You are on page 1of 60

LOGO

Chương 15
KHOA HỌC VÀ
GiẢ KHOA HỌC
DANH SÁCH NHÓM

1. Huỳnh Thị Mộng Cầm


2. Trần Trọng Hiếu
3. Bùi Đoàn Danh Hoàng
4. Lê Quang Trường Huy
5. Nguyễn Huỳnh Khuyên
6. Trần Thị Bích Loan
Chương 15

 Khoa học là công cụ trí tuệ quyền lực nhất


được khám phá, nó thay đổi cách chúng ta
sống, làm việc, du lịch và giao tiếp.
 Mặc dù khoa học tác động sâu sắc đến cuộc
sống hằng ngày của chúng ta, các nghiên cứu
cho thấy cũng còn một phần lớn đang "mù
khoa học"
 Chương này giới thiệu:
Khoa học và lập luận khoa học
Thảo luận các giới hạn của khoa học
Giải thích làm thế nào phân biệt giữa khoa học
thực sự và khoa học giả tạo
Khám phá chi tiết một ví dụ của khoa học giả
tạo: chiêm tinh học
Nội dung

1 Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

2 Các hạn chế của khoa học

3 Phân biệt khoa học và giả khoa học

4 Nghiên cứu về : Chiêm tinh học


1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Khoa học là một phương pháp điều tra thông


qua quan sát, giải thích và dự đoán các sự
kiện của thế giới vật chất hoặc tự nhiên bằng
cách quan sát cẩn thận và thí nghiệm khắt
khe.
 Mô hình cơ bản của lý luận khoa học được
tóm tắt như sau:
1. Xác định vấn đề.
2. Thu thập thông tin liên quan.
3. Xây dựng các giả thuyết để giải thích
dữ liệu.
4. Kiểm tra các giả thuyết bằng quan sát
hoặc thí nghiệm.
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Xác định vấn đề:


Khoa học là một loại của nhận dạng vấn đề
Thường được bắt đầu bằng các câu hỏi
nghiên cứu
Khoa học tìm cách trả lời các câu hỏi hóc
búa này bằng cách quan sát cẩn thận và thí
nghiệm nghiêm ngặt
Ví dụ:
Vũ trụ bắt đầu với một vụ nổ lớn?
Các khối xây dựng cơ bản của vật chất là gì?
Loài khủng long bị xóa sổ bởi tác động của
một tiểu hành tinh lớn?
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Thu thập thông tin liên quan :


Nền tảng là kiểm tra các lý thuyết
hoặc giả thuyết khoa học xem nó có phù
hợp với dữ kiện quan sát không
Đa số các trường hợp, một lý thuyết
hoặc giả thuyết khoa học chỉ được xác
nhận hay bác bỏ sau một số lượng lớn
quan sát hoặc thí nghiệm
Trong một số trường hợp, một lý
thuyết hoặc giả thuyết khoa học được xác
nhận hay bác bỏ chỉ sau một quan sát
hoặc thí nghiệm
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Thu thập thông tin liên quan:


Ví dụ về xác nhận hay bác bỏ lý thuyết :
1. Khi Galileo, theo một câu chuyện nổi
tiếng nhưng có thể là mang tính nghi ngờ,
bác bỏ tuyên bố của Aristotle rằng vật nặng
rơi nhanh hơn các vật nhẹ bằng cách thả hai
quả cầu sắt có trọng lượng khác nhau từ
Tháp nghiêng Pisa và lưu ý rằng hai quả cầu
đến mặt đất cùng một lúc.
2. Liệu uống cà phê có đóng góp vào
bệnh mạch vành, các nhà khoa học cần thu
thập thông tin về thói quen uống cà phê và
những đặc điểm khác liên quan đến sức
khoẻ của hàng ngàn người trong hàng thập
kỷ
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Xây dựng các giả thuyết:


