Sản phẩm của nền sản xuất đó là hàng hoá có ý thức và có hoạt
động độc lập,... là con người hàng hoá...[19, tr.49]
Từ xuất phát điểm trên, Mác đã coi lịch sử phát triển con người là lịch sử tha
hóa và phục hồi lại “cá tính” hay “nhân cách”, trên cơ sở học thuyết về “tha hóa lao
động”, mà trước hết là quá trình “đối tượng hoá” thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể
người với quá trình “đối tượng hoá” của “cá tính” vừa với tư cách là tồn tại người,
vừa với tư cách là con người chỉnh thể hiện thực, trong “Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844”, Mác đã xác lập một tiền đề lý luận mới, cung cấp một xuất phát điểm
mới và gợi ý về mặt tư tưởng cho việc khảo sát vấn đề này. Để khắc phục quan điểm
duy tâm khi xem xét về cá tính, cũng như nhân tính đó của con người, trong “Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844” Mác đã không xuất phát từ cá tính để khảo sát
lao động, mà ngược lại đã xuất phát từ lao động để khảo sát sự phát triển của cá
tính, và đồng thời cũng xuất phát từ lao động để khảo sát xã hội, và hơn nữa, cũng
từ đây để tập trung tìm kiếm những đặc điểm lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với
con người của quá trình lao động đích thực của quá trình “hiện thực của những lực
lượng bản chất của con người”[19, tr.174].
Hơn nữa, nhằm để chỉ ra tính hạn chế của lao động trong phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, trong tác phẩm này, một mặt Mác khẳng định, lao động là
38

“hoạt động tự do, có ý thức” [20, tr.136] của con người, song mặt khác Mác cũng
đồng thời cho biết, trong điều kiện của chế độ tư hữu thì lao động của con người đã
biến thành “lao động bị tha hóa”, khi kết quả của lao động, cái được “đối tượng
hoá” thống trị lại con người, làm biến dạng cá tính, giá trị của chính con người. Về
điều này, Mác đã chỉ rõ, trong điều kiện thống trị của chế độ tư hữu:
Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít;
anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, càng bị
mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què
quặt; vật do anh tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với
người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân càng ốm yếu;
công việc của anh ta làm càng phức tạp thì bản thân anh ta càng trống rỗng
về trí tuệ và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên [19, tr.131].
“Trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự
thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, tư do của con người, người lao động
đã biến thành ‘sự nô dịch hoàn toàn cá tính bởi những điều kiện xã hội mang
hình thái các lực lượng vật chất.” [19, tr.272] Như vậy, để “con người chiếm
hữu bản chất toàn diện của mình một cách toàn diện, nghĩa là như một con
người toàn vẹn” [19, tr.172], thì phải thực hiện thắng lợi một quá trình đấu
tranh của các mặt mâu thuẫn giữa cái “văn hoá” với sự “vật hoá”; giữa cái
“toàn vẹn” và sự “què quặt”; giữa cái “nhân tính” với cái “phi nhân xa lạ”
[19, tr.172]… của con người trong quá trình lao động hoàn thiện bản chất
người.
Trong quan điểm của Mác, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa cộng sản, với
những thành quả của chủ nghĩa cộng sản đạt đến trình độ cao, đặc biệt là khi chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bị xóa bỏ, thì khi đó mới có thể xóa bỏ
tính chất tha hóa của lao động, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện,
mà trước hết là trở về đúng với con người mà “cá tính” trong quá trình “đối tượng
hoá” không bị trở thành bị “nô lệ của vật được tạo ra đó” [19, tr.40]. Mặc dù trong
tác phẩm không xuất hiện đầy đủ cụm từ “phát triển con người toàn diện”, song
39

như trên đã nêu với mục tiêu đưa “con người chiếm hữu bản chất toàn diện của
mình một cách toàn diện, nghĩa là như một con người toàn vẹn” [19, tr.172], đã cho
thấy việc Mác đặt tiền đề cho lý luận về phát triển con người toàn diện. Song mục
tiêu không chỉ đối với con người cá nhân, mà là với toàn thể nhân dân, trong một
điều kiện thực sự: “cung cấp tự do chính trị cho nhân dân, …đập tan xiềng xích
của xã hội công dân, …liên kết các thế giới làm một, …sáng tạo ra nền thương
nghiệp nhân đạo, đạo đức trong sạch, sự giáo dục phong nhã; thay cho những nhu
cầu thô lỗ”[19, tr.154].
Trên cơ sở tiếp tục phát triển quan điểm về mục tiêu để giành lại “bản chất
toàn diện” của con người bị “tha hoá” trong điều kiện của chế độ tư hữu mà tác
phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” đã nêu, đến tác phẩm “Hệ tư tưởng
Đức”, Mác và Ăng-ghen đã tiếp tục trình bày một cách hệ thống thế giới quan của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong tác phẩm này,
với quan niệm về con người là trung tâm của thế giới quan ấy, Mác và Ăng-ghen
đã tiếp tục bổ sung quan điểm về điều kiện cho sự phát triển con người toàn diện.
Trước hết, Mác và Ăng-ghen đã làm rõ hơn nữa về bản chất “con người” trong sự
phát triển toàn diện của con người, đó là đặc trưng lao động thực tiễn, có tính xã
hội, có tính lịch sử và có tính cách mạng, mà như vậy là luôn bị quy định bởi
phương thức sinh sống của họ, trong đó sự phát triển của mỗi cá nhân trước hết
quan hệ trực tiếp với điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ. Mác và Ăngghen
khái quát:
Phương thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần
thiết cho mình, phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những tư liệu
sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra. Không nên
nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái
sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương
thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định
của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ.
Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy. Do đó họ là như
40

thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng
như với cách họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó
phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ. [17, tr.30]
Không chỉ nhấn mạnh sự phát triển của con người trong mối quan hệ với tự
nhiên, Mác và Ăngghen cũng đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ của con người
trong cộng đồng xã hội. Các nhà kinh điển chỉ rõ: “Chỉ có trong cộng đồng cá
nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những
năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do
cá nhân”[17, tr.108].
Tuy nhiên, cái “cộng đồng” mà các nhà kinh điển nêu trên, phải được hiểu
là “cộng đồng” đã thủ tiêu được lao động làm cho cá tính của con người, nhất là
người vô sản bị tha hoá, bị biến dạng, Mác và Ăngghen chỉ rõ:
“Mâu thuẫn giữa cá tính của người vô sản riêng lẻ và những điều
kiện sinh sống mà anh ta phải chịu nhận, tức là lao động, bây giờ trở thành
hiển nhiên đối với bản thân anh ta… những người vô sản muốn tự khẳng
định là những con người, phải thủ tiêu điều kiện tồn tại từ trước tới nay của
chính họ, đồng thời cũng là của mọi xã hội từ trước tới nay, có nghĩa là phải
thủ tiêu lao động. Vì vậy họ đối lập trực tiếp với hình thức mà trong đó từ
trước tới nay những cá nhân hợp thành xã hội vẫn biểu hiện mình như một
chỉnh thể, tức là đối lập với nhà nước, và họ phải lật đổ nhà nước để khẳng
định bản thân là những cá nhân con người” [17, tr.112].
Cũng trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăng-ghen còn phân tích
nội hàm và thước đo căn bản cho sự phát triển toàn diện của con người. Hai ông
cho rằng, con người phát triển toàn diện chủ yếu bao gồm sự phát triển toàn diện
về nhu cầu, về quan hệ xã hội, về năng lực và về cá tính của con người. Chính hoạt
động tự chủ và cá tính của con người là thước đo căn bản đối với sự phát triển toàn
diện của con người. Hơn nữa, Mác và Ăng-ghen đã luận giải điều kiện và con
đường để thực hiện phát triển con người toàn diện, rằng:
“Chúng ta cũng đã chỉ ra rằng chế độ tư hữu chỉ có thể bị xoá bỏ trong
điều kiện cá nhân được phát triển toàn diện (N.T.T.H. nhấn mạnh), bởi vì những
41

hình thức giao tiếp và lực lượng sản xuất hiện có là toàn diện, và chỉ những cá
nhân được phát triển toàn diện mới có thể chiếm hữu được chúng, nghĩa là mới
có thể biến chúng thành hoạt động sống tự do của mình” [17, tr.643 - 644].
Một lần nữa, theo quan điểm của Mác có thể nhấn mạnh, chỉ khi xóa bỏ
được những lao động kìm hãm cá tính của con người, xóa bỏ được phân công kiểu
cũ và chế độ tư hữu, thay vào đó thực hiện hình thức “tập thể”, thì khi đó mới có
thể thực hiện phát triển con người toàn diện.
Từ “Hệ tư tưởng Đức” đến “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là thời kỳ
lý luận phát triển con người toàn diện của Mác sơ bộ được hình thành và có được
những bước phát triển ban đầu. Trong giai đoạn này, thế giới quan chủ nghĩa duy
vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoa học đã hình thành và những thành quả ban đầu
có được từ người sáng lập ra chủ nghĩa Mác khi nghiên cứu về kinh tế học chính
trị đã đặt nền tảng vững chắc cho lý luận phát triển con người toàn diện.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ph.Ăng-ghen đã nêu rõ:
“Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ
xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
phát triển tự do của mọi người” [18, tr.628]. Với quan điểm này cho thấy, theo
Mác, xã hội cộng sản chủ nghĩa là liên hợp của những người tự do, coi sự phát
triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân là nguyên tắc cơ bản. Mỗi cá thể trong
liên hợp này độc lập, tự chủ, tự do, toàn diện, sự tôn nghiêm và giá trị của mỗi cá
thể đáng được tôn trọng và bảo vệ. Sự phát triển con người toàn diện là mục tiêu
lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản và nguyên tắc cơ bản của xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Quan điểm này đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngày càng chín
muồi của lý luận phát triển con người toàn diện.
Cũng trên cơ sở của những quan điểm lý luận trên, Mác và Ăngghen tiếp
tục nhấn mạnh đến đặc điểm về điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, với sự thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, tự do của con người, người lao
động đã biến thành “sự nô dịch hoàn toàn cá tính bởi những điều kiện xã hội mang
hình thái các lực lượng vật chất”[20, tr.272], để tiếp tục đi sâu trong những quan
42

điểm về giải phóng và phát triển con người toàn diện không chỉ từ bản thân con
người, mà còn từ điều kiện tồn tại và điều kiện sống của con người.
Từ những quan điểm trước đó, đến Bộ “Tư bản” đã đánh dấu sự chín muồi
của lý luận chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện trong quá trình phát
triển của lịch sử loài người như một quá trình lịch sử tự nhiên. Như vậy, xuất phát
từ quan hệ giữa con người với xã hội, đặc biệt ở đây, xuất phát từ sự tiếp cận trực
tiếp trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác và Ăng-ghen
đã tập trung vào quan hệ giữa “tư bản và lao động ở đây có quan hệ với nhau với
tư cách là tiền và hàng hoá” [20, tr.463] để chỉ ra cơ sở cho sự giải phóng và phát
triển con người. Chính từ góc độ diễn biến lịch sử để chỉ ra tình trạng phát triển
của con người trong các hình thái xã hội, nhất là trong hình thái kinh tế tư bản chủ
nghĩa, thông qua việc phân tích quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông
đã tìm ra được quy luật nội tại quá trình vận hành của kinh tế tư bản chủ nghĩa -
quy luật giá trị thặng dư, đồng thời, trong thời gian lao động thặng dư đã tìm ra
điều kiện để phát triển con người toàn diện - thời gian tự do. Trên cơ sở đó, Mác
và Ăng-ghen đã trình bày một cách toàn diện nội hàm và tính lịch sử, tính tất yếu
của vấn đề phát triển con người toàn diện, bảo đảm con đường và điều kiện để
phát triển con người toàn diện, đã xác lập nên hệ thống khoa học về học thuyết
phát triển con người toàn diện, trên cơ sở “tạo ra những yếu tố vật chất để phát
triển tính cá nhân (cá tính) phong phú, tính cá nhân ấy trong sản xuất cũng như
trong tiêu dùng”[20, tr.463].
Mác và Ăng-ghen dành cả đời quan tâm đến sự sinh tồn và phát triển của
con người trong hiện thực. Theo cách lý giải của chủ nghĩa Mác, có thể nói phát
triển con người toàn diện là sợi dây xuyên suốt tư tưởng vì con người của ông.
Trên cơ sở thừa nhận quy luật khách quan của phát triển xã hội, Mác đã luận chứng
và thiết kế phương án phát triển con người toàn diện, từ đó thoát khỏi cạm bẫy
nhân tính trừu tượng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đối với triết học cổ điển Đức, các ông đã kế thừa có phê phán tư tưởng tính
quy luật của sự phát triển lịch sử, hay tư tưởng yêu cầu cá thể phải hy sinh cho sự
phát triển của loài trong tiến trình phát triển lịch sử, tư tưởng phân công dẫn đến
43

con người phát triển phiến diện, cho đến tư tưởng xóa bỏ đối kháng giữa cá thể và
loài trong xã hội lý tưởng tương lai mà vì thế cá tính con người có được phát triển
toàn diện. Bởi vậy có thể nói, tư tưởng của Mác mang trong mình tính khoa học,
tính hiện thực và tính cách mạng, thể hiện mối quan tâm và suy tư sâu sắc đối với
con người. Tư tưởng tự do và phát triển toàn diện của mỗi một con người là bản
chất và hạt nhân chủ nghĩa Mác. Tự do và phát triển toàn diện của mỗi một con
người không chỉ là trạng thái sinh tồn lý tưởng mà Mác và Ăng-ghen đã mô tả, Mác
và Ăng-ghen còn coi nó là cơ sở giá trị của phong trào cộng sản.
Mác coi trọng phát triển xã hội và phát triển lực lượng sản xuất, mà trong
đó bản thân con người là bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất, và đồng thời
thể hiện vai trò chủ thể trong đó. Mác cũng hết sức quan tâm đến sự phát triển toàn
diện của con người, đồng thời nhấn mạnh đến quan hệ thống nhất biện chứng giữa
phát triển xã hội với phát triển con người. Nếu như nói lực lượng sản xuất xã hội
là thước đo đánh giá mức độ phát triển cao hay thấp của xã hội, thì sự phát triển
toàn diện của con người sẽ là thước đo giá trị đánh giá mức độ bền vững của một
xã hội phát triển. Xa rời tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của con
người, lực lượng sản xuất sẽ chỉ còn lại cái vỏ bọc vật chất lạnh lẽo không chút
sức sống. Con người cụ thể, thực tiễn, có cá tính là giá trị và ý nghĩa mà lý thuyết
phát triển con người toàn diện của Mác muốn nhấn mạnh. Khác với thần học, triết
học tư biện, nhân văn học cũ, Mác khi bàn về phát triển con người toàn diện chưa
từng đứng trên dự báo có tính tiên nghiệm của một lý thuyết nào, chưa từng đơn
thuần nhằm vào con người mang tính kinh tế, mang tính xã hội trừu tượng nào,
tiền đề nghiên cứu của Mác là con người hiện thực, “Những tiền đề ấy là những
con người, không phải những con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định
tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển
hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện
nhất định” [17, tr.38]. Như vậy, chính đời sống hiện thực là nơi bắt đầu hoạt động
thực tiễn và quá trình thực tiễn sự phát triển của con người. Cá nhân hiện thực
theo đuổi hoạt động thực tiễn và phát triển bản thân mình trong hoạt động thực
44

tiễn. Hoạt động xã hội về bản chất là thực tiễn, mà thực tiễn lại là phương thức tồn
tại của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn con người cải tạo xã hội, sáng
tạo ra các mối quan hệ xã hội đã thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời, bản thân
con người cũng được cải thiện, hoàn thiện và phát triển.
Có thể thấy rằng, tư tưởng phát triển con người toàn diện của Mác xuất phát
từ con người hiện thực, đánh giá mức độ phát triển con người và xã hội dựa trên
sự chung sống, cân bằng, hài hòa giữa chủ thể và khách thể, bên cạnh đó, khám
phá ra động lực, điều kiện, con đường phát triển của con người trong sự tác động
qua lại giữa chủ thể và khách thể, chỉ ra được bản chất con người và tính tất yếu
lịch sử của phát triển con người toàn diện, bởi vậy mà lý thuyết phát triển con
người toàn diện trở thành lý thuyết khoa học về con người hiện thực và sự phát
triển trong lịch sử của nó.
Trọng tâm nội dung khái niệm phát triển con người toàn diện của Mác
không phải là “con người” hay “toàn diện”, mà là “phát triển”. Trong khái niệm
“phát triển con người toàn diện”, quan trọng nhất cũng là “phát triển”; “con người”
và “toàn diện” chỉ là quy phạm và đối tượng của “phát triển”, giải quyết tốt vấn
đề phát triển, nội hàm “con người” và “toàn diện” cũng sẽ dễ dàng được lý giải,
bản chất phát triển con người toàn diện cũng vì vậy mà trở nên rõ ràng. Bản chất
của phát triển con người toàn diện suy cho cùng là do bản chất con người quyết
định, mà bản chất con người lại nằm ở tính xã hội. Vì bản chất của con người là
mối liên hệ xã hội giữa người và người nên trong quá trình thực hiện bản chất của
mình, con người tạo ra, sản sinh ra mối liên hệ xã hội của con người, sản sinh ra
bản chất xã hội mà bản chất xã hội này không phải là một lực lượng trừu tượng
phổ biến nào đó đối lập với từng cá nhân, mà là bản chất của từng cá nhân riêng
lẻ. Tuy sự phát triển của con người là đa tầng, đa vĩ độ, đa phương diện, thế nhưng
bản chất sự phát triển toàn diện chỉ có thể là sự phát triển toàn diện của bản chất
xã hội bị quy định bởi quan hệ xã hội, nhu cầu mang tính xã hội và nhu cầu tinh
thần, tố chất xã hội và tố chất tổng hợp.
Tóm lại, có thể nói rằng, tư tưởng phát triển con người toàn diện của Mác có
45

sự thống nhất cụ thể giữa thực tiễn và lịch sử, con người (xã hội) và tự nhiên, lịch
sử và lôgíc, tổng thể và cá thể, giữa chân, thiện, mỹ, bao hàm cả nội dung liên quan
đến kinh tế, văn hóa và môi trường. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng này đã
khiến học thuyết duy vật lịch sử do Mác và Ăng-ghen sáng lập ra có được nội dung
rộng hơn, sâu sắc hơn và sinh động hơn.
2.1.2. Nội dung tư tưởng phát triển con người toàn diện trong triết
học Mác
Vấn đề phát triển con người toàn diện là một vấn đề xuyên suốt trong quá
khứ và hiện tại. Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà triết học đã đưa ra nhiều cuộc
thảo luận và ý tưởng khác nhau về vấn đề phát triển con người toàn diện. Nhưng
chỉ đến Triết học Mác, tư tưởng này mới được luận giải một cách khoa học. Nội
dung của tư tưởng phát triển con người toàn diện trong triết học Mác bao gồm:
Một là, phát triển toàn diện “cá tính” của con người. Như trong các tác phẩm kinh
điển của Mác và Ăngghen cho thấy, tư tưởng cá tính tự do của các nhà kinh điển mác-
xít được xây dựng trên cơ sở phân tích xã hội hiện thực và phủ định lý luận của
những quan điểm trước đó về bản chất con người một cách trừu tượng, không hiện
thực, để trên cơ sở đó nêu nên quan điểm về tồn tại người – cá tính (individual
being), hay con người chỉnh thể hiện thực – cá tính (individuality). Từ sự khái quát
về sự phát triển toàn diện “cá tính” của con người trên đây, Mác và Ăngghen đã
phát triển quan điểm về con người toàn diện trong chủ nghĩa cộng sản đó là “một
cá nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực [real individual social being]” [19,
tr.171-172 và tiếng Anh tập 3, tr.299]. Quan điểm này cho thấy “cá tính” chính là
cái không chỉ quy định về một con người cá nhân, hay một “con người đặc thù”, mà
quan trọng hơn “cá tính” theo các nghĩa đã nêu, còn là tính quy định về một “thực
thể xã hội” (tồn tại xã hội) [social being] của những cá nhân, hay của những “con
người đặc thù”. Với những quan điểm này về con người mà Mác và Ăngghen nêu
ra cũng là nhằm để phủ định lý luận của chủ nghĩa tự do, đặc biệt là lý luận chủ
nghĩa cá nhân.
Việc phát triển con người toàn diện mà Mác chủ trương trên thực tế chủ
46

yếu là chỉ sự phát triển đầy đủ của con người và năng lực con người được phát
triển trên nhiều phương diện, đó là giai đoạn cao nhất của lịch sử phát triển loài
người. Đánh giá quan điểm của Mác và Ăngghen, tác giả Hu Zhongping (扈中平)
cho rằng, “nếu như không lý giải đúng về phát triển toàn diện sẽ rất dễ dẫn đến
‘tầm thường hóa toàn diện’, nhưng thứ mà phát triển toàn diện thực sự đi tìm chính
là cá tính và sự trác tuyệt” [911]. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, tác giả
luận án cũng cho rằng, phát triển con người toàn diện không có nghĩa là làm cho
con người có thể trở nên toàn năng, thông thạo tất cả mọi thứ, mà chỉ là nhấn mạnh
sự phát triển trên nhiều phương diện của con người, trước hết là để con người được
phát triển đầy đủ năng lực vốn có của mình trong một điều kiện xã hội của con
người, không làm cho con người bị “ngu xuẩn và phiến diện” trong điều kiện lao
động bị “tư bản hoá” [19, tr.173], và để từ đó tạo ra cá tính phong phú và ý nghĩa
quan trọng của chính sự phát triển ấy.
Cá tính con người là thể tổng hợp của các đặc trưng và tính chất đặc thù của
con người (bao gồm tố chất sinh lý và tâm lý, phương thức tư duy và hành vi), làm
cho cá nhân này trở nên khác biệt với cá nhân khác ở tính độc đáo nội tại được biểu
hiện tại đặc trưng phát triển của nó, cá tính độc đáo của một người chứa đựng tính
quy định bản chất xã hội trong tư cách con người cá thể. Sự phát triển cá tính của một
người càng đầy đủ, mức độ xã hội hóa sẽ càng cao, tính độc lập tự chủ, tính tự do và
tự giác, tính tích cực sáng tạo sẽ càng mạnh mẽ, sẽ có thể tự do tham gia các mối
quan hệ xã hội nhiều hơn, bộc lộ và gia tăng thêm tài năng bản thân, từ đó hình thành
nên năng lực toàn diện mà phong phú. Về điều này Mác khái quát:
Cho nên, nếu con người là một cá nhân đặc thù [particular
individual] nào đó và chính tính đặc thù của nó làm cho nó thành ra một cá
nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực [real individual social being],
thì trong mức độ như thế, nó cũng là một tổng thể, một tổng thể trong ý
niệm, một tồn tại - cho - mình chủ quan của xã hội đang được tư duy và
đang được cảm giác, cũng giống như trong hiện thực nó tồn tại một mặt
như là sự trực quan tồn tại xã hội và sự hưởng dụng tồn tại ấy một cách hiện
47

thực, và mặt khác, như tổng thể của biểu hiện sinh hoạt của con người. [19,
tr.171-172 và 164, tr.299].
Tính đặc thù này biểu hiện ở việc con người có thể tự giác, tự nguyện, tự chủ
kiểm soát và chi phối quan hệ xã hội của mình, nắm giữ nguồn sức mạnh bên ngoài
có vai trò thúc đẩy phát triển bản thân. Và như vậy, con người mới thực sự trở lại
với chính mình khi điều kiện tồn tại xã hội thể hiện được từ chính “tính đối tượng”
của cá tính toàn vẹn của con người không còn bị tha hoá.
Xuất phát từ mặt nội dung của cá tính con người theo quan điểm của Mác
và Ăngghen nêu trên, nhà nghiên cứu Heng Nan Sen (横楠森) cũng có sự giải
thích, “cá tính con người là một chỉnh thể hữu cơ nhiều tầng nấc, nhiều phương
diện, nhiều yếu tố được tạo thành từ mối quan hệ mật thiết và sự tương tác giữa
con người với con người” [87, tr.311-312]. Nhìn chung, theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu Trung Quốc, cá tính của con người trong quan điểm của Mác và
Ăngghen chủ yếu bao gồm: đặc trưng khuynh hướng cá nhân, bao gồm nhu cầu,
động cơ, sự hứng thú, lý tưởng, tín ngưỡng và giá trị; đặc trưng tâm lý, bao gồm
khí chất, tính cách và năng lực; đặc trưng nhân cách xã hội của cá nhân, chủ yếu
chỉ tác phong, đạo đức, tập tục, hình tượng xã hội, vị trí xã hội và trạng thái tinh
thần con người, phản ánh mức độ thừa nhận và đánh giá của xã hội đối với cá thể,
là tiêu chí quan trọng phân biệt các cá nhân với nhau.
Trở lại với quan điểm của Mác đã cho thấy, cá tính con người được sản sinh
ra trong quá trình sản xuất xã hội, hay trong điều kiện của một tồn tại xã hội đặc trưng
bản chất cá tính con người không phải là một cái gì trừu tượng, mà chính là sự “vật
thể hoá tính cá biệt” để khẳng định bản chất cá nhân trong mối quan hệ với bản chất
xã hội của con người, ông viết:
Trong sản xuất của tôi, tôi sẽ vật thể hóa tính cá biệt của tôi [I would
have objectified my individuality], sự độc đáo của nó, vì thế trong thời gian
hoạt động, tôi sẽ thụ hưởng biểu hiện cá nhân của cuộc sống, còn trong sự trực
quan đối tượng sản xuất tôi sẽ cảm nhận niềm vui cá nhân do ý thức được rằng
cá nhân tôi biểu hiện ra là một sức mạnh vật chất, được trực quan cảm tính và
48

vì thế nằm ngoài mọi sự nghi ngờ. (…) Trong biểu hiện đời sống cá nhân của
tôi, tôi sẽ trực tiếp tạo ra biểu hiện sống của anh, và do đó, trong hoạt động cá
nhân của tôi, tôi sẽ trực tiếp khẳng định và sẽ thực hiện bản chất đích thực của
tôi, bản chất con người của tôi, bản chất xã hội của tôi [19, tr.56-57 và 164,
tr.227-228].
Mác cho rằng, cá tính bị kiểm soát và quyết định bởi quan hệ giai cấp cụ
thể, trong xã hội tư bản, tư bản có tính độc lập và cá tính, nhưng người sống trong
xã hội đó lại không có độc lập và cá tính. Mác cho rằng, cá tính bị kiểm soát và
quyết định bởi quan hệ giai cấp cụ thể. Trong xã hội tư bản, tư bản có tính độc lập
và cá tính, nhưng người sống trong xã hội đó lại không có độc lập và cá tính, do
đó, phủ định biện chứng tài sản tư hữu là giải phóng triệt để mọi cảm giác và đặc
tính con người.
… những người vô sản muốn tự khẳng định là những con người, phải
thủ tiêu điều kiện tồn tại từ trước tới nay của chính họ, đồng thời cũng là
của mọi xã hội từ trước tới nay, có nghĩa là phải thủ tiêu lao động. Vì vậy
họ đối lập trực tiếp với hình thức mà trong đó từ trước tới nay những cá
nhân hợp thành xã hội vẫn biểu hiện mình như một chỉnh thể, tức là đối lập
với nhà nước, và họ phải lật đổ nhà nước để khẳng định bản thân là những
cá nhân con người [17, tr.112-113].
Như vậy, cá nhân có cá tính là thể thống nhất giữa tính cá thể và tính xã hội,
tính quyết định với tính sáng tạo, tính hiện thực với lý tưởng, biểu hiện trong một
quá trình phát triển lịch sử, biểu hiện ở quá trình biện chứng của quan hệ xã hội
quyết định sự phát triển cá tính con người, sự phát triển của cá tính con người lại
thay đổi quan hệ xã hội, từ đó thay đổi và hoàn thiện hơn nữa cá tính con người.
Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai, địa vị chủ thể của con người sẽ được
xác lập, cá tính con người sẽ được phát huy đầy đủ, mỗi một người sẽ có được sự
phát triển tự giác và tự do chọn lựa mà không bị hạn chế bởi các hình thức cưỡng
ép, con người trở nên độc lập nhờ cá tính, sở trường và các nét đặc sắc của riêng
mình trong một tồn tại xã hội của con người, do con người và vì con người, đúng
49

theo nghĩa: “Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có
tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con
người đối với con người. Như vậy, xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành
của con người với tự nhiên” [20, tr.170].
Hai là, phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người. Như
đã phân tích ở trên, con người: “Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là
thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên,
những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn
tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu;
và mặt khác, với tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối
tượng” [20, tr.232], theo nghĩa đó, phương thức tồn tại của con người trong tính
quy định của “cá tính” trong quá trình “đối tượng hoá” của lao động, chính là hoạt
động thực tiễn, và như vậy hoạt động của con người là động lực chủ yếu cho phát
triển, và cũng là khâu kiểm nghiệm cuối cùng đối với bất kỳ hình thức phát triển
nào. Nhà nghiên cứu Chen Xinxia (陈新夏) cho rằng, “sự tương tác chủ động giữa
hoạt động thực tiễn với con người trở thành động lực cho toàn bộ tiến trình lịch sử
của nhân loại. Khi sự tương tác này phát triển đến một giai đoạn nhất định, nghĩa
là, một mặt, thực tiễn sáng tạo ra điều kiện vật chất, văn hóa, chế độ nhất định,
mặt khác, ý thức chủ thể của con người đạt đến trình độ tương đối sẽ xuất hiện lý
thuyết và nhu cầu một cách tự giác về phát triển” [63].
Như vậy, hoạt động thực tiễn chủ yếu bao gồm hoạt động cải tạo giới tự
nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo con người, lần lượt để giải quyết mâu thuẫn giữa
con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội và con người với chính mình.
Hoạt động cải tạo tự nhiên chủ yếu là chỉ hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động
cải tạo xã hội chủ yếu là chỉ hoạt động giao tiếp xã hội và hoạt động tổ chức, quản
lý và thay đổi quan hệ xã hội. Hoạt động cải tạo bản thân con người là chỉ cải tạo
thế giới chủ quan và thế giới tinh thần con người, biểu hiện ở hoạt động giáo dục,
nghệ thuật, tôn giáo và thẩm mỹ v.v…
Sự phát triển toàn diện của các hoạt động thể hiện ở nội dung và hình thức
50

các hoạt động trở nên phong phú, hoàn chỉnh, có thể thay đổi, chứ không phải trở
nên nghèo nàn, phiến diện và cố định. Đồng thời, con người không còn phục tùng
phân công lao động và bị bó buộc trong một ngành nghề hạn hẹp, mỗi người đều
có thể tự do lựa chọn lĩnh vực hoạt động của mình theo sở thích và sở trường của
mình, không chỉ theo đuổi hoạt động lao động chân tay, mà cả lao động trí óc,
không chỉ tham gia lao động sản xuất vật chất, mà cả hoạt động mang tính sáng
tạo và thực tiễn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong một xã hội,
con người có thể được phát triển toàn diện mọi khả năng của mình, như Ăng-ghen
đã chỉ rõ:
… không ai bị hạn chế trong một phạm vi hoạt động độc chuyên…,
mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích,
thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất, thành thử tôi có khả năng hôm nay
làm việc này, ngày mai làm việc khác, buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh
cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở
thích của tôi mà chẳng bao giờ trở thành người đi săn, người đánh cá, người
chăn nuôi hoặc nhà phê phán cả [17, tr.47].
Mác không hoàn toàn tin rằng cảnh tượng nhàn nhã, thư thái này sẽ trở
thành hiện thực trong xã hội cận hiện đại, mà sự thực đã không đạt được, bởi nền
văn minh nông nghiệp sớm bị văn minh công nghiệp và văn minh thông tin thay
thế. Thế nhưng, bức tranh về một cuộc sống tự do tự tại, không gì ràng buộc, làm
việc theo năng lực, làm ở trong lĩnh vực mình hứng thú, chung sống hài hòa với
thiên nhiên, vui vẻ lạc quan... của nhân loại và khát vọng về sự tự do luôn đáng để
chúng ta mãi mãi kiếm tìm và hướng đến.
Phát triển toàn diện hoạt động của con người còn thể hiện ở phát triển toàn
diện nhu cầu con người. Về nhu cầu, theo Mác, “con người khác với tất cả những
động vật khác ở tính vô hạn của những nhu cầu của mình và ở năng lực mở rộng
của những nhu cầu ấy” [21, tr.221]. Mọi hành vi của con người đều xuất phát từ
nhu cầu, nhu cầu cá nhân ở mức độ nào đó quyết định phương thức sinh tồn và
trạng thái sinh hoạt của con người. Sự phát triển của cá nhân được thực hiện trong
51

quá trình không ngừng nảy sinh nhu cầu, đặt ra nhu cầu và hiện thực hóa chúng.
Theo quan điểm của Mác, nhu cầu có tính quy định nội tại và bản chất, là động
lực và căn cứ cho mọi hoạt động sống của con người, có phát sinh nhu cầu thì mới
dẫn đến hoạt động hành vi con người. Vì vậy mà mức độ đáp ứng nhu cầu trực
tiếp liên quan đến mức độ thực hiện bản chất con người, nâng cao nhu cầu là động
lực mạnh mẽ thúc đẩy con người phát triển toàn diện.
Mác và Ăng-ghen đã chia nhu cầu con người thành ba loại: nhu cầu sinh
tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển; chúng cấu thành nên tính quy định
nội tại và bản chất con người; phát triển con người toàn diện trở thành phát triển
và đáp ứng toàn diện các nhu cầu nêu trên. “Không ai có thể làm một cái gì, nếu
không đồng thời làm cái đó vì một nhu cầu nào đó của mình và vì khí quan của
nhu cầu đó” [17, tr.361]. Con người mỗi một lần vượt qua điều kiện khách quan
đều khiến tính chủ thể mới được mở rộng, nảy sinh các nhu cầu và thực tiễn mới,
mà việc đáp ứng nhu cầu mới và thực hiện thực tiễn mới này lại lệ thuộc vào điều
kiện khách quan mới và cần vượt qua điều kiện khách quan mới, cứ như vậy lặp
lại tuần hoàn. “Điểm thứ hai là bản thân cái nhu cầu đầu tiên đã được thoả mãn,
hành động thoả mãn và công cụ để thoả mãn mà người ta đã có được - đưa tới
những nhu cầu mới; và sự sản sinh ra những nhu cầu mới này là hành vi lịch sử
đầu tiên” [17, tr.40]. Bởi vậy, chỉ khi một người gắn nhu cầu cá nhân mình với
nhu cầu của người khác, với nhu cầu quốc gia, nhu cầu phát triển xã hội mới có
được nguồn động lực bất tận, mới có thể phát huy đầy đủ tiềm năng của con người
để có thể đạt được sự tự thực hiện và phát triển toàn diện ở mức độ cao nhất.
Không chỉ dừng lại ở vấn đề lý luận khi chỉ ra về sự phong phú của những
nhu cầu đồng thời với tư cách là sự thể hiện lực lượng bản chất của con người,
Mác cũng đồng thời vạch rõ về thực chất của sự tha hoá con người, tha hoá lực
lượng bản chất “cá tính” của con người trong chính hoạt động cũng như cả sự tha
hoá bởi nhu cầu của chính mình trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Mác khái quát:
52

Chúng ta đã thấy sự phong phú của những nhu cầu của con người,
do đó đã thấy phương thức sản xuất mới nào đó và đối tượng sản xuất mới
nào đó có ý nghĩa như thế nào dưới chủ nghĩa xã hội: biểu hiện mới của
lực lượng bản chất của con người và sự phong phú thêm của bản chất con
người. Trong khuôn khổ chế độ tư hữu tất cả cái đó có ý nghĩa ngược lại.
Mỗi người tìm cách thức tỉnh ở người khác một nhu cầu mới nào đó để
buộc người đó phải mang tới một vật hy sinh mới, đặt người đó trong sự
phụ thuộc mới và đẩy anh ta đến một hình thái hưởng thụ mới và do đó
đến sự phá sản về kinh tế. Mỗi người tìm cách làm nảy sinh một lực lượng
bản chất xa lạ nào đó thống trị người khác để tìm ra trong đó sự thoả mãn
nhu cầu vị kỷ của chính mình” [19, tr.184].

Đồng thời với việc chỉ ra sự phát triển con người toàn diện trong hoạt động và
nhu cầu, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn làm rõ về năng lực của con người
với tư cách là phương thức thực hiện nhu cầu bản thân thông qua thực tiễn xã hội, là
sự thể hiện tập trung nhất tố chất con người, là khả năng của con người chủ thể để
thỏa mãn nhu cầu xã hội của bản thân. Trước khi nêu ra quan điểm về năng lực thực
tiễn của con người, Mác đã phê phán quan điểm của triết học cũ, rằng:
…một mặt, biến những lực lượng bản chất hiện thực và tự nhiên của
con người thành những tưởng tượng thuần tuý trừu tượng và do đó thành sự
không hoàn thiện, thành những ảo tưởng đau đớn, và mặt khác, cũng biến
những sự không hoàn thiện hiện thực và những ảo tưởng hiện thực, những
lực lượng bản chất thực sự bất lực, chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của cá
nhân, thành những lực lượng bản chất và năng lực hiện thực.”
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, con người khác với các loại động vật
khác ở chỗ sinh mệnh con người không tuân theo con đường đã định từ trước, thực
tế tự nhiên chỉ giúp cho con người đi một nửa đoạn đường, một nửa còn lại do bản
thân con người tự hoàn thiện. Mác cho rằng, mỗi người đều có quyền phát triển
toàn diện tài năng của bản thân mình, đây là quyền không thể tranh cãi, “sứ mệnh,
chức trách, nhiệm vụ của bất cứ ai đều là phải phát triển toàn diện tất cả những
53

năng lực của mình, kể cả năng lực tư duy” [17, tr.417].


