You are on page 1of 11

BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm
ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI 2009). Với một
đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng
trong những năm tới. Trước khi tìm hiểu về ngành sữa Việt Nam, cần có cái nhìn tổng quát về thị trường sữa thế giới,
đặc biệt là cung-cầu và giá cả nguyên liệu sữa bột, vì hơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt Nam đến từ nhập khẩu.
Thị trường sữa thế giới.
Bảng 1: Thị trường sữa thế giới
2008 2009P 2010F 2010/09
Tổng sản lượng sữa (triệu tấn) 691,7 700,9 713,6 1,8%
Tổng thương mại (triệu tấn) 40,5 38,6 40,6 5,2%
Nhu cầu các nước đang phát triển (kg/ đầu người/năm) 65,6 65,7 67,2 2,2%
Nhu cầu các nước phát triển (kg/ người/ năm) 246 248 247,6 -0,2%

(Nguồn: FAO 2009)

Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng sản xuất ở
các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển, và rõ nét hơn vào năm 2010, với dự kiến là tăng trưởng ở
các nước đang phát triển sẽ là 4% so với sản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển. Sản xuất sữa năm 2010
sẽ tăng khoảng 2% lên 714 triệu tấn (Bảng 1).
Tổng thương mại sữa thế giới năm 2009 sụt giảm 4,6% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của
cuộc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, dự báo năm 2010, tổng thương mại sữa thế giới có thể bằng mức của năm 2008, đạt
khoảng 40.6 triệu tấn (Bảng 1). Chính nhu cầu về các sản phẩm về sữa tăng nhanh ở các nước đang phát triển là động
lực chính cho tăng trưởng thương mại sữa thế giới trong năm tới, do nhu cầu này ở các nước phát triển đã ở trong giai
đoạn bão hoà.
Cung-cầu và giá cả sữa bột nguyên liệu thế giới.
Đầu vào cho ngành chế biến sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, trong đó thương mại giữa các nước về sữa bột chiếm
chủ đạo. Sữa bột nguyên liệu bao gồm sữa bột gày và sữa bột nguyên kem, có những biến động mạnh từ năm 2007
trở lại đây (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Diễn biến giá nguyên liệu sữa xuất Sự phục hồi của giá sữa thế giới từ giữa năm 2009 ban
khẩu từ Châu Úc 2007-nay đầu được coi là hiện tượng ngắn hạn, song được củng cố
khi giá sữa bột giữ mức trên 3.000 USD/ tấn FOB từ cảng
Đơn vị: Giá FOB (USD/ tấn)
châu Úc. Xu thế tăng giá của sự bột được dự đoán là sẽ tiếp
tục trong năm 2010 do nhu cầu gia tăng, khi GDP các nước
6,000.00
phát triển và đang phát triển đạt lần lượt là 1,7% và 5,5% trong
5,000.00
năm 2010. Nhà nhập khẩu chính là Trung Quốc có thể đạt
4,000.00 mức tăng GDP 9,3% trong năm tới.
3,000.00

2,000.00
Nguồn cung xuất khẩu được dự báo là sẽ hạn chế. Bên
cạnh cầu nhập khẩu nguyên liệu sữa tăng lên do sự phục hồi
1,000.00
của nền kinh tế, các nguồn cung xuất khẩu được dự báo sẽ bị
0.00
hạn chế vì sản lượng sữa nội địa của Mĩ và Châu Âu có thể sẽ
giảm vào năm 2010, trong khi dự báo sản lượng ở Châu Úc
còn chưa thực sự rõ ràng (USDA, 2009). Dựa trên những dự
Sữabột gầy Sữabột nguyên bơ báo trên, giá sữa năm 2010 sẽ tăng so với năm 2009. Theo dự
báo của USDA, giá trung bình cho các loại sữa năm 2010 là
(Nguồn: FAO 2010) khoảng 3.600-3.700 USD/ tấn, tức là tăng khoảng 20% so với
năm 2009 (Dairyvietnam, 2010).

