You are on page 1of 185

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ

TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)-


NHỮNG NỘI DUNG CỐT LÕI,
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM

1
CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. CPTPP- (TPP-11) TIẾN TRÌNH VÀ NỘI DUNG CỐT LÕI


2. TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI CPTPP
(TPP-11) CÓ HIỆU LỰC
3. NHỮNG GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CẦN CÓ CỦA VIỆT
NAM
4. Phụ lục: Tóm tắt 30 chương nội dung TPP-12
Lưu ý: Tên hiệp định dịch lấy theo Bộ Công Thương và Báo Nhân
Dân thống nhất:
“Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-
Pacific Partnership - CPTPP)
Vì bị treo 20 điều nên có ý kiến dịch "progressive" là từng bước, tức:
"Hiệp định đối tác toàn diện và từng bước xuyên Thái Bình Dương".

2
CPTPP-
TIẾN TRÌNH VÀ NỘI DUNG CỐT LÕI

 Tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 2002 tổ chức tại Mê-hi-cô,
3 nước Chi-lê, Niu Di-lân và Xinh-ga-po (P3) phát động
đàm phán Hiệp định Pacific Three Closer Economic
Partnership (P3)-tức Hiệp định ba đối tác kinh tế chặt chẽ
hơn Thái Bình Dương
 Tháng 4 năm 2005, Bru-nei xin gia nhập, biến P3 thành
P4.
 Từ 2005, Hiệp định mang tên đầy đủ tiếng Anh là Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định Đối
tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Viết tắt là
TPP-Gọi tắt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
 Năm 2007: Hoa Kỳ bắt đầu tiếp cận và tham gia thảo luận với
các nước P-4.
 Tháng 9/2008: Hoa Kỳ thông báo sẽ tham gia đàm phán Hiệp
định Thương mại Tự do toàn diện với nhóm P-4 ;
3
 Trước khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng
tham gia Hiệp định (từ năm 2006, Xinh-ga-po đã rất tích cực
mời Việt Nam tham gia TPP - P4, nhưng khi đó Việt Nam chưa
nhận lời)
 Tháng 11/2008: Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam
thông báo sẽ cùng đàm phán với các quốc gia P-4 nhằm đi đến
ký kết một Hiệp định Thương mại “thế hệ tiếp theo
 Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định
TPP với tư cách thành viên liên kết.
 Tháng 11 năm 2010, Việt Nam đã chính thức tham gia
đàm phán TPP sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP
với tư cách thành viên liên kết.
 Tháng 10 năm 2010, Ma-lai-xia chính thức tham gia vào
TPP

4
 Tháng 3/2010: Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại
Australia (các bên tham gia: Australia, Chi Lê, Peru,
Singapore, Việt Nam, Hoa Kỳ, Brunay và New Zealand);
 Tháng 10/2010: đàm phán tại Brunei (có thêm Malaysia tham
dự);
 Tháng 6/2011 và tháng 9-2014: tđàm phán tại Việt Nam …
 Tháng 7/2012: vòng đàm phán thứ 13 tại -Hoa Kỳ có them
Mehico va canada lần lượt tham gia TPP.
 Tháng 8/2013 : Vòng thứ 19 tại Brunei –thêm Nhật Bản tham
gia

5
 Kết thúc đàm phán TPP vào ngày 5-10-2015 sau hơn 20
vòng và 5 năm đàm phán chính thức và nhiều cuộc gặp
gỡ giữa kỳ.
 Chiều thứ 5 ngày 05/11/2015, Tổng thống Obama đã chính
thức thông báo ý định ký kết Hiệp định TPP tới quốc hội nước
này, cùng thời điểm các nước thành viên TPP công bố toàn văn
bản gần chính thức nhất của Hiệp định.
 Bộ trưởng 12 quốc gia TPP đã chinh thức ký hiệp định
TPP ở Auckland - New Zealand hôm 4-2-2016.
 Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb là người đầu tiên
ký vào biên bản thỏa thuận và Bộ trưởng New Zealand
Todd McClay ký sau cùng. Những người tham dự buổi lễ
reo hò khi hiệp định được ký kết.

6
 Sau khi ký kết, các nước sẽ khởi động tiến trình phê chuẩn, dự
kiến mất khoảng 2 năm. Trong vòng 2 năm đó, bất cứ lúc nào
cả 12 nước hoàn tất việc phê chuẩn thì TPP sẽ có hiệu lực.
 Nếu vì lý do nào đó mà không đủ 12 nước phê chuẩn thì các
nước sẽ chờ cho hết 2 năm. Khi đó, việc tiếp theo là tính xem
đã có bao nhiêu nước phê chuẩn.
 Nếu có ít nhất 6 nước phê chuẩn và tổng GDP của những
nước phê chuẩn chiếm trên 85% GDP của tất cả các nước
TPP thì hiệp định sẽ có hiệu lực giữa những nước đó.
 12 nước TPP đang tham gia 80 FTA khác nhau
 TPP gồm 800 triệu dân, 40% GDP và hơn 30% thương
mại toàn cầu.
 TPP có nội dung chính dài hơn 500 trang, lại kèm theo hàng
chục biểu cam kết, thỏa thuận song phương của các thanh viên

7
 3 đặc điểm chính của Hiệp định TPP:
 1. Tiếp cận thị trường một cách toàn diện: Thuế quan, phi thuế và
các lĩnh vực về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; bảo tồn, bảo
vệ môi trường, người llao động và công đoàn; SHTT, mua sắm và đầu
tư công…
 2. Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết:
Phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng, thương mại không gián đoạn;
bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới, mở cửa thị
trường trong nước. Tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực
và xuyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
 3. Giải quyết các thách thức mới và cần bằng lợi ích: Thúc đẩy đổi
mới, năng suất và tính cạnh tranh; phát triển nền kinh tế số; cân bằng
vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước; hỗ trợ DNVVN; tạo ra các cơ
hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng
của các nước thành viên; các nền kinh tế và doanh nghiệp đều có
thể hưởng lợi, đáp ứng được những cam kết và tận dụng được
đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.
8
 TPP là Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn
diện và cân bằng,
 Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và
duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức
cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo, thúc
đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động,
và bảo vệ môi trường.
 Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập
cho toàn khu vực.
 Kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện,
cân bằng lợi ích, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho
các Hiệp định thế kỷ 21.
 Có cơ chế cho phép một số Bên thêm thời gian chuyển
tiếp.

9
 Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Lào, Colombia, Costa
Rica và Thái Lan, muốn tham gia đàm phán TPP
 Ngày 29/3/2018, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Bộ
Thương mại nước này xem xét chi tiết về cách thức gia nhập
CPTPP. Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak nói với VOA tiếng
Việt: "Đây là một vấn đề quan trọng", "Nếu không có vấn đề
gì, chúng tôi sẽ gia nhập vào năm nay". (Theo
https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-muon-tham-gia-hiep-
dinh-cptpp-nam-nay/4322365.html)
 Hàn Quốc tỏ ý muốn tham gia TTP tại hội nghị thượng đỉnh của
WTO tổ chức tại Bali, Indonesia, vào tháng 12-2013.
 Mỹ đã từng mời Nga và Trung Quốc tham gia TPP.

10
LÝ DO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MỸ RÚT KHỎI TPP

 Cú sốc với TPP:


 Ngày 23/1/2017 , Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức
rút nước này khỏi TPP sau 3 ngày nhậm chức tổng thống,
 Ngày 30-1-2017, Hoa Kỳ đã có thư gửi các nước tham gia Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thông báo chính thức rút khỏi
Hiệp định này.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời hứa tranh cử của
mình về rút khỏi TPP nhằm giữ việc làm và thúc đẩy ngành sản
xuất công nghiệp của Mỹ
 Thay vì TPP, Mỹ sẽ đàm phán các thỏa thuận thương mại công
bằng song phương” với từng quốc gia, trong đó có VN…
 Tổng thống Trump cũng đang có kế hoạch đàm phán lại Thỏa
thuận Tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico
nhằm giành được những điều khoản hấp dẫn hơn cho Mỹ.

11
 Mỹ có dân số gấp 3,5 lần và diện tích rộng gấp khoảng 28 lần
Việt Nam;
 Mỹ chiếm ¼ tổng GDP,1/5 tổng nhập khẩu toàn cầu, là trung
tâm tài chính lớn nhất và nguồn động năng phát triển mạnh
nhất của thế giới
 Thu nhập bình quân của một hộ gia đình Mỹ là 53.650
USD/năm.
 Hơn 31.000 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại Hoa Kỳ.
 Hằng năm có hơn nửa triệu lượt du khách Mỹ sang VN, và
đang tiếp tục tăng trong năm 2018.

12
 Việt Nam - Hoa Kỳ sau 22 năm thiết lập quan hệ đã có Hiệp
định thương mại song phương BTA và những cam kết thông
qua WTO, đang khởi động lại Hội đồng Hiệp định khung về
thương mại và đầu tư song phương (TIFA).
 Hoa Kỳ là đối tác toàn diện; thị trường xuất khẩu (nhất là
nông sản) lớn thứ hai(quý 1-2018, đạt 9,6 tỷ USD sau EU đứng
số 1 với 9,8 tỷ USD) và xuất siêu hàng đầu của Việt Nam,
chiếm khoảng 20% xuất khẩu hàng năm của VN và VN
chiếm 1,3% tổng nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ.
 Hoa Kỳ xuất siêu sang Việt Nam về dịch vụ và xếp thứ
8/112 nước có FDI ở Việt Nam, với 815 dự án, tổng vốn 10,07
tỷ USD.
 Hơn 1,5 triệu Việt Kiều ở Mỹ chiếm hơn 40% tổng kiều hối về
VN hàng năm. TP.HCM nhận 60% kiều hối hàng năm của cả
nước
13
Nhìn chung, sau khi Mỹ rút lui, có 4 kịch bản về TPP:
 1. TPP sẽ chết yểu do Mỹ rút khỏi TPP, một số nước thấy TPP không
có Mỹ sẽ không còn có ý nghĩa, nên không tìm cách cứu vãn tình hình.

 2. TPP không có Mỹ nhưng mở rộng thành viên mới, tức TPP-11 +


một số nước thành viên mới.

 3. TPP tồn tại ở dạng đa phương hoặc song phương với sự tham
gia của Mỹ sau khi Mỹ yêu cầu đàm phán lại TPP để bảo vệ lợi ích
Mỹ theo quan điểm của Tổng thống mới, các nước thành viên khác
đồng tình, phải mất thêm thời gian và công sức để “mặc cả” với Mỹ.

 4. TPP tồn tại mà không có Mỹ-TPP-11 nước thành viên còn lại vẫn
quyết tâm thực hiện TPP với một số điều chỉnh cần thiết vì lợi ích
chung và hài hòa lợi ích các quốc gia thành viên.