Năng lực con người là một trong những điều kiện cần phải có để quan hệ
mang tính đối tượng chủ thể - khách thể được hình thành, sự phát sinh hoạt
động quyết định tính chất đối tượng và tính chất nguồn sức mạnh tương ứng
với nó; quá trình hoạt động chính là sự thực hiện và thể hiện ra bên ngoài của
năng lực chủ thể đối với đối tượng đặc thù trong điều kiện hoàn cảnh đặc thù;
phương thức của hoạt động quyết định tính chất năng lực chủ thể; phạm vi hoạt
động quyết định trình độ năng lực chủ thể; cường độ hoạt động quyết định năng
lực chủ thể nhiều hay ít; thành bại của hoạt động quyết định năng lực chủ thể
có được phát huy đúng hay không; kết quả của hoạt động là biểu hiện cụ thể
của tính sáng tạo năng lực chủ thể, thể hiện sức mạnh bản chất của con người.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu Han Qingxiang, Kang Anyi (韩庆祥,亢安毅) cho
rằng: “Phát triển con người trước tiên là phát triển hoạt động của con người, mà
sự phát triển hoạt động của con người chủ yếu là phát triển năng lực hoạt động
của con người” [86, tr.139]. Có thể khẳng định rằng, phát triển con người toàn
diện mang ý nghĩa là phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ, sức mạnh tự nhiên và
sức mạnh xã hội, năng lực cá thể và năng lực tập thể, tiềm năng và năng lực thực
tế... của con người, cũng có nghĩa là phát huy toàn bộ tài năng và sức mạnh của
con người. Con người phát triển toàn diện, chính là con người có thể thích ứng với
nhu cầu lao động khác nhau và có thể làm cho mọi năng lực của bản thân được
phát triển một cách tự do, toàn diện.
Ba là, phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người. Quan hệ xã hội là
cách gọi chung của mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, là sản
phẩm của thực tiễn giao tiếp trên cơ sở sản xuất, trở thành sợi dây kết nối mạng lưới
quan hệ xã hội. Phát triển con người toàn diện mang ý nghĩa phong phú, toàn diện;
giao tiếp xã hội mang tính phổ biến của quan hệ xã hội loài người và sự chiếm hữu
toàn diện đối với quan hệ xã hội. Mác chỉ ra rằng:
Trong mọi hoàn cảnh, các cá nhân bao giờ cũng “xuất phát từ bản
thân”, nhưng vì rằng họ không phải là duy nhất theo nghĩa là họ không
cần liên hệ gì với nhau cả, bởi vì nhu cầu của họ, tức là bản tính của họ và
54

phương thức thoả mãn nhu cầu, làm cho họ liên hệ với nhau (quan hệ nam
nữ, trao đổi, phân công lao động), cho nên họ phải đặt quan hệ với nhau.
Nhưng vì họ đặt quan hệ với nhau không phải với tính cách là những cái
Tôi thuần túy, mà với tính cách là những cá nhân ở trong một giai đoạn
phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ và của nhu cầu của họ
và vì sự giao tiếp ấy lại quyết định sản xuất và nhu cầu, cho nên chính mối
quan hệ cá nhân riêng tư của các cá nhân với nhau, mối quan hệ lẫn nhau
giữa họ với tính cách là những cá nhân đã tạo nên - và hằng ngày lại tạo
nên - những quan hệ hiện hành [17, tr.642].
Những cá nhân phát triển toàn diện - mà quan hệ xã hội của họ, tuy
là những quan hệ tập thể của chính họ, nhưng cũng phục tùng sự kiểm soát
tập thể của chính họ - là sản phẩm của lịch sử, chứ không phải là của giới
tự nhiên. Cái trình độ và sự phát triển toàn diện của các tiềm năng mà nhờ
đó cá tính ấy có thể tồn tại được - có tiền đề của mình chính là hoạt động
sản xuất trên cơ sở các giá trị trao đổi, mà những giá trị trao đổi này, cùng
với sự tha hóa phổ biến của cá nhân đối với bản thân mình và đối với các
cá nhân khác, lần đầu tiên cũng tạo ra tính phổ biến và tính toàn diện của
những quan hệ và những năng lực mà cá nhân ấy có được [20, tr.174].
Mác cho rằng, con người là tổng hòa của tất cả quan hệ xã hội, thực tế quan
hệ xã hội quyết định mức độ phát triển của con người, sự hình thành năng lực con
người, biểu hiện của sự phát triển đều không tách rời quan hệ xã hội. Mác nói rằng:
Kết quả là một sự phát triển phổ biến - xét về xu hướng của nó và xét
về các khả năng của nó - của lực lượng sản xuất và nói chung của của cải với
tính cách là cơ sở, cũng như tính toàn diện của giao tiếp và do vậy là thị
trường thế giới với tính cách là cơ sở. Cơ sở với tính cách là khả năng phát
triển toàn diện của cá nhân và sự phát triển thực tế của các cá nhân trên cơ
sở ấy, với tính cách là một sự không ngừng loại trừ giới hạn đối với sự phát
triển ấy, cái giới hạn được nhận thức như là một giới hạn, chứ không phải là
như là một ranh giới thiêng liêng nào đó. Tính toàn diện của cá nhân không
phải với tính cách là tính toàn diện được hình dung hoặc được tưởng tượng,
55

mà là với tính cách là tính toàn diện của những quan hệ của nó trong hiện
thực và trong ý niệm [20, tr.63].
Như vậy, theo quan điểm chủ nghĩa Mác, quan hệ giữa con người với thế
giới xung quanh càng phong phú, thế giới nội tâm của anh ta sẽ càng phong phú,
cuộc sống của anh ta sẽ biểu hiện đa dạng hơn. Luận giải quan điểm của chủ
nghĩa Mác, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, sự phong phú toàn diện
của quan hệ xã hội không chỉ mang ý nghĩa người này với người khác được xuất
hiện với thân phận một thành viên nào đó trong quần thể xã hội, mà còn tồn tại
trong vai trò quan hệ tương tác phát sinh giữa người này với người khác; mang ý
nghĩa con người từ bỏ cái tính giới hạn hẹp hòi của cá thể từ trước đến nay, của
phân công, khu vực và dân tộc; đồng thời còn mang ý nghĩa sự hình thành toàn
diện của các mối quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ pháp luật, quan hệ
luân lý, quan hệ tôn giáo, quan hệ văn hóa, phát triển từ nghèo nàn trở nên phong
phú, từ khép kín trở nên cởi mở, từ phiến diện trở nên toàn diện và có được sự
phát triển hài hòa nhịp nhàng. Cùng với sự phát triển không ngừng của lực lượng
sản xuất, con người hoặc chủ động hoặc bị động tham gia các lĩnh vực xã hội, vào
trong các tầng thứ phân công và giao tiếp, cùng vô số cá nhân khác, từ đó cũng sẽ
cùng với hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của toàn thế giới thực
hiện trao đổi một cách phổ biến, làm cho đối tượng, nội dung, phương thức… của
giao tiếp từ giản đơn, nghèo nàn, hẹp hòi, đơn nhất từng bước trở nên phức tạp,
phong phú, rộng khắp và đa dạng hơn.
Những lĩnh vực riêng biệt tác động lẫn nhau càng mở rộng ra trong quá trình
phát triển đó, sự biệt lập ban đầu giữa các dân tộc riêng biệt càng bị phá huỷ
bởi phương thức sản xuất đã được cải tiến, bởi sự giao tiếp và bởi sự phân
công lao động do đó mà hình thành ra một cách tự nhiên giữa các dân tộc khác
nhau thì lịch sử càng biến thành lịch sử thế giới” [17, tr.65-66].
Cùng với xóa bỏ giai cấp, chế độ công hữu về sở hữu tư liệu sản xuất được
xác lập và hoàn thiện, hình thức phân công kiểu cũ biến mất, điều kiện vật chất và
tinh thần được cải thiện và tố chất tổng hợp của toàn xã hội được nâng cao toàn
diện, cá nhân sẽ rũ bỏ được sự phụ thuộc vào vật, vào người khác và cộng đồng,
56

trở thành con người thực sự tự do, giao tiếp giữa người với người sẽ càng tự do
hơn, cởi mở hơn, thực sự bước vào một kiểu trạng thái giao tiếp của cộng đồng
thế giới.
2.2. TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC VỀ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
2.2.1. Quá trình xây dựng, bổ sung, hoàn thiện tư tưởng phát triển con
người toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kế thừa và phát triển
lý luận chủ nghĩa Mác, đồng thời kết hợp với tình hình thực tiễn cụ thể của nước
mình để tiến hành Trung Quốc hóa lý luận chủ nghĩa Mác. Tư tưởng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện thể hiện lập trường chính
trị của chủ nghĩa Mác - đó là các chính đảng của giai cấp vô sản phải bắt nguồn từ
nhân dân, quán triệt quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác, đồng thời là sự bổ
sung của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tư tưởng phát triển con người toàn
diện của chủ nghĩa Mác trong thời kỳ cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc. Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Đảng Cộng sản
Trung Quốc ở mỗi thời kỳ vừa mang tính kế thừa, vừa có những đặc sắc riêng,
được thể hiện thông qua quan điểm của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
2.2.1.1. Mao Trạch Đông với tư tưởng “giải phóng cá tính” tạo tiền đề về
chính trị cho phát triển con người toàn diện
Xuất phát từ tư tưởng “giải phóng cá tính” (giải phóng cá nhân con người)
sớm được tiếp thu khi còn trẻ qua sách báo được du nhập từ nước ngoài, nhất là
được dấn thân theo tinh thần “tiến hoá luận và giải phóng cá tính”(进化论观点和
个性解放) là vũ khí tư tưởng của Phong trào văn hoá mới đầu thế kỷ XX ở Trung
Quốc được đẩy đến nổ ra Phong trào Ngũ Tứ 1919, và đặc biệt được thẩm thấu
tinh thần này qua quan điểm của chủ nghĩa Mác trong điều kiện cách mạng Trung
Quốc, Mao Trạch Đông đã chủ trương lật đổ các thế lực áp bức, bóc lột nhân dân
Trung Quốc, giải phóng người dân Trung Quốc, thành lập nên đất nước Trung
57

Quốc xã hội chủ nghĩa làm cho người dân có cuộc đời mới tự do và phát triển.
Mao Trạch Đông cho rằng đây là tiền đề chính trị bắt buộc cho sự phát triển toàn
diện của con người.
Kế thừa và vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa về con người và phát triển con
người toàn diện của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng Trung Quốc, Mao
Trạch Đông xem giải phóng cá tính và phát triển cá tính là nội dung của cách mạng
dân chủ chống lại chế độ phong kiến, đồng thời coi đây là điều kiện cần có của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Mao Trạch Đông cho rằng: “Giải phóng cá tính, đây cũng
là yêu cầu tất yếu của cách mạng dân chủ chống phong kiến... Cá tính bị trói buộc
nếu không được giải phóng thì sẽ không có chủ nghĩa dân chủ, cũng không có chủ
nghĩa xã hội” [109, tr.239]. Năm 1945 trong “Bàn về chính phủ liên hợp”, Mao
Trạch Đông nói: “Áp bức dân tộc và áp bức phong kiến đang trói buộc một cách
tàn khốc sự phát triển cá tính của nhân dân Trung Quốc”, “Nhiệm vụ của chế độ
dân chủ mới… chính là xóa bỏ những trói buộc này và ngăn chặn sự phá hoại này,
bảo đảm cho đông đảo nhân dân có thể tự do phát triển cá tính trong cuộc sống”.
“Nếu Trung Quốc không có độc lập thì không có cá tính, giải phóng dân tộc chính
là giải phóng cá tính, về chính trị phải làm như vậy, về kinh tế phải làm như vậy, về
văn hóa cũng phải làm như vậy” [109, tr.416]. Sau khi đất nước Trung Quốc thành
lập năm 1949, lần đầu tiên địa vị làm chủ của nhân dân trong đời sống của đất nước
Trung Quốc đã được xác lập trong Hiến pháp, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa đã được thể hiện rõ nét. Nguyên tắc nhân dân làm chủ là đặt ý chí và lợi ích
của nhân dân lên hàng đầu, coi quyền lợi của công dân là nguồn gốc quyền lực của
Nhà nước và có quyền uy tối thượng, từ đó làm cho việc thực hiện tính chủ thể của
con người không còn là không tưởng, sự phát triển toàn diện của con người được
bảo đảm về mặt chính trị.
Khi người dân Trung Quốc đã có những đảm bảo về mặt chính trị, nhằm
tạo điều kiện để nâng cao tố chất của người dân, Mao Trạch Đông chủ trương coi
trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục chính trị tư tưởng. Ông chủ trương công dân
Trung Quốc phải có giác ngộ về chủ nghĩa cộng sản, kiên định phương hướng
58

chính trị đúng đắn và học tập lý luận chủ nghĩa Mác, vừa cải tạo thế giới khách
quan, vừa cải tạo thế giới chủ quan. Mao Trạch Đông chủ trương “tiến hành giáo
dục đối với đảng viên, làm cho họ tự giác, hiểu được rằng trong xã hội còn rất
nhiều người không có nhân cách, không có tự do, cần phấn đấu cho tự do của
họ…. dưới sự giáo dục của Đảng, đã phát triển được nhân cách, tính độc lập và tự
do của họ” [109]. Quan điểm trên của Mao Trạch Đông chính là sự kế thừa tư
tưởng “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi
người” của Mác. Theo ông, không thể có một xã hội phát triển nếu mỗi con người
không phát triển, không có cá tính, và con người khi có nhân cách độc lập mới có
thể “từ khách thể lịch sử bị động trở thành chủ thể lịch sử tích cực có ý thức giai
cấp” [109, tr.416].
Về phương châm giáo dục và chính sách giáo dục, Mao Trạch Đông cho
rằng, cần dựa trên nguyên lý căn bản của giáo dục chủ nghĩa Mác, đặc điểm phát
triển lịch sử xã hội của Trung Quốc và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
tìm ra con đường căn bản là kết hợp giữa giáo dục với lao động sản xuất, kết hợp
giữa lao động trí lực với lao động thể lực, bồi dưỡng nên những con người vừa
hồng vừa chuyên, thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện.
2.2.1.2. Đặng Tiểu Bình kiên trì giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, kết
hợp đặc điểm thời đại và điều kiện cụ thể của Trung Quốc để nêu bật “tính hiện
thực” của phát triển con người toàn diện
Đặc sắc trong lý luận Đặng Tiểu Bình về phát triển con người toàn diện
thể hiện ở các nội dung chủ yếu như sau:
Về ý nghĩa của phát triển con người toàn diện, Đặng Tiểu Bình cho rằng,
phát triển con người toàn diện là yêu cầu bản chất của chủ nghĩa xã hội. Theo tư
tưởng chủ nghĩa Mác, phát triển con người toàn diện là một đặc trưng quan trọng
của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đồng thời, sự phát triển tự do, toàn diện
của mỗi người là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lý
luận Đặng Tiểu Bình kế thừa nguyên tắc chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học
Mác. Ông tập trung vào con người hiện thực, xuất phát từ thực tiễn để đưa ra một
59

loạt đường lối, phương châm, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của Trung
Quốc và có lợi cho sự phát triển toàn diện của người dân. Đặng Tiểu Bình xuất phát
từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và cải cách mở cửa, đã
trả lời một cách khoa học các câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng chủ nghĩa
xã hội như thế nào”, đồng thời ông chỉ rõ: “Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải
phóng lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ phân
hóa hai cực, cuối cùng đạt mục tiêu cùng giàu có” [78].
Trên cơ sở nắm bắt cụ thể các điều kiện của Trung Quốc trong giai đoạn
đầu của chủ nghĩa xã hội, kết hợp nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, Đặng Tiểu
Bình đã chỉ ra chìa khóa của quá trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung
Quốc là con người, và nhấn mạnh, con người là nhân tố tích cực nhất tạo ra năng
suất lao động. Con người được nói đến ở đây là con người có kiến thức khoa học,
kinh nghiệm sản xuất và kỹ năng lao động nhất định để sử dụng công cụ sản xuất,
sản xuất ra tư liệu vật chất. Con người là nhân tố cách mạng nhất, năng động nhất,
tích cực nhất trong lực lượng sản xuất. Con người có tri thức khoa học, kinh
nghiệm sản xuất và kỹ năng lao động là cơ sở của sự phát triển xã hội. Sự phát
triển của xã hội không thể tách rời sự phát triển của con người, việc nâng cao tố
chất và năng lực của con người là cơ sở của sự phát triển xã hội.
Đặng Tiểu Bình luôn ý thức sâu sắc định vị của Trung Quốc, đó là Trung
Quốc ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội và của quá trình phát triển con
người toàn diện. Ông nhấn mạnh rằng việc nâng cao và phát triển lực lượng sản
suất xã hội cần dựa trên cơ sở nâng cao năng lực của cá nhân con người và sự
phát triển tự do, toàn diện của con người. Ông gắn sự phát triển của con người
với thực tiễn của giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, coi sự phát triển toàn diện
của mọi người dân Trung Quốc là mục tiêu của phát triển xã hội. Vì vậy, Đặng
Tiểu Bình luôn đặt lợi ích và giá trị của con người lên vị trí cao nhất, luôn lấy
việc trả lời các câu hỏi “nhân dân có chấp nhận hay không”, “nhân dân có tán
thành hay không”, “nhân dân có ủng hộ hay không” và “nhân dân có hạnh phúc
hay không” làm điểm xuất phát và điểm kết thúc cho mọi công tác của Đảng và
60

Nhà nước, và coi nâng cao đời sống của nhân dân là một trong những tiêu chuẩn
để đánh giá thành bại của mọi công tác.
Về điều kiện thực hiện phát triển con người toàn diện, Đặng Tiểu Bình cho
rằng, phát triển con người toàn diện phải dựa trên cơ sở xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu
trong xã hội. Mác cho rằng con người trước hết phải có khả năng tồn tại mới có thể
sáng tạo ra lịch sử, và tiền đề đầu tiên của sự tồn tại của loài người là sản xuất xã
hội. Theo Mác, “sự biến đổi lịch sử thành lịch sử toàn thế giới không phải là hành
vi trừu tượng nào đó của ‘tự ý thức’, của tinh thần thế giới hay của một con ma siêu
hình nào đó, mà là một hành động hoàn toàn vật chất, có thể kiểm nghiệm bằng
kinh nghiệm, một hành động mà mỗi cá nhân - đúng như cá nhân đó đang tồn tại
trong đời sống thực tế, đang ăn, uống và mặc quần áo” [17, tr.66]. Mác cho rằng sự
tồn tại và phát triển của con người được thực hiện dưới hình thức sống, tiền đề của
sự sống là con người tạo ra những tư liệu vật chất cần thiết thông qua hoạt động sản
xuất vật chất. Vì vậy, hoạt động lịch sử đầu tiên của loài người là hoạt động sản
xuất xã hội.
Đặng Tiểu Bình xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, từ thực
tế Trung Quốc và từ con người hiện thực để chỉ ra rằng mục tiêu cơ bản của sự
phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa là đáp ứng nhu cầu cơ bản về vật chất và văn
hóa ngày càng tăng lên của con người. Ông từng nói: “Mức sống và trình độ văn
hóa của nhân dân ta chưa cao, điều này… chủ yếu chỉ có thể giải quyết bằng cách
tích cực xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần” [78, tr.41]. Đặng Tiểu
Bình nhìn nhận sự phát triển toàn diện của con người từ góc độ vĩ mô của sự phát
triển xã hội, ông cho rằng để giải quyết vấn đề tồn tại và phát triển của con người
thì phải chú trọng cải thiện điều kiện sống - điều kiện vật chất - của con người,
chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, đồng thời coi
việc cải thiện điều kiện sống của con người là tiền đề và điều kiện quan trọng để
thực hiện phát triển con người toàn diện. Đặng Tiểu Bình cho rằng, “đói nghèo
không phải là chủ nghĩa xã hội” và “nhiệm vụ hàng đầu của chủ nghĩa xã hội là
phát triển lực lượng sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hóa
61

của nhân dân” [78, tr.116]. Ông xác định nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân là mục tiêu của sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa, coi sự thoả
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người là cơ sở cho sự phát triển toàn
diện của con người.
Về mục tiêu của phát triển con người toàn diện, Đặng Tiểu Bình xác định
cần xây dựng con người mới có lý tưởng, có đạo đức, có văn hóa, có kỷ luật. Sự
phát triển toàn diện của con người vừa là một quá trình lịch sử tự nhiên, vừa là
một quá trình phát triển tự giác, do đó, con người vừa có tính tự nhiên, vừa có tính
xã hội; phát triển con người toàn diện không những phải đáp ứng nhu cầu phát
triển của bản thân con người mà còn phải giúp thúc đẩy nhu cầu phát triển của xã
hội. Kế thừa tư tưởng về con người và phát triển con người của chủ nghĩa Mác
đồng thời tiếp nối quan điểm của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình cho rằng xây
dựng chủ nghĩa xã hội không thể tách rời việc xây dựng nên những con người kế
tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, mục tiêu này không thể tách rời giáo dục
và đào tạo con người. Đặng Tiểu Bình đã đề ra mục tiêu “xây dựng lớp người kế
tục sự nghiệp cách mạng vô sản có lý tưởng, có đạo đức, có văn hóa, có kỷ luật”
[76]. Ông chỉ rõ: “Ở đất nước xã hội chủ nghĩa, một chính đảng chủ nghĩa Mác
sau khi cầm quyền nhất định phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời
trên cơ sở đó từng bước nâng cao đời sống của nhân dân…, đồng thời còn phải
xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, điều căn bản nhất là làm cho đông
đảo nhân dân có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, có văn hóa, có kỷ luật”.
Như vậy, theo Đặng Tiểu Bình, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, không
những phải xây dựng trình độ văn minh vật chất cao, cung cấp điều kiện vật chất
cho sự phát triển toàn diện của con người mà còn phải xây dựng trình độ văn minh
tinh thần cao, nâng cao trình độ khoa học của con người và nâng cao tố chất văn
hóa, tố chất tư tưởng, đạo đức thông qua xây dựng nền văn minh tinh thần.
2.2.1.3. Giang Trạch Dân xuất phát từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc, đã chỉ ra “tính quy luật” của phát triển con người toàn
diện
62

Đặc sắc trong tư tưởng của Giang Trạch Dân về phát triển con người toàn
diện thể hiện ở các nội dung chủ yếu như sau:
Về quy luật khách quan của phát triển con người toàn diện, Giang Trạch
Dân cho rằng, phát triển con người toàn diện là tiến trình lịch sử không bao giờ
kết thúc. Theo tư tưởng chủ nghĩa Mác, xã hội luôn là xã hội trong một giai đoạn
nhất định, và là tập hợp những quan hệ sản xuất xã hội do con người tạo ra trong
một điều kiện nhất định, tổng hòa các quan hệ sản xuất xã hội tạo thành quan hệ
xã hội, mà quan hệ sản xuất xã hội là cụ thể và có tính lịch sử, là sản phẩm của sự
phát triển và biến đổi không ngừng cùng với sự phát huy vai trò chủ đạo của con
người. Kế thừa tư tưởng chủ nghĩa Mác, Giang Trạch Dân chỉ rõ:
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người cùng với thúc đẩy
kinh tế, văn hóa phát triển và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân
dân là tiền đề và cơ sở của nhau. Con người càng phát triển toàn diện thì
của cải vật chất và văn hóa trong xã hội được tạo ra càng nhiều, đời sống
của con người ngày càng được cải thiện, mà điều kiện vật chất và văn hóa
càng đầy đủ thì càng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và của kinh tế, văn hoá là một
quá trình lịch sử không bao giờ kết thúc, mức độ phát triển toàn diện của
con người cũng là một quá trình lịch sử không bao giờ kết thúc. Hai quá
trình lịch sử này nên được kết hợp với nhau, thúc đẩy lẫn nhau [82, tr.295].
Giang Trạch Dân gắn sự phát triển của xã hội với sự phát triển của con
người, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa hai mặt này một cách biện chứng và
chỉ ra rằng sự phát triển toàn diện của con người có liên quan chặt chẽ đến tiến bộ
và trình độ phát triển của xã hội, và hai mặt có tính nhất quán. Một mặt, sự phát
triển toàn diện của xã hội và tính hoàn thiện của xã hội là điều kiện cho sự phát
triển toàn diện của mỗi con người; tính cụ thể và tính lịch sử của sự phát triển xã
hội cũng quyết định tính cụ thể và tính lịch sử của sự phát triển con người toàn
diện. Vì lực lượng sản xuất xã hội dần phát triển nên trình độ phát triển kinh tế,
văn hoá cũng từng bước phát triển, và sự phát triển toàn diện của con người cũng
63

là một quá trình phát triển từng bước. Mặt khác, sự tiến bộ và phát triển toàn diện
của xã hội không thể tách rời sự tiến bộ và phát triển toàn diện của con người, sự
phát triển của con người có tính lịch sử, con người không chỉ là tồn tại với tư cách
là cá thể mang tính lịch sử, mà con người tồn tại với tư cách loài cũng mang tính
lịch sử, bản chất của con người là cụ thể và mang tính lịch sử, sự phát triển toàn
diện của con người chính là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Về quy luật phụ thuộc của phát triển con người toàn diện, Giang Trạch Dân
cho rằng, phát triển con người toàn diện không thể tách rời sự phát triển hài hòa
giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội. Chủ nghĩa Mác cho rằng
bản chất của con người là “tổng hòa những quan hệ xã hội”. Bản chất cơ bản và
trừu tượng nhất của con người chỉ ra rằng con người là hiện thân của mọi mối
quan hệ xã hội, cụ thể là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với
con người, con người với xã hội. Một mặt, sự tồn tại và phát triển của con người
không thể tách rời tự nhiên, sự tồn tại và phát triển của tự nhiên có ý nghĩa sống
còn đối với sự tồn tại và phát triển của con người; mặt khác, sự tồn tại và phát
triển của con người không thể tách rời xã hội.
Kế thừa tư tưởng trên của Mác, Giang Trạch Dân chỉ rõ: “Cần phải thúc đẩy
sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, để con người có thể làm việc và sống
trong một môi trường sinh thái tươi đẹp” [82, tr.295]. Để thúc đẩy con người phát
triển toàn diện, cần phải thực hiện chiến lược phát triển bền vững, xử lý đúng đắn
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với dân số, tài nguyên và môi trường, cải thiện
môi trường sinh thái và làm đẹp môi trường sống, phấn đấu tạo ra con đường phát
triển dẫn đến sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, môi trường sinh thái trong
lành, từ đó tạo ra một không gian rộng lớn hơn và các điều kiện thuận lợi hơn cho
phát triển con người toàn diện.
Giang Trạch Dân đã xem xét sự phát triển tổng thể của con người từ góc độ
mối liên hệ phổ biến và sự tương tác lẫn nhau giữa con người, thiên nhiên và xã
hội. Ông cho rằng phát triển con người toàn diện phải được nhìn nhận từ tư tưởng
của sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên, con người và xã hội. Ông
64

nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa sự phát triển toàn diện của con người với
thiên nhiên và xã hội. Trước hết, ông coi quá trình phát triển toàn diện của con
người là quá trình phát triển hài hòa với tự nhiên và xã hội, đồng thời nhấn mạnh
tính tương tác của quá trình phát triển này, và làm rõ sự phát triển toàn diện của
con người được thực hiện trong sự tương tác toàn diện, hài hòa và bền vững giữa
con người với tự nhiên, con người với con người, con người với xã hội.
Về quy luật thực hiện của phát triển con người toàn diện, Giang Trạch Dân
cho rằng, học tập là biện pháp cơ bản, nâng cao toàn diện tố chất con người là
nội dung cơ bản trong phát triển con người toàn diện. Trong “Báo cáo tại Đại hội
XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Giang Trạch Dân chỉ ra rằng: “Cần phải hình
thành nên xã hội học tập mà ở đó toàn dân học tập, học tập suốt đời, thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của con người” [69], nhấn mạnh học tập là biện pháp quan
trọng để thực hiện phát triển con người toàn diện, đồng thời ông cũng chỉ rõ: “phải
chú trọng nâng cao tố chất của người dân, nghĩa là phải nỗ lực thúc đẩy sự phát
triển toàn diện của con người… Phải không ngừng thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của con người trên cơ sở phát triển văn minh vật chất và tinh thần trong xã hội xã
hội chủ nghĩa [82, tr.295].
Như vậy, theo tư tưởng của Giang Trạch Dân, các mục tiêu khác nhau của
chủ nghĩa xã hội phải gắn bó hữu cơ với việc nâng cao toàn diện nhu cầu vật chất
và tinh thần của nhân dân; phát triển con người toàn diện không thể tách rời việc
nâng cao toàn diện tố chất của con người, đặc biệt là nâng cao tố chất chính trị, tư
tưởng của con người, nhấn mạnh vai trò của tố chất tư tưởng, đạo đức và tố chất
khoa học, văn hóa trong sự phát triển toàn diện của con người. Việc nhấn mạnh
thực hiện phát triển con người toàn diện bằng chất lượng giáo dục đã nêu bật tầm
quan trọng của việc giáo dục con người. Trên cơ sở đó, Giang Trạch Dân nhấn
mạnh tầm quan trọng của nền văn hóa tiên tiến đối với sự phát triển toàn diện của
con người và nhấn mạnh sự phát triển của nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa
thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.
Từ quan điểm nêu trên, Giang Trạch Dân đã đưa ra yêu cầu nhằm phát triển
65

con người toàn diện, đó là “vừa phải tính đến nhu cầu vật chất, văn hóa thực tế
của nhân dân, vừa phải tính đến việc nâng cao tố chất của nhân dân, nghĩa là phải
nỗ lực thúc đẩy con người phát triển toàn diện” [111, Tr.113-114]. Đây cũng chính
là yêu cầu của chủ nghĩa Mác về xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhằm thực hiện yêu cầu
này, Giang Trạch Dân đã nêu những yêu cầu cụ thể hơn, đó là: “Phải nhanh chóng
làm cho mọi người dân Trung Quốc đều có cuộc sống khá giả, và không ngừng
hướng đến mức độ cao hơn…., không ngừng cải thiện điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại,
sử dụng của người dân, hoàn thiện hệ thống phúc lợi xã hội, cải tiến điều kiện y
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống…., tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị,
phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền bầu cử dân chủ,
quyền quyết sách dân chủ, quyền quản lý dân chủ, quyền giám sát dân chủ của
nhân dân…, phát triển toàn diện đời sống tư tưởng và tinh thần của người dân…,
thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên, làm cho con người
được làm việc và sinh sống trong môi trường sinh thái tươi đẹp” [111, Tr.113-
114].
Thông qua những tư tưởng của Giang Trạch Dân về phát triển con người
toàn diện có thể nhận thấy, việc kiên trì thực hiện chiến lược phát triển bền vững,
giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển con người, với tiết
kiệm tài nguyên, với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, với cải thiện chất
lượng công trình và dịch vụ phúc lợi xã hội vừa thể hiện tư tưởng vật chất quyết
định ý thức, kinh tế quyết định chính trị, con người sáng tạo lịch sử của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác, đồng thời bổ sung thêm yếu tố dân chủ pháp trị, xã hội hài hòa,
văn minh sinh thái, phát triển một cách khoa học. Đó chính là kết quả quá trình
Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
2.2.1.4. Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “lấy con người làm gốc”, coi đó là bản
chất và hạt nhân của “tư tưởng phát triển khoa học”, đã sáng tạo nên “tính chủ
thể” của phát triển con người toàn diện
Từ kinh nghiệm và bài học lịch sử, căn cứ đặc điểm và yêu cầu phát triển của
thời đại, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm phát triển khoa học mang
66

đặc sắc Trung Quốc. Quan điểm phát triển khoa học không chỉ là sự kế thừa và phát
triển các tư tưởng phát triển truyền thống mà còn là sự kết hợp giữa tư tưởng triết
học Mác về phát triển con người với thực tiễn của Trung Quốc.
Về nội dung cơ bản của phát triển con người toàn diện, theo Hồ Cẩm Đào,
lấy “mọi người” làm xuất phát điểm để thực hiện phát triển con người toàn diện.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác, Ăng-ghen đã từng mô tả xã hội lý
tưởng của tương lai là: “Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng
giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của mọi người” [18, tr.628]. Mác và Ăng-ghen
đã thấy rõ tính quy định lịch sử của “mỗi người” và “mọi người” và điều kiện để
thực hiện phát triển con người toàn diện. Tiếp nối tư tưởng chủ nghĩa Mác, Hồ
Cẩm Đào cho rằng: “Mọi người đều có cơ hội và quyền lợi bình đẳng trong việc
theo đuổi sự phát triển toàn diện” để “thế kỷ 21 thực sự trở thành thế kỷ mà mọi
người đều được phát triển toàn diện” [89]. Tiếp đó, ông đã nêu ra một loạt tư tưởng
như “một xã hội hài hòa cho tất cả mọi người” và “mọi người đều có cơ hội phát
triển bình đẳng”, “cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nghề cho toàn bộ người
lao động”, nêu bật nội hàm của “mọi người” hay “mọi thành viên trong xã hội”
trong khái niệm chủ thể “mỗi người” [90].
Ý nghĩa của từ “mọi người” mà Hồ Cẩm Đào nhắc đến không phải là con
người trừu tượng, mà từ góc độ “mọi người” để xem xét và hiểu rõ “mỗi người”.
Nhìn từ góc độ không gian, nội hàm của “mỗi người” chỉ mỗi công dân trong xã
hội. Xuất phát từ góc độ này để xem xét “con người” có thể thấy được tính toàn
diện của “con người”, bao gồm những người khác nhau từ các khu vực khác nhau,
các ngành nghề khác nhau, các tầng lớp khác nhau và các khía cạnh khác nhau.
“Mỗi người” đều được hưởng quyền công dân và không thể vì lợi ích của một số
người này mà làm tổn hại lợi ích của người khác. Quyền và lợi ích hợp pháp của
mọi thành viên trong xã hội cần được tôn trọng đầy đủ như nhau, cá tính của mỗi
người cũng cần được tôn trọng đầy đủ, các nhu cầu cơ bản, các quyền hợp pháp
và cá tính độc lập của mỗi người cần được tôn trọng. Nhìn từ góc độ thời gian, nội
67

hàm của “mọi người” chỉ công dân của mỗi thời đại. Con người được xem xét từ
góc độ này đã vượt qua tính hạn chế của “hiện tại” và phát triển lâu dài. Con người
được đề cập đến không chỉ là con người hiện tại mà còn bao gồm con người trong
tương lai, đồng thời nhấn mạnh vừa theo đuổi lợi ích phát triển của con người ở
hiện tại vừa không ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của các thế hệ tương lai.
Về giá trị chủ thể của phát triển con người toàn diện, Hồ Cẩm Đào cho
rằng, lấy hạnh phúc của con người làm phương châm để thực hiện phát triển con
người toàn diện. Chủ nghĩa Mác quan tâm đến “con người hiện thực”, tôn trọng
nhu cầu và cá tính của con người, theo đuổi sự phát triển tự do, toàn diện của con
người, lý luận chủ nghĩa Mác có nội hàm nhân văn phong phú. Hồ Cẩm Đào đã
thể hiện tư tưởng đó qua một loạt các phát biểu như: “Trong quá trình thúc đẩy sự
phát triển, chúng ta không chỉ chú ý đến các chỉ tiêu kinh tế, mà còn phải chú ý
đến các chỉ tiêu nhân văn” [70, tr.397]; “Kiên trì lấy con người làm gốc chính là
phải lấy phát triển con người toàn diện làm mục tiêu, xuất phát từ lợi ích căn bản
của quần chúng nhân dân để mưu cầu sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển, không
ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa ngày càng tăng của con người” [70,
tr.850]; “Kiên trì lấy con người làm gốc, chính là phải kiên trì phát triển vì con
người, phát triển dựa vào con người, con người hưởng thành quả của sự phát
triển… Mục tiêu cuối cùng là thực hiện sự phát triển toàn diện của con người, giúp
1,3 tỉ dân Trung Quốc có cuộc sống hạnh phúc” [71, tr. 581]; “Xây dựng xã hội
có quan hệ mật thiết với hạnh phúc của nhân dân” [71, tr. 582]. Mục tiêu kinh tế
phồn vinh, xã hội hài hòa, môi trường tươi đẹp, nhân dân hạnh phúc vừa thể hiện
sự thống nhất giữa biện pháp phát triển và mục tiêu phát triển, vừa thể hiện sự
thống nhất giữa phát triển kinh tế với phát triển con người, nhấn mạnh nhu cầu
chính và cảm nhận chủ quan của con người đối với sự phát triển, thể hiện sự thống
nhất giữa phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển toàn diện của con người.
Những tư tưởng nêu trên cũng chính là nội dung “quan điểm phát triển khoa
học” của Hồ Cẩm Đào, trên cơ sở kế thế thừa và hoàn thiện tư tưởng của Giang
Trạch Dân, đồng thời dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa
68

duy vật biện chứng. Quan điểm phát triển khoa học coi phát triển con người toàn
diện là một hệ thống công trình phức tạp, nhấn mạnh trong quá trình phát triển
phải tính toán toàn diện đến sự phát triển cân bằng của mỗi yếu tố trong hệ thống
đó; hay nói cách khác, phát triển con người toàn diện là kết quả của sự phát triển
các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là kết quả của quá trình thúc đẩy toàn
diện văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chính trị, văn minh sinh thái.
Về biện pháp thực hiện phát triển con người toàn diện, Hồ Cẩm Đào chủ
trương bảo đảm và cải thiện dân sinh để thực hiện phát triển con người toàn diện.
Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, công trình dân sinh phải được coi là mục tiêu cầm quyền
của Đảng và nhấn mạnh tư tưởng “cầm quyền vì dân”: “….phải thực hiện mọi công
việc vì lợi ích thiết thực nhất, được người dân quan tâm nhất, trực tiếp nhất của nhân
dân, nỗ lực thống nhất các mục tiêu chiến lược lâu dài về kinh tế và phát triển xã
hội với các nhiệm vụ trong từng giai đoạn là nâng cao mức sống của người dân”
[70, tr.372]. Báo cáo tại Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập một
cách toàn diện vấn đề “xây dựng xã hội với trọng tâm là cải thiện dân sinh”, yêu
cầu cán bộ lãnh đạo các cấp coi giải quyết vấn đề dân sinh là nhiệm vụ hàng đầu
trong kế hoạch công tác của mình, coi lợi ích thiết thân của đông đảo quần chúng
nhân dân là điểm xuất phát của mọi công tác. Đồng thời Báo cáo nêu ra sáu nhiệm
vụ cụ thể nhằm thúc đẩy việc xây dựng xã hội với trọng tâm là cải thiện dân sinh.
Nội dung và mục tiêu của sáu nhiệm vụ này cũng đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm
nhằm phát triển con người toàn diện.
2.2.1.5. Tư tưởng của Tập Cận Bình về “giấc mơ Trung Hoa”, tiền đề
thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện với nội dung cốt lõi là “lấy
nhân dân làm trung tâm”
Việc hiện thực hóa chủ đề và mục tiêu của “giấc mơ Trung Hoa” là biểu
hiện cụ thể của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong một loạt phát biểu về “giấc mơ
Trung Hoa”, Tập Cận Bình đã chỉ rõ, phục hưng dân tộc Trung Hoa là giấc mơ vĩ
đại nhất của dân tộc Trung Hoa từ thời kỳ cận đại đến nay, “giấc mơ Trung Hoa” là
giấc mơ của dân tộc Trung Hoa, cũng là giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc.
69