Các nhà khoa học không đi lòng vòng để
thu thập dữ một cách ngẫu nhiên
Các nhà khoa học thực hiện thu thập dữ
liệu và áp dụng phương pháp quan sát hoặc
thí nghiệm một cách có định hướng thông
qua các giả định
Trong số các giả định, có một nhóm
được các nhà khoa học gọi là giả thuyết:
+ Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận
giả định của nghiên cứu.
+ Giả thiết là một điều kiện giả định trong
quan sát hoặc thực nghiệm.
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học
 Xây dựng các giả thuyết:
Ví dụ:
Giả sử bạn là một bác sĩ điều tra sự bùng
phát các triệu chứng giống như cúm trên máy
bay. Năm hành khách, tất cả từ cùng một gia
đình và tất cả ngồi trong buồng lái hạng nhất,
bị bệnh trong một thời gian dài ở nước ngoài.
Công việc của bạn là tìm ra tại sao. Bạn sẽ bắt
đầu làm như thế nào?
Rõ ràng, bạn sẽ không bắt đầu chỉ bằng
cách thu thập dữ kiện một cách ngẫu nhiên
như số tiền trong túi của họ, đội thể thao yêu
thích, loại kem đánh răng họ thích…. Thay vào
đó, bạn sẽ bắt đầu bằng cách tìm kiếm các sự
kiện có liên quan, dựa trên kiến thức về y khoa
để đưa ra giả thuyết sau:
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học
 Xây dựng các giả thuyết:
Ví dụ:
H1: Các hành khách bị bệnh là do thức ăn trên
máy bay
Giả sử bạn làm một số kiểm tra nhanh, và
khám phá ra rằng hai trong số những hành
khách bị bệnh đã ăn chay và không ăn gì trên
máy bay. Khi đó bạn sẽ bác bỏ giả thuyết ban
đầu và xây dựng một giả thuyết khác, như sau:
H2: Hành khách bị bệnh là do cúm
Sau đó bạn có thể làm một số xét nghiệm y
tế, và giả sử xác nhận rằng hành khách đã thực
sự bệnh viêm dạ dày nghiêm trọng, thường được
gọi là cúm dạ dày.
Như ví dụ này làm rõ, có một sự tương tác
phức tạp giữa các quan sát và các giả thuyết
trong khoa học.
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Kiểm tra các giả thuyết:


Các giả thuyết được kiểm tra bằng
“quan tâm đến các hàm ý” hoặc “kiểm tra
các hàm ý” thông qua quan sát và thí
nghiệm
Kiểm tra H1
Nếu hành khách bệnh do thức ăn trên
máy bay, thì tất cả các hành khách bị
bệnh đều đã ăn trên máy bay
Nhưng không phải tất cả hành khách
bị bệnh đều đã ăn trên máy bay
Vì vậy, không phải hành khách bệnh
do thức ăn trên máy bay
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Kiểm tra các giả thuyết:


Mô hình kiểm tra H1 được rút gọn như
sau
 Nếu H, thì I
 Không I
 Vì thế, không H
Đây là mô hình suy diễn hợp lệ (modus
tollens) bác bỏ hậu tố.
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Kiểm tra các giả thuyết:


Kiểm tra giả thuyết H2
Nếu hành khách bệnh do bị cúm, thì
kết quả xét nghiệm tìm thấy virus cúm.
Vì vậy, hành khách bệnh do bị cúm.
 Mô hình kiểm tra H2 được rút gọn như
sau
 Nếu H, thì I
 I
 Vì thế, H
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Một cách mà các nhà khoa học có thể đạt được


các kết luận là tiến hành các nghiên cứu có kiểm
soát
 Nghiên cứu có kiểm soát có 2 dạng:
 Nghiên cứu ngẫu nhiên
 Nghiên cứu không ngẫu nhiên
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

Giả sử nghiên cứu xem vitamine C có ngăn ngừa bệnh cảm


hay không?
1. Chọn ngẫu nhiên một nhóm người
2. Chia nhóm này làm 2 (có sự tương đồng): nhóm thí
nghiệm và nhóm kiểm soát
3. Cho cả 2 nhóm uống một viên giống nhau mỗi ngày:
nhóm thí nghiệm uống Vitamine C, nhóm kiểm soát
uống một viên không phải Vitamine C
4. Thực hiện nghiên cứu mù (double-blind): cả người
kiểm tra và tham gia đều không biết nhóm nào uống gì
5. Nếu số liệu thống kê các sự khác biệt có ý nghĩa =>
vitamine C có ngăn ngừa bệnh cảm
=> Nghiên cứu thí nghiệm ngẫu nhiên (randomized
experimental study)

www.themegallery.com
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Nghiên cứu kiểm soát:


Trong một số trường hợp chúng ta không
thể thực hiện nghiên cứu kiểm soát
Ví dụ:
Muốn nghiên cứu mức độ nhiễm độc chì
nhẹ có thể dẫn đến giảm khả năng nghe ở
trẻ em hay không? Trường hợp này không
thể thí nghiệm được?
=> Nghiên cứu không ngẫu nhiên
Nghiên cứu không ngẫu nhiên có 2 dạng:
Nghiên cứu tương lai không ngẫu nhiên
Nghiên cứu quá khứ không ngẫu nhiên
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Nghiên cứu tương lai không ngẫu nhiên:


Bắt đầu với một nhóm đã bị nhiễm
độc chì nhẹ: nhóm thí nghiệm
Tìm một nhóm không bị nhiễm độc
chì nhẹ có sự tương đồng với nhóm thí
nghiệm: nhóm kiểm soát
Kiểm tra hai nhóm. Nếu có sự khác
biệt về khả năng nghe của nhóm thí
nghiệm => mức độ nhiễm độc chì nhẹ
dẫn đến giảm khả năng nghe ở trẻ em
1. Mô hình cơ bản của lý luận khoa học

 Nghiên cứu quá khứ không ngẫu nhiên:


Bắt đầu với nhóm đã có triệu chứng
(giảm khả năng nghe): nhóm thí nghiệm
Tìm một nhóm có đặc điểm tương tự
nhưng không có triệu chứng: nhóm đối
chứng
Kiểm tra xem hai nhóm này có bị
nhiễm độc chì ở mức độ nhẹ không. Nếu
nhóm bị giảm khả năng nghe bị nhiễm
độc chì ở mức độ nhẹ trong khi nhóm
còn lại thì không => mức độ nhiễm độc
chì nhẹ dẫn đến giảm khả năng nghe ở
trẻ em
2. Các hạn chế của khoa học

 Khoa học đã giúp chúng ta khám phá


về tự nhiên, vũ trụ. Tuy nhiên, có
nhiều câu hỏi quan trọng mà khoa học
không trả lời được. Hai câu hỏi cơ bản
nhất là:
- Câu hỏi về ý nghĩa
- Câu hỏi về giá trị
2. Các hạn chế của khoa học

 Ví dụ Câu hỏi về ý nghĩa


Liệu vũ trụ có mục đích không?
Cuộc sống của tôi có mục đích gì?
Những điều gì trong cuộc sống thực sự có
ý nghĩa và quan trọng?
Tôi có phải chịu đau khổ không?
Tôi có bất cứ điều gì có ý nghĩa lâu dài
hay có ý nghĩa gì không?
Mặc dù khoa học có thể cung cấp bằng
chứng liên quan đến những câu hỏi này,
nhưng đây không phải là các câu hỏi khoa
học bởi vì chúng không phải là các câu hỏi
về thực tế khách quan, thực nghiệm có thể
xác minh được.
2. Các hạn chế của khoa học
 Ví dụ Câu hỏi về giá trị
Có được phá thai không?
Hình phạt tử hình có thể thực hiện được không?
Hôn nhân đồng tính là hợp pháp không?
Có nên nói dối không?
Nghiên cứu tế bào phôi gốc có được phép nghiên
cứu không?
Một xã hội công bằng là gì?
Tự do có quan trọng hơn bình đẳng không?
Đây là những câu hỏi quan trọng mà chúng
ta có thể tranh luận về những điều tốt hay xấu,
hợp lý hoặc vô lý. Nhưng chúng không phải là các
câu hỏi khoa học bởi vì chúng không thể được
giải quyết bằng bất kỳ quan sát thực nghiệm hay
thí nghiệm nào có thể thực hiện được.
3. Khoa học và giả khoa học

 Giả khoa học là khoa học “nhái”(giả


tạo)– tư duy không khoa học với mác
là tư duy khoa học
 Tư duy theo kiểu khoa học như thực ra
là không công bằng và không dựa trên
giá trị và phương pháp khoa học
 Vì giả khoa học trông và nghe giống
như khoa học => nên khó phân biệt
3. Khoa học và giả khoa học

6 dấu hiệu của giả khoa học:


1. Đưa ra những tuyên bố không
thể kiểm chứng.
2. Đưa ra những tuyên bố không
phù hợp với chân lý khoa học đã được
thiết lập.
3. Cố giải thích hoặc bỏ qua những
dữ liệu sai
4. Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ.
5. Không có tiến triển, không phát
triển
6. Thường không đòi hỏi nỗ lực
nghiêm túc để tiến hành nghiên cứu.
3. Khoa học và giả khoa học

 Đưa ra những tuyên bố không thể kiểm


chứng
Khoa học phải được kiểm tra, không thể
dựa vào giai thoại, tưởng tượng,…
Có 02 ngoại lệ sau:
Phát biểu khoa học không cần kiểm tra
trực tiếp
Phát biểu khoa học không cần kiểm tra
ngay
3. Khoa học và giả khoa học

Ví dụ phát biểu khoa học không cần kiểm tra


trực tiếp
Chúng ta không bao giờ có thể quay trở
lại để có được bằng chứng quan sát trực
tiếp rằng các loài chim tiến hóa từ khủng
long. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng
gián tiếp ủng hộ giả thuyết này, bao gồm
các bằng chứng DNA, sự tương đồng về
cấu trúc giữa chim và một số loài khủng
long, và các dạng hoá thạch chuyển tiếp.
3. Khoa học và giả khoa học

Ví dụ phát biểu khoa học không cần kiểm tra


ngay
Khi Einstein đề xuất vào năm 1916 rằng
đồng hồ chạy nhanh hơn trong vũ trụ so
với trên Trái đất, không thể kiểm tra giả
thuyết này bằng thực nghiệm với công
nghệ hiện có tại thời điểm đó. Cho đến
nhiều thập kỷ sau đó, việc phát minh ra
máy bay phản lực và đồng hồ nguyên tử
chính xác cao mới cho phép các nhà
khoa học kiểm tra giả thuyết của
Einstein và chứng minh rằng đó là sự
thật.
3. Khoa học và giả khoa học