14
 Việt Nam đã phối hợp với Nhật Bản và các nước khác
thực hiện nhiều cuộc đàm phán để̉ duy trì TPP.
 Đột phá quan trọng nhất được ghi nhận tại cuộc họp cấp Bộ
trưởng tổ chức bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, với
việc thông qua tên gọi mới của Hiệp định TPP gồm 11
thành viên là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời thống nhất các
nội dung cơ bản của Hiệp định này.
 Cuối tháng 1-2018, tại Nhật Bản, 11 nước đã kết thúc toàn bộ
nội dung đàm phán còn lại, bao gồm các nội dung liên quan
đến lao động của Việt Nam, bảo lưu về văn hóa của Canada,
bảo lưu về cơ chế dành cho Tập đoàn Petronas của Malaysia...

15
 Ngày 21-2-2018, văn bản cuối cùng của Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
được công bố (đúng 1 năm sau Mỹ rút khỏi TPP).
 Cùng với các nước, Việt Nam cũng đã công bố lời văn tiếng Việt
của Hiệp định tại Cổng Thông tin Điện tử của Bộ Công Thương.
 Ngày 8-3-2018 tại Santiago, Chile các nước đã ký kết
Hiệp định CPTPP
 Hiệp định sẽ đi vào thực hiện 60 ngày sau khi đủ Quốc hội
6 nước (không xét theo tổng GDP như TPP) tham gia ký
hiệp định thông qua (dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2018
hoặc nửa đầu năm 2019).
(nước thứ 7 trở đi, thì CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi
thông báo bằng văn bản là Quốc hội của mình đã thông qua-MP)
 Việt Nam đang cùng các nước để hoàn tất các thủ tục
pháp lý trên.
16
Nội dung chính của Hiệp định CPTPP gồm các văn kiện:

 I- Lời văn của Hiệp định CPTPP:


 Gồm Lời mở đầu và 7 điều khoản
 Điều 1- Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương,
 Điều 2-Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản,
 Điều 3-Hiệu lực,
 Điều 4-Rút khỏi Hiệp định,
 Điều 5-Gia nhập,
 Điều 6-Rà soát Hiệp định CPTPP,
 Điều 7-Các lời văn xác thực;

17
 II- Phụ lục Danh mục một số điều khoản của TPP tạm
đình chỉ thực hiện theo Hiệp định CPTPP:
 20 điều khoản tạm hoãn so với TPP và chỉ được kích hoạt lại
về sau với sự đồng ý của 11 nước (phần văn bản gốc với 30
chương của TPP vẫn được kèm vào trong phụ lục của CPTPP),
cụ thể gồm:
 11 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, vốn là các điều
khoản Mỹ yêu cầu đưa vào.
 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ
 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan
và Tạo thuận lợi Thương mại; Đầu tư; Thương mại dịch
vụ xuyên biên giới; Dịch vụ Tài chính; Viễn thông; Môi
trường; Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.

18
 Ngoài các nội dung chính thức trên, cũng như với Hiệp định TPP
trước đây, các nước dự kiến cũng ký một số Thư trao đổi về
các nội dung quan tâm riêng của mỗi nước sau khi Hiệp định
CPTPP được ký chính thức.
 Ngoài ra, Phụ lục này còn điều chỉnh lại nội dung dẫn
chiếu liên quan tới thời điểm có hiệu lực cho phù hợp hơn
với Hiệp định CPTPP đối với bảo lưu về các biện pháp không
tương thích trong dịch vụ và đầu tư của Brunei và bảo lưu về
doanh nghiệp nhà nước của Malaysia.

19
 Toàn văn Hiệp định CPTPP do Bộ Công Thương công bố:
 KHẲNG ĐỊNH LẠI các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland
ngày 4/2/2016 (sau đây gọi là “Hiệp định TPP”);
 HIỆN THỰC HÓA nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP
thông qua Hiệp định này (tức CPTPP-MPhong) và tầm quan
trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó;
 ĐÓNG GÓP nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương
mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân
thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế;
 THÚC ĐẨY hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa
các Bên;
 TĂNG CƯỜNG cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư
khu vực;

20
 KHẲNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn
môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao
động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng
như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi
ích công cộng;
 HOAN NGHÊNH các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt
tham gia Hiệp định này (CPTPP mang tính mở cao-Mphong);
 ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:
Điều 1: Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
1. Các Bên theo đây nhất trí rằng, theo các điều khoản của Hiệp định
này, các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương,
được ký tại Aukland ngày 4/2/2016 (“Hiệp định TPP”) được tích hợp,
bằng cách tham chiếu, vào thành một phần của Hiệp định này với
những sửa đổi phù hợp, ngoại trừ Điều 30.4 (Gia nhập), Điều 30.5
(Hiệu lực), Điều 30.6 (Rút khỏi) và Điều 30.8 (Lời văn xác thực).[1]
(Chú ý các số trong ngoặc vuông bôi màu đỏ là chú giải ở Phụ lục dưới
Hiệp Định -MPhong)
21
2. Vì mục đích của Hiệp định này, các dẫn chiếu tới ngày ký trong
Hiệp định TPP được hiểu là ngày ký Hiệp định này.

3. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa Hiệp định này
với Hiệp định TPP thì khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định
này sẽ được ưu tiên áp dụng ở mức độ khác biệt đó.

 Điều 2: Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản

Tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ tạm đình
chỉ thực hiện các điều khoản quy định tại Phụ lục của
Hiệp định này, cho đến khi các Bên đồng ý kết thúc việc tạm
đình chỉ thực hiện một hay nhiều hơn các điều khoản đó. [2].

22
 Điều 3: Hiệu lực

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít


nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước
ký kết của Hiệp định, tùy trường hợp nào cho giá trị nhỏ hơn,
thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản rằng họ đã
hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình.
(tức 60 ngày sau khi đủ 6 nước thông qua tại Quốc hội-MP)
2. Đối với bất kỳ nước ký kết nào của Hiệp định này mà với
nước đó Hiệp định chưa có hiệu lực theo khoản 1, Hiệp định này sẽ
có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nước ký kết đó thông báo bằng
văn bản cho Cơ quan lưu chiểu rằng họ đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý hiện hành của mình.
(Tức nếu nước thứ 7 trở đi phê chuẩn muôn, thì CPTPP sẽ có
hiệu lực với họ sau 60 ngày kể từ khi họ thông báo bằng văn bản là
Quốc hội của mình đã thông qua-MP)
23
 Điều 4: Rút khỏi Hiệp định

1. Bất kỳ Bên nào đều có thể rút khỏi Hiệp định này bằng cách
gửi thông báo bằng văn bản tới Cơ quan lưu chiểu. Bên rút
khỏi Hiệp định sẽ đồng thời thông báo cho các Bên khác về
việc rút khỏi Hiệp định thông qua các đầu mối chung được chỉ
định tại Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc) của Hiệp định TPP.

2. Việc rút khỏi Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi
một Bên gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu
theo khoản 1, trừ khi các Bên đồng ý về một khoảng thời gian
khác.
 Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực
với các Bên còn lại.

24
 Điều 5: Gia nhập
Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia
hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào
Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống
nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải
quan riêng biệt đó.

Điều 6: Rà soát Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ


xuyên Thái Bình Dương
Bên cạnh Điều 27.2 của Hiệp định TPP (Các chức năng của Ủy
ban), nếu việc có hiệu lực của Hiệp định TPP sắp xảy ra hoặc
nếu Hiệp định TPP có xu hướng không thể có hiệu lực, các Bên,
theo yêu cầu của một Bên, sẽ rà soát việc vận hành của Hiệp
định này nhằm xem xét bất kỳ sự sửa đổi nào đối với Hiệp định
này và các vấn đề có liên quan.

25
 Điều7: Các lời văn xác thực

Các lời văn bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp
của Hiệp định này có giá trị xác thực như nhau.
 Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự không thống nhất nào giữa
các lời văn này, lời văn tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.

Để làm chứng những người ký tên dưới đây, được ủy quyền


chính thức bởi Chính phủ tương ứng của mình, đã ký Hiệp định
này.

26
 PHỤ LỤC[3]
 1. Chương 5 (Quản lý Hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại)
Điều 5.7 (Hàng chuyển phát nhanh) - khoản 1 - điểm (f): câu thứ hai
 2. Chương 9 (Đầu tư)
 (a) Điều 9.1 (Định nghĩa)
(i) định nghĩa thỏa thuận đầu tư bao gồm cả các chú thích từ 5 đến 9;
(ii) định nghĩa chấp thuận đầu tư bao gồm các chú thích 10 và 11;
 (b) Điều 9.19 (Trình Khiếu kiện ra Trọng tài)
(i) khoản 1:
(A) điểm (a)(i)(B) bao gồm chú thích 31;
(B) điểm (a)(i)(C);
(C) điểm (b)(i)(B);
(D) điểm(b)(i)(C);

27
(E) đoạn cuối “với điều kiện nguyên đơn có thể trình theo
điểm (a)(i)(C) hoặc (b)(i)(C) khiếu kiện về việc vi phạm thỏa thuận
đầu tư chỉ khi vấn đề khiếu kiện và thiệt hại yêu cầu bồi thường
liên quan trực tiếp đến đầu tư theo Hiệp định này được thành lập
hoặc mua lại, hoặc được yêu cầu thành lập hoặc mua lại trên cơ sở
thỏa thuận đầu tư liên quan”.
(ii) khoản 2: toàn bộ khoản này bao gồm chú thích 32;
(iii) khoản 3 - điểm (b): cụm “chấp thuận đầu tư hoặc thỏa
thuận đầu tư”;
(c) Điều 9.22 (Lựa chọn Trọng tài): khoản 5;

(d) Điều 9.25 (Luật Áp dụng): khoản 2 bao gồm chú thích 35;

(e) Phụ lục 9-L (Thỏa thuận Đầu tư): toàn bộ Phụ lục này

28
 3. Chương 10 (Thương mại Dịch vụ xuyên Biên giới)
Phụ lục 10-B (Dịch vụ Chuyển phát nhanh):
(a) khoản 5 bao gồm chú thích 13;
(b) khoản 6 bao gồm chú thích 14
 4. Chương 11 (Dịch vụ Tài chính)
(a) Điều 11.2 (Phạm vi điều chỉnh) - khoản 2 - điểm (b): cụm “Điều
9.6 (Tiêu chuẩn Đối xử Tối thiểu)” bao gồm chú thích 3;
(b) Phụ lục 11-E: toàn bộ Phụ lục này
5. Chương 13 (Viễn thông)
Điều 13.21(Giải quyết Tranh chấp Viễn thông) - khoản 1: điểm (d) bao
gồm tiêu đề “Xem xét lại” và chú thích 22
 6. Chương 15 (Mua sắm Chính phủ)
(a) Điều 15.8 (Điều kiện Tham dự thầu): khoản 5 bao gồm chú thích 1;
(b) Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) - khoản 2: cụm “Không

muộn hơn ba năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định” [4]

