You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN


BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

BÀI TẬP
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

1
Hà Nội, 2018

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
A. Câu hỏi lý thuyết
1. Cho biết các thành phần của một hệ thống? Phân biệt hệ thống cha và hệ thống
con? Cho ví dụ cụ thể?
2. Phân biệt dữ liêu và thông tin? Cho ví dụ cụ thể?
3. Cho biết nội dung phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý và hệ thống
thông tin theo chức năng trong doanh nghiệp?
4. Hệ thống thông tin kế toán là gì? Cho biết vai trò của hệ thống thông tin kế toán
trong doanh nghiệp?
5. Phân loại hệ thống thông tin kế toán theo đối tượng sử dụng và theo phương thức
xử lý
6. Kế toán viên có vai trò như thế nào trong hệ thống thông tin kế toán?
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất
1. Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần của hệ thống thông tin:
a. Dữ liệu và thông tin
b. Quá trình xử lý dữ liệu
c. Rủi ro thông tin
d. Lưu trữ dữ liệu
2. Các thành phần vật lý của hệ thống thông tin không bao gồm:
a. Phần cứng và phần mềm máy tính
b. Viễn thông và hệ thống mạng
c. Quy trình nghiệp vụ và môi trường
d. Bộ phận kết xuất thông tin
3. Hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành là hệ thống thường:
a. Giải quyết các vấn đề phi cấu trúc
b. Giải quyết các vấn đề bán cấu trúc
c. Giải quyết các vấn đề có cấu trúc
d. Giải quyết các vấn đề phi cấu trúc và bán cấu trúc
4. Hệ thống thông tin nào dưới đây có tác dụng hỗ trợ phân tích tổng quát hiệu quả
và năng lực hoạt động của tổ chức
a. Hệ thống xử lý nghiệp vụ TPS
b. Hệ thống thông tin quản lý MIS
c. Hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành ESS
d. Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định DSS
5. Theo đối tượng sử dụng, hệ thống thông tin kế toán bao gồm:
a. Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán chi tiết
b. Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị
c. Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán máy
d. Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán thủ công
6. Điểm khác biệt giữa dữ liệu và thông tin là?
3
a. Dữ liệu là đầu ra, thông tin là đầu vào.
b. Dữ liệu là đầu vào, thông tin là đầu ra.
c. Dữ liệu là các thành phần có nghĩa của thông tin
d. Không có sự khác biệt
7. Thông tin tốt không nhất thiết phải:
a. Tin cậy.
b. Kịp thời.
c. Ít tốn kém.
d. Phù hợp.
8. Một trong những chức năng của hệ thống thông tin kế toán là
a. Giảm sự cần thiết phải xác định một vị trí chiến lược
b. Chuyển hóa dữ liệu thành thông tin hữu ích.
c. Phân bổ các nguồn lực.
d. Tự động hóa mọi việc ra quyết định.
9. Chức năng của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp không bao gồm:
a. Ghi nhận, lưu trữ các dữ liệu của các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
b. Lập và cung cấp các báo cáo cho các đối tượng bên ngoài
c. Phân tích tình hình kinh tế xã hội địa phương
d. Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ và hỗ trợ ra quyết định cho nhà quản
lý doanh nghiệp
10. Kế toán viên là người:
a. Sử dụng hệ thống thông tin kế toán
b. Tham gia vào quá trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán
c. Người tư vấn xây dựng hệ thống thông tin kế toán
d. Người tư vấn xây dựng, tham gia vào quá trình phân tích, thiết kế và trực tiếp
sử dụng hệ thống thông tin kế toán

4
CHƯƠNG 2: HTTTKT TRONG ĐIỀU KIỆN THỦ CÔNG
Bài số 2.1: Tổ chức chứng từ Thu quỹ tiền mặt và chi quỹ tiền mặt cho các nghiệp
vụ sau:
1. Ngày 3/5/N Công ty X thu tiền mặt vào quỹ.
- Số tiền thu: 220.000.000đ
- Lý do thu: Bán hàng “A”
- Khách hàng: Lê Quang Minh thuộc Công ty “Y” là người nộp tiền
- Hóa đơn (GTGT) số 022086 ghi: Giá bán chưa thuế : 200.000.000đ, thuế GTGT
10%
2. Ngày 8/5/N Công ty X phát sinh nghiệp vụ chi quỹ tiền mặt, tạm ứng cho mua
hàng hóa “A” theo lệnh chi đã ghi trong đơn xin tạm ứng của anh Hoàng Nhân – phòng
kế hoạch Công ty lập ngày 8/5/N với số tiền chi quỹ là: 300.000.000đ. Thời gian tạm
ứng là 30 ngày kể từ ngày nhận tiền.
3. Ngày 28/5/N Công ty X thanh toán số tạm ứng ngày 8/5
- Số tiền tạm ứng đã duyệt chi: 300.000.000đ
- Lý do mua hàng hóa “A”
- Người nhận tạm ứng và thanh toán: Hoàng Nhân- phòng kế hoạch Công ty
- Chứng từ chi và số tiền chi thực tế từ tạm ứng theo bảng kê khai gồm:
 Chi mua hàng hoá "A" - Hoá đơn GTGT số 022661: 275.000.000đ, trong
đó có thuế GTGT 10%
 Chi vận chuyển, bốc dỡ- "Biên nhận tiền" là: 5.000.000đ
4. Ngày 30/5/N công ty X rút tiền gửi ngân hàng đã nhập quỹ tiền mặt để chi
lương kỳ I cho cán bộ công nhân viên: 650.000.000đ.
Bài số 2.2: Tại DN X có các nghiệp vụ về tạm ứng và thanh toán tạm ứng
như sau:
1- Ngày 01/10/N theo kế hoạch mua hàng, phòng kinh doanh cử ông Hoàng Hà đi
công tác để nhận hàng. Số tiền đề nghị tạm ứng được duyệt bằng tiền mặt là
15.000.000đ, thời gian tạm ứng là 25 ngày kể từ ngày nhận tiền. Mục đích tạm ứng:
Thanh toán tiền vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu.
2- Ngày 27/10/N ông Hoàng Hà thanh toán tiền tạm ứng theo các chi phí sau đây:
HĐGTGT (dịch vụ vận chuyển) giá thanh toán 10.500.000đ, thuế GTGT 5%.
- Chi phí bốc dỡ: 1.500.000đ (Hóa đơn bán hàng)
- Lệ phí cầu, đường: 150.000đ (vé cầu, đường)
- Tiền công tác phí: 2.500.000đ (giấy đi đường: phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi
đường...)