Ví dụ về các tuyên bố không được kiểm


chứng về mặt khoa học:
+ Có những thứ vô hình, hoàn toàn không
phát hiện được sống sâu trong lòng đất.
+ Tất cả thực tế là tinh thần; vật chất chỉ
là ảo giác.
+ Trái đất từng được những người ngoài
hành tinh ghé thăm và không để lại dấu
vết của chuyến thăm của họ.
+ Mỗi khi chuông reo, một thiên thần sẽ
có đôi cánh.
3. Khoa học và giả khoa học

 Không nhất quán với các phát hiện khoa học


đã được thiết lập tốt trước đó
Một số ví dụ:
+ Nói về Noah và cơn Đại hồng thủy. Làm thế
nào để một người đàn ông 600 tuổi có thể chế
tạo một chiếc thuyền gỗ lớn hơn bất kỳ chiếc
tàu siêu nhân nào? Bao nhiêu năm có thể làm
được? Cần có bao nhiêu gỗ?
+ Thuyết sáng tạo tuyên bố rằng nước lũ bao
phủ toàn bộ trái đất đến độ sâu 3 dặm. Các
nhà khoa học đã tính rằng điều này sẽ cần 3,4
lần lượng nước ở tất cả các đại dương của trái
đất. Nước này từ đâu? Nó đã đi đâu?
3. Khoa học và giả khoa học

 Không nhất quán với các phát hiện khoa


học đã được thiết lập tốt trước đó
Khoa học không đến từ chân không
Mặc dù có những cuộc cách mạng trong
khoa học => cũng không vứt bỏ các nền
tảng căn bản
3. Khoa học và giả khoa học

 Cố giải thích hoặc bỏ qua những dữ liệu


sai
Khoa học tự nó là đúng. Nó tiến bộ do
liên tục tìm cách bác bỏ các giả thuyết của
chính mình và sau đó học hỏi từ những sai
lầm của mình. Vì lý do này, khoa học
không sợ chứng cứ sai hoặc bỏ qua các
chứng cứ giả mạo; khoa học luôn hoan
nghênh nó như là điều cần thiết cho sự
tiến bộ khoa học.
Ngược lại, các nhà giả khoa học
thường bỏ qua hoặc tìm cách giải thích
bằng chứng khi nó xung đột với lý thuyết
của họ.
3. Khoa học và giả khoa học

 Cố giải thích hoặc bỏ qua những dữ liệu


sai
Ví dụ:
Xem xét một hình thức tâm linh đánh lừa đã
tạo ra một sự khuấy động trong những năm
1970: "phẫu thuật thần kinh". Những bác sĩ phẫu
thuật thần kinh là những người khẳng định có
khả năng loại bỏ mô bệnh hoặc các khối u nguy
hiểm khỏi cơ thể bệnh nhân mà không dùng phẫu
thuật thông thường. Nhà tâm lý học Terence
Hines mô tả làm thế nào hình thức này hoạt
động:
3. Khoa học và giả khoa học
Ví dụ:

Khi bác sĩ phẫu thuật thần kinh thực hiện "phẫu


thuật", bàn tay của anh ta được nhìn thấy biến mất vào
bụng bệnh nhân và một bể máu xuất hiện. Sau khi mò
mẫm xung quanh bên trong khoang cơ thể, bác sĩ phẫu
thuật thần kinh nhanh chóng kéo tay "ra ngoài" cơ thể,
cầm những gì được cho là khối u hoặc mô bệnh gây ra
vấn đề của bệnh nhân. Các mô bị bệnh được đem đến
một khu vực gần đó nhanh chóng để tiện làm sạch. Khi
bụng của bệnh nhân được vệ sinh sạch máu, không có
vết rạch nào được tìm thấy.

www.themegallery.com
3. Khoa học và giả khoa học

 CỐ GIẢI THÍCH HOẶC BỎ QUA NHỮNG DỮ


LIỆU SAI – VÍ DỤ VỀ GIẢ KHOA HỌC
Trên thực tế, thủ tục được thực hiện thông qua
việc lướt tay đơn giản, với máu giả và các mô
động vật thường được giấu trong ngón tay cái
bằng nhựa giả. Khi xét nghiệm cho thấy "khối
u" thực sự là gan gà hoặc các động vật khác,
một số tín đồ cứng rắn trong thủ tục vẫn
không được thuyết phục.
Họ nói rằng những nhân viên kỳ diệu này
không chỉ có thể thực hiện phẩu thuật mà
không có vết rạch mà còn có thể biến khối u
chết người thành những mô động vật vô hại!
3. Khoa học và giả khoa học

 Sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng


Để được một tuyên bố khoa học thì
phải được kiểm chứng, và để kiểm chứng
nó phải được thể hiện bằng ngôn ngữ cụ
thể, rõ ràng.
Ngược lại, các nhà giả khoa học
thường dùng ngôn ngữ rất mơ hồ để khó
kiểm định, cố gắng tạo ra sự huyền bí =>
một trong những kỹ thuật gọi là "Đọc
nguội “ – “Cold reading”
3. Khoa học và giả khoa học

 Sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng


“Cold reading”-”Đọc nguội” là một tập
hợp các kỹ năng tinh vi được sử dụng bởi
độc giả tâm linh, người đọc thẻ bài và các
"độc giả" chuyên nghiệp khác để thu thập
thông tin chính xác đáng ngạc nhiên về
những người mà họ chưa bao giờ gặp
trước đây.
Phương pháp hoạt động chủ yếu thông
qua sự kết hợp của quan sát chặt chẽ;
kiến thức về các điểm chung của con
người; tâng bốc để "cảm thấy tốt"; việc sử
dụng ngôn ngữ chung chung mơ hồ; và
khuynh hướng tự nhiên của con người để
nói đến.
3. Khoa học và giả khoa học
 Sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng
Ví dụ một số câu nói sử dụng ngôn ngữ không
rõ ràng:
1. Một số khát vọng của bạn có khuynh
hướng không thực tế. Đôi khi bạn đang hướng
ngoại, dễ chịu, hòa đồng, trong khi những lần
khác bạn lại hướng về nội tâm, cảnh giác và
bảo vệ.
2. Bạn tự hào là một nhà tư tưởng độc lập
và không chấp nhận ý kiến của người khác mà
không có bằng chứng thỏa đáng. Bạn thích sự
thay đổi nhất định và đa dạng, và bạn trở nên
không thỏa mãn khi bị ràng buộc bởi các hạn
chế.
3. Bạn có nhu cầu mạnh mẽ để những
người khác thích bạn và để họ ngưỡng mộ bạn
3. Khoa học và giả khoa học

 Sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi
người được trình bày với các mô tả nhân cách
tổng quát như thế này, họ thường ngạc nhiên
trước sự chính xác của nó. Các nhà tâm lý học
gọi đây là "Hiệu ứng Barnum
Trong kỹ thuật thu hút được gọi là “fishing
for details”, các nhà huyền bí đã sử dụng kết
hợp ngôn ngữ mơ hồ, thăm dò, và quan sát tức
thời lời nói, phi ngôn ngữ để nói chi tiết về một
chủ đề nào đó.
Hai loại ngôn ngữ mơ hồ là: “multiple-out
expressions” và “try-ons”.
3. Khoa học và giả khoa học

 Sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng


Multiple-out expressions là loại ngôn ngữ rất mơ
hồ có thể được diễn giải ra (thường là sau khi đã
có dữ kiện) cho phù hợp với nhiều loại kết quả
khác nhau.
Ví dụ:
Một độc giả có thể nói, "Ai đó gần bạn đang
gặp khó khăn trong đời sống hôn nhân của
mình." Khách hàng của cô ngạc nhiên trả lời:
"Thật tuyệt vời! Làm thế nào mà bạn biết bạn tôi
Marta đang ly hôn? "Dĩ nhiên, người đọc không
biết gì về Marta hoặc việc ly dị của cô, nhưng
những từ "gần bạn" và "có vấn đề trong cuộc
sống hôn nhân của họ" là như vậy rất rộng mà
hầu hết mọi người đều có thể nghĩ đến ít nhất
một người và những người này phù hợp với mô
tả.
3. Khoa học và giả khoa học
 Sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng
Try-ons là phát biểu huyền ảo được thiết kế để
gợi ý về một phản ứng, nhưng với cụm từ rất cẩn
thận vì thế nó dễ dàng được diễn giải khi đúng
nhưng không dễ diễn giải khi sai
Ví dụ:
Một độc giả có thể nói, "Tôi cảm thấy rằng bạn
có thể có một số mối quan tâm tài chính nghiêm
trọng bạn đang giải quyết." Nếu khách hàng có
"quan tâm tài chính nghiêm trọng", điều này sẽ tự
nhiên được tính là một “cú hít” tốt. Mặt khác, nếu
khách hàng không có mối quan tâm tài chính nghiêm
trọng, điều này có thể không được tính là một thiếu
xót. Xét cho cùng, người phán đoán không khẳng
định tích cực rằng khách hàng của mình có những lo
lắng về tài chính nghiêm trọng - chỉ là anh ta cảm
thấy rằng khách hàng có thể có những lo lắng như
vậy.
3. Khoa học và giả khoa học

 Thiếu tính tiến bộ, không phát triển


Khoa học là tiến bộ. Nó liên tục tiến bộ và phát
triển. Trái lại, Giả khoa học, thường đứng một chỗ.
Nó bị kẹt tại một điểm nhất định và không thay đổi
và tiến bộ.
Một ví dụ điển hình cho điều này là giả thuyết
về trái đất dẹt:
“Người tin Trái đất dẹt” tin rằng trái đất có
hình dạng như cái bánh, với Bắc Cực ở giữa và một
bức tường băng khổng lồ ở chu vi. Với bức tường
băng này, có lẽ, ngăn không cho các tàu và máy bay
rơi xuống khỏi bờ của trái đất hoặc bay vào không
gian.
Nhiều thế kỷ trước niềm tin vào một trái đất
bằng phẳng là hoàn toàn hợp lý. Tóm lại, trái đất là
phẳng, thậm chí từ đỉnh núi cao.
3. Khoa học và giả khoa học