29
 7. Chương 18 (Sở hữu trí tuệ)
(a) Điều 18.8 (Đối xử Quốc gia): hai câu cuối của chú thích 4;
(b) Điều 18.37 (Đối tượng có thể được Cấp bằng Độc quyền Sáng chế):
(i) khoản 2: toàn bộ khoản này;
(ii) khoản 4: câu cuối cùng;
(c) Điều 18.46 (Điều chỉnh Thời hạn Bằng sáng chế do sự chậm trễ
không lý do của Cơ quan cấp Bằng sáng chế): toàn bộ Điều này bao
gồm chú thích 36 đến 39;
(d) Điều 18.48 (Điều chỉnh Thời hạn Bảo hộ Sáng chế do bị rút ngắn
bất hợp lý): toàn bộ Điều này bao gồm các chú thích từ 45 đến 48;
(e) Điều 18.50 (Bảo hộ Dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc Dữ liệu bí mật
khác): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 50 đến 57;
(f) Điều 18.51 (Sinh phẩm): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 58
đến 60;
(g) Điều 18.63 (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan): toàn
bộ Điều này bao gồm chú thích từ 74 đến 77;

30
 (h) Điều 18.68 (Các biện pháp Công nghệ Bảo vệ Quyền
(TPMs)): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 82 đến 95;
(i) Điều 18.69 (Thông tin Quản lý Quyền (RMI)): toàn bộ Điều
này bao gồm chú thích 96 đến 99;
(j) Điều 18.79 (Bảo hộ Tín hiệu cáp và Tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được Mã hoá): toàn bộ Điều này bao gồm chú
thích 139 đến 146;
(k) Điều 18.82 (Chế tài pháp lý và Khu vực an toàn): toàn bộ
Điều này bao gồm chú thích từ 149 đến 159;
(l) Phụ lục 18-E (Phụ lục của Mục J): toàn bộ Phụ lục này;
(m) Phụ lục 18-F (Phụ lục của Mục J): toàn bộ Phụ lục này

31
 8. Chương 20 (Môi trường)

Điều 20.17 (Bảo tồn và Thương mại) - khoản 5: cụm “hoặc một luật áp
dụng khác” bao gồm chú thích 26
 9. Chương 26 (Minh bạch hóa và Chống tham nhũng)

Phụ lục 26-A (Minh bạch hóa và Công bằng thủ tục cho các Sản phẩm
Dược phẩm và Thiết bị Y tế): Điều 3 (Công bằng về Thủ tục) bao gồm
chú thích 11 đến 16

10. Phụ lục II

Biểu cam kết của Brunei Darussalam - 14 - khoản 3: cụm “sau khi ký
Hiệp định này” [5]

32
 11. Phụ lục IV
Biểu cam kết của Malaysia - 3 và 4 - Phạm vi của Các biện
pháp không phù hợp (sau đây gọi là “Phạm vi”): tất cả dẫn
chiếu tới cụm “sau khi ký Hiệp định này” [6].
[1] Để chắc chắn hơn, không điều khoản nào trong Hiệp định
này sẽ dành bất kỳ quyền nào cho một Bên không phải là
Thành viên của Hiệp định.
[2] Để chắc chắn hơn, bất kỳ thỏa thuận nào của các Bên trong
việc kết thúc tạm đình chỉ thực hiện sẽ chỉ áp dụng đối với một
Bên khi Bên đó đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết.
[3]Để dễ hiểu Phụ lục này, các Bên đã sử dụng dấu hai chấm
để diễn tả một hoặc các phần nội dung cụ thể của một điểu
khoản được tạm đình chỉ.

33
 [4]Các Bên thống nhất rằng các đàm phán được quy định tại
khoản 2 Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) sẽ được tiến
hành không sớm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có
hiệu lực, trừ khi các Bên thống nhất khác. Các đàm phán đó sẽ
được tiến hành theo yêu cầu của một Bên.

[5]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất
rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi
Hiệp định này có hiệu lực đối với Brunei Darussalam. Do đó,
các Bên hiểu rằng việc dẫn tới cụm “Bất kỳ biện pháp không
phù hợp nào đã áp dụng hoặc duy trì” trong khoản này sẽ có
nghĩa là bất kỳ các biện pháp không phù hợp đã được áp dụng
hoăc duy trì sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với
Brunei Darussalam.

34
 [6]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất
rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi
Hiệp định này có hiệu lực đối với Malaysia.
 Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn chiếu trong Phạm vi tới:
(a) “năm thứ nhất” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ nhất;
(b) “các năm thứ hai và thứ ba” sẽ có nghĩa là các giai đoạn
một năm thứ hai và thứ ba;
(c) “năm thứ tư” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ tư;
(d) “năm thứ năm” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ năm;

(e) “năm thứ sáu” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ sáu,
tính từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Malaysia./.

35
 20 điều khoản còn được "treo", chưa áp dụng ngay gồm:
 1 Hàng chuyển phát nhanh - điều 5.7.1 (f) - tạm hoãn câu thứ
2.
 2 Hiệp định đầu tư và cấp phép đầu tư (ISDS - Giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước áp dụng trong chương
này) - chủ yếu là điều 9.
 3 Dịch vụ chuyển phát nhanh - phụ lục 10-B - tạm hoãn đoạn
5 và 6.
 4 Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu tại điều 11.2 - tạm hoãn tiểu mục
2 (b); ghi chú 3 và phụ lục 11-E.
 5 Giải quyết tranh chấp viễn thông - điều 13.21.1 (d).
 6 Điều kiện tham dự thầu - điều 15.8.5 - Các cam kết liên
quan đến quyền lao động trong điều kiện tham gia dự thầu.

36
 7 Đàm phán trong tương lai - điều 15.24.2 - tạm hoãn "không
muộn hơn 3 năm sau ngày hiệp định có hiệu lực".
 8 Đối xử quốc gia - điều 18.8 ghi chú 4 - tạm hoãn hai câu
cuối.
 9 Đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế - điều
18.37.2 và 18.37.4 (câu thứ 2).
 10 Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế do sự chậm trễ của cơ
quan cấp bằng sáng chế - điều 18.46.
 11 Điều chỉnh thời hạn bảo hộ sáng chế do bị rút ngắn bất hợp
lý - điều 18.48.
 12 Bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác
- điều 18.50.
 13 Sinh phẩm - điều 18.51.

37
 14 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan - điều
18.63.
 15 Các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền (TPMs) - điều
18.68.
 16 Thông tin quản lý quyền (RMI) - điều 18.69.
 17 Bảo hộ tín hiệu cáp và tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa - điều 18.79.
 18 Chế tài pháp lý và khu vực an toàn - điều 18.82 và các phụ
lục 18-E và 18-F.
 19 Bảo tồn và thương mại (các biện pháp "chống" thương mại
trái phép) - điều 20.17.5 - tạm hoãn cụm "hay một luật áp
dụng khác" và chú thích 26.
 20 Minh bạch và công bằng về thủ tục đối với hàng hóa dược
phẩm và thiết bị y tế - tạm hoãn phụ lục 26 - điều 3 về công
bằng về thủ tục.
38

 Như vậy, có thể thấy: CPTPP kế thừa gần như toàn bộ nội dung
của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
 Các nội dung thay đổi của CPTPP so với TPP chủ yếu ở nhóm
nghĩa vụ được tạm hoãn thực thi do Mỹ đàm phán.
 “Tạm hoãn thực thi” nghĩa là nếu Mỹ quay trở lại với các nội
dung cũ của từ TPP thì các nước sẽ chấp nhận thực hiện các
điều khoản này.
 Phần quan trọng nhất là nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc thực
thi quyền sở hữu trí tuệ phải dừng lại vì 3 lý do sau:
 1.Các nhóm nghĩa vụ này trước đây đều do Mỹ đàm phán.
 2.Nghĩa vụ về quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi phải có nguồn lực kinh tế
mới làm được.
 3.Mỹ cam kết sẽ mở cửa thị trường của mình tạo ra những lợi ích nhất
định, nên đổi lại, các nước cũng sẽ đồng ý thực thi quyền sở hữu trí tuệ
ở mức cao để hiệp định cân bằng. Nay do lợi ích thay đổi vì không có
Mỹ nên các nước tạm hoãn nghĩa vụ này.

39
 Bên cạnh đó, quyền sở hữu trí tuệ còn liên quan đến đặc
thù từng nước. Do đó trong bối cảnh mới, các nước cũng
thống nhất việc có quyền chủ động sửa đổi các quy định
trong nước cũng như điều chỉnh hệ thống của mình để
triển khai nhóm nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ.
 Ngoài ra, các nước trong CPTPP thống nhất tạm hoãn
thực hiện nghĩa vụ khả năng nhà đầu tư được kiện
Chính phủ ra cơ chế trọng tài. Và nếu chứng minh được
sự vi phạm cam kết hợp đồng đầu tư thì Chính phủ sẽ
phải bồi thường.

40
 Như vậy, đối với 20 nghĩa vụ tạm hoãn với trên, về cơ bản, nội
dung CPTPP kế thừa TPP trước đây.
 Đặc biệt, nội dung về cam kết mở cửa thị trường được giữ
nguyên. Đây là tiến bộ rất lớn trong bối cảnh xu hướng bảo hộ
quốc tế tăng lên như hiện nay.
 Các quy tắc liên quan đến hàng rào phi thuế quan, hàng
rào kỹ thuật phi thương mại, cam kết minh bạch trong
mua sắm công đều được duy trì như TPP.

 Với tinh thần tạm hoãn 20 nghĩa vụ trên, CPTPP được


xem là phù hợp với Việt Nam hơn TPP về cả lộ trình và
chi phí…

41
Ý NGHĨA CỦA CPTPP

 CPTPP tức TPP-11 được coi là Hiệp định thương mại tự do


lớn thứ ba thế giới hiện nay,
 CTPP với tổng dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt
trên 10.000 tỉ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu
và khoảng 14% tổng thương mại thế giới
 (so với TPP gồm 800 triệu dân, 40% GDP và hơn 30%
thương mại toàn cầu).
 Kế thừa tinh thần TPP, CPTPP là Hiệp định có những tiêu
chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục
tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì
việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh
tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký
kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo
vệ người lao động, bảo vệ môi trường.

42
 CPTPP là kết quả sự nỗ lực vượt qua chính mình của 11 thành
viên TPP, khẳng định xu hướng tiếp tục của tự do hóa
thương mại đầu tư quốc tế sau khi Mỹ tuyên bố rút lui khỏi
TPP và gia tăng các động thái bảo hộ, gây nhiều quan ngại và
sự phản đối trên thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ.
 CPTPP gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự cấp thiết và quyết
tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm,
tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường
hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
 CPTPP khi có hiệu lực sẽ thúc đẩy xu hướng hợp tác
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đem lại lợi ích
cho tất cả các nước tham gia.
 Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập
cho toàn khu vực.
43
 CPTPP là dạng hiệp định mở, bất cứ nước nào mong muốn
tham gia đều được hoan nghênh.
 Thực tế cho thấy, chủ trương "Nước Mỹ trước tiên" không
phải là một nước Mỹ cô lập, mà luôn cần thu hút đầu tư
nước ngoài và khai thác thị trường quốc tế để tiếp tục
phát triển và cải thiện việc làm. Tham gia TPP hay CPTPP
và thị trường châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn luôn có lợi cho
kinh tế và tạo lập đồng minh chiến lược đối với Mỹ.
 Bởi vậy, Tổng thống Mỹ Trump đã hai lần tuyên bố để ngỏ
khả năng tham gia trở lại TPP, dù nhấn mạnh cần điều
kiện thương lượng mới có lợi hơn cho Mỹ (tại Diễn đàn
Kinh tế Thế giới tháng 01/2018 và tại cuộc họp báo chung với
Thủ tướng Ô-xtrây-li-a sau cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày
23/02/2018);

44
 Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence
 và Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ cũng phát tín hiệu về khả năng
quay lại TPP trong bối cảnh mới.
 Thậm chí, 25 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa của Mỹ
còn ký “tâm thư” kêu gọi Tổng thống quay lại đàm phán TPP.
 Những động thái Mỹ có thể quay lại TPP và triển
vọng tham gia CPTPP của Anh và Hàn Quốc, Thái
Lan đang dần hiện hữu.
 Thúc đẩy ký kết, thực thi và khai thác CPTPP, cùng với
các FTA khác, được kỳ vọng sẽ kéo theo những
chuyển dịch mới cả về kinh tế và địa chính trị khu
vực và thế giới…!

