You are on page 1of 35

DỰ PHÒNG BỆNH LAO

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


Trình bày: Ths Bs. Nguyễn Đình Thắng
GVBM Lao & Bệnh phổi
Email: bsdinhthang@yahoo.com
Điện thoại: 0918876180
1
BỆNH LAO VÀ SỰ LÂY TRUYỀN
 Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn và là một bệnh lây
 Nguồn lây: tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây
trong cộng đồng. Tuy nhiên tùy thể bệnh lao mà mức độ lây
khác nhau

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


 Các thể lao ngoài phổi như: lao màng não, lao phổi, lao thận,
lao hạch, lao khớp… vi khuẩn ít có khả năng xâm nhập vào
môi trường bên ngoài.
 Lao phổi là nguồn lây quan trọng nhất vì là thể bệnh dễ đưa vi
khuẩn ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là bệnh nhân lao phổi
có vi khuẩn trong đàm phát hiện được bằng phương pháp soi
trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất (còn gọi là nguồn lây
chính).
 Bệnh lao ở trẻ em không phải là nguồn lây quan trọng vì
có tới 95% bệnh lao ở trẻ em không tìm thấy vi khuẩn trong 2
các bệnh phẩm.
BỆNH LAO VÀ SỰ LÂY TRUYỀN
Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể:
 Vi khuẩn vào cơ thể qua đường hô hấp là phổ biến nhất. Bệnh nhân
lao phổi khi ho (hoặc hắt hơi) bắn ra các hạt rất nhỏ lơ lửng trong

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


không khí, phân tán xung quanh người bệnh, người lành hít các hạt
này khi thở có thể bị bệnh. Ngoài ra vi khuẩn có thể xâm nhập vào
cơ thể bằng đường tiêu hoá (gây lao ruột), đường da, niêm mạc (gây
lao mắt...), nhưng các con đường này ít gặp.
 Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi bằng đường máu qua
tĩnh mạch rốn nếu mẹ bị lao cấp tính (như lao kê), hoặc qua nước ối
(khi chuyển dạ) nếu mẹ bị lao niêm mạc tử cung, âm đạo. Trong
thực tế con đường truyền bệnh này lại càng hiếm gặp. Như vậy con
3
đường truyền bệnh quan trọng nhất với bệnh lao là đường hô hấp.
BỆNH LAO VÀ SỰ LÂY TRUYỀN

Thời gian nguy hiểm của nguồn lây


 Trong nghiên cứu sinh bệnh học bệnh lao những năm gần đây
người ta đưa ra khái niệm về “thời gian nguy hiểm” của nguồn
lây. Đó là thời gian từ lúc người bệnh có triệu chứng lâm

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


sàng (hay gặp là ho khạc đàm) đến khi được phát hiện và
điều trị.
 Thời gian nguy hiểm càng dài thì sự lây truyền bệnh lao
trong cộng đồng càng tăng. Khi bệnh nhân mới được phát hiện
và điều trị lao thì các triệu chứng lâm sàng hết rất nhanh
(trung bình 1 – 2 tuần), trong đó có triệu chứng ho khạc đàm,
tức là người bệnh giảm nhiễm khuẩn ra môi trường xung
quanh.
 Do đó để dự phòng được bệnh lao trong cộng đồng nghĩa là
phải rút ngắn “thời gian nguy hiểm” để giảm sự lây lan bệnh
lao bằng cách giải quyết được nguốn lây và bảo vệ cơ thể khỏi 4
bị lây bệnh.
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LÂY
TRUYỀN BỆNH LAO

- Sự tập trung của các hạt khí dung trong không khí bị chi phối
bởi số lượng vi khuẩn do người bệnh ho khạc ra và sự thông
khí tại khu vực phơi nhiễm.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Thời gian tiếp xúc với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao
- Trạng thái gần với nguồn các hạt khí dung mang vi khuẩn lao
- Hệ thống miễn dịch suy giảm: HIV, tiểu đường, và suy dinh
dưỡng…
- Những người sử dụng thuốc lá, rượu có thể làm gia tăng nguy
cơ nhiễm lao và bệnh lao.
- Các yếu tố môi trường: Không gian chật hẹp, thông khí
không đầy đủ, tái lưu thông không khí có chứa các hạt khí
dung chứa vi khuẩn lao. 5
CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI DỄ MẮC LAO
- Trẻ em chưa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG:
- Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao:
 Trẻ em: Suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể
là điều kiện thuận lợi mắc bệnh lao.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