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 1


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

NGÀNH SỮA VIỆT NAM


Biểu đồ 2: Doanh số sữa của Việt Nam
Năm trong xu thế chung của các nước đang phát
Đơn vị: tỉ VNĐ triển trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở
20000 18.503
Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết
yếu ngày càng tăng lên. Điều này có thể thấy qua sự
18000 16.214
gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại Việt
16000 14.101 Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định
14000
11.176
qua các năm. Năm 2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500
12000 10.549 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm 2008
9.084
10000 (Biểu đồ 2). Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế
8000 trong 2 năm vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến tiêu
6000 thụ sữa tại Việt Nam.
4000
Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở
2000 các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà Nội
0 và thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm
2004 2005 2006 2007 2008 2009 sữa (Somers, 2009). Bình quân mức tiêu thụ hàng năm
hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước
(Nguồn: EMI 2009a,b)

trong khu vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25 lít/ người/ năm); do đó, theo xu hướng của các
nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với GDP (VINAMILK 2010). Cùng với nhu cầu về các sản phẩm
sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước
ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú.
1. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam

Hình 1: Các sản phẩm sữa ở Việt Nam Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao
nhất cho nhà sản xuất.
Cạnh tranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng
Sữa bột Sữa uống Sữa khác: sữa chua, sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức và các loại sữa
công thức sữa đặc có đường… bột khác). Mảng sữa bột, đặc biệt là các loại sữa bột
thuộc phân khúc cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của
các hãng, do lợi nhuận của nhà sản xuất/ giá bán lẻ ở
mức rất cao, đạt 40%; và đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ
Sữa nước Sữa bột khác (*) Sữa đậu nành trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các mặt hàng sữa
(Somers 2009). Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt nhất bởi
(Nguồn: EMI 2009 a-b, VINAMILK 2010) mảng sản phẩm này bởi có sự tham gia của rất nhiều
hãng sữa cả trong nước và nước ngoài.

1.1. Sữa bột công thức (milk formula)


Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay thế sữa mẹ hoặc được bổ
sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặc biệt; thường là trẻ em dưới 3 tuổi.
Bảng 2:
Thị phần theo doanh thu các hãng sữa bột công thức (%) Bảng 3: Giá sữa cho trẻ 6-12 tháng tuổi (*)

2004 2005 2006 2007 2008 Nhãn hiệu Công ty Giá/ hộp VNĐ
Abbott Vietnam Co.Ltd 23,1 23,8 23,4 23 23,1 Dielac Alpha step 2 Vinamilk 72.100
Vinamilk 11,2 14,4 15,6 16,4 17 Dutch Lady step 2 Friesland 70.500
Mead Johnson Nutrition 14,3 13,9 14,9 15,1 14,7 Gain Kid IQ Abbott 154.700
Dutch Lady Vietnam 10,8 12 12,4 13,2 13,8 Enfagrow A+ Mead Johnson 160.000
Nestlé Vietnam 8,9 10,1 9,3 8,6 8,5 Dupro Gold step 2 Royal Numico NV 164.000
Meiji Dairies Corp. 2,9 2,1 1,8 1,6 1,5 (Nguồn: Các đại lý và website giá của VINAMILK)
Khác 28,8 23,7 22,6 22,1 21,4
Tổng 100 100 100 100 100 (*)Giá trước tháng 3/2010
(Nguồn: EMI 2009a)

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 2


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói, với mức tăng trưởng
kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8% cho giai đoạn 2004-2009. Năm 2009, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt hơn
6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6% doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả nhu cầu và nguồn cung sản phẩm đa dạng
(EMI 2009). Các điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng có khả
năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình. Đặc biệt ở các thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để
chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh dưỡng tốt. Chất
lượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn với các loại sữa có
thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp.
Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi: 0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-2-3 tuổi, và
lớn hơn 3 tuổi. Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữa các sản phẩm cao cấp và cấp thấp hơn.
Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài với các dòng sản phẩm sữa
nhập khẩu. Có thể kể đến các sản phẩm như Gain của Abbott, Friso của FrieslandCampina - Dutch Lady Việt Nam,
Enfa của Mead Johnson…; với giá bán thường đắt gấp 2 lần các sản phẩm cấp thấp hơn cùng loại; như có thể thấy ở
Bảng 1.4 về ví dụ giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi của các hãng sữa. Tuy nhiên, điều này không
ảnh hưởng nhiều đến thị phần của các hãng sữa nước ngoài, với tổng thị phần qua các năm chiếm hơn 70% thị phần
sản phẩm sữa bột công thức. Abbott là hãng sữa chiếm thị phần cao nhất với nhãn hàng Gain, tuy có sụt giảm khoảng
0,1-0,2% trong những năm qua. Người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin hơn vào các hãng sữa bột ngoại, luôn được coi là
đáng tin cậy và có chất lượng tốt hơn do được sản xuất dưới các điều kiện kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn.
Phân khúc thấp hơn do FrieslandCampina Việt Nam - Dutch Lady (các sản phẩm sản xuất trong nước) và
VINAMILK nắm giữ. Những sản phẩm của hai hãng này có ưu thế cạnh tranh về giá, do đó có khả năng mở rộng thị
trường ở các khu vực nông thôn. Thị phần của hai công ty này tăng đều qua các năm, nhờ mạng lưới phân phối rộng
và các chiến dịch quảng cáo, truyền bá thương hiệu sản phẩm (Bảng 2). Một trong những chiến dịch quảng cáo lớn
năm 2009 là nhãn hàng Dielac của VINAMILK. Nhằm dành lại thị phần từ các công ty sữa nước ngoài, VINAMILK
muốn gừi thông điệp là Dielac được sản xuất dành cho nhu cầu dinh dưỡng riêng cho trẻ em Việt Nam, và chất lượng
thì ít nhất bằng các hãng nhập khẩu.
1.2. Sữa uống (drinking milk)
Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa bột công thức trẻ em), và sữa đậu
nành.