45
 MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG CAM KẾT CPTPP
 THEO TINH THẦN TPP
 Theo Bộ Tài chính:
 Cam kết về thuế Nhập khẩu của các nước dành cho Việt Nam
 Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt
Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế
và sẽ xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% dòng thuế.
 Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm,
trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng
biện pháp hạn ngạch thuế quan.
 Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế
suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như
nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng
điện, điện tử, cao su…
 Hầu hết các nước có biểu thuế áp dụng chung cho tất cả các nước còn
lại (trừ Hoa Kỳ áp dụng riêng lộ trình giảm thuế với hàng hóa
của từng thành viên).
46
 .
 1. Cam kết của Ca-na-đa
 xóa bỏ ngay 94,9% số dòng thuế, tương đương 77,9% kim
ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (0,88 tỷ USD) ngay khi Hiệp
định có hiệu lực và
 Xóa 96,3% số dòng thuế, tương đương với 93,4% kim ngạch
nhập khẩu từ Việt Nam vào năm thứ 4.
 Duy trì hạn ngạch thuế đối với 96 dòng thuế của 3 nhóm mặt
hàng: (i) thịt gà; (ii) trứng và (iii) bơ sữa và sản phẩm bơ sữa.
 Nông sản, điện, điện tử của Việt Nam được xóa bỏ phần lớn
thuế quan ngay thời điểm bắt đầu triển khai cam kết. Mặt hàng
đồ nội thất, cao su sẽ được xóa bỏ hoàn toàn ngay từ khi Hiệp
định có hiệu lực hoặc vào năm thứ 5.
 .

47
 1. Cam kết của Ca-na-đa
 Các mặt hàng dệt may sẽ được xóa bỏ 100% thuế vào năm thứ
4, trong đó 42,9% kim ngạch xuất khẩu dệt may được hưởng
thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Giày dép: Đa số xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm
67% kim ngạch xuất khẩu giày dép), 12% kim ngạch xuất
khẩu sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 7, 01 dòng thuế có có kim
ngạch lớn (10,7% kim ngạch giày dép) sẽ được cắt giảm 75%
so với mức hiện hành và 09 dòng cam kết xóa bỏ vào năm thứ
12 (9,5% kim ngạch xuất khẩu giày dép).
 .

48
 2. Cam kết của Nhật Bản
 xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm
93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế năm thứ 11 .
 Không cam kết mặt hàng gạo
 Áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc
cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với
thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và
các chế phẩm phẩm của chúng.
 đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của VN được hưởng thuế
suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực như các mặt hàng
cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá
tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ....

49
 Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế
trong FTA Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 6,
năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 Mặt hàng rau quả, cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc
năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 Mặt hàng mật ong: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 8.
 Mặt hàng giày dép: 79,5 % kim ngạch các xóa bỏ thuế vào
năm thứ 10 và các mặt hàng còn lại (giày da) sẽ xóa bỏ thuế
suất vào năm thứ 16.
 Mặt hàng vali, túi xách bằng da: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 16.
 Dệt may: 98,8% số dòng thuế sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp
định có hiệu lực, tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.
 Những mặt hàng còn lại sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.

50
 3. Cam kết của Mê-xi-cô
 77,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế ngay (chiếm 36,5%
kim ngạch XK của Việt Nam sang Mê-xi-cô).
 98% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu Vào năm
thứ 10,
 không cam kết xóa bỏ thuế đường
 áp dụng hạn ngạch thuế đối với sữa kem và sản phẩm; dầu
cọ.
 Thủy sản: Cá tra, basa, xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực; Tôm đông lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13;
Tôm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12. Cá ngừ chế biến xóa bỏ
thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở
trong 5 năm đầu tiên rồi giảm dần về 0%.

51
 3. Cam kết của Mê-xi-cô
 Gạo: Thóc, gạo lứt và gạo tấm xóa bỏ thuê ngay khi Hiệp định
có hiệu lực; các mặt hàng gạo xay xát sẽ giảm về 0% vào năm
thứ 10.
 Dệt may: Xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 16.
 Giày dép: Xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 13.
 Túi xách: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.
 Cà phê: Xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16, cà
phê hạt Arabica và cà phê chế biến giảm mức thuế suất 50%
so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực.
 Gạo: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.

52
 4. Cam kết của Pê-ru
 80,7% số dòng thuế xóa ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương
đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ VN (15,6 triệu USD)
 99,4% tổng số dòng thuế sẽ được xóa vào năm thứ 17.
 duy trì thuế theo biến động giá đối với 47 dòng thuế gồm sữa,
ngô, gạo, đường.
 Điều, chè, tiêu, rau quả, một số loại cà phê đều được xóa bỏ
thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Nhóm mặt hàng dệt may, giày dép lại có lộ trình cắt giảm dài,
xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đến năm thứ 16 kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực.

53
 5. Cam kết của Úc
 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Úc (2,9 tỷ USD) sẽ được xóa ngay. Còn lại
sẽ được xóa bỏ tối đa vào năm thứ 4.
 6. Cam kết của Niu-di-lân
 94,6% số dòng thuế cho Việt Nam xóa ngay, tương đương
69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
(101 triệu USD).
 các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toan vào năm
thứ 7.

54
 7. Cam kết của Xinh-ga-po
 xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay
lập tức
 8. Cam kết của Ma-lai-xi-a
 84,7% số dòng thuế xoa boe ngay
 99,9% dông thuế sẽ xóa vào năm thứ 11,
 áp dụng hạn ngạch thuế đối với 15 dòng thuế trứng gia cầm,
thị gà, thịt lợn và thịt bò.

55
 9. Cam kết của Chi-lê
 95,1% dòng thuế xóa ngay(khoảng 60,2% xuất khẩu của Việt
Nam sang Chi-lê (76 triệu USD).
 99,9% dòng thuế, (100% kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam)
xóa vào năm thứ 8,
 nông sản, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đều
được xóa bỏ thuế ngay
 Giày dép, cao su được xóa bỏ thuế chậm nhất vào năm thứ 4.
 Dệt may sẽ được xóa bỏ chậm nhất vào năm thứ 8.
 10. Cam kết của Bru-nây
 92% số dòng thuế đối (tương đương 7.639 dòng) xoa ngay
 99,9% được xóa vào năm thứ 7
 Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm thứ 11.

56
 11.Cam kết về thuế Nhập khẩu của Việt Nam dành cho
các nước
 65,8% số dòng thuế xóa ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4
 97,8% số dòng thuế xóa vào năm thứ 11
 Còn lại sẽ xoá bỏ chậm nhất vào năm thứ 16 hoặc theo hạn
ngạch thuế quan, cụ thể:
 1. Sản phẩm công nghiệp
 Ô tô: xóa bỏ thuế ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở
lên vào năm thứ 10; vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới.
Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn
ngạch ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt
150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về
0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức
thuế suất MFN
57
 Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.
 Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất;
Giấy, đồ gỗ; Máy móc, thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi
Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4.
 Dệt may, giày dép: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 Rượu bia: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3 đối với rượu
sake, các mặt hàng còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11, một
số loại vào năm thứ 12.
 2. Sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản
 Thịt gà: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12.
 Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt
lợn tươi vào năm thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh.
 Gạo: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

58
 Ngô: xóa bỏ sau vào năm thứ 5 và năm thứ 6.
 Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay và một số loại xoá bỏ vào
năm thứ 3.
 Thực phẩm chế biến từ thịt: xóa bỏ vào năm thứ 8-11, chế
biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5.
 Mặt hàng đường, trứng, muối: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch
của WTO vào năm thứ 6 đối với mặt hàng trứng và vào năm
thứ 11 đối với mặt hàng đường, muối. Thuế ngoài hạn ngạch
giữ như mức MFN.
 Lá thuốc lá: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối
với lượng hạn ngạch 500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong
vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN
đến năm thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về 0%.
 Thuốc lá điếu: xoá bỏ thuế vào năm thứ 16.
 Phân bón: xóa bỏ ngay thuế khi Hiệp định có hiệu lực.
59
 3. Cam kết về thuế xuất khẩu của Việt Nam
 Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các
mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu, cơ bản theo lộ
trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm
mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại
quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế
xuất khẩu:
 Nhóm khoáng sản: cát, đá phiến , đá làm tượng đài hoặc xây
dựng, quặng dolomite, quặng amiăng, đá vôi, quặng steatit.
 Nhóm quặng: quặng đồng, cô ban, quặng nhôm, quặng chì,
quặng kẽm, quặng urani, quặng thori, quặng titan, quặng
zircon, quặng vàng và quặng antimon.
 Nhóm than: than đá, than non, than bùn, và dầu thô.
 Nhóm vànG và vàng trang sức.

60
 4. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Việt Nam
 Các cam kết thuộc Chương dịch vụ tài chính hướng tới đẩy
mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam
gồm:
 (i) Mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế
minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các
nhà đầu tư nước ngoài;
 (ii) Áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích
của các nhà đầu tư;
 (iii) Đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện
pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ
mô ổn định..

61
 So với cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung
đối với một số loại hình dịch vụ mới như:
 (i) mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới;
 (ii) dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng
khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài
chính qua biên giới; dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua
biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh hoặc tài
khoản của khách hàng;
 (iii) mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới.
 bổ sung các nghĩa vụ cam kết bảo hộ đầu tư, như cơ chế giải
quyết tranh chấp, nguyên tắc đối xử tối thiểu MST.

62
 5. Đảm bảo không gian chính sách quản lý thận trọng :
 Việt Nam cũng như các nước được áp dụng các ngoại lệ cần
thiết, gồm các biện pháp thận trọng bảo vệ an ninh quốc gia,
quyền lợi và thông tin cá nhân; chính sách về tỷ giá, tiền tệ
nhằm đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, an toàn.
 Tuy nhiên, các nước thành viên phải tuân thủ nguyên tắc “chỉ
tiến không lùi” trong việc điều hành chính sách đối với các
ngành dịch vụ, theo đó nếu Việt Nam điều chỉnh, sửa đổi quy
định pháp luật trong nước theo hướng tự do hóa hơn, thông
thoáng hơn so với mức cam kết ban đầu thì sẽ tự động trở
thành nghĩa vụ ràng buộc, không được ban hành chính sách
quay trở lại mức cam kết ban đầu.
 Thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tư nước
ngoài không quá 120 ngày..