 Người lớn: Một số bệnh tạo điều kiện cho bệnh lao dễ phát sinh và
phát triển như bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét dạ dày
- tá tràng ...
 Đại dịch HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân làm cho
bệnh lao “quay trở lại”. HIV đã tấn công vào tế bào TCD4, là tế bào
đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống
lại vi khuẩn lao.
 Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao dễ phát sinh và phát triển
trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau sinh. Các yếu tố xã
hội ảnh hưởng tới bệnh lao 6
 Yếu tố cơ địa
DỰ PHÒNG BỆNH LAO
Phòng bệnh lao là áp dụng các biện pháp nhằm:
(1) Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao:
 Giải quyết nguồn lây:
- Phát hiện nguồn lây
- Điều trị triệt để nguồn lây
 Kiểm soát vệ sinh môi trường:
- Giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng thông
gió tốt.
- Thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô hấp) nhằm làm
giảm các hạt nhiễm khuẩn ra môi trường:
 Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế
 Giảm tiếp xúc nguồn lây
(2) Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao:
- Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG
- Hóa dự phòng lao 7
GIẢI QUYẾT NGUỒN LÂY

 Phát hiện nguồn lây:


- Tất cả những bệnh nhân lao, dù bệnh khu trú ở bộ phận nào
trong cơ thể đều do vi khuẩn lao gây nên và đều có thể là nguồn
lây.
- Lao phổi AFB (+) có khả năng lây cho người lành xung quanh
gấp 10 – 20 lần so với những trường hợp lao ngoài phổi hay lao
phổi AFB(-).
- Phát hiện nguồn lây hiện nay có nhiều biện pháp nhưng Chương
trình chống lao quốc gia nước ta chú trọng nhất vẫn là công tác
phát hiện thụ động, đối tượng tập trung chủ yếu là những người
có triệu chứng nghi ngờ bị lao. Đặc biệt là triệu chứng ho khạc
đờm kéo dài trên 2 tuần, có ho ra máu. Tất cả những trường hợp
này đều phải được thăm khám và làm xét nghiệm đờm bằng
nhuộm soi trực tiếp 3 lần liên tiếp để tìm AFB. 8
GIẢI QUYẾT NGUỒN LÂY

 Điều trị nguồn lây:


- Luôn luôn phải tuân theo nguyên tắc chung cho mọi
thể lao.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Chú ý phối hợp đầy đủ thuốc, thời gian điều trị tấn
công phải phối hợp ít nhất 3 loại. Phải đảm bảo đủ
thời gian, đủ liều lượng và thường xuyên kiểm tra
theo dõi việc dùng thuốc cũng như diễn biến bệnh.
- Thuốc chống lao hiện nay vẫn chủ yếu là 5 loại
chính: streptomycin, rifampicin, isoniazid,
pyrazynamid và ethambutol.
- Các công thức điều trị sẽ được chỉ định cụ thể đối
với từng thể bệnh theo sự hướng dẫn của Chương 9
trình chống lao quốc gia.
KIỂM SOÁT VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng
thông gió tốt:
+ Cửa đi và cửa sổ của buồng khám, khu chờ và buồng
bệnh cần được mở cho thông gió tự nhiên hoặc dùng
quạt điện đúng chiều để làm loãng các hạt nhiễm khuẩn
và đẩy vi khuẩn ra ngoài, dưới ánh nắng mặt trời vi
khuẩn lao sẽ dễ bị tiêu diệt.
+ Bố trí vị trí làm việc hợp lý theo chiều thông gió: Không
để không khí đi từ người bệnh đến cán bộ y tế.
+ Lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định, tốt nhất là ngoài
trời, môi trường thông thoáng. Nếu không, cần ở nơi có
thông gió tốt, ít khả năng tiếp xúc của nhân viên y tế và
những người khác. Không nên đặt nơi lấy đờm ở những 10

phòng nhỏ đóng kín hoặc nhà vệ sinh.


