You are on page 1of 3

BÀI TẬP LỚN MÔN ĐIỆN TỬ SỐ

Yêu cầu:
- Tìm hiểu và phân tích yêu cầu đề bài, lập sơ đồ khối, xây dựng nguyên lý.
- Vẽ mạch thực hiện (lưu ý: đối với IC số sử dụng trong mạch là các IC số có chức năng cố định,
không sử dụng vi điều khiển, vi xử lý, CLPD/FPGA)
- Mô phỏng đánh giá kết quả
Số lượng thành viên, cách lập nhóm:
- Số lượng thành viên: tối đa 04 người.
- Cách lập nhóm: lấy theo danh sách lớp, chia liên tiếp thành các nhóm 4 người. Nếu số dư cuối
danh sách nhỏ hơn 3 thì xử lý như sau:
o Dư 2: Lấy 6 người cuối danh sách chia làm 2 nhóm.
o Dư 1: Lấy 9 người cuối danh sách chia làm 3 nhóm.
- Thực hiện phân công, chia việc, xác lập đóng góp của các thành viên trong báo cáo tổng kết.
Phần mềm sử dụng:
- Proteus phiên bản 8.0 trở lên
- Hoặc LogicWork
- Hoặc sử dụng tool làm online tại trang web https://circuitverse.org/
Sản phẩm nộp:
- Báo cáo dạng (file .doc): Phân tích bài toán, các thức xây dựng mô hình thực hiện (nguyên lý
hoạt động, kết nối,…), mạch điện kết quả, ảnh chụp mạch nguyên lý, một số kết quả mô phỏng,
đánh giá hoạt động của mạch.
- File project hoàn chỉnh cho mạch.
Hình thức buổi báo cáo:
- Nhóm báo cáo trình bày.
- Nhóm phản biện phát vấn câu hỏi.
- Các bạn trong lớp, thầy giáo đưa ra các câu hỏi.
Cách tính điểm:
- Tính điểm theo sản phẩm (cả nhóm): 50%
- Tính điểm cho nhận xét phản biện của nhóm đối với kết quả của nhóm khác: 20%
- Từng cá nhân (theo mức độ đóng góp trong sản phẩm, các câu hỏi trong buổi báo cáo): 30%.
Thời hạn, cách thức nộp báo cáo, phản biện:
- Nộp báo cáo, sản phẩm sau 10 tuần nhận bài tập (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau). Gửi vào
hòm thư của Nhóm trưởng. Sau đó nhóm trưởng tổng hợp và gửi vào hòm thư của thầy giáo
(dientusovn@gmail.com) và chia sẻ cho cả lớp.
- Nộp Nhận xét phản biện sau khi nhận tài liệu phản biện 4 ngày.
- Trình bày, phản biện trong buổi báo cáo (sẽ báo lịch sau).

1
Bài tập lớn Điện tử số (D21DTVT)
Bài 1: Mạch đồng hồ điện tử
Hiển thị giờ, phút, giây
Chỉnh giờ, phút, giây
Bài 2: Mạch đồng hồ thể thao
Hiển thị giây, 1/100 giây
Nút Start, Stop, Pause,…
Bài 3: Mạch súc sắc điện tử (Mạch quay xổ số)
Gieo súc sắc ngẫu nhiên
Hiển thị mặt súc sắc
Thay đổi chậm dần
Bài 4: Mạch bảng LED chạy
Các kiểu LED chạy (trái phải, phải trái, nhấp nháy,…). Nhóm tự sáng tạo nội dung.
Bài 5: Mạch đếm số xe trong gara / số chỗ trống
Nút bấm vào, ra
Báo hết chỗ (gara có tối thiểu 100 chỗ, có khả năng cài đặt số chỗ trong gara)
Xử lý đầy, 0
Bài 6: Mạch báo thức đếm lùi
Đặt báo thức rồi đếm lùi về 0
Xử lý khi có báo thức: Ring, Silence, Snooze,…
Bài 7: Mạch đếm tần
Đưa tần số vào
Phát hiện 0 hoặc 1, mỗi lần có 1 xung vào thì tăng số đếm
Hiển thị kết quả đếm được
Bài 8: Mạch đo điện áp
Chuyển đổi tương tự sang số (lượng tử hóa)
Tính giá trị của số nhị phân, đưa kết quả hiển thị
Bài 9: Mạch thu phát dị bộ vạn năng UART
Tìm hiểu nguyên lý, cấu trúc bản tin
Bộ chuyển đổi nối tiếp/song song và song song/nối tiếp
Thực hiện mạch với dữ liệu vào 8 bit nhị phân.
Bài 10: Mạch tạo mã và giải mã Hamming sửa lỗi đơn bit cho một dãy dữ liệu phát gồm n bit.
Mô hình hệ thống
Luồng bit phát và thu đều ở dạng nối tiếp; Thử nghiệm với luồng dữ liệu n bit.
Bài 11: Thiết kế một khối ALU 4 bit thực hiện các phép tính toán học và logic.
Mô hình hệ thống
Thực hiện chức năng logic: AND, OR, NOT, NAND, NOR, XOR, XNOR.
Thực hiện các phép toán: Cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 12: Thiết kế mô hình ngã tư giao thông
Mô hình hệ thống
Nguyên tắc hoạt động, Cách thức bật tắt đèn.
Cài đặt thời gian (gợi ý: bộ đếm lùi, thời gian < 100s (dùng 2 led),…)

