You are on page 1of 38

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG

QUẢN LÝ VÀ BẢO QUẢN HÓA CHẤT

1
TCVN 5507: 2002

2
PHẠM VI ÁP DỤNG
• Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở có các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và
vận chuyển hóa chất nguy hiểm, kể cả hóa chất bảo
vệ thực vật dùng trong nông nghiệp.

• Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chất nổ và chất


phóng xạ.

3
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Do tính chất của các nguyên liệu, sản phẩm, và bán sản
phẩm mà trong mọi quá trình liên quan đến công nghiệp
hóa chất luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ đối với con
người. Một số khái niệm cơ bản:
1. Hóa chất nguy hiểm:
1.1. Hóa chất dễ cháy nổ
1.2. Hóa chất ăn mòn
1.3. Hóa chất độc
2. Sự cố hóa chất: sự cố bất thường (gây cháy, nổ
độc hại, ô nhiễm môi trường…).
3. Chất thải nguy hại: gây nguy hại đến môi trường,
động thực vật và sức khỏe con người.

4
QUY ĐỊNH CHUNG

• Cơ sở có hóa chất nguy hiểm


(HCNH) phải tuân theo các quy định
pháp lý hiện hành.
• Cơ sở có HCNH phải biết rõ các
tính chất nguy hiểm,phương pháp
phòng ngừa và xử lý sự cố.
• Tại phân xưởng, kho phải có bảng
hướng dẫn cụ thể về quy trình thao
tác an toàn ở vị trí dễ đọc.

5
6
QUY ĐỊNH CHUNG
• Người làm việc, tiếp xúc HCNH phải được
đào tạo.
• Cơ sở có HCNH phải trang bị đầy đủ
phương tiện phù hợp (phương tiện làm
việc, PCCC) và phải huấn luyện cho nhân
viên .
• Trường hợp xảy ra sự cố (lao động, cháy
nổ, đổ vỡ…) phải được xử lý kịp thời và
báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo
quy định.
• Chỉ những người hiểu rõ tính chất nguy
hiểm của hóa chất, biết PP xử lý và có đủ
phương tiện mới được xử lý sự cố.

7
YÊU CẦU VỀ NHÀ KHO,XƯỞNG

• Thiết kế, xây dựng theo quy định (TCVN 2622:1995,


TCVN 4604: 1989, TCVN 3288: 1979) và đảm bảo an toàn
với khu dân cư (nếu gần sông,phải đặt ở sau dòng chảy
của kh dân cư và cuối nguồn nước.
• Khô ráo, không thấm dột, có thu lôi chống sét.
• HCNH phải để trong kho, phải quy hoạch sắp xếp theo tính
chất của từng loại hóa chất, không được xếp trong cùng
một kho các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc
có PP chữa cháy khác nhau (phụ lục D).

8
YÊU CẦU VỀ NHÀ KHO,XƯỞNG

• Bên ngoài kho, xưởng phải có biển báo “CẤM LỬA”, “ CẤM
HÚT THUỐC” to, rõ, dễ thấy.
• Khi xếp HC trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho
người lao động và hàng hóa.
• Nhà xưởng, kho phải được kiểm tra định kỳ hàng năm về
an toàn và trước mùa mưa, bão.

9
YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ

• Thiết bị (TB)sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng


HCNH phải theo quy định TCVN 2290:1978.
• TB vận chuyển (băng tải, băng nâng…) phải có hệ thống
tính hiệu cảnh báo.
• Bề mặt nóng của TB phải được che chắn cách ly.
• Hệ thống đo lường, kiểm soát phải được kiểm tra định kỳ,
hiệu chỉnh sai số để đảm bảo TB vận hành ổn định.

10
YÊU CẦU VỀ BAO BÌ
• Theo quy định TCVN 6406:1998
• Vật chứa, bao bì đảm bảo kín và chắc chắn.
• Phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ.
• Nhãn hàng hóa rõ, dễ đọc và không bị rách.
Trường hợp nhãn bị mất, phải phân tích, xác
định rõ tên và thành phần chính của HC trước
khi đưa ra sử dụng hoặc lưu thông.