QUẠT
CỬA
CỬA BS/ĐD SỔ
RA
VÀO

BÀN
CHIỀU
CHIỀU GIÓ
GIÓ

NGƯỜI
BỆNH

SƠ ĐỒ PHÒNG KHÁM BỆNH NHÂN LAO 11


KIỂM SOÁT VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TT)

Thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô


hấp) nhằm làm giảm các hạt nhiễm khuẩn ra
môi trường:
+ Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che
miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác
(cán bộ y tế), khi hắt hơi, ho.
+ Khạc đờm vào giấy hoặc ca cốc, bỏ đúng nơi
quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên.
+ Vệ sinh nhà cửa, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng
12
Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế: Khẩu
trang thông thường ít có tác dụng bảo vệ nhiễm vi khuẩn lao. Những
nơi có nguy cơ lây nhiễm cao cần dùng khẩu trang đạt chuẩn như loại
N95 hoặc tương đương trở lên.
Giảm tiếp xúc nguồn lây:
- Cách ly: Nên có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao phổi
AFB(+), đặc biệt với lao phổi kháng đa thuốc.
- Trong các cơ sở đặc biệt như trại giam, trung tâm chữa bệnh, giáo dục
và lao động xã hội (Trung tâm 05/06) có thể có nhiều người HIV(+)
khả năng lây nhiễm rất cao, cần cách ly thoả đáng những người bệnh
để điều trị mới tránh được các vụ dịch nghiêm trọng.
- Nhân viên y tế cần tuân thủ quy trình khám, chăm sóc người bệnh: Tiếp
xúc gián tiếp qua vách kính, khám, hỏi bệnh, thực hiện tư vấn để
người bệnh quay lưng lại. Thân thiện qua hành động cử chỉ lời nói
chứ không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp.
- Để bảo vệ cho người nhiễm HIV đến khám: Cần xác định những người
nghi lao (ho khạc) để huớng dẫn họ dùng khẩu trang, giấy che miệng,
chuyển đến khu chờ riêng hoặc phòng cách ly (nếu có) và ưu tiên 13
khám trước để giảm thời gian tiếp xúc.
ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH
14
Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG (Bacille Calmette-
Guérin )
- Nguyên lý: Dựa vào hiện tượng Koch (1918) những cơ thể đã
nhiễm lao thì hình thành đáp ứng miễn dịch chống vi khuẩn lao.
Đáp ứng miễn dịch này giúp cho cơ thể khu trú và tiêu diệt được
vi khuẩn lao, không cho chúng lan tràn khi xâm nhập vào cơ thể
lần thứ hai.
- Bản chất: Năm 1908 Calmett và Guerin đã lấy một chủng vi
khuẩn lao bò chứa nhiều độc lực, nuôi cấy sau 231 lần chuyển
môi trường trong vòng 13 năm, các tác giả đã tạo ra một chủng
vi khuẩn lao có khả năng tạo nên miễn dịch và dị ứng nhưng
không gây độc cho cơ thể. Chủng vi khuẩn này gọi BCG
(Bacillus Calmett Guerin).
- Vaccin BCG được sử dụng để phòng bệnh lao cho người từ năm
1921 cho đến nay vẫn là vaccin phòng lao được dùng phổ biến,15
rộng rãi ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Phân loại vaccine BCG:
+ BCG sống: Dùng phổ biến hiện nay là loại đông
khô, ưu điểm là giữ được lâu, tác dụng mạnh, nếu
giữ ở điều kiện môi trường và bảo quản tốt có thể
giữ được 12 tháng, loại này phù hợp với hoàn cảnh

