You are on page 1of 3

MÔN: TƯ DUY SÁNG TẠO

Giảng viên: Thầy Trần Đường Quốc Hải

Họ và tên sinh viên: Võ Thị Thuỳ Vân


MSSV: 2100013509

ĐỀ:
https://tuyendung.com.vn/huongnghiep/2063-vi-sao-nhan-vien-thieu-hop-tac.aspx
1. Tình huống của anh Lâm Minh Chánh là đúng hay sai ? Đúng thì giải thích
theo đúng, sai thì giải thích theo sai
2. Dùng tư duy hệ thống để triển khai lại việc trên với vai trò quản lý. => xác định
điểm chuẩn và điểm chuẩn tuyệt đối.
BÀI LÀM
1. “Vì sao tinh thần hợp tác của nhân viên Việt Nam trong tổ chức chưa cao ?”
-Thứ nhất, người Việt đã đưa môi trường làm việc, bạn đồng nghiệp vào trong cuộc
sống riêng tư của mình quá nhiều. Hầu hết chúng ta xem đồng nghiệp là những người
bạn thân thiết.=> Đúng: Như tác giả Lâm Minh Chánh có viết: “chúng ta làm việc
chung, chơi chung, nhậu chung. Gắn bó nhiều, thương nhiều, thì cũng ghét nhau,
ganh tức nhau nhiều. Những tình cảm “hỷ, nộ, ái, ố” vì thế len lỏi vào trong môi
trường làm việc”, và một khi để tình cảm, cảm xúc riêng tư xen lẫn vào trong công
việc thì sẽ dẫn đến những trường hợp làm việc theo cảm tính thiếu sự đánh giá khách
quan, ví dụ như khi bạn có mâu thuẫn trong tình cảm với 1 đồng nghiệp mà bạn phải
làm chung dự án mới với người đó thì chắc chắn rằng tinh thần hợp tác với nhau sẽ
không cao vì ngay từ đầu đã không tách bạch công việc và đời sống riêng tư
-Thứ hai, người Việt chúng ta còn thiếu một chút chuyên nghiệp trong làm việc =>
Đúng: Tôi đã từng nhận thấy rất rõ sự thiếu chuyện nghiệp trong làm việc của người
Việt Nam khi mà bất kì ai đều có thể bị công kích cá nhân khi ý kiến của họ đi ngược
với tập thể.
-Thứ ba, tình trạng nhiều nhân viên có thể tạo ra những phe cánh mâu thuẫn với nhau
và đôi khi đối đầu với cả cấp quản lý trực tiếp. =>Đúng: tác giả Lâm Minh Chánh đã
viết trong bài rằng: “Ngay cả ở một số công ty lớn của nước ngoài tại Việt Nam, dù
đã có hệ thống làm việc chuyên nghiệp trong tuyển dụng và đánh giá nhân viên nhưng
cũng không tránh được việc cư xử cảm tính của một số “sếp người nước ngoài hay
người Việt Nam. Vì vậy đôi khi cũng có những trường hợp thăng tiến gây ngạc nhiên
cho mọi người. Và theo lẽ thường, một số người sẽ “tranh thủ sếp, tạo phe cánh để có
thể “bay xa bay nhanh hơn bình thường. Riêng ở một số công ty, cơ quan nhà nước
thì có thêm tình trạng nhiều nhân viên là người nhà, là “đàn em của anh Hai, anh
Ba... mà cấp quản lý trực tiếp không dám “đụng đến”. Hoặc ở các công ty tư nhân,
công ty cổ phần, đôi khi nhân viên là người nhà của giám đốc hay của thành viên hội
đồng quản trị, các “nhân vật này thường tạo ra những chuyện làm nội bộ xáo trộn,
cấp quản lý dù có giỏi cũng bị “bó tay và rất khó làm việc”, và trên thực tế thật sự
không thiếu những trường hợp “con ông, cháu cha” như tác giả đã đề cập đến trong
bài.
-Thứ tư, một số người hay đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của tập thể. Trong
trường hợp hai quyền lợi mâu thuẫn nhau, một số người, bất chấp tất cả, sẵn sàng theo
đuổi quyền lợi cá nhân.=> Đúng: tôi nhận thấy đa phần sẽ đặt lợi ích cá nhân lên trên
tập thể, một phần họ nghĩ tới cái lợi trước mắt mà chưa tính đường dài về sau, song
song những kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần tập thể còn nhiều thiếu sót dẫn đến thiếu
tinh thần hợp tác
2. Dùng tư duy hệ thống để triển khai lại việc trên với vai trò quản lý:
“Tinh thần hợp tác của nhân viên Việt Nam trong tổ chức chưa cao”. Thực tế còn
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hợp tác này như người Việt Nam chúng đã
để tình cảm xen vào công việc quá nhiều, tác phong chưa chuyên nghiệp, người quản
lý kiểm soát nhân viên thái quá mà không trao đi sự tin tưởng, tầm nhìn hạn hẹp,
không tập trung vào giá trị cốt lõi là con người, xem trọng lợi ích cá nhân hơn tập thể.
Ở Việt Nam chúng ta, chốn công sở không chỉ là nơi làm việc, chúng ta sẵn sàng
mang nhưng câu chuyện đời sống hằng ngày tới nơi làm việc để chia sẽ, và không thể
tránh khỏi việc để tình cảm đan xen vào công việc. Vui vẻ thì ta hợp tác, ghét ghét là
tranh đua đấu đá.
Tôi từng tham gia nhiều cuộc phỏng vấn lớn nhỏ. Hình ảnh của một người quản lý khi
nói chuyện với tôi “răng còn dính rau”, nói chuyện thì “ánh mắt không liếc ngang thì
liếc dọc”, “rung đùi”… ấn tượng xấu sâu sắc nhất về tác phong thiếu chuyên nghiệp
làmm tôi không thể nào tập trung vào cuộc phỏng vấn ngày hôm đấy, và chắc chắn
rằng tôi không thể nào tự nguyện hợp tác làm việc lâu dài với một người quản lý như
vậy.
Ở vai trò là một người quản lý, tôi nhận thấy rằng khi tôi cố kiểm soát các bạn nhân
viên, các bạn chỉ đáp trả cho tôi bằng việc hoàn thành công việc một cách “máy móc”,
nghĩa rằng không có sự tự nguyện và dĩ nhiên kết quả về lâu dài giữa tôi và các bạn
không có sự hợp tác mà là “đối phó”. Ngược lại, khi tôi đặt sự tin tưởng của mình vào
các bạn thì gần như kết quả tôi nhận được luôn vượt ngoài mong đợi từ sự nỗ lực hết
mình của các bạn.
Không hẳn chỉ trong môi trường công sở, mà bất cứ đâu khi đụng tới “lợi ích” chúng
ta luôn có thể bắt gặp những người đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích tập thể, không tránh
khỏi những trường hợp đấu đá lẫn nhau dẫn đến những xung đột trong tổ chức.
Tóm lại, một tổ chức vững mạnh là một tổ chức có sự “liên kết từ trong ra ngoài”, liên
kết này là từng cá thể tới từng cá thể để dẫn đến một tập thể, việc này đòi hỏi chúng ta
cần có những kỹ năng sống để thích ứng với mục tiêu chung của tổ chức thì mới đạt
được mục đích và thành tích chung. Sự xuất sắc của bản thân chúng ta là tinh thần
mạnh mẽ cho nhưng thành viên khác.

You might also like