You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN TƯ DUY THIẾT KẾ


Giảng viên: Ths Đặng Thu Phương

Sinh viên: Trương Thị Hồng Hạnh


Mã sinh viên: 23090213
Lớp: 23QH.GT4
Học phần: Tư duy thiết kế

DECEMBER 12, 2023


MỤC LỤC

Nội dung Trang


1.Những chiêm nghiệm, những suy nghĩ những hoạt động trong khóa học…………… 3

1.1: Cảm nhận chung về học phần……………………………………………………… 3


1.2: Cảm nhận về những kiến thức, kỹ năng, bài học rút ra trong quá trình học……… 3
2.Dự án thay đổi, tạo tác động xã hội áp dụng quy trình tư duy thiết kế……………… 6
2.1: MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. 6
2.1.1: Lý do chọn đề tài………………………………………………………………… 6
2.1.2: Mục tiêu dự án………………………………………………………………….. 6
2.1.3: Đối tượng phạm vi nghiên cứu…………………………………………………. 6
2.1.4: Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….. 6
2.2: NỘI DUNG………………………………………………………………………. 7
2.2.1: Khái niệm………………………………………………………………………. 7
2.2.2: Thực trạng……………………………………………………………………… 7
2.2.3: Vấn đề đặt ra…………………………………………………………………… 8
2.2.4: Lên ý tưởng…………………………………………………………………….. 9
2.2.5: Tạo mẫu gốc……………………………………………………………………. 10
2.2.6: Kiểm chứng…………………………………………………………………….. 11
2.3: KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 12

1
Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Khoa các khoa học liên ngành- ĐHQGHN
đã đưa học phần tư duy thiết kế vào chương trình học của sinh viên chúng em để chúng
em có thể tiếp xúc được một kiến thức mới. Tiếp theo em xin cảm ơn sâu sắc đến cô
Đặng Thu Phương- giảng viên của học phần đã truyền tải những kiến thức của môn học
cho chúng em. Ngay từ khi nghe tên học phần em cảm thấy bị thu hút và rất mong chờ
môn học này. Sau một thời gian hoc tập, em đã được học và tiếp thu nhiều kiến thức bổ
ích, được trải nghiệm những hoạt động thú vị, từ đó em nhận ra, tư duy thiết kế rất
qquan trọng, có thể áp dụng vào mọi khía cạnh trong cuộc sống.Tuy rằng vẫn còn nhiều
thiết sót, vẫn còn tiếc nuối với những điều chưa thể thực hiện nhưng trong suốt các buổi
học em đã cố gắng nghe giảng, ghi chép và tiếp thu các kiến thức của bộ môn để rồi
tổng kết lại chúng trong bài tiểu luận này. Tuy kiến thức vẫn còn hạn chế nhưng em sẽ
cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận một cách trọn vẹn nhất. Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn.

2
Câu 1. Hãy chia sẻ những chiêm nghiệm, những suy nghĩ phản chiếu về những
hoạt động đã thực hiện, những điều đã học hỏi được trong khóa học Tư duy thiết
kế.