63
 6. Cam kết trong lĩnh vực Hải quan
 Thời gian giải phóng hàng chuyển phát nhanh trong vòng 6
tiếng;
 Xác định trước đối với các lĩnh vực mã số, phương pháp xác
định trị giá và xuất xứ hàng hóa, cơ chế giám sát đối với xuất
xứ hàng hóa;
 Thời gian giải phóng hàng hóa trong vòng 48 tiếng khi hàng
hóa nhập cảnh hải quan;
 Thông tin được xử lý bằng phương thức điện tử trước khi hàng
đến nhằm nhanh chóng giải phóng hàng;
 quy định quản lý rủi ro...
 Quy định về trị giá tối thiểu vẫn thực hiện theo luật của quốc
gia.

64
 6. Cam kết trong lĩnh vực Hải quan
 Hiệp định quy định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong thủ tục
kiểm tra và xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất nhập khẩu với
thời gian chuyển đổi tối đa 10 năm. Cơ chế này cho phép
doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ cho hàng hóa của mình
thay cho cách thức quản lý hiện tại là doanh nghiệp phải nộp
cho cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
 Hiện trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng đang thực
hiện thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.

65
 7. Cam kết về đánh bắt hải sản:
 1. Xóa bỏ trợ cấp cho hoạt động đánh bắt gây ra tác động
xấu tới nguồn lợi hải sản đã bị đánh bắt quá mức; Và cho
các tàu đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và
không báo cáo.
 2. Cam kết minh bạch hóa mọi chính sách và dữ liệu có
liên quan đến các chương trình trợ cấp đánh bắt.
 3. Cam kết thực hiện các biện pháp quốc gia cảng biển
và quốc gia tàu treo cờ cũng như các kế hoạch hành động
chống đánh bắt bất hợp pháp của các tổ chức nghề cá khu
vực và quốc tế và hành vi thương mại các sản phẩm đó.
 Các nước có thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với
từng Bên để hài hòa hóa mọi chính sách liên quan. Riêng Việt
Nam sẽ được gia hạn thêm 2 năm nếu có cơ sở thể hiện sự
cần thiết phải có thêm thời gian chuyển tiếp.
 . 66
 8. Cam kết về bảo tồn động thực vật hoang dã có liên quan đến
thương mại :
 1. Thực thi đầy đủ các cam kết tại Công ước quốc tế về buôn bán các
loài động thực vật hoang dã có nguy cơ (CITES).
 2. Tăng cường hợp tác chống buôn bán động thực vật hoang dã bị
khai thác trái phép.
 3.Triển khai các chương trình bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên
 4. Ngăn chặn hành vi khai thác trái phép hoặc thương mại động thực
vật bị khai thác trái phép chứ không chỉ dừng trong phạm vi của các
loài có nguy cơ. Cho phép sử dụng luật môi trường của các vùng
lãnh thổ khác ngoài, làm cơ sở tham chiếu, xác định tính bất hợp
pháp của hành vi buôn bán động thực vật hoang dã.
 5. Các quốc gia Thành viên có toàn quyền trong việc xác định mức độ
đáng tin cậy của các bằng chứng; toàn quyền trong việc xác định biện
pháp phù hợp để ngăn chặn các các hành vi khai thác trái phép và
hành vi buôn bán động thực vật hoang dã trái phép đó, trên cơ sở
pháp luật trong nước.
67
 9. Cam kết về chính sách cạnh tranh và tác động đến Việt Nam
 Hướng đến việc tạo lập và đảm bảo khuôn khổ cạnh tranh bình
đẳng trong khu vực thương mại tự do, ngăn chặn và loại bỏ các hành
vi kinh doanh phản cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy hiệu quả kinh
tế và phúc lợi người tiêu dùng.
 Các nước thành viên có nghĩa vụ áp dụng luật cạnh tranh đối với tất
cả các hoạt động thương mại trên lãnh thổ nước mình, dựa trên
nguyên tắc minh bạch, công bằng trong thủ tục tố tụng và không
phân biệt đối xử.
 Tuy nhiên, các thành viên TPP có thể cho phép một số trường hợp miễn
trừ trong quá trình áp dụng luật cạnh tranh quốc gia khi thực hiện mục
tiêu chính sách hoặc vì lợi ích công.
 Doanh nghiệp có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan cạnh tranh tiến
hành điều tra nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục hành vi vi phạm luật
cạnh tranh quốc gia. Đây là một điểm mới so với các Hiệp định thương
mại tự do trước đây.

68
 Các thành viên cho phép các cơ quan cạnh tranh xem xét ký
kết các thỏa thuận hợp tác chuyên môn phù hợp nhằm thúc
đẩy thực thi pháp luật cạnh tranh một cách hiệu quả trong khu
vực thương mại tự do, trong khuôn khổ nguồn lực có sẵn của
các Bên.
 Các nội dung hợp tác bao gồm trao đổi thông tin, thông báo
và tham vấn về các vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh.
 Các nước cũng sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ kỹ
thuật với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây
dựng, thực thi luật và chính sách cạnh tranh.

69
 Tác động của các cam kết cạnh tranh với Việt Nam
 Thứ nhất, đảm bảo khuôn khổ pháp lý kiểm soát và điều chỉnh
các hành vi phản cạnh tranh diễn ra trên lãnh thổ các thành
viên Hiệp định gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư trong
khối.
 Các cam kết này sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về cạnh
tranh tại Việt Nam, từ đó thu hút, thúc đẩy các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, kinh doanh tại Việt Nam khi môi trường
kinh doanh được đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và
không phân biệt đối xử.
 Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được đảm bảo khi
tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường
các thành viên khác.

70
 Thứ hai, giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hình thành và
thấm nhuần văn hóa cạnh tranh, nâng cao nhận thức về
cạnh tranh lành mạnh và có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
 Thứ ba, tạo điều kiện nâng cao trình độ và năng lực của cơ
quan thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam thông qua
các cơ chế về hợp tác, trao đổi thông tin, tham vấn về những
vấn đề liên quan đến cạnh tranh giữa các nước thành viên
trong quá trình thực thi cam kết.
 Tuy nhiên, đặt ra thách thức đối mặt với nhiều vụ việc
cạnh tranh có tính chất phức tạp, hành vi phản cạnh
tranh đa dạng và tinh vi trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu
rộng trong thời gian tới.
 Do đó, Việt Nam cần nâng cao khả năng thực thi, hài hòa
pháp luật cạnh tranh của minh phù hợp với CPTPP
71
 10. Cam kết về DNNN và tác động đến Việt Nam
 Các doanh nghiệp do chính phủ trung ương sở hữu hoặc kiểm soát chủ
yếu tham gia hoạt động kinh doanh, có cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thị trường và có quy mô tương đối có ý nghĩa (xác
định theo doanh thu trong 3 năm gần nhất là đối tượng điều chỉnh của
Hiệp định.
 Toàn bộ Chương DNNN không áp dụng đối với: (i) hoạt động của ngân
hàng trung ương, các cơ quan giám sát và quản lý tài chính, tiền tệ;
(ii) các quỹ đầu tư vốn nhà nước; (iii) hoạt động mua sắm của chính
phủ; (iv) hoạt động tín dụng xuất khẩu của DNNN; (iv) các lĩnh vực
loại trừ đã được đưa vào các Chương khác của Hiệp định (Đầu tư,
Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ tài chính).
 Các nước được quyền áp dụng bất kỳ biện pháp nào cần thiết mà
không bị coi là vi phạm nghĩa vụ Hiệp định trong việc: (i) thực hiện các
biện pháp an ninh quốc gia (ngoại lệ an ninh); (ii) ứng phó với tình
trạng khẩn cấp tạm thời về kinh tế; (iii) DNNN với chức năng thuần túy
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho Nhà nước để thực hiện chức năng
của Nhà nước.
72
 Nghĩa vụ chính đối với các DNNN
 1. DNNN phải hoạt động dựa trên tính toán thương mại thuần
túy
 Tóm tắt nghĩa vụ
 Ngoại trừ trường hợp DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc
được Nhà nước chỉ định độc quyền trên một thị trường nhất
định, DNNN phải ra quyết định dựa trên “tính toán thương mại”,
có nghĩa là phải dựa trên các tiêu chí mang tính thương mại
như: giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng, tiếp thị, vận tải
v.v… hoặc những yếu tố khác tương tự như doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác ra quyết định kinh doanh.
 Đánh giá
 Đây là nghĩa vụ cơ bản, ta đã cam kết khi gia nhập WTO nên không
tham gia TPP hay CPTPP vẫn phải tuân thủ.