2
Bài 13:
Một mạch dãy Logic được sử dụng để kiểm tra tính chẵn lẻ của một dãy dữ liệu nhị phân liên
tục được đưa đến đầu vào. Nếu số chữ số 1 nhận được là lẻ thì mạch sẽ đưa ra tín hiệu ra là Z = 1.
Nếu hai chữ số 0 liên tiếp ở đầu vào thì mạch sẽ quay tở lại trạng thái ban đầu và lại bắt đầu kiểm tra
dãy dữ liệu mới.
Thiết kế mạch thực hiện chức năng đó.
Bài 14:
Một mạch 3 đèn được hoạt động theo sự điều khiển của 3 chuyển mạch X, Y, Z. Nếu các chuyển
mạch được bật theo thứ tự:
X Y Z đèn L1 sáng
Y Z X đèn L2 sáng
Z X Y đèn L3 sáng
Nếu các chuyển mạch hoạt động sai thứ tự trên thì đèn đỏ sẽ sáng báo hiệu cho người điều
khiển và người điều khiển phải đưa các chuyển mạch về trạng thái tĩnh ban đầu.
Thiết kế mạch này dùng các mạch NAND.
Bài 15:
Thiết kế mạch điều khiển bơm nước vào một tháp nước nhờ 2 bơm P1 và P2 .Cả hai bơm P1 và
P2 được mở (bơm nước) khi nước ở dưới mức 1 và vẫn mở cho đến khi nước chưa đạt tới mức 2. Khi
nước vừa đạt tới mức 2 thì bơm P1 ngắt (không bơm nước), chỉ còn P2 vẫn bơm. P1 vẫn ngắt cho tới
khi nước lại ở dưới mức 1. P2 vẫn mở, chỉ khi nào nước đạt tới mức 3 thi P2 mới ngắt. P2 vẫn ngắt,
chỉ mở khi nước lại xuống dưới mức 1.
Bài 16:
Một máy bán hàng tự động chấp nhận 2 loại tiền xu khác nhau: đồng 5 xen và đồng 10 xen. Sản
phẩm có giá là 15 xen và máy chỉ cho phép người mua cho từng đồng xu một vào. Khi có ít nhất 15
xen được cho vào, sản phẩm sẽ được đưa ra. Nếu có nhiều hơn 15 xen được đưa vào, máy sẽ trả lại
tiền thừa. Khi sản phẩm đã được đưa ra, máy sẽ quay trở lại trạng thái đợi để sản phẩm tiếp theo
được mua.
Thiết kế mạch thực hiện nhiệm vụ trên.
Bài 17:
Xây dựng mạch mạch dãy có hai đầu vào U và V, và một đẩu ra Z. Z = 1 khi U và V bằng nhau trong 3
xung nhịp liên tục. Các trường hợp khác Y(t) = 0. Ví dụ:
t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 …
U(t) 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 …
V(t) 0 0 1 0 0 1 0 1 1 1 0 1 …
Y(t) 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 …
Thiết kế mạch thực hiện chức năng trên bằng cách sử dụng trigger JK?
Bài 18: Thiết kế mạch quản cáo hiển thị chữ chạy và nhấp nháy bằng LED 7 đoạn hiển thị dòng
chữ SUbASA68
Xây dựng nguyên lý. Mạch điện hoàn thiện.
Các nút bấm để điều khiển hình thức dịch và nháy LED.

Giảng viên: Nguyễn Trung Hiếu

You might also like