1. Cảm nhận chung về học phần

Đúng như cái tên của học phần là Tư duy thiết kế - một học phần cực kì thú vị,
mang đến một sự đa dạng và phong phú về kiến thức, từ lý thuyết đến thực tế. Tư duy
thiết kế không chỉ là vẽ, không chỉ dành riêng cho dân thiết kế, không có giới hạn, rào
cản nào đặt ra, mà tư duy thiết kế đóng một vai trò rất quan trọng trong thế giới hiện
nay, tư duy thiết kế là quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm để giải quyết vấn
đề một cách đổi mới, sáng tạo, khác biệt, đúng theo nhu cầu, mong muốn của họ. Học
phần không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết mà còn đưa ra những bài thực hành và dự
án thực tế. Điều này giúp mình áp dụng những kiến thức đã học vào các tình huống thực
tế, từ việc đặt vấn đề đến việc tạo ra giải pháp thiết kế. Học phần tư duy thiết kế, nó đã
kích thích sự sáng tạo của mình, đưa mình đến với thế giới của sự sáng tạo, truyền cho
mình nhiều cảm hứng để có thể dám nghĩ, dám thực hiện, mình đã dám bước ra khỏi
vùng an toàn của bản thân để tạo ra những điều độc đáo, nó cho phép mình nhìn một
vấn đề theo nhiều góc nhìn khác nhau, giải quyết những vấn đề của xã hội bằng sự sáng
tạo, khác biệt, đột phá nhưng lại nhắm đúng vào nhu cầu của mọi người. Giảng viên
không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn tạo điều kiện cho sự thảo luận và giao lưu ý kiến,
tạo ra những bài giảng thú vị giúp cho mình thoải mái hơn và quá trình tiếp thu kiến
thức cũng nhanh hơn. Học phần tư duy thiết kế cũng giúp mình hiểu rõ về cách tư duy
thiết kế có thể ứng dụng trong thế giới 4.0, nơi mà sự đổi mới và công nghệ đang là chìa
khóa cho sự phát triển. Việc liên kết với các xu hướng công nghiệp và quy trình làm
việc thực tế đã tạo ra sự khác biệt, đổi mới. Không chỉ giúp mình trang bị kiến thức
chuyên sâu, mà học phần còn giúp mình phát triển kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Thông
qua các dự án nhóm, mình học cách làm việc hiệu quả trong nhóm, lắng nghe ý kiến
đồng đội và trình bày ý tưởng một cách rõ ràng. Học phần Tư duy Thiết kế không chỉ
là một nguồn kiến thức mà còn là một hành trình trải nghiệm giáo dục sâu sắc. Mình tin
rằng những kiến thức và kỹ năng mà tôi học được từ khóa học này sẽ là một tài nguyên
quý báu trong sự nghiệp và phát triển cá nhân của mình.

2. Cảm nhận về những kiến thức, kỹ năng, bài học rút ra trong quá trình học
tập.

3
Mình cảm thấy rất ấn tượng với những bài giảng của cô cũng như những bài thực
hành nhóm và bài thực hành cá nhân, nó giúp mình rút ra được những bài học cho riêng
mình, sau đây là một số hoạt động mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất với mình:

a. Bài thực hành vẽ theo nhóm và circle challenge

Trong thử thách 2 người vẽ trên một tờ giấy để tạo thành một câu chuyện nhưng
hai người lại không được bàn bạc trước với nhau, thử thách này nó kích thích tư duy
sáng tạo của mình, nó phản ánh một loại tư duy gọi là tư duy khởi nghiệp, thứ trước mắt
bạn có thể rất mơ hồ nhưng chúng ta phải bắt đầu, phải học cách thay đổi. Qua việc đặt
ra các thách thức thực tế và thúc đẩy ý tưởng mới, mình đã học cách nhìn nhận vấn đề
từ nhiều góc độ khác nhau, có thể trước mắt khá mơ hồ nhưng biết đâu đi vào sâu trong
đó lại càng rõ ràng, nếu chúng ta không dám bước đi, không dám bắt đầu thì có thể sẽ
bỏ mất một cơ hội tốt đẹp đằng sau đó. Mình học được cách dám bắt đầu, thấu cảm
đồng đội của mình trong sự im lặng, chỉ thông qua những hành động của bạn đó, và rồi
sáng tạo những thứ mới mẻ kết hợp các ý tưởng lại thành một câu chuyện.

Và thử thách circle challenge một lần nữa cũng kích thích tư duy sáng tạo và
hình thành tư duy phát triển khác với thử thách vẽ theo nhóm là sáng tạo ra một ý tưởng
mới thì thử thách này lại là sáng tạo dựa trên những cái có sẵn, những khuôn mẫu từ đó
chúng ta phải tạo ra những thứ khác biệt. Ngày nay việc sáng tạo ra một thứ thực sự
mới sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách, đôi khi chúng ta có thể dựa trên những thứ đã có
sẵn để biến đổi nó, hãy nghĩ rằng: “Bạn làm được, tôi cũng làm được và sẽ làm tốt hơn
bạn”, đừng ngại thay đổi những thứ có sẵn.