Biểu đồ 3: Thị phần các hãng về doanh thu sản phẩm sữa nước (%) Thị phần các sản phẩm sữa uống trong
30 28,2 28,4
những năm qua phần lớn thuộc về Dutch
27,8
26,6 Lady (Friesland Campina) và VINAMILK.
25,0 24,8 25,2
25 23,6 23,7 23,7
Trong giai đoạn 2004-2006 VINAMILK bị mất
20
dần thị phần về tay Dutch Lady, tuy nhiên trong
những năm gần đây, thị phần về các sản phẩm
15 sữa uống của VINAMILK tăng trở lại và đạt
25,2% năm 2008, so với 26,6% của Dutch Lady.
10 8,2 8,1 7,9
7,8 7,8
Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43%
4,7 4,9 4,9
5 4,0 4,2 3,8 4,0 4,0 doanh thu toàn ngành sữa (EMI, 2009). Năm
3,2 3,5 3,1
2,2 2,6 2,7
1,7
2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu so với
0
2004 2005 2006 2007 2008
năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng ở hầu
Friesland Campina Vinamilk Nestlé Mead Johnson Fonterra Brands Hanoimilk hết các mặt hàng, đạt gần 8.000 tỉ VNĐ trong
năm 2009 (EMI, 2009).
(Nguồn: EMI 2009b)

 Sữa nước. Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ 100% sữa tươi) và sữa tiệt trùng (được
chế biến từ sữa bột nhập khẩu). Do nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện
chiếm phần lớn trong tiêu thụ sữa nước. VINAMILK và Dutchlady là 2 công ty chiếm phần lớn thị phần sữa
nước, với sữa nước dành cho trẻ em và các đối tượng khác. Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk,
Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì… chiếm thị phần nhỏ về mảng sản phẩm này. Năm 2009, Vinamilk đã có bước tăng
trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc.
 Sữa bột khác. Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là người lớn với các sản phẩm
như: Dielac Mama (VINAMILK), Enfamama (Abbott), Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan)…
- hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người có
nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi
và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như. Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng
Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 3
BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này. Ở mảng sản phẩm
này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế về thương hiệu và thị phần.
 Sữa đậu nành. Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua, với CAGR giai đoạn
2004-2009 đạt 24,2%, do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ
các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất. Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị
phần về sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu nành Fami và sữa đậu nành mè đen. Thị
phần còn lại là của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh. VINAMILK đang muốn mở rộng doanh thu ở mặt hàng
này.
1.3. Các loại sữa khác
 Sữa đặc có đường. Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộc về VINAMILK
và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady (Somers, 2009). Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt
đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến
hơn đối với người tiêu dùng ở nông thôn. Theo EMI, nhu cầu về các sản phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiện đang
đến giai đoạn bão hòa.
 Sữa chua. Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi
cho sức khỏe. Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuất bởi các công ty sữa như VINAMILK, Dutchlady, Ba
Vì, Mộc Châu… Trong năm 2009, doanh thu sữa chua toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ
đồng. Sữa chua gồm có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống. VINAMILK đứng đầu thị trường về doanh thu
sữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn. Tiếp theo sau là Dutchlady, với ưu thế ở mảng
sữa chua uống; còn lại là sữa chua do hộ gia đình và các nhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009). Tuy nhiên, các
chuyên gia cho rằng, thị trường sữa chua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng trưởng mạnh 10 năm qua
(EMI 2009).
2. Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối trong ngành sữa rất quan trọng đến quyết định doanh thu của các công ty. Hiện các công ty phân
phối qua các kênh:
- Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ
- Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.
- Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với các bệnh viện (Viện nhi, Viện phụ sản…),
các quầy thuốc tại bệnh viện, các trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm khám và
tư vấn dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh…): kết hợp trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tư vấn thông qua các chuyên
gia dinh dưỡng tại đây.
Bảng 4: Doanh thu sữa bột trẻ em theo kênh phân phối (%)
Kênh phân phối 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Đại lý tạp hóa nhỏ 40,0 39,5 39,5 39,0 39,5 39,0
Siêu thị 14,5 15,0 15,5 16,0 16,5 17,0
T.tâm dinh dưỡng & sức khỏe 37,0 36,5 36,0 35,5 34,0 33,0
Khác 8,5 9,0 9,0 9,5 10,0 11,0