Điều này thể hiện sâu sắc quan điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
đó là phát triển vì nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân. Quan điểm này là sự kết
hợp giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử với thực tiễn của Trung Quốc, thể hiện địa vị
chủ thể trong xã hội và trong lịch sử của quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa duy vật
lịch sử cho rằng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và là lực lượng quyết định
những thay đổi trong xã hội. “Giấc mơ Trung Hoa” xét đến cùng là giấc mơ của
nhân dân Trung Quốc, nhân dân đã trở thành nhân tố quan trọng trong nội hàm của
“giấc mơ Trung Hoa”. Đồng thời, giấc mơ lớn của cả dân tộc Trung Hoa cũng đã
trở thành giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc. Quá trình thực hiện “giấc mơ
Trung Hoa” chính là quá trình lịch sử của công cuộc phục hưng dân tộc Trung Hoa,
và là một quá trình thực tiễn quan trọng, trong quá trình này, nhân dân đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ của chính mình, đồng thời tạo ra một thực
tiễn quan trọng mang tính lịch sử đối với đất nước Trung Quốc.
Theo quan điểm của Tập Cận Bình, tương lai và vận mệnh của mỗi người
gắn liền với tương lai và vận mệnh của đất nước và dân tộc; muốn thực hiện “giấc
mơ Trung Hoa” phải dựa vào nhân dân. Theo tư tưởng triết học Mác, sự phát triển
của mỗi người phụ thuộc vào sự phát triển của tất cả những người có tương tác
trực tiếp và gián tiếp với anh ta, vì vậy, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi
người, việc thực hiện ước mơ của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của
tất cả mọi người, là tiền đề quan trọng và điều kiện cần thiết để hiện thực hóa giấc
mơ của đất nước.
Mục tiêu của “giấc mơ Trung Hoa” thể hiện sâu sắc tư tưởng của Mác về giải
phóng con người và phát triển con người toàn diện. Mác phân tích rằng bản chất
con người trong điều kiện sở hữu tư nhân bị biến dạng sâu sắc bởi sự tha hóa lao
động và đánh mất bản chất con người, tức là sự tha hóa của con người trong chính
hoạt động sản xuất của họ. Trong điều kiện sở hữu tư nhân, mục đích của hoạt động
sản xuất của con người đi ngược lại mong muốn chủ quan của con người. “Giấc mơ
Trung Hoa” xét đến cùng là giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc. “Giấc mơ
Trung Hoa” là tổng hòa nhu cầu của con người với sự tiến bộ của xã hội và sự phục
70

hưng của của dân tộc Trung Hoa, thể hiện bản chất của con người.
Theo tư tưởng của Mác, mỗi cá nhân đồng thời mang trong mình đặc điểm
xã hội. Mác cho rằng, trau dồi tất cả các thuộc tính của con người trong xã hội và
coi anh ta là con người có những thuộc tính và mối liên hệ phong phú nhất có thể,
từ đó tạo ra những người có nhu cầu rộng lớn nhất có thể. Nghĩa là, việc nuôi
dưỡng những nhu cầu rộng lớn nhất có thể của con người là một khía cạnh quan
trọng để thực hiện sự phát triển tự do và toàn diện của con người, cũng có nghĩa
là, ở một khía cạnh nào đó, việc tạo ra và thỏa mãn nhu cầu của con người một
cách rộng rãi nhất có thể chính là sự phát triển tự do và toàn diện của con
người. “Giấc mơ Trung Hoa” tôn trọng “nhu cầu rộng lớn” của con người, khẳng
định giấc mơ của cá nhân và một hình thức xã hội dựa trên nguyên tắc cơ bản là
sự phát triển toàn diện và tự do của mỗi người, đó là những tìm tòi mang tính thực
tiễn để xây dựng một xã hội có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện của con người.
Giấc mơ Trung Hoa thể hiện tư tưởng “lấy con người làm gốc” và thực
hiện “công bằng xã hội”. Tư tưởng về “Giấc mơ Trung Hoa” mà Tập Cận Bình
nêu ra đã kế thừa tư tưởng lấy con người làm gốc của Hồ Cẩm Đào, đồng thời dựa
trên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong quá khứ và
được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội
khá giả toàn diện. Trên cơ sở đó, khái niệm con người trong “giấc mơ Trung Hoa”
bao hàm nghĩa “cá nhân”, nhấn mạnh “giấc mơ Trung Hoa” cũng là giấc mơ của
mỗi người dân Trung Quốc. Con người không còn là một khái niệm tập thể đơn
giản, mà nhấn mạnh nhu cầu phát triển của cá nhân, đây chính là sự phát triển của
tư tưởng “lấy con người làm gốc” trong “quan điểm phát triển khoa học” của Hồ
Cẩm Đào.
Tập Cận Bình đã nêu trong bài phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ nhất
của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XII như sau: “Người dân Trung
Quốc sinh sống trong Tổ quốc vĩ đại và thời đại vĩ đại đều có cơ hội tốt đẹp như
nhau, đều có cơ hội biến giấc mơ thành hiện thực, đều có cơ hội cùng trưởng thành
và tiến bộ cùng với Tổ quốc và thời đại”. Tư tưởng này của Tập Cận Bình là sự
71

phát triển của quan điểm lấy con người làm gốc trong “quan điểm phát triển khoa
học” của Hồ Cẩm Đào. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng từng chỉ rõ: mọi
phong trào trước đây đều là phong trào của số ít người hoặc vì lợi ích của một số
ít người còn phong trào của giai cấp vô sản là phong trào của tuyệt đại đa số người,
vì lợi ích của tuyệt đại đa số người. Tư tưởng của Tập Cận Bình trong “giấc mơ
Trung Hoa” kiên trì lấy con người làm gốc, trước tiên lấy “con người” làm điểm
xuất phát của phát triển kinh tế, xã hội, quan tâm đến mỗi thành viên trong xã hội,
quan tâm đến mọi lợi ích của quần chúng nhân dân, quan tâm đến toàn bộ người
dân và quan tâm đến vấn đề dân sinh, thống nhất việc phấn đấu thực hiện lý tưởng
phục hưng dân tộc Trung Hoa với việc mưu cầu lợi ích cho đông đảo người dân,
đã thể hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất trong việc kiên trì thực hiện
các công tác Đảng và thỏa mãn lợi ích của nhân dân, thống nhất trong việc bảo
đảm quyền công dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, thực hiện
mục tiêu phát triển vì nhân dân, chia sẻ thành quả của sự phát triển đến tất cả người
dân. “Giấc mơ Trung Hoa”, đặc biệt là tư tưởng của Tập Cận Bình về phát triển
con người toàn diện trong tổng thể “giấc mơ Trung Hoa” nhấn mạnh sự công bằng
trong xã hội, đồng thời khẳng định giá trị của con người dưới góc độ đạo đức.
Theo tư tưởng của Tập Cận Bình, “cơ hội” mà mỗi người Trung Quốc nên có là
sự khẳng định cơ hội thực hiện tôn trọng cá nhân, thực hiện lý tưởng và mục tiêu
cá nhân, và tận hưởng thành quả của sự phát triển văn minh; tất cả người dân trong
xã hội đều được thực hiện giá trị của bản thân trong quá trình thực hiện sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Tư tưởng của Tập Cận Bình đã
thể hiện nhận thức chín muồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc về bản chất của chủ
nghĩa xã hội và quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
2.2.2. Một số vấn đề lý luận rút ra từ tư tưởng của các hạt nhân lãnh
đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc qua các thời kỳ
Từ việc phân tích tư tưởng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung
Quốc ở các thời kỳ về phát triển con người toàn diện cho ta thấy được nội dung
của phát triển con người toàn diện theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
72

mối liên hệ giữa chủ nghĩa Mác với tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc
và Biện pháp phát triển con người toàn diện theo quan điểm của Đảng Cộng sản
Trung Quốc.
2.2.2.1. Nội dung của phát triển con người toàn diện theo tư tưởng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trước hết, theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát triển con
người toàn diện là phát triển toàn diện năng lực của con người; năng lực của con
người bao gồm năng lực cải tạo lực lượng sản xuất, sau đó là năng lực cải tạo quan
hệ sản xuất, và năng lực tự cải tạo bản thân. Đây là ba loại năng lực được Đảng
Cộng sản Trung Quốc coi trọng nhất trong quá trình thực hiện phát triển con người
toàn diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác
cho rằng “tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được, quyết
định trạng thái xã hội” [17, Tr. 42]. Trung Quốc đã không ngừng cải cách quan hệ
sản xuất để kích thích lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời thực hiện sự phát
triển toàn diện của con người trong quá trình cải cách đó.
Thứ hai là phát triển tố chất của con người. Tố chất của con người có cơ sở
là tài năng thiên bẩm của con người và có thể được nâng cao thông qua giáo dục,
đào tạo. Chất lượng thể chất và tinh thần là tố chất cơ bản nhất của con người; trên
cơ sở một thể chất khỏe mạnh thì một trí lực mới được trau dồi. Tố chất thể chất
và tố chất tinh thần là tố chất cơ bản nhất của con người. Trên cơ sở thể chất khỏe
mạnh, rèn luyện được phẩm chất tinh thần khỏe mạnh thì mới có thể nâng cao
phẩm chất tư tưởng, đạo đức, trình độ khoa học và văn hóa của mỗi cá nhân thông
qua giáo dục. Tố chất tổng hợp của một người là hiện thân của khả năng cải tạo
thế giới của một cá nhân và là điều kiện để phát triển toàn diện.
Khi bàn về sự phát triển toàn diện của con người, Mác nói nhiều nhất đến
sự phát triển về thể lực và trí lực của con người. Từ đó có thể thấy rằng tố chất về
thể lực và tố chất trí tuệ là những tư tưởng chủ yếu của Mác về con người. Đảng
Cộng sản Trung Quốc trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc đã làm phong phú thêm nội hàm và yếu tố
73

cấu thành của tố chất của con người: Các yêu cầu về tố chất là “vừa đức vừa tài”,
“vừa hồng vừa chuyên”, “phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ ”; các tiêu chuẩn
của con người mới xã hội chủ nghĩa là “có lý tưởng, có đạo đức có văn hóa, có kỷ
luật”; con đường để phát triển tố chất của con người là thông qua “giáo dục”.
Thứ ba là phát triển tổng thể các điều kiện bên ngoài để tạo môi trường tốt
nhất cho sự phát triển toàn diện của con người. Sự phát triển toàn diện của con
người đòi hỏi phải có những điều kiện ngoại cảnh nhất định hỗ trợ mới có thể thực
hiện được bởi lẽ “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”, và sự phát triển của
con người về bản chất là sự phát triển của các quan hệ xã hội. Chủ nghĩa Mác cho
rằng sự phát triển toàn diện của con người và sự phát triển của xã hội là cơ sở và
tiền đề của nhau. Sự phát triển toàn diện của con người tạo động lực cho sự phát
triển xã hội, sự phát triển xã hội tạo điều kiện và nền tảng cho sự phát triển của
con người. Không có xã hội phát triển độc lập với sự phát triển của mỗi cá nhân,
cũng không có sự phát triển của cá nhân tách rời sự phát triển của xã hội, hai yếu
tố này thống nhất trong một quá trình lịch sử và hợp thành toàn bộ nội dung của
lịch sử phát triển loài người. Khái niệm phát triển khoa học kết nối sự phát triển
tổng thể của con người với sự đa dạng của đời sống con người, thể hiện tinh thần
thực tiễn thúc đẩy và thực hiện cụ thể sự phát triển tổng thể của con người ở cấp
độ đời sống xã hội. Trong quá trình hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã
có những bước nâng cấp toàn diện trên các lĩnh vực môi trường chính trị, môi
trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường xã hội, môi trường sinh thái…
nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con người.
2.2.2.2. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa Mác và tư tưởng của Đảng Cộng
sản Trung Quốc
Tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện
là trước hết là sự kế thừa, sau đó là sự phát triển tư tưởng phát triển con người toàn
diện của chủ nghĩa Mác, phù hợp với tình hình của đất nước Trung Quốc.
Trước hết, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định vai trò trung tâm của con
người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng con
74

người chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử. Đảng Cộng sản Trung Quốc kế thừa tư tưởng này của chủ nghĩa Mác,
đồng thời nhấn mạnh nền tảng và sức mạnh của Đảng là ở nhân dân. Tư duy phát
triển lấy con người làm trung tâm chính là sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mặc dù trong thời đại ngày nay,
khoa học công nghệ rất phát triển, sức ảnh hưởng của tri thức và công nghệ thông
tin là rất lớn, nhưng quy luật khách quan về sự sáng tạo lịch sử của con người vẫn
không thay đổi. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng quần chúng nhân dân là lực
lượng quyết định tương lai và vận mệnh của đất nước; chỉ khi tôn trọng lập trường
duy vật và quan điểm nhân dân sáng tạo ra lịch sử, tin vào nhân dân, dựa vào nhân
dân, đại diện cho tiếng nói của nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm thì Đảng
Cộng sản Trung Quốc mới có thể tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định mấu chốt của phát triển con
người toàn diện là đưa ra phương thức thực hiện. Tự do theo tư tưởng của chủ
nghĩa Mác không chỉ là thoát khỏi gông cùm, vượt qua trở ngại mà còn là tự giác,
tự nguyện thực hiện bằng các biện pháp phù hợp với tất yếu khách quan, phát triển
bản thân theo ý muốn của chính con người mà không bị điều kiện khách quan hạn
chế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển xã hội mà Mác đã hình dung, chưa có khả năng để thực hiện sự
phát triển toàn diện của con người. Mức độ hiện thực hóa giải phóng con người
mà Mác hình dung ở một mức độ nào đó là quá lý tưởng, chưa sát với thực tế, và
không dễ thực hiện khi điều kiện không cho phép. Các học thuyết khoa học của
C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra những chỉ đạo về lý luận cho việc xây dựng một xã
hội lý tưởng, nơi không có áp bức, không có bóc lột, mọi người đều bình đẳng và
mọi người đều được tự do, vẽ ra cho giai cấp vô sản đang bị áp bức, bóc lột và
những người đấu tranh cách mạng hình ảnh về một ngôi nhà đẹp đẽ. Còn lộ trình
của Trung Quốc là sau khi thành lập một quốc gia xã hội chủ nghĩa, nơi mọi người
đều bình đẳng, Trung Quốc từng bước thực hiện phát triển con người toàn diện
dựa trên điều kiện thực tế trong từng thời kỳ. Như vậy, theo các triết gia của chủ
75

nghĩa Mác, điều họ quan tâm là dùng lý luận để giải thích thế giới, còn đối với
Trung Quốc, mấu chốt của vấn đề nằm ở phương thức thực hiện.
Thứ ba, phát triển con người toàn diện gắn với xây dựng hiện đại hóa. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Là biểu hiện cho sự phát triển của xã
hội loài người, hiện đại hóa phản ánh quá trình phát triển của nền văn minh hiện
đại của một đất nước. Trong quá trình này, con người là lực lượng quyết định và
sáng tạo nhất, là nhân tố tích cực nhất. Sự phát triển toàn diện của con người ảnh
hưởng và quyết định các mặt khác của hiện đại hóa, là bản chất và cốt lõi của hiện
đại hóa. Mục tiêu mà chủ nghĩa Mác hướng tới là thiết lập một hệ thống xã hội
chủ nghĩa, hệ thống này sẽ mang đến cho tất cả mọi người cuộc sống vật chất
phong phú và thời gian giải trí, mang lại sự tự do cho tất cả mọi người. Kinh
nghiệm và bài học của việc đẩy mạnh hiện đại hóa ở một số quốc gia và khu vực
đã cho thấy, việc xây dựng văn minh tinh thần (xây dựng văn hóa) đi sau xây dựng
văn minh vật chất (phát triển kinh tế) làm trì trệ toàn bộ quá trình hiện đại hóa.
Thứ tư, phát triển con người gắn với phát triển xã hội. Phát triển xã hội theo
nghĩa rộng là sự thống nhất giữa phát triển kinh tế, phát triển chính trị, phát triển
văn hóa, cải thiện dân sinh. Lực lượng sản suất là động lực cơ bản của sự phát
triển xã hội, và sự phát triển toàn diện của con người xét đến cùng phụ thuộc vào
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình
độ cao mới có thể giúp con người nâng cao năng lực và phát huy tiềm năng thông
qua sự phát triển của giáo dục và sự gia tăng của cải vật chất; chỉ khi lực lượng
sản xuất phát triển ở trình độ cao mới có thể làm cho mức độ tự do, tính chất xã
hội và sức sáng tạo của con người tăng lên; chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở
trình độ cao con người mới có thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội khác
nhau; chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao mới có thể từng bước
xóa bỏ sự đối lập giữa lợi ích riêng và lợi ích chung.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, sự phát triển của xã hội loài người là
một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình này, con
76

người là lực lượng quyết định và sáng tạo nhất, là nhân tố tích cực nhất. Sự phát
triển toàn diện của con người ảnh hưởng và quyết định các mặt khác của hiện đại
hóa, là bản chất và cốt lõi của hiện đại hóa. Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi
trọng sự phát triển của con người, nhấn mạnh sự thống nhất biện chứng giữa phát
triển con người với phát triển xã hội, hiện đại hóa xã hội, khẳng định phát triển
con người toàn diện là từng bước thực hiện sự phát triển tự do, toàn diện cho con
người trên cơ sở sự phát triển không ngừng của xã hội.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã dần hoàn thiện hệ thống tư tưởng của mình về phát triển con người toàn diện với
tư tưởng cốt lõi là lấy con người làm trung tâm, nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng
giữa sự phát triển của con người với sự phát triển của xã hội, coi trọng việc thúc đẩy
sự phát triển toàn diện của con người và sự tiến bộ toàn diện của xã hội. Điều này
phản ánh quy luật phát triển hiện đại hóa và làm phong phú, phát triển lý luận của
Mác về phát triển con người toàn diện. Mục tiêu hiện đại hóa mà Trung Quốc hướng
tới tuân theo phương thức lấy người dân làm trung tâm, là hiện đại hóa vì nhân dân,
dựa vào nhân dân và chia sẻ thành quả của nhân dân.
2.2.2.3. Biện pháp phát triển con người toàn diện theo quan điểm của
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Một là, phát triển kinh tế, đảm bảo về cơ sở vật chất để thực hiện phát triển
con người toàn diện. Kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung
Quốc cho rằng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất luôn là nhiệm vụ cơ bản
của chủ nghĩa xã hội. Lực lượng sản xuất xã hội là động lực thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của con người, điều kiện vật chất để con người tồn tại và phát triển không
thể tách rời sự đóng góp của lực lượng sản xuất. Chỉ khi con người giải quyết được
vấn đề sinh tồn thì mới có thể nói đến hưởng thụ và phát triển; chỉ khi con người
thoát khỏi sự lệ thuộc vào vật chất mới có thể thực hiện giải phóng cá nhân, từ đó
thực hiện phát triển con người toàn diện. Giải phóng lực lượng sản xuất cung cấp tư
liệu vật chất cho sự phát triển toàn diện của con người, đồng thời mang lại thời gian
rảnh rỗi để con người thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Năng suất lao động tăng
77

lên đã làm giảm thời gian lao động, từ đó tăng thêm thời gian rảnh rỗi, tạo điều kiện
để con người nghỉ ngơi, phát triển sở thích, học hỏi và trau dồi kỹ năng mới, đồng
thời tạo cơ hội tốt để nâng cao năng lực, cải thiện tố chất và phát triển nhân cách của
con người. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng cần phải quan tâm đến nhu
cầu của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, nâng cao tinh thần hăng hái, chủ động của
nhân dân, tạo cơ sở vật chất phong phú cho công cuộc hiện đại hóa, từ đó thực hiện
phát triển con người toàn diện ở trình độ cao hơn và trong phạm vi rộng hơn.
Hai là, xây dựng chính trị, hoàn thiện về thể chế đảm bảo cho việc phát triển
con người toàn diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng đời sống xã hội của con
người về bản chất được thể chế hóa, và các thể chế khác nhau ảnh hưởng đến đời
sống xã hội của con người, đưa ra các tiêu chuẩn và chuẩn mực cho cuộc sống của
con người trong một phạm vi nhất định. Sự phát triển của mọi người đều dựa trên
các quan hệ xã hội và chịu sự ràng buộc của một thể chế chính trị. Mỗi cá nhân
độc lập đều phải đóng một vai trò cụ thể trong một thể chế nhất định và hình thành
một quan hệ xã hội nhất định. Theo tư tưởng của Mác, con người thực chất là tổng
hòa của tất cả các quan hệ xã hội. Sự phát triển toàn diện của con người đòi hỏi
một môi trường xã hội ổn định và tốt đẹp, một xã hội hài hòa phụ thuộc vào thể
chế hợp lý và lành mạnh. Do đó, theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
việc thúc đẩy và thực hiện sự phát triển toàn diện của con người cần có sự hỗ trợ
về chính sách và sự đảm bảo về thể chế. Sự nghiệp chủ nghĩa xã hội gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của mọi người dân, nhân dân phải nâng cao ý thức làm chủ,
hăng hái, chủ động tham gia để bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
được tiến hành thuận lợi và hoàn thành các mục tiêu xây dựng hiện đại hóa đúng
tiến độ.
Ba là, xây dựng văn hóa, tạo động lực tinh thần để thực hiện phát triển con
người toàn diện. Theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để thực hiện phát
triển con người toàn diện cần có cơ sở vật chất vững chắc, đồng thời cần xây dựng
và phát triển nền văn hóa Trung Hoa trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, nhằm nâng
cao ý thức xã hội và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chỉ khi quần chúng nhân
78

dân thực sự ý thức mình là một phần tử của chủ nghĩa xã hội, họ mới có trách
nhiệm với những việc họ làm một cách tự giác. Trải qua hơn 40 năm cải cách mở
cửa, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và tiến trình toàn cầu
hóa, con người Trung Quốc được thỏa mãn về nhu cầu vật chất và tinh thần, tư
tưởng, quan niệm và thông tin đa dạng đan xen vào nhau, trong khi thúc đẩy giao
lưu về văn hóa, nó cũng mang lại một số vấn đề, nhất là đối với một số ít người
thiếu hệ thống tri thức toàn diện. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, cần
phải trau dồi và thực hiện một hệ thống giá trị chung được cả xã hội thừa nhận,
loại bỏ những khiếm khuyết, vướng mắc trong các quan niệm, tư tưởng, thiết lập
các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa, và tự giác thực hiện, tạo động lực tinh thần và
sự ủng hộ về trí tuệ cho sự nghiệp phát triển con người toàn diện.
Bốn là, tạo môi trường xã hội tốt đẹp để thực hiện phát triển con người toàn
diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, để thực hiện phát triển con người toàn
diện đòi hỏi phải có một môi trường xã hội tốt đẹp, ổn định và hài hòa. Để làm được
điều này cần tập trung giải quyết những vấn đề thiết thực mà nhân dân quan tâm, tạo
ra môi trường xã hội ổn định, hài hòa cho nhân dân. Xây dựng xã hội là một công
việc quan trọng nhằm cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội,
nó bao gồm mọi khía cạnh khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người
như giáo dục, việc làm, y tế, quản trị xã hội, phúc lợi xã hội; sự hài hòa và ổn định
của xã hội liên quan đến sự tồn và sự phát triển của tất cả mỗi người. Vấn đề căn
bản của phát triển con người là làm cho con người trở thành chủ nhân của chính
mình. Giáo dục giúp con người thích ứng được với yêu cầu phát triển của xã hội,
phát triển giáo dục toàn diện bảo đảm cho con người có khả năng thích ứng với
những vấn đề phức tạp trong sản xuất và đời sống, từ đó thực hiện phát triển con
người toàn diện.
Năm là, tạo môi trường sinh thái tươi đẹp để thực hiện phát triển con người
toàn diện. Một mặt, để phát triển con người toàn diện đòi hỏi phải có môi trường
xã hội tốt đẹp, ổn định, hài hòa, đảm bảo cho con người có được đời sống xã hội
phong phú, mặt khác cũng đòi hỏi phải có môi trường sinh thái tươi đẹp để bảo
79

đảm sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Môi trường tươi đẹp, thoải
mái là điều kiện bên ngoài quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người,
sự phát triển toàn diện của con người phải xây dựng dựa trên cơ sở con người và
thiên nhiên chung sống hài hòa, cần có những biện pháp bảo vệ môi trường sinh
thái hiệu quả để hình thành nên cục diện con người và thiên nhiên cùng phát triển
hài hòa. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển nhanh chóng của
lực lượng sản xuất, con người đã tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp song cũng gây
ra những thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái như ô nhiễm nguồn đất, nguồn
nước, ô nhiễm không khí, sa mạc hóa, làm giảm tính đa dạng của sinh vật, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của con người. Vì vậy, Đảng Cộng
sản Trung Quốc cho rằng cần phải thực hiện chiến lược phát triển bền vững, phát
triển hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm cho
con người được phát triển toàn diện trong môi trường thiên nhiên xanh và tươi đẹp.

Tiểu kết chương 2


Lý luận phát triển con người toàn diện là bộ phận cấu thành quan trọng của
hệ thống lý luận triết học Mác. Chủ nghĩa Mác đã nghiên cứu bản chất của con
người trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của xã hội, con người không chỉ là
chủ thể của hoạt động sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và là mục tiêu
phát triển của lịch sử. Nội dung của phát triển con người toàn diện theo lý luận chủ
nghĩa Mác chính là phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con
người; phát triển toàn diện cá tính con người; phát triển toàn diện quan hệ xã hội
của con người. Nhận thức về sự phát triển toàn diện của con người là mục tiêu giá
trị cơ bản mà chủ nghĩa Mác theo đuổi, đồng thời cũng là đặc trưng cơ bản của xã
hội cộng sản chủ nghĩa.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921 đến cuộc cách
mạng lật đổ chính quyền cũ để thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm
1949, cho đến khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn kiên trì chủ nghĩa Mác
80

là kim chỉ nam cho mọi công tác của Đảng, coi mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân
là sứ mệnh của Đảng, lấy toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân làm tôn chỉ căn bản
xuyên suốt mọi hoạt động của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh tư
duy phát triển lấy con người làm trung tâm và đặc biệt, luôn kiên trì thúc đẩy con
người phát triển toàn diện, đồng thời luôn coi thúc đẩy phát triển con người toàn
diện là tiêu chuẩn của mọi sáng tạo lý luận và hoạt động thực tiễn, đảm bảo toàn
thể nhân dân có được cảm giác hạnh phúc hơn, an toàn hơn trong quá trình phát
triển. Theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc phát triển con người
toàn diện cần được thực hiện trên tổng thể các phương diện kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, môi trường bởi con người chỉ có thể có được sự phát triển toàn diện
khi có được sự đảm bảo về cơ sở vật chất, về thể chế chính trị, có động lực về tinh
thần, có môi trường xã hội tốt đẹp và môi trường sống tươi đẹp.
81

Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

3.1. THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC
Kể từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đặc biệt từ khi tiến
hành cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những
chủ trương, chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, môi trường nhằm tạo điều kiện để người dân được phát triển toàn diện và đạt
được những thành tựu đáng kể. Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, xây dựng
chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, bước sang thế kỷ XXI, người dân Trung
Quốc đã có được những điều kiện thuận lợi chưa từng có để phát triển toàn diện,
tập trung ở một số phương diện chủ yếu sau:
3.1.1. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện kinh tế
Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã lấy xây dựng nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm mục tiêu, theo đuổi và thực
hiện phát triển con người toàn diện. Từ năm 1978 cải cách mở cửa đến nay, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã vượt xa tốc độ tăng trưởng bình quân của
thế giới, được xếp vào hàng các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tỷ trọng của kinh tế
Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu tăng xấp xỉ 06 lần, từ chỉ khoảng 2,7% năm
1978 lên hơn 16% vào năm 2019. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc gấp
hai lần mỗi 8 năm, hơn 2 lần mỗi 10 năm. Hiện nay, theo thống kê của Ngân hàng
Thế giới, Trung Quốc thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao với GDP bình
quân đầu người năm 2019 là 10.276 USD [112]. Có được những thành tựu như trên
là do Trung Quốc trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác,
căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước, xây dựng nên hệ thống lý luận về nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, và dùng lý luận đó để chỉ
đạo thực tiễn trong suốt quá trình cải cách mở cửa, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ
82

nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ sở quan hệ sở hữu
lấy chế độ công hữu làm chủ thể song song với sự tồn tại và phát triển của hình
thức tư hữu. Chế độ công hữu là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa. Cho phép sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư hữu là yêu cầu nội
tại cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hơn nữa là lựa chọn
tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Trong nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế công hữu đã tạo ra khối lượng tài sản vật chất lớn,
đồng thời bảo đảm được sự công bằng và bình đẳng trong xã hội, còn kinh tế tư hữu
cũng đã tạo ra một khối lượng tài sản vật chất lớn cho xã hội, đáp ứng nhiều hơn
cho nhu cầu của con người, cũng thể hiện tự do của con người trong đời sống vật
chất. Các doanh nghiệp tư nhân của đã đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy
việc làm và tạo nguồn thu thuế. Riêng trong năm 2019, khối kinh tế tư nhân của
Trung Quốc đóng góp hơn 50% thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% đổi mới công nghệ,
hơn 80% lao động thành thị và hơn 90% số doanh nghiệp đã trở thành lực lượng
không thể thiếu, thúc đẩy triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc phát triển [124]. Do
đó, chế độ công hữu và hình thức tư hữu cùng tồn tại, cùng phát triển trong đó đề
cao vai trò của chế độ công hữu, đều có lợi cho việc tạo ra cơ sở vật chất cho sự
phát triển toàn diện của con người.
Thứ hai, lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều phương thức phân
phối cùng tồn tại. Giống như chế độ công hữu, phân phối theo lao động là một trong
những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, thể hiện nguyên tắc công
bằng. Song trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ngoài kiên trì nguyên tắc công bằng,
còn phải kiên trì nguyên tắc hiệu quả, như vậy mới có thể huy động, phát huy tính
tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của tất cả mọi người trong xây dựng nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời làm cho mỗi người trong vận hành nền kinh tế
với tốc độ cao giành được lợi ích kinh tế cao nhất, để thỏa mãn sự theo đuổi và thụ
hưởng của mọi người đối với sự phát triển toàn diện.
Thứ ba, thừa nhận và bảo vệ tài sản tư hữu. Một điểm sáng trong cải cách
mở cửa của Trung Quốc chính là tài sản cá nhân của người dân Trung Quốc liên
83

tục tăng lên. Trung Quốc cũng đã thể chế hóa quyền của công dân đối với tài sản
tư hữu bằng Hiến pháp và pháp luật. Hiến Pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa (Bản sửa đổi năm 2004) đã nêu rõ điều khoản về bảo vệ tài sản tư hữu hợp
pháp của công dân như sau: “Tài sản riêng hợp pháp của công dân là bất khả xâm
phạm”; “Luật về quyền sở hữu tài sản” được thông qua tại Hội nghị lần thứ năm
Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X năm 2006 đã quy định rõ quyền sở
hữu tài sản của tư nhân được pháp luật bảo hộ, không tổ chức và cá nhân nào được
quyền xâm phạm. Khi con người có được tài sản tư hữu nhất định thì mức độ quan
tâm của con người đối với xã hội cũng vì thế tăng lên, nguyện vọng tham gia vào
các hoạt động xã hội cũng theo đó tăng lên; theo đó mức độ tự do của con người
dần tăng lên, cơ hội phát triển toàn diện cũng sẽ ngày một tăng lên.
Thứ tư, nhanh chóng thích ứng với kinh tế toàn cầu hóa. Trước làn sóng
toàn cầu hóa về kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã thích ứng bằng nhiều biện pháp
nhằm thúc đẩy hiệu quả quá trình thị trường hóa nền kinh tế toàn cầu, trong đó có
tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 1999. Kinh tế toàn cầu hóa
được hình thành trên cơ sở tự do kinh tế, là kết quả tất yếu của tự do kinh tế, đồng
thời kinh tế toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy và bảo đảm tự do kinh tế tồn tại và phát triển
rộng rãi hơn và đi vào chiều sâu. Việc Trung Quốc nhanh chóng thích ứng với
kinh tế toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sẽ làm gia
tăng ý thức về tự do, dân chủ, công bằng, chính nghĩa của công dân, thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của con người.
So sánh với hình thái kinh tế trước đây, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
càng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng có lợi cho việc tăng thêm
giá trị thặng dư, do đó tạo ra thời gian tự do và không gian rộng lớn hơn cho sự
phát triển toàn diện của con người. Thực tế đã chứng minh, trong nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa, thời gian mà con người được tự do chi phối ngày càng
nhiều hơn, thời gian theo đuổi khoa học, nghệ thuật cũng ngày càng nhiều hơn.
Đồng thời, phương thức hoạt động của con người thể hiện sự đa dạng, mối liên hệ
giữa người với người ngày càng mật thiết, phạm vi và không gian giao lưu ngày
84

càng mở rộng. Có thể nói rằng, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt nền
móng và tạo cơ sở kinh tế và điều kiện vật chất cho sự phát triển toàn diện của con
người.
3.1.2. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện chính trị
Kể từ khi cải cách mở cửa, nhân dân Trung Quốc đã lấy xây dựng văn
minh chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm mục tiêu, theo đuổi và
thực hiện sự phát triển toàn diện của con người, thể hiện ở các nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất, vai trò chủ thể của nhân dân tiếp tục được củng cố. Trung Quốc
xây dựng thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ chuyên chính dân chủ
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm cho con người
không còn bị tha hóa trong kinh tế và tạo điều kiện về chính trị để con người được
phát triển toàn diện. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy
định: “Tất cả quyền lực của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều thuộc về
nhân dân”. Tôn trọng nhân dân là yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của xây dựng nền
chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung
tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một trong những chiến lược cơ bản của tư
duy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới được ghi vào Hiến
pháp. Tư tưởng này thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân.
Thứ hai, quan niệm về nhân quyền được xác lập trong Hiến pháp. Con
người là linh hồn của vạn vật. Quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền sở hữu của
con người, quyền bình đẳng, quyền được an toàn, quyền được giáo dục, quyền
theo đuổi những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa chính đáng đều cần được tôn
trọng và thỏa mãn. Sau cải cách mở cửa, quan niệm về nhân quyền dần nhận được
sự quan tâm của xã hội, nhận được sự công nhận và tôn trọng của xã hội. Tháng 3
năm 2004, Hội nghị lần thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X đã
chính thức đưa điều khoản “Nhà bảo vệ nhân nước tôn trọng và bảo vệ quyền con
người” vào Hiến pháp (Điều 33). Sự kiện này đã đặt cơ sở chính trị, pháp luật cho
sự phát triển toàn diện của con người.
85

Thứ ba, hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dần
hoàn thiện. Muốn bảo đảm thiết thực cho sự phát triển toàn diện của con người
cần xây dựng nhà nước pháp quyền. Quản lý đất nước bằng pháp luật không những
nhấn mạnh bất cứ người nào, bất cứ cơ quan nào cũng phải nghiêm túc làm việc
dựa trên pháp luật, thực hiện các công việc hành chính theo pháp luật, mà còn
nhấn mạnh bất kỳ người nào, bất kỳ cơ quan nào cũng không thể vượt qua hoặc ở
trên pháp luật, mỗi người đều là chủ thể hành vi bình đẳng và độc lập, mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này được nêu trong Hiến pháp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa như sau: “Mọi công dân của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 33). Thông qua việc xây dựng
hệ thống pháp luật, thực hiện quản lý đất nước bằng pháp luật, Trung Quốc kiên
quyết xóa bỏ hiện tượng đặc quyền, bảo đảm quyền cơ bản của toàn thể nhân dân
là được phát triển toàn diện.
Thứ tư, quần chúng nhân dân được hưởng quyền được biết về tình hình chính
trị ngày càng rộng rãi. Con người là động vật chính trị. Đời sống chính trị là bộ phận
cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, cũng là lĩnh vực quan trọng không thể thiếu
trong quá trình phát triển toàn diện của con người. Kể từ khi cải cách mở cửa đến
nay, Đảng và Chính phủ Trung Quốc thông qua việc xây dựng nhiều cơ chế, áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau, làm cho nhân dân có thể hiểu được đường lối, phương
châm, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự phát triển và biến đổi của tình
hình trong nước, quốc tế; quần chúng nhân dân được hưởng quyền hiểu biết về chính
trị ngày càng rộng rãi hơn.
Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khái niệm văn minh chính trị bắt đầu chính
thức xuất hiện ở Trung Quốc; đến năm 2002, xây dựng văn minh chính trị lần đầu
tiên được Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định là một nhiệm vụ trọng
tâm bên cạnh xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Văn minh chính trị
thực chất là dân chủ và pháp quyền, nhằm mục đích bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân được thực hiện. Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân về cơ bản bảo đảm nhân dân
làm chủ đất nước, có tính chất cơ bản trong hệ thống chính trị quốc gia, có vị trí cơ
86

bản trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Trong hệ thống nhân dân làm chủ
đất nước, chế độ đại hội đại biểu nhân dân đóng vai trò chủ đạo, bảo đảm quyền quyết
định cao nhất và quyền giám sát cuối cùng của nhân dân, bảo đảm tương lai và vận
mệnh của đất nước ở trong tay của người dân. Đây là sức mạnh cơ bản và quan trọng
nhất để nhân dân làm chủ đất nước.
3.1.3. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện xã hội
Trung Quốc theo đuổi triết lý phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, nỗ lực
giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm nhất, nâng cao một cách hiệu quả
ý thức về quyền lợi và hạnh phúc của người dân và đã đạt được nhiều kết quả to
lớn trong việc phát triển con người toàn diện trên phương diện xã hội. Những
thành tựu trên phương diện xã hội là kết quả của thành tựu trên phương diện kinh
tế và chính trị đã nêu trên, một xã hội phát triển là điều kiện để con người được
phát triển toàn diện mọi khả năng của mình.
Thứ nhất, đời sống nhân dân có những sự thay đổi to lớn, thu nhập của người
dân Trung Quốc cả ở thành thị và nông thôn đã đạt mức khá giả. Suốt 40 năm cải
cách mở cửa, Trung Quốc đã có những cải cách về chế độ phân phối thu nhập, đưa
ra một loạt biện pháp nhằm làm tăng thu nhập của người dân, cải thiện tiêu dùng
của người dân. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, thu nhập của người dân Trung
Quốc đã tăng lên đáng kể, cứ gần mười năm lại tăng lên gấp đôi. Năm 1978, thu
nhập của người dân Trung Quốc chỉ đạt 171 Nhân dân tệ, đến năm 2009 vượt qua
con số hàng chục nghìn, đến năm 2019, đạt 30.733 Nhân dân tệ, tăng 22,8 lần so
với năm 1978, bình quân tăng 8,5%/ năm.
Khi thu nhập được cải thiện nhanh chóng, tỷ lệ nghèo ở Trung Quốc cũng
giảm rất nhanh. Bộ mặt nông thôn Trung Quốc đang từng ngày thay đổi, tạo nên
kỳ tích trong lịch sử xóa đói giảm nghèo của nhân loại. Dân số nghèo nông thôn
của Trung Quốc giảm từ 770,39 triệu người vào năm 1978 xuống còn 5,51 triệu
người vào năm 2019 và tỷ lệ nghèo ở nông thôn giảm từ 97,5% vào cuối năm 1978
xuống còn 0,6% vào cuối năm 2019 [122].
Thứ hai, hệ thống an sinh xã hội từng bước được đổi mới ngày càng hoàn
thiện. Trung Quốc xây dựng hệ thống an sinh xã hội gắn với mục tiêu xây dựng
87

xã hội khá giả toàn diện nhằm thực hiện công bằng, chính nghĩa, thu hẹp khoảng
cách giàu nghèo, xóa bỏ phân cực xã hội, làm cho con người không còn bị “tha
hóa” trong lao động. Ngay từ những năm đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa, Đảng
và Chính phủ Trung Quốc đã từng bước thiết lập hệ thống an sinh xã hội mới và
hệ thống an sinh xã hội cơ bản không ngừng được cải thiện; hệ thống bảo hiểm
hưu trí, y tế, thất nghiệp, thương tật và thai sản ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện
nay, số người tham gia bảo hiểm ở Trung Quốc đã vượt con số 930 triệu người, số
người được bảo hiểm y tế cơ bản đã vượt con số 1,35 tỷ người, cơ bản thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương
tật, bảo hiểm thai sản đều đạt khoảng 200 triệu người, bao phủ hầu hết các nhóm
nghề [52]. Mức lương hưu cơ bản tối thiểu của người dân thành thị và nông thôn,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương tật và các chế độ bảo hiểm xã hội khác đều
được nâng lên tương ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cải thiện dân sinh
là một phần quan trọng của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa và tiếp
tục giải quyết các vấn đề dân sinh là quá trình thúc đẩy sự phát triển toàn diện của
con người.
Thứ ba, giáo dục đạt được những phát triển vượt bậc. Những thành tựu
Trung Quốc đạt được trong việc phát triển con người toàn diện trên phương diện
giáo dục là: (1) Thực hiện phổ cập giáo dục 9 năm. Từ năm 1986, Trung Quốc thực
hiện phổ cập giáo dục 9 năm, không thu học phí, phụ phí trên phạm vi cả nước. Việc
thực hiện phổ cập giáo dục có ý nghĩa lớn đối với ngành giáo dục Trung Quốc, được
coi là một dấu ấn trong lĩnh vực giáo dục từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở
cửa đến nay. (2) Giáo dục các cấp, các loại hình phát triển vượt bậc. Năm 1978, tỷ
lệ tiểu học lên trung học cơ sở của Trung Quốc chỉ đạt 60.5%, tỷ lệ trung học phổ
thông vào đại học chỉ đạt 1,55%; đến năm 2019, các con số này lần lượt đạt 102,6%
(tính cả số học sinh vào trung học không đúng số tuổi quy định) và 51,6%. Số năm
được đến trường học của người dân Trung Quốc tăng từ 8,8 năm vào năm 1990 lên
13,9 năm vào năm 2018 [122], hệ thống giáo dục dân lập cũng phát triển rõ rệt. (3)
Đội ngũ giáo viên phát triển mạnh mẽ. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt
88

các chính sách nhằm cải thiện đời sống của giáo viên, áp dụng biện pháp luân
chuyển giáo viên, thống nhất biên chế giáo viên ở thành thị và nông thôn, tiến hành
kiểm tra định kỳ trình độ… nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là
giáo viên vùng nông thôn.
Thứ tư, việc đi sâu cải cách y tế đã đạt được những kết quả đáng kể, mức
độ bao trùm của hệ thống y tế hiện đại ngày càng rộng khắp, dịch vụ y tế ngày
càng hoàn thiện, hiệu quả trong phòng ngừa bệnh tật ngày càng tăng lên, sức khỏe
của người dân ngày càng tốt hơn. Trung Quốc đã tổ chức mạng lưới bảo hiểm y
tế cơ bản phủ khắp thành thị và nông thôn và kết nối ở nhiều tuyến, thực hiện đổi
mới toàn bộ quy trình sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc, đảm bảo việc cung
cấp thuốc cũng như trợ giá thuốc cho trẻ em và cho những người mắc bệnh nan y
được duy trì ổn định. Tổng số cơ sở y tế của Trung Quốc năm 1978 là 169.732 cơ
sở, đến cuối năm 2019 đã tăng lên 1.007.545 cơ sở. Cùng với sự hoàn thiện của
hệ thống y tế, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng lên, từ 67,8 tuổi năm 1981
lên 77,3 tuổi năm 2019 và mức độ sức khỏe tốt hơn mức trung bình của các nước
có thu nhập trung bình và cao [123].
Thứ năm, vấn đề việc làm từng bước được giải quyết. Số lượng việc làm
tăng lên, cơ cấu việc làm liên tục được tối ưu hóa, chất lượng việc làm của người
lao động không ngừng nâng lên, mức tiền lương của người lao động từng bước
được nâng lên. Trung Quốc đưa ra các chính sách việc làm ngày càng hoàn thiện,
có chiến lược ưu tiên giải quyết việc làm; chế độ việc làm từ chỗ Nhà nước bao
cấp, phân phối chuyển sang thị trường hóa. Kết quả là dân số có việc làm tăng từ
401,52 triệu người năm 1978 lên 774,71 triệu người năm 2019 [52], và quy mô
việc làm tiếp tục được mở rộng.
3.1.4. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện văn hóa
Văn hóa, bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động
thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong
từng thời kỳ lịch sử nhất định. Nói đến văn hóa là nói đến khía cạnh ý thức hệ của
89

văn hóa, tính giai cấp của văn hóa. Nền văn hóa của Trung Quốc được xây dựng
dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác và nền văn hóa truyền thống của
Trung Quốc. Những thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện
văn hóa thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng đồng thời
duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Trung Quốc. Niềm tin đối với chủ
nghĩa Mác, niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là
cốt lõi, linh hồn của toàn bộ nền tảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là “rường cột”
nâng đỡ sự vững chắc của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, không thể lung lay dù.
Trong lĩnh vực bảo vệ nền tảng tư tưởng, Đảng Cộng sản Trung Quốc coi bảo vệ
nền tảng tư tưởng là một trọng tâm công tác của Đảng, do đó, những vấn đề nổi
cộm, những tình huống bất lợi trong lĩnh vực tư tưởng đã nhanh chóng được đẩy
lùi, giành được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân
dân; củng cố quan điểm chỉ đạo của chủ nghĩa Mác và củng cố lý tưởng, niềm tin
của toàn đảng và toàn xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan
tuyên giáo các cấp, nâng cao đáng kể tính chủ động và hiệu quả công tác tư tưởng
của cơ quan tuyên giáo các cấp, tạo cơ sở cho công tác tư tưởng của Đảng trong
thời kỳ mới. Bên cạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng với cốt lõi là những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt chú trọng tiếp thu tinh hoa
của nghìn năm văn hiến Trung Quốc, phát huy những nét đặc sắc của văn hóa
truyền thống, kết hợp tinh hoa trong văn hóa truyền thống với lập trường, quan
điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác để chỉ đạo thực tiễn và thúc đẩy phát triển.
Thứ hai, hình thành nên môi trường văn hóa tự do. Con người không tách
rời văn hóa, văn hóa là hạt nhân của đời sống con người. Môi trường văn hóa tự
do là tiền đề của sự phát triển văn hóa, không có một môi trường văn hóa như vậy
thì sẽ không có sự phát triển của văn hóa, sẽ không có đời sống văn hóa tốt hơn
cho mọi người. Ngay từ khi bắt đầu cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã xác định kết hợp chủ nghĩa Mác với sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung
Quốc, tìm tòi con đường cho sự phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc
90

sắc Trung Quốc. Tại Hội nghị Đại biểu văn hóa toàn quốc lần thứ IV, Đặng Tiểu
Bình nhấn mạnh chủ trương “trăm hoa đua nở”, xác định phát triển một cách tự
do các hình thức và phong cách khác nhau trong sáng tạo nghệ thuật; trong lý luận
nghệ thuật cho phép các trường phái và quan điểm khác nhau trong nghệ thuật tự
do thảo luận. Trong một môi trường văn hóa tự do lành mạnh như vậy, người dân
Trung Quốc có được điều kiện để phát triển toàn diện cá tính và năng lực của bản
thân.
Thứ ba, nền văn hóa đa dạng dần hình thành. Sự theo đuổi của con người
đối với tự do là rất đa dạng, ý thức về tự do và theo đuổi tự do khác nhau dẫn đến
hình thái văn hoá nhất định hình thành trong kết cấu tâm lý của con người, đồng
thời trở thành phương thức tư duy, xu hướng giá trị, sở thích, cá tính không giống
nhau ở mỗi người, từ đó hình thành nên sở thích và mục đích theo đuổi khác nhau.
Kể từ khi cải cách mở cửa, khi phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc
Trung Quốc, Trung Quốc luôn kiên trì thống nhất giữa phát triển dòng chính là
nền văn hóa Trung Quốc và đề xướng tính đa dạng. Trung Quốc xây dựng một
nền văn hóa độc lập, tự chủ, bình đẳng làm cơ sở, từ đó thúc đẩy đoàn kết dân tộc,
tôn trọng nhân cách trong giao lưu văn hóa, tạo nên hình thức biểu hiện của một
nền văn hóa với phong cách khác biệt, thỏa mãn nhu cầu của nhiều người khác
nhau, hình thành nên một môi trường văn hóa “trăm hoa đua nở”, thỏa mãn cao
nhất nhu cầu văn hóa đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
Thứ tư, lĩnh vực văn hóa có nhiều đổi mới. Văn hóa vừa là sự phản ánh đặc
trưng của thời đại và nguyện vọng của nhân dân, vừa là động lực nội tại thúc đẩy
con người theo đuổi sự phát triển toàn diện. Từ khi cải cách mở cửa, Trung Quốc
luôn thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực văn hóa, luôn hấp thu, tiếp nhận những tinh
hoa văn hóa khác nhau từ nền văn hóa truyền thống, từ các nền văn hóa ưu tú trên
thế giới và từ thực tiễn của từng thời kỳ, làm tăng cường sức sống của văn hóa,
tiếp tục nâng cao tố chất của công dân và trình độ văn minh của xã hội dựa trên
nền văn hóa tiên tiến. Tất cả những điều này đều làm cho quyền lợi văn hóa cơ
91

bản của nhân dân được bảo đảm, đời sống văn hóa xã hội càng phong phú, nhiều
màu sắc, con đường phát triển toàn diện của người dân càng rộng mở.
Thứ năm, dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển. Mạng lưới dịch vụ văn hóa
ngày càng hoàn thiện, mạng lưới dịch vụ văn hóa công cộng ở thành thị và nông
thôn bước đầu được hình thành, toàn bộ các điểm văn hóa công cộng mở cửa miễn
phí cho người dân sử dụng. Năm 1978, cả nước Trung Quốc chỉ có 1.218 thư viện
công cộng, đến năm 2019 số lượng thư viện công cộng tăng lên 3.189, tăng khoảng
1,6 lần so với năm 1978 [122]. Bên cạnh đó, quy mô của ngành công nghiệp văn
hóa ngày càng mở rộng. Năm 2018, ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc
đạt giá trị gia tăng 4117,1 tỷ nhân dân tệ, tăng 11 lần so với năm 2004 và giá trị
gia tăng của ngành công nghiệp văn hóa tăng từ 2,13% GDP năm 2004 lên 4,48%
năm 2019 [122], trở thành ngành công nghiệp trụ cột quan trọng cho sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân. Sự mở rộng của quy mô ngành công nghiệp văn hóa có
ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Một
môi trường văn hóa tốt có thể nuôi dưỡng tâm hồn con người, nuôi dưỡng trái tim
con người và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của con người.
Việc xây dựng văn hóa của Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu thực tế của
nhân dân, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần của nhân dân từ nhiều phương
diện, nhiều tầng nấc, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,
nâng cao trình độ văn hóa tinh thần của toàn thể nhân dân Trung Quốc nhằm thúc
đẩy sự phát triển toàn diện của con người.
3.1.5. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện
môi trường
Khái niệm “văn minh sinh thái” lần đầu tiên được đưa vào Báo cáo tại Đại
hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nói đến mục tiêu xây dựng xã hội khá
giả toàn diện. Xây dựng nền văn minh sinh thái thực chất là thực hiện phát triển
bền vững, phát triển xanh, không để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ mai sau.
Xây dựng nền văn minh sinh thái là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, liên quan đến hạnh phúc của nhân dân
92

và tương lai của đất nước Trung Quốc, liên quan đến hai “mục tiêu một trăm năm”
và thực hiện giấc mơ Trung Hoa về sự phục hưng của đất nước Trung Hoa. Hơn
40 năm kể từ khi cải cách mở cửa, công cuộc xây dựng nền văn minh sinh thái của
Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cảm giác hạnh phúc và
cảm giác an toàn về môi trường sinh thái của người dân ngày một nâng cao.
Thứ nhất, nhận thức về tính quy luật của việc xây dựng nền văn minh sinh
thái ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công tác xây dựng văn minh sinh thái càng
được coi trọng hơn bao giờ hết. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa
ra một loạt các quan điểm mới, tư tưởng mới và chiến lược mới, ra sức thúc đẩy
công cuộc xây dựng nền văn minh sinh thái. Hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi
trường sinh thái năm 2018 đã nêu ra những tư tưởng về văn minh sinh thái giàu
nội hàm, bao quát và sâu sắc, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên, mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa
môi trường và dân sinh, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường sinh thái….;
và trả lời một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn như tại sao phải
xây dựng nền văn minh sinh thái, xây dựng nền văn minh sinh thái như thế nào và
cách thức xây dựng nền văn minh sinh thái, đã nâng tầm nhận thức của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về quy luật xây dựng nền văn minh sinh thái.
Thứ hai, thể chế và cơ chế xây dựng văn minh sinh thái ngày càng hoàn
thiện. Đảng và Chính phủ Trung Quốc cho rằng việc xây dựng nền văn minh sinh
thái liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của đất nước Trung Quốc, coi
đây là nhiệm vụ quan trọng trong quản trị đất nước, và đã xây dựng một loạt các
chương trình dài hạn về bảo vệ môi trường sinh thái. Đại hội XIX của Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp một cách có hệ thống nhằm đẩy mạnh cải
cách thể chế văn minh sinh thái và xây dựng một Trung Quốc tươi đẹp, đồng thời
triển khai một loạt các biện pháp cải cách lớn. Năm 2018, Bộ Môi trường sinh thái
được thành lập để thực hiện thống nhất các nhiệm vụ về giám sát xả thải gây ô
nhiễm sinh thái ở đô thị và nông thôn; Bộ Tài nguyên thiên nhiên được thành lập
93

để thực hiện thống nhất tất cả các nhiệm vụ về kiểm soát sử dụng đất và các nhiệm
vụ bảo vệ môi trường sinh thái. Các cơ quan bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh trở
xuống đã ban hành các văn bản nhằm quản lý theo ngành dọc để theo dõi, giám
sát việc thực thi pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời,
việc thanh tra công tác bảo vệ môi trường sinh thái ở cấp trung ương đã trở thành
một động thái cứng rắn để thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường
sinh thái ở các khu vực và các cơ quan, ban ngành khác nhau.
Thứ ba, những thành quả về xây dựng nền văn minh sinh thái ngày càng
nổi bật. Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao và bảo vệ môi trường
sinh thái ở mức độ cao, mô hình phát triển và bảo vệ tài nguyên đất ngày càng tối
ưu, hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng tiếp tục tăng, các phương thức và
mô hình phát triển xanh ngày càng phổ biến. Tính đến cuối năm 2019, lượng phát
thải carbon dioxide trên một đơn vị GDP của Trung Quốc đã giảm 48,1% so với
năm 2005 và mục tiêu giảm 40% - 45% vào năm 2020 đã đạt được trước kế hoạch
[53]. Các nỗ lực phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã được tăng cường, công tác
bảo vệ sinh thái ngày càng được nâng cao và môi trường sinh thái được cải thiện
đáng kể.
Trong hơn 40 năm cải cách mở cửa, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi lực lượng
sản xuất xã hội lạc hậu, những mâu thuẫn xã hội chủ yếu đã thay đổi. Điểm xuất
phát và mục đích hướng tới của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc là nhằm thúc đẩy tốt hơn sự phát triển toàn diện của con người và sự
phát triển toàn diện của con người luôn thông qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc.
3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG
QUỐC
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, vẫn ở giai đoạn đầu
của chủ nghĩa xã hội, vẫn tồn tại rất nhiều yếu tố làm hạn chế sự phát triển toàn
94

diện của con người. Do đó, tuy trong quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc đã
đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển con người toàn diện, song, thực
trạng phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế, còn rất nhiều vấn đề phải làm trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, môi trường để tạo ra cơ hội và không gian cho sự phát triển tự do, toàn
diện của con người.
3.2.1. Hạn chế của phát triển con người toàn diện trên phương diện
kinh tế
Mặc dù phát triển kinh tế không phải là mục tiêu của phát triển con người,
nhưng nếu không có nền kinh tế phát triển thì rất khó đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của con người. Tổng kết 40 năm cải cách mở cửa, Tổng cục Thống kê quốc
gia Trung Quốc đánh giá, từ năm 1978 đến năm 2019, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Trung Quốc tính theo giá cố định đã tăng trưởng với tốc độ trung bình
hàng năm 6,1%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6% của các
nền kinh tế toàn cầu, dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong số các nền kinh tế lớn.
Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã dẫn đến một loạt các tác động bất lợi,
chẳng hạn như hiệu quả sử dụng vốn thấp, chi phí quá cao cho môi trường và tài
nguyên, tình trạng tiêu hao năng lượng nghiêm trọng… dẫn đến sự phát triển thiếu
cân bằng, thiếu phối hợp và không hài hòa. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng quá nhanh
gây áp lực đáng kể lên các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng, làm hạn chế khả năng
cải thiện chất lượng cuộc sống. Những hạn chế của nền kinh tế Trung Quốc tác
động đến sự phát triển toàn diện của con người cụ thể như sau:
Thứ nhất, hiệu quả kinh tế thấp. Hiện nay, hiệu quả kinh tế của Trung Quốc
vẫn ở mức tương đối thấp. GDP năm 2019 của nước này là 99,0865 nghìn tỉ nhân
dân tệ (tương đương khoảng 13,6 nghìn tỷ USD), nhưng GDP bình quân đầu người
là 10.276 USD [123], thấp hơn nhiều so với các nước phát triển hàng đầu như Mỹ,
Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh.
Dịch vụ là ngành ít ô nhiễm, tiêu thụ năng lượng thấp và giá trị gia tăng
cao, ngành dịch vụ có thể tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy các ngành liên quan
95

khác phát triển, đây là chìa khóa để tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp, nâng cao hiệu
quả chung của nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Những
năm gần đây, ngành dịch vụ của Trung Quốc đã liên tục tăng tỷ trọng trong GDP,
đạt tới 53,9% vào năm 2019. Nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/3 so với Mỹ,
Nhật Bản, Pháp và Đức (trên cơ sở sức mua tương đương) và tỷ lệ lao động trong
lĩnh vực dịch vụ chiếm 47,4% trong năm 2019 [123], cao hơn nhiều so với Mỹ,
Anh, Canada, Nhật Bản và Đức. Cung ứng thiếu, hiệu quả không cao và khả năng
tạo việc làm yếu của ngành dịch vụ là những trở ngại chính cho quá trình chuyển
đổi kinh tế.
Thứ hai, chưa có các động lực tăng trưởng kinh tế bền vững. Xét các động
lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp của đầu tư truyền thống và xuất
khẩu vào tăng trưởng kinh tế đang suy yếu, trong khi tiêu dùng đang dần tăng lên.
Tuy nhiên, mức tiêu dùng thấp, đặc biệt là mức tiêu dùng thấp của hộ gia đình vẫn
là nhân tố chủ yếu hạn chế sự phát triển ổn định của nền kinh tế Trung Quốc trong
tương lai. Chi tiêu bình quân đầu người năm 2019 của Trung Quốc chiếm 53,7%
GDP, thấp hơn mức chi tiêu của các nước phát triển lớn (từ 72,7% đến 84,2%
GDP), trong đó chi tiêu của hộ gia đình chiếm 39,3%, tỷ trọng chi tiêu của chính
phủ là 14,4%. Như vậy, Trung Quốc chưa có các động lực để tác động đến, làm
cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững hơn [122].
Thứ ba, năng lực đổi mới sáng tạo còn yếu, đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu
cơ bản còn thấp. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới tri thức,
đổi mới kỹ thuật và đổi mới ngành nghề kết hợp với nhau, do đó nghiên cứu cơ
bản trở thành động lực chính thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên,
tỷ lệ vốn đầu tư cho nghiên cứu cơ bản của Trung Quốc vẫn còn thấp, tỷ trọng
năm 2019 chỉ chiếm 6,03% trong tổng số ngân sách dành cho nghiên cứu và phát
triển của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 15-20% của các nước Âu - Mỹ
[122]. Như vậy, Trung Quốc vẫn thua xa các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật
Bản và Đức về đổi mới công nghệ.
Thứ tư, tình trạng dân số già tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế.
Trước hết, dân số già đã có những tác động tiêu cực đến nguồn cung lao động.
96

Những năm gần đây, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi từ 16 đến 59 của Trung
Quốc đang giảm dần và dự kiến sẽ còn giảm nhiều hơn sau năm 2030. Tình trạng
thiếu lao động do dân số già đã cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động tiêu
cực đến việc tăng thu nhập. Nếu không tăng tuổi nghỉ hưu có thể dẫn đến nguy cơ
vỡ quỹ lương hưu. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng số lượng lao động cao tuổi,
đặt ra một thách thức mới trong việc làm thế nào để đảm bảo sự bình đẳng và
không phân biệt đối xử với người cao tuổi trong tìm kiếm việc làm. Trung Quốc
từ lâu đã có một nền kinh tế định hướng xuất khẩu và sự tăng trưởng bền vững của
nền kinh tế từ lâu đã phụ thuộc vào nguồn cung lao động khổng lồ, đây cũng là
một trong những lợi thế so sánh lớn nhất của Trung Quốc. Nhưng với lực lượng
lao động già hóa, lợi nhuận tạo ra bởi các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động
ít nhiều chịu tác động tiêu cực, gây bất lợi cho sự ổn định của phát triển kinh tế.
Hai là, dân số già có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến tổng đầu tư do ảnh hưởng đến
tỷ lệ tiết kiệm. Một xã hội già hóa sẽ làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia, dẫn
đến tỷ lệ tích lũy và đầu tư giảm, ảnh hưởng đến sự hình thành nguồn vốn xã hội
và có thể làm giảm sức mua, dẫn đến nhu cầu thấp. Tất cả những điều này đã tạo
ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Ba là, tình
trạng dân số già ở Trung Quốc bước đầu đã làm tăng đáng kể các khoản chi cho
an sinh xã hội, tạo thêm gánh nặng tài chính cho Chính phủ do Chính phủ phải
đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng lên cho người cao tuổi.
Thứ năm, sự phát triển không cân bằng trong lĩnh vực kinh tế hạn chế sự
phát triển toàn diện của con người
Những biểu hiện của sự phát triển không cân bằng trong lĩnh vực kinh tế
bao gồm: Một là, sự không cân bằng giữa cung và cầu trong cơ cấu nền kinh tế
thực, thể hiện chủ yếu ở sự không cân bằng về cơ cấu giữa nguồn cung cấp cao và
hiệu quả không đủ với nguồn cung cấp thấp và hiệu quả kém. Nền kinh tế Trung
Quốc hiện đang chuyển từ tăng trưởng tốc độ cao sang phát triển chất lượng cao,
tuy nhiên, nhiều ngành sản xuất ở trình độ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng đã cản
trở sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang
phát triển chất lượng cao. Trong thời kỳ hậu công nghiệp, cơ cấu tiêu dùng và
97

quan niệm tiêu dùng của con người đã có những thay đổi to lớn, nhưng hệ thống
cung ứng chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng, đa cấp, chất lượng
cao của con người. Hai là, sự không cân bằng giữa kinh tế thực và tài chính. Khu
vực tài chính dựa vào bong bóng giá tài sản để liên tục tăng lợi nhuận, dẫn đến
tăng rủi ro trong hệ thống tài chính, đồng thời làm cho việc tập trung nguồn vốn
cho nền kinh tế thực gặp khó khăn, từ đó dẫn đến đầu tư và thu nhập của kinh tế
thực giảm sút, sự phát triển bị kìm hãm và tăng trưởng chậm lại. Sự tăng trưởng
nhanh chóng của nền tài chính cuối cùng đã dẫn đến sự mất cân bằng giữa nền
kinh tế thực và nền tài chính. Ba là, sự phát triển không cân bằng giữa kinh tế thực
và bất động sản. Một số lượng lớn các nguồn lực tài chính tập trung vào thị trường
bất động sản, khiến giá nhà đất ở các thành phố cấp 1 và cấp 2 của Trung Quốc
tăng nhanh, làm tăng thêm chi phí vận hành của nền kinh tế thực. Nền kinh tế thực
thiếu các quỹ phát triển tương ứng, và môi trường của nền kinh tế thực ngày càng
xấu đi.
Sự không cân bằng trong lĩnh vực phát triển kinh tế của Trung Quốc cho
thấy vấn đề chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế thấp. Phương thức phát triển
theo đuổi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trước đây không còn đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế và xã hội hiện nay. Khi các điều kiện sống vật chất cơ bản
được đáp ứng, người dân càng theo đuổi chất lượng cuộc sống, nhưng sự thay đổi
của phương thức phát triển kinh tế trong nước chưa theo kịp sự thay đổi trong nhu
cầu tiêu dùng của người dân. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăng-
ghen chia nhu cầu của con người thành tư liệu sinh hoạt, tư liệu hưởng thụ và tư
liệu phát triển. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế Trung Quốc, nhu cầu về tư liệu
sinh hoạt đã được đáp ứng, nhưng tư liệu hưởng thụ và tư liệu phát triển vẫn chưa
được đáp ứng đầy đủ. Điều này một mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân, mặt khác, dẫn đến nhu cầu của người dân không được
đáp ứng đầy đủ, từ đó cản trở sự phát triển toàn diện của con người. Lực lượng
sản xuất phát triển là tiền đề để con người được phát triển toàn diện. Chỉ khi nguồn
tư liệu vật chất dồi dào, trình độ của lực lượng sản xuất nâng cao, nền kinh tế phát
98

triển bền vững, nhu cầu vật chất của con người được đáp ứng đầy đủ thì mới có
thể thực hiện được sự phát triển toàn diện của con người ở mức độ và tầng bậc cao
hơn.
3.2.2. Hạn chế của phát triển con người toàn diện trên phương diện
chính trị
Nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, Trung Quốc
đã tập trung thực hiện việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,
xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc đã thực hiện tốt việc giải
phóng và phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện mạnh mẽ tiến trình dân chủ hóa
kinh tế, tiếp sau đó là từng bước dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội. Mục tiêu
của Trung Quốc trong 20 năm đầu của thế kỷ 21 là đạt được mục tiêu hoàn thiện
nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa,
trong đó xây dựng Đảng là khâu then chốt. Tuy nhiên, Trung Quốc đã gặp phải
những hạn chế trong phát triển con người toàn diện trên phương diện kinh tế như
sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chưa đi liền với phát triển xã
hội, cải cách chính trị không theo kịp cải cách kinh tế. Những rào cản về mặt thể chế,
cơ chế chính trị gây trở ngại cho cải cách và phát triển kinh tế đồng thời ảnh hưởng
đến vai trò chủ thể của nhân dân, từ đó tác động đến quá trình phát triển con người
toàn diện. Do đó, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) đã đưa ra khái
niệm “văn minh chính trị” khi bàn về vấn đề xây dựng chính trị và cải cách thể chế
chính trị. Từ đó, xây dựng văn minh chính trị cùng với xây dựng văn minh vật chất
và văn minh tinh thần trở thành các trụ cột lớn trong nhiệm vụ của Trung Quốc.
Thứ hai, người dân Trung Quốc đặt ưu tiên vào các vấn đề như an ninh, nhu
cầu được bảo đảm về vật chất hơn so với nhu cầu về dân chủ. Hơn 40 năm cải
cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh
tế, mức sống của người dân Trung Quốc được nâng lên rõ rệt, do đó, mặc dù quyền
lợi của người dân Trung Quốc bị trực tiếp đe dọa bởi những vấn đề như ô nhiễm
môi trường, mất cân bằng trong phân phối thu nhập, internet bị kiểm duyệt… thì
99

đa số người dân Trung Quốc vẫn hài lòng với chính quyền.
Thứ ba, suốt một thời gian dài Trung Quốc tập trung cho tăng trưởng kinh
tế, chưa tập trung cho việc xây dựng chính trị, hoàn thiện thể chế, cơ chế, tạo điều
kiện thuận lợi cho con người được phát huy quyền làm chủ đất nước. Việc tập
trung cho tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội,
môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vấn nạn tham nhũng tràn lan
và sự gia tăng các bất bình đẳng trong xã hội. Theo giáo sư Đại học Oxford Stein
Ringen, hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc chia thành ba cấp độ: Cấp độ thấp
nhất, lan tỏa nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày và có mặt ở khắp mọi nơi thuộc
về các lĩnh vực: dịch vụ, cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận, thương mại, cấp
phép, trường học, bệnh viện…; cấp độ thứ hai, trong bộ máy chính quyền, liên quan
đến việc mua quan bán tước; cấp độ cuối cùng, cấp độ cao nhất, đây không còn là
tham nhũng, đó là tội phạm có tổ chức [167, tr. 24-25]. Một trong những nhiệm vụ
chính trị trọng tâm của Trung Quốc hiện nay chính là giải quyết tình trạng tham
nhũng tràn lan, làm tăng hiệu quả quản trị của chính quyền, xây dựng nền chính trị
dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo về chính trị cho sự phát triển toàn diện của con
người.
3.2.3. Hạn chế của phát triển con người toàn diện trên phương diện
văn hóa
Văn minh tinh thần phát triển cao là cơ sở cho sự phát triển toàn diện của
con người, chỉ khi phát triển văn minh tinh thần mới có thể tạo ra môi trường văn
hóa tốt cho sự phát triển toàn diện của con người, có sức mạnh tinh thần và hỗ trợ
trí tuệ cho sự phát triển của văn minh vật chất xã hội. Tuy nhiên, Trung Quốc đang
phải đối mặt với những hạn chế trên phương diện văn hóa trong phát triển con
người toàn diện như sau:
Trước hết, sự phát triển không cân bằng giữa văn minh vật chất và văn
minh tinh thần tác động đến sự phát triển toàn diện của con người. Văn minh
vật chất và văn minh tinh thần phát triển là điều kiện cơ bản để thực hiện phát
triển con người toàn diện. Trải qua hơn 40 năm cải cách, mở cửa, thời kỳ khan
100

hiếm vật chất những ngày đầu thành lập của đất nước Trung Quốc đã qua, người
dân Trung Quốc ngày càng theo đuổi mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Tuy
nhiên, trong quá trình cải cách mở cửa và phát triển thể chế kinh tế thị trường,
việc xây dựng văn minh vật chất ở Trung Quốc vượt xa xây dựng văn minh tinh
thần, dẫn đến sự không cân bằng giữa phát triển văn minh vật chất và văn minh
tinh thần, thành quả của xây dựng văn minh tinh thần không thể đáp ứng đầy đủ
nhu cầu văn hóa tinh thần của con người, từ đó cản trở sự phát triển toàn diện
của con người.
Thứ hai, quan niệm của con người về vật chất thay đổi do tác động của kinh
tế thị trường. Cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường dẫn đến sự thừa thãi
về vật chất và thiếu thốn về tinh thần, điều này tác động đến quan niệm của con
người về tiền bạc, thúc đẩy quan điểm tôn thờ tiền bạc, quan niệm về lợi ích, quan
niệm về sự hưởng thụ của con người, dẫn đến các xu hướng tư tưởng như chủ
nghĩa kim tiền, chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa hưởng thụ. Tình trạng chỉ tập trung vào
nhu cầu vật chất mà thiếu nhu cầu tinh thần làm cho cơ cấu nhu cầu của con người
không cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển vững chắc của nền kinh tế quốc
dân.
Thứ ba, văn hóa phương Tây tác động đến việc xây dựng văn minh tinh
thần. Trong môi trường xã hội mở cửa với thế giới bên ngoài, các nước phương
Tây đã tiến hành truyền bá văn hóa vào Trung Quốc, làm lung lay ý chí của người
dân, làm suy yếu tính gắn kết xã hội, ảnh hưởng đến bầu không khí xã hội và việc
xây dựng văn minh tinh thần. Nhìn chung, sự phát triển không đầy đủ của văn
minh tinh thần sẽ hạn chế sự phát triển của văn minh vật chất, làm cho cấu trúc
tổng thể của xã hội không cân bằng, và cuối cùng đã làm hạn chế sự phát triển
toàn diện của con người.
Giá trị của việc xây dựng nền văn minh tinh thần là thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của con người, và sự phát triển toàn diện của con người là động lực nội
sinh để xây dựng nền văn minh tinh thần. Phát triển con người toàn diện không
chỉ là sự thoả mãn tổng thể các nhu cầu của con người, mà còn bao gồm cả sự phát
101

triển tổng thể các năng lực và phẩm chất. Theo tư tưởng của Mác, trách nhiệm, sứ
mệnh, nhiệm vụ của con người là phải phát huy mọi khả năng của mình một cách
toàn diện, trong đó cũng bao gồm năng lực tư duy. Tốc độ chậm của công cuộc
xây dựng văn minh tinh thần so với văn minh vật chất ở Trung Quốc đã dẫn đến
nhu cầu văn hoá tinh thần ngày càng tăng lên của con người trong thời đại mới
không được đáp ứng đầy đủ. Ngoài ra, cá nhân và xã hội thống nhất biện chứng,
cá nhân luôn tồn tại và phát triển trong xã hội, sự phát triển không đầy đủ của văn
minh tinh thần trong xã hội không có lợi cho việc nâng cao năng lực tư duy cá
nhân và tố chất văn hóa, khoa học của con người.
3.2.4. Hạn chế của phát triển con người toàn diện trên phương diện xã
hội
Mác cho rằng, con người là chủ thể của xã hội, và phát triển con người là
tiền đề để phát triển xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội thực chất là vấn đề
phát triển con người, vì vậy quá trình liên tục giải quyết vấn đề xã hội thực chất là
quá trình không ngừng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Để thực
hiện sự phát triển toàn diện của con người, Trung Quốc phải bắt đầu từ vấn các đề
xã hội, xuất phát từ lợi ích sống còn của nhân dân, nỗ lực giải quyết những vấn đề
mà nhân dân quan tâm nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, những hạn
chế trong vấn đề xã hội đã tác động không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của con
người. Hạn chế về phát triển con người toàn diện trên phương diện xã hội được
thể hiện qua những nội dung sau:
3.2.4.1. Vấn đề phát triển không đồng đều
Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền chủ yếu thể hiện ở sự
chênh lệch lớn về phát triển giữa các vùng miền Đông, miền Trung và miền Tây;
trình độ phát triển giữa miền Bắc và miền Nam có sự chênh lệch lớn; vùng ven
biển phát triển nhanh trong khi vùng nội địa phát triển chậm; sự phát triển của các
tỉnh, thành phố, khu tự trị không đồng đều.
Trước hết, sự mất cân bằng trong phát triển giữa các vùng miền đã làm cho
các khu vực phát triển tập trung quá mức các nguồn lực xã hội như nhân lực, vật
102

lực, tài chính, làm gia tăng khoảng cách giữa khu vực kém phát triển thiếu điều
kiện phát triển cần thiết và khu vực phát triển tập trung mọi nguồn lực có lợi thế.
Ngoài ra, các khu vực phát triển có mật độ dân số cao, gánh nặng xã hội, tài nguyên
sinh thái sẵn có hạn chế, dễ mắc “bệnh thành phố lớn”, các khu vực kém phát triển
dân cư thưa thớt, thiếu nhân lực, vật lực, tài chính và các nguồn lực xã hội khác
cần thiết cho phát triển kinh tế, dẫn đến phát triển tụt hậu, thậm chí suy thoái. Mặc
dù Trung Quốc đã áp dụng chiến lược “Miền Trung trỗi dậy”, chiến lược “Đại
khai phá miền Tây”, nhưng vấn đề không đồng đều trong sự phát triển giữa các
khu vực vẫn còn rất nghiêm trọng. Khoảng cách quá lớn trong phát triển giữa các
khu vực không có lợi cho sự vận hành thông suốt của nền kinh tế quốc dân, đồng
thời dễ gây ra khoảng cách tâm lý xã hội, tích tụ mâu thuẫn, xung đột xã hội, dẫn
đến mất ổn định xã hội. Hơn nữa là sự không cân bằng trong phân phối thu nhập.
Chênh lệch thu nhập thể hiện ở nhiều khía cạnh như chênh lệch thu nhập giữa
thành thị và nông thôn, chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, chênh lệch thu
nhập giữa các vùng miền, chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân. Trong những năm
gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, thu nhập bình quân
đầu người của Trung Quốc đã tăng lên đang kể. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong
tỷ lệ thụ hưởng thành quả phát triển giữa các nhóm người. Năm 1979, hệ số Gini
trong thu nhập của cư dân Trung Quốc là 0,31 và đạt mức 0,465 vào năm 2019
[122]. Mặc dù hệ số Gini của Trung Quốc đã cho thấy xu hướng giảm trong những
năm gần đây, nhưng nó luôn cao hơn đường cảnh báo quốc tế. Hệ số Gini cao
đồng nghĩa với chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc lớn. Dịch bệnh Covid-19 tác
động mạnh mẽ đến nền kinh tế Trung Quốc đồng thời làm gia tăng khoảng cách
thu nhập trong xã hội Trung Quốc. Phân phối thu nhập không cân bằng, chênh
lệch giàu nghèo quá lớn dễ gây mất cân bằng trong tâm lý của người dân, làm suy
yếu khả năng hiệu triệu và lòng tin đối với chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân, không có lợi cho sự đoàn kết và ổn định xã
hội.
Tác động của sự phát triển không đồng đều: Bản chất và mục tiêu của chủ
103

nghĩa xã hội là thực hiện cùng giàu có. Sự mất cân bằng trong phát triển giữa các
khu vực và chênh lệch thu nhập lớn là những biểu hiện của việc sở hữu của cải xã
hội không đồng đều giữa các nhóm người và giữa các cá nhân. Như vậy, của cải
tích lũy và tăng lên trong tay một số ít người, trong khi hầu hết mọi người đều ở
trong tình trạng tương đối nghèo. C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra trong “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản” rằng “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
phát triển tự do của mọi người” [17, tr.628]. Điều này cho thấy mọi người đều có
cơ hội phát triển tự do một cách bình đẳng, đồng thời, sự phát triển của cá nhân
và sự phát triển của xã hội thống nhất một cách biện chứng. Sự phát triển không
đồng đều của toàn xã hội đã mở rộng hơn khoảng cách phát triển giữa các cá thể,
mặt khác sự mất cân bằng trong phát triển của cá thể lại hạn chế sự phát triển cân
bằng của xã hội. Sự phát triển con người toàn diện mà Trung Quốc theo đuổi là sự
phát triển toàn diện của mỗi người và tiến bộ xã hội toàn diện mà Trung Quốc theo
đuổi là sự tiến bộ của toàn xã hội, chứ không phải là sự phát triển và tiến bộ của
một bộ phận người dân hay một bộ phận vùng miền. Do đó, chỉ khi đạt được sự
thịnh vượng chung mới có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát triển toàn diện của con
người.
3.2.4.2. Vấn đề cung cấp dịch vụ công
Dịch vụ công là phương tiện chính để Chính phủ có thể đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của công dân, thúc đẩy con người phát triển toàn diện và duy trì công
bằng chính nghĩa trong xã hội. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đầu tư của Trung Quốc
vào các dịch vụ công cơ bản đã tăng đáng kể. Hệ thống dịch vụ công của Trung
Quốc đang phát triển ngày càng hoàn thiện hơn và các dịch vụ công về giáo dục, y
tế, văn hóa, thể thao,… đã được bao trùm ở mức độ rộng khắp hơn; tuy nhiên, hiệu
quả và chất lượng không cao, có sự chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị - nông
thôn và giữa các nhóm người trong xã hội. Trong nhiều năm qua, các cấp chính
quyền đã ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn cung cấp dịch vụ công nên nhiều địa
phương có thành tích cao trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng năng lực
cung cấp dịch vụ công và quản lý xã hội còn yếu. Một loạt hạn chế trong lĩnh vực
104

cung cấp dịch vụ công như: số lượng các công trình và nguồn nhân lực cho dịch vụ
công còn thiếu, tồn tại mâu thuẫn giữa cơ cấu và nhu cầu về dịch vụ công ngày càng
tăng nhanh với tốc độ cải thiện chất lượng chậm.
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã và đang gây áp lực lên việc cung cấp
dịch vụ công. Tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đạt hơn 60% vào cuối năm 2019,
so với mức dưới 20% vào năm 1978 [123]. Đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến sự
tập trung dân số ở khu vực thành thị. Sự di cư ồ ạt của dân số đến các thành phố
làm cho nhu cầu đối với các dịch vụ công như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, an
ninh công cộng và cơ sở hạ tầng lớn hơn phạm vi nguồn lực dịch vụ công được
quy hoạch và phân bổ dựa trên tỉ lệ dân số, làm cho mâu thuẫn cung - cầu dịch vụ
công ở khu vực đô thị ngày càng gay gắt. Những mâu thuẫn đó không chỉ là mâu
thuẫn về phạm vi, có nghĩa là dịch vụ công đô thị không thể đáp ứng nhu cầu của
dân di cư mà còn là mâu thuẫn về cơ cấu, nghĩa là dịch vụ công cũng không thể
đáp ứng yêu cầu của dân di cư về cơ cấu, dẫn đến áp lực ngày càng lớn hơn đối
với dịch vụ công đô thị và khó khăn ngày càng lớn hơn trong quản lý đô thị.
Ngoài ra, vấn đề “đô thị hóa một nửa” trong quá trình đô thị hóa đã làm cho
thách thức cung cấp dịch vụ công ở khu vực đô thị thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa của dân số thường trú của Trung Quốc đã
tăng vọt và vượt 60% [123], tuy nhiên tỷ lệ đô thị hóa của nhóm dân tạm trú (những
người có hộ tịch ở nông thôn nhưng sinh sống ở thành phố) thấp hơn nhiều, tình
trạng đó được gọi là “đô thị hóa một nửa”. Điều này có nghĩa là hơn 200 triệu người
đã sống ở các thành phố nửa năm trở lên với tư cách là một bộ phận “dân thường
trú” nhưng không có hộ khẩu thành thị và do đó không đủ điều kiện để được hưởng
tất cả các dịch vụ công như những người có hộ khẩu địa phương. Số người có hộ
tịch ở nông thôn nhưng sinh sống và làm việc ở thành phố này phải đối mặt với
những rào cản lớn về thể chế liên quan đến việc đi học của trẻ em, các dịch vụ y tế
và sức khỏe, an sinh xã hội và việc làm. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội, vì họ nằm
ngoài tầm với của các cơ quan chức năng của quê hương họ và đồng thời không
được công nhận và không được chính quyền của các thành phố mà họ di cư đến
105

quan tâm. Do đó, các nhà hoạch định Trung Quốc cần có các biện pháp để cung cấp
các dịch vụ công bình đẳng hơn và góp phần vào quá trình đô thị hóa hiệu quả hơn,
bao trùm và bền vững hơn.
Việc phân bổ không cân bằng các nguồn lực dịch vụ công đã làm trầm trọng
thêm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và giữa các nhóm
người trong xã hội và cản trở nỗ lực cung cấp các dịch vụ công một cách công bằng.
Do các yếu tố kinh tế, tự nhiên và xã hội, nguồn lực dịch vụ công của Trung Quốc
từ lâu đã bị phân bổ vô cùng mất cân bằng, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục,
dịch vụ y tế và văn hóa. Các nguồn lực chất lượng cao hiện đang ngày càng tập
trung nhiều hơn ở các thành phố và miền Đông Trung Quốc. Tại các khu vực này,
dịch vụ công lại tập trung ở một số cơ sở công cộng dành cho thiểu số người dân,
điều này cản trở nỗ lực cung cấp các dịch vụ công bình đẳng. Do trình độ phát triển
kinh tế cao và năng lực tài chính mạnh, các thành phố lớn cung cấp nhiều nguồn lực
dịch vụ công đa dạng hơn với nhiều chức năng hơn so với các thành phố nhỏ và
trung bình và các khu vực nông thôn.
Việc phân bổ các nguồn lực dịch vụ công không cân bằng dẫn đến sự không
cân bằng trong phân bổ nguồn lực, từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều
giữa nông thôn và thành thị, gây bất lợi cho tiến trình đô thị hóa. Các siêu đô thị
và đô thị mang đến cho mọi người nhiều cơ hội việc làm hơn và các dịch vụ công
chất lượng cao hơn, từ đó thu hút lao động chất lượng cao hơn. Ngược lại, các
thành phố nhỏ và khu vực nông thôn phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn vì
năng lực yếu kém trong phân bổ các nguồn lực dịch vụ công.
Các dịch vụ công đã đạt được tỷ lệ bao trùm tương đối cao, nhưng vẫn còn
nhiều dư địa để cải thiện về mức độ bao trùm, về chất lượng dịch vụ và hiệu quả.
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã tăng đều đặn đầu tư tài chính vào
các dịch vụ công, đặc biệt là các dịch vụ công cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản
của người dân. Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp mức độ bao trùm tương đối
cao đối với các cơ sở dịch vụ công, cung cấp rất nhiều dịch vụ công cơ bản chưa
từng có trước đây. Nhưng đồng thời có thể nhận thấy, mức độ đầu tư và mức độ
106

bao trùm của dịch vụ công ở Trung Quốc vẫn chưa cao.
3.2.4.3. Vấn đề giáo dục
Về giáo dục, hệ thống giáo dục phổ cập 9 năm của Trung Quốc được xây
dựng dựa trên các chương trình giảng dạy truyền thống và phương pháp tiếp cận lấy
bằng cấp làm trung tâm không thể đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ khoa học và
văn hóa của người dân. Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục
nên bắt đầu từ giáo dục mầm non, để giải quyết tình trạng rất nhiều hộ gia đình gặp
khó khăn và tốn kém khi gửi con đến nhà trẻ hiện nay, phổ cập giáo dục nên được
kéo dài đến cấp trung học phổ thông và đào tạo nghề để liên tục nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp và khả năng làm việc; như vậy người dân có nhiều cơ hội phát triển
bản thân nhằm tăng khả năng tìm việc làm. Tuy nhiên, đào tạo nghề ở Trung Quốc
vẫn chưa ở mức có thể đáp ứng được nhu cầu của đất nước và chưa phù hợp giữa
khả năng đào tạo của các trường đào tạo nghề, nhu cầu của những người theo học
và yêu cầu của xã hội đối với người lao động. Ngoài ra, phân bổ nguồn lực giáo dục
không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng miền.
3.2.4.4. Vấn đề y tế
Sức khỏe của con người không chỉ là cơ sở cho sự phát triển con người đó
mà còn là một chỉ số quan trọng cho sự thịnh vượng của một quốc gia. Tuy nhiên,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên của người dân không cân bằng
với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và hệ thống y tế công cộng không đầy đủ; tình
trạng người cao tuổi không được chăm sóc y tế và chi phí khám chữa bệnh cao
là vấn đề cần được giải quyết. Chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa
kiện toàn, các phương pháp chăm sóc người cao tuổi trong gia đình đang phải
đối mặt với nhiều tác động và chăm sóc người cao tuổi ở nông thôn là vấn đề
nan giải.
Từ năm 2000 đến nay, tuổi thọ của người dân Trung Quốc đã tăng lên đáng
kể. Theo “Báo cáo thống kê phát triển sự nghiệp y tế của Trung Quốc”, năm 2019
tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đạt 77,3 tuổi. Từ năm 2021, Trung Quốc
107

đã trở thành quốc gia có dân số già với số người trên 60 tuổi chiếm 18,1% dân số
cả nước. Với mức độ gia tăng của bệnh mãn tính và dân số già, sẽ là một thách
thức lớn đối với Trung Quốc trong việc cải thiện hơn nữa sức khỏe và chất lượng
sống của người dân. Dân số già làm tăng nhu cầu đối với các dịch vụ điều dưỡng
và chăm sóc sức khỏe, và theo đó, gây nhiều áp lực hơn đối với các dịch vụ chăm
sóc người cao tuổi và dịch vụ y tế. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc
tại nhà, tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi của khu dân cư và các viện
dưỡng lão lần lượt là 90%, 7% và 3%. Tính đến tháng 6 năm 2020, Trung Quốc
đã có hơn 22.000 viện dưỡng lão với tổng số giường là 7,9 triệu, chiếm khoảng
3% tổng số người cao tuổi của Trung Quốc [52]. Tỷ lệ này là khoảng 5% - 7%
trong tổng số người cao tuổi ở các nước phát triển, cho thấy tình trạng mất cân
bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Ngoài
ra, việc phân bổ các viện dưỡng lão của Trung Quốc dành cho người cao tuổi cũng
không đồng đều. Trong khi một số khu vực đang thiếu hụt nguồn cung thì những
khu vực khác lại dư thừa. Dân số Trung Quốc đang bước vào giai đoạn già hóa
nhanh, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ngày càng tăng lên và ngày càng đa dạng,
không thể chỉ một mình Chính phủ đáp ứng. Vì vậy, cần có sự phối hợp hiệu quả
giữa Nhà nước, thị trường, xã hội và gia đình.
Khi quá trình già hóa tăng nhanh cùng với cấu trúc gia đình đặc biệt của
Trung Quốc (bốn ông bà, hai cha mẹ, một con), khi dân số trong độ tuổi lao động
thu hẹp, tính bền vững tài chính của chế độ lương hưu sẽ phải đối mặt với thách
thức nghiêm trọng. Dự kiến, từ năm 2015 đến năm 2050, tỉ lệ chi tiêu cho chăm sóc
người cao tuổi, chăm sóc y tế, điều dưỡng, phúc lợi và cơ sở vật chất trong tổng
GDP sẽ tăng 18,9 điểm phần trăm từ 7,3% lên 26,2% [118], đặt ra gánh nặng cho
gia đình và Chính phủ. Thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc khi bước vào giai
đoạn dân số già là làm thế nào để giải quyết các vấn đề về y tế và chăm sóc người
cao tuổi, đặc biệt là vấn đề quỹ lương hưu không đủ và nguồn lực để chăm sóc
người cao tuổi không cân bằng.
Phát triển con người toàn diện cũng bao gồm nâng cao kiến thức khoa học,
108

chất lượng văn hóa, khả năng sinh tồn và phát triển của người dân. Vì vậy, việc
cung cấp các dịch vụ công tốt hơn là việc làm cấp thiết. Kế hoạch 5 năm lần thứ
14 (2021-2026) kêu gọi chính quyền, các tổ chức xã hội có phương pháp mới để
cung cấp dịch vụ công, tăng cường cung ứng dịch vụ công, đạt được mục tiêu
người dân được bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ công cơ bản và đáp ứng
nhu cầu đa dạng hơn đối với các dịch vụ công của người dân. Khi Trung Quốc
hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả vào năm 2020 đồng nghĩa mức sống
cao hơn làm tăng nhu cầu về sự phát triển của các dịch vụ công trong giáo dục, y
tế và văn hóa. Hiện nay, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là cung cấp đầy đủ các
dịch vụ công đã đạt được và thách thức đặt ra là hoàn thiện các loại hình dịch vụ
công. Dịch vụ công chất lượng cao là phương tiện quan trọng để đáp ứng nhu cầu
đa dạng về dịch vụ, thúc đẩy xã hội phát triển và bảo đảm công bằng xã hội.
3.2.4.5. Vấn đề phân phối thu nhập
Cùng với sự điều chỉnh cơ cấu ngành của Trung Quốc, đặc biệt với sự ra
đời của một cuộc cách mạng công nghiệp mới, những lao động làm việc trong các
ngành nghề truyền thống sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về cơ hội việc làm và thu nhập.
Khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, làm thế nào để liên tục tăng tỷ
lệ thu nhập của người dân trong tổng thu nhập quốc dân, nâng cao thu nhập của
người dân, làm cho nhiều người có thu nhập thấp trở thành người có thu nhập
trung bình sẽ là thách thức lớn đối với Trung Quốc.
Một là, việc điều chỉnh cơ cấu ngành và tiến bộ trong khoa học công nghệ
dẫn đến việc làm của người lao động trình độ thấp không được bảo đảm, thu nhập
theo đó cũng giảm. Khi Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu ngành, tỷ trọng của ngành
công nghiệp trong GDP và số người có việc làm trong ngành đã và sẽ còn giảm
hơn nữa, trong khi tỷ trọng trong GDP và tỷ trọng việc làm của ngành dịch vụ lại
tiếp tục tăng. Thay đổi cơ cấu ngành có thể có ảnh hưởng lâu dài về cơ cấu đối với
thị trường lao động, điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp theo cơ cấu
ngành. Việc chuyển dịch các ngành chế tạo cấp trung bình và cấp thấp và việc áp
dụng công nghệ mới sẽ đe dọa nghiêm trọng đến cơ hội việc làm cho những người
109

có tay nghề thấp và làm phát sinh sự phân cực về cơ hội việc làm và mức lương
giữa những người có tay nghề cao và tay nghề thấp.
Với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Trung Quốc đã
liên tục tăng cường đầu vào cho các đổi mới sáng tạo về khoa học và công nghệ,
điều này sẽ tạo ra hiệu ứng thay thế rõ ràng về việc làm và có tác động lên cấu trúc
của thị trường lao động. Theo nghiên cứu của ONDP, tại các quốc gia thành viên
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khoảng 57% công việc có
nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ tự động hóa. Ở Trung Quốc, rô-bốt và AI đang
dần đóng một vai trò quan trọng trong việc thay thế việc làm của con người, đặc
biệt là những người có kỹ năng thấp, đặt ra những thách thức nghiêm trọng trong
việc cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập cho những người có kỹ năng thấp. Làm
thế nào để thực hiện phát triển kinh tế mang tính bao dung, làm cho các kết quả
phát triển mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp,
đây cũng là thách thức lớn mà Trung Quốc phải đối mặt trong quá trình phát triển
kinh tế.
Hai là, phân phối thu nhập không công bằng, tốc độ tăng thu nhập của người
dân chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ khi tiến hành cải cách, mở
cửa, thu nhập của người dân Trung Quốc đã tăng lên, nhưng thu nhập khả dụng bình
quân đầu người đã tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 8,7%, thấp hơn nhiều so
với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 9,8%, cho thấy tăng trưởng kinh
tế không hoàn toàn chuyển thành sự gia tăng thu nhập và sự giàu có của người dân,
điều này phản ánh các vấn đề trong chế độ phân phối thu nhập của Trung Quốc.
Tốc độ tăng thu nhập của cá nhân bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế, cơ cấu
ngành, phân phối thu nhập và thị trường lao động và duy trì tăng trưởng kinh tế ổn
định là điều kiện tiên quyết để tăng thu nhập cá nhân.
Sau gần bốn thập kỷ tăng trưởng tốc độ cao, nền kinh tế của Trung Quốc
đã bước vào giai đoạn “bình thường mới”, với quan điểm phát triển kinh tế chuyển
từ “tăng trưởng tốc độ cao” sang “phát triển chất lượng cao” và đang hướng tới
giảm thiệt hại cho tài nguyên và môi trường, tránh đầu tư kém hiệu quả bằng cách
110

giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế
cho giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 xuống 6,5% so với mức 7% của giai
đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và một lần nữa thay đổi thành 6 - 6,5% vào năm
2019. Do đó, làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập cá nhân trong bối
cảnh giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là một khó khăn mà Trung Quốc phải đối
mặt.
Ba là, phân phối thu nhập không đồng đều giữa các nhóm dân cư. Phân
phối thu nhập không đồng đều cản trở khả năng tồn tại, phát triển và lựa chọn của
những người có thu nhập thấp, dẫn đến phân hóa xã hội và giảm tính liên kết xã
hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, hệ số Gini của
Trung Quốc tăng đều đặn từ 0,30 vào năm 1978 lên mức cao nhất là 0,49 vào năm
2008 và sau đó đã giảm xuống 0,465 vào năm 2019 [122], song vẫn ở mức cao so
với hầu hết các quốc gia khác. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn,
giữa nam giới và nữ giới của Trung Quốc tuy đã thu hẹp đáng kể so với thời kỳ
trước cải cách mở cửa song vẫn ở mức cao.
Những vấn đề như tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, tỷ trọng thu nhập cá
nhân thấp trong phân phối thu nhập quốc dân, quy mô nhóm thu nhập trung bình
nhỏ, chi phí sinh hoạt cao và chênh lệch thu nhập lớn, đều tạo áp lực đáng kể lên
thu nhập khả dụng của người dân, gây bất lợi cho tiêu dùng, hạn chế đầu tư của
người dân cho giáo dục và y tế, gây bất lợi cho việc gia tăng mức độ phát triển của
con người.
3.2.4.6. Vấn đề xóa đói giảm nghèo
Một là, hạn chế trong việc tăng cường động lực cho công cuộc xóa đói giảm
nghèo. Ở thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc là nước có dân số nghèo đông
nhất trên thế giới. Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đưa hơn 700 triệu
người thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Con số này chiếm gần 3/4 tổng số người
nghèo đói trên toàn cầu. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đã giảm từ 97,5% năm
1978 xuống còn 1,7% vào cuối năm 2018 [122]. Với những chính sách giảm nghèo
111

hiệu quả trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong sự
nghiệp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng xã
hội khá giả vào năm 2020, làm thế nào để nâng cao động lực nội tại cho công tác
xóa đói giảm nghèo, thiết lập một cơ chế xóa đói giảm nghèo hiệu quả lâu dài, ngăn
ngừa tái nghèo và đảm bảo rằng các thôn nghèo và hộ gia đình nghèo sau khi thoát
nghèo có thể phát triển bền vững vẫn là những thách thức lớn đối với Trung Quốc,
chủ yếu biểu hiện ở những mặt sau đây:
Củng cố và nâng cao kết quả xóa đói giảm nghèo và ngăn ngừa tình trạng
tái nghèo là yếu tố then chốt để thực sự giành thắng lợi trong cuộc chiến chống
đói nghèo. Để đảm bảo rằng tất cả các khu vực và người dân nghèo đều đạt tiêu
chuẩn “xã hội khá giả toàn diện”, chính quyền các cấp đã đưa xóa đói giảm nghèo
vào hệ thống đánh giá của họ như một chỉ tiêu cứng. Tuy nhiên, để đạt được các
mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chính quyền cấp địa phương thường coi trọng các
kết quả ngắn hạn trong khi bỏ qua việc nâng cao năng lực để xóa đói giảm nghèo
dài hạn, dẫn đến nguy cơ các thành quả xóa đói giảm nghèo sẽ không bền vững
khi các can thiệp của Chính phủ giảm dần.
Nghèo đói có liên quan chặt chẽ đến trình độ học vấn. Tính đến cuối năm
2020, 94,8% người nghèo ở Trung Quốc đã đạt trình độ học vấn trung học cơ sở.
Tuy nhiên tỷ lệ tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn còn thấp, do đó, việc tăng
cường giáo dục nên là một ưu tiên trong chiến lược xóa đói giảm nghèo. Phát triển
giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập và nâng cao năng lực
cho người dân vùng nghèo đều là những bước đi cần thiết để xóa đói giảm nghèo,
không chỉ để ngăn chặn tình trạng nghèo mới mà còn để chống tái nghèo.
Hai là, hạn chế trong việc lồng ghép xóa đói giảm nghèo vào hệ thống bảo
trợ xã hội và thực hiện cơ chế giảm nghèo thường xuyên. Những năm gần đây,
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực tài chính đáng kể vào công cuộc xóa
đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và nguồn thu của
Chính phủ giảm từ việc cắt giảm thuế, việc tiếp tục đầu tư vào xóa đói giảm nghèo
đang tác động đến ngân sách của Chính phủ. Việc đưa người nghèo vào hệ thống
112

bảo trợ xã hội sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng cơ chế giảm nghèo
thường xuyên, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người nghèo và ngăn chặn tình trạng
nghèo do dịch bệnh hoặc thiên tai.
Ba là, hạn chế trong việc giải quyết thách thức “nghèo đa chiều”. Xóa nghèo
tuyệt đối ở những người hiện đang sống dưới mức nghèo khổ và ở các huyện nghèo
đói không có nghĩa là chấm dứt tình trạng nghèo ở nông thôn. Sau năm 2020, nghèo
nông thôn sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng nghèo đa chiều, đó là nghèo về nhà ở, y tế,
giáo dục và các lĩnh vực khác mà người nghèo tương đối thiếu thốn. Một dự án
nghiên cứu độc lập về tình trạng nghèo đa chiều ở Trung Quốc cho thấy còn tồn tại
nhiều hạn chế trong việc phát triển năng lực thoát nghèo của người nghèo và củng
cố kết quả xóa đói giảm nghèo, như cơ sở hạ tầng thiếu thốn, sự không cân bằng
giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đa chiều.
Bốn là, tình trạng nghèo của các nhóm thu nhập thấp ở thành thị vẫn là
một điểm mù trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không giống như nghèo đói ở
nông thôn, không có chuẩn nghèo thành thị rõ ràng ở Trung Quốc, chỉ có các mức
hỗ trợ sinh hoạt phí khác nhau do chính quyền các thành phố đưa ra. Điều này đã
dẫn đến tranh luận về các tiêu chuẩn nghèo và mức độ nghèo của các nhóm dân
cư thu nhập thấp ở các khu vực thành thị. Không có tiêu chuẩn nghèo đối với
người nghèo thành thị khiến cho vấn đề đói nghèo của các nhóm thu nhập thấp ở
thành thị thường bị bỏ qua.
Công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào các
khu vực nông thôn và bỏ qua hiện tượng nghèo đói ở thành thị. Khi ngày càng
nhiều người chuyển đến thành phố, thu nhập của nhóm người có thu nhập thấp ở
thành phố có khả năng bị siết chặt hơn nữa, làm trầm trọng thêm cảm giác thiếu
thốn và có khả năng gây ra các vấn đề nghèo đói ở đô thị. Bị hạn chế bởi sự không
cân bằng trong phát triển xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trường và mức độ
dịch chuyển xã hội, người dân thu nhập thấp ở thành thị khó có thể thoát nghèo và
thăng tiến trong xã hội bằng năng lực bản thân. Sự nghèo đói của các nhóm thu
nhập thấp ở thành thị cũng sẽ trở thành một thách thức lớn đối với công cuộc xóa
113

đói giảm nghèo nói chung của Trung Quốc trong tương lai.
Năm là, các cơ chế cho sự tham gia của xã hội vào công tác xóa đói giảm
nghèo chưa toàn diện. Nghèo đói là một vấn đề phức tạp ở Trung Quốc và giải
pháp cho vấn đề này không thể chỉ dựa vào các hành động của Chính phủ mà cần
có sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, do cơ chế
cho sự tham gia của các chủ thể này chưa hoàn thiện, công tác xóa đói giảm nghèo
của Trung Quốc vẫn đang ở trong tình trạng “Chính phủ nóng, xã hội yếu và thị
trường lạnh”. Là một trong những lực lượng chính trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo, các tổ chức xã hội đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa
đói giảm nghèo và hình thức ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, với sự khác biệt
lớn về nguồn lực, mức độ tham gia của họ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo rất
khác nhau, do đó thách thức đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay là làm thế nào để
huy động thêm nhiều loại hình tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo. Doanh nghiệp cũng là một lực lượng chính để giảm bớt tình trạng
nghèo đói. Vấn đề hiện nay là làm thế nào để tháo gỡ những trở ngại về cơ chế
cho các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và cách thức
huy động ngày càng nhiều doanh nghiệp đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm
nghèo.
3.2.5. Hạn chế của phát triển con người toàn diện trên phương diện
môi trường
Hơn bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tuy mang lại rất nhiều
ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của người dân Trung Quốc, song cũng đã đặt
ra những vấn đề đáng lo ngại về nguồn tài nguyên và môi trường.
Thứ nhất, khi nền kinh tế phát triển, yêu cầu của con người về chất lượng
cuộc sống ngày càng tăng lên thì các vấn đề về môi trường sinh thái ngày càng được
quan tâm nhiều hơn, chính vì vậy, những năm gần đây Trung Quốc đã đạt được một
số thành tựu nhất định trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái. Tuy nhiên, do
suốt một thời gian dài không chú ý bảo vệ môi trường, nên quản trị môi trường sinh
thái vẫn là vấn đề cần được Chính phủ Trung Quốc quan tâm trong thời gian tới.
114

Theo “Chỉ số hiệu quả bảo vệ môi trường toàn cầu năm 2018” do Đại học Yale, Đại
học Colombia và Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, trong số 180 nền kinh tế tham
gia khảo sát trên thế giới, Trung Quốc đứng thứ 120 và xếp thứ 4 từ dưới lên về chất
lượng không khí. Điều này cho thấy chất lượng môi trường của Trung Quốc vẫn
còn tụt hậu so với hầu hết các nước trên thế giới, năng lực quản trị sinh thái vẫn còn
yếu kém, và cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng văn minh sinh thái. Xây
dựng văn minh sinh thái ở Trung Quốc tiến chậm hơn so với xây dựng văn minh
vật chất, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên chưa hài hòa, chưa đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu về môi trường sinh thái ngày càng tăng lên của con người. Bảo
vệ môi trường sinh thái không đầy đủ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của nền
kinh tế quốc dân, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân và kéo theo hàng
loạt thiên tai và dịch bệnh.
Ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất phổ biến ở Trung Quốc, các yếu tố
này liên kết với nhau và gây tác động đến môi trường Trung Quốc trong nhiều
năm qua. Những nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm của Chính phủ Trung
Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây, nhưng rất nhiều vấn
đề môi trường tích tụ trong thời gian dài khó có thể giải quyết trong một thời gian
ngắn và cần một thời gian dài dành riêng cho việc phục hồi môi trường. Những
rủi ro về môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai sẽ ngày càng trở
nên phức tạp và khó dự báo hơn, gây ra những tác động ngày càng nghiêm trọng
đến sức khỏe của con người. Trung Quốc đang và sẽ phải ứng phó với thách thức
ngày càng gay gắt về rủi ro môi trường để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện
của con người một cách bền vững.
Thứ hai, trong quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc đã sử dụng nhiều
năng lượng và hiện đang phải đối mặt với áp lực tiêu thụ năng lượng ngày càng gia
tăng. Năm 2018, lượng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc chiếm 23,6% tổng
lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, là quốc gia có mức tiêu thụ năng lượng lớn nhất
trên thế giới. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng năng lượng còn thấp và lãng phí nghiêm
trọng. Mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc trên một đơn vị GDP cao gấp 1,5
115

lần so với mức trung bình của thế giới. Con số này cho thấy khoảng cách rất lớn
giữa sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ở giai đoạn hiện tại và yêu cầu của phát
triển chất lượng cao [125].
Thứ ba, do sử dụng không đủ năng lượng sạch và công nghệ than sạch đã
gây áp lực lớn lên môi trường. Trung Quốc giàu than nhưng thiếu dầu và khí đốt,
nên phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu và khí đốt, trong khi đó than đá vẫn
được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc sử dụng năng lượng trong một
thời gian tới. Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu 460 triệu tấn dầu thô, chiếm
69,8% tổng lượng sử dụng trong nước và 90,4 triệu tấn khí tự nhiên, chiếm 46,4%.
Nhiên liệu không hóa thạch chỉ chiếm 13,3% trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng của
Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Than là nguồn năng lượng
chính, chiếm gần 60% trong mức tiêu thụ năng lượng [125]. Mặc dù phần lớn than
được tiêu thụ sau khi chuyển đổi thành điện, tiêu thụ than vẫn là một trong những
yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường vì các công nghệ than sạch vẫn đang trong
quá trình phát triển và việc quản lý phát thải nhiệt điện vẫn chưa chặt chẽ. Do đó,
làm thế nào để tăng tỷ trọng năng lượng sạch và sử dụng hiệu quả than sạch là một
thách thức lớn mà Trung Quốc phải đối mặt trong quá trình phát triển bền vững.
Thứ tư, người dân chưa nhận thức và tham gia đầy đủ vào việc bảo vệ môi
trường. Lối sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường là một
trong những chìa khóa để bảo vệ môi trường. Khi thu nhập hộ gia đình tiếp tục
tăng sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu dùng quá mức và dư thừa, cùng với việc tiêu thụ
ngày càng nhiều nước và năng lượng, gây áp lực lên môi trường. Khái niệm tiêu
dùng và du lịch xanh chưa được chấp nhận rộng rãi. Đặc biệt với sự phát triển
nhanh chóng của các ngành công nghiệp mới như mua sắm trực tuyến, chuyển
phát nhanh và dịch vụ mang đi, bao bì, nhựa, chất thải rắn và nước và các loại rác
khác đã tăng mạnh.
Phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện các hoạt động thực
tiễn, các quan hệ xã hội và nhân cách của con người và thoả mãn mọi nhu cầu của
con người. Để thúc đẩy con người phát triển toàn diện, trước hết phải tạo ra một
116

môi trường sống tốt đẹp, môi trường sống này phải bảo đảm được khả năng phát
triển toàn diện của con người về mặt tự nhiên và xã hội. Vì vậy, việc thiết lập một
môi trường sinh thái tốt là điều kiện cơ bản cho phát triển con người toàn diện.
Ngoài ra, con người là sự tồn tại trong giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ thể vô
cơ của con người, tạo điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Mác coi mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là sự thống nhất của các mặt đối
lập. Giới tự nhiên cung cấp tư liệu vật chất cho sự tồn tại và phát triển của con
người, cải thiện môi trường sinh thái có nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất. Việc
cải thiện môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào sự phát triển toàn diện của con
người, trình độ phát triển toàn diện của con người càng cao thì môi trường sinh thái
càng hoàn thiện. Hai yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, một
số nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường sinh thái có tác động đáng kể đến sức khỏe
thể chất và tinh thần của con người. Môi trường sinh thái hài hòa, tốt đẹp có lợi cho
việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ và tinh thần của con người, là điều kiện để nhân cách con người có khả năng
phát triển tự do. Có thể khẳng định rằng, việc bảo vệ sinh thái không đầy đủ chính
là một hạn chế trong vấn đề phát triển con người toàn diện.
117

Tiểu kết chương 3


Sự phát triển vượt bậc về kinh tế trong 40 năm cải cách mở cửa đã thúc đẩy
sự phát triển và thay đổi toàn diện về xã hội: tốc độ tăng dân số đã có sự chuyển đổi
cơ bản, cơ cấu xã hội có những thay đổi sâu sắc; cải cách hệ thống an sinh xã hội
được đẩy mạnh, các lĩnh vực như giáo dục, y tế cũng được khai thác theo định
hướng thị trường; tuy nhiên do tình trạng dịch chuyển dân số và phân hóa xã hội
ngày càng mạnh, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, mâu thuẫn giữa phát triển xã hội tụt
hậu so với phát triển kinh tế dần bộc lộ. Trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường và đẩy nhanh cải cách hệ thống an sinh, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu
chuyển đổi phương thức phát triển, xây dựng xã hội khá giả toàn diện và “quan
điểm phát triển khoa học” lấy con người làm trung tâm, đặt ra yêu cầu cần tăng
cường năng lực lãnh đạo của Đảng và xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa,
đưa xây dựng xã hội vào bố cục tổng thể của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc; các chính sách nhằm cải thiện dân sinh được áp dụng sâu rộng; người
dân được hưởng nhiều lợi ích hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể;
trước những thay đổi sâu sắc và chuyển đổi nhanh chóng của cơ cấu xã hội, Đảng
và Chính phủ Trung Quốc coi việc tăng cường và đổi mới quản lý xã hội là vấn đề
quan trọng, tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý xã hội, xây dựng chính phủ phục
vụ và hệ thống dịch vụ công lấy tài chính công làm cơ sở, cải thiện hiệu quả năng
lực cung cấp hàng hóa công cơ bản. Những thành tựu của Trung Quốc trong thời
kỳ cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của con người trên cả năm phương diện kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Trung Quốc cũng phải đối mặt với
những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển con người toàn diện, đó là: vấn đề
phát triển không cân bằng, không đầy đủ giữa các vùng miền; mâu thuẫn từ tốc độ
phát triển không cân bằng giữa kinh tế với văn hóa, xã hội; vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái, cùng một loạt bất cập trong các lĩnh vực khác như cung cấp dịch
vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục, phân phối thu nhập, xóa đói giảm nghèo... Đặc
118

biệt khi bước vào “thời đại mới”, Trung Quốc đứng trước những thời cơ, vận hội
mới vô cùng thuận lợi cho công cuộc phát triển con người toàn diện, cũng đồng
thời phải đối mặt với những yếu tố gây cản trở sự phát triển toàn diện của con người.
Do đó, Đảng, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn
và giải pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình mới nhằm khắc phục những hạn chế
trong phát triển con người toàn diện, thực hiện mục tiêu xuyên suốt kể từ khi Đảng
Cộng sản Trung Quốc thành lập đến nay là giải phóng con người và phát triển con
người toàn diện.
119

Chương 4
Ý NGHĨA THAM KHẢO CỦA TƯ TƯỞNG PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI


TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM
4.1.1. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người
toàn diện
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Người khẳng định: “con người là vốn quý
nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ
ta”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tư tưởng về
xây dựng con người phát triển toàn diện đã trở thành tư tưởng nhất quán và xuyên
suốt trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Ý thức được vai trò, vị trí
của nguồn lực con người trong quá trình phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và phát
triển con người toàn diện làm kim chỉ nam.
“Chánh cương vắn tắt” năm 1930 đã xác định “giải phóng công nhân và
nông dân thoát khỏi ách tư bản”, đấu tranh “vì quyền lợi của giai cấp công nhân và
nông dân”. Trong “Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương” cũng
xác định những mục tiêu như “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa
chủ”, giao ruộng đất cho trung nông và bần nông, “bỏ các sưu thuế hiện thời”, “ngày
làm công tám giờ”, cải thiện cuộc sống cho “thợ thuyền và quần chúng lao khổ”,
thực hiện “nam nữ bình quyền”. Tất cả những mục tiêu được nêu trong các văn kiện
quan trọng của Đảng Cộng sản ngay từ khi thành lập đều nhằm đảm bảo trên phương
diện chính trị và kinh tế cho sự phát triển toàn diện của con người.
Khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trương: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết, cần có những con người
120

mới xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng của Người, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những
con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của
toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người mới là đào tạo,
xây dựng con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; tiêu chuẩn của con
người mới xã hội chủ nghĩa là: con người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa (có ý thức
làm chủ, có tinh thần tập thể, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm,
quyết vươn lên hàng đầu, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội), có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa (trung với nước, hiếu với
dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc
tế trong sáng, có lối sống lành mạnh), có tác phong xã hội chủ nghĩa (làm việc có
kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng
suất, chất lượng hiệu quả), có năng lực để làm chủ (đối với bản thân, gia đình và
công việc mình đảm nhiệm, có đủ sức khỏe và tư cách tham gia làm chủ nhà nước
và xã hội, thực hiện có kết quả quyền công dân).
Sau khi đất nước thống nhất, Trung ương Đảng đã ban hành một loạt các chủ
trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam toàn diện cả về trí lực
và thể lực, cả về khả năng lao động lẫn tính tích cực chính trị - xã hội, cả về lý tưởng
sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa, nhằm thực hiện thành
công chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc
đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đại
hội IV của Đảng (1976) xác định đường lối xây dựng đất nước thống nhất đi lên
chủ nghĩa xã hội, trong đó chỉ rõ “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa
bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu” [10]. Kể từ cuối thập
niên 80, con người được coi là “trung tâm”, là “động lực” và “mục tiêu” của sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kể từ khi đổi mới đến nay, vấn đề phát triển con
người toàn diện luôn được Đảng và Chính phủ coi là vấn đề trung tâm. Đảng ta
luôn xác định tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển con người. Trong
121

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ
sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện”, đồng thời khẳng định: “Xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát
triển” [10]. Như vậy, “Cương lĩnh” nhấn mạnh yêu cầu phát huy nhân tố con người
trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết
hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội trong định hướng chung về phát triển
xã hội.
Đặc biệt kể từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay, tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện được thể hiện đầy đủ và ngày càng
hoàn thiện qua các văn kiện Đại hội. Mục tiêu “xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng
tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống
có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [11] luôn là mục
tiêu xuyên suốt của Đảng ta và liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại
hội. Đại hội X (năm 2006) của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá
trị, nhân cách, con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” [11], tr.106,
đồng thời khẳng định “… đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, xuất phát từ thực
tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và
do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò
quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng” [11, tr.179]. Trên
tinh thần đó, Đại hội XI (năm 2011) một lần nữa khẳng định: “Chú trọng xây dựng
nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất,
lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong
thế hệ trẻ” [11, tr.126]. Đại hội XII (năm 2016) xác định: “Xây dựng con người Việt
122

Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” [11,
tr.61], và một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII là: “Phát huy
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con
người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh” [11]. Việc coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng nhân
cách con người là nhiệm vụ trọng tâm, vấn đề căn cốt tạo thế và lực vững chắc để
Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trước bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đặc biệt
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay một mặt tạo điều kiện, cơ hội
thuận lợi cho sự phát triển, song cũng khiến việc xây dựng, phát triển con người
gặp phải không ít khó khăn, thách thức, nhất là việc phát triển nhanh chất lượng
con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bối cảnh quốc tế và trong nước
thay đổi đã và đang đặt ra những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung và phát triển, định hướng cho việc phát triển
con người toàn diện. Tổng kết kinh nghiệm 35 đổi mới, Đại hội XIII nhấn mạnh:
“… trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan
điểm ‘dân là gốc’; phải luôn thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm ‘dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng’”; đồng thời khẳng định “nhân dân là trung
tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ
trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và
lợi ích chính đang của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu
phấn đấu”; cần “phát huy tối đa nhân tố con người”, coi “con người là trung tâm,
chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển”. Đại hội XIII gắn phát
triển con người toàn diện với thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “con người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Trong lời bế mạc Đại hội XIII, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, “Làm được hay không, có biến Nghị quyết
thành hiện thực sinh động hay không, có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có và
hạnh phúc cho nhân dân hay không mới là thành công thực tế của Đại hội” [12]. Mới
123

đây nhất, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định:
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con
người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con
người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã
hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá
bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự
phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong
lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm
đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và
chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân,
do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một
thiểu số giàu có [44].
Những mong ước tốt đẹp về một xã hội tiến bộ và công bằng, có đầy đủ
điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường cho sự phát triển toàn
diện của con người mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tới chính là những giá
trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì
theo đuổi.
4.1.2. Một số thành tựu và vấn đề đặt ra trong phát triển con người
toàn diện ở Việt Nam
4.1.2.1. Một số thành tựu trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy đường lối đổi mới sau hơn 35 năm qua đã
chứng minh Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về vai trò của con
người trong sự phát triển kinh tế - xã hội: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể
của lịch sử. Từ nhận thức đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chăm sóc,
124

bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời xác định con người chính là trung tâm
và cũng chính là chủ thể của mọi sự phát triển. Trên cơ sở những nhận thức mang
tầm chiến lược đó, việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
thời gian qua cũng đạt một số mặt tích cực: đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện; văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ; việc
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại có nhiều tiến triển; việc bảo vệ tài nguyên, môi trường ngày
càng được chú trọng; đời sống các tầng trong xã hội cũng ngày càng được nâng
lên đáng kể... Chính những giá trị chung đó đã thúc đẩy con người Việt Nam chiến
đấu, lao động, công tác, học tập một cách tự giác, hăng hái, say mê; là một trong
những nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa quyết định trực tiếp thắng lợi trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo bước tiến quan trọng trong công cuộc đổi
mới đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện kinh tế
Việt Nam thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm
xây dựng một đất nước tất cả đều vì con người và do con người; một mặt, tôn trọng
và tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, mặt khác, quan trọng
hơn là tạo được một lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trong đó con người
vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảng ta xác định phát triển kinh
tế vì con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển, và khi con người phát
triển sẽ tác động ngược trở lại thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời nhấn
mạnh cần “đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công
nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao” [11, tr.28]. Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do con người đóng vai trò động lực mà Việt
Nam xây dựng không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà quan trọng hơn còn vì các mục tiêu
xã hội, vì sự phát triển toàn diện của con người, đặt con người lên hàng đầu, coi con
125

người là động lực nhưng cũng là mục tiêu của sự phát triển. Bởi vậy, từ rất sớm,
Đảng và Nhà nước đã chủ trương “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” [11, tr.47].
Chủ trương này xuyên suốt các kỳ đại hội của Đảng và ngày càng được cụ thể hóa
trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội nhằm phục vụ cho sự phát triển con
người một cách tốt nhất.
Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng, từ khi bắt đầu công cuộc đổi
mới vào nửa cuối những năm 1980 đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong lĩnh vực kinh tế; nền kinh tế nước ta phát triển với
tốc độ cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu
người năm 1986 đạt khoảng 100 USD, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người
đã vượt ngưỡng 1000 USD/năm, bắt đầu bước vào nhóm nước có thu nhập trung
bình, và đến năm 2020, sau gần 35 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người của
nước ta đạt 2.779 USD. Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù thiên tai bão
lũ nghiêm trọng, dịch bệnh hoành hành tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn đạt khoảng 6%, năng
suất lao động tăng 6% [12, tr.61]. Thành quả của tăng trưởng kinh tế đã tác động
tích cực đến việc nâng cao năng lực của con người và tạo điều kiện để con người có
thể tham gia nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế.
Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện chính trị
Kể từ khi lập nước đến nay, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng
một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, cải thiện, nâng cao hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa; đồng thời xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp,
tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân
theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán
bộ, đảng viên.
126

Sau Hiến pháp năm 1946, các quyền con người không ngừng được mở rộng
thêm ở các Hiến pháp sửa đổi; đặc biệt Hiến pháp năm 2013 có một chương riêng
về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân"; ngoài ra hơn 100 luật, bộ luật
có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Đảng
và Nhà nước Việt Nam trên thực tế đã áp dụng nhiều biện pháp cụ thể để bảo đảm
quyền của người dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng”, “đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” [12],
người dân tham được gia góp ý vào tất cả các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động của đất nước thể hiện
bằng cách tham gia qua Quốc hội, qua các đoàn thể chính trị - xã hội, các phương
tiện thông tin đại chúng.
Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện văn hóa,
giáo dục
Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam thường được xem xét gắn với lĩnh
vực văn hóa. Nhận thức rõ vai trò to lớn của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trên
quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước. Đảng ta xác định xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện gắn kết chặt chẽ với “xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [12, tr.48] và “gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá
trị truyền thống và giá trị hiện đại”, “phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn
hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành
mạnh” [12, tr.49].
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, những năm qua, chúng ta đã có
nhiều đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước. Chúng đã đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển con người toàn
diện trên phương diện văn hóa mà một trong những thành tựu đó là đẩy mạnh xây
127

dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh. Chất lượng, hiệu quả của hoạt
động văn hóa đã được nâng lên gắn với các phong trào như “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá”, “Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện văn hóa
công sở”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng nếp
sống văn hóa tiến bộ, văn minh; xây dựng môi trường, đời sống văn hóa lành mạnh
và ứng xử văn hóa trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng
đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc duy trì và phát huy bản sắc văn
hóa truyền thống, văn hóa đặc sắc, phong phú của các vùng miền và các dân tộc
thiểu số được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việc đấu tranh, loại trừ các sản phẩm
văn hoá độc hại, định hướng xóa bỏ các tập tục văn hóa lạc hậu, tiêu cực trong đời
sống xã hội đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt các ngành công nghiệp văn hóa
như điện ảnh, xuất bản, thời trang, mỹ thuật, nhiếp ảnh, nghệ thuật biểu diễn, tổ
chức sự kiện… phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, mang lại những
sản phẩm văn hóa có giá trị cho người dân. Những thành tựu trong lĩnh vực văn
hóa đã góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả văn, thể,
mỹ. Ngoài ra, văn hóa truyền thống, văn hóa các dân tộc thiểu số được chú trọng,
đầu tư phát triển, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo tồn, khẳng định giá trị,
bản sắc của văn hóa Việt Nam. Đời sống văn hóa tinh thần, quyền tự do tôn giáo,
tín ngưỡng của nhân dân cũng được khôi phục, tôn trọng. Hoạt động giao lưu và
hợp tác quốc tế về văn hóa với khu vực và quốc tế được mở rộng, từng bước phát
triển theo chiều sâu, mang tính ổn định, bền vững, góp phần giới thiệu, quảng bá,
tôn vinh văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trên phương diện giáo dục, giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt
Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Trong bối cảnh mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta xác định cần “tạo đột phá trong đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao” [12]. Với vai trò quốc sách hàng đầu, lĩnh vực
giáo dục và đào tạo không chỉ đơn thuần phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực,
128

lực lượng sản xuất, mà nhiệm vụ hàng đầu phải nhằm phát triển con người toàn
diện về vật chất và tinh thần, về trí tuệ, tài năng, thể chất, đạo đức, lối sống và khát
vọng sáng tạo, cống hiến. Đảng và Nhà nước đặc biệt ưu tiên cho phát triển con
người toàn diện trên phương diện giáo dục và đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Khung pháp lý cho đổi mới giáo dục và đào tạo ngày càng hoàn thiện. Quốc
hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục đại học đã tháo gỡ những điểm nghẽn trong việc giao
quyền tự chủ cho các trường đại học; Luật Giáo dục 2019 đã làm rõ tính liên thông,
phân luồng trong giáo dục… Chất lượng giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo
dục đại học được giữ vững và nâng cao. Chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt kết quả tốt. Tỷ lệ học sinh
đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu
của khối ASEAN; kết quả Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh
tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019 cho thấy chất lượng giáo
dục tiểu học của Việt Nam đứng vào tốp đầu của các nước ASEAN. Kết quả giáo
dục ở bậc phổ thông ngày càng được nâng lên; đặc biệt học sinh Việt Nam tham
dự các kỳ thi Ô-lim-pích khu vực và quốc tế luôn đạt nhiều giải thưởng cao. Giai
đoạn 2016-2020, 174 lượt học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Ô-lim-pích các môn
văn hóa và đạt những kết quả cao, với 170 giải thưởng. Số Huy chương vàng mà
học sinh Việt Nam đạt được trong giai đoạn 2016-2020 nhiều gấp đôi giai đoạn
2011-2015. Ở bậc giáo dục đại học, tự chủ trong giáo dục đại học có nhiều đột phá;
phân quyền và giao quyền tự chủ cho các trường đại học được mở rộng. Các trường
đã đẩy mạnh hoạt động, số lượng các chương trình mở mới tăng trong khi quy mô
gia tăng hợp lý. Các chỉ số nghiên cứu, công bố quốc tế cũng tăng mạnh. Năm 2020,
cả nước có 17.028 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh mục Scopus,
ISI, tăng hơn năm 2019 là 4.462 bài, trong đó, số bài báo quốc tế trong các cơ sở
giáo dục đại học là 16.346 bài. Năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp
thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt
129

Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế
giới; có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại
học hàng đầu Châu Á [31]. Bên cạnh đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo
đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên có nhiều chuyển biến tích cực. Trong
Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng
sống tiếp tục được chú trọng, thực hiện thông qua tất cả các môn học, hoạt động
giáo dục. Môn Đạo đức ở bậc tiểu học, Giáo dục công dân ở bậc trung học đã được
tăng cường cả nội dung và thời lượng.
Nhờ những nỗ lực trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận về phát triển nguồn nhân lực, được Ngân hàng Thế giới ghi
nhận đứng thứ 38/174 nền kinh tế về chỉ số vốn nhân lực; trong đó, thành phần
kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà
Lan, Niu Di-lân, Thụy Ðiển.
Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện xã hội
Đảng ta xác định “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”, “Thực hiện
tốt chính sách xã hội, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người…
nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân” [12, tr.48]. Tăng
trưởng kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam giải quyết tốt hơn các vấn
đề xã hội của con người đặt ra trong thực tế. Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển con người ở các lĩnh vực như chăm sóc sức
khỏe, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội;
Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an
ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn
hoá, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ
y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân,
bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an
sinh xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con
người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ,
130

công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con
người Việt Nam. Cụ thể như sau:
Một là, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang làm theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là không quên quyền lợi của bất kỳ một cộng đồng, một giai tầng xã hội nào
(hay không bỏ lại ai ở phía sau). Do đó, bất bình đẳng theo thước đo hệ số bất bình
đẳng thu nhập (GINI) về tiêu dùng có tăng, nhưng ở mức tương đối thấp trong khu
vực ASEAN. Việt Nam cũng đã và đang thực hiện tốt bình đẳng giới. Với giá trị
Chỉ số Phát triển Giới là 0,997, Việt Nam đứng thứ 65 trong số 162 quốc gia và là
quốc gia cao nhất trong năm nhóm quốc gia. Hai là, trong lĩnh vực việc làm, nhiều
giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động được thực hiện. Tỷ
lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị có xu hướng giảm
dần từ mức 4,5% năm 2010 xuống còn 3% năm 2020 [12]. Công tác dạy nghề
cũng đạt được những kết quả quan trọng, số người được đào tạo nghề liên tục tăng.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện đáng kể từ 40% năm 2010 lên 65% năm
2020. Ba là, trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước đã triển khai
đồng bộ nhiều biện pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững và đã đạt
những kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ đói, nghèo đã giảm liên tục từ 30% năm 1992
xuống còn 8,3% năm 2004. Đến năm 2000, cơ bản xóa xong tình trạng đói kinh
niên. Giai đoạn 2010-2020, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống
còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) và giảm từ 9,2% năm
2016 xuống dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều) [12]. Bốn là, trong
lĩnh vực y tế, mạng lưới khám, chữa bệnh trên toàn quốc được sắp xếp lại, hệ
thống tổ chức y tế cơ sở được củng cố, đủ sức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân ngày một tốt hơn. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong
số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản
và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm.
Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện môi trường
Môi trường tự nhiên là điều kiện và phương tiện hoạt động sống của con
người. Môi trường liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc
131

sống, sức khoẻ và sự phát triển của con người. Quan điểm về bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định và đề cập trong
một loạt các văn bản như: Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững
1991-2000, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Chỉ
thị 36 ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII, Nghị quyết số 41 của Bộ Chính
trị khoá IX (15/11/2004), Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Định hướng chiến
lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2006), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020... Mới đây nhất, trong văn kiện Đại hội
XIII, Đảng ta đã đưa ra các chủ trương “chủ động thích ứng có hiệu quả với biến
đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai”, “quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững” [12] nhằm
thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Thực hiện nghị quyết của
Bộ Chính trị, nhận thức của cán bộ và nhân dân về bảo vệ môi trường đã được
nâng cao hơn; hệ thống luật pháp, chính sách, thể chế bảo vệ môi trường đang tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện…
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường đạt nhiều kết quả tích
cực, nguồn gây ô nhiễm được kiểm soát, chất lượng môi trường được cải thiện,
công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đạt nhiều tiến triển, công tác
giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường đạt
nhiều kết quả tốt. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, trên
cả nước có 250/280 (89%) khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý
nước thải tập trung, 219/250 (87,6%) khu công nghiệp đã thực hiện đầu tư lắp đặt
thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục. Cả nước hiện có 276/698 (40%) cụm
công nghiệp có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi
trường; 115 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó
25/115 (21,7%) cụm công nghiệp có hệ thống quan trắc tự động nước thải. Tỷ lệ
nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý trong trong giai đoạn 2016-2020 đã đạt
13%, tăng khoảng 5% so với năm 2010. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý
cũng được tăng lên, tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng
132

92%, tại khu vực nông thôn trung bình đạt khoảng 66%.
4.1.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở
Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta thấy vẫn còn nhiều vấn đề nổi
cộm cần phải tập trung giải quyết nhằm đưa sự nghiệp xây dựng con người ở Việt
Nam không ngừng tiến lên xứng tầm với một quốc gia trong giai đoạn tiến lên chủ
nghĩa xã hội như hiện nay.
Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện trên phương
diện kinh tế
Thứ nhất, những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa ổn định; đổi mới mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế chậm, kết quả đạt được hạn chế; quy mô nền
kinh tế còn nhỏ; phương thức tăng trưởng chưa có thay đổi rõ rệt, vẫn dựa nhiều
vào tăng vốn đầu tư, lao động, các yếu tố đầu vào; tốc độ nâng cao trình độ khoa
học và công nghệ của nền kinh tế còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực thấp,
chuyển biến chậm; nội lực nền kinh tế chưa đủ mạnh, hiệu quả hội nhập kinh tế
quốc tế còn hạn chế. Trong bối cảnh mới, kinh tế đất nước đứng trước nhiều thách
thức lớn, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn tồn tại.
Thứ hai, mặc dù thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, làm cải thiện chỉ
số phát triển con người (HDI) của Việt Nam, song chỉ số tăng trưởng vì con người
(GHR) lại có xu hướng giảm, cho thấy hiệu ứng tác động tích cực của tăng trưởng
kinh tế đến phát triển con người yếu dần, thành quả tăng trưởng đã không có sự lan
tỏa tích cực đến việc cải thiện các năng lực của con người và cơ hội của họ. Hiệu ứng
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người của giai đoạn 2001 - 2017
chỉ bằng 66,62% so với giai đoạn 1990 - 2000 [27].
Thứ ba, xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc cải thiện các
năng lực trí lực và thể lực của con người ngày càng thấp do thành quả của tăng
trưởng kinh tế chưa được sử dụng để đầu tư tương xứng cho phát triển giáo dục
và y tế. Trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ tăng chỉ số thu nhập bình quân đạt
133

1,19%/năm, trong khi đó, tốc độ tăng của chỉ số tuổi thọ và giáo dục lần lượt chỉ
đạt 0,35%/năm và 1,02%/năm, thấp hơn so với một số nước trong khu vực như
Trung Quốc, Thái Lan và Lào [47]. Con số này cho thấy thành quả tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam chỉ đủ để cải thiện năng lực tài chính phục vụ cho việc bảo
đảm các nhu cầu vật chất, chưa đủ sức để lan tỏa mạnh cho các lĩnh vực phi vật
chất như văn hóa, giáo dục và y tế chăm sóc sức khỏe.
Thứ tư, chính sách tăng trưởng hiện nay chủ yếu có lợi cho các vùng động
lực, các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó người nghèo, vùng
nghèo hay các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không có điều kiện được tham gia trực
tiếp vào việc tạo nên thành quả tăng trưởng. Ngoài ra, do nhóm yếu thế chưa được
chia sẻ nhiều thành quả của tăng trưởng kinh tế, nên chỉ số HDI ở bộ phận này còn
rất thấp. Do đó, việc huy động mọi tầng lớp dân cư trong xã hội tham gia công
cuộc tăng trưởng kinh tế để hưởng lợi trực tiếp từ thành quả tăng trưởng cũng như
việc phân phối hợp lý thành quả tăng trưởng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các
vùng, miền trong cả nước sẽ tạo ra một động thái tích cực và công bằng về tiến bộ
xã hội cho con người.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều tác động tiêu cực đến việc phát triển con
người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện trên phương
diện chính trị
Thứ nhất, việc cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ, bảo đảm
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là mục tiêu của Đảng ta trong việc
phát triển con người trên phương diện chính trị. Tuy nhiên, hiện nay trong phương
hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ
yếu mới tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước mà
hầu như chưa chú ý đúng mức đến việc xây dựng thể chế pháp quyền của con
người, của công dân. Vì thế, để tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành
dân chủ, phải bảo đảm trên thực tế thể chế pháp quyền của con người, của công
dân và của Nhà nước trong thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói
chung ở Việt Nam; cần thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa,
134

quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã
hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Thứ hai, nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
còn hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ kịp thời nhiều
vấn đề do thực tiễn đặt ra, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật,
kỷ cương, chưa coi trọng đúng mức phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp.
Hiện nay, vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức về dân
chủ còn phiến diện, nhất là thực hành dân chủ trong Đảng, dẫn đến tình trạng lạm
quyền, bao biện, làm thay, độc đoán, gia trưởng, làm giảm sút lòng tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng; còn một bộ phận vi phạm Quy chế Dân chủ ở cơ
sở, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, không thống nhất,
thường xuyên điều chỉnh, gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và
nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội. Thêm vào đó, một
số văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của
nhân dân chưa được xây dựng kịp thời.
Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện trên phương
diện văn hóa, giáo dục
Về văn hóa, sự phát triển văn hóa hầu như chưa theo kịp sự vận động nhanh
chóng của thời cuộc và những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới. Thành quả
trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ tầm vóc để tác động có hiệu quả
xây dựng con người và văn hóa lành mạnh, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,
lối sống. Thành quả đó cũng chưa tương xứng và chưa vững chắc với tiềm năng
và nguồn lực vốn có của dân tộc. Sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và tương
xứng với tăng trưởng kinh tế. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo
nàn, đơn điệu, hình thức; có khoảng cách lớn về mức độ hưởng thụ văn hóa giữa
miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và giữa các tầng lớp nhân dân. Môi trường
văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần
135

phong mỹ tục; còn lúng túng trong việc chỉ đạo xây dựng con người văn hóa và
môi trường văn hóa, các phong trào văn hóa ở nhiều nơi triển khai thiếu thực chất,
hình thức, chưa tạo ra được môi trường văn hóa tin cậy, đảm bảo sự phát triển toàn
diện của con người. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn
lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một
bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Về giáo dục, giáo dục và đào tạo chưa phát triển ngang tầm quốc sách hàng
đầu. Hệ thống giáo dục hiện nay vẫn trong tình trạng phân tán, nhiều chủ thể quản
lý; việc phân cấp trong quản lý chưa triệt để; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa
toàn diện. Việc xây dựng xã hội học tập và học suốt đời còn nhiều bất cập cả về
nhận thức, chính sách và triển khai thực hiện… dẫn đến chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển đất nước. Nhân tố con người và điều kiện hoạt động khoa học
trong lĩnh vực giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ và đầu tư tương xứng.
Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện trên phương
diện xã hội
Thứ nhất, hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội ngày một gia tăng. Đi cùng
với tăng trưởng của Việt Nam là sự gia tăng khoảng cách về bất bình đẳng thu
nhập. Chính sự gia tăng chênh lệch về thu nhập trong nội vùng cũng như sự gia
tăng chênh lệch thu nhập của các nhóm kinh tế xã hội ở nông thôn là nguyên nhân
dẫn đến việc gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Mặc dù tất cả các nhóm thu nhập
đều có cải thiện đáng kể trong giai đoạn vừa qua, nhưng tính không đồng đều của
mức độ gia tăng cho thấy có sự chênh lệch trong thu nhập trung bình trên đầu
người giữa các ngành, thành phần kinh tế, vùng, miền và nhóm xã hội. Bất bình
đẳng thu nhập giữa các ngành thể hiện qua việc lao động có thu nhập cao chỉ tập
trung ở một số ngành sử dụng ít lao động trong cơ cấu lao động xã hội, còn những
ngành sử dụng nhiều lao động lại có mức thu nhập bình quân thấp. Bất bình đẳng
thu nhập giữa các nhóm kinh tế - xã hội thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập
trung bình trên đầu người của 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất. Bất
136

bình đẳng thu nhập của người dân giữa các vùng miền tương đối rõ nét khi Đông
Nam Bộ vẫn là vùng có mức tăng trưởng thu nhập cao hơn các vùng khác. Bất
bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị thể hiện qua việc thu nhập trung
bình của người dân đô thị cao khoảng gấp hai lần thu nhập của người dân nông thôn,
và mức chi tiêu chung của người dân đô thị cũng cao hơn khoảng gấp hai lần mức
chi tiêu chung của khu vực nông thôn. Ngoài ra, Việt Nam vẫn phải đối mặt với
những thách thức về bất bình đẳng giới. Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba trên toàn cầu
về tỷ số giới tính khi sinh (1,12), bạo lực đối với phụ nữ do bạn tình (34,4%) và phụ
nữ có tài khoản trong các tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tiền tệ (30,4%)
[47].
Thứ hai, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực trong giải quyết việc làm cho người
lao động, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người trong đổ
tuổi lao động. Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19 và
chất lượng lao động hạn chế đã gây ra ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, làm
ảnh hưởng đến cuộc sống, thu nhập và sự phát triển của xã hội. Tình trạng thất
nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động, khiến cho đời sống
bản thân người lao động và gia đình họ gặp khó khăn, con cái họ sẽ khó khăn khi
đến trường, sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y
tế… chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể. Tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng
gây mất ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp còn gây lãng phí tài
nguyên lao động dồi dào của nước ta.
Thứ ba, kết quả giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững và chưa đồng
đều, nguy cơ tái nghèo còn cao. Hiện tượng bất bình đẳng trong công tác giảm
nghèo còn tồn tại: Nghèo đói tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, nơi có đông đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống; Tốc độ giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số
chậm hơn so với mức giảm tỷ lệ nghèo chung; Mặt bằng giáo dục, trình độ dân
trí của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn khoảng cách đáng kể so với người
Kinh, Hoa; Mức độ thụ hưởng dịch vụ và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
137

của người nghèo, vùng nghèo nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng
vẫn còn thấp hơn đáng kể so với các nhóm dân số khác, vùng khác…
Thứ tư, chỉ số sức khỏe gắn với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, mục tiêu
phát triển bền vững và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và khả năng tiếp cận
dịch vụ y tế có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền và các tuyến y tế. Y tế
cơ sở, huyện, xã chưa được đổi mới căn bản về bộ máy, về hoạt động, về nguồn
nhân lực, về cơ sở hạ tầng và cơ chế tài chính, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn. Chất lượng dịch vụ y tế và chất lượng nhân lực y tế cần phải nâng cao
hơn nữa, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao hơn của toàn dân, nhất là
trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Bộ máy tổ chức phong cách quản trị y tế và
tư duy tài chính đã đổi mới nhưng chưa quyết liệt…
Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện trên
phương diện môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiếu
hiệu quả; ứng phó với biến đổi khí hậu còn triển khai chậm, chưa rõ ràng về đường
hướng, giải pháp, hiệu quả đầu tư thấp, hạn chế về công nghệ. Hiệu quả quản lý
khai thác, sử dụng tài nguyên, nhất là tài nguyên đất đai chưa cao. Tình trạng ô
nhiễm môi trường ở tất cả các hệ sinh thái, từ rừng, biển, đến đô thị, nông thôn
kéo dài, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của người dân, nhiều lúc, có nơi ở mức
độ nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận nhân dân và gây
tác hại lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước, âm thanh đã gây ra những thiệt hại
hết sức to lớn về sức khỏe con người và hệ sinh thái, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để
khắc phục. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, vụ việc khiếu kiện đông người liên
quan đến ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. Mặc dù Việt Nam có thành tích
tốt về độ che phủ rừng và ứng phó với thiên tai, nhưng lại nằm trong nhóm ba
nước kém nhất về lượng khí thải carbon trên một đơn vị GDP, suy thoái đất, chỉ
số danh sách đỏ, và việc sử dụng chất dinh dưỡng phân bón cho mỗi ha đất trồng
trọt [47].
138

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
CỦA TRUNG QUỐC CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Có thể nói rằng, những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn trong phát triển con người toàn diện về các phương diện kinh tế, chính
trị, văn hóa giáo dục, xã hội, môi trường. Cùng với đó, những vấn đề mà Việt Nam
phải đối mặt cũng vô cùng đa dạng và phức tạp. Để khắc phục những hạn chế
nhằm thực hiện phát triển con người Việt Nam toàn diện trong tình hình mới,
ngoài chủ động đưa ra những chủ trương, đường lối, biện pháp đúng đắn, việc
tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong đó có kinh nghiệm của Trung Quốc, đất
nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cả về chế độ chính trị lẫn trình độ
phát triển, là cần thiết. Những kinh nghiệm trong phát triển con người toàn diện
sau đây của Trung Quốc cũng gợi mở rất nhiều cho Việt Nam trong việc đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện phù hợp với điều
kiện hiện nay.
4.2.1. Kiên trì quan điểm “lấy con người làm gốc”, coi con người là lực
lượng cơ bản quyết định tương lai, vận mệnh của Đảng và đất nước
Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, sự ủng hộ của người dân không chỉ
quyết định tương lai, vận mệnh của một đảng, chế độ chính trị mà còn quyết định
phương hướng và sự phát triển của một đất nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
đoàn kết và lãnh đạo người dân Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ
mới, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, xóa bỏ chế độ phong kiến
chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước Trung Quốc. Việc đất nước Trung
Quốc thành lập vào năm 1949 đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền
trên toàn bộ đất nước. Đây không chỉ là một chế độ thay thế một chế độ khác, mà là
một sự thay đổi mang ý nghĩa lịch sử, trong đó hàng trăm triệu người được làm chủ
đất nước, là biểu tượng chứng tỏ địa vị làm chủ của nhân dân
Kiên trì địa vị thống trị của nhân dân, kiên định lập Đảng vì dân, thực hiện
mục đích cơ bản là hết lòng phục vụ nhân dân là những yêu cầu cần thiết để giữ
vững và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đại hội XIX Đảng Cộng
139

sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử, là lực lượng
căn bản quyết định tiền đồ vận mệnh của Đảng và đất nước”. Thực tiễn đã chứng
minh Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giữ vững và ngày càng củng cố được địa cầm
quyền của mình là do Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn dựa vào nhân dân; Đảng
Cộng sản Trung Quốc từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, sức mạnh của Đảng
là ở nhân dân; quần chúng nhân dân là cội nguồn sức mạnh của đảng, là nền tảng
của mọi thắng lợi.
4.2.2. Kiên trì quan điểm “lấy nhân dân làm trung tâm”, luôn hết lòng
phục vụ nhân dân, luôn hết mình vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân
Lập trường nhân dân là lập trường chính trị căn bản của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, và nó là một dấu ấn quan trọng giúp phân biệt một đảng theo chủ
nghĩa Mác với các đảng khác. Điều lệ đảng đã xác định rõ: Đảng Cộng sản Trung
Quốc đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Đảng Cộng
sản Trung Quốc kiên trì tư duy phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, coi đó là
điểm khởi đầu và điểm kết thúc của việc quản lý Đảng, quản lý đất nước, phản ánh
đầy đủ sứ mệnh ban đầu của Đảng là mang lại hạnh phúc cho nhân dân và phục
hưng dân tộc Trung Hoa.
Đảng Cộng sản Trung Quốc coi việc phục vụ nhân dân và mang lại lợi ích
cho nhân dân là thành tựu chính trị quan trọng nhất. Tư tưởng phát triển lấy nhân
dân làm trung tâm là cốt lõi trong tư duy của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản
Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Kiên trì tư tưởng phát triển
lấy con người làm trung tâm là thể hiện lý tưởng, niềm tin, bản chất, mục đích, sứ
mệnh ban đầu của Đảng, đồng thời là sự tổng kết sâu sắc quá trình đấu tranh và
kinh nghiệm thực tiễn của Đảng. “Kiến nghị Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
5 năm lần thứ 13 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” được thông qua
tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XVIII nhấn mạnh: “Phải kiên trì tư tưởng phát
triển lấy nhân dân làm trung tâm, lấy tăng cường hạnh phúc của nhân dân, thúc
đẩy phát triển con người toàn diện là điểm xuất phát và đích đến của phát triển”.
Ngày 24 tháng 11 năm 2016, phát biểu tại đợt học tập tập thể lần thứ 28 của Bộ
Chính trị, Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Phải kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân
140

dân làm trung tâm, đó là lập trường căn bản của kinh tế chính trị học chủ nghĩa
Mác.” Đến Đại hội XIX, quan điểm lấy nhân dân làm trung tâm được đưa vào Báo
cáo chính trị như sau: “Cần kiên trì vị trí chủ thể của nhân dân, kiên trì xây dựng
Đảng vì lợi ích chung, Đảng cầm quyền vì dân, thực hiện tôn chỉ căn bản là toàn
tâm toàn ý phục vụ nhân dân” [75]. Có thể nói rằng, việc nêu ra tư tưởng phát triển
lấy nhân dân làm trung tâm là một bước tiến trong quá trình cải cách mở cửa, xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là sự kế thừa và phát huy quan điểm
duy vật lịch sử, là sự hoàn thiện của tư tưởng chỉ đạo xây dựng kinh tế - xã hội đi
đôi với phát triển con người toàn diện.
Đảng Cộng sản Trung Quốc coi cải thiện đời sống và thực hiện phúc lợi
cho người dân không chỉ là tiêu chí quan trọng để đánh giá thành tích chính trị mà
còn là mục tiêu cơ bản của sự phát triển. Bảo đảm và cải thiện dân sinh trong quá
trình phát triển là một bộ phận quan trọng của chiến lược giữ vững và phát triển
chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Thành quả phát triển là do nhân dân tạo ra
và nhân dân phải là người thụ hưởng, do đó xây dựng một xã hội khá giả toàn diện
và dẫn dắt tất cả người dân hướng tới sự thịnh vượng chung là mục tiêu của Đảng
và Chính phủ Trung Quốc.
4.2.3. Xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện về
thể chế đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con người
Trước hết, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung
Quốc khẳng định giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng là bảo
đảm cơ bản cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; cần
không ngừng tăng cường xây dựng Đảng cầm quyền, khẳng định Đảng phải quản
lý Đảng, quản lý Đảng một cách nghiêm khắc, nâng cao năng lực và trình độ
quản trị của Đảng, thích ứng với tình hình và biến động mới. Bên cạnh đó cần
kiên định quan điểm nhân dân làm chủ. Trước hết, nguyên tắc cơ bản nhất của
nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
Chế độ đại hội đại biểu nhân dân bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, phản
ánh chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân. Để phát triển nền chính trị dân chủ
xã hội chủ nghĩa, cần không ngừng hoàn thiện chế độ đại hội đại biểu nhân dân,
141

làm phong phú các hình thức dân chủ, tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu Đại
hội đại biểu nhân dân với quần chúng nhân dân, mở rộng quyền tham gia chính
trị có trật tự của công dân và bảo đảm quyền tham gia quản lý đất nước của nhân
dân.
Thứ hai, tăng cường xây dựng chế độ hiệp thương dân chủ, thúc đẩy việc
thể chế hóa, tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa chế độ hiệp thương dân chủ. Những
năm vừa qua, Trung Quốc ra sức thúc đẩy sự phát triển sâu rộng, nhiều cấp và
ngày càng được thể chế hóa của chế độ hiệp thương dân chủ, và phối hợp thúc đẩy
hiệp thương chính đảng, hiệp thương Đại hội Đại biểu nhân dân, hiệp thương
Chính phủ, hiệp thương Hội nghị Chính trị Hiệp thương, hiệp thương tổ chức nhân
dân, hiệp thương cơ sở và hiệp thương giữa các đoàn thể xã hội, làm phong phú
nội dung và hình thức hiệp thương, mở rộng phương thức hiệp thương, phát huy
vai trò quan trọng của Hội nghị Chính trị Hiệp thương trong hiệp thương dân chủ
xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, tuân thủ pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
đặc sắc Trung Quốc. Xây dựng chính phủ pháp quyền, tuân thủ điều hành theo
quy định của pháp luật, nâng cao uy tín của Chính phủ và cán bộ thực thi pháp
luật, tăng cường giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm công lý tư pháp. Tăng cường
tuyên truyền pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, phổ biến kiến thức
pháp luật, thực hiện mục tiêu người người học pháp luật, người người hiểu pháp
luật, toàn dân chấp hành pháp luật.
4.2.4. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với
phát triển con người
Kinh tế - xã hội ở đây để chỉ phương diện kinh tế trong xã hội, là tổng hợp
các nhân tố kinh tế của xã hội, có thể hiểu là phương diện vật chất của xã hội, nội
dung của nó tương đối phong phú, bảo gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
tư liệu vật chất và hoạt động sản xuất… Phát triển kinh tế xã hội và phát triển con
người toàn diện là tiền đề và cơ sở, thống nhất với nhau. Phát triển kinh tế xã hội và
phát triển con người là một quá trình lịch sử; sự phát triển toàn diện của một cá nhân
142

không phải là sản phẩm của tự nhiên mà là sản phẩm của lịch sử. Phát triển kinh tế
- xã hội bao gồm sự phát triển tổng thể của một loạt các tồn tại xã hội như kinh tế,
văn hóa, chính trị, phong tục tập quán. Sự phát triển kinh tế và xã hội bao gồm: Mức
sống của nhân dân được nâng cao; sự phát triển của các chủ trương công ích xã hội,
sự thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; sự phát triển nhanh chóng của chủ
nghĩa xã hội; sự nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc...
Tiền đề cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người là sự phát triển của
kinh tế đồng thời phải đặt con người cá nhân vào các quan hệ xã hội, tạo ra một trật
tự xã hội tốt đẹp và các quan hệ xã hội tốt đẹp để con người có được không gian,
điều kiện và khả năng phát triển, thúc thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện của
con người bằng cách làm phong phú và phát triển các quan hệ xã hội. Ngoài ra, phải
chú ý đến tầm quan trọng của sự chủ động lựa chọn của con người và sự cần thiết
trong việc phát huy năng lực của chủ thể, để cá nhân có thể thể hiện một cách đầy
đủ, tự do năng lực của bản thân; phát huy khả năng sáng tạo theo ý muốn của mình,
bảo đảm phát huy được hết khả năng của con người và con người có thể thực hiện
được mọi mong muốn của bản thân.
Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, điều cơ bản nhất là thúc
đẩy sự phát triển toàn diện các khả năng của con người. Điều kiện bên trong để thúc
đẩy con người phát triển toàn diện là đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng lên của
người dân cả về vật chất lẫn tinh thần, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công cơ bản, bảo
vệ và cải thiện dân sinh có hiệu quả, giải quyết liên tục các vấn đề bức xúc, lo lắng
của nhân dân.
Trên thực tế, sự phát triển tự do và toàn diện của con người là sản phẩm của
quá trình phát triển xã hội và lịch sử. Trong các xã hội khác nhau, con người có
những mục tiêu phát triển khác nhau, chỉ bằng cách không ngừng tiến lên mới có
thể thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Sau hơn 40 năm cải
cách mở cửa, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là nước có ngành
chế tạo sản xuất lớn nhất, buôn bán hàng hóa lớn nhất trên thế giới; Trung Quốc là
nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai và dòng vốn nước ngoài chảy vào lớn thứ hai
143

trên thế giới; dự trữ ngoại hối của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới trong
nhiều năm. Như vậy, Trung Quốc đã tích lũy nguồn dự trữ vật chất lớn nhằm thúc
đẩy con người phát triển toàn diện.
Vào tháng 10 năm 2003, “Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa
XVI đã chỉ rõ quyền và trách nhiệm quản lý của Trung ương và địa phương trong
việc điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công. Theo đó,
khẳng định hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; nó đã giải
quyết được một vấn đề lớn mà lâu nay các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới chưa
giải quyết được. Trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, lợi thế về chi phí
nhân công và lợi thế về quy mô nguồn nhân lực cũng như thị trường là một động
lực mạnh mẽ thúc đẩy cải cách mở cửa của Trung Quốc.
4.2.5. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường văn hóa
tốt đẹp cho phát triển con người toàn diện
Con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp không chỉ thể hiện ở phương diện vật
chất, mà còn thể hiện ở phương diện tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh
thần ngày càng tăng lên của nhân dân, cần thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của
nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã lãnh đạo nhân dân xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đồng thời kế thừa nền văn
hóa truyền thống của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, để thực
hiện sứ mệnh văn hóa, cần phải thiết lập và củng cố lòng tự tin về văn hóa, đi theo
con đường phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, xây dựng
cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa; nắm vững lãnh đạo công tác tư tưởng, xây
dựng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa với sự đoàn kết và lãnh đạo chặt chẽ, để toàn
dân đoàn kết vững chắc về lý tưởng, niềm tin, giá trị và đạo đức; tăng cường xây
dựng tư tưởng, đạo đức, phát triển nền văn học, nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, thúc
đẩy phát triển chủ trương văn hóa và công nghiệp văn hóa, cung cấp cho nhân dân
144

những món ăn tinh thần phong phú.


Bước vào thời đại mới, mặc dù Trung Quốc đã đạt được những thành tựu
rực rỡ trong công cuộc xây dựng văn minh vật chất, nhưng sự phát triển của
văn minh tinh thần và văn minh vật chất vẫn chưa cân bằng. Chỉ khi văn minh
vật chất và văn minh tinh thần song hành mới có thể thúc đẩy tốt hơn sự phát
triển toàn diện của con người. Trung Quốc đưa ra các giải pháp phát triển con
người toàn diện trên phương diện văn hóa như sau: (1) Phát huy mạnh mẽ những
giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội là cốt
lõi của hệ giá trị xã hội, dẫn dắt sự phát triển của xã hội, thể hiện định hướng
giá trị chung của xã hội, đồng thời phản ánh bản chất và xu hướng phát triển
của xã hội. Cần phát huy cao độ vai trò chủ đạo của giá trị cốt lõi của chủ nghĩa
xã hội trong giáo dục, xây dựng văn minh tinh thần, phát triển văn hóa, lồng
ghép giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội vào mọi mặt của đời sống xã hội thông
qua giáo dục, phổ biến dư luận xã hội, truyền bá văn hóa, nâng cao nhận thức
của người dân, làm cho giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội ăn sâu trong suy
nghĩ và quan niệm của mọi người. (2) Tăng cường xây dựng tư tưởng, đạo đức.
Cần làm tốt công tác giáo dục lý tưởng và niềm tin, xây dựng hệ thống tư tưởng,
đạo đức phù hợp với hệ thống kinh tế thị trường, hướng dẫn người dân xử lý
đúng đắn các mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác, giữa tự giác và giám sát,
hiệu quả và công bằng, giữa một bộ phận giàu lên trước và thịnh vượng chung,
giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, giữa tẩy chay chủ nghĩa vị kỷ, chủ
nghĩa tôn thờ tiền bạc và chủ nghĩa hưởng lạc sinh ra trong hệ thống kinh tế thị
trường. Kiên quyết chống lại sự xâm nhập văn hóa của các nước phương Tây,
kiên trì quan điểm về an ninh văn hóa. Nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức,
tinh thần của nhân dân, hướng dẫn nhân dân xác lập các quan điểm đúng đắn
về giá trị. (3) Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp văn
hóa. Văn hóa không chỉ là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ văn minh của một
xã hội mà còn là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống của người
dân. Trong thời đại mới, con người ngày càng theo đuổi đời sống văn hóa tinh
145

thần chất lượng cao. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của nhân
dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, phát triển mạnh mẽ sự
nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa là biện pháp quan trọng. Đồng thời,
công nghiệp văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát
triển, là phương thức quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc
đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Nhân dân cần được thụ hưởng
thành quả của phát triển văn hóa và phát huy hết vai trò của văn hóa trong việc
quy phạm, hướng dẫn và gắn kết xã hội.
4.2.6. Xây dựng nền văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, tạo môi
trường sinh thái tươi đẹp cho phát triển con người toàn diện
Con người không chỉ sinh sống trong môi trường xã hội mà còn sinh tồn
giữa thiên nhiên. Thiên nhiên do đó trở thành cội nguồn của sự sống, là cái gốc
cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Việc xây dựng nền văn minh sinh
thái và sự phát triển toàn diện của con người có mối quan hệ thống nhất biện
chứng. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, Trung Quốc tập trung cho xây dựng hiện
đại hóa, phát triển cơ sở vật chất, đã gây ra nhiều tổn hại đến môi trường sinh thái.
Những năm gần đây, nhu cầu của con người về một môi trường sinh thái trong
lành ngày càng tăng lên, bởi vậy, Trung Quốc đã yêu cầu kết hợp giữa phát triển
xã hội, phát triển con người với bảo vệ môi trường tự nhiên, nêu ra tư tưởng “con
người chung sống hài hòa với thiên nhiên”. Quan điểm này được nêu trong Báo
cáo chính trị Đại hội XIX như sau:
Cần xây dựng và thực hiện quan điểm non xanh nước biếc chính là
núi vàng núi bạc, kiên trì quốc sách căn bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ
môi trường, đối xử với môi trường sinh thái như với sinh mệnh của mình,
tính toán tổng thể quản lý hệ thống núi, sông, rừng, đồng ruộng, hồ và đồng
cỏ, thực thi chế độ bảo vệ môi trường sinh thái nghiêm ngặt nhất, hình thành
phương thức phát triển và lối sống xanh, kiên định đi con đường phát triển
văn minh trong phát triển sản xuất, cuộc sống giàu mạnh, sinh thái tươi đẹp,
xây dựng Trung Quốc tươi đẹp, tạo môi trường sản xuất, môi trường sống tốt
146

đẹp cho nhân dân [75].


Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, các giải pháp cụ thể của Trung
Quốc nhằm xây dựng một môi trường sinh thái tươi đẹp cho sự phát triển toàn
diện của con người là: (1) Thúc đẩy phát triển xanh. Cần quán triệt quan điểm phát
triển xanh, nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển xanh, hướng dẫn nhân
dân thiết lập khái niệm tiêu dùng xanh, ủng hộ lối sống xanh. Thiết lập thể chế và
cơ chế sản xuất xanh, xây dựng hệ thống kinh tế xanh và các-bon thấp, đổi mới
công nghệ sản xuất xanh và sử dụng hiệu quả các công nghệ xanh để thúc đẩy tiết
kiệm năng lượng, giảm phát thải, tái chế chất thải và tái chế tài nguyên. (2) Tăng
cường bảo vệ hệ sinh thái, xây dựng hàng rào sinh thái, nâng cao chất lượng và
tính ổn định của hệ sinh thái. Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các dự án sinh
thái lớn như trả lại đất nông nghiệp cho rừng và đồng cỏ, kiểm soát sa mạc hóa và
chống xói mòn đất. Tăng cường quản lý và bảo vệ các lưu vực sông chính, tăng
cường bảo vệ các vùng đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên. Thiết lập cơ
chế chất vấn về bảo vệ môi trường sinh thái, phổ biến rộng rãi quan điểm phát
triển xanh, thống nhất các hiệu quả sinh thái và hiệu quả kinh tế. (3) Hoàn thiện
các luật lệ và quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường quản lý tài
nguyên thiên nhiên và thiết lập hệ thống giám sát môi trường sinh thái thống nhất.
Tăng cường xây dựng đội ngũ thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường,
nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến môi trường. Thực hiện
quản trị toàn dân, huy động sâu rộng các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, cơ
quan và tổ chức xã hội cùng thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, hình thành
hệ thống giám sát môi trường cùng hoạt động và giám sát để bảo vệ môi trường
hiệu quả và thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN
DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trên cơ sở lý luận chung về phát triển con người toàn diện, tham khảo
những kinh nghiệm nhằm phát triển con người toàn diện của Trung Quốc đồng
thời xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn phát triển con người toàn diện ở Việt Nam
147

trong giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát
triển con người toàn diện ở Việt Nam, cụ thể là:
4.3.1. Phát triển nền kinh tế bền vững và lành mạnh, bảo đảm về cơ sở
vật chất cho phát triển con người toàn diện
Phát triển kinh tế bền vững là một yêu cầu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế
nhằm xây dựng một xã hội ổn định và tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của
con người. Phát triển kinh tế bền vững và lành mạnh có nghĩa là đạt được nhiều
tiến bộ lớn trong việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, được thể hiện ở
chỉ tiêu tổng lượng kinh tế và chỉ tiêu mức sống của người dân. Chỉ tiêu phát triển
kinh tế và chỉ tiêu mức sống của người dân phải được coi trọng như nhau. Chỉ khi
cùng lúc coi trọng cả chỉ tiêu phát triển kinh tế và chỉ tiêu dân sinh mới có thể
nâng cao cảm giác hạnh phúc của nhân dân, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển
toàn diện của con người. Chỉ khi cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng mới có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và ứng phó với
những cạnh tranh khốc liệt về khoa học công nghệ trên thế giới. Ngoài ra, cần kết
hợp phát triển kinh tế với tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường để thực hiện
phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thực hiện phát triển con người toàn diện.
Hay nói cách khác, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là con đường để thực hiện
phát triển con người toàn diện, và trình độ phát triển của nhân dân là điểm xuất
phát và điểm kết thúc của quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế. Cần phải coi
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh kết hợp với phát triển nền kinh tế số là một lựa chọn chiến lược. Cần
giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào khai thác tài nguyên thiên nhiên,
xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, thay vào đó cần
tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, giảm dần ngành
khai thác khoáng sản, tăng dần tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo; đảm bảo sự phát
triển đồng đều giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân. Chìa khóa để đổi mới mô hình tăng trưởng thành công chính là tăng
năng suất. Việc tăng năng suất không chỉ làm tăng thời gian rảnh rỗi, tức là thời
148

gian cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, mà còn đặt nền tảng vật chất cho sự
phát triển toàn diện của con người. Trong 35 năm đổi mới ở Việt Nam, việc nâng
cao trình độ của lực lượng sản xuất đã chấm dứt tình trạng thiếu hụt kinh tế, của
cải vật chất tạo ra đã đáp ứng được nhu cầu sinh tồn cơ bản của 97 triệu người dân
nước ta, từ đó tạo điều kiện cần thiết để con người phát huy hết tài năng và năng
lực cá nhân trong đời sống xã hội. Ngoài ra, để thực hiện đồng bộ giữa đổi mới
mô hình tăng trưởng với phát triển con người, cần xử lý tốt vấn đề hiệu quả và
công bằng. Một xã hội thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con
người là xã hội công bằng. Phát triển hiệu quả cao có thể tạo cơ sở vật chất cho
lực lượng sản xuất xã hội, nhưng chỉ khi năng suất lao động xây dựng trên cơ sở
công bằng thì nó mới có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.
Cần đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa để thúc đẩy con người phát triển toàn diện, cụ thể là: Thứ nhất, chuyển
đổi các chức năng của chính phủ trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, phát huy
tốt hơn nữa vai trò cơ bản của thị trường trong phân bổ nguồn lực và vai trò của
công dân trong việc quản lý các vấn đề xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của người. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tháo gỡ các vướng
mắc về thể chế, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chú trọng việc tham gia
bình đẳng vào cạnh tranh thị trường, để mọi người từng bước phát triển các khả
năng khác nhau của mình trong quá trình cạnh tranh, vừa nâng cao tố chất của bản
thân, vừa làm phong phú các quan hệ xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của con người. Thứ ba, từng bước đi sâu cải cách về giá, hoàn thiện cơ chế giá cả
các sản phẩm thuộc lĩnh vực nguyên liệu như giá điện, giá nước, giá dầu thành
phẩm, giá khí đốt, từ đó hình thành nên hệ thống giá cả hợp lý. Bằng cách điều
chỉnh chức năng cơ bản của phân phối thu nhập kích thích người sản xuất áp dụng
công nghệ sản xuất tiên tiến hơn và cải thiện thái độ lao động, đồng thời luân chuyển
hợp lý giữa các ngành nghề để có thể khai thác hết tiềm năng và tinh thần đổi mới
sáng tạo của con người. Thứ tư, chính sách tài chính chủ động giúp mở ra các lĩnh
vực tiêu dùng mới, mở ra thị trường tiêu dùng nông thôn, hoàn thiện hệ thống bán
149

buôn hàng hóa, tăng cường xây dựng các cơ sở thương mại, đổi mới phương thức
tiếp thị, tạo ra môi trường tiêu dùng tốt cho người dân, đa dạng hóa các hoạt động
tiêu dùng của người dân, cải thiện hơn nữa khả năng tiêu dùng của người dân, mà
khả năng tiêu dùng của người dân chính là biểu hiện của trình độ phát triển văn hóa
và mức độ phát triển của con người. Ngoài ra, hoàn thiện chính sách tiêu dùng còn
có lợi cho việc củng cố quan niệm tiêu dùng hợp lý của con người và ý thức tự bảo
vệ bản thân, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động tiêu dùng và các hình thức tiêu
dùng của người dân.
4.3.2. Mở rộng dân chủ, đảm bảo về thể chế cho phát triển con người
toàn diện
Mở rộng dân chủ là một bảo đảm về chính trị cho phát triển con người
toàn diện. Mác cho rằng con người là một động vật chính trị và chính trị là một
thực tế không thể tránh khỏi của sự tồn tại của con người. Vì vậy, cuộc sống của
con người không thể nằm ngoài hệ thống chính trị, cơ hội phát triển và tương lai
của con người phụ thuộc vào điều kiện chính trị. Chỉ khi không ngừng mở rộng
dân chủ, thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị, quản lý kinh tế và trong đời
sống xã hội thì chúng ta mới có thể bảo đảm được quyền dân chủ của quần chúng
nhân dân, mới có thể thúc đẩy con người phát triển toàn diện. Vì vậy, dân chủ
chính là bảo đảm chính trị quan trọng cho việc phát triển con người toàn diện.
Thứ nhất, cần phát huy hơn nữa dân chủ ở cơ sở có thể tăng mức độ tham
gia chính trị của nhân dân. Xây dựng nền dân chủ cơ sở phát triển cao là hoàn
thiện cơ chế tự quản của quần chúng ở cơ sở do các tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo,
mở rộng phạm vi tự quản của quần chúng ở cơ sở, hoàn thiện hệ thống quản lý
dân chủ và nâng cao chức năng tự chủ của quần chúng ở cơ sở bằng cách phát huy
vai trò của các tổ chức xã hội, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, để nhân
dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ trong bầu cử, quyết sách, quản lý và giám sát,
nâng cao ý thức và mức độ tham gia vào các hoạt động chính trị của nhân dân.
Ngoài ra, việc tăng cường ảnh hưởng của các nhóm yếu thế đối với các hành động
và quyết sách công và phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện thông tin đại
150

chúng trong việc tham gia chính trị của công chúng... cũng thúc đẩy quá trình dân
chủ hóa chính trị, làm tăng mức độ tham gia chính trị của công dân, từ đó thúc đẩy
các quyết sách nhằm phát triển con người toàn diện.
Thứ hai, kiểm soát tham nhũng hiệu quả có thể bảo vệ quyền và lợi ích của
đa số người dân. Để phòng ngừa và kiểm soát tham nhũng, cần thiết lập hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh để trừng trị và phòng ngừa tham nhũng; củng cố và hoàn
thiện hệ thống giám sát quyền lực, hệ thống quản lý hành chính và hệ thống quản
lý tài chính, tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ của các tổ chức tài chính; thiết
lập hệ thống giải trình trách nhiệm ra quyết định đầu tư nhằm tăng cường giám sát
đầu tư; hoàn thiện và đổi mới cơ chế lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, hoàn thiện cơ
chế bảo vệ quyền của người tố cáo, thiết lập và tăng cường cơ chế ngăn chặn việc
cán bộ tham nhũng bỏ trốn và cơ chế dẫn độ cán bộ tham nhũng. Phòng, chống
tham nhũng có thể thúc đẩy công bằng xã hội, điều phối các quan hệ lợi ích xã hội
khác nhau, khơi dậy sức sáng tạo của người dân, thúc đẩy con người phát triển
toàn diện.
Thứ tư, tôn trọng tinh thần đổi mới sáng tạo của nhân dân có thể phát huy
vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên lịch sử. Chỉ khi không ngừng đổi
mới sáng tạo mới có thể thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, mà nguồn gốc của đổi mới sáng tạo là thực tiễn của đông đảo quần chúng
nhân dân. Một mặt, tạo môi trường thể chế hiệu quả và bầu không khí xã hội khoan
dung cho đông đảo quần chúng nhân dân, để nhân dân có thể ứng phó hiệu quả
với các vấn đề thực tiễn, cải thiện và đổi mới các cơ chế hiện có, từ đó phát huy
tinh thần tiên phong trong công cuộc kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặt khác,
cần phải có những tổng kết và tiếp thu những kinh nghiệm do nhân dân sáng tạo
ra, biến nó thành một bộ phận hữu cơ của việc xây dựng nền chính trị dân chủ, chỉ
có như vậy mới bảo đảm được tính ổn định trong việc phát huy dân chủ, nâng cao
tố chất dân chủ của nhân dân, từ đó thúc đẩy con người phát triển toàn diện.
4.3.3. Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho phát
triển con người toàn diện
151

Cần xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho việc phát triển
con người toàn diện, nâng cao tố chất đạo đức tư tưởng và tố chất văn hóa của
người dân, làm cho đời sống tư tưởng và tinh thần của người dân phát triển toàn
diện. Phát triển văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát
triển con người toàn diện vì văn hóa là lực lượng quan trọng tạo ra sức tập hợp và
sức sáng tạo của dân tộc, có liên hệ mật thiết với chính trị, chính sách ngoại giao
cũng như sức mạnh kinh tế, quân sự.
Cần phải làm cho hệ giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội ăn sâu vào lòng dân
và thúc đẩy con người phát triển toàn diện. Thứ nhất, tư tưởng chỉ đạo của chủ
nghĩa Mác là linh hồn của hệ giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Chỉ khi kiên trì
vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác và vận dụng một cách khoa học chủ nghĩa Mác
để chỉ đạo công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới có thể củng
cố sự hiểu biết của người dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo
của Đảng ta; làm cho người dân không bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tư tưởng
sai trái, không đánh mất phương hướng trong cuộc sống và trở thành người có
niềm tin, có nghị lực, có đạo đức và thực hiện phát triển con người toàn diện trong
quá trình xây dựng một xã hội nhân văn tươi đẹp. Thứ hai, lý tưởng về chủ nghĩa
xã hội luôn giữ vững tinh thần vươn lên của nhân dân trước nhiều thời cơ và thách
thức, khơi dậy niềm tin và nhiệt huyết của nhân dân, là trụ cột tinh thần cho sự
phát triển toàn diện của con người và là sợi dây tinh thần kết nối nhân dân. Thứ
ba, tinh thần dân tộc với chủ nghĩa yêu nước làm nòng cốt và tinh thần thời đại
lấy đổi mới sáng tạo làm cốt lõi là tinh hoa của hệ giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa.
Phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc và tinh thần thời đại, để mọi người mở mang
tư duy, đổi mới trí tuệ, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Bảo đảm các quyền và lợi ích văn hóa cơ bản của mọi người bằng cách phát
triển mạnh mẽ các dịch vụ văn hóa phi lợi nhuận. Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực
văn hóa để nâng cao trình độ phục vụ của các dịch vụ văn hóa công cộng, đáp ứng
nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân và để thành quả của sự phát triển văn hóa
152

mang lại lợi ích cho mọi người. Trước hết, cần cải thiện hệ thống dịch vụ văn hóa
công cộng. Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu văn hóa cơ bản của người dân, khả
năng phục vụ của các dịch vụ văn hóa công cộng phải được nâng cao hơn nữa, đáp
ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của nhân dân; đồng thời cung cấp các dịch vụ văn
hóa công cộng cho người già, người tàn tật và trẻ vị thành niên. Thứ hai, cần phát
triển một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại
có các đặc điểm là công nghệ tiên tiến, đường truyền nhanh, phủ sóng rộng khắp,
giúp tăng cường mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Ngoài ra cũng cần tăng cường xây dựng cơ quan báo chí, cơ quan thông tấn,
đài phát thanh, đài truyền hình và nhà xuất bản, xây dựng và hoàn thiện hệ thống
mạng lưới phát thanh, viễn thông, phát thanh - truyền hình, và Internet, để hệ thống
thông tin văn hóa phát triển hơn nữa. Thứ ba, cần tăng cường phát hiện và làm
sáng tỏ giá trị của những tư tưởng văn hóa truyền thống đặc sắc. Cần tăng cường
hiểu biết hơn nữa về văn hóa truyền thống của quê hương đất nước, nghiên cứu
sâu hơn nội hàm văn hóa của lễ hội truyền thống dân tộc, hoàn thiện việc biên
soạn và xuất bản các tác phẩm kinh điển và bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể
đồng thời giữ gìn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, phát triển nền văn hóa của
các dân tộc thiểu số, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc
Việt Nam. Thứ tư, hội nhập văn hóa ở thành thị và nông thôn cần được đẩy mạnh.
Tăng cường xây dựng các nhà sinh hoạt văn hóa ở thôn làng, khu phố, thực hiện
các hoạt động đưa văn hóa về nông thôn, quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần
của lao động nhập cư và con em người lao động xa quê, từ đó giảm khoảng cách
phát triển văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Thứ năm, cần đổi mới hệ thống
công trình văn hóa và cơ chế văn hóa. Cần xây dựng hệ thống các công trình văn
hóa hiện đại, đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ đầu tư và tài chính cho ngành công
nghiệp văn hóa; tiếp tục đổi mới ngành công nghiệp văn hóa với sở hữu công là
trụ cột và nhiều loại hình sở hữu cùng phát triển. Sức mạnh tổng thể và khả năng
cạnh tranh của nền văn hóa cần được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu văn
hóa và tinh thần đa dạng của người dân.
4.3.4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội, tạo động lực nội tại cho phát
153

triển con người toàn diện


Nâng cao mức sống của người dân nghĩa là làm tăng thu nhập và thời gian
giải trí của người dân, là sự phát triển về phúc lợi xã hội, điều kiện sống, điều kiện
giáo dục và điều kiện y tế, cũng như lối sống lành mạnh và trật tự xã hội tốt hơn,
môi trường thiên nhiên tươi đẹp hơn, môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, giúp
con người ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn thành quả của sự phát triển, đồng
thời tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi tham gia vào đời sống kinh tế chính trị, và
thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bản thân.
Một là, thu hẹp khoảng cách phân phối thu nhập và huy động tính tích cực
của người lao động trong sản xuất. Cần hướng tới mục tiêu toàn thể nhân dân
cùng có cuộc sống ấm no; thông qua đổi mới hệ thống phân phối và tiêu chuẩn
hóa trật tự phân phối, cố gắng cải thiện mức thu nhập của nhóm người có thu nhập
thấp, ổn định và mở rộng nhóm người thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách
trong thu nhập giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người có thu nhập cao;
xóa bỏ dần sự chênh lệch giàu nghèo để mọi người đều có quyền bình đẳng, có cơ
hội và điều kiện để phát triển bản thân và kích thích ý thức tự giác, sự chăm chỉ
học tập nâng cao trình độ lao động và khả năng thích ứng của bản thân. Trong quá
trình phát huy tài năng của mình, con người có thể từng bước phát triển toàn diện
bản thân.
Hai là, ưu tiên phát triển giáo dục để thúc đẩy con người phát triển toàn
diện. Giáo dục là nền tảng của quá trình phát triển đất nước. Những năm vừa qua,
giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của nước ta, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và giảm bớt áp lực
việc làm, là con đường thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Chúng ta
cần tiếp tục ưu tiên phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường đầu tư cho
giáo dục, giữ vững vị trí ưu tiên hàng đầu của công tác giáo dục; đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của
154

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường đầu tư cho giáo dục ở các
vùng lạc hậu, nâng cao toàn diện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng
lạc hậu.
Ba là, cải thiện điều kiện sống cơ bản của người dân. Thứ nhất, cần tăng
diện tích nhà ở bình quân đầu người bằng hình thức đẩy nhanh tốc độ xây dựng
nhà ở. Thứ hai, cải thiện chế độ nhà ở, cải thiện điều kiện nhà ở của các gia đình
có thu nhập thấp và trung bình. Lấy nhóm thu nhập thấp làm trọng tâm trong vấn
đề nhà ở, cải thiện hệ thống nhà ở cho thuê, hệ thống nhà ở giá rẻ, đồng thời giải
quyết khó khăn về nhà ở của nhóm thu nhập thấp và trung bình thông qua nhiều
phương thức như trợ cấp nhà ở, cho vay lãi suất thấp và giảm thuế trước bạ. Cần
nâng cao chất lượng nhà ở, và chú trọng đến việc xây dựng các cơ sở vật chất
như làm xanh môi trường, dịch vụ cộng đồng và mạng lưới giao thông..., từ đó
nâng cao chất lượng nhà ở của người dân.
Bốn là, áp dụng những chính sách việc làm tích cực có lợi cho việc bảo vệ
và cải thiện đời sống của người dân. Tạo việc làm là một phương thức hữu hiệu
để góp phần xoá đói giảm nghèo, duy trì hoặc nâng cao đời sống của mỗi cá nhân
và gia đình của họ, đồng thời là điều kiện cần thiết để tất cả mọi người bước vào
đời sống xã hội một cách bình đẳng. Những chính sách việc làm tích cực giúp cho
mọi người có cơ hội sử dụng kiến thức đã học để phát triển khả năng của mình.
Để mở rộng việc làm, cần áp dụng phương châm người lao động tự chủ lựa chọn
việc làm, thị trường điều tiết việc làm và chính phủ định hướng việc làm để mở
rộng việc làm thông qua nhiều kênh. Khuyến khích tinh thần tự chủ kinh doanh,
cải thiện chính sách kinh doanh tự chủ và chính sách cho vay vốn kinh doanh;
khuyến khích tinh thần khởi nghiệp để thúc đẩy việc làm và làm cho tinh thần khởi
nghiệp trở thành một động lực mới trong phát triển kinh tế của Việt Nam; tăng
cường đào tạo nghề và cải thiện hệ thống đào tạo nghề để liên tục thích ứng với sự
phát triển của kinh tế và xã hội và sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề nhằm cải thiện
chất lượng việc làm và khả năng tìm việc của người lao động; tạo cơ chế việc làm
bình đẳng cho lao động ở khu vực thành thị và nông thôn, có chính sách việc làm
155

bình đẳng cho lao động thành thị và nông thôn; tạo nhiều hơn việc làm phúc lợi để
trợ giúp các gia đình nghèo và không có việc làm, đảm bảo quyền bình đẳng về việc
làm của tất cả mọi người; cải thiện các dịch vụ việc làm, chuẩn hóa thị trường nguồn
nhân lực và cung cấp các dịch vụ việc làm chất lượng cao cho những người gặp khó
khăn về việc làm, sinh viên tốt nghiệp đại học, ngườ lao động nhập cư, bộ đội xuất
ngũ.
4.3.5. Xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi
trường, tạo sự bền vững cho phát triển con người toàn diện
Xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường là yêu
cầu trong lĩnh vực sinh thái, tạo sự bền vững cho việc phát triển con người toàn
diện. Xã hội tiết kiệm tài nguyên là mô hình xã hội liên tục nâng cao hiệu quả phân
bổ nguồn lực và hiệu quả sử dụng tài nguyên bằng cách áp dụng công nghệ và
phương pháp quản lý trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng,
đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của con người với mức tiêu
hao tài nguyên ít nhất có thể. Xã hội thân thiện với môi trường là mô hình xã hội
có quy tắc về việc quý trọng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong mọi khía cạnh
của đời sống xã hội, nhằm đạt được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo
điều kiện cho cả hai cùng phát triển bền vững. Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài
nguyên và thân thiện với môi trường đã tạo ra môi trường sống và môi trường làm
việc hài hòa cho con người, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của con
người, tạo điều kiện cho con người phát triển sản xuất, có cuộc sống giàu có, có
môi trường sống tươi đẹp thông qua phương thức tiêu dùng sinh thái và sản xuất
sinh thái, tạo ra sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, từ đó thúc đẩy sự phát
triển toàn diện của con người. Như vậy, xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện
với môi trường chính là bảo đảm bền vững cho sự phát triển toàn diện của con
người.
Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường
tạo ra phương thức tiêu dùng xã hội tốt cho con người. Phương thức tiêu dùng
truyền thống ban đầu của con người nhấn mạnh đến quyền của con người đối với
thiên nhiên mà xem nhẹ trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, nhấn
156

mạnh tính chất phục vụ của thiên nhiên đối với con người và bỏ qua ảnh hưởng
của thiên nhiên đối với con người. Phương thức tiêu dùng truyền thống là đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của con người đã vượt quá giới hạn mà hệ sinh thái của
trái đất có thể chịu đựng được, và đã gây ra những khủng hoảng sinh thái nghiêm
trọng, đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Vì vậy, việc xây dựng xã hội tiết kiệm
tài nguyên và thân thiện với môi trường yêu cầu con người phải bảo đảm môi
trường sinh thái trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, thể hiện ở tiêu dùng
vừa phải và tiêu dùng xanh. Tiêu dùng một cách khoa học, hợp lý sẽ đáp ứng nhu
cầu sinh tồn, phát triển, sáng tạo và hưởng thụ của chính con người, phát huy
đầy đủ tài năng và sức lực của con người, thúc đẩy con người phát triển toàn
diện.
Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường
thúc đẩy việc cải tiến phương thức sản xuất của người dân. Do phương thức sản
xuất truyền thống đơn phương nhấn mạnh đến nhu cầu một chiều của con người
mà không quan tâm đến tác động tới môi trường sinh thái, làm cho các vấn đề sinh
thái ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển bền vững của con người. Do đó, thời
đại ngày nay yêu cầu cần phải áp dụng các phương thức sản xuất sinh thái xuất
phát từ góc độ bảo vệ môi trường, vừa phát triển lực lượng sản xuất, vừa chú trọng
bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một phương thức sản xuất toàn diện, có hệ
thống, dựa trên nền kinh tế tuần hoàn và chủ trương tiêu thụ năng lượng thấp, giảm
phát thải, tăng cường tái chế và tận dụng tài nguyên; vừa chú trọng bảo vệ môi
trường sinh thái, vừa xem xét đầy đủ mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế;
mục tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội văn minh về mặt sinh thái. Vì vậy, việc
xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường khiến con người
cải tiến phương thức sản xuất truyền thống thành phương thức sản xuất chú trọng
bảo vệ môi trường sinh thái mới, thúc giục con người xác lập quan điểm đúng đắn
về vấn đề sinh thái, khiến con người hăng hái tham gia vào việc bảo vệ môi trường
sinh thái, thúc đẩy con người phát triển toàn diện.
Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường sẽ
định hình quan điểm của con người về môi trường sinh thái. Ngày nay, nhu cầu
157

vật chất của con người đã vượt khỏi nhu cầu vật chất hợp lý; việc tiêu dùng nhiều
quần áo, thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại, ... đã phá vỡ ranh giới hợp lý, vì
vậy, chúng ta nên nhìn nhận lại quan điểm về vật chất. Việc xây dựng xã hội tiết
kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường sẽ làm thay đổi các quan điểm truyền
thống của con người, xác lập các quan điểm về sinh thái đúng đắn, hình thành
quan điểm về bảo vệ môi trường sinh thái và theo đuổi cân bằng sinh thái trong
mọi hoạt động của con người, làm cho con người chú ý hơn đến các yếu tố tự
nhiên và quy luật tự nhiên, hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của môi trường sinh
thái đối với xã hội loài người, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của con người.
Bảo vệ thiên nhiên tức là bảo vệ loài người, để cải thiện môi trường sinh thái của
loài người cần thay đổi quan điểm của loài người về môi trường sinh thái, phục vụ
cho mục tiêu phát triển con người toàn diện.

Tiểu kết chương 4


Phát triển con người toàn diện là mục tiêu giá trị cao nhất của chủ nghĩa
Mác. Cùng với quá trình hiện đại hoá xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam, phát triển con người toàn diện càng trở thành mục tiêu phấn đấu cao nhất
của sự phát triển. Tham khảo những giải pháp phát triển con người toàn diện của
Trung Quốc, đối chiếu vào thực tiễn của Việt Nam, luận án đã nêu ra những kinh
nghiệm Việt Nam có thể tham khảo từ Trung Quốc, đó là: Kiên trì quan điểm “lấy
con người làm gốc”, coi con người là lực lượng cơ bản quyết định tương lai, vận
mệnh của Đảng và đất nước; Kiên trì quan điểm “lấy nhân dân làm trung tâm”,
luôn hết lòng phục vụ nhân dân, luôn hết mình vì lợi ích và hạnh phúc của nhân
dân; Xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện về thể chế đảm
bảo cho sự phát triển toàn diện của con người; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa
phát triển con người với phát triển kinh tế, xã hội; Xây dựng nền văn hóa xã hội
chủ nghĩa, tạo môi trường văn hóa tốt đẹp cho phát triển con người toàn diện; Xây
dựng nền văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường sinh thái tươi đẹp
cho phát triển con người toàn diện.
158

Từ đó, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển con người toàn
diện ở Việt Nam ở các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xa hội, môi trường;
đó là: Phát triển nền kinh tế bền vững và lành mạnh, bảo đảm về cơ sở vật chất
cho phát triển con người toàn diện; Mở rộng dân chủ, bảo đảm về thể chế cho phát
triển con người toàn diện; Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho
phát triển con người toàn diện; Ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội, tạo động lực
nội tại cho phát triển con người toàn diện; Xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên
và thân thiện với môi trường, tạo sự bền vững cho phát triển con người toàn diện.
159

KẾT LUẬN

Chủ nghĩa Mác cho rằng phát triển con người toàn diện là mục tiêu của phát
triển xã hội; xã hội cộng sản là hình thái xã hội lấy sự phát triển tự do và toàn diện
của con người làm nguyên tắc cơ bản, là xã hội mà ở đó con người có điều kiện
tốt nhất để phát triển toàn diện. Theo tư tưởng chủ nghĩa Mác, mọi người đều có
thể có được sự phát triển tự do và toàn diện, nghĩa là: một mặt, mọi người đều có
thể có được sự phát triển toàn diện như những người khác, đáp ứng các yêu cầu
về mọi mặt của xã hội; mặt khác, mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn
diện. Ngoài ra, sự phát triển toàn diện của con người được thực hiện trên cơ sở
bình đẳng giữa các cá nhân và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của tất cả mọi người trong xã hội. Phát triển con người toàn
diện là phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người, phát
triển toàn diện cá tính con người, phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người.
Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ sở kế thừa, làm phong phú và phát triển
chủ nghĩa Mác đã kết hợp với thực tiễn trong nước, xây dựng và hoàn thiện lý luận
về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, trong đó có lý luận về phát triển
con người toàn diện với tư tưởng hạt nhân là “lấy nhân dân làm trung tâm”, nhấn
mạnh “thúc đẩy con người phát triển toàn diện”. Đạt được sự phát triển toàn diện của
con người là mục tiêu giá trị cao nhất của chủ nghĩa Mác và đó cũng chính là mục
tiêu theo đuổi lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung
Quốc. Phát triển con người toàn diện không phải là sự phát triển phiến diện, dị dạng,
không tự do, không đầy đủ, mà là là sự phát triển toàn diện, hài hòa, tự do, đầy đủ
của con người. Ngoài ra, lý luận phát triển con người toàn diện không phải là vấn đề
phát triển hay không, mà là phát triển như thế nào, là vấn đề thực hiện phát triển toàn
diện như thế nào.
Tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc khóa XI (năm 1978), Trung Quốc đã tạo ra một bước ngoặt lịch
sử vĩ đại, bắt đầu hành trình cải cách mở cửa. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã đạt
160

được những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền
đề vững chắc cho sự phát triển toàn diện của người dân Trung Quốc. Những thành
tựu trong lĩnh vực kinh tế tạo cơ sở vật chất cho phát triển con người toàn diện;
những thành tựu trong lĩnh vực chính trị tạo thể chế vững chắc cho phát triển con
người toàn diện; những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa tạo môi trường văn hóa
phong phú, đa dạng, là nguồn động lực nội tại thúc đẩy con người theo đuổi sự
phát triển toàn diện; những thành tựu trong lĩnh vực môi trường tạo điều kiện để
con người phát triển hài hòa, bền vững; đặc biệt những thành tựu trong lĩnh vực
xã hội đã góp phần chia sẻ thành quả của sự phát triển đến với tất cả người dân
Trung Quốc.
Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển con người toàn diện, Trung
Quôc cũng gặp phải không ít những hạn chế và thách thức. Trong lĩnh vực kinh
tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh, sự phát triển không cân bằng; trong lĩnh
vực văn hóa, sự phát triển không cân bằng giữa văn minh vật chất và văn minh
tinh thần cũng như tác động của những tư tưởng văn hóa đến từ phương Tây; trong
lĩnh vực xã hội, sự phát triển không cân bằng giữa các vùng miền, mâu thuẫn giữa
nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân với tốc độ cải thiện chất lượng dịch vụ
công chậm, mâu thuẫn giữa sự phân bổ nguồn lực giáo dục không đồng đều, nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên của người dân với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, và hệ thống y tế công cộng không đầy đủ, sự không cân bằng trong phân
phối thu nhập…; trong lĩnh vực môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất, nguồn nước và hiệu quả quản lý môi trường chưa tốt…, tất cả tác động đến
sự phát triển toàn diện của con người.
Kể từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã
bước vào “thời đại mới” với những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho sự phát
triển toàn diện của con người. Trung Quốc hiện đã ở trong nhóm nước có mức thu
nhập mức trung bình cao với trình độ phát triển con người ở mức cao và hiện đang
nỗ lực để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện với nền kinh tế
phát triển hơn, dân chủ được kiện toàn hơn, khoa học giáo dục tiến bộ hơn, văn
161

hóa phồn thịnh hơn, xã hội hài hòa hơn và đời sống nhân dân sung túc hơn vào
năm 2021 (nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng), tiến tới hoàn thành mục tiêu
xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, hài hòa, dân chủ, văn
minh vào năm 2049 (nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước). Trước những thời
cơ, vận hội mới thuận lợi chưa từng có trong lịch sử cũng như những thách thức
nan giải tác động đến sự phát triển toàn diện của con người mà “thời đại mới”
mang lại, Trung Quốc đã đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển con
người toàn diện nhằm tận dụng những điều kiện tốt, khắc phục những khó khăn,
thách thức với nội dung cốt lõi là “lấy nhân dân làm trung tâm” và phấn đấu vì sự
phát triển toàn diện của toàn thể nhân dân Trung Quốc.
Ý thức được vị trí và vai trò của con người trong quá trình phát triển đất
nước, nhất là trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Đảng ta luôn xuất phát từ thực tiễn phát triển đất nước, kết hợp với những
kinh nghiệm quốc tế để đưa ra những chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm phát
triển con người Việt Nam toàn diện. Là quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương
đồng với Trung Quốc về thể chế chính trị, về trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam
cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trong phát triển con người toàn diện
tương tự như Trung Quốc, vì thế, những thành công và chưa thành công của Trung
Quốc trong phát triển con người toàn diện sẽ là những kinh nghiệm có giá trị gợi
mở tốt cho Việt Nam.
162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Thị Thu Hường (2021), Lý luận của chủ nghĩa Mác về phát triển
con người toàn diện và ý nghĩa đối với Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền
thông, số tháng 5-2021, tr.34-28.
2. Nguyễn Thị Thu Hường (2021), 中国共产党人的全面发展思想及其对
越南的启示 (Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Đảng Cộng sản Trung
Quốc và gợi ý đối với Việt Nam), Sách: 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc: Quan
điểm của 100 đảng viên cộng sản nước ngoài, Nhà xuất bản Trung Quốc đương đại,
2021, tr.56-65, tiếng Trung Quốc.
3. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), From the Viewpoint of Marxism to the
Viewpoint of the Communist Party of Vietnam and the Communist Party of China
about Comprehensive human development, 21 Century Socialism:
Comprehension and Experience (International Scientific Conference
Proceedings), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.416-426.
4. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Well-rounded Human Development set
by Communist Party of China for a New era and Implications for Vietnam,
Vietnam Social Sciences, No. 3 (197) – 2020, tr.52-63.
5. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Truyền thông – Công cụ thúc đẩy phát triển
con người trong bối cảnh mới, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2(167), 2020, tr.62-65.
6. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2019), Quan điểm của
triết học Mác về vai trò của quan hệ giữa kinh tế với chính trị đối với sự phát triển
toàn diện và tự do của con người, Tạp chí Triết học, số 10, 2019, tr.14-21.
7. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2019), Quan điểm triết
học Mác về sự tác động của cách mạng cộng nghiệp đến sự phát triển con người
và ý nghĩa của nó trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Nghiên cứu
Con người, số 3(102), 2019, tr.3-12.
163

8. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2018), 社会公平和民主

之间的关系在马克思思想体系中的永久价值与越南的创新性运用 (Sự vận

dụng sáng tạo quan điểm của C. Mác về quan hệ giữa công bằng xã hội với dân
chủ ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới) – Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc
tế (Bắc Kinh): Diễn đàn chủ nghĩa xã hội thế giới lần thứ 9, 2018, tr.51-56, tiếng
Trung Quốc.

9. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2018), 关于当前越南人

的发展的成就和问题:从经济视角考察 (Phát triển con người ở Việt Nam hiện

nay – Thành tựu và một số vấn đề đặt ra từ phương diện phát triển kinh tế) – Tham
luận tại Hội thảo khoa học quốc tế (Bắc Kinh): Cải cách mở cửa và chủ nghĩa xã
hội thế kỷ 21, 2018, tr.107-114, tiếng Trung Quốc.
164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh (2008), “Trung Quốc: Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát
triển hài hòa”, Tạp chí Tia Sáng.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, Viện Nghiên cứu phát triển
phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Bắc (2106), Phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện
theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo triển khai chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2010 và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29-10-2012 của
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
5. Bộ Môi trường sinh thái (2000), Báo cáo tại cuộc họp báo định kỳ ngày
25/9/2020, Hà Nội.
6. Hoàng Đình Cúc (2008), Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương
hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 8 (207).
7. Nguyễn Xuân Cường (2018), Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách mở cửa, Tạp
chí Cộng sản, số 912.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
165

thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


13. Nguyễn Bỉnh Giang (2019), Một số đánh giá về 40 năm cải cách mở cửa ở
Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2.
14. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Cao Thu Hằng (2006), Quan niệm của Mác và Ăng-ghen về con người, giải
phóng con người trong Hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta, Tạp
chí Triết học, số 3.
16. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 1 , Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
17. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 3 , Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
18. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
19. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
20. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Toàn tập, Tập 46, phần II, Nxb. Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
21. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 49, Nxb. Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
22. Nguyễn Minh Hoàn (2007), Quan điểm của chủ nghĩa Mác với công bằng xã
hội với tư cách thước đo trình độ giải phóng con người, Tạp chí Triết học,
số 5.
23. Nguyễn Minh Hoàn (2008), Quan điểm triết học Mác về con người và việc
xóa bỏ sự tha hóa con người, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4.
24. Nguyễn Minh Hoàn (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực và mục tiêu
của tiến bộ xã hội, Tạp chí Triết học, số 5.
25. Nguyễn Minh Hoàn (2018), Quan điểm triết học Mác về sự tha hóa con người
- cơ sở lý luận cho việc nhận thức về phát triển con người thời đại cách
166

mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Triết học, số 1.
26. Nguyễn Minh Hoàn (2018), Quan điểm về tự do của các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác, Tạp chí Triết học, số 10.
27. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, (2018), Tác động của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, Tạp chí Cộng sản.
[https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/525201/tac-dong-cua-tang-
truong-kinh-te-den-phat-trien-con-nguoi-o-viet-nam--van-de-va-giai-
phap.aspx, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019]
28. Văn Thị Thanh Mai, Đinh Quang Thành (2018), “Tư tưởng Các Mác về con
người, giải phóng con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam”,
Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 04 tháng 5 năm 2018.
29. Nguyễn Thị Nga (2011), “Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam những thập
niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 13 tháng 4 năm 2011.
30. Trần Thị Minh Ngọc (2016), Quan điểm về phát triển con người toàn diện ở Việt
Nam đăng trên t, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102).
31. Phùng Xuân Nhạ, Bài tham luận của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
[https://vietnamnet.vn/vn/tu-lieu/toan-van/tham-luan-cua-bo-truong-giao-duc-va-
dao-tao-tai-dai-hoi-xiii-708842.html#inner-article, truy cập ngày 22 tháng 2
năm 2021]
32. Trần Văn Phòng, Nguyễn Thị Thu Năm (2013), Chống chủ nghĩa cá nhân trong
phát triển con người Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5.
33. Hồ Sỹ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của
Mác và Ph. Ăng-ghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Sỹ Quý (2003), Mấy tư tưởng lớn của C.Mác về con người qua “Bản thảo
Kinh tế - Triết học 1844, Tạp chí Triết học, số 6.
35. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
36. Đỗ Tiến Sâm (2019), Những sáng tạo mới về lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc trong Đại hội XIX, Website Viện hàn lâm Khoa học xã hội
167

Việt Nam, 16-5-2019.


37. Vũ Quang Tạo, C.Mác và sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại ngày
nay, đăng trên Tạp chí Triết học, số 5 (204), tháng 5-2008.
38. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb. Giáo dục.
39. Đặng Hữu Toàn (2018), Học thuyết về con người, giải phóng và phát triển con
người - một giá trị làm nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 16-6-2018.
40. Trần Quốc Toản (2019), Một số ý kiến về định hướng chiến lược phát triển
con người trong giai đoạn mới, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận
Trung ương ngày 03 tháng 6 năm 2019.
41. Đinh Quang Thành (2018), Các Mác về con người, giải phóng con người và
phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày
04 tháng 5 năm 2018.
42. Trần Thành (2007), Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy
triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Trần Đức Thảo (2001), Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con
người”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
44. Nguyễn Phú Trọng (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản,
số 966 (5-2021).
45. Nguyễn Thế Trung (2015), Tiếp tục nâng cao chất lượng đánh giá và sử dụng
cán bộ trong tình hình hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 875.
46. UNDP (2016), Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2016.
47. UNDP (2020), Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020.
48. Nguyễn Đức Vinh (2015), Phát huy vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện
của thanh niên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, số 3.
49. Vũ Thiện Vương (2001), Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng
con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb.
168

Chính trị quốc gia, Hà Nội.


Tiếng Trung Quốc
50. Bai Liqiang (白立强) (2009), Phát triển con người toàn diện: Từ kinh điển
đến hiện thực (人的全面发展:经典阐述与现实历程), Học báo Đại học
Hà Bắc.
51. Bai Mei (白梅) (2017), Nắm vững mâu thuẫn mới, tập trung giải quyết vấn
đề khó phát triển không cần bằng, không đầy đủ , Tạp chí Lý luận và Thực
tiễn, số 11.
52. Bộ Dân chính Trung Quốc (2019), Báo cáo công tác thường niên năm 2019,
Trung Quốc.
[http://www.mca.gov.cn/wap/article/gk/xxgkzl/nb/, truy cập ngày 06 tháng 04
năm 2020]
53. Bộ Môi trường sinh thái (2020), Báo cáo tại cuộc họp báo định kỳ ngày
25/9/2020.
[https://news.cctv.com/2020/09/25/ARTIPIsy0Xf127gjESHbsLyI200925.
shtml, truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020]
54. Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội (2019), Báo cáo tình hình An sinh xã
hội năm 2019.
[http://www.mohrss.gov.cn/gkml/gkbg/,truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2020]
55. Cao Jun, Liu Xiaoman, Yan Sisi (曹钧,刘晓曼,颜思思) (2017), Trung
Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện và giá trị thời
đại (马克思人的全面发展理论的中国化及当代价值), Tạp chí Học lý
luận, số 9.
56. Chen Beijie (陈蓓洁) (2006), “Bản chất con người” theo quan điểm của Mác
và vấn đề mang tính chủ thể của nó trong triết học (马克思的“人的本质”
及其哲学中的主体性问题), Học báo Đại học Phúc Đán.
57. Chen Jinfang (陈金芳) (2006), Mác, Ăng-ghen, Lênin bàn về phát triển con
người toàn diện, ( 马 克 思 、 恩 格 斯 、 列 宁 论 人 的 全 面 发 展 ).
[http://www.nies.net.cn/ky/kyjz/201111/t20111110_35485.html, truy cập
169

ngày 20 tháng 3 năm 2020]


58. Chen Lijie (陈丽杰) (2007), Sự phát triển lý luận phát triển con người của
chủ nghĩa Mác (论马克思主义人的发展理论的当代发展), Tạp chí Khoa
học xã hội, số 12.
59. Chen Shaoxu (陈绍徐) (2006), Thách thức và đối sách nhằm thúc đẩy phát
triển con người toàn diện (促进人的全面发展的挑战与对策), Học báo
Học viện sư phạm Đường Sơn, số 08.
60. Chen Weiping (陈卫平) (2002), Phát triển con người toàn diện là yêu cầu
bản chất của xây dựng xã hội mới (人的全面发展是建设新社会的本质
要求), Nxb. Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, Thượng Hải.
61. Chen Xianda (陈先达) (2008), Triết học Mác quan tâm đến phương thức hiện
thực (马克思主义哲学关注现实的方式), Tạp chí Khoa học xã hội Trung
Quốc, số 06.
62. Chen Xiaohong (陈小鸿) (2004), Bàn về phát triển con người tự do toàn diện
(论人的自由全面发展), Nxb. Nhân Dân, Bắc Kinh.
63. Chen Xinxia (陈新夏) (2004), Thế giới quan duy vật lịch sử với phát triển con
người toàn diện (唯物史观与人的全面发展), Tạp chí Nghiên cứu triết
học, số 2.
64. Chen Xinxia (陈新夏) (2009), Phát triển bền vững và phát triển con người (
可持续发展与人的发展), Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
65. Chen Xueming, Jin Yaohai (陈学明,金瑶海) (2009), Lấy con người làm
gốc: Lấy “con người như thế nào” và “cái gì của con người” làm gốc (以
人为本:以“什么样的人”和“人的什么”为本), Tạp chí Nghiên cứu triết
học, số 8.
66. Chen Xueming, Luo Qian (陈学明,罗骞) (2008), Quan điểm phát triển khoa
học và sự thay đổi phương thức tồn tại của loài người (科学发展观与人类
存在方式的改变), Tạp chí Khoa học xã hội Trung Quốc, số 5.
67. Chen Zhishang (陈志尚) (2004), Lý luận về sự phát triển tự do toàn diện của con người
170

(人的自由全面发展论), Nxb. Đại học Nhân Dân Trung Quốc, Bắc Kinh.
68. Đảng Cộng sản Trung Quốc (1994), Tuyển chọn những văn bản quan trọng từ
khi thành lập nước đến nay, tập 9, Nxb. Văn hiến Trung ương.
69. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002), Báo cáo tại Đại hội XVI Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
70. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2005), Tuyển tập các văn bản quan trọng
từ Đại hội XVI đến nay (Quyển thượng), Nxb. Văn hiến Trung ương,
Bắc Kinh.
71. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2008), Tuyển tập các văn bản quan trọng từ Đại
hội XVI đến nay (Quyển hạ), Nxb. Văn hiến Trung ương, Bắc Kinh.
72. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Báo cáo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
73. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2015), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa
XVIII, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
74. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2015), Kiến nghị Quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm lần thứ 13 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb.
Nhân dân, Bắc Kinh.
75. Đảng cộng sản Trung Quốc (2017), Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIX, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
76. Deng Xiaoping (邓小平) (1985), Phát biểu tại Hội nghị Công tác khoa học
quốc gia, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
77. Deng Xiaoping (邓小平) (1993), Tuyển tập Đặng Tiểu Bình, Tập 2, Nxb.
Nhân Dân, Bắc Kinh.
78. Deng Xiaoping (邓小平) (1993), Tuyển tập Đặng Tiểu Bình, Tập 3, Nxb.
Nhân Dân, Bắc Kinh.
79. Ding Yuliang (丁玉良) (1983), Tổng quan về quan điểm phát triển con người
toàn diện của Mác (实践是检验真理的唯一标准), Tạp chí Khoa học xã
hội Trung Quốc, số 3.
80. Feng Yilin, Di Jianliang (冯怡琳,邸建亮) (2017), Tính toán sơ bộ tình hình
nghèo đa chiều ở Trung Quốc - Phương pháp chỉ số nghèo đa chiều toàn
171

cầu, Tạp chí Điều tra nghiên cứu thế giới, số12.
81. Gong Xiaoli (贡晓丽) (2018), Biểu hiện của mâu thuẫn kinh tế năng lượng
không cân bằng, không đầy đủ (能源经济“不平衡”“不充分”矛盾凸显).
[http://news.sciencenet.cn/htmlnews/2018/2/401886.shtm, Truy cập ngày 20
tháng 10 năm 2019]
82. Jiang Zemin (江泽民) (2006), Giang Trạch Dân toàn tập, Tập 3, Nxb. Nhân
Dân, Bắc Kinh.
83. Jiang Jiancheng (姜建成) (2009), Thúc đẩy con người phát triển toàn diện:
cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội (促进人的全面发展:经济社会发展
的价值依归), Tạp chí Nghiên cứu khoa học xã hội, số 9.
84. Ju Bailei (鞠佰蕾) (2014), Nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện
ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay (我国现阶段人的全面发展问题
研究), Học báo Đại học Thanh Đảo, số 8.
85. Han Qingxiang (韩庆祥) (2006), Cần đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tố
chất người dân và phát triển con người toàn diện (应深入研究国民素质
与人的全面发展的关系), Tạp chí Cầu thị, số 12.
86. Han Qingxiang, Kang Anyi (韩庆祥,亢安毅) (2005), Con đường do Mác
mở ra - Nghiên cứu về phát triển con người toàn diện (马克思开辟的道
路——人的全面发展研究), Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
87. Heng Nansen (横楠森), Nguyên lý nhân học, Nhà xuất bản nhân dân Qunng
Tây, Nam Ninh.
88. Hu Jintao (胡锦涛) (2003), Phát biểu tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3 Đảng
Cộng sản Trung Quốc khóa XVI, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
89. Hu Jintao (胡锦涛) (2006), Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Liên
hợp quốc, năm 2006, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
90. Hu Jintao (胡锦涛) (2007), Báo cáo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
172

XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
91. Hu Zhongping (扈中平) (2005), Phân tích mới về nội hàm phát triển con
người toàn diện, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5.
92. Huang Nansen, Zhuang Fuling, Lin Li (黄楠森,庄福龄,林利) (1989),
Lịch sử triết học chủ nghĩa Mác (马克思主义哲学史), Nhà xuất bản Bắc
Kinh, Bắc Kinh.
93. Li Junwen (李俊文) (2008), Nghiên cứu vấn đề phát triển con người trong
quan điểm phát triển khoa học (科学发展观中的人的发展问题研究),
Tạp chí Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, số 8.
94. Li Lewei (李乐为) (2009), Bàn về những phát triển mới trong lý luận phát
triển con người toàn diện và giá trị thời đại (论人的全面发展理论的新
发展及当代价值), Tạp chí Tìm tòi, số 10.
95. Li Ming (李明) (2019), Logic triết học của phát triển con người toàn diện trong thời
đại mới (新时代“人的全面发展”的哲学逻辑), Nhật báo Quang Minh, ngày
11-02-2019 [ http://epaper.gmw.cn/gmrb/html/2019-02/11/nw.
D110000gmrb_20190211_3-15.htm, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2019].
96. Liu Shiyuan (刘世元) (2018), Dữ liệu lớn và sự phát triển con người toàn
diện (大数据与人的全面发展), Học báo Học viện khoa học kỹ thuật Tứ
Xuyên, số 6.
97. Liu Xin (刘鑫) (2009), Thử bàn về ý nghĩa thời đại của lý luận phát triển con
người toàn diện của chủ nghĩa Mác (浅谈马克思主义的人的全面发展理论
的现实意义) [https://www.lunwendata.com/thesis/2009/21937.html, truy cập
ngày 13 tháng 10 năm 2019].
98. Liu Xinhuan (刘新环) (2014), Nghiên cứu lý luận của Mác về phát triển con người
toàn diện và vấn đề Trung Quốc hóa lý luận phát triển con người toàn diện (马
克思人的全面发展理论及其中国化研究,辽宁工业大学学报 2014 年 11
期), Tạp chí Đại học Công nghiệp Liêu Ninh, số 11.
99. Liu Xishan (刘西山) (2018), Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào
thời đại mới và sự phát triển toàn diện của con người (中国特色社会主
173

义进入新时代与人的全面发展), Tạp chí Giới lý luận, số 8.


100. Liu Yanxin (刘艳新) (2016), Nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện
trong phân công xã hội hiện nay (当代社会分工中人的全面发展问题探索),
Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 6.
101. Liu Yu (刘宇) (2015), Tư tưởng phát triển con người toàn diện trong sự phát
triển của Trung Quốc ngày nay (人的全面发展思想在当代中国的发展),
Học báo Học viện giáo dục Trường Xuân, số 7.
102. Lu Anxing (吕安兴) (2002), Lý luận phát triển con người toàn diện của Mác
và vấn đề theo đuổi cá tính của con người (马克思人的全面发展理论与
人的个性追求问题), Tạp chí Nghiên cứu lý luận Mao Trạch Đông, Đặng
Tiểu Bình, số 2.
103. Lu Guoxu (吕国旭) (2013), Lý luận phát triển con người toàn diện của Mác
và sự phát triển của lý luận đó ở Trung Quốc (马克思人的全面发展理论
及 其 在 中 国 的 发 展 ).
[https://www.ixueshu.com/document/aa821c577793404bfcb0533ac7072
d8c318947a18e7f9386.html, truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2019]
104. Lu Pinting (吕娉婷) (2015), Bàn về giá trị thời đại của lý luận phát triển con
người tự do toàn diện của Mác (论马克思人的自由全面发展理论的时
代价值), Tạp chí Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, số 10.
105. Luo Wendong (罗文东) (2005), Phát triển con người toàn diện và chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc (人的全面发展与中国特色社会主义), Tạp
chí Giới học thuật, số 11.
106. Ma Yaping (马亚平) (2012), Nghiên cứu về xây dựng xã hội hài hòa trong
điều kiện kinh tế thị trường (市场经济下和谐社会构建研究), Nxb. Khoa
học kỹ thuật Hà Bắc, Hà Bắc.
107. Mạng tin tức Trung Quốc (2018), Năm 2018 lần đầu tiên tỉ lệ tiêu thụ than của Trung
Quốc ở dưới mức 60% (2018 年中国煤炭消费占比手提低于 60%).
[http://www.chinanews.com/cj/2019/01-21/8735183.shtml, truy cập ngày 20
174

tháng 5 năm 2019]


108. Mao Zedong (毛泽东) (1983), Tuyển tập thư tín Mao Trạch Đông, Nxb.
Nhân Dân, Bắc Kinh.
109. Mao Zedong (毛泽东) (1996), Tuyển tập Mao Trạch Đông, Tập 3, Nxb.
Nhân Dân, Bắc Kinh.
110. Mao Zedong (毛泽东) (1999), Tuyển tập Mao Trạch Đông, Tập 7, Nxb.
Nhân Dân, Bắc Kinh.
111. Nhà xuất bản Văn hiến Trung ương (2009), Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu
Bình, Giang Trạch Dân bàn về phát triển khoa học.
112. Ngân hàng thế giới (2019), Báo cáo thường niên năm 2019.
113. OECD (2019), Các báo cáo về tình hình xã hội Trung Quốc.
[http://www.oecdchina.org/publications/list-of-summary-in-chinese.html,
truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020].
114. Pan Wenxuan (潘文轩), Làm cho người lao động hưởng lợi nhiều hơn từ việc
phát triển trí tuệ nhân tạo (让劳动者更好受益于人工智能发展).
[https://cloud.tencent.com/developer/article/1039879, truy cập ngày 30
tháng 9 năm 2020]
115. Quốc vụ viện Trung Quốc (2018), Sách trắng Sự phát triển tiến bộ của sự
nghiệp nhân quyền Trung Quốc sau 40 năm cải cách mở cửa (中华人民
共和国国务院新闻办公室:改革开放 40 年中国人权事业的发展进步
), Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh.
116. Quốc vụ viện Trung Quốc (2020), Họp báo về tình hình cải cách và phát
triển y tế Trung Quốc trong giai đoạn “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13”.
[http://www.gov.cn/xinwen/2020-10/28/content_5555672.htm, truy cập
ngày 19 tháng 10 năm 2020]
117. Ren Guozhong, Li Bingqing, Zhong Aiping (任国忠,李丙清,仲爱萍)
(2016), Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và sự phát triển toàn diện
của con người (中国特色社会主义与人的全面发展), Nxb. Khoa học xã
175

hội Trung Quốc, Bắc Kinh.


118. Sách xanh Sức khỏe người cao tuổi (2019), Báo cáo Nghiên cứu sức khỏe
người cao tuổi Trung Quốc, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, Bắc Kinh.
119. Shi Chengjie, Hou Yongzhi (施戍杰, 侯永志) (2017), Đi sâu tìm hiểu tư tưởng
phát triển lấy con người làm trung tâm (深入认识以人为中心思想).
[http://theory.people.com.cn/n1/2017/0622/c40531-29354960.html, truy cập
ngày 06 tháng 12 năm 2019]
120. Song Mengrong (宋萌荣) (2006), Phát triển con người toàn diện với việc
xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (人的全面发展与构建社会主
义和谐社会), Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, số 01.
121. Tian Haijian (田海舰) (2018), Hàm ý giá trị của tư tưởng phát triển con
người tự do, toàn diện của Mác (马克思的人的自由全面发展思想的价
值蕴含).
[http://www.qstheory.cn/llqikan/2018-07/01/c_1123062333.htm, truy cập ngày
12 tháng 12 năm 2019]
122. Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2019), Niên giám thống kê năm
2019, Trung Quốc.
123. Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2020), Niên giám thống kê năm
2020, Trung Quốc.
124. Tổng cục thuế Quốc gia Trung Quốc (2020), Công bố danh sách 500 doanh
nghiệp tư nhân mạnh nhất Trung Quốc năm 2020.
http://www.chinatax.gov.cn/chinatax/n810219/n810780/c5156609/content.html
125. Trung tâm phát triển đổi mới sáng tạo xanh (2018), Báo cáo tình hình phát
triển kinh tế Trung Quốc năm 2018.
[http://www.igdp.cn, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019]
126. Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện (2019), Sách trắng Mưu cầu hạnh phúc
cho nhân dân: 70 năm phát triển sự nghiệp nhân quyền của Trung Quốc
mới (《为人民谋幸福:新中国人权事业发展 70 年》白皮书), Nxb.
176

Nhân Dân, Bắc Kinh.


127. Wan Zizi (万资姿) (2011), Phát triển con người toàn diện - Từ lý luận đến
hệ thống chỉ tiêu (人的全面发展——从理论到指标体系), Nxb. Biên
dịch Trung ương.
128. Wang Ruisheng (王锐生) (2004), Lấy con người làm gốc: Một nguyên tắc
căn bản của quan điểm phát triển xã hội mác xít (以人为本:马克思社
会发展观的一个根本原则), Tạp chí Nghiên cứu triết học, số 5.
129. Wang Xiaojie (王晓杰) (2008), Ý nghĩa thời đại của tư tưởng của Mác về
phát triển con người toàn diện (马克思人的全面发展思想的时代诠释),
Tạp chí Chủ nghĩa Mác và hiện thực, số 9.
130. Wang Zhigang (王智钢) (2019), Sách xanh báo cáo phân tích và triển vọng
phát triển của ngành dầu khí Trung Quốc, Nxb. Hóa dầu Trung Quốc, Bắc
Kinh.
131. Wu Liguan, Zhao Hongwei (吴立官,赵宏伟) (2017), Tư tưởng phát triển
con người toàn diện của Tổng Bí thư Tập Cận Bình từ sau Đại hội XVIII
và thực tiễn sinh động của nó (十八大以来习近平总书记关于人的全面
发展思想及其生动实践).
[http://theory.gmw.cn/2017-12/27/content_27197928.htm, truy cập ngày 05 tháng
3 năm 2019]
132. Xiao Xiao (肖潇) (2013), Thuyết minh từ góc độ đương đại nội hàm của phát
triển con người toàn diện (人的全面发展内涵的当代中国诠释), Học báo
Học viện Sư phạm số 2 Hồ Bắc, số 5.
133. Xu Chun (徐春) (2007), Bàn về phát triển con người (人的发展论),Nxb.
Đại học Công an nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh.
134. Xu Tongren (徐统仁) (2005), Phát triển con người toàn diện: Điểm nổi bật về
mục tiêu và giá trị của xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (人的全面发展:社会
主义和谐社会的目标与价值彰显), Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2.
177

135. Yang Gengye, Jiang Xiaoli (杨竞业,姜晓丽) (2009), Luận bàn về vấn đề
phát triển con người toàn diện (人的全面发展问题的当代论域), Nxb.
Đại học Vũ Hán, Vũ Hán.
136. Yang Weicai (杨伟才) (2007), Lý luận nhân học mác xít và giá trị thời đại
của nó (马克思人学理论及其当代价值), Tạp chí Chủ nghĩa Mác và hiện
thực, số 3.
137. Yang Xianlan (杨鲜兰) (2005), Giai đoạn đầu chủ nghĩa xã hội và phát triển
con người toàn diện (社会主义初级阶段与人的全面发展), Tạp chí
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 9.
138. Yao Saohua (妖少华) (2009), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của Trung Quốc hóa
lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện (马克思关于人的全面发
展理论中国化进程研究), Luận án tiến sỹ, Đại học Nam Khai.
139. Ye Ruxian (叶汝贤) (2006), Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
phát triển tự do của mọi người - Mệnh đề hạt nhân của “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” về xã hội tương lai (每个人的自由发展是一切人的自
由发展的条件——《共产党宣言》关于未来社会的核心命题), Tạp
chí Khoa học xã hội Trung Quốc, số 7.
140. Yi Dong (易东) (2012), Nghiên cứu về phát triển con người toàn diện từ góc
độ quan điểm phát triển khoa học (科学发展观视野下人的全面发展研
究),Nxb. Thế giới, Bắc Kinh.
141. Yu Keping (俞可平) (2007), Nghiên cứu lý luận cơ bản về con người (人的
基本理论研究),Nxb. Biên dịch Trung ương, Bắc Kinh.
142. Yu Wujin (俞吾金) (2001), Làm phong phú quan điểm phát triển con người
toàn diện của Mác trong thực tiễn (在现实中丰富马克思关于个人的全
面发展的理念), Tạp chí Giới học thuật, số 12.
143. Yu Wujin (俞吾金) (2002), Quan điểm của tôi về vấn đề “phát triển con
người toàn diện” (“人的全面发展”问题之我见), Tạp chí Tìm tòi và phát
biểu, số 8.
178

144. Yu Xinwang (钰鑫王) (2016), Quản lý Đảng quản lý đất nước ở Trung Quốc
hiện nay: Lý luận và thực tiễn (当代中国治国理政:理论与实践), Nxb.
Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh.
145. Yuan Guiren (袁贵仁) (1993), Bàn về tố chất con người (人的素质论), Nxb.
Thanh niên Trung Quốc, Bắc Kinh.
146. Yuan Guiren (袁贵仁) (1996), Tư tưởng nhân học của chủ nghĩa Mác (马克
思主义的人学思想),Nxb. Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Bắc Kinh.
147. Yuan Guiren, Han Qingxiang (袁贵仁, 韩庆祥) (2003), Bàn về phát triển con
người toàn diện (论人的全面发展), Nxb. Nhân dân Quảng Tây, Quảng Tây.
148. Zhang Lipeng (张立鹏) (2014), Nghiên cứu những nhân tố xã hội kìm hãm
sự phát triển toàn diện của con người Trung Quốc đương đại (当代中国
人的全案发展社会制约因素研究), Tạp chí Phía trước, số 3.
149. Zhang Lipeng (张立鹏) (2015), Nghiên cứu lý luận của Mác về phát triển
con người toàn diện và điều kiện thực hiện ở Trung Quốc hiện nay (马克
思人的全面发展理论及其在当代中国实现条件研究), Tạp chí Đại học
Tô Châu, số 4.
150. Zhang Shuyuan, Zhang Weixiang (张述元,张维祥) (2009), Phát triển con người
toàn diện ở Trung Quốc (人的全面发展在中国), Nxb. Thời sự, Bắc Kinh.
151. Zhang Wang (张旺) (2008), Giáo dục hài hòa khoa học và nhân văn từ góc
độ phát triển con người toàn diện (人的全面发展视域中的科学与人文
和谐教育), Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3.
152. Zhang Xiaoming (张晓明) (2016), Bàn về sự hình thành và phát triển của lý luận
hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc (论中国特色社会主义现代
化理论的形成与发展), Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh.
153. Zhang Xiong (张雄) (2008), Tìm hiểu thực chất tinh thần của quan điểm
phát triển khoa học (科学发焊管精神实质初探), Tạp chí Nghiên cứu triết
học, số 8.
179

154. Zhao Wanjiang (赵万江) (2007), Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa
và thực hiện phát triển con người toàn diện (构建社会主义和谐社会与
实现人的全面发展), Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 1.
155. Zhao Wanjiang (赵万江) (2007), Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa
và thực hiện phát triển con người toàn diện (构建社会主义和谐社会与
实现人的全面发展), Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 5.
156. Zhou Honggang, Li Jin (周鸿刚,李进) (2008), Tìm hiểu chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc (中国他社会主义理论探微), Nxb. Nhân dân Thượng
Hải, Thượng Hải.
157. Zhou Wenfeng (周文峰) (2010), Quan điểm phát triển khoa học: Sự kế thừa và
sáng tạo lý luận phát triển con người toàn diện (科学发展观:人的全面发
展理论继承与创新), Tạp chí Kinh tế và Văn học biên cương, số 11.
158. Zhou Zhenhao (周震毫) (2006), Bàn về quan niệm giáo dục trong quan điểm
“lấy con người làm gốc” (论“以人为本”的教育本体观), Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, số 5.
159. Zhu Chengsheng (祝成生) (2003), Nhận thức lại lý luận của Mác về phát
triển con người toàn diện và ý nghĩa thời đại (重新认识马克思关于人的
全面发展理论及其当代意义), Tạp chí Khoa học xã hội, số 10.
160. Zhu Hongwen (朱红文) (2005), Mưu cầu sự phát triển của con người từ góc
nhìn mang tính hiện đại (在现代性的视野中探求人的发展), Tạp chí Học
tập và Tìm tòi, số 7.
161. Zhu Rongying (朱荣英) (2018), Lý luận phát triển con người toàn diện của
Mác và sự phát triển lý luận này của Trung Quốc (马克思人的全面发展
理论及中国表征,中国社会科学出版社), Nxb. Khoa học xã hội Trung
Quốc, Bắc Kinh.
162. Zi Liqiang (自立强) (2009), Phát triển con người toàn diện: Từ kinh điển
đến hiện thực (人的全面发展:经典阐释与现实历程), Học báo Đại học
Hà Bắc, số 8.
180

Tiếng Anh
163. Erich Fromn (1961), Marx’s Concept of Man, Cortinuum International
Publishing Group.
164. K. Marx and F. Engels, Complete Works, Vol.3, Lawrence & Wishart 2010.
165. Khazoeva, N.O.; Khaziev, A.K.; Stepanenko, G.N.; Klyushina, E.V.;
Stepanenko, R.F. (2019), Marxism in the modern world: social-
philosophical analysis, Utopoa Praxis Latinoamericana.
166. Philip Alston and Mary Robinson (2005), Human Rights and Development:
Towards Mutual Reinforcement, Oxford University Press.
167. Stein Ringer (2017), The perfect Dictatorship, HKU Press.
168. Z. Xu (2015), Theory of Human Comprehensive Development of Marx and
Its Sinicization Process, Scociology.
181

You might also like