Qua 2 thử thách này, mình đã hình dung rõ hơn về vai trò tư duy sáng tạo trong
thời đại mà công nghệ thông tin phát triển, sự xuất hiện của AI- trí tuệ nhân tạo, chat
GPT, Bard thì con người khẳng định sự khác biệt của mình bằng sự sáng tạo, sự đổi
mới.

b. Thử thách xây tháp marshmallow

Thử thách này là thử thách đồng đội, yêu cầu phải khéo léo, đoàn kết phối hợp
ăn ý với nhau trong một nhóm. Điều đầu tiên mình nhận ra là mọi người đều có tinh
thần làm việc nhóm rất cao, phối hợp khá ăn ý mặc dù mới chỉ quen nhau. Ban đầu
chúng mình muốn xây một tháp thật cao nhưng nó lại không thể đứng vững, và rồi
chúng mình tiếp tục nhận ra rằng muốn làm tốt điều gì cũng cần chú trọng đến nền tảng,

4
nền móng cũng như nếu muốn xây được một tòa tháp cao trước hết phải xây dựng một
nền móng thật vững. chúng mình đã không lên ý tưởng trước, không bầu trưởng nhóm
dẫn đến bất đồng quan điểm và gặp nhiều khăn. Rồi qua đó chúng mình đã rút ra được
những bài học cho riêng mình: bài học về xây dựng ý tưởng, về sự lãnh đạo trong một
đội nhóm là cực kì cần thiết để có thể kết nối các thành viên trong nhóm, về kỹ năng
giao tiếp chúng ta phải dám nói lên quan điểm của mình, về loại bỏ cái tôi của mình
lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm rồi kết hợp với nhau để đạt được kết
quả tốt nhất.

c. Thử thách giải quyết một vấn đề trên báo áp dụng 5 bước của tư duy thiết
kế

Đây là một thử thách để chúng tôi được rèn luyện, được áp dụng thự hiện 5
bước quy trình của tư duy thiết kế, ở thử thách này mình học được cách xác định và lên
kế hoạch giải quyết vấn đề nhanh chóng, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện
được kỹ năng thuyết trình nhanh.Vì đã có những bài học rút ra từ những lần làm việc
nhóm trước đây nên lần này mọi chuyện được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trong
bước thấu cảm, chúng mình đã biết ngồi bàn bạc những câu hỏi để phỏng vấn mọi người,
chia những khu vực phỏng vấn ra cho từng người, rồi tổng hợp lại các ý kiến đã phỏng
vấn được để xác định vấn đề, tìm ra được giải pháp thích hợp nhất. Thực sự làm việc
nhóm rất khó, chỉ một chút bất đồng quan điểm thôi thì có thể xảy ra xích mích, tuy
nhiên chúng mình có một trưởng nhóm rất trách nhiệm, giúp giảng hòa mọi người và
thống nhất những ý kiến lại với nhau. Sau khi tạo được mẫu gốc, chúng mình học được
cách thử nghiệm, chấp nhận tiếp thu những ý kiến của mọi người để sửa đổi cho ý tưởng
của mình nó hoàn hảo nhất có thể. Và đặc biệt mình đã được rèn luyện kỹ năng thuyết
trình nhanh gọn, cô đọng lại nội dung mà mình muốn chuyền đạt không trình bày lan
man, đi đúng vào những trọng tâm mà mình muốn truyền đạt, điều này với mình là hơi
khó nhưng tôi đã không bỏ cuộc, đứng trước gương tập luyện rất nhiều lần và rồi thành
quả đạt được luôn xứng đáng với công sức mà mình đã bỏ ra.