(Nguồn: EMI 2009)


Trong năm 2009, các cửa hàng tạp hóa nhỏ và siêu thị tiếp tục là hai kênh phân phối chính các sản phẩm sữa bột trẻ
em. Lợi thế chính của các cửa hàng tạp hóa nhỏ độc lập là khả năng bao phủ toàn quốc. Trong khi đó, điểm mạnh của
kênh phân phối siêu thị là có thể cung cấp các chủng loại hàng hóa đa dạng với giá cả cạnh tranh. Các điểm bán lẻ
bệnh viện/ quầy thuốc… mất dần tầm quan trọng, vì khả năng bao phủ hẹp, chủ yếu là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên,
đó vẫn là kênh phân phối quan trọng, với 33% thị phần, vì thị trường thành phố hiện tiêu thụ hơn 70% các sản phẩm
sữa.
Các công ty trong nước. VINAMILK hay Dutch Lady có hệ thống phân phối riêng của mình. VINAMILK hiện có hệ
thống phân phối riêng với 135.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (VINAMILK, 2010). Dutch Lady Việt Nam hiện phân phối
sản phẩm của mình thông qua hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ (Dutch Lady, 2009).
Các công ty nước ngoài. Các công ty sữa nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải phân phối qua các đại lý ủy
quyền, từ đó phân phối ra các kênh khác. Các công ty sữa ở nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải qua 1 đại lý,
để kiểm tra kiểm dịch chất lượng sản phẩm, đóng gói lại theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 4


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Ngoài ra, các sản phẩm sữa nhập khẩu tại Việt Nam còn qua một kênh phân phối không chính thức là nguồn hàng xách
tay từ Mĩ hoặc Châu Âu. Tuy nhiên, số lượng là không đáng kể.

3. Nguồn nguyên liệu


Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất, trong
khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu (Somers, 2009).
3.1. Nguồn nguyên liệu trong nước
Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa.
Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập trung chủ yếu ở miền Nam. Miền Bắc chỉ chiếm
từ 15-25% tổng số bò sữa tại Việt Nam trong giai đoạn này. Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là vùng nuôi nhiều bò
sữa nhất, với hơn 69 nghìn con vào năm 2008 (Phụ lục- Bảng 1).
Mặc dù qui mô đàn bò sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so với năm 2006, sản lượng sữa cả nước vẫn tăng đều
qua các năm, với tốc độ trung bình 23%/ năm (Phụ lục – Bảng 1). Tương ứng với qui mô đàn bò, miền Nam sản
xuất hơn 85% lượng sữa tươi cả nước. Trong năm 2009, sản lượng sữa cả nước là 278.190 tấn, tăng 6,11% so với
năm 2008. Đây là mức tăng thấp nhất trong thời gian qua, do năng suất sữa toàn ngành trong năm 2009 sụt giảm nhẹ;
với nguyên nhân chính là cơ cấu lại quy mô đàn bò, do đó có một số lượng bò sữa nhất định chưa có khả năng khai
thác sữa.
Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady), tuy đã
bắt đầu phát triển vùng nguyên liệu riêng của mình. Điển hình là VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại
nhỏ lẻ của nông dân, đã xây dựng 5 trang trại nuôi bò, với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Song nhìn chung, Việt Nam không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa, do khí hậu nhiệt đới và quĩ đất chật
hẹp. Do đó, tuy nhà nước và các công ty sữa đã chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn
70% đầu vào sản xuất của các công ty sữa Việt Nam đến từ nhập khẩu.
3.2. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Cùng với sự phát triển của ngành sữa về cả sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ sữa
tăng lên nhanh chóng qua các năm.
Bảng 5: Giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa
Đơn vị: nghìn USD

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Đến T11/2009


Giá trị nhập khẩu 129.569 163.589 204.066 n/a 302.659 462.229 533.909 287.140

(Nguồn: Cục chăn nuôi, GSO)