73
 2. DNNN không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ
 Tóm tắt nghĩa vụ
 DNNN không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ do
doanh nghiệp từ một thành viên TPP khác cung cấp. Doanh nghiệp được
chỉ định độc quyền không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường liên quan do doanh nghiệp từ một thành viên TPP
khác cung cấp.
 Đánh giá
 Đối với Việt Nam, ta đã có các cam kết khi gia nhập WTO (cam kết với
thương mại hàng hóa quốc tế, chưa cam kết với thương mại hàng hóa
trong nước và dịch vụ và tại Hiệp định Thương mại song phương với
Hoa Kỳ (cam kết đối xử Tối huệ quốc (MFN) đối với nhà cung cấp dịch
vụ độc quyền nên không tham gia Hiệp định TPP vẫn phải tuân thủ. Dự
kiến việc mở rộng nghĩa vụ Đối xử quốc gia (NT) sang dịch vụ và đầu
tư không có tác động nhiều vì vẫn bảo lưu được các hạn chế cần thiết
trong Danh mục bảo lưu các biện pháp không tương thích đối với dịch
vụ và đầu tư (NCMs). Mặt khác, nếu ta cam kết nghĩa vụ 2.1 (tính toán
thương mại) thì hoàn toàn có thể cam kết nghĩa vụ 2.2 (không phân
biệt đối xử) do hai nghĩa vụ này gắn kết mật thiết với nhau. 74
 3. DNNN phải tuân thủ các nghĩa vụ của Hiệp định khi được chính phủ ủy
quyền
 Tóm tắt nghĩa vụ
 Khi Chính phủ giao hoặc ủy quyền cho DNNN thực hiện một số nhiệm vụ
thuộc thẩm quyền của Chính phủ như quyền trưng thu, cấp hoặc thu hồi
giấy phép, phê duyệt giao dịch thương mại, ấn định hạn ngạch, phí và lệ
phí,… thì DNNN đó phải tuân thủ toàn bộ các cam kết của Chính phủ
trong Hiệp định TPP.
 Đánh giá
 Đây là nghĩa vụ cơ bản và cũng là tập quán pháp luật thương mại quốc tế thông
thường có trong nhiều Hiệp định thương mại khác. Việt Nam đã cam kết nghĩa vụ
tương tự trong Hiệp định BTA với Hoa Kỳ (Điều 12 Chương IV).
 4. Chính phủ không hỗ trợ quá mức cho DNNN để gây ra tác động tiêu
cực trong cạnh tranh
 Tóm tắt nghĩa vụ
 Chính phủ không được trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua DNNN) cung
cấp dành riêng cho DNNN các khoản “hỗ trợ phi thương mại” lớn tới mức
gây tác động bất lợi tới lợi ích của một nước thành viên TPP khác.
 .
75
 Đánh giá
 Nghĩa vụ này hoàn toàn không cấm mọi hình thức hỗ trợ của
Chính phủ dành cho DNNN, mà chỉ yêu cầu khi cần thiết có hỗ trợ
cho DNNN thì phải thực hiện theo cách thức phù hợp và không gây
ra tác động tiêu cực tới lợi ích thương mại của các nước thành viên
TPP.
 Nghĩa vụ này không áp dụng đối với: (1) hỗ trợ dành cho DNNN
cung cấp dịch vụ trong nước; (2) các khoản hỗ trợ chung mà các
doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đều được hưởng, không phân biệt DNNN
với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác; (3) các khoản hỗ trợ
được cấp trước khi Hiệp định được ký kết.
 Đối với Việt Nam, ta đã cam kết không trợ cấp dành riêng cho doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nước khác (bao gồm DNNN) kể từ khi
gia nhập WTO (Hiệp định Trợ cấp SCM). Vì thế, thực chất nghĩa vụ
này có 2 nội dung mới là: (i) hỗ trợ gây ảnh hưởng đến cạnh tranh đối
với hàng hóa cung cấp trong nước; và (ii) hỗ trợ cho DNNN cung cấp
dịch vụ hoạt động tại một nước thành viên TPP khác.
76
 Trong quá trình đàm phán, Việt Nam giữ quyền bảo lưu các hình thức
hỗ trợ cần thiết cho DNNN với mục đích:
 làm cho DNNN hoạt động tốt hơn theo các tín hiệu thị trường;
 Ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế;
 Phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các vùng đặc
biệt khó khăn, các khu vực có vị trí quan trọng về an ninh – quốc
phòng,...
 Các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cung
cấp dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa,...
 5. Cấm hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp được chỉ định
độc quyền
 Tóm tắt nghĩa vụ
 DNNN khi được chỉ định độc quyền không được trực tiếp hay
gián tiếp lợi dụng vị trí đó để gây ra hành vi hạn chế cạnh tranh
trên một thị trường khác mà doanh nghiệp có tham gia kinh
doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, gây tác động
bất lợi tới một nước thành viên TPP khác.
77
 Đánh giá
 Pháp luật cạnh tranh của ta cấm các doanh nghiệp có vị trí độc quyền
có các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường không độc quyền
(Khoản 3 Điều 15 Luật Cạnh tranh). Đây cũng là nghĩa vụ cơ bản, đã
có trong các FTA khác có phần riêng về DNNN và hầu hết các nước
thành viên TPP cũng đã cam kết nghĩa vụ này.
 6. Cơ quan quản lý nhà nước phải hành xử công bằng trong
quản lý, điều hành
 Tóm tắt nghĩa vụ
 Trong quản lý, điều hành, cơ quan quản lý nhà nước không được
tạo ra sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế khác.
 Đánh giá
 Theo quy định pháp luật hiện hành, các cơ quan quản lý nhà nước
không có và không được phép có sự phân biệt trong việc thực hiện
chức năng quản lý, điều tiết giữa các thành phần kinh tế khi các doanh
nghiệp này có hoạt động thương mại và cạnh tranh với nhau trên thị
trường. 78
 7. Tòa án và cơ quan hành chính
 Tóm tắt nghĩa vụ
 Các nước thành viên phải cho phép toà án nước mình thụ lý và xử lý đối
với những vụ kiện dân sự chống lại DNNN nước ngoài hoạt động trên lãnh
thổ nước mình.
 Đánh giá
 Điều khoản này nhằm tránh trường hợp một nước viện dẫn quyền miễn tố dành
cho DNNN để không tuân thủ pháp luật khi hoạt động thương mại trên lãnh thổ
của một nước thành viên TPP. Đây cũng là thông lệ trong pháp luật thương mại
quốc tế.
 8. Minh bạch hóa các thông tin cơ bản về DNNN
 Tóm tắt nghĩa vụ
 Các nước thành viên Hiệp định TPP đều phải công bố hoặc thông báo cho
các nước thành viên khác danh sách các DNNN thuộc diện điều chỉnh của
Hiệp định hoặc khi chỉ định doanh nghiệp độc quyền trên một thị trường
nhất định.
 Một nước thành viên có thể đề nghị cung cấp các thông tin cơ bản về
DNNN đó (tỷ lệ sở hữu nhà nước, tổng doanh thu, tổng tài sản, các báo
cáo tài chính đã được công bố, các miễn trừ áp dụng luật) hoặc các thông
tin về chương trình hỗ trợ phi thương mại của Chính phủ. 79
.
 Đánh giá
 - Các thông tin về minh bạch hóa đối với DNNN cũng là những thông
tin mà theo quy định của pháp luật trong nước, các DNNN đều phải
công bố công khai.
 - Các thông tin về những chương trình hỗ trợ phi thương mại của
Chính phủ cơ bản tương tự như các yêu cầu về thông báo trợ cấp mà
Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trong khuôn khổ WTO.
 - Lưu ý rằng, không thành viên nào có nghĩa vụ cung cấp thông tin
trong trường hợp có lý do xác đáng rằng việc cung cấp thông tin sẽ
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc lợi ích thương mại hợp pháp của
doanh nghiệp. Quy tắc công bố và sử dụng thông tin được thực hiện
theo các quy trình và ràng buộc chặt chẽ quy định trong Hiệp định.

80
 Đánh giá chung cam kết về DNNN
 Các nguyên tắc về DNNN mang tính chất cân bằng, có tính
tới yếu tố phát triển, hướng tới mục tiêu tạo lập môi
trường cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN và doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác,
 nhưng đồng thời cũng khẳng định vai trò của DNNN
trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính sách công, chính sách
an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh – quốc
phòng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
 Các nghĩa vụ đối với DNNN mà Việt Nam cam kết là phù hợp
và cùng chiều với định hướng tái cơ cấu khu vực DNNN,
vì vậy, nếu được thực thi nghiêm túc sẽ có tác động tích cực
trong việc nâng qua hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt
động của các DNNN, cũng như hiệu quả, hiệu lực của quản lý
nhà nước đối với khu vực DNNN.
81
 11. Các cam kết về lao động
 Nếu như vào thời điểm thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) năm 1995, mới có 4 FTA có nội dung về lao động thì
đến tháng 01 năm 2015, đã có 72 FTA có nội dung về lao
động.
 Để tránh cạnh tranh không bình đẳng thông qua việc không
bảo đảm các điều kiện làm việc cơ bản cho người lao động, các
nước tham gia Hiệp định TPP đưa ra những cam kết riêng về
lao động trong một chương riêng của Hiệp định.
 Hiệp định TPP và do đó, CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn
riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn
lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) về Những nguyên tắc và
quyền cơ bản trong lao động mà tất cả các nước thành viên
TPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi với tư cách
thành viên ILO.
82
 Các tiêu chuẩn lao động của ILO được áp dụng tại Hiệp
định TPP
 Những tiêu chuẩn được đề cập trong Hiệp định TPP chính là các
tiêu chuẩn lao động được nêu tại Tuyên bố năm 1998 của ILO,
bao gồm:
 Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người
lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số
87 và số 98 của ILO;
 Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo
Công ước số 29 và số 105 của ILO);
 Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công
ước số 182 của ILO);
 Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và
nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111 của ILO).
 83
 Đánh giá tác động về lao động
 Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992.
 Việt Nam đã chủ động phê chuẩn 5 công ước cơ bản của ILO, bao
gồm các công ước số 29, 100, 111, 138 và 182.
 Với 3 công ước cơ bản còn lại là các Công ước số 87, 98 và 105,
Việt Nam đã cam kết và đang tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị
để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn vào 2019 và 2020
 Là thành viên có trách nhiệm của ILO, Việt Nam luôn khẳng định cam
kết tôn trọng thúc đẩy và thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức
này; đã và đang triển khai một số chương trình hành động quốc gia để
thực thi các tiêu chuẩn trên trong thực tiễn.
 Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện luật pháp và các cơ chế liên quan như:
áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng bức
hoặc lao động bắt buộc; cấm phân biệt đối xử về mọi khía cạnh của
việc làm và nghề nghiệp; bảo đảm quyền tiếp cận việc làm bình đẳng
của phụ nữ, bãi bỏ quy định cấm phụ nữ tham gia vào một số ngành
nghề, công việc cụ thể.
84
 Tháng 9-2017, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội, ông
Bernd Lange - Chủ tịch INTA (Ủy ban Thương mại Quốc tế của
Nghị viện châu Âu) - đã nêu rõ 3 yêu cầu cốt lõi của EU mà
Việt Nam cần giải quyết để EU thông qua Hiệp định EVFTA:
 1). Việt Nam cần phê chuẩn 3/8 công ước cốt lõi của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam chưa phê chuẩn,
nhằm đảm bảo môi trường lao động bình đẳng, đảm bảo lợi ích
công bằng cho người lao động;
 2). Việt Nam cần phải có tấm lưới an toàn cho môi trường,
chẳng hạn đánh bắt cá phải bền vững (EU đã giơ thẻ Vàng);
 3). Việt Nam cần tạo cơ hội cho các tổ chức xã hội, các tổ
chức phi chính phủ, các nhóm tư vấn trong việc tham vấn
cho các chính phủ trong quá trình thực thi EVFTA.

85
 Ngày 20/02/2018 Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện
châu Âu (INTA) đã điều trần tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở
Brussels (thủ đô nước Bỉ) xem xét tiến triển của Hiệp định
EVFTA. Tại cuộc họp, Đại sứ Vương Thừa Phong, Trưởng phái
đoàn Việt Nam tại EU đã bày tỏ hy vọng Hiệp định EVFTA sớm
được phê chuẩn đi vào thực thi VÀ THÔNG BÁO Việt Nam cam
kết sẽ tham gia 3 công ước quan trọng của ILO, với lộ trình:
 1- Tháng 10 năm 2020, Công ước về quyền tự do thành
lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được
hoàn tất.
 2- Trong năm 2019 Công ước về quyền Tổ chức và
Thương lượng tập thể (Công ước số 98 của ILO) sẽ được
đệ trình Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.
 3- Tháng 10 năm 2019, Công ước về chống lao động
cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO) sẽ được đệ trình Quốc
hội Việt Nam phê chuẩn.
86

 Đặc biệt, chiều 26/3/2018, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Thường
trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động
Thương Binh và Xã hội, theo Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
đánh giá:
 CPTPP được kí kết đã có tác động đến:
 43 Điều trong các Chương của Bộ luật lao động hiện hành;
 12 Nghị định của Chính phủ.
 Hiệp định CPTPP đã tác động mạnh đến những nội dung về lao động,
công đoàn của Việt Nam ở cả hai khía cạnh luật thực định và tổ chức
thực thi trên thực tế.
 Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cho rằng nội dung CPTPP
sẽ ảnh ảnh hướng tới các vấn đề cần sửa đổi sau:
 Sửa đổi một số quy định tại Chương I, đổi tên Chương XIII và
bổ sung ít nhất một điều mang tính nguyên tắc về quyền của
người lao động được thành lập, tham gia, hoạt động của
tổ chức đại diện;
87
 Sửa đổi các quy định về đối thoại tại nơi làm việc tại
Chương V để phù hợp với bối cảnh xuất hiện một chủ thể đại
diện người lao động mới tại doanh nghiệp;
 Sửa đổi các quy định về Thương lượng tập thể và Thỏa ước lao
động tập thể để phù hợp với bối cảnh hiện nay;
 Sửa đổi các quy định về Giải quyết tranh chấp lao động để
điều chỉnh chủ thể mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp lao
động và đình công; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm xóa bỏ
lao động cưỡng bức, xóa bỏ hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất, không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp;
 Sửa đổi, bổ sung các quy định tại Chương Quản lý nhà nước
về lao động và Chương Thanh tra lao động để phù hợp với
yêu cầu quản lý nhà nước về lao động trong thời gian tới.

