You are on page 1of 10

Quá trình học tập và tu dưỡng

- Tên thời thơ ấu: Nguyễn Sinh Cung,

- Sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng
Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay
là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An),

- Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
- Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc của
ông bà ngoại và cha mẹ,
- Lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù, tình nghĩa, bất
khuất
- Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện
- 1895 - 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ
tại Huế
- Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ,
nhiều lớp người
+ những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách
dịch và tàn ác
+ những ông quan Nam triều bệ vệ trong áo gấm, hài
nhung, mũ cánh chuồn
+ phần đông người lao động đau khổ và tủi nhục
- Những hình ảnh đó in sâu vào ký ức của Nguyễn
Sinh Cung
Kinh Thành Huế
- 9-1901, Nguyễn Sinh Cung chuyển về sống ở quê nội với tên mới là Nguyễn Tất
Thành.
- Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán, nghe nhiều chuyện qua
các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước
=> dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất,
nhà tan.
- Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành
càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước
+ nạn thuế khoá nặng nề
+ nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng
Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc.

- Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán => có dịp nghe chuyện thời cuộc của
các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình
·
- 9- 1905, Nguyễn Tất Thành theo học lớp
dự bị Trường tiểu học Pháp. Chính tại ngôi
trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên
được tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do – Bình
đẳng – Bác ái.”

- Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình


chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên.
Vì những hoạt động yêu nước, tham gia
cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất
Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi.
- Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp
trung đẳng tại Trường Quốc học Huế.
- Ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và
sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc =>
muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình
các nước và học hỏi những thành tựu của văn
minh nhân loại.
- Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn
được nghe kể về những hành động của những
ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân
và những bàn luận về con đường cứu nước
trong các sĩ phu yêu nước. Trường quốc học Huế
- Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế – trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước,
tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành
nhiều hiểu biết mới
- Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học và quyết định đi
tiếp xuống phía Nam.
- Đầu năm 1910
+ Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết, được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các
nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ
(Montesquieu).
+ gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật
- Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ
của Hội Liên Thành.
- Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ (đào tạo công nhân hàng hải và
công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son), đồng thời đi bán báo ở khu vực thương
cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân.
- Ông học được 3 tháng, sau đó quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn
dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây để trở về giúp nhân
dân Việt Nam.

You might also like