Năm 2009, tổng nhập khẩu sữa được thống kê dự báo sẽ sụt giảm, với mức thống kê cho 11 tháng đầu năm chỉ đạt
287 triệu USD, về số lượng giảm 116,8 triệu tấn so với cùng kì năm 2008 (Agromonitor, 2010). Các nguyên nhân chính
dẫn đến sự sụt giảm giá trị nhập khẩu là do các nước chính mà Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu sữa như New
Zealand, Australia… giảm sản lượng xuất khẩu.
Biểu đồ 4: Các nước xuất khẩu sữa chính sang Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu sữa bột chủ yếu từ các nước
châu Úc (như New Zealand, Úc), Mỹ, Hà Lan (Biểu
đồ 1.13). Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu từ các nước 29,22% 30,67%
Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia cũng chiếm một New Zealand
phần không nhỏ, chủ yếu là sữa bột thành phẩm nhập Hà Lan
từ các nhà máy chế biến sữa của các công ty sữa đa Mỹ
quốc gia đặt tại đây như Dumex, Dutch Lady…Việt Nam Malaysia

trong những năm qua nhập khẩu nhiều nhất từ New Úc

Zealand, tiếp đó là Hà Lan, các sản phẩm về sữa. Công Thái Lan
3,30%
Khác
ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam – VINAMILK cũng
3,63%
nhập phần lớn nguyên liệu sữa đầu vào từ Fonterra –
một tập đoàn đa quốc gia của New Zealand (nắm giữ 5,62% 18,66%
8,89%
1/3 thương mại sữa bột trên thế giới).
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2008)

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 5


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con
và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt
934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát
triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò
nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ
sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (VEN, 2009).
3.3.Diễn biến giá sản phẩm
Giá sữa tăng 10-15% trong năm 2009 và là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu bán sữa. Trong năm 2010,
tháng 1 và đầu tháng 2 vừa qua, các hãng sữa đã tăng giá nhiều mặt hàng sữa từ 7%-10%. Theo khảo sát của Ban
Bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam
cao hơn từ 20% - 40% so với giá sữa cùng loại ở các nước trong cùng khu vực Trong khi đó, mức thuế suất trung bình
với sữa bột nguyên liệu ở Việt Nam là 3-5%, còn sữa nguyên hộp là khoảng 20%; thấp hơn nhiều so với thuế nhập
khẩu ở các nước khác trong khu vực, ví dụ như Thái Lan, thuế nhập khẩu các mặt hàng này dao động từ 9-40%
(DDDN, 2009).
Nguyên nhân giá sữa tăng được đưa ra là đồng tiền Việt Nam mất giá so với USD và các đồng tiền ở Châu Âu, trong
khi các sản phẩm sữa bột trẻ em, cả thành phẩm và đầu vào sản xuất, đều được nhập từ New Zealand, Pháp, Thụy Sĩ,
và Mỹ. Bên cạnh đó, giá sữa nguyên liệu thế giới đã tăng trở lại từ nửa cuối năm 2009 cũng đã góp phần đẩy chi phí
sản xuất lên cao. Thứ hai là chi phí quảng cao tăng cao trong các năm 2008-2009, các nhà sản xuất đầu tư rất nhiều
vào quảng cáo và khuyến mãi, đặc biệt là các loại sữa bột công thức trẻ em. Cuối cùng, một số số hãng sữa trong
nước tăng giá do giá đường tăng cao (năm 2009 tăng 100% so với năm 2008). Có một số chỉ trích cho rằng các nhà
sản xuất tăng giá như một chiến lược marketing; vì nhiều người tiêu dùng cho rằng giá cao hơn nghĩa là chất lượng
cao hơn, giá tăng có thể tăng doanh thu, ít nhất trong ngắn hạn.
Sữa nằm trong các mặt hàng bị kiểm soát giá. Sữa nằm trong danh sách các mặt hàng bình ổn giá. Nhưng thông tư
104 hiện tại còn nhiều sơ hở, để các doanh nghiệp có thể lách được và tiếp tục tăng giá sữa…Ví dụ như mỗi đợt tăng
giá sữa phải hơn 20% mới bị coi là vi phạm thông tư này, trong khi các hãng sữa chia nhỏ các đợt tăng giá, mỗi đợt
đều dưới 20%. Ngoài ra, thông tư này không áp dụng với các hãng sữa nước ngoài. Vì thế, sắp có thông tư mới thay
thế, tuy nhiên việc áp dụng rất khó khăn do vấn đề bóc tách chi phí để tính giá.