88
 Đại diện Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cho biết, tại thời
điểm Chính phủ trình hồ sơ đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động
(sửa đổi) thì Hiệp định CPTPP chưa được ký kết, nên những
chính sách mới về quan hệ lao động nêu trên mới chỉ được nêu
sơ lược, khái quát trong Tờ trình và chưa được đánh giá tác
động.
 Trong thời gian tới, cùng với việc soạn thảo, xây dựng các điều
luật, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội sẽ tiến hành đánh giá
tác động bổ sung đối với các chính sách mới về quan hệ lao
động, đáp ứng yêu cầu Hiệp định CPTPP.
 (Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam)

89
 Điểm đáng lưu ý và mới của CPTPP so với các FTA VN đã ký
 a. Về quy tắc xuất xứ
 - Quy tắc xuất xứ cho mặt hàng tân trang (remanufactured goods):
cho phép sử dụng các nguyên phụ liệu thu được từ việc tháo dỡ hàng
đã qua sử dụng, xử lý, làm sạch đưa về điều kiện hoạt động tốt được
coi là nguyên phụ liệu có xuất xứ (không cần đáp ứng PSR) nếu được
dùng để lắp ráp, sản xuất hàng tân trang.
 - Quy tắc bộ hàng hóa: áp dụng cho bộ hàng hóa phân loại theo Quy
tắc 3 (c) của Quy tắc chung của diễn giải của Hệ thống hài hòa với linh
hoạt cho phép hàng hóa không có xuất xứ trong bộ chiếm 10% trị giá
của bộ hàng hóa.
 - Linh hoạt sử dụng giá FOB thay cho giá CIF khi tính trị giá nguyên
vật liệu không có xuất xứ trong cách tính gián tiếp khi tính hàm lượng
giá trị khu vực (RVC) giúp doanh nghiệp dễ đạt RVC hơn.
 - Cách tính RVC: ngoài cách tính trực tiếp và gián tiếp, doanh nghiệp
có thêm cách tính trị giá tập trung (có thêm linh hoạt nhất định) và
cách tính theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng đối với ô tô và phụ tùng ô tô).
90
 - Loại trừ áp dụng De Minimis với một số nguyên phụ liệu sử dụng để
sản xuất mặt hàng bơ sữa, mặt hàng có chứa bơ sữa, một số loại nước
ép hoa quả , một số loại dầu ăn.
 b. Về thủ tục chứng nhận xuất xứ
 - Cho phép người xuất khẩu, người sản xuất và người nhập khẩu được
tự chứng nhận xuất xứ.
 - Do tự chứng nhận xuất xứ còn mới mẻ nên để tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý từng bước tiếp cận với cơ
chế mới, tận dụng lợi thế của FTA nên:
 (i) Đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam và một số nước bảo lưu chỉ
áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5
năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 (ii) Đối với hàng xuất khẩu, có thể áp dụng song song 2 hình
thức sau trong thời gian tối đa là 10 năm kể từ khi Hiệp định có
hiệu lực với Việt Nam: (a) cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) theo kiểu
truyền thống và (b) người xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất
xứ. Sau thời gian 10 năm này, sẽ áp dụng tự chứng nhận xuất xứ hoàn
toàn như các nước. 91
 .
 c. Về quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
 - Mặt hàng hóa chất, xăng dầu ngoài quy tắc chuyển đổi mã số hàng
hóa có thêm lựa chọn áp dụng các quy tắc khác như: phản ứng hóa
học, tách đồng phân, thay đổi kích hạt, nguyên vật liệu tiêu chuẩn,
tinh chế, phối trộn trực tiếp, chưng chất, pha loãng …
 - Giày dép: quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa khá linh hoạt, cho
phép sử dụng không giới hạn nguyên phụ liệu nằm ngoài Chương 64
(giày dép) nhập khẩu bên ngoài TPP để sản xuất giày xuất khẩu.
 - Đối với nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản:
 (i) Đối với hàng thủy sản: cho phép sử dụng con giống nhập khẩu bên
ngoài TPP
 (ii) Quy tắc xuất xứ cho một số mặt hàng cụ thể như sau:
 Cá ngừ: Cá ngừ là mặt hàng nhạy cảm với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Mê-xi-
cô nên QTXX cá ngừ hướng đến kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng cá
ngừ nguyên liệu bên ngoài TPP (Nhật Bản lo ngại về nguồn gốc cá ngừ
đánh bắt có hợp pháp hay không;
 Tôm, cua: Tôm, cua chế biến được phép sử dụng nguyên liệu bên
ngoài TPP. 92
 Cà phê: + Cà phê đã rang có linh hoạt nhất định, được sử dụng
nguyên liệu cà phê chưa rang bên ngoài TPP tới 60% khối lượng
nguyên liệu sử dụng để chế biến hàng hóa. + Cà phê hòa tan được sử
dụng nguyên liệu ngoaif không hạn chế
 Chè: chè xanh chưa ủ men đóng gói sẵn trọng lượng không quá 3kg có
thêm quy tắc linh hoạt hàm lượng giá trị khu vực 40%
 Hạt điều: mặt hàng xuất khẩu thế mạnh là điều đã bóc vỏ đạt được
quy tắc linh hoạt cho phép sử dụng nguyên liệu bên ngoài TPP, tạo linh
hoạt cho doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam.
 d. Về quy tắc xuất xứ đối với ô tô và phụ tùng ô tô
 Về cơ bản quy tắc xuất xứ cho ô tô và phụ tùng ô tô gồm 3 nội dung
chính:
 (i) Quy tắc xuất xứ cho ô tô nguyên chiếc (thuộc nhóm 8701.10 đến
8701.30 và 8702 đến 8705): áp dụng quy tắc hàm lượng giá trị khu
vực (RVC) 55% theo cách tính gián tiếp hoặc 45% theo cách tính chi
phí tịnh đi kèm linh hoạt khi xác định xuất xứ cho 7 phụ tùng (gồm
thân xe, kính, ba-đờ-xốc, cầu chủ động có vi sai và các trục không lái
…). 93
 7 phụ tùng này không cần đáp ứng PSR, chỉ cần được sản xuất
tại TPP, được sử dụng các nguyên phụ liệu không giới hạn bên
ngoài TPP trong quá trình sản xuất và vượt quá một số công
đoạn gia công (có quy định cụ thể các công đoạn gia công này)
là được coi có xuất xứ TPP và được cộng vào RVC cho ô tô
thành phẩm.
 (ii) Quy tắc xuất xứ cho các bộ phận chính gồm động cơ, hộp
số, bộ phận lái, hệ thống giảm chấn, phanh… là RVC 55%
(theo cách tính gián tiếp) hoặc 45% theo cách tính chi phí tịnh
với linh hoạt cho phép sử dụng nguyên phụ liệu bên ngoài TPP
chiếm 5-10% trị giá thành phẩm (tùy từng bộ phận), chỉ cần
các bộ phận kể trên được sản xuất tại TPP và vượt qua một số
công đoạn gia công.
 (iii) Quy tắc xuất xứ cho các bộ phận khác: RVC 40% hoặc
quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa.
 Nguồn: Bộ Công Thương
94
 Nội dung cam kết về Phòng vệ Thương mại (PVTM)
 Hiệp định đặt ra các quy định đối với biện pháp tự vệ toàn cầu theo
hướng quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phù hợp với Hiệp định Tự vệ
của WTO.
 Tuy nhiên, Chương PVTM trong Hiệp định TPP bổ sung thêm quy định
mang tính WTO+ đó là khi áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, một
nước thành viên có thể loại trừ hàng hóa nhập khẩu từ một nước thành
viên TPP khác trong trường hợp không phải là nguyên nhân gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
 Một nước thành viên áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian chuyển
đổi (thời gian tự do hóa thương mại giữa các thành viên) nếu lượng
nhập khẩu gia tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế theo
Hiệp định gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong
nước. Đây là cơ chế phổ biến trong các Hiệp định thương mại tự do và
mang tính chất như một “van an toàn” nhằm ngăn chặn tác động tiêu
cực đến ngành sản xuất trong nước do quá trình tự do hóa

95
 Các biện pháp tự vệ này có thể được áp dụng trong thời gian 02
năm và trong trường hợp cần thiết có thể được gia hạn thêm 01
năm để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng.
 Một thành viên đang áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời phải có hình
thức bồi thường thông qua thỏa thuận.
 Đồng thời, các thành viên không được áp dụng nhiều hơn một biện
pháp tự vệ tạm thời được cho phép trong Hiệp định đối với một hàng
hóa trong cùng một thời điểm.
 Tuân thủ các quy định nêu trong Hiệp định Chống bán phá giá
và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.
 Thống nhất Phụ lục về thông lệ tốt nhất (best practices) về thủ tục
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.
 Việt Nam cũng như các nước thành viên TPP đều đảm bảo có được cơ
chế phòng vệ thương mại hợp lý đối với các ngành sản xuất trong nước
trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.

96
 Quy tắc xuất xứ được quy định riêng cho từng nhóm sản phẩm,
vì thế ai sản xuất cái gì phải tìm hiểu kỹ phần của mình chứ
chẳng có quy tắc chung nào.
 Quy trình tự chứng nhận xuất xứ trong TPP là điểm rất mới với
doanh nghiệp Việt Nam, nhưng doanh nghiệp phải đánh đổi bằng
trách nhiệm cao hơn, cũng phải chịu các biện pháp điều tra, xác
minh phức tạp hơn.
 Tin tốt là quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may, sản phẩm đặc biệt
được đàm phán riêng trong TPP, dù rất khó khăn (đòi hỏi “từ sợi trở đi”
phải được sản xuất trong các nước TPP) nhưng “Danh mục nguồn
cung thiếu hụt tạm thời” (thực chất là danh mục các nguyên liệu
ngoại lệ không phải tuân thủ quy tắc “từ sợi trở đi” trong vòng năm
năm đầu) và “thường xuyên” (ngoại lệ vĩnh viễn) là tương đối dài, tới
hơn 200 trường hợp cả thảy. Những sản phẩm nào đang dùng nguyên
liệu liệt kê trong các danh mục này sẽ không phải lo lắng về câu
chuyện “từ sợi trở đi”.