5
Câu 2: Dự án thay đổi, tạo tác động xã hội áp dụng quy trình tư duy thiết kế

Họ và tên: Trương Thị Hồng Hạnh

Tên dự án: “Sống thử” trách nhiệm thật

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Sống thử” đang là một xu hướng đang trở nên phổ biến hiện nay, giới trẻ Việt Nam
hiện nay có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so
với trước đây. Theo thăm dò của VnExpress của 13.500 độc giả thăm dò ý kiến với câu
hỏi “Có nên sống thử ?”. Mặc dù được khuyến cáo những cái lợi và hại song có đến
56% đồng tình với quan điểm sống thử và chỉ 36% không ủng hộ, tuy nhiên ở Việt
Nam thì xu hướng này nhận về một ánh nhìn không mấy thiện cảm của mọi người về
những cặp đôi đang “sống thử”, lý do rằng cách những người trẻ “sống thử” nó đang
quá dễ dàng, họ quá buông lỏng bản thân để rồi dẫn đến những hậu quả không mong
muốn như có thai ngoài ý muốn khi bản thân chưa sẵn sàng, chia tay, tổn thương về tâm
lí. Nên mình muốn tạo ra một dự án để giúp mọi người có cái nhìn cụ thể nhất về “sống
thử” để hành động một cách đúng đắn, biết bảo vệ bản thân
2. Mục tiêu dự án
Dự án giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về tình trạng sống thử của sinh viên, cùng
với đó là các phân tích giúp các bạn thấy được" lỗ hổng" trong vấn đề này. Mình đã
thành lập dự án với mong muốn gửi tới các bạn những cái nhìn khách quan và đầy đủ
hơn về " sống thử ", giúp các bạn nắm bắt mọi thứ một cách cặn kẽ để xây dựng cho
mình một nền tảng kiến thức vững chắc trước khi bước ra ngồi nhà chung rộng lớn đầy
cạm bẫy.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu sống thử của giưới trẻ độ tuổi từ 18-23 tuổi, thay đổi nhận thức của họ
sau khi có kiến thức tổng thể về “sống thử”.
• Phạm vi nghiên cứu:
Những người trẻ đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Khảo sát thực tiễn.
• Khảo sát thống kê.

6
• Nghiên cứu tài liệu.
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm

"Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống như vợ chồng trước hôn nhân.
• Phân biệt sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Về hình thức, sống thử nói về hành động quan hệ tình dục với người yêu. Còn
quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có thể xảy ra với nhiều đối tượng.
Về bản chất, sống thử được hình thành xuất phát từ mong muốn được chia sẻ
không.
chỉ là nhu cầu sinh lý, mà cả tình cảm của cả hai người. Còn quan hệ tình dục trước hôn
nhân có thể chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh lý.
2. Thực trạng
Có thể thấy việc sống thử hiện nay là chuyện khá phổ biến, bởi vì nó không bị áp
đặt bởi các giấy tờ ràng buộc. Vì vậy mà một số bộ phận giới trẻ quyết định sống thử
chỉ vì theo “xu hướng”. Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có
6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh
viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Họ chưa
có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không. Sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu
thì thực sự đáng lo ngại, nhất là khi “sống thử” nhận được cái nhìn cái đánh giá không
mấy tốt đẹp từ mọi người vì đó là một lối sống đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của
Việt Nam.
Phần khác thì “sống thử” vì lí do tình cảm, họ muốn có nhiều thời gian ở cạnh
người yêu, muốn hiểu rõ người yêu hơn để tiến tới hôn nhân, muốn chăm sóc cho người
yêu, cũng như giải quyết vấn đề về sinh lí, tình dục. Tuy nhiên chỉ 1/3 trong số họ quan
hệ tình dục có biện pháp phòng an toàn, phần còn lại thì dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc: có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai.
Một lí do nữa, có vẻ rất hợp lí, đó là vì lợi ích kinh tế. Họ đều là những sinh viên
đang phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ, họ muốn sống cùng nhau để tiết kiệm chi phí cũng
như tiết kiệm được thời gian hơn.
Sống thử có mặt tốt mặt xấu tùy theo mục đích của từng người, chúng ta không
nên nhận xét xu hướng này bằng cái nhìn phiến diện hay dựa theo thuần phong mỹ tục
của Việt Nam nhưng chúng ta cũng nên trang bị cho mình những kiến thức những hiểu
biết về sống thử.

7
Theo những khảo sát gần đây của mình về những bạn trẻ lứa tuổi từ 18-23, hầu
hết những cặp đôi yêu nhau đều có xu hướng muốn sống thử với nhau, tuy nhiên họ lại
chỉ mới nghe qua về sống thử, và chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm cho nhưng hậu quả
không mong muốn xảy ra.