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


của nước ta.
+ BCG chết: Từ 1947 – 1950 Chouroun và Yamada
(Nhật) nghiên cứu vaccin BCG chết nhưng hiệu quả
ít. Từ 1959 – 1960 Viện chống lao và Viện vệ sinh
dịch tễ nghiên cứu vaccin BCG chết gây được miễn
dịch dị ứng như vaccin BCG sống. Nhưng thời gian
tồn tại của vaccin BCG chết ngắn, phải tái chủng
hàng năm tốn kém. 16
Chỉ định dùng vaccin BCG
- Người chưa nhiễm lao khi làm phản ứng Mantoux sẽ
âm tính. Ở Việt Nam hiện nay tiêm chủng tập trung
chủ yếu ở trẻ sơ sinh và tiêm vét ở trẻ dưới một
tuổi. Đối với trẻ đã nhiễm HIV nhưng chưa có triệu
chứng lâm sàng, sống ở nơi có nguy cơ mắc lao cao
cần tiêm vaccin BCG ngay lúc mới sinh hoặc càng
sớm càng tốt. Đối với trẻ đã nhiễm HIV có triệu
chứng lâm sàng thì không nên tiêm.
- Nếu mẹ bị nhiễm HIV, con có nguy cơ nhiễm lao
tiêm càng sớm càng tốt. Khả năng bảo vệ của BCG
giảm dần theo thời gian, vì vậy nếu có điều kiện thì
tiêm nhắc lại ở lứa tuổi học cấp I cấp II, tổ chức
tiêm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tiêm vét một đợt. 17
TIÊM PHÒNG LAO BẰNG VACCIN BCG
Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối,
chống chỉ định tương đối trong những trường hợp:
- Trẻ đẻ non, thiếu tháng.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Đang nhiễm khuẩn cấp.
- Sau một bệnh cấp tính.
- Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng.
Liều lượng và phương pháp
- Uống gây dị ứng với tỷ lệ 60%.
- Chủng gây dị ứng với tỷ lệ 70 – 80%.
- Tiêm trong da: gây dị ứng với tỷ lệ 95%. Hiện nay ở 18
Việt Nam và thế giới áp dụng phương pháp này.
TIÊM PHÒNG LAO BẰNG VACCIN BCG
Tác dụng bảo vệ của vaccin BCG:
- Tiêm vaccin BCG là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho
cơ thể, đặc biệt với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao. Đây
là một trong những điểm cơ bản quan trọng trong Chương trình
Chống lao quốc gia.
- Kiểm tra khả năng miễn dịch của BCG thường sau khi tiêm 3 tháng,
có thể dùng phản ứng Mantoux hoặc BCG test để kiểm tra. Nếu
tiêm tốt, đúng kỹ thuật thấy 100% trẻ có sẹo.
+ BCG có tác dụng tạo miễn dịch 10 – 15 năm,
+ Làm giảm tỷ lệ mắc lao 14 – 30 lần so với trẻ không được tiêm BCG
+ Làm giảm tỷ lệ mắc lao nặng từ 5 – 7 lần.
+ Làm giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống 5 lần, tuy nhiên khả năng bảo
vệ của BCG phụ thuộc vào chủng, kỹ thuật và tuỳ từng bước.
19
Phản ứng bình thường tại nơi tiêm và biến chứng sau tiêm BCG:
- Thông thường sau khi tiêm 1 – 2 ngày, nốt tiêm sẽ tiêu đi. Sau 3 – 4
tuần sẽ thấy một cục nhỏ nổi lên tại nơi tiêm rồi to dần, mặt da
sưng đỏ, bóng. Sau 6 tuần một lỗ rò xuất hiện, tiết dịch trong 2 – 3
tuần rồi làm vẩy, ở tuần thứ 9 – 10 hình thành vòng tròn 5 – 6mm,
xung quanh có quầng đỏ, sau vài tuần vẩy rụng đi dần thành sẹo
tồn tại nhiều năm. Tính chất của sẹo màu trắng, có thể hơi lõm. Có
thể căn cứ vết sẹo này để kiểm tra biết được trẻ đã được tiêm BCG
hay chưa.
- Theo một số thống kê của Viện Lao - Bệnh phổi trung ương và của
Chương trình Tiêm chủng mở rộng thì có khoảng 10 – 20% trường
hợp nốt loét có thể to hơn (đường kính 5 – 8mm), làm mủ và kéo
dài 3 – 4 tháng. Trong một số trường hợp nốt loét kéo dài trên 4
tháng mới đóng vẩy và biến thành sẹo, có thể dùng dung dịch
isoniazid 1% hoặc bột isoniazid rắc tại chỗ những trường hợp này.
- Viêm hạch sau khi tiêm BCG cũng là hiện tượng đáng lưu ý, qua
các thống kê người ta cho rằng có khoảng 1% trường hợp sau khi 20
tiêm BCG có thể thấy nổi hạch trong vòng 6 tháng đầu.
- Hạch có thể nhỏ, đường kính 0,5cm, có thể 1 –2 cm, hạch thường nổi
lên từ tuần thứ 3 – 4, to dần lên trong vòng 2 – 3 tuần, tồn tại có khi
đến 3 tháng mới dần thu nhỏ lại, hạch thường cứng di động trong
khu vực gần nơi tiêm (nách hoặc trên xương đòn) nếu tiêm cao.
- Nắn không đau, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Trong một số
trường hợp, hạch sưng khá to, nắn hơi đau, mềm dần, dính vào mặt
da, màu da đỏ lên, hạch làm mủ và rò ra ngoài, lỗ rò có thể liền
miệng sớm nhưng cũng có khi kéo dài hoặc liền xong rồi lại rò lại
hàng tháng, gây nhiều phiền phức.
- Đây chỉ là một biến chứng của tiêm phòng, không phải là lao hạch và
cũng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Nếu lấy mủ nơi rò đem
nhuộm soi có thể thấy vi khuẩn bắt màu đỏ mà người ta dễ nhầm là
vi khuẩn lao nhưng trong thực tế đó chỉ là xác vi khuẩn. Xử trí
những trường hợp này, tốt nhất là không nên can thiệp, khi nơi tiêm
làm mủ, nếu thấy có khả năng bị rò để tránh kéo dài và sẹo xấu có
thể chọc hạch bằng kim hoặc chích và rửa sạch, rắc bột isoniazid tại
chỗ.
- Nhiễm khuẩn bệnh do vi khuẩn dùng để sản xuất vaccin BCG rất
hiếm 0,1/100.000 trẻ, ở Việt Nam tỷ lệ này không có. Viêm xương 21