97
TÁC ĐỘNG và vấn đề đặt ra
khi CPTPP có hiệu lực

 Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có những lợi ích như:


 - Về chính trị - đối ngoại, CPTPP đem lại các lợi ích và lợi thế về
thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực và thế giới.
 - Về kinh tế, CPTPP giúp Việt Nam tăng từ hơn 1% đến hơn 3%
GDP vào năm 2030; góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia,
Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các
ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.
 - Về thể chế: thúc đẩy cải cách thể̉ chế́ trong nước, tạo môi
trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới
là các lợi ích mang tính lâu dài và đã được minh chứng trong
thời gian Việt Nam tham gia đàm phán TPP.
 Hơn nữa, CPTPP là sự hợp tác chặt chẽ giữa cho các nước
đa dạng về trình độ phát triển nên có giành thời gian
chuyển tiếp đặc biệt và có cơ chế cho phép một số Bên thêm
thời gian. 98
 Với thương mại hàng hóa, gần như 100% biểu thuế sẽ được
đưa về 0% theo lộ trình. Với các nước phát triển thì lộ trình
ngắn hơn (khoảng 7 năm), còn các nước đang phát triển thì lộ
trình dài hơn, phù hợp với điều kiện phát triển. Cơ bản các
nước sẽ giảm thuế cho Việt Nam về 0% tất cả các mặt hàng.
 Hiện nay, mức thuế trung bình Việt Nam đang chịu khi
xuất khẩu sang các nước CPTPP khoảng 1,7% và sẽ về
khoảng 0,2%. Như vậy, dù Mỹ không tham gia, nhưng với thị
trường CPTPP thì lợi ích đối với Việt Nam tương đối rõ rệt.
 Nhiều lĩnh vực khác có cơ hội cho Việt Nam như dịch vụ, đầu
tư, mua sắm công hàng hóa và dịch vụ của các nước (FPT gần
đây đã đấu thầu thành công cung cấp dịch vụ phần mềm tại
Nhật)

99
 Theo WB, lợi ích trực tiếp của tham gia CPTPP đến tăng
trưởng có thể giúp Việt Nam tăng 1% GDP, nhưng gián tiếp
có thể giúp tăng 3,6 % GDP.
 Lợi ích từ phi thuế quan, tức tham gia CPTTP, thì có sự tin
tưởng nhau hơn; Dẫn đến, rào cản phi thuế quan giữa các
nước giảm đi nhiều.
 Vị dụ, thời gian trung bình để 1 nước công nhận 1 mặt hàng
(như quả thanh long ) tuân thủ quy định an toàn thực phẩm
vào nước họ đối với nước có FTA giảm được 3 lần so với nước
không có FTA.

100
 CPTPP cũng sẽ giúp ích cho nhiều ngành trong nước, trong đó
có ngành da giày vì trong 10 nước tham gia CPTPP chỉ có 3
nước chưa có FTA là Mexico, Canada, Australia.
 CPTPP còn là động lực để các nhà đầu tư nước ngoài khởi
động lại các dự án đầu tư vào một số ngành hỗ trợ cho
dệt may, sản xuất sợi, vải cho da giày mà đang có phần giảm
hơn trước do Mỹ rút khỏi TPP.
 Việc Mỹ rút ra khỏi TPP có ảnh hưởng tới ngành tủi xách do Mỹ
đang cung cấp chế độ GSP (hệ thống ưu đãi thuế quan
phổ cập) cho một số nước, trong đó có các nước đang sản
xuất túi xách giống Việt Nam như Philippine, Indonexia, Ấn Độ,
Thái Lan, Myanma.
 Thực tế, sản xuất túi xách của Việt Nam trong năm 2017 chỉ
tăng trưởng 8% so với tăng trưởng 12% năm 2016.

101
 Một nghiên cứu do WB phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, so sánh giữa TPP-12 và CPTPP về những tác động tới
tăng trưởng GDP, hoạt động xuất nhập khẩu, các lĩnh
vực kinh tế ngành và xã hội:
 TPP-12 với sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ là một nước
được hưởng lợi nhiều nhất, về thu hút đầu tư, hiệu quả trong
tăng trưởng của xuất nhập khẩu và chỉ số GDP năm 2030 sẽ
tăng thêm là 3,3%.
 với CPTPP, không có Hoa Kỳ, lợi ích tăng GDP năm 2030 là
1,1% (giả định nếu chưa có những thay đổi về năng suất lao
động…).

102
 Ngoài ra, Hiệp định CPTTP có tính mở, khi có nước khác tham
gia Hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên.
 Là nước tham gia từ đầu thì Việt Nam sẽ có lợi thế́ hơn trong
việc bảo vệ các lợi ích của mình.
 Lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên khi CPTPP mở rộng thành
viên. Là thành viên sáng lập, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong
việc bảo vệ các lợi ích của mình.
 Các tác động sâu của CPTPP đến nền kinh tế sẽ tùy thuộc vào
sự chuẩn bị và khả năng khai thác tính hai mặt trong quá trình
triển khai Hiệp định này của Việt Nam

103
 Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch sâu sắc hơn theo hướng phát
triển công nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, trước
hết với các nước thành viên tham gia FTA với Việt Nam. Các ngành
du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản sẽ tiếp tục tăng trưởng thuận lợi.
 Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng hơn,
nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ
giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm
chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội tham gia đấu
thầu mua sắm công.
 Quá trình tái cơ cấu các DNNN và các ngân hàng thương mại sẽ đẩy
mạnh hơn. Các hoạt động M&A cũng được thúc đẩy cả bề rộng và bề
sâu, nhất là trong lĩnh vực bất động sản; sản xuất và kinh doanh
hàng tiêu dùng; ngân hàng và cả dệt may, chế tạo cơ khí…
 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực
quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhất là xuất khẩu.

104
 Thị trường tài chính sẽ tiếp tục gia tăng các dòng vốn ngoại và sự
phát triển các quỹ mở.
 Thị trường vàng ổn định, dù giá vàng khó giảm sâu. Lãi suất huy
động ngân hàng khó giảm thêm;
 tăng trưởng tín dụng sẽ nhanh hơn do cơ hội đầu tư và cả điều kiện
tín dụng sẽ mở hơn, tạo thêm lực đẩy hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
 Nợ xấu được kiểm soát và từng bước xử lý linh hoạt, trong mục tiêu
bảo đảm ổn định hệ thống và từng bước tiếp cận các chuẩn mực
chung thế giới.
 Tuy nhiên, áp lực tăng tỷ giá sẽ đậm hơn, gắn với gia tăng áp lực nợ
công của Việt Nam, sự cải thiện tích cực kinh tế Mỹ và tăng nhanh
giá trị USD trên thế giới. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong
nước sẽ được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính cạnh tranh
và có chất lượng cao hơn từ nhà cung cấp nước ngoài.

105
 Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa
phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện.
Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do
cạnh tranh và sự phát triển khoa học công nghệ.
 Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng mạnh và là một trọng
tâm cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên
quan.
 Thị trường bất động sản tưng bước hình thành một chu kỳ tăng
trưởng mới về quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu
điểm là phân khúc nhà ở xã hội và các căn hộ chung cư, mặt bằng
kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ
xã hội, được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, “thuê-mua” và
“mua-cho thuê” và được quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác
chuyên nghiệp có trách nhiệm cao.

106
 Những thách thức, vấn đề đặt ra và quan ngại
 Các doanh nghiệp sẽ đối diện với sự gia tăng áp lực cạnh tranh và
mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính,
cùng với những rủi ro và chi phí cao hơn về các hàng rào kỹ thuật và
yêu cầu cao hơn về năng lực tài chính, cơ chế quản trị nội bộ. Nợ xấu
và hàng tồn kho những sản phẩm kém cạnh tranh hoặc thiếu đổi mới
công nghệ, thiếu thân thiện với môi trường và với con người…sẽ còn
là gánh nặng với không ít doanh nghiệp kém năng động.
 Quy tắc xuất xứ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ sẽ là một
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang phu thuộc
nguyên liệu nước ngoài, đồng thời, khiến gia tăng các chi phí, giảm
cơ hội cải thiện thu nhập và khả năng cải thiện quy trình sản xuất
vốn lạc hậu của nhiều ngành sản xuất trong nước.
 Các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường và lao động sẽ tăng
chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

107
 Việt Nam cũng đứng trước nhiều áp lực đáp ứng các chuẩn mực nền
kinh tế thị trường, trong đó có yêu cầu về chuyển đổi đồng tiền, các
quyền thỏa thuận mức lương lao động, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư,
quyền kiểm soát nhà nước đối với các tư liệu sản xuất và sự phân bổ
các nguồn lực…
 Những ngành còn khó khăn sẽ liên quan nhiều đến kinh doanh bất
động sản cao cấp; cơ khí chế tạo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ
cấu sản phẩm và trình độ công nghệ lạc hậu; các doanh nghiệp nhà
nước trì trệ, chậm đổi mới mô hình tổ chức và trang thiết bị, công
nghệ và cả năng lực quản trị.
 Ngành chăn nuôi (nhất là lợn, gà, kể cả gà thịt và gà đẻ trứng) trong
nước sẽ tiếp tục đối diện với áp lực cạnh tranh giảm giá từ sản phẩm
ngoại nhập và sự gia tăng các chi phí đầu vào, cũng như sự nâng cao
các hàng rào kỹ thuật, nếu không có những đổi mới về công nghệ và
mô hình chăn nuôi mới, hiện đại và những hỗ trợ cần thiết phù hợp
cam kết hội nhập.
 108
 Các dự án FDI, nhất là dệt may, có thể thu hẹp lợi ích mà doanh
nghiệp trong nước có được từ các FTA; vì vậy, cần quan tâm thu hút
các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, có năng lực tài chính
và giải pháp bảo vệ môi trường, quy mô lớn, có tác dụng tới chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành; tăng cường “hậu kiểm” và quản lý các dự
án đã được cấp phép.
 Ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ phải có sự điều chỉnh rất lớn;
co hẹp về những phân khúc không phải cạnh tranh trực tiếp với ô tô
nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản (những nước có ngành công nghiệp ô tô
tiên tiến và hiệu quả).
 Hệ thống ngân hàng vẫn đối diện với áp lực giảm nợ xấu và sở hữu
chéo, nâng cao năng lực quản trị và chuẩn hóa các chỉ tiêu hoạt động
theo chuẩn chung quốc tế và cam kết hội nhập.

109
 Nhiều thách thức khác liên quan đến:
 tái cơ cấu nền kinh tế gắn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng
cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh
nghiệp và của nền kinh tế;
 nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước;
 trọng dụng người hiền tài và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng,
phát huy dân chủ;
 phát triển công nghiệp phụ trợ và nâng cao tỉ lệ nội địa hóa nguồn
cung cấp nguyên liệu;
 kiểm soát tốt an toàn tài chính vĩ mô, nợ công, nợ xấu, sở hữu chéo
và điều tiết dòng tín dụng;
 giữ vững, củng cố và khai thác động lực lòng tin cho quá trình cải
cách và phát triển đất nước và doanh nghiệp….

110
 