 Không tiến hành nghiên cứu


Khoa học là một phần của các dữ kiện đã được
kiểm định
Quan trọng hơn, khoa học là một phương pháp,
các kỹ thuật đã được chứng minh để mở rộng ranh
giới sự hiểu biết của con người. Như chúng ta đã
thấy, khoa học tự bản chất luôn đặt ra các câu hỏi,
tìm kiếm các giải pháp, thu thập dữ liệu, tìm ra các
giả thiết và tìm kiếm những hiểu biết mới và hiểu
sâu hơn.
Do đó, điều tra có hệ thống, có kỷ luật, nghiên
cứu - nằm ở trung tâm của nghiên cứu khoa học.
Mặt khác, giả khoa học thường không tham gia
vào bất kỳ chương trình nghiên cứu nghiêm túc
nào.
3. Khoa học và giả khoa học
 Không tiến hành nghiên cứu
Ví dụ:
Hãy xem xét "phương pháp chữa bệnh bằng
nước", một cách điều trị y khoa thay thế mà Tiến sĩ
Fereydoon Batmanghelidj, tác giả của cuốn “Cơ thể
gào khóc vì Nước” đưa ra.
Ý tưởng đằng sau việc chữa bệnh bằng nước là
đơn giản. Nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các bệnh
là thiếu nước trong cơ thể mất nước mãn tính. Để
duy trì độ ẩm thích hợp, mọi người nên uống từ 8
đến 10 ly nước mỗi ngày, tiêu thụ muối một cách tự
do, và tránh uống cà phê và rượu. Trong số nhiều
bệnh mà bác sĩ Batmanghelidj có thể phòng ngừa
hoặc chữa khỏi bằng phương pháp tự nhiên đơn
giản này là hen suyễn, viêm khớp, đau lưng, ung
thư, trầm cảm, rối loạn cương dương, huyết áp cao,
đau nửa đầu, chứng loạn dưỡng cơ và xơ cứng đa xơ
cứng.
3. So sánh Khoa học và giả khoa học
KHOA HỌC GIẢ KHOA HỌC

Đưa ra phát biểu với sự kiểm Đưa ra phát biểu không thể
định nghiêm ngặt bằng thí kiểm định (ngay cả về mặt
nghiệm hoặc quan sát nguyên tắc)

Đưa ra phát biểu nhất quán với Đưa ra phát biểu mâu thuẫn
những kết quả nền tảng khoa học với những kết quả nền tảng khoa
tốt trước đó học tốt trước đó

Chủ động tìm kiếm các dữ liệu


Bỏ qua hoặc cố giải thích các
sai và đương đầu với nó một cách
dữ liệu sai
cầu thị

Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ và


cụ thể không cụ thể

Luôn luôn thay đổi và phát Thất bại trong việc thay đổi và
triển phát triển

Liên quan đến nỗ lực tột bậc để Thường không có một sự nỗ lực
nghiên cứu trong thực hiện nghiên cứu
4. CHIÊM TINH HỌC

Các nhà chiêm tinh học cho rằng


nhân cách, hành vi và vận mệnh của con
người là tất cả bị ảnh hưởng mạnh bởi vị
trí của mặt trời, mặt trăng, hành tinh và
các ngôi sao tại thời điểm sinh ra.
Ví dụ:
Bất kỳ ai sinh giữa 23 tháng 12 và 19
tháng một là một Ma Kết bởi vì mặt trời
dường như nằm trong cùng một phần
của bầu trời như là chòm sao Ma Kết
trong thời gian đó.
4. CHIÊM TINH HỌC

Chiêm tinh học hoàn toàn không có cơ sở khoa học.


Có sáu lý do như sau:
1. Các nhà chiêm tinh học không xác định được
chính xác tác động tự nhiên cũng như cơ chế của nó
2. Các nhà chiêm tinh học không thể đưa ra những
phản hồi thuyết phục về vấn đề cụ thể
3. Các nhà chiêm tinh học không giải quyết thỏa
đáng với sự khám phá ra ba hành tinh và những
khám phá thiên văn gần đây.
4. Các nhà chiêm tinh học thường dùng ngôn ngữ
mơ hồ và không thể kiểm định
5. Các nhà chiêm tinh học không thể lý giải một
cách thuyết phục vấn đề khi song sinh và thiên tai
6. Các kiểm định khoa học không hỗ trợ các phát
biểu của các nhà chiêm tinh học
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không giải thích được cơ chế