11
YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ
• Cơ sở có HCNH thuộc danh mục các mặt hàng hạn chế
kinh doanh,kinh doanh có điều kiện ngoài việc áp dụng các
quy định trên còn phải thực hiện các quy định hiện hành
của pháp luật.
• Phải có quy chế quản lý chặt chẽ trong xuất nhập.
• Khi giao nhận HCNH, phải có chứng từ rõ ràng. Chỉ được
giao nhận hàng có bao bì và nhãn đầy đủ.
• HC hết thời hạn sử dụng hoặc mất phẩm chất phải được
xử lý hoặc hủy bỏ theo quy định.

12
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC dễ gây cháy,nổ
- Cơ sở có HC dễ cháy, nổ phải đăng ký với cơ quan có
thẩm quyền địa phương và thực hiện kế hoạch phòng
chống cháy nổ theo quy định.
- Tuân theo quy định về cấc ly an toàn, cấp bậc chịu lửa của
công trình (TCVN 2622:1995)
- Phải có lối thoát nạn, lối đi cho các phương tiện cứu hỏa.
- Phải có các phương tiện và chất chữa cháy thích hợp.
- Quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa.

13
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC dễ gây cháy,nổ
- Hệ thống điện, máy móc, TB làm việc trong khu hóa chất
dễ chay nổ phải an toàn trong phòng chống cháy nổ (TCVN
3255:1986)
- Không để HC dễ cháy nổ cùng chỗ với chất duy trì sự cháy
(oxy, các chất nhả oxy…)
- Khi san rót HC từ bình này sang bình khác, phải tiếp đất
bình chứa và bình rót.
- Tránh xa các nguồn nhiệt, lửa.

14
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC dễ gây cháy,nổ
- Trong khu vực có HC dễ cháy, nổ phải thông thoáng để
tránh sự tích tụ của hơi, khí dễ cháy, nổ.
- Khi xảy ra cháy ở khu vực có máy thông gió đang hoạt
động, phải lập tức dừng lại để cháy không lan rộng.
- Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, mọi người đều phải dùng
phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia cứu nạn và chữa
cháy.
- Báo công an PCCC và y tế cấp cứu, phải chỉ dẫn địa chỉ rõ
ràng và trực đón dẫn đường nhanh nhất.

15
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH

• Đối với HC ăn mòn:


- Cơ sở có HC ăn mòn phải có biện pháp hạn chế sự
ăn mòn, bảo vệ công trình xây dựng.
- TB, đường ống chứa HC ăn mòn phải được làm bằng
vật liệu thích hợp . Trường hợp chứa trong thiết bị
chịu áp lực, phải kiểm tra định kỳ.
- Đường đi phía trên TB có HC ăn mòn phải được rào
chắn vững chắc, có tay vịn.

16
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC ăn mòn:
- Không được ôm, vác trực tiếp HC ăn mòn. Khi di
chuyển phải có thiết bị chuyên dùng.
- Khi tẩy rửa, sữa chữa TB, ống dẫn HC cần có người
am hiểu về kỹ thuật.
- Tại nơi có HC ăn mòn,phải có tủ thuốc cấp cứu,vòi
nước, thùng chứa HC trung hòa thích hợp.
- Thường xuyên kiểm tra, tu sửa máy móc, TB.
- Phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi
thải.

17
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC độc:
- Cơ sở có HC độc phải thực hiện đăng kiểm theo quy
định hiện hành.
- Nội quy xuất nhập nghiêm ngặt, chứng từ đầy đủ, đảm
bảo quản lý chính xác về khối lượng HC độc chứa
trong kho so với sổ sách.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm kê hàng tháng,
hàng quý.
- Nơi có khí, bụi độc phải thông thoáng để đảm bảo
nồng độ chất độc không vượt giới hạn cho phép.
"Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều
lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc". 18
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC độc:
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật
về bảo vệ môi trường.
- Nước thải, khí thải phải được xử lý đạt tiêu
chuẩn quy định (TCVN 5945:2005, TCVN
5939:2005, TCVN 5940: 2005).
- Chất thải độc hại khác phát sinh trong lưu
thông, sản xuất phải thu gom để xử lý. Cấm
chôn lấp, thiêu hủy tùy tiện.

"Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều
lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc". 19
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC độc:
- Phải có chế độ định kỳ kiểm tra nồng độ chất độc hại
trong môi trường làm việc.
- Phải trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế cần thiết.
- Khi tiếp xúc với HC độc, cần có mặt nạ phòng độc.
- Khi tiếp xúc bụi độc phải dùng quần áo may kín, có
khẩu trang chống bụi.
- Khi tiếp xúc chất lỏng độc phải che kín cổ tay, chân,
ngực.

"Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều
lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc". 20
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC độc:
- Nghiêm cấm sử dụng dụng cụ, bình chứa, bao bì đựng
HC độc để chứa đựng các HC khác.
- Bao bì trước khi thải loại đều phải khử độc và tiêu hủy
đúng quy định.
- Máy, TB, ống dẫn đảm bảo bền, kín.
- Cấm hút HC bằng miệng. Khi lấy mẫu cần sử dụng
những dụng cụ theo quy định. Cân sau khi dùng cần
lau rửa sạch.

"Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều
lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc". 21
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG HCNH
• Đối với HC độc:
- Trước khi đưa người vào làm việc, cần đảm bảo nồng
độ chất độc nhỏ hơn giới hạn cho phép.
- Khi làm việc, phải có từ 2 người trở lên.
- TB chứa HC độc dễ bốc hơi, dễ sinh bụi phải thật kín
và không được đặt cùng các bộ phận khác không có
HC độc.

"Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều
lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc". 22
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN HCNH

• Bảo quản HC dễ cháy, nổ:


- Phải chia thành nhiều khu vực, kho riêng theo mức độ
(xem phụ lục D).
- Kho chứa phải cách ly với lửa và nguồn nhiệt. Phải chấp
hành nghiêm ngặt các quy định phòng chống cháy nổ.
- Kho phả khô ráo, thông thoáng.
- Bao bì phải bằng vật liệu có màu ngăn cản ánh sáng. Cửa
kính phải sơn cản ánh sáng hoặc kính mờ.

23
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN HCNH

• Bảo quản HC dễ cháy, nổ:


- Chất lỏng dễ bay hơi phải chứa trong thùng không rò rỉ, để
nơi thoáng mát, không tồn chứa các chất oxy hóa trong
cùng một kho.
- Khi rót hóa chất vào thùng kim loại, phải tiếp đất vỏ thùng.
- Hệ thống điện phải an toàn.

24
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN HCNH

• Bảo quản HC ăn mòn:


- Cấm để các chát hữu cơ, chất oxy hóa, chất dễ cháy nổ
chung một kho với HC ăn mòn.
- Phân loại theo tính chất
- Thường xuyên kiểm tra độ kín của bao bì, TB chứa đựng
HC.
- Khi tiếp xúc phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân

25
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN HCNH

• Bảo quản HC độc:


- Phải bảo quản trong kho có tường và nền không thấm
nước, xa nơi đông dân cư.
- Nếu cần sang rót, đóng gói lại bao bì phải thực hiện ở nơi
thông thoáng hoặc có trang bị hệ thống hút hơi
- Kho phải có khóa đảm bảo chắc chắn.
- Kho phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
- Trước khi vào kho, phải thông thoáng kho và trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân

26
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN
CHUYỂN HCNH
• Yêu cầu chung:
- Khi vận chuyển HCNH, cơ quan có hàng phải gởi kèm
các giấy tờ theo quy định hiện hành, thông báo cho cơ
quan tiếp nhận và cơ quan bốc dỡ.
- Người vận chuyển hoặc áp tải phải hiểu rõ tính chất hóa
lý của HC, biện pháp đề phòng và cách giải quyết các sự
cố.