(viêm tuỷ xương) hiếm gặp từ 0,1- 30/100.000 trẻ.


TIÊM PHÒNG LAO BẰNG VACCIN BCG
Tái chủng:
- Tái chủng hay tiêm nhắc lại phụ thuộc vào việc đánh
giá thời gian tồn tại của miễn dịch sau khi tiêm
BCG. Một vaccin tốt bảo quản đúng kỹ thuật, tiêm
đúng có thể gây miễn dịch 10 – 15 năm. Do vậy tái
chủng không nhất thiết phải thực hiện.
- Ở Việt Nam coi tiêm vaccin BCG phòng lao cho trẻ
sơ sinh và dưới 1 tuổi là một việc làm quan trọng
trong Chương trình Chống lao quốc gia, được tiến
hành từ 1959 – 1960. Hiện nay được lồng ghép vào
Chương trình Tiêm chủng mở rộng toàn quốc.
22
HÓA DỰ PHÒNG LAO
Hóa dự phòng lao: còn gọi là điều trị dự phòng, thực hiện từ khi phát
minh ra tính năng tác dụng của isoniazid. Dự phòng hoá học đối với
bệnh lao được áp dụng dưới 2 hình thức:
 Dự phòng trước khi bị nhiễm lao: Đối tượng là những người tiếp
xúc với nguồn lây trực tiếp, thường xuyên và liên tục. Cơ thể dễ có
nguy cơ bị nhiễm lao, kể cả người nhiễm HIV.
 Dự phòng sau khi bị nhiễm lao:

- Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy những trường hợp bị nhiễm
lao, được uống INH trong vòng 6 tháng đến 1 năm với liều 5-
8mg/kg/24giờ đã làm giảm tỷ lệ bị bệnh lao xuống 3 – 6 lần so với
nhóm không được điều trị dự phòng. Đối tượng điều trị dự phòng là
trẻ em mới bị nhiễm lao, phản ứng Mantoux dương tính quá mạnh.
- Ngày nay với nguy cơ nhiễm HIV, hoá dự phòng lại có chỉ định rộng
rãi hơn. Theo một số tác giả thì nên thực hiện hoá dự phòng trong
thời đại HIV cho những đối tượng sau:
+ Người nhiễm HIV dương tính, có phản ứng Mantoux cũng dương
tính dù ở lứa tuổi nào. 23
+ Người có phản ứng Mantoux dương tính thuộc nhóm có nguy cơ
nhiễm HIV cao dù chưa rõ phản ứng với HIV.
XÉT NGHIỆM AFB NHUỘM SOI TRỰC TIẾP
PHƯƠNG PHÁP NHUỘM ZIEHL – NEELSEN

- Là kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp tìm AFB (Acid –


Fast- Bacilli) theo phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
(ZN) sử dụng kính hiển vi quang học.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Bệnh phẩm đờm đạt chất lượng: có nhày mủ, thể tích
mẫu ít nhất 2 ml.