Vậy nên sống thử có rất nhiều rủi ro nếu không được tìm hiểu kỹ nên giới trẻ cần
được trang bị những kiến thức những hiểu biết trước khi quyết định sống thử để tránh
những hậu quả đáng tiếc xảy ra cũng như thay đổi được ánh nhìn tiêu cực của mọi người
về xu hướng này.
3. Vấn đề đặt ra
Có rất nhiều thông tin hay và bổ ích trên mạng nhưng nó lại quá lý thuyết hoặc
mọi người phải mất nhiều thời gian đi tìm kiếm để tìm hiểu khiến mọi người sẽ lười và

8
mất hứng thú tìm hiểu về vấn đề này. Làm thế nào để người trẻ cũng như tất cả mọi
người hứng thú và chủ động tiếp cận được những kiến thức cụ thể và thực tế nhất về
“sống thử” để có một cái nhìn bao quát rõ ràng và quyết định đúng đắn khi gặp phải vấn
đề này.
4. Lên ý tưởng
Có rất nhiều thông tin hay và bổ ích trên mạng nhưng nó lịa quá lý thuyết hoặc
mọi người phải mất nhiều thời gian đi tìm kiếm để tìm hiểu , Tạo nên một bộ phim ngắn
về những vấn đề xoay quanh quá trình sống thử của các cặp đôi đang yêu nhau dựa trên
3 mục đích chính khi họ quyết định “sống thử”:
- Vấn đề tình cảm
- Vấn đề kinh tế
- Theo xu hướng
Mỗi mục đích sẽ có những tình huống khác nhau cũng như có cả những tình
huống giống nhau ở cả 3 mục đích để mọi người hiểu rõ hơn, gợi ý cho mọi người một
số cách giải quyết.

Mục đích:

Bộ film được xây dựng hướng đến khán giả ở lứa tuổi vị thành niên từ 18-23
tuổi, đặc biệt là những sinh viên đang trong thời gian học đại học, sống xa gia đình, với
mong muốn giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng sống thử ngày nay.
Dự án sống thử của mình ra đời nhằm mục đích giúp các cặp đôi sẽ hiểu rõ hơn về tất
cả những gì mà họ sẽ phải đối mặt trong tương lai nếu họ có dự định ở cùng nhau và
tiến tới một mối quan hệ xa hơn. Giúp mọi người có kinh nghiệm hơn và có cái nhìn
bao quát trong việc đưa ra quyết định sống thử, lựa chọn người mình yêu và đưa ra một
vài cách giải quyết phù hợp.

Điểm nổi bật của dự án:

- Diễn viên đóng phim ngắn sẽ chính là những cặp đôi ngoài đời thật để bắt trọn
những cảm xúc thật sự, họ đang có nhu cầu muốn sống thử, họ sẽ được trải
nghiệm trực tiếp những tình huống có thể xảy ra..
- Sẽ có 3 cặp đôi vào vai đại diện cho 3 mục đích khác nhau khi quyết định sống
thử..

Những trở ngại có thể gặp trong quá trình triển khai dự án:

9
- Cặp đôi đó họ xảy ra mâu thuẫn rồi chia tay khi vẫn đang trong quá trình ghi
hình.
- Việc tìm kiếm nhà tài trợ.
- Vấn đề thời tiết.
5. Tạo mẫu gốc
Vì nguồn lực có hạn nên mình tạo mẫu gốc là kịch bản.

Dự án phim ngắn “Sống thử” trách nhiệm thật.

MÔ TẢ CHUNG: một bộ phim tình cảm hài hước xoay quanh nhóm sinh viên tham gia
một chương trình sống thử trước khi quyết định kết hôn. Họ sẽ đối mặt với những thử
thách và tình huống khó khăn mà cuộc sống hôn nhân có thể đưa ra, và phải tìm ra cách
giải quyết để hiểu rõ hơn về đối phương và chuẩn bị cho cuộc sống chung.
NHÂN VẬT:
Cặp nhân vật 1:
• Phùng Tiến Dũng:18 tuổi sinh viên ngành công nghệ thông tin, gia đình khó
khăn, có nhiều bạn, good boy, là một người tâm lý, đẹp trai, trách nhiệm, rất
chung thủy với người yêu.
• Vũ Thu Trang: bạn gái của Dũng, một cô gái xinh đẹp có nhiều người theo đuổi
nhưng lại một lòng chung thủy với Dũng, cô ấy 18 tuổi là sinh viên ngành Tâm
lí học, mọi thứ ở cô ấy đều tuyệt vời nhưng là một người rất kiểm soát người yêu
- Họ sống thử vì lí do tiết kiệm chi phí sinh hoạt, họ cùng giúp đỡ nhau vượt qua
những giai đoạn khó khăn đầu tiên khi mới làm sinh viên, hỗ trợ nhau học hành
- Mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc, cãi nhau những chuyện vặt vãnh, ngoại tình vì
người yêu nghèo.
- Hậu quả: chia tay.
Cặp nhân vật 2
• Nguyễn Huy Hiệu: sinh viên năm 2, 19 tuổi, nổi tiếng là hot boy ăn chơi của
trường, có một lối sống phóng khoáng.
• Hoàng Xuân Nhi: cô sinh viên năm 1, 18 tuổi, là một girl phố rất xinh đẹp, học
giỏi chơi hay, nhưng lại va vào lưới tình của Hoàng nên đã bỏ bê việc học khá
nhiều.
- Họ sống thử vì theo xu hướng chung.