27
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN
CHUYỂN HCNH
• Yêu cầu chung:
Vật chứa phải đảm bảo các yêu cầu :
- Không bị hóa chất bên trong phá hủy
- Đảm bảo HC không thấm lọt ra ngoài
- Kín, không rạn nứt
- Vật chứa là loại chịu áp lực, phải chèn, chống va đập

28
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN
CHUYỂN HCNH
• Yêu cầu khi xếp dỡ:
- Người phụ trách xếp dỡ phải kiểm tra bai bì, nhãn hiệu.
- Phải phân loại HC, phải chèn, lót tránh lăn đổ.
- Không được kéo lê, quăng vứt, va chạm làm đổ vỡ.
- Không được ôm HCNH vào người.

29
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN
CHUYỂN HCNH
• Yêu cầu an toàn trong vận chuyển:
- Phương tiện vân chuyển phải đảm bảo an toàn
- Khi vận chuyển các bình khí nén : TCVN 6304:1997
- Cấm vận chuyển các bình oxy cùng các chất dễ cháy
khác.
- Xe chuyên dụng vận chuyển chất lỏng dễ cháy phải có
dây tiếp đất và biển cấm lửa.
- Xe phải có mui che nắng, mưa.
- Không đỗ lâu dưới nắng.
- Không được dừng đổ nơi đông người

30
YÊU CẦU AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
• Không khí để cấp thông hơi
xưởng, kho phải sạch.
• Cấm ăn uống, hút thuốc, tụ tập
nơi có HCNH
• Khám sức khỏe định kỳ.
• Nghiêm cấm mua bán trao đổi
HCNH cho người tiêu dùng trong
sinh hoạt và ăn uống.
• Phải có hệ thống thu hồi, xử lý
hơi, khí , bụi của các HCNH.

31
YÊU CẦU AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
• Nước thải từ các nhà xưởng, kho phải có hệ thống riêng
xử lý trước khi thải vào hệ thống chung (TCVN 5945:1995)
• HC hết thời hạn, mất phẩm chất, HC rơi vãi, bao bì phế
thải… phải tập trung vào nơi quy định.
• Bãi chứa chất thải phải xa khu dân cư theo quy định.
• Phải có kế hoạch ngăn ngừa và xử lý sự cố HC

32
LUẬT HÓA CHẤT
. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất
1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa
chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông
tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản
phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
3. Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất
không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để
sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.
4. Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại
đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.

33
LUẬT HÓA CHẤT
Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất
1. Dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất phải tuân thủ quy định của Luật này,
pháp luật về đầu tư, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất phải sử dụng công nghệ bảo đảm
tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và
giảm thiểu chất thải hóa chất.
3. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất phải xây dựng Biện pháp
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này.
4. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm phối hợp
với chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi
thực hiện dự án về biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.

34
LUẬT HÓA CHẤT
Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy
định về quản lý và an toàn hóa chất theo quy định của Luật này, các quy
định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho người lao
động, sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thường xuyên kiểm
tra, bảo dưỡng, vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải.
3. Cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc
bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.

35
LUẬT HÓA CHẤT
Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có người chuyên
trách về an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và
loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án
và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có trình độ
chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
3. Người trực tiếp điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất nguy
hiểm phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất.

36
LUẬT HÓA CHẤT
Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
1. Việc mua, bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên
mua, bên bán để làm cơ sở cho việc kiểm soát hóa chất độc lưu thông
trên thị trường.
2. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc bao gồm các thông tin về tên hóa
chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua,
người bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên
mua và bên bán; ngày giao hàng.
3. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên
mua ít nhất năm năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu
cầu.
4. Bộ Công thương quy định mẫu phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc

37
LUẬT HÓA CHẤT
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động hóa chất phải thực hiện các quy định về
khai báo, phân loại, ghi nhãn, xây dựng phiếu an toàn hóa chất theo quy
định của Luật này trong thời hạn một năm, kể từ ngày Luật này có hiệu
lực.
2. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động hóa chất phải xây dựng Biện pháp
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng, kể từ
ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 70. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.

38

You might also like