Các nhà chiêm tinh cho rằng các vật thể thiên
thể cực kỳ xa có ảnh hưởng mạnh mẽ về nhân cách,
vận mệnh và hành vi của con người. Nhưng làm thế
nào? Những năng lực hoặc cơ chế nào có thể giải
thích những hiệu ứng đặc biệt như vậy?
Đối với người xưa, câu trả lời rất đơn giản:
phép thuật. Các ngôi sao và hành tinh đã được cho
là thần thánh và thường gắn liền với thần thoại.
Chẳng hạn, hành tinh Venus được đặt theo tên của
nữ thần La Mã tình yêu và vẻ đẹp. Theo đó, người ta
tin rằng bất cứ ai sinh ra dưới sự thống trị của hành
tinh Venus thì lãng mạn, nhạy cảm, cảm xúc, và
nghệ thuật.
Tương tự, bất cứ ai sinh ra dưới sự thống trị
của hành tinh Hỏa tinh đã được cho là hung hăng và
dũng cảm, vì sao Hỏa là vị thần chiến tranh của La
Mã.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không giải thích được cơ chế


Tất nhiên, chúng ta không còn tin tưởng vào
những mối liên hệ thần thoại này. Vậy cơ chế
hoặc năng lực nào có thể giải thích sự lan tỏa của
chiêm tinh học? Các nhà chiêm tinh đã đưa ra
những lời giải thích về lực hấp dẫn, lực thủy
triều, lực điện từ, từ trường, lực từ các hạt phát
ra.
Tuy nhiên lực hấp dẫn, lực thủy triều, lực
điện từ, từ trường, lực từ các hạt phát ra đều quá
yếu đối với bất kỳ tác động quan trọng nào lên
hành vi của con người trong khoảng cách rộng
lớn trong không gian. Trên thực tế, nhiều vật thể
thông thường xung quanh chúng ta còn tạo ra
sức mạnh mạnh hơn các hành tinh và các ngôi
sao.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không đưa ra phản hồi thuyết phục


Các nhà khoa học từ lâu đã biết, do sự hấp
dẫn của mặt trời và mặt trăng, trái đất dần
dần "lung lay" quỹ đạo của nó, giống như một
đầu quay hoặc hình con quay. Như một hệ quả
rõ ràng vị trí của các sao liên quan đến mặt
trời cũng dần dần thay đổi theo thời gian. Các
cung hoàng đạo có thể sẽ không còn chính
xác.
Các nhà chiêm tinh học nhận thức rõ về
thực tế này nhưng chưa đưa ra được cách lý
giải hợp lý. Hầu hết các nhà chiêm tinh học chỉ
đơn giản là lướt qua khỏi vấn đề, tuyên bố
rằng “các chòm sao đơn giản là không quan
trọng“
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không tiến triển


Chúng ta đã thấy rằng giả khoa học,
không giống như khoa học thực sự, thường là
tĩnh; nó không thay đổi trong sự tiến bộ kiến
thức.
Hãy xem xét hai ví dụ về vấn đề trì trệ của
chiêm tinh học:
(1) Các nhà tử vi không thể giải quyết
thỏa đáng việc tìm ra 3 hành tinh mới và
những khám phá gần đây của thiên văn học
(2) Việc không tính đến quy luật tự nhiên
của các chòm sao.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không tiến triển


Thứ nhất, nếu chiêm tinh học là đúng, tại
sao không phải là các nhà chiêm tinh có thể
suy luận sự tồn tại của Sao Thiên Vương, Sao
Hải Vương và Sao Diêm Vương từ lâu, trước
khi các nhà khoa học phát hiện ra?
Nếu như các nhà chiêm tinh tuyên bố,
những hành tinh này có ảnh hưởng đến cuộc
sống con người, thì dự đoán của các nhà tiên
tri là sai trong quá khứ hai ngàn năm? Tại sao
trong những thế kỷ này, các nhà chiêm tinh
không nhận thấy những lỗi này và giải thích
cho chúng.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không tiến triển


Thứ hai, tại sao nó chỉ có các sao ngôi,
hành tinh, mặt trời, và mặt trăng của chúng ta
ảnh hưởng tới chiêm tinh?
Trong khi đó kể từ thời Galileo (1564-
1642), các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều
hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta.
Hai trong số các mặt trăng (Ganymede và
Titan) lớn hơn hành tinh Pluto và Mercury.
Ngoài ra, hàng ngàn tiểu hành tinh đã được
phát hiện. Một số tiểu hành tinh này lớn hơn
tất cả những tiểu hành tinh, các mặt trăng
trong hệ mặt trời của chúng ta. (Một tiểu hành
tinh đã được tìm thấy thậm chí có vệ tinh riêng
của nó)
4. CHIÊM TINH HỌC

 Không tiến triển


Một vấn đề khác đối với chiêm tinh học là
sự thất bại của nó để giải quyết một cách
thuyết phục với sự hiểu biết hiện đại của các
nhà khoa học về chòm sao.
Các nhà chiêm tinh cổ xưa tin rằng các
chòm sao thực sự cố định để quan sát được
"hình ảnh trong bầu trời ". Bây giờ chúng ta
biết rằng điều này là hoàn toàn sai. Sự xuất
hiện của chòm sao thay đổi qua thời gian; và
các ngôi sao xuất hiện trong không gian gần
với chúng ta, thực tế có thể cách nhau hàng
triệu năm ánh sáng.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ


Ví dụ về chuyên mục tử vi hàng ngày cho
người cung Kim Ngưu được cung cấp trên
trang web chiêm tinh Excite.com
Aurus (20 tháng 4 đến 20 tháng 5)-Cung Kim
Ngưu: Các kế hoạch của bạn với bạn bè có thể
đi sai. Tuy nhiên, nếu bạn kiên định để tiếp
tục, bạn vẫn có thể đạt được mục tiêu của bạn.
Bạn càng kiên định, càng có nhiều khả năng
bạn đang đạt được mục tiêu của mình
4. CHIÊM TINH HỌC

 Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ


Đoạn văn này chứa hai cách dùng ngôn ngữ mơ hồ.
Trước hết, nó sử dụng không chắc chắn những từ “có
thể” và “có thể”. Khi nói rằng "kế hoạch của bạn với
bạn bè có thể đi sai" và rằng "bạn có thể đạt được mục
đích của bạn ", nhà văn đang đưa ra những tuyên bố
rất mơ hồ và đủ điều kiện rằng hầu như không có gì có
thể bác bỏ họ.
Thứ hai, đoạn văn này sử dụng ngôn ngữ Barnum nói
chung có thể dễ dàng diễn giải như áp dụng cho hầu
hết mọi người. (Không phải là nó thực sự đúng bởi rõ
ràng rằng bạn tiếp tục thì nhiều khả năng bạn đang
đạt được mục tiêu của bạn?)
Bằng cách sử dụng ngôn ngữ mơ hồ và không kiểm
định như thế này, một nhà tử vi khéo léo có thể đánh
lừa hàng triệu người tin rằng họ có thể dự đoán được
tương lai.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Vấn đề song sinh và thảm họa


Hầu hết các nhà chiêm tin tuyên bố rằng số phận
của một người bị ảnh hưởng mạnh bởi vị trí của các
ngôi sao và các hành tinh vào thời điểm người đó ra
đời. Kể từ thời cổ đại, các nhà phê bình đã ghi nhận
hai bác bỏ rõ ràng đối với nhận định như vậy.
Thứ nhất, nếu chiêm tinh học đúng, nếu không phải
là cặp song sinh thời gian (nghĩa là, những người
không liên quan sinh học được sinh ra chính xác
cùng thời gian và địa điểm) có vận mệnh tương tự
nhau hay không? Kể cả những cặp sinh đôi còn có
số phận khác nhau.
Thứ hai, làm thế nào chiêm tinh có thể giải thích
các sự kiện thảm họa thảm khốc như động đất hoặc
bão trong đó hàng trăm hoặc hàng ngàn người có
thể chết cùng một lúc? Ví dụ, có phải tất cả những
người đi trên tàu Titanic đều sinh tại cùng một thời
điểm trong năm?
4. CHIÊM TINH HỌC

 Kiểm định khoa học


Câu hỏi cuối cùng của khoa học là “nó có
hoạt động không?”. Các kiểm định về chiêm
tinh đều cho thấy rằng nó không hoạt động.
Ví dụ:
Chiêm tinh khẳng định rằng có một sự
tương quan giữa dấu hiệu mặt trời và vẻ
ngoài của cơ thể. Để kiểm tra, Culver và
Ianna khảo sát hàng trăm sinh viên đại học
(bao gồm chiều cao, cân nặng, màu tóc, da
da, và kích thước đầu) => dấu hiệu mặt trời
không có tương quan với vẻ ngoài cơ thể.
4. CHIÊM TINH HỌC

 Kiểm định khoa học


Hầu hết các nhà chiêm tinh cũng tuyên bố rằng
một số dấu hiệu mặt trời làm cho cá nhân tương
thích các mối quan hệ và những người khác thì
không.
Nhà tâm lý học Bernard I. Silverman cho biết
Nếu đó là đúng, các cặp đôi với các dấu hiệu mặt trời
tương thích tỷ lệ kết hôn sẽ cao hơn và tỷ lệ ly hôn
thấp hơn so với những cặp có dấu hiệu mặt trời
không tương thích.
Khi Silverman xem xét ngày sinh của 2.978 cặp
đã kết hôn ở Michigan và 478 cặp vợ chồng đã được
ly hôn, tuy nhiên, ông không tìm thấy mối tương
quan giữa dấu hiệu mặt trời và tỷ lệ kết hôn hoặc ly
hôn.
4. CHIÊM TINH HỌC

Tóm lại, các bài kiểm tra khoa học


không hỗ trợ tuyên bố của chiêm tinh
học. Và với các lý do khác đã trình bày
ở trên cho thấy chiêm tinh học phải
được coi là giả khoa học
LOGO

You might also like