5
Các chi phí trên đã được Giám đốc duyệt thanh toán, số tiền thừa ông Hoàng Hà
đã nộp lại bằng tiền mặt trong ngày.
Yêu cầu:
1- Những chứng từ thích hợp nào cần sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ nêu
trên?
2- Nêu ra quy trình luân chuyển chứng từ cho mỗi nghiệp vụ nêu trên.
Bài số 2.3: Tại DN B có các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt như sau:
- Ngày 01/10/N thu tiền bán hàng trực tiếp theo giá thanh toán của HĐGTGT số
01942, thuế GTGT 10% là 16.500.000đ
- Ngày 02/10/N đến hạn thanh toán theo hợp đồng, khách hàng trả tiền số còn nợ
kỳ trước là 12.000.000đ.
- Ngày 03/10/N thu tiền vay ngắn hạn theo khế ước vay số 144/NHCT là
100.000:000đ.
- Ngày 04/10/N Anh Huy Chương thuộc bộ phận mua hàng nộp lại số tiền thừa
khi mua NVL là 1.500.000đ (số tiền mua hàng tháng 09/N đã đặt trước cho người bán).
- Ngày 05/10/N thu tiền chiết khấu thanh toán do người bán trả số tiền là
750.000đ (của hợp đồng mua hàng số 1177).
- Ngày 10/10/N chi mua NVL theo giá thanh toán 100.000.000đ của HĐGTGT số
05678, thuế GTGT 10%. NVL đã kiểm nghiệm và nhập kho đủ. Thuế GTGT 10%.
- Ngày 11/10/N chi sửa chữa máy vi tính sử dụng tại phòng kỹ thuật theo giá
thanh toán 1.100.000đ của Hóa đơn bán hàng số 04321.
- Ngày 15/10/N chi trả khách hàng số tiền hàng bán bị trả lại do DN giao hàng
không đúng quy cách số tiền (có thuế GTGT 10%) là 5.500.000đ.
- Ngày 16/10/N chi trả gốc tiền vay ngắn hạn đến hạn trả của khế ước vay số
1864/NHCT ngày 16/02/N số tiền 15.000.000đ.
- Ngày 18/10/N chi nghiên cứu chế thử sản phẩm mới l5.000.000đ theo quyết
định của Giám đốc DN.
- Ngày 20/10/N chi trả lại tiền thừa cho khách hàng 4.500.000đ (số tiền hàng
người mua đã ứng kỳ trước).
- Ngày 31/10/N trả lãi tiền vay ngắn hạn của khế ước vay số 144/NHCT số tiền
820.000đ.
- Ngày 31/10/N theo quyết định của Giám đốc DN: Chi 1.000.000đ để ủng hộ xây
dựng Nhà văn hoá của địa phương; Chi 2.000.000đ để ủng hộ Quỹ khuyến học.
- Ngày 31/10/N kiểm kê tiền mặt thừa 450.000đ chưa rõ nguyên nhân.
Yêu cầu:
1- Nêu các chứng từ cần thiết và thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ một
cách hợp lý cho nghiệp vụ thu ngày 01/10/N và nghiệp vụ chi ngày 15/10/N.
6
2- Nêu rõ quan hệ giữa chứng từ mệnh lệnh và chứng từ thực hiện trong các
nghiệp vụ thu chi tiền mặt trên.
3- Nêu rõ quan hệ giữa thủ quỹ và kể toán trong việc tham gia quản lý tiền mặt
tại DN (trách nhiệm quản lý; lập và luân chuyển chứng từ; quan hệ đối chiếu, kiểm tra
nghiệp và thu, chi...)
Giả sử các Phiếu thu sử dụng trong tháng được đánh số từ 01/Quyển 3; Phiếu
chi: từ số 01/quyển 4.
Bài số 2.4: Tại DN X có các nghiệp vụ nhập, xuất kho các loại vật tư sau đây:
1- Theo hợp đồng kinh tế ký với người bán về cung cấp VLA cho DN, tổng giá
trị 770.000.000đ thanh toán bằng chuyển khoản sau 10 ngày nhận hàng, số lượng
25.000kg, đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 28.000 đ/kg người bán sẽ giao hàng tại kho
của DN:
- Ngày 05/2/N.
 Đại diện người bán giao hàng theo hoá đơn HĐGTGT số 0876 VLA
25.000 kg tổng giá thanh toán 770.000.000đ.
 Kiểm nghiệm phát hiện 100 kg VLA sai quy cách phẩm chất, bên bán xác
nhận và sẽ giao hàng đúng quy cách để thay thế sau. DN tạm thời giữ lại
số hàng này.
2- Ngày 06/12/N xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm:
- 10.000 kg VLA, giá xuất kho 28.000 đ/kg
- 12.000 kg VLB, giá xuất kho 14.000 đ/kg.
- 1.000 kế VLC, giá xuất kho 15.000 đ/kg
- 4.000 kg VLD, giá xuất kho 20.000 đ/kg
- 8.000 kg VLE, giá xuất kho 13.000 đ/kg
3- Ngày 18/12/N người bán giao hàng đúng quy cách cho HĐ GTGT số 05876
thay thế 100 kg VL A sai quy cách đã mua, DN đã kiểm nghiệm đủ và nhập kho. Đồng
thời trở lại số hàng sai quy cách phẩm chất DN tạm giữ.
4- Ngày 31//2/N kiểm kê số NVL tại phân xưởng sản xuất: VLA còn lại 2.000 kg
chưa sử dụng, do kế hoạch sản xuất thay đổi. Số NVL này không sử dụng tiếp và được
nhập lại kho cùng ngày.
II- Yêu cầu:
1- Lập các chứng từ cần thiết cho các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và nêu rõ quá
trình lập, luân chuyển chứng từ cho mỗi loại nghiệp vụ.
2- Nếu ngày 06/12/N DN trả tiền cho người bán bằng chuyển khoản (đã nhận
giấy báo Nợ) và được hưởng chiết khấu thanh toán 1% bằng tiên mặt thì cần lập chứng
từ gì? và lập như thế nào?

7
3- Giả sử nghiệp vụ nhập, xuất vật tư tại DN có phát sinh các trường hợp sau thì
cần tổ chức chứng từ kế toán như thế nào?
- 100 kg VL A nhập ngày 5/12/N sai quy cách nên được người bán đồng ý giảm
giá 5% DN chấp nhận và nhập kho NVL.
- 2.000 kg VL A còn lại tại PX ngày 31/12/N tiếp tục sử dụng cho sản xuất tháng
sau.
Bài số 2.5: Tài liệu của 1 DN về TSCĐ.
1- Mua thiết bị sản xuất thông qua đấu thầu, giá dự kiến l.200.000.000đ, thuế
GTGT 120.000.000đ. Nguồn vốn mua sắm thiết bị là vốn đầu tư XDCB.
- Ngày 03/5/N thực hiện đấu thầu để chọn nhà cung cấp. Nhà cung cấp B - người
thắng thầu nhận cung cấp thiết bị với giá trị thiết bị 1.180.000.000đ trong đó thuế GTGT
118.000.000.đ.
- Ngày 05/5/N DN thực hiện ký hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp B, hợp đồng
quy định: Thiết bị được giao tại DN sau khi ký hợp đồng 10 ngày, thanh toán bằng
chuyển khoản sau 30 ngày tính từ ngày kết thúc nghiệm thu bàn giao thiết bị. Nếu trả
tiền trước 5 ngày đầu của thời hạn thanh toán quy định thì được hưởng chiết khấu thanh
toán 0,5%
- Ngày 15/5/N nhà cung cấp B giao thiết bị cho DN theo HĐGTGT số 00321 giá
thanh toàn 1.298.000.000 đ, thuế GTGT 10%. DN thành lập hội đồng, nghiệm thu và
thực hiện nghiệm thu đưa thiết bị váo sử dụng cho sản xuất. Các chi phí phát sinh trước
khi đưa thiết bị vào sử dụng bao gồm:
+ chi phí xếp dỡ thiết bị: 500.000đ
+ Chi phí thuê giám định: 200.000đ
+ Chi phí lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị: 2.000.000đ
+ Chi phí chạy không tải: 1.300.000đ
+ Chi phí thuê hướng dẫn sử dụng: 1.000.000đ
Các chi phí này đều phát sinh bằng tiền mặt.
- Ngày 15/6/N DN thanh toán bằng TGNH cho nhà cung cấp B (đã nhận được
giấy báo Nợ).
- Ngày 16/6/N nhà cung cấp B và DN thực hiện thanh lý hợp đồng cung cấp thiết
bị.
2- Giám đốc được quyền quyết định thanh lý một nhà xưởng: Nguyên giá nhà
xưởng 450.000.000, số khấu hao lũy kế 435.000.000 đ, phế liệu thu hồi cược bán thông
qua đấu giá.
- Ngày 10/6/N Giám đốc ký quyết định thanh lý nhà xưởng và thành lập Hội đồng
thanh lý TSCĐ.
- Ngày 12/6/N Hội đồng thanh lý thực hiện việc thanh lý nhà xưởng
8
- Ngày 20/6/N chi phí thuê ngoài phát sinh liên quan đến thanh lý TSCĐ chi
bằng tiền mặt là 5.500.000đ, trong đó thuế GTGT 10%.
Ngày 18/6/N phế liệu thu hồi bán qua đấu giá thu bằng chuyển khoản theo
HĐGTGT là 25.000.000đ thuế GTGT 10% (đã nhận giấy báo Có)
II- Yêu cầu:
1- Nêu các chứng từ cần thiết và trình tự luân chuyển chứng từ để hạch toán tăng,
giảm TSCĐ tại DN.
2- Hãy cho biết mẫu, phương pháp ghi và vai trò của thẻ TSCĐ trong quản lý
TSCĐ tăng, giảm.
Bài số 2.6: Các thông tin sau của DN về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm của
DN thuộc diện nộp thuế GTGT 10% và DN áp dựng phương pháp tính thuế GTGT
khấu trừ. Trong kỳ DN bán hàng cho các khách hàng
1- Ngày 10/7/N bán hàng cho khách hàng X, đã chấp nhận thanh toán, thời gian
nợ 25 ngày, nếu trả trước 5 ngày đầu của kỳ hạn thanh toán được hưởng chiết khấu
thanh toán 1%.
Đơn giá bán chưa
Tên sản phẩm Đ/vị tính Số lượng
thuế GTGT (đ)
- Sản phẩm A Cái 15 1.000.000
- Sản phẩm B Cái 20 1.200.000
- Sản phẩm C Tấn 5 800.000
- Sản phẩm D Bộ 15 900.000
2- Ngày 12/7/N bán hàng cho khách hàng Y theo đơn giá. bán như nghiệp vụ
ngày 10/7/N thanh toán ngay bằng tiền mặt: Sản phẩm A 10 cái, sản phẩm B 40 cái.
3 - Ngày 15/7/N xuất 150 bộ sản phẩm D cho đại lý Z (Đại lý bán đúng giá quy
định hưởng hoa hồng), giá bán chưa có thuế GTGT 10% theo hợp đồng đại lý là
900.000 đ/bộ, hoa hồng đại lý 5% doanh thu bán hàng.
Yêu cầu:
1- Tổ chức lập và luân chuyển HĐGTT cho khách hàng X và Y.
2- Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ thích hợp để giao hàng cho đại lý Z.
Bài số 2.7: Tháng 05/N tại Công ty Du lịch - Dịch vụ Sao Mai phát sinh các nghiệp
vụ như sau: (Đơn vị: 1.000đ)
Ngày 01/5 Dư quỹ tiền mặt: 238.000
Ngày 02/5 Phiếu chi 121/5 mua văn phòng phẩm nhập kho giá chưa thuế: 4.000,
thuế GTGT khấu trừ 10%
Ngày 02/5 Phiếu thu 312/5 - Thu dịch vụ buồng giá chưa thuế: l36.000đ, thuế
GTGT 10%.

