You are on page 1of 14

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

 Các bước thực hiện trong quá trình đo kiểm chất lượng
mạng 3G bằng phương pháp Driving test:
• Phân tích yêu cầu để lựa chọn bài đo phù hợp.
• Chuẩn bị cơ sở dữ liệu, thiết bị đo, và các dụng cụ cần thiết.
• Thiết lập bài đo.
• Tiến hành đo kiểm.
• Phân tích kết quả đo kiểm.
• Tiến hành tối ưu theo kết quả phân tích.
• Đánh giá và báo cáo kết quả
1. Phân tích yêu cầu:
 Yêu cầu đo kiểm có thể được đưa ra bởi khách hàng, hoặc
nhằm cho công tác tối ưu định kỳ, hoặc để kiểm tra dịch
vụ, tính năng, tham số mới.
 Tùy theo các yêu cầu khác nhau mà xây dựng những bài
đo khác nhau.
2. Chuẩn bị:
 Trước khi tiến hành đo kiểm cần chuẩn bị các thiết bị và
các yếu tố cần thiết:
1. Máy tính,máy Tems, GPS, Sim, La bàn…
2. Cơ sở dữ liệu nhà trạm (tọa độ, độ cao, góc Azimuth,
Tilt…) Bản đồ giao thông, hành chính…
3. Các yếu tố liên quan khác như phương tiện và kinh phí đi
lại.
3. Thiết lập bài đo:
 Từ việc phân tích yêu cầu, đưa ra bài đo phù hợp. Dưới
đây là một số bài đo sử dụng để đo kiểm:
a) Đo kiểm vùng phủ:
b) Đo kiểm chất lượng dịch vụ thoại:
c) Đo kiểm chất lượng dịch vụ Data:
3. Thiết lập bài đo (tiếp):
 Đo kiểm vùng phủ:
a. Thiết bị yêu cầu: MS1, GPS, Dongle/License.
b. Phương thức: Thiết lập kết nối, thực hiện đo ở chế độ
IDLE.
c. Mục đích: Xác định vùng phủ của trạm, xác định điểm có
cường độ tín hiệu thấp (điểm lõm).
3. Thiết lập bài đo (tiếp):
 Đo kiểm chất lượng dịch thoại:
 Thoại thường.
a. Thiết bị yêu cầu: MS1 – MOC, MS2 – MTC, GPS, Dongle/License
b. Phương thức: Tiến hành quay số gọi từ MS1 tới MS2, Sử dụng
Command Sequence ( Thoại 60s, chờ 10s).
c. Mục đích : Đánh giá vùng phủ thoại thường, khả năng thiết lập cuộc
gọi, duy trì cuộc gọi.
 Thoại video
a) Tương tư như thoại thường, chỉ khác là lựa chọn Call Video thay vì cho
call thường.
3. Thiết lập bài đo (tiếp):
 Đo kiểm chất lượng dịch vụ dữ liệu:
 PSDL:
a) Thiết bị yêu cầu: MS1:R99 PACKET CALL/PDP Connection,
GPS, Dongle/License. Mode: Normal, WCDMA RRC
Capability: R99
b) Thực hiện: Thực hiện Download từ FTP server. Hoặc một số
trang khác như http://zing.vn , http://nhacso.net/Music .
c) Mục đích: Đánh giá vùng phủ và tốc độ dữ liệu downlink.
3. Thiết lập bài đo (tiếp):
 Đo kiểm chất lượng dịch vụ dữ liệu:
 PSUL:
a) Thiết bị yêu cầu: MS1:R99 PACKET CALL/PDP Connection,
GPS, Dongle/License. Mode: Normal, WCDMA RRC
Capability: R99
b) Thực hiện: Thực hiện Upload lên FTP server.
c) Mục đích: Đánh giá vùng phủ và tốc độ dữ liệu uplink.
3. Thiết lập bài đo (tiếp):
 Đo kiểm chất lượng dịch vụ dữ liệu:
 HSDPA&HSUPA-Static Test:
a) Thiết bị yêu cầu: MS1:HS PACKET CALL/PDP Connection,
GPS, Dongle/License. Mode: WCDMA, WCDMA RRC
capability: HSDPA
b) Thực hiện: Thực hiện Download từ FTP server. Hoặc một số
trang khác như http://zing.vn , http://nhacso.net/Music .
c) Mục đích: Đánh giá vùng phủ và tốc độ dữ liệu của
HSDPA&HSUPA.
4. Đo kiểm:
 Tiến hành đo kiểm theo các bài đo đã được xác lập ở trên, theo
các tuyến đường đã định trước.
 Lưu lại Log file, tên log file thể hiện các thông tin ngắn gọn, dễ
gợi nhớ ( theo ngày tháng năm, địa điểm đo)
5. Phân tích kết quả đo kiểm:
 Log file đo kiểm được phân tích và đánh giá tùy theo yêu cầu
ban đầu. Đưa kết quả lên bản đồ để có cái nhìn tổng quan,
đánh giá khu vực tồi, khu vực tốt.
 Kết hợp với các KPI liên quan, chỉ ra các nguyên nhân dẫn
đến chất lượng tồi và hướng giải quyết để cải thiện chất lượng
mạng.
6. Tiến hành tối ưu theo kết quả phân tích :
 Dựa trên kết quả đã phân tích, tiến hành sửa các lỗi
phần cứng đã phát hiện hoặc tiến hành thay đổi các
tham số mềm. Sau mỗi lần tác động, thực hiện đo
kiểm lại để đánh giá kết quả.
7. Báo cáo kết quả:
 Kết thúc quá trình viết báo cáo tổng kết, đánh giá
chất lượng mạng và hiệu quả của các hành động đã
tác động vào mạng.
 Lưu lại để làm tài liệu tham chiếu cho các trường
hợp sau này.

You might also like