You are on page 1of 13

Chương 1: Giới thiệu

chương trình học Công


nghệ Tài chính
PGS.TS Nguyễn Anh Phong
Trưởng Khoa Tài chính-Ngân
hàng
NỘI DUNG
1. Các quy định chung
2. Mục tiêu chương trình
3. Chuẩn đầu ra
4. Cấu trúc chương trình
5. Điều kiện tốt nghiệp
6. Kế hoạch học tập
7. Chương trình song bằng
8. Phương pháp và kỹ năng học
Các quy định chung
https://pdt.uel.edu.vn/van-ban-quy-che-828
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp đại học
bậc Cử nhân nếu hội đủ các điều kiện sau đây:
 Được công nhận là sinh viên Hệ chính quy của trường Đại học Kinh
tế-Luật theo đúng ngành cấp bằng tốt nghiệp;
 Hoàn tất các môn học theo đúng Chương trình giáo dục quy định và
tích lũy đủ số tín chỉ quy định của ngành đào tạo (gồm Khóa luận tốt
nghiệp, thi các môn chuyên đề thêm tương đương với số Tín chỉ của

Điều kiện tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp), không có môn học nào đạt điểm dưới 5 và có
Điểm trung bình chung tích lũy không dưới 5; không giới hạn thời
gian tối thiểu, nhưng tối đa không quá 6 năm học.
 Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định của ĐHQG-HCM và của
trường.
 Đạt chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
 Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập.
Thang điểm hệ 4
Thang điểm hệ
Xếp loại Thang điểm hệ 10 Điểm số Điểm
100
chữ
Xuất sắc Từ 9,0 đến 10,0 Từ 90 đến 100 4,0 A+
Giỏi Từ 8,0 đến cận Từ 80 đến cận 90 3,5 A
9,0
Khá Từ 7,0 đến cận Từ 70 đến cận 80 3,0 B+

Cách thức đánh giá


8,0
Trung bình khá Từ 6,0 đến cận Từ 60 đến cận 70 2,5 B
7,0
Trung bình Từ 5,0 đến cận Từ 50 đến cận 60 2,0 C
6,0
Yếu Từ 4,0 đến cận Từ 40 đến cận 50 1,5 D+
5,0
Từ 3,0 đến cận Từ 30 đến cận 40 1,0 D
Kém 4,0
< 3,0 Dưới 30 0,0 F
Khối kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ
(không kể phần kiến thức ngoại ngữ,
giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh)
Mục tiêu
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Công nghệ tài chính nhằm đào tạo cử nhân kinh tế
chuyên ngành Công nghệ tài chính hội đủ các tiêu chuẩn:

- Có kiến thức cơ bản về toán, thống kê, xã hội và kinh tế; kiến thức lý thuyết chuyên sâu về Tài chính –
Ngân hàng; kiến thức nền tảng cơ bản về khoa học dữ liệu và máy tính.

- Có đủ năng lực tư duy (phản biện, phân tích, tổng họp) và năng lưc thực hành nghề nghiệp để ứng dụng
công nghệ vào phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh và đầu tư
trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

- Có kỹ năng giao tiếp và hợp tác; có thái độ tích cực và ý thức trách nhiệm và khả năng học tập suốt đời.

Mục tiêu cụ thể

PO 1 Có nền tảng kiến thức cơ bản về toán kinh tế, xã hội, pháp lý
PO 2 Có kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế, kinh doanh và quản lý
PO 3 Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng và khoa học dữ liệu
PO 4 Có kỹ năng tư duy nhạy bén, kỹ năng thực hành thành thạo, thái độ ứng xử chuyên nghiệp
PO 5 Có tư cách đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng
Chuẩn đầu ra
Mức
Nội dung Chuẩn đầu ra
độ *
Diễn giải và ứng dụng được các kiến thức cơ bản về toán,
PLO 1 thống kê, công nghệ, khoa học xã hội và pháp luật vào trong 3
lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý
Áp dụng được các kiến thức cơ bản và nâng cao về kinh tế,
PLO 2 3
A. Kiến thức kinh doanh, tài chính, ngân hàng trong thời đại kỷ nguyên số
Liện hệ được các kiến thức cơ bản và nâng cao về khoa học
dữ liệu, sử dụng được các công cụ và kỹ thuật công nghệ tài
PLO 3 4
chính và tiềm năng ứng dụng của chúng trong lĩnh vực Tài
chính-Ngân hàng và các lĩnh vực khác
Thể hiện được các kỹ năng: trình bày, làm việc nhóm, nghiên
PLO 4 3
cứu, tư duy phản biện để học tập và làm việc hiệu quả
Thể hiện được khả năng học tập suốt đời, tư duy đổi mới
PLO 5 3
sáng tạo trong môi trường hội nhập và phát triển công nghệ
B. Kỹ năng
Xác định được được các công cụ và kỹ thuật công nghệ tài
chính để giải quyết các bài toán thực tế trong lĩnh vực Tài
PLO 6 4
chính-Ngân hàng và đưa ra các quyết định dựa trên kết quả
phân tích, đánh giá
PLO 7 Thể hiện trách nhiệm công dân và ý thức phục vụ cộng đồng 3
C. Mức tự chủ và
Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và các quy định ở nơi học tập
trách nhiệm PLO 8 4
và làm việc
Vị trí việc làm
Nhóm 1: Chuyên viên quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính tại các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước. Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ tài
chính có thể trở thành chuyên viên quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính, giám sát hệ thống tài chính, kiểm tra tính bảo mật và vận hành hệ thống
quản lý tài chính, ngân sách bằng công nghệ. Các cơ quan quản lý tài chính như Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm nhà nước, các cơ quan thuế, Hải
quan,...hiện tại cũng đang áp dụng và đổi mới mạnh mẽ hệ thống kiểm tra, giám sát bằng công nghệ. Với đội ngũ hiện tại đang thiếu, sinh viên tốt
nghiệp sẽ có cơ hội phục vụ công tác tại các đơn vị trên;