9
-Ngày 05/5: Phiếu thu 313/5 - Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ: 330.000.
-Ngày 05/5: Phiếu chi 122/5 – Mua vật liệu cho dịch vụ buồng bằng tiền mặt giá
chưa có thuế GTGT: 2.000, thuế GTGT 10%.
- Ngày 05/5: Phiếu chi 123/5 - Chi dịch vụ hướng dẫn du lịch: 14.000.
- Ngày 08/5: Phiếu thu 314/5 Thu dịch vụ hướng dẫn du lịch theo giá chưa thuế:
32.000, thuế GTGT' 10%.
- Ngày 10/5: Phiếu chi 124/5 - Tạm ứng công tác phí cho nhân viên tiếp liệu:
2.500.
Ngày 10/5: Phiếu chi 125/5 - Mua thiết bị văn phòng đã bàn giao sử dụng, giá
thiết bị chưa thuế 46.000, thuế GTGT 10%
- Ngày 25/5: Phiếu thu 315/5 - Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ: 230.000.
- Ngày 25/5: Phiếu chi 126/5 - Chi trả lương kỳ I tháng 5/N: 228.000.
- Ngày 30/5. _ Phiếu chi 127/5 - Chi tiền mặt trả
 Tiền điện dùng cho dịch vụ buồng 6.600, trong đó thuế GTGT 600.
 Tiền điện cho quản lý văn phòng 2.200; trong đó thuế GTGT 200.
 Tiền nước cho dịch vụ buồng 1.050; trong đó thuế GTGT 50.
 Tiền nước cho quản lý văn phòng 210; trong đó thuế GTGT 10.
- Ngày 30/5: Phiếu chi 128/5 - Chi trả dịch vụ môi giới thuê ngoài tính cho chi
phí quản lý văn phòng: 2.500
- Ngày 30/5: Phiếu thu 316/5 - Thu dịch vụ buồng theo giá chưa tính thuế là:
280.000, thuế GTGT 10%.
- Ngày 30/5: Phiếu chi 129/5 - Gửi tiền mặt vào ngân hàng 250.000.
- Ngày 31/5: Phiếu thu 317/5- Số tiền quỹ thừa chưa rõ nguyên nhân: 3.500. (kèm
theo Biên bản kiểm kê quỹ 480/5)
II. Yêu cầu:
1 . Nếu công ty chọn áp dụng hình thức sổ "Nhật ký chung" thì các nghiệp vụ quỹ
cho trên được tổ chức ghi sổ như thế nào? (Qui định về tổ chức? Mô hình ghi sổ? Trình
tự thực hiện khối lượng công tác kế toán?).
2. Nếu đơn vị áp dụng hình thức sổ "Chứng từ - Ghi sổ”: thì các nghiệp vụ quỹ
tiền mặt trên được tổ chức ghi sổ thế nào?
3. Nếu đơn vị chuyển đổi áp dụng sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký Chung từ"
thì các nghiệp vụ quỹ được ghi trên các loại sổ nào? Trình tự ghi chép và đối chiếu sổ?
Bài tập 2.8: Tình hình nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng 3/2012 tại Công ty
"C&AE" như sau (đơn vị tính 1000đ):

 Vật liệu A: 98.000kg, đơn giá chưa thuế GTGT 10% 9,5
10
 Vật liệu B: 350.000kg, đơn giá chưa thuế GTGT 10% 22
 Vật liệu C: 500.000kg, đơn giá chưa thuế GTGT 10% 22,5

Trong tháng 03/2012 có tình hình nhập xuất các loại nguyên vật liệu như sau (1000đ):

 Ngày 5/3, nhập kho 150.000kg vật liệu A, giá mua chưa có thuế GTGT 10% 10,
DN chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt
0,5/kg. Hóa đơn GTGT số xxx324, Phiếu nhập kho số 180. Phiếu chi tiền mặt số
122.
 Ngày 7/3 phiếu xuất kho số 150, xuất 70.000kg vật liệu A cho sản xuất sản phẩm.
 Ngày 10/3, nhập kho 200.000kg vật liệu C, giá mua chưa thuế GTGT 10% 22.
DN đã thanh toán bằng chuyển khoản. Tổng chi phí thu mua trả bằng tiền mặt
2.000. Phiếu nhập kho có số hiệu 181, giấy báo Nợ có số hiệu 108, phiếu chi tiền
mặt có số hiệu 123.
 Ngày 12/3 phiếu xuất kho số 151, xuất kho 250.000kg vật liệu B cho sản xuất sản
phẩm
 Ngày 15/3 phiếu nhập kho số 182, nhập 100.000kg vật liệu B, giá mua chưa thuế
GTGT 10% 23. Tiền hàng được thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 124.
 Ngày 15/3, phiếu xuất kho số 152, xuất 400.000kg vật liệu C cho sản xuất sản
phẩm.
 Ngày 20/3 phiếu nhập kho số 183, nhập 22.000kg vật liệu A, giá mua chưa thuế
GTGT 11, DN thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn, theo khế ước vay số 132.
 Ngày 25/3 phiếu xuất kho 153, xuất 150.000kg vật liệu B cho sản xuất sản phẩm
 Ngày 30/3, phiếu xuất kho 154, xuất 130.000kg vật liệu A cho sản xuất sản
phẩm.

Yêu cầu:

1. Thiết kế bảng kê tính giá và thực hiện tính giá nguyên vật liệu nêu trên theo các
phương pháp sau:

 Phương pháp nhập trước- xuất trước


 Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
 Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

2. Thiết kế quá trình kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song,
trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp FIFO (quy trình ghi sổ, thiết kế biểu
mẫu các sổ sách sử dụng, thực hiện việc ghi sổ)

11
3. Thiết kế quá trình kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song,
trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá hạch toán (quy trình ghi sổ, thiết kế
biểu mẫu các sổ sách sử dụng, thực hiện việc ghi sổ)

4. Thiết kế quá trình ghi sổ tổng hợp và thực hiện ghi sổ tổng hợp theo các hình thức sổ:
(1) Nhật ký chung; và (2) Chứng từ ghi sổ.