4. Phân tích ngành theo mô hình Porter Hình 2: Phân tích cạnh tranh ngành sữa Việt Nam
theo mô hình 5 lực lượng của Michael Porter
4.1. Cạnh tranh nội bộ ngành
Cuộc chiến giành thị phần sát sao và duy trì tăng trưởng
theo kịp tốc độ tăng trưởng ngành. Tốc độ tăng trưởng của
VINAMILK hay Dutch Lady trong những năm qua tương đương
với mức tăng trưởng của ngành, với mức trung bình khoảng
20%/năm (trong giai đoạn 2005-2009). Thị phần các hãng sữa
có thay đổi nhưng không đáng kể. Ví dụ như ở mảng sữa bột,
thị phần Abbott trong giai đoạn 2004-2008 dao động xung
quanh mức 23%, Mead Johnson ở khoảng 15%. Ở mảng sản
phẩm này, có sự vươn lên về thị phần của VINAMILK với thị
phần tăng dần từ 11,2% năm 2004 lên 17% vào năm 2008 (EMI
2009 a-b).
Ngành sữa tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn
định. Tuy nhiên, các công ty trong ngành phải đưa ra các chiến
lược cạnh tranh đa dạng để xác định vị thế của mình trong
ngành.

Abbott định vị sản phẩm sữa nhãn hiệu GAIN của mình là “tăng cường IQ cho trẻ”, tuy nhiên gần đây chuyển sang định
vị “sữa bột số 1 Việt Nam”, do thuật ngữ “tăng cường IQ” được nhiều hãng sữa sử dụng. VINAMILK trước kia định vị là
“chất lượng quốc tế”, cho thấy VINAMILK là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn 10 nước
trên thế giới; tuy nhiên thời gian gần đây VINAMILK cũng dần chuyển sang định vị là sản phẩm sữa dành riêng cho nhu
cầu trẻ em Việt Nam
Các công ty đã tiến hành nâng cấp một loạt các sản phẩm của mình. Hiện nay, người tiêu dùng các sản phẩm sữa
ở Việt Nam có xu hướng đánh đồng giá cả cao với chất lượng tốt hơn và nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Vì thế, các

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 6


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

công ty đã nâng cấp các sản phẩm của mình như Friso lên Friso Gold của Dutch Lady, Dumex nâng cấp thành Dumex
Gold của Dumex, Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum của VINAMILK.
Không những bán sản phẩm, các công ty sữa đều tập trung phát triển dịch vụ hậu mãi. Phổ biến nhất là lập các
câu lạc bộ, cũng như trung tâm tư vấn sức khoẻ miễn phí như Enfa A+ của Mead Johnson, Anlene của Fonterra,
Calcimex của Dutch Lady, Gain Advance IQ của Abbott…, để tư vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng của
mình, kết hợp với tư vấn về tiêu dùng sản phẩm.
4.2. Áp lực từ nhà cung cấp
 Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế.
Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại
chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc
không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc
thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao…
khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương
lượng giá thu mua sữa trong nước.
 Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời
gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời, nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New
Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm
soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các
công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở
trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
4.3. Áp lực từ người mua
 Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm.
Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng
nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất
lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả;
 Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…có khả năng tác
động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền
của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông
qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà
thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua
sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
4.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết
yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản
phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao… có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước.
4.5. Áp lực từ những đối thủ mới
Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gia nhập ngành đòi hỏi
các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập như:
- Đặc trưng hóa sản phẩm: Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam hiện nay đã có mặt của hầu hết các hãng sữa lớn
trên thế giới, và các hãng sữa lớn đã có một thị phần nhất định và ít thay đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối
thủ mới muốn gia nhập phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại.
- Yêu cầu về vốn: phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu/ phát triển.
- Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử
dụng. Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ
nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn.
Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội
bộ ngành hiện tại.

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 7


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

5. Triển vọng của ngành sữa Việt Nam


Theo EMI, ngành sữa vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển ổn định và lợi nhuận cao trong thời gian tới, tuy tốc độ
tăng trưởng dự báo sẽ chậm hơn thời gian qua. Cụ thể, có thể thấy qua dự báo về tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu
của các sản phẩm sữa qua bảng sau:
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) các sản phẩm sữa

Sản phẩm sữa 2004-09 2009-14


Sữa bột công thức 20,8 6,9
Sữa nước 15,2 7,5
Sữa đậu nành 24,2 7,7
Sữa bột khác 19,5 10,0
Sữa chua 13,4 4,5
Sữa đặc có đường 9,7 3,0

(Nguồn: EMI 2009)