24
NGUYÊN LÝ VÀ NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Mycobacteria (trong đó có vi khuẩn lao) có lớp vách sáp


dày nên khó bắt màu với thuốc nhuộm thông thường và có
tính kháng cồn - acid.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Phương pháp nhuộm Ziehl do thuốc nhuộm có chứa phenol
và hơ nóng khi nhuộm nên fuchsin ngấm qua lớp vách của
vi khuẩn, khi tẩy màu bằng dung dịch cồn-acid 3%, AFB
vẫn giữ được màu đỏ Fuchsin trong khi các tế bào và vi
khuẩn khác bị tẩy mất màu đỏ, bước nhuộm nền tạo sự
tương phản giữa AFB màu đỏ trên màu nền xanh sang
- Nhận định kết quả: Hình ảnh AFB từ bệnh phẩm: AFB có
hình que mảnh, hơi cong, bắt màu đỏ, đứng riêng biệt hay
xếp thành từng cụm, dễ nhận biết trên nền xanh. Đếm số
lượng AFB và ghi kết quả theo qui định. 25
ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH
26
QUY ĐỊNH GHI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
AFB NHUỘM ZN
Số lượng AFB Kết quả Phân loại
0 AFB / 100 vi trường Âm tính

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


1 - 9 AFB / 100 vi trường Dương tính Ghi số lượng AFB cụ
thể
10 - 99 AFB / 100 vi trường Dương tính 1+

1 -10 AFB /1 vi trường Dương tính 2+


(soi ít nhất 50 vi trường)

>10 AFB / 1 vi trường (soi Dương tính 3+


ít nhất 20 vi trường)

27
X QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI

Vai trò của Xquang trong chẩn đoán lao phổi


- Xquang phổi có độ nhạy cao, vì vậy cần được sử dụng rộng rãi để sàng lọc lao phổi. Tất
cả người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, khạc đờm, khó thở…) với bất kỳ thời gian nào
đều nên được chụp Xquang ngực sàng lọc lao phổi, đặc biệt ở người có nguy cơ cao như

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


đái đường, người già, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, ...
- Tuy nhiên, độ đặc hiệu trên phim chụp Xquang không cao, vì vậy không nên chẩn đoán
xác định lao phổi chỉ dựa phim Xquang đơn thuần.
- Sự thay đổi đặc điểm tổn thương theo thời gian và đáp ứng điều trị sẽ mang lại ý nghĩa tốt
hơn cho chẩn đoán, vì vậy cần chụp Xquang ở nhiều thời điểm hoặc đối chiếu với phim
chụp trước đây.
- Các hình ảnh tổn thương trên phim Xquang của lao phổi không chỉ gặp riêng trong lao mà
còn gặp trong nhiều bệnh lý khác (Tính đặc hiệu không cao).
- Mọi hình thái và đặc điểm tổn thương không phải lúc nào cũng gặp đầy đủ trên một người 28
bệnh. Nên càng nhiều yếu tố gợi ý càng có giá trị hướng tới Lao phổi.
Các kỹ thuật Xquang trong chẩn đoán
- Để phát hiện và chẩn đoán lao phổi có nhiều kỹ thuật X quang, nhưng phổ biến nhất là
chụp phổi thẳng thường quy ( tư thế sau - trước), chụp phổi nghiêng thường quy và chụp
đỉnh phổi tư thế ưỡn ngực ( tư thế Lordotic).

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Với những trường hợp khó chẩn đoán bằng các kỹ thuật Xquang thường quy, người ta tiến
hành chụp cắt lớp vi tính (CT). Một số kỹ thuật Xquang khác cũng được sử dụng để chẩn
đoán phân biệt: dựng hình phế quản (soi phế quả ảo), chụp động mạch phổi, chiếu phổi
trên truyền hình tăng sáng, …
- Trong hoạt động điều tra lao phổi trong cộng đồng: người ta đã sử dụng các xe Xquang
huỳnh quang lưu động: MMR (Mass Miniature Radiography-Photofluography) hoặc xe
Xquang kỹ thuật số (Digital MobileX-ray Car). 29
HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG
- Nốt: là một bóng mờ có kích thước nhỏ,
 Đường kính nốt kê ≤ 2mm (lao kê).

 2mm < đường kính nốt nhỏ ≤ 5mm.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


 5mm < đường kính nốt to < 10mm.

Đậm độ của nốt rất thay đổi: có thể độ tương phản


rất ít so với mô phổi xung quanh hoặc gần bằng đậm độ
của mạch máu, có khi đậm độ cao gần bằng đậm độ xương
hoặc kim loại. Tập hợp của các nốt gọi là đám thâm nhiễm.
- Thâm nhiễm: là đám mờ đồng đều có đặc điểm:
 Có hình “ phế quản hơi’’.

