You are on page 1of 24

Vật lí 10

Cơ học Nhiệt học


Cơ học

Động học chất điểm

Động lực học chất


điểm

Cân bằng và chuyển


động của vật rắn
Các định luật bảo
toàn
CHƯƠNG I

Động học chất điểm


Động
Động
Cơ học
lực
học
học
mô tả các tính chất của chuyển động của
các vật bằng các phương trình toán học
Bài 1

CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I - CHUYỂN ĐỘNG CƠ. CHẤT ĐIỂM
1. Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển
động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các
vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Ví dụ: khi xét chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời ta xem trái đất như là một
chất điểm.
Trái lại, khi xét chuyển động tự quay quanh
mình của Trái Đất thì ta không thể xem trái đất
là một chất điểm.
Một vật chuyển động được coi là một chất
điểm, có khối lượng , nếu kích thước của
vật rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so
với khoảng cách ta đề cập đến).
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng
của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
Dưới đây ta chỉ xét chuyển động của những
vật được coi như những chất điểm.
3. Quỹ đạo
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm
chuyển động tạo ra một đường nhất định.
Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động
II – CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VẬT
TRONG CHUYỂN ĐỘNG
1. Vật chuyển động trên một đường thẳng
Giả sử có một chất điểm M chuyển động trên một
đường thẳng đã biết trước. Muốn xác định vị trí của
điểm M trên đường đó ta làm như sau:

M
+
O M
y
M
I

x
O H

x  OH
y  OI

2. Vật chuyển động trên một mặt


y

H O
x
I
M

x  OH
y  OI
x  OH x x
OH OH

y  OI y yOI OI
Nếu biết điểm M nằm trên một
mặt phẳng nào đó, để xác định vị
trí của M ta làm như sau:

Lấy trên mặt phẳng đó một điểm O làm vật mốc.

Vẽ trên mặt phẳng đó hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau. Hai
trục này gọi là hai trục toạ độ. Hệ hai trục này là hệ toạ độ.

Chiếu vuông góc điểm M xuống hai trục Ox và Oy tại H và I.

Dùng thước đo các độ dài | x | = OH và | y | = OI. Các độ dài đại


số x và y là các toạ độ của điểm M. Chúng cho phép ta xác định
được vị trí của M.

Vị trí của điểm sẽ được xác định bằng hai tọa độ là: x  OH và
y  OI . Hai tọa độ này là hai đại lượng đại số.
III – CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI GIAN
TRONG CHUYỂN ĐỘNG
1. Mốc thời gian và đồng hồ
Để xác định thời gian thì ta phải chỉ rõ mốc thời
gian (hoặc gốc thời gian), tức là thời điểm mà ta
bắt đầu đo thời gian.

Và đo khoảng thời gian trôi đi từ mốc thời gian


bằng đồng hồ
2. Thời điểm và thời gian
Trên bảng giờ tàu thống nhất E1, tàu xuất phát từ ga
Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút (là thời điểm). Mốc thời
gian ở đây là 0 giờ của giờ Hà Nội. Tàu đến Huế lúc 8
giờ 05 phút ngày hôm sau. Điều này có nghĩa là tàu đã
chạy (khoảng) thời gian là 13 giờ 05 phút.

Người ta thường chọn mốc thời gian là thời điểm mà


vật bắt đầu chuyển động.
IV – HỆ QUY CHIẾU

HỆ QUY
CHIẾU
HỆ QUY
CHIẾU

You might also like