Thị trường sữa bột có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới. Điều này là do tỉ lệ sinh ở Việt Nam đang chậm
lại, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành này. Trong những năm tới, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vẫn phổ biến ở khu
vực nông thôn. Do đó, thị trường sữa bột trong thời gian tới vẫn ở các thành phố và các tỉnh xung quanh. CAGR trung
bình cho cả mảng sữa bột là khoảng 8.5% cho giai đoạn 2009-2014 (EMI 2009). Về tiềm năng thị trường sữa uống, các
sản phẩm sữa nước tiệt trùng vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất.
Các sản phẩm sữa chua và sữa đặc có đường, như đã phân tích ở trên, đã bước vào giai đoạn bão hòa. Do đó, trong
thời gian tới, đây sẽ là 2 mảng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, với CAGR của sữa chua là khoảng 4.5%
và sữa đặc có đường là 3%.
Giá bán các sản phẩm sữa tăng liên tục trong thời gian qua đang gây nhiều tranh cãi. Chính phủ đang dự định đưa ra
các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, và các hãng sữa cũng sẽ chịu nhiều áp lực để kiểm soát giá sữa. Do đó,
giá bán các sản phẩm sữa sẽ không tăng nhiều như thời gian qua. Bên cạnh đó, thị trường nông thôn có thể tiềm năng
cho các hãng sữa trong nước như VINAMILK, FriesCampina – Dutch Lady Việt Nam…, với giá bán hợp lý hơn sản
phẩm nhập khẩu của các hãng sữa nước ngoại.
Các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình ảnh qua các phương tiện truyền thông sẽ là chiến lược quan trọng để
các nhà sản xuất sữa cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, đầu tư phát triển sản phẩm mới cũng sẽ là điều kiện tiên quyết
để các hãng sữa tăng doanh thu.
Nhìn chung, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển khi mức sống của dân cư ngày càng được
nâng cao, với tốc độ tăng GDP trung bình trong những năm tới được dự đoán khoảng 6%/ năm. Thêm vào đó, chính
phủ rất chú trọng phát triển ngành sữa và vùng nguyên liệu sữa, với Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về định hướng
phát triển chăn nuôi trong thời kì tới; với mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào
năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 8


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

PHỤ LỤC

Bảng 1: Thống kê đàn bò sữa và sản lượng sữa 2001-2008

Thống kê đàn bò sữa Sản lượng sữa qua các năm


Đơn vị: nghìn con Đơn vị: tấn
1 8 .4 5 5 3 2 .6 0 7
2008 8 9 .5 2 8 2008 2 2 9 .5 5 3

1 7 .8 4 5 2 4 .6 6 9
2007 8 0 .8 1 4 2007 2 0 9 .7 6 9

2 3 .3 3 5 2 8 .3 6 0

2006 8 9 .8 8 0 2006 1 8 7 .5 9 4
3 5 .2 3 0
2 6 .3 0 8
2005
2005
1 6 2 .4 4 8
7 7 .8 1 2
2 2 .6 4 5
2 4 .1 5 1
2004
2004
1 2 8 .6 6 9
7 1 .6 4 3
1 7 .0 8 7
1 7 .8 8 5 2003 1 0 9 .6 0 9
2003 6 1 .3 5 8
1 1 .6 1 7
8 .2 1 6 2002 6 6 .8 3 6
2002 4 7 .6 3 2 8 .9 8 6
6 .1 7 0 2001 5 5 .7 1 7
2001 3 5 .0 7 1
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 M iề n B ắ c M iề n N a m
M iề n B ắ c M iề n N a m

(Nguồn: GSO, Dairyvietnam, Cục chăn nuôi) (Nguồn: GSO, Dairyvietnam, Cục chăn nuôi)

Bảng 2: Doanh thu các sản phẩm sữa toàn thị trường

2004 2005 2006 2007 2008 2009


Sữa bột 2.950,3 3.685,6 4.499,8 5.424,2 6.426,1 7.539,4
- Sữa bột công thức 2.560,3 3.209,8 3.916,9 4.730,6 5.607,6 6.590,0
- Sữa bột khác 390,0 475,8 582,9 693,6 818,5 949,4
Sữa nước 3.180,7 3.607,5 3.065,3 4.620,5 5.225,9 5.856,8
Sữa chua 1.052,0 1.193,3 1.363,6 1.568,0 1.780,4 1.976,8
Sữa đặc có đường 1.819,0 1.955,4 2.111,9 2.323,1 2.578,6 2.888,0
Sữa đậu nành 81,8 107,0 135,7 165,4 203,3 241,9
Tổng 9.083, 8 10.548,8 11.176,3 14.101,2 16.214,3 18.502,9
(Nguồn: EMI 2009)

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 9


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Bảng 3: Thống kê một số chỉ tiêu của một số công ty sản xuất sữa ở Việt Nam
Doanh thu LNG LNR Tỷ suất LNG Tỷ suất LNR ROA ROE EPS BVPS PE PB
STT Mã CK
2009/2008 2009/2008 2009/2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2009
1 VNM 29,3% 49,3% 90,0% 36,5% 31,6% 22,4% 15,2% 32,9% 21,9% 41,7% 27,5% 6.746 3.566 18.897 27.168 12,63 24,5
2 HNM -21,4% 11,0% LNR’08 âm 26,5% 18,7% 4,7% -10,7% 6,0% -15,3% 9,0% -24,5% 1.029 -3.727 12.439 13.009 13,02 1,07
3 Nutifood 80.6% 393% LNR’08 âm 42,9% 20,6% 12,3% -51,5% 22,1% -46,5% 36,4% -67,1% 4.148 N/A 13.370 9.582 N/A N/A