Nhóm 2: Chuyên viên công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ tài chính tại các doanh nghiệp dịch vụ tài chính. Cử nhân tốt nghiệp ngành Công
nghệ tài chính đủ năng lực làm việc với vị trí chuyên viên áp dụng công nghệ vào trong quản lý tài chính, tối ưu hóa danh mục đầu tư, cho vay, phát
triển sản phẩm công nghệ (E-banking, E-broker, E-report...) dựa trên nghiên cứu dữ liệu lớn tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước mà hiện
đang rất khan hiếm nguồn nhân lực như các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hay các quỹ đầu tư;

Nhóm 3: Chuyên viên làm việc tại các công ty Fintech. Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính có đủ năng lực làm chuyên viên tại các công ty
Fintech, nơi mà triển vọng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới ở các lĩnh vực như: gọi vốn, chuyển tiền, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân,
quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và sản xuất kinh doanh khác;

Nhóm 4: Làm chủ các dự án sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech. Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính với khả năng am hiểu hệ
thống, lập trình, phát triển sản phẩm mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính có đủ năng lực để khởi nghiệp nhất là trong các lĩnh vực gọi vốn bằng
phát triển sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm ứng dụng nền tảng Blockchain...

Nhóm 5: Giảng viên và nghiên cứu viên. Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính có thể học thêm các khóa học kỹ năng để trở thành giảng
viên trong các trường cao đẳng; làm trợ giảng và học cao học để trở thành giảng viên có học vị cao tại các trường đại học; chuyên viên nghiên cứu,
tư vấn, phân tích tại các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tài chính.
Cấu trúc chương trình
Kiến thức Khối lượng Ghi chú
(tín chỉ)
1. Kiến thức giáo dục đại cương 36
1.1. Các học phần chung 26 Khoa học chính trị và ngoại ngữ
1.2. Các học phần của Trường (bắt 10 Chọn 10 trong 22 học phần
buộc, tự chọn)
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 32
2.1. Kiến thức cơ sở ngành 15
2.2. Kiến thức ngành 17
2.2.1. Các học phần bắt buộc 15
2.2.2. Các học phần tự chọn 2 SV tự chọn 2 TC (trong 3 học phần)

2.3. Kiến thức chuyên ngành 52


2.3.1. Các học phần bắt buộc 37
2.3.2. Các học phần tự chọn 15 SV tự chọn 15TC (trong 13 học phần)

2.4. Thực tập giữa khóa 2


2.5. Chuyên đề thực tập 4
2.6. Khóa luận tốt nghiệp 4
TỔNG SỐ 130
Kế hoạch học tập chi tiết

Microsoft Word
97 - 2003 Document
Chương trình học song bằng
-Quyết định số 1195/QG-ĐHQG ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc ban hành
Quy định đào tạo song ngành trình độ đại học hệ chính quy tại Đại học Quốc gia Thành phố;
-Quyết định số 1557/QĐ-ĐHQG ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc cho phép
Trường Đại học Kinh tế - Luật triển khai đào tạo song ngành trình độ đại học hệ chính quy;

1.Đối tượng và phạm vi tuyển sinh: Sinh viên đang theo học trình độ đại học chính quy tập trung tại
các Trường thành viên của ĐHQG-HCM và đã hoàn thành tối thiểu năm học thứ nhất của chương trình
đào tạo ngành đang theo học.
2.Phương thức tuyển sinh và điều kiện xét tuyển
1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ngành thứ nhất.
2. Điều kiện đăng ký xét tuyển:
3.Sinh viên trình độ đại học chính quy tập trung đang học tại các Trường thành viên của ĐHQG-
HCM được đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai nếu đồng thời thỏa mãn các điều kiện tối
thiểu sau:
1. Ngành thứ hai sinh viên đăng ký học phải khác ngành thứ nhất mà sinh viên đang theo học;
2. Đã hoàn thành tối thiểu năm học đầu tiên của chương trình đào tạo ngành thứ nhất và xếp
loại học lực khá trở lên (từ 7.0 trên thang điểm 10).
Q&A????????????????

You might also like