10
- Mâu thuẫn về ghen tuông với người khác giới, nhanh chán đối phương, thờ ơ với
nhau, mâu thuẫn về tiền bạc.
- Hậu quả: Hậu bị cắm sừng sa sút việc học, có thai ngoài ý muốn vì quan hệ tình
dục không có biện pháp phòng tránh nhưng bạn nam lại không nhận trách nhiệm
quyết định dẫn bạn nữ đi phá thai.

Cặp nhân vật 3:


• Đỗ Văn Hoàng: một anh chàng sinh viên năm thứ 4, 22 tuổi, đã có công việc ổn
định, là một người rất trách nhiệm, yêu chiều người yêu, chuẩn hình tượng bạn
trai nhà người ta.
• Bùi Thị Hải Ly: cô sinh viên 21 tuổi, đang đi thực tập tại công ty truyền thông,
hiền lành, nấu ăn ngon.
- Hai người yêu nhau đã được 4 năm, họ quyết định sẽ sống thử với nhau để sẵn
sàng tiến tới hôn nhân, trước đó họ thâm gia những lớp học chia sẻ kiến thức về
sống thử, đi xem những bộ phim liên quan đến đề tài sống thử.
- Họ bị áp lực cuộc sống, về nhà họ chia sẻ và động viên nhau cùng vượt qua, khi
cãi nhau Hoàng luôn chấp nhận xin lỗi trước, họ cũng gặp những khó khăn về
tài chính.
- Hậu quả: vì quá quen thuộc nhau nên sẽ dễ chán, bố mẹ nhà trai sẽ có cái nhìn
đánh giá người con gái vì chưa cưới mà đã sống chung với nhau như vợ chồng.

6. Kiểm chứng

Hầu hết mọi người đều khá thích kịch bản của dự án phim: “Sống thử” trách nhiệm
thật

11
Dự án sẽ khá hấp dẫn khi nó gần gũi với thực tế, các diễn viên ngoài cũng sẽ được
làm chính mình trong phim, việc sống thử không phải là quá tiêu cực nếu chúng ta biết
xây dựng một quan điểm đúng đắn và lành mạnh về tính yêu đôi lứa, về một hạnh phúc
và mái ấm gia đình trong tương lai của mình. Dự án sẽ có nhiều tình tiết hài hước cũng
như lãng mạn, người xem sẽ không bị nhàm chán và những kiến thức về sống thử sẽ
được lồng ghép khéo léo vào những phân cảnh trong dự án phim.
C. KẾT LUẬN.
Mong rằng dự án “sống thử” trách nhiệm thật sẽ truyền tải những kiến thức tổng
quan nhất về “sống thử” cho mọi người. Mong rằng chúng ta sẽ tỉnh táo trước bất kì
quyết định nào đó để bảo vệ được bản thân và phải nhìn nhận vấn đề sống thử một cách
toàn diện, hạnh phúc chỉ đến với bạn khi bạn thật sự nghiêm túc trong tình yêu và hãy
làm những gì bạn cho là đúng và phù hợp với bản thân. Để từ đó, bản thân thấy rõ và
lựa chọn cách sống cho bản thân, để hạn chế những tác động xấu của việc sống thử,
đồng thời phát huy tính tích cực mà nó mang lại.

12

You might also like