(*) Nutifood: chưa niêm yết (Nguồn: HBBS tổng hợp)


Bảng 4: Thống kê về thị phần sữa uống của các công ty theo doanh thu
Các công ty 2004 2005 2006 2007 2008
Dutch Lady 23,6 28,2 28,4 27,8 26,6
Vinamilk 25,0 24,8 23,7 23,7 25,2
Nestlé 8,2 8,1 7,8 7,8 7,9
Mead Johnson 4,0 4,2 4,7 4,9 4,9
Fonterra Brands 3,2 3,5 3,8 4,0 4,0
Hanoimilk 1,7 2,2 2,6 2,7 3,1
Associated British Foods (ABF) 2,1 2,0 2,0 2,1 2,2
Vinasoy 0,5 0,8 0,9 1,1 1,2
Mộc Châu 0,4 0,6 0,7 0,7 0,8
Nutifood 0,2 0,3 0,3 0,4 0,5
Khác 31,1 25,3 25,1 24,8 23,6
Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: EMI 2009)

Bảng 5: Thống kê về thị phần sữa bột công thức của các công ty theo doanh thu
Các công ty 2004 2005 2006 2007 2008
Abbott Vietnam Co.Ltd 23,1 23,8 23,4 23 23,1
Vinamilk 11,2 14,4 15,6 16,4 17,0
Mead Johnson Nutrition 14,3 13,9 14,9 15,1 14,7
Dutch Lady Vietnam 10,8 12,0 12,4 13,2 13,8
Nestlé Vietnam 8,9 10,1 9,3 8,6 8,5
Meiji Dairies Corp. 2,9 2,1 1,8 1,6 1,5
Khác 28,8 23,7 22,6 22,1 21,4
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: EMI 2009)

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 10


BÁO CÁO NGÀNH SỮA

Điều khoản miễn trừ

Tài liệu này do Công ty Chứng Khoán Habubank (“Habubank Securities”), một công ty con trực thuộc Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội - Habubank phát hành. Các nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các thông tin tin cậy, nhưng chúng tôi
không có bất cứ cam kết hay đảm bảo gì đối với tính chính xác, hoàn chỉnh của các thông tin trong nghiên cứu này. Các
quan điểm mà chúng tôi đưa ra có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Tài liệu này được phục vụ mục đích lưu
hành rộng rãi. Tất cả các khuyến nghị đưa ra trong tài liệu này đều không nhằm phục vụ các mục tiêu đầu tư cụ thể, hay
nhu cầu riêng của bất kỳ người đọc cụ thể nào.

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, không nhằm thay đổi quyết định của người đọc. Các nhà đầu tư nên
được tư vấn về tài chính và pháp luật để ra các quyết định đầu tư. Habubank Securities không chịu trách nhiệm đối với bất
cứ thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp phát sinh từ việc sử dụng hoặc liên quan đến tài liệu này theo bất cứ hình thức nào. Tài
liệu này không phải là một lời đề nghị hay mời gọi mua bán bất cứ loại chứng khoán nào. Bất kỳ ai muốn biết thêm thông
tin, kể cả việc làm rõ bất cứ chi tiết nào trong điều khoản miễn trừ này, hoặc muốn thực hiện giao dịch đối với bất cứ loại
chứng khoán nào đã được đề cập trong tài liệu này vui lòng liên hệ với Habubank Securities để được phục vụ.

Tài liệu này là tài liệu bản quyền tác giả của Habubank Securities. Mọi sao chép trích dẫn thông tin phân tích trong tài liệu
này phải trích dẫn nguồn từ Công ty Chứng Khoán Habubank.

Công ty Chứng khoán Habubank


Trụ sở: 2C VẠN PHÚC, KIM MÃ, BA ĐÌNH, HÀ NỘI
Tel: + 84 (04) 37 262 275, Fax: + 84 (04) 37 262 305
Email: info@hbbs.com.vn

Trung tâm Dịch vụ Khách hàng (Giao dịch qua điện thoại)
Tel: + 84 (04) 37 262 222

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh


Địa chỉ: Lô H3, Đường Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Tel: + 84 (08) 38 259 999, Fax: + 84 (08) 39 434 717

Trợ lý phân tích: Đỗ Lê Hằng – Email: hangdl@hbbs.com.vn 11

You might also like