 Không đẩy hoặc co kéo các tổ chức lân cận.

 Có thể mờ theo định khu: thùy / phân thùy hoặc mờ rải 30


rác.
HÌNH ẢNH HANG
Hang: là hình sáng giới hạn bởi một bờ mở tròn
khép kín liên tục, đường kính ≥ 0,5cm. Độ sáng
của hang cao hơn của nhu mô phổi, kích thước
của hang đa dạng: trung bình từ 2 - 4cm, 4cm ≤

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


hang lớn < 6cm, hang khổng lồ ≥ 6cm, tuy nhiên
có thể rất lớn chiếm 1/2 phế trường, 1 thuỳ phổi..
hoặc rất nhỏ và tập trung lại tạo hình “rỗ tổ ong”
hoặc “ruột bánh mì”.
- Thành hang: có độ dày ≥ 2mm phân biệt với những
bóng giãn phế nang. Trong lòng hang thường là hình
sáng của khí, đôi khi có mức dịch hoặc có bóng mờ
chiếm chỗ trong lòng hang (u nấm) còn gọi là hình
liềm khí. 31
- Dải xơ mờ: là các đường mờ có đường kính rộng từ 0,5 -
1 mm, thường tạo giống “hình lưới” hoặc hình “vân đá”.
- Nốt vôi hoá: đâm độ gần tương đương kim loại và chất
cản quang, hoặc đậm hơn xương, là những nốt có đậm độ
cao, ranh giới rõ, thường gặp ở những trường hợp lao ổn

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


định hoặc lao cũ …
- Bóng mờ (u lao): Hình tròn hoặc hình ovan đậm độ đồng
đều, bờ rõ, có thể đơn độc hoặc phối hợp với các dạng tổn
thương khác của lao phổi. Cần phân biệt về kích thước,
ranh giới của bóng mờ, có nốt vôi hoá không? (nếu có thì
đồng tâm hay lệch tâm).
- Bóng mờ giả định là hạch (thường gặp trong lao sơ
nhiễm): các nhóm hạch thường gặp: nhóm cạnh khí quản,
nhóm khí phế quản, nhóm rốn phổi, nhóm dưới chỗ phân
32
chia phế quản gốc phải và phế quản gốc trái.
HÌNH ẢNH TRÀN DỊCH – TRÀN KHÍ MÀNG
PHỔI
- Mờ đồng đều không theo định khu thuỳ, phân thuỳ: Góc giữa
ranh giới trên của hình mờ với thành ngực là góc tù.
- Có xu hướng đẩy các cơ quan – bộ phận lân cận sang bên đối
diện, làm rộng các khoang liên sườn: nếu là tràn dịch màng
phổi tự do.

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


- Có xu hướng co kéo các cơ quan bộ phận lân cận về bên tổn
thương, kéo hẹp các khoang liên sườn: nếu là dày dính màng
phổi hoặc vôi hóa màng phổi.
 Hình ảnh tràn khí màng phổi:

 Có hình dải sáng dọc theo màng phổi ở bên bị tràn khí, rất
rõ ở vùng đỉnh.
 Thấy hình màng phổi tạng dưới dạng một dải viền,bao lấy
nhu mô phổi bị co lại.
33
 Không thấy hình mạch máu phổi ngoài giới hạn của màng
phổi tạng.
ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG LAO Ở NGƯỜI
NHIỄM HIV
- Giai đoạn lâm sàng sớm của nhiễm HIV (tế bào CD4 ≥
200): Hình ảnh tổn thương của Lao phổi / HIV(+) nói chung
không có sự khác biệt so với hình ảnh Lao phổi /HIV( -)
- Giai đoạn AIDS (tế bào CD4 < 200): hình ảnh tổn thương

ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH


lao không còn điển hình nữa, có một số đặc điểm như:
 Ít thấy tổn thương hang.

 Tổn thương vùng cao không còn là phổ biến, thay thế vào
đó tổn thương có tính lan toả (diffuse), thường cả ở vùng
thấp của phổi.
 Hình ảnh tiến triển nhanh hơn, lan tỏa, tổn thương khoảng
kẽ nhiều hơn, vì vậy ít thấy tổn thương đan xen có đủ
thanh phần với độ tuổi khác nhau phản ánh quá trình tiến
triển chậm như thâm nhiễm, nốt, hang, xơ, vôi hóa. 34
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI

You might also like