Bài tập 2.9: Tình hình thanh toán với người bán đầu tháng 6/20X2 của công ty
T&J áp dụng chế độ kế toán ban hành theo TT200/2014/TT-BTC, như sau (đv
1000đ):
- Phải trả người bán B: 100.000 (Hóa đơn số 55 ngày 16/5)

- Ứng trước cho người bán C: 60.000

- Phải trả người bán D: 120.000 (Hóa đơn số 65 ngày 17/5)

Trong tháng 6/2012 doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (đv: 1000đ)

1. Ngày 3/6, theo hóa đơn số 60 mua hàng của người bán C, giá thanh toán cả thuế
GTGT 10%: 121.000

2. Ngày 5/6, hóa đơn số 61, mua hàng của người bán B, giá thanh toán cả thuế
GTGT 10%: 330.000

3. Ngày 6/6 nhận hàng từ C liên quan đến số ứng trước, trị giá hàng nhận chưa thuế
là 60.000, thuế GTGT 10%, phần chênh lệch sẽ thanh toán sau.

4. Ngày 10/6, hóa đơn số 86 mua hàng của công ty D, giá mua cả thuế GTGT 10%:
440.000

5. Ngày 12/6, thanh toán hết cho B số nợ đầu kỳ bằng chuyển khoản (giấy báo Nợ
số 134/6)

6. Ngày 14/6, thanh toán hết cho D theo số tiền ghi trên hóa đơn 86 (phiếu chi số
28/6)

7. Ngày 20/6, hóa đơn số 63 mua hàng của người bán B theo giá cả thuế GTGT
10%: 99.000

12
8. Ngày 24/6, phiếu chi số 30/6, thanh toán cho B số tiền 130.000

9. Ngày 26/6, phiếu chi số 35/6, chi tiền cho người bán C: 30.000

10. Ngày 27/6, hóa đơn số 72, mua hàng của B, giá thanh toán cả thuế GTGT 10%
121.000. Sau khi nhận hàng, doanh nghiệp thanh toán hết cho B bằng tiền mặt
(phiếu chi số 40/6).

11. Ngày 28/6, hóa đơn số 67, mua hàng của công ty C, giá chưa thuế GTGT 10%:
160.000. Hồi khấu được chấp nhận do mua nhiều trong 6 tháng đầu năm 20.000
được ghi giảm nợ phải trả người bán.

12. Ngày 29/6, hóa đơn số 96, mua hàng của người bán D, giá chưa thuế GTGT10%:
200.000

13. Ngày 30/6, thanh toán cho B bằng tiền gửi ngân hàng, giấy báo Nợ số 1567.

14. Ngày 30/6, giấy báo Nợ số 1568, thanh toán cho người bán D bằng chuyển
khoản: 340.000

Yêu cầu:

1. Nêu nguyên tắc tổ chức kế toán thanh toán với người bán

2. Thiết kế các sổ chi tiết để thực hiện ghi chép tình hình thanh toán với từng người
bán (sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết)

3. Thiết kế quy trình và thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký
chung

4. Thiết kế quy trình và thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức CTGS

Bài số 2.10: Tại DN sản xuất MKT chuyên sản xuất hai sản phẩm M và N có tình hình chi
phí sản phẩm dở dang đầu tháng 5/2012 như sau (đơn vị tính 1000đ):

Sản phẩm M: 200.000

Sản phẩm N: 160.000

Trong tháng 5/2012 có tình hình chi phí phát sinh như sau (đơn vị tính 1000đ)
13
1. Trích bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ:

- Vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất sp M là 500.000, cho sp N: 220.000

- Vật liệu phụ dùng cho sản xuất sp M là 60.000, cho sp N: 40.000

- Vật liệu phụ dùng chung cho phân xưởng sản xuất là: 20.000

2. Trích bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

- Lương phải trả cho công nhân sản xuất sp M: 200.000, sp N: 120.000

- Lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng: 10.000

- Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành

3. Trích bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Tổng số khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất:
180.000

4. Phiếu kế toán số 07, ngày 30/5, giá trị công cụ dụng cụ phân bổ thuộc loại phân bổ nhiều
lần vào chi phí sản xuất chung kỳ này: 28.000

5. Hóa đơn GTGT, giá trị dịch vụ mua ngoài (chưa VAT 10%) sử dụng cho PXSX, 80.000.
DN chưa thanh toán cho người bán.

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài chi bằng tiền, theo phiếu chi số 86 ngày 30/5, cho PXSX:
52.000

7. Theo kết quả kiểm kê cuối kỳ:

- Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 5000 sp M, 3000sp N

- Số lượng sản phẩm dở dang: 600 sp M và 400 sp N

Yêu cầu 1: Thiết kế quy trình, thiết kế sổ sách và thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản
xuất cho hai sản phẩm M và N. Chi phí SXC được phân bổ theo tiền lương công nhân sản
xuất và DN đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính.

Yêu cầu 2: Thiết kế quy trình, thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký
chung.
14
Bài tập 2.11
I. Các tài liệu sau về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty KX (Đ.vi tính 1000đ)
1- Tồn đầu quý 3/N
 S. phẩm A: 5.000 chiếc; tổng giá thành kế hoạch 880.000, tổng giá thành thực tế
900.000.
 S. phẩm B: 6.400 chiếc; tổng giá thành kế hoạch 940.000; tổng giá thành thực tế
920.000
2. Các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong quý 3/N '
 Ngày 12/7 xuất kho số A gửi đại lý Z:
- Theo phiếu xuất kho số 55, số lượng hàng xuất: 1.200 chiếc
- Giá bán đề xuất: 230/chiếc, thuế GTGT 10%
 Ngày 15/7 xuất kho bán trực tiếp một số SP cho khách hàng T, Hoá đơn GTGT
số 0125, khách hàng chưa thanh toán.
- Theo phiếu xuất kho số 58, sp A xuất: 1 450 chiếc và sp B 2.400 chiếc.
- Giá bán đơn vị chưa thuế GTGT: SP A 225/chiếc và sp B 160/chiếc.
- Thuế GTGT 10%
 Ngày 20/7, xuất kho số B bán cho khách hàng K:
- Số lượng hàng xuất theo phiếu xuất kho số 62: 500 chiếc
- Đơn giá bán chưa thuế GTGT: 160/chiếc
- Hoá đơn bán hàng số 0126, khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt (theo
phiếu thu.số 134)
 Ngày 28/7 xuất kho số A bán trực tiếp cho khách hàng X, Hoá đơn bán hàng sổ
0127
- Theo phiếu xuất kho số 063 số lượng hàng xuất 600 chiếc
- Đơn giá bán nếu thanh toán ngay một lần: 220/chiếc (giá chưa thuế GTGT, thuế
GTGT 10%)
- Khách hàng thanh toán ngay lần đầu 20.000 bằng tiền mặt (phiếu thu số 135),
số còn lại thanh toán sau.
 Ngày 30/7 nhập kho tư sản xuất 15.000 chiếc sp A, 12.000 chiếc sp B (Phiếu
nhập kho số 141).
 Ngày 8/8, đại lý Z thanh toán tiền hàng đã bán được sau khi trừ 5% số hoa hồng
được hưởng.
 Ngày 10/8 xuất kho 3.000 chiếc sp A gửi tới công ty E chờ chấp nhận, giá bán
chưa thuế GTGT 225/chiếc, thuế GTGT 10%.

15
 Ngày 15/8 xuất kho 4. 000 chiếc sp B chuyển tới đại lý Q, giá bán quy định với
đại lý là 1 60/chiếc
 Ngày 25/8, khách hàng E chấp nhấn 90% số hàng mà đơn vị chuyển đến ở ngày
10/8. Số hàng còn lại khách hàng trả lại đơn vị đã nhập lại kho. Tiền hàng
khách hàng thanh toán bằng tiền ngân hàng, đơn vị chấp nhận chiết khấu
thanh toán 1% cho khách hàng.
 Ngày 3/9, khách hàng T trả lại 50 chiếc sp A mua từ. ngày 15/7 do chất lượng
kém, đơn vị đã nhập lại kho và chấp thuận trừ vào số khách hàng, đang nợ.
 Ngày 10/9, xuất kho 1.500 chiếc sp A và 2.000 chiếc sp B bán trực tiếp cho
khách hàng, đơn giá bán sp A 2251chiếc, sp B 160/chiếc. Thuế GTGT
10%. Khách hàng thanh toán ngay cho đơn vị bằng tiền mặt sau khi trừ
1,5% chiết khấu thanh toán.
 Ngày 22/9 bộ phận sản xuất hoàn thành 2.500 chiếc sp A và chiếc 3.000sp B,
trong đó:
- Chuyển bán thẳng: sp A 1.500 chiếc; sp B 1.800 chiếc
- Đơn giá bán sp A 225/chiếc; sp B 160/chiếc
- Khách hàng thanh toán chậm 10 ngày
 Ngày 28/9, đại lý Q thông báo bán được toàn bộ số hàng theo giá bán đề xuất và
xin thanh toán tiền hàng chậm 15 ngày.
II. Yêu cầu
1. Hãy thiết kế quy trình, kết cấu sổ sách và thực hiện việc ghi sổ kế toán chi tiết
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm cho tài liệu trên.
2. Hãy thiết kế quy trình, thiết kế sổ sách, và thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng
hợp theo hình thức sổ Nhật ký chung.
Biết: Biết đơn vị tạm sử dụng giá thành kế hoạch để hạch toán biến động thành
phẩm trong kỳ: cuối kỳ điều chỉnh giá thành phẩm thành phẩm xuất kho theo phương
pháp" Hệ số giá".
Giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ là: 182/spA và 145/spB.
3. Lập báo cáo tiêu thụ Lãi (lỗ) theo mặt hàng, theo phương thức tiêu thụ cho DN
trên.

16
CHƯƠNG 3: CÁC CHU TRÌNH KINH DOANH CƠ BẢN
A.Câu hỏi lý thuyết
3.1 Nêu các hoạt động cơ bản chu trình Mua hàng?

3.2 Xác định các hoạt động cơ bản chu trình lao động?

3.3 Xác định các hoạt động cơ bản chu trình sản xuất?

3.4 Nêu các hoạt động cơ bản chu trình doanh thu và thu tiền?

B. Câu hỏi trắc nghiệm:

3.1.Các hoạt động cơ bản của chu trình mua hàng KHÔNG bao gồm:

A. nhận yêu cầu mua hàng hoặc dịch vụ trong nội bộ.
B. tìm kiếm người cung cấp phù hợp và đặt hàng.
C. nhận hàng từ người cung cấp.
D. Vay ngân hàng
3.2.Chu trình mua hàng KHÔNG thể thiếu hoạt động:
A. thiết kế sản phẩm.
B. quảng cáo.
C. tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và đặt hàng.
D. kiểm kê kho.
3.3.Mục tiêu của chu trình mua hàng thường KHÔNG phải là:
A. mua hàng từ những nhà cung cấp mới.
B. mua hàng với chất lượng cao.
C. mua hàng với giá cả tốt nhất.
D.mua những khoản mục được yêu cầu.
3.4.Hoạt động nào có liên quan trực tiếp đến bộ phận kế toán trong chu trình nhân sự?
A. Hoạt động tuyển dụng.
B. Hoạt động thanh toán tiền lương.
C. Hoạt động đánh giá hiệu quả lao động.
D.Hoạt động đào tạo nhân viên.
3.5. Bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm cập nhật những thay đổi về nhân
sự?
17
A. Bộ phận quản lý nhân sự.
B. Bộ phận kế toán.
C. Bộ phận bảo vệ.
D.Bộ phận phân tích.
3.6. Những hoạt động nào thường lặp đi – lặp lại trong suốt thời gian người lao động
làm việc tại đơn vị?
A. Tuyển dụng, giao việc, thanh toán tiền lương, đánh giá hoạt động.
B. Đào tạo, giao việc, thanh toán tiền lương, đánh giá hoạt động.
C. Giao việc, thanh toán tiền lương, đánh giá hoạt động, chấm dứt hợp đồng.
D.Tuyển dụng, thanh toán tiền lương, đánh giá hoạt động, chấm dứt hợp đồng.
3.7. Nhiệm vụ của hệ thống thông tin kế toán chu trình sản xuất là:
A. tập hợp và xử lý dữ liệu về các hoạt động kinh doanh thuộc chu trình sản xuất.
B. lưu trữ và tổ chức thông tin để phục vụ việc ra các quyết định kinh doanh.
C. tổ chức kiểm soát rủi ro để đảm bảo độ tin cậy và an toàn của thông tin.
D. tất cả các nhiệm vụ từ tập hợp và xử lý dữ liệu về các hoạt động thuộc chu trình, đến
lưu trữ và tổ chức thông tin phục vụ ra quyết định, đồng thời tổ chức kiểm soát rủi ro có
thể phát sinh.
3.8. Thông tin kế toán chu trình sản xuất là cơ sở thiết yếu để ra các quyết định liên quan
đến:
A. giá bán sản phẩm.
B. kế hoạch sản xuất và phân bổ các nguồn lực.
C. quản trị chi phí (lập kế hoạch và kiểm soát chi phí sản xuất, đánh giá kết quả thực
hiện).
D. tất cả các nội dung từ giá bán sản phẩm, kế hoạch sản xuất và phân bổ nguồn lực, đến
quản trị chi phí.
3.9. Để kiểm tra khả năng tín dụng của khách hàng, KHÔNG cần quan tâm đến thông
tin về:
A. số dư hiện tại nợ phải thu của khách hàng.
B. số ngày quá hạn theo từng lần bán hàng.
C. số hàng có sẵn trong kho có đủ đáp ứng đơn đặt hàng hay không.
D.hạn mức tín dụng dành cho khách hàng.
3.10. Chu trình bán hàng KHÔNG bao gồm hoạt động nào?
18
A. Xử lý đơn hàng.
B. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
C. Nhận hàng và theo dõi công nợ phải trả.
D. Thu tiền.

19
CHƯƠNG 4: CÁC CÔNG CỤ MÔ TẢ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
A. Câu hỏi lý thuyết
1. Cho biết ý nghĩa của các công cụ mô tả hệ thống thông tin kế toán
2. Cho biết các yếu tố cơ bản của một sơ đồ dòng dữ liệu
3. Trình bày các bước vẽ một sơ đồ dòng dữ liệu
4. So sánh sự khác nhau giữa sơ đồ dòng dữ liệu và lưu đồ
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất
1. Sơ đồ dòng dữ liệu là:
a. Mối quan hệ giữa các module, dữ liệu và chương trình của một hệ thống
thông tin kế toán
b. Dòng dữ liệu trong tổ chức
c. Các nguyên tắc quyết định trong chương trình máy tính
d. Cấu hình phần cứng máy tính
2. Việc sử dụng các công cụ mô tả hệ thống thông tin kế toán như sơ đồ dòng dữ
liệu, lưu đồ không góp phần:
a. Làm tăng khối lượng công việc của các kế toán viên
b. Làm gia tăng giá trị cho một tổ chức
c. Bảo vệ hệ thống thiết bị sử dụng công nghệ thông tin
d. Tăng khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán
3. Nhận định nào sau đây chưa chính xác:
a. Các lưu đồ sử dụng nhiều ký hiệu
b. Một lưu đồ tập trung mô tả dòng dữ liệu
c. Sơ đồ dòng dữ liệu giúp theo dõi thời gian diễn ra các sự kiện
d. Các lưu đồ sử dụng nhiều dữ liệu và tập trung mô tả dòng dữ liệu

4. Sơ đồ dòng dữ liệu bao gồm các thành phần cơ bản sau


a. Nguồn dữ liệu và điểm đến
b. Quá trình xử lý
c. Lưu trữ dữ liệu
d. Nguồn dữ liệu và điểm đến, dòng dữ liệu, quá trình xử lý và lưu trữ dữ liệu.
5. Nhận định nào sau đây không phải là một hướng dẫn phải theo khi đặt tên các
thành phần của sơ đồ dòng dữ liệu:
a. Tên quá trình xử lý cần bao gồm động từ hành động như cập nhật, sửa chữa,
lập và ghi (update, edit, prepare, record)
b. Đảm bảo tên mô tả tất cả dữ liệu hoặc toàn bộ quá trình
c. Tên là điều quan trọng nhất đối với các thành phần DFD
d. Chọn các tên tích cực và có tính mô tả
6. Cho dù vị trí công việc thay đổi, kỹ năng tối thiểu mà các kế toán viên cần có:
a. Đọc chứng từ để xác định qui trình luân chuyển
b. Xem xét và hiệu chỉnh chứng từ người khác lập
c. Lập chứng từ cho một hệ thống thông tin xây dựng mới
20
d. Hướng dẫn được người khác cách thức lập chứng từ
7. Nhận định nào sau đây chưa chính xác:
a. Lưu đồ là một kỹ thuật được sử dụng để mô tả một số khía cạnh của hệ thống
thông tin theo cách rõ ràng, ngắn gọn và logic
b. Lưu đồ sử dụng một loạt các ký hiệu chuẩn để mô tả bằng hình ảnh các dòng
luân chuyển chứng từ và dữ liệu qua 1 hệ thống
c. Lưu đồ dễ lập và sửa đổi khi người thiết kế sử dụng phần mềm vẽ lưu đồ
d. Lưu đồ hệ thống là biểu diễn có tính mô tả một hệ thống thông tin

8. Hình vẽ sau mô tả:

a. Lưu đồ chương trình


b. Lưu đồ hệ thống
c. Lưu đồ tài liệu
d. Sơ đồ dòng dữ liệu
9. Khuyến nghị nào sau đây không phù hợp để thiết kế một lưu đồ ngắn gọn, dễ
hiểu:
a. Chia lưu đồ thành các cột có tên
b. Lập lưu đồ tất cả các dòng thông tin, kể cả các thủ tục kiểm soát
c. Dòng xử lý trên lưu đồ thường được thiết kế từ trên xuống dưới, từ trái qua
phải
d. Biểu hiện của mỗi dòng xử lý trên lưu đồ phải có cả yếu tố đầu vào và đầu ra.
10. Nguồn dữ liệu và điểm đến được biểu diễn như thế nào trong sơ đồ dòng dữ liệu:
a. Là một hình vuông
b. Là một dấu mũi tên
c. Là một vòng tròn
d. Là 2 đường thẳng song song
C. Bài tập
Bài số 4.1
Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát (context diagram) và sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 cho
các tình huống sau:
a. Thu tiền bán hàng của khách hàng và gửi vào ngân hàng
b. Khách hàng đặt hàng trực tuyến, đơn hàng được chấp nhận và gửi hóa đơn cho
khách hàng.
c. Bộ phận mua hàng nhận được yêu cầu mua hàng từ bộ phận kho hàng. Bộ phận
mua hàng lập và gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp phù hợp.
d. Nhận được hóa đơn của người bán, kiểm tra và đối chiếu với đơn đặt hàng tương
ứng, sau đó thanh toán tiền và lưu chứng từ.

21
e. Nhận hóa đơn vận chuyển cho hàng đã mua, ghi nhận, kiểm tra và đối chiếu với
đơn đặt hàng.
Bài số 4.2
Vẽ các đoạn lưu đồ tài liệu hoặc sơ đồ dòng dữ liệu cho các tình huống sau:
a. Lập báo cáo và gửi cho khách hàng từ dữ liệu lưu trong kho dữ liệu khoản phải
thu.
b. Khách hàng gửi hóa đơn bán hàng đến bộ phận xử lý khoản phải trả
c. Séc được lập thủ công từ dữ liệu trên hóa đơn của nhà cung cấp.
d. Thủ quỹ xác nhận số tiền trên phiếu thu tiền và lưu vào tệp phiếu thu.
e. Hóa đơn bán hàng được lập thủ công và gửi cho khách hàng.
f. Lập báo cáo từ dữ liệu trong kho lưu trữ.
g. Đơn hàng được lập thủ công. Liên 1 được gửi cho kho hàng, liên 2 được lưu
h. Sắp xếp các hóa đơn thủ công và lưu hóa đơn theo số thứ tự
i. Sao lưu tự động định kỳ từ ổ cứng trong ra ổ cứng ngoài
Bài số 4.3
Mô tả thủ tục mua vật tư tại Công ty Thiên Sơn như sau:
Bộ phận kho hàng dựa vào định mức dự trữ xác định lượng hàng cần mua và lập
Giấy đề nghị mua vật tư. Giấy này được lập thành 2 liên. Liên 1 lưu tại bộ phận lập
phiếu. Liên 2 chuyển đến Phòng vật tư. Phòng vật tư tìm kiếm nhà cung cấp, đặt hàng và
ký kết hợp đồng.
Khi người bán chuyển giao hàng và hóa đơn, Phòng vật tư kiểm nhận hàng và lập
Biên bản kiểm nhận hàng nhập kho. Biên bản này được lập thành 3 liên. Liên 1 lưu tại
Phòng vật tư, liên 2 chuyển cho Kế toán vật tư, liên 3 đưa cho người giao hàng.
Kế toán vật tư sau khi nhận được Biên bản kiểm nghiệm sẽ lập Phiếu nhập kho.
Phiếu này được lập thành 3 liên. Liên 1 lưu tại quyển, liên 2 và 3 được chuyển cho thủ
kho.
Thủ kho thực hiện việc kiểm hàng và xác nhận số hàng thực nhập vào phiếu, ký
phiếu và chuyển 1 liên cho người giao hàng. Liên còn lại lưu tại kho hàng.
Các chứng từ được lưu tại các bộ phận theo số hiệu và ngày tháng
Yêu cầu: Vẽ lưu đồ tài liệu cho thủ tục mua vật tư tại Công ty Thiên Sơn.
Bài số 4.4: Thủ tục xuất vật tư tại Công ty T&T được mô tả như sau:
Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất, các phân xưởng lập Phiếu yêu
cầu nguyên vật liệu gồm 4 liên và chuyển cho quản đốc phân xưởng phê duyệt. Sau khi
được duyệt, các phiếu yêu cầu được chuyển đến bộ phận kho.
Tại kho, các Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu được thủ kho ký xuất và chuyển liên 1
cũng nguyên vật liệu đến phân xưởng có yêu cầu. Liên 2 chuyển cho quản đốc phân
xưởng. Liên 3 chuyển cho kế toán chi phí. Liên 4 được dùng để ghi thẻ kho và lưu tại
kho theo số thứ tự.

22
Yêu cầu: Vẽ lưu đồ tài liệu và lưu đồ hệ thống cho thủ tục xuất vật tư tại Công ty T&T.
Bài số 4.5: Công ty Hà Anh sử dụng hệ thống thủ công xử lý đơn đặt hàng của khách
hàng. Bộ phận bán hàng lập Lệnh bán hàng gồm 3 liên và chuyển Phòng Kế toán.
Tại Phòng Kế toán, trên cơ sở Lệnh bán hàng, Hóa đơn gồm 3 liên và Phiếu xuất
kho gồm 4 liên được lập thủ công. Một liên của Lệnh bán hàng, Hóa đơn và Phiếu xuất
kho được chuyển cho bộ phận bán hàng. Một liên của Lệnh bán hàng và hai liên của
Phiếu xuất kho được chuyển cho bộ phận giao hàng. Một liên của Hóa đơn giao cho
khách hàng. Các chứng từ còn lại được đính kèm với nhau và lưu tại Phòng Kế toán
theo số đơn đặt hàng.
Yêu cầu: Vẽ lưu đồ tài liệu và lưu đồ hệ thống cho thủ tục trên tại Công ty Hà Anh.
Bài số 4.6: Một trường học yêu cầu các sinh viên hoàn tất một mẫu đăng ký học và gửi
đến bộ phận phụ trách đào tạo. Tại đây, nhân viên nhập đăng ký vào hệ thống. Hệ thống
kiểm tra các tài khoản chi tiết để đảm bảo rằng sinh viên không nợ phí. Tiếp theo, với
mỗi khóa học, hệ thống kiểm tra học bạ sinh viên để đảm bảo rằng sinh viên đáp ứng đủ
các điều kiện tiên quyết. Sau đó hệ thống kiểm tra tình trạng lớp và nhập tên sinh viên
vào danh sách lớp.
Báo cáo gửi lại sinh viên cho biết kết quả của quá trình đăng ký:
- Nếu sinh viên nợ phí, thì sẽ gửi thông báo và việc đăng ký bị hủy.
- Nếu chưa đủ điều kiện tiên quyết, sinh viên sẽ được thông báo và không thể
đăng ký khóa học.
- Nếu lớp học đã đủ số lượng, sinh viên sẽ được thông báo là “hết chỗ”.
- Nếu sinh viên được chấp nhận vào lớp, thì ngày, giờ và phòng học sẽ được in
cùng với số khóa học; học phí sẽ được tính và in vào mẫu; thông tin về phí của sinh viên
được chuyển đến hệ thống khoản phải thu. Danh sách lớp sẽ được gửi cho giáo viên.
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát, sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 và lưu đồ tài liệu
theo mô tả trên
Bài số 4.7: Nam – Kế toán trưởng của Công ty Thăng Long nhận thấy việc lập chứng từ
và xử lý các khoản phải trả của công ty bằng hệ thống máy tính sẽ đơn giản, gọn nhẹ
hơn nhiều. Anh cũng hy vọng nhờ đó sẽ khắc phục những điểm yếu trong hệ thống hiện
thời của công ty. Anh mô tả trình tự thanh toán ở công ty Thăng Long như sau:

Trước khi thanh toán một hóa đơn cho nhà cung cấp, hóa đơn phải được kiểm tra
phù hợp với đơn đặt hàng của bộ phận mua hàng và phiếu nhập kho của bộ phận nhận
hàng. Ba chứng từ gồm đơn đặt hàng, phiếu nhập kho và hóa đơn được chuyển đến
phòng kế toán ở những thời điểm khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự abc.

23
Đơn đặt hàng được bộ phận mua hàng chuyển đến và lưu trong tệp Đơn đặt hàng.
Phiếu nhập kho được bộ phận nhận hàng chuyển đến và lưu trong tệp Báo cáo nhận
hàng. Hóa đơn do nhà cung cấp chuyển đến được nhân viên kế toán Lan ghi nhận tổng
số tiền phải trả trong tệp Khoản phải trả và lưu hóa đơn vào tệp Hóa đơn của nhà cung
cấp.

Công ty Thăng Long trả các khoản nợ trong vòng 10 ngày sau khi mua hàng để
luôn được hưởng các khoản chiết khấu thanh toán. Khi đến hạn phải trả của một hóa
đơn, Lan lấy hóa đơn của nhà cung cấp kèm theo đơn đặt hàng và phiếu nhập kho
chuyển cho Kế toán trưởng Nam. Nam nhận các chứng từ này, kiểm tra đầy đủ, chính
xác các thông tin và chuyển cho Giám đốc Mai.

Giám đốc Mai thẩm tra lại bộ chứng từ và ký séc chuyển tiền thanh toán cho nhà
cung cấp, trả bộ chứng từ cho kế toán Lan. Lan lưu chứng từ theo thứ tự abc.

Cuối mỗi tháng, Lan căn cứ vào sổ cái tài khoản Phải trả để lập báo cáo cho Mai.
Sau khi báo cáo hoàn tất, Mai lưu báo cáo theo trình tự thời gian.

Yêu cầu: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát, sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 và lưu đồ tài liệu
theo mô tả trên

Bài số 4.8: Từ khi thành lập ở Hạ long 2 năm trước, Công ty thương mại Ngọc Trai Việt
đã có những thành công vang dội. Công ty mua ngọc trai từ Phú Quốc và bán lại cho các
cửa hàng lưu niệm ở Hạ Long. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, Công ty đã mở rộng
hoạt động bao gồm hệ thống thông tin mới để xử lý các giao dịch mua hàng đang tăng
lên đáng kể. Hệ thống mua hàng/ thanh toán của công ty được mô tả như sau:

Yêu cầu mua hàng được gửi từ hệ thống hàng tồn kho đến Huy, nhân viên bộ
phận mua hàng. Huy lập Đơn đặt hàng trên cơ sở dữ liệu về hàng tồn kho và nhà cung
cấp để gửi đến nhà cung cấp. Nhà cung cấp gửi lại cho Huy xác nhận chấp thuận đơn đặt
hàng. Sau đó Huy sẽ gửi thông báo mua hàng cho Linh, nhân viên kế toán phải trả.

Sau khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng gửi cho Linh Phiếu nhập kho. Linh cũng
nhận Hóa đơn từ các nhà cung cấp khác. Cô đối chiếu các Hóa đơn với các Đơn đặt

24
hàng, các Phiếu nhập kho và cập nhật vào tệp dữ liệu Phải trả. Sau đó, Linh lập Phiếu
chi gửi đến bộ phận kế toán. Tại đây, Hương lập và gửi séc cho nhà cung cấp. Khi séc
được phát hành, hệ thống tự động cập nhật dữ liệu khoản phải trả và sổ cái.

Yêu cầu: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát, sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 và lưu đồ tài liệu
theo mô tả trên

Bài số 4.9: Thủ tục xuất vật tư tại Công ty Thăng Long được mô tả như sau:

Các xưởng sản xuất khi có nhu cầu vật tư sẽ viết Phiếu xin xuất vật tư gồm 2 liên, có
xác nhận của quản đốc phân xưởng. Liên 1 được lưu trữ tại bộ phận lập phiếu, liên 2 được
chuyển đến Phòng vật tư.

Phòng vật tư căn cứ vào Phiếu xin xuất vật tư được xác nhận và ký duyệt, lập Phiếu
xuất kho gồm 3 liên. Ba liên này được chuyển cho Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt.
Sau đó, liên 1 lưu, liên 2 và 3 được gửi tới bộ phận kho hàng.

Thủ kho thực hiện việc xuất hàng, ghi số thực xuất vào Phiếu xuất kho. Một liên
Phiếu xuất kho được chuyển cho xưởng sản xuất (nơi có nhu cầu vật tư) làm cơ sở tổng hợp
chi phí sản xuất. Liên còn lại thủ kho dùng để ghi Thẻ kho và cuối kỳ chuyển về cho kế
toán CPSX để tổng hợp vào sổ kế toán chi phí có liên quan.

Các chứng từ được lưu trữ theo số hiệu chứng từ và ngày tháng phát sinh nghiệp vụ.

Yêu cầu: Vẽ lưu đồ tài liệu cho thủ tục xuất vật tư tại Công ty Thăng Long.

Bài số 4.10: Các thủ tục trong một hệ thống kế toán chi phí được xử lý thủ công ở công ty
Thành Đạt được mô tả như sau:

Bộ phận sản xuất khi có nhu cầu bảo trì máy móc thiết bị lập Phiếu yêu cầu dịch vụ
gồm 2 liên, liên 1 lưu tại bộ phận, liên 2. Cả hai liên được xin xác nhận của quản đốc phân
xưởng sau đó chúng chuyển tới bộ phận sửa chữa và bảo trì.

Tại bộ phận sửa chữa và bảo trì, liên 2 của Phiếu yêu cầu dịch vụ được sử dụng để
lập Phiếu yêu cầu công việc gồm 3 liên theo phương pháp thủ công. Nhân viên bộ phận sửa
chữa và bảo trì ghi số lượng nguyên vật liệu và dụng cụ xuất dùng cũng như thời gian lao
động cần thiết lên liên 1 và liên 2 của Phiếu yêu cầu công việc. Khi hoàn tất, liên thứ 1
25
được giữ lại bộ phận bảo trì và sửa chữa cùng với Phiếu yêu cầu dịch vụ, liên 2 được gửi tới
bộ phận kế toán. Liên 3 được chuyển đến bộ phận sản xuất làm cơ sở đối chiếu.

Nhân viên phòng kế toán hoàn tất việc ghi nhận chi phí chi tiết trong liên thứ 2 của
phiếu yêu cầu công việc sau đó lập một Báo cáo tổng hợp các yêu cầu dịch vụ gồm 3 liên.
Liên 1 được chuyển sang bộ phận sản xuất, liên 2 chuyển sang bộ .phận sửa chữa bảo trì,
liên 3 lưu tại bộ phận kế toán.

Yêu cầu: Vẽ lưu đồ tài liệu mô tả các thủ tục nói trên

Bài số 4.11: Công ty Hồng Hạnh chuyên sản xuất giày. Qui trình sản xuất như sau: vào cuối
mỗi tuần dựa vào đơn hàng và dự báo hàng bán mà bộ phận kinh doanh chuyển đến, bộ
phận kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sản xuất tổng thể (Master Production Schedule - MPS)
về loại giày và số lượng giày cần sản xuất trong tuần tới. Một chương trình tự động lập lệnh
sản xuất cho từng loại giày. Mỗi lệnh sản xuất mới được bổ sung vào hồ sơ sản xuất lưu
trên đĩa.

Hàng ngày, các nhân viên bộ phận phụ tùng kiểm tra các lệnh sản xuất và Kế hoạch
sản xuất tổng thể MPS để xác định loại NVL cần cho sản xuất. Mọi NVL đều có mã vạch.
Công nhân nhà máy làm việc độc lập trong dây chuyền sản xuất được thiết kế đặc biệt hình
chữ U với hàng loạt máy móc hỗ trợ họ hoàn thành việc sản xuất giày. Nhân viên nhà máy
sẽ quẹt mã vạch khi họ sử dụng NVL. Đề điều hành máy móc, nhân viên cũng quẹt thẻ qua
các đầu đọc thẻ từ. Những việc làm này giúp hệ thống tự động thu thập dữ liệu để xác định
người công nhân nào đã sản xuất và thời gian họ sản xuất mỗi đôi giày là bao lâu.

Khi việc sản xuất hoàn thành, giày được đóng vào hộp. Máy cuối cùng trong qui
trình sẽ in mã vạch của người công nhân đó. Đôi giầy hoàn thành được đưa vào kho. Dữ
liệu được hệ thống ghi lại phục vụ cho kế toán tính giá thành sản phẩm làm ra.

Yêu cầu: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 cho các hoạt động miêu tả trên

Bài số 4.12: Hệ thống thu tiền hàng của công ty Đại Liên được mô tả như sau:
Các khoản thanh toán của khách hàng bao gồm tiền mặt thu trực tiếp ở thời điểm
bán hàng, khoản tiền nhận được qua bưu điện và séc từ các khoản thanh toán đến hạn.
Cuối mỗi ngày, thủ quỹ chứng thực tất cả các séc, lập bảng kê cho cả séc và tiền mặt, rồi
26
nộp vào ngân hàng. Các bảng kê tiền gửi được dùng để cập nhật dữ liệu khoản phải thu
cuối ngày. Bảng kê tiền gửi được lưu theo trình tự thời gian.
Hàng tuần, trên cơ sở sổ cái khoản phải thu, kế toán viên lập báo cáo thu tiền và
báo cáo các khoản nợ phải thu đến hạn. Báo cáo thu tiền được gửi cho Kế toán trưởng
và Giám đốc. Bản sao của báo cáo các khoản nợ đến hạn được gửi cho bộ phận thu nợ.
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát, sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 và lưu đồ tài liệu
theo mô tả trên
Bài số 4.13 Công ty Liên Long Lanh chuyên bán hàng tại nhà cho khách hàng thông qua
mạng lưới nhân viên bán hàng. Thủ tục xuất bán hàng hóa tại công ty được mô tả như
sau:

Nhân viên bán hàng khi có nhu cầu hàng hóa để bán sẽ viết Phiếu xin xuất hàng
hóa gồm 2 liên, và xác nhận của trưởng phòng kinh doanh. Liên 1 được lưu trữ tại
phòng kinh doanh, liên 2 được chuyển đến kế toán hàng hóa. KT hàng hóa căn cứ vào
Phiếu xin xuất hàng hóa đã được xác nhận và ký duyệt, lập Phiếu xuất kho 3 liên. Ba
liên này được chuyển cho Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt. Sau đó, liên 1 lưu, liên
2 và 3 được gửi tới bộ phận kho hàng. Thủ kho thực hiện việc xuất hàng, ghi số thực
xuất vào Phiếu xuất kho. Một liên PXK thủ kho dùng để ghi Thẻ kho sau đó chuyển
chứng từ về cho kế toán vật tư. Liên còn lại của Phiếu xuất kho được chuyển cho phòng
kinh doanh. Nhân viên tại bộ phận này căn cứ vào PXK ghi vào bảng kê xuất theo từng
nhân viên bán hàng- cuối ngày chuyển về PXK và bảng kê xuất cho kế toán tiêu thụ.
Các chứng từ được lưu trữ theo số hiệu chứng từ và ngày tháng phát sinh nghiệp vụ.
Yêu cầu: Vẽ lưu đồ tài liệu cho thủ tục xuất hàng hóa bán tại Công ty Liên Long
Lanh.

Bài tập 4.14: Hệ thống thu tiền hàng của công ty Liên Long Lanh được mô tả như sau:
Hàng ngày bộ phận theo dõi khách hàng lập bảng kê các khách hàng đến hạn và
gửi cho khách hàng. Khi khách hàng thanh toán, bao gồm tiền mặt thu trực tiếp, khoản
tiền nhận được qua bưu điện, và séc, nhân viên thủ quỹ chứng thực tất cả các séc, lập
bảng kê tiền gửi cho cả séc và tiền mặt, rồi nộp vào ngân hàng. Bảng kê tiền gửi được lập
2 liên, 1 liên gửi ra ngân hàng cùng với tiền và séc. Liên còn lại được dùng để ghi sổ quỹ
sau đó gửi chứng từ này về cho kế toán thanh toán.
Bộ phận kế toán thanh toán, trên cơ sở bảng kê tiền gửi mà thủ quỹ chuyển đến
tiền hành kiểm tra, so sánh cập nhật sổ chi tiết các khoản phải thu, lập Báo cáo thu tiền
và Bảng tổng hợp chi tiết công nợ phải thu và chuyển cho kế toán tổng hợp. Kế toán
tổng hợp dựa vào hai chứng từ nêu trên thực hiện ghi sổ nhật ký và sổ cái. Các báo báo
thu tiền và báo cáo công nợ được lưu tại bộ phận kế toán tổng hợp.
27
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0, lưu đồ tài liệu theo mô tả trên.
Bài tập 4.15: Hãy vẽ lưu đồ tài liệu cho quy trình chi tiền tạm ứng tại Công ty
"C&AE":
Người có nhu cầu tạm ứng viết giấy xin tạm ứng tiền và xin xác nhận của trưởng bộ
phận. Giấy xin tạm ứng sau đó được chuyển cho Giám đốc và KTT duyệt khả năng chi
tiền. Giấy xin tạm ứng sau đó được chuyển cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán
dựa trên Giấy đề nghị tạm ứng được duyệt sẽ lập phiếu chi làm 2 liên và chuyển cho
KTT và Giám đốc ký. Sau khi được ký vào 2 liên, liên 1 của phiếu chi được lưu tại bộ
phận lập phiếu. Liên 2 được chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ kiểm tra liên phiếu chi, chi
tiền, xác nhận số tiền chi vào phiếu, ghi sổ quỹ. Cuối ngày thủ quỹ chuyển chứng từ chi
tiền về cho kế toán thanh toán để ghi sổ và lưu chứng từ. Kế toán chi tiền cuối ngày dựa
vào các chứng từ thu, chứng từ chi lập bảng tổng hợp thu-chi-tồn và gửi cho Kế toán
trưởng và Giám đốc.

28
CHƯƠNG 5: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG
DOANH NGHIỆP
5.1.Cấu trúc của một bản ghi?

5.2.Cấu trúc của một tệp dữ liệu?

5.3.Thế nào là một cơ sở dữ liệu?

5.4.Khái niệm một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)?

5.5.Hãy giới thiệu về một phần mềm kế toán mà bạn biết?

5.6.Hãy giới thiệu về một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mà bạn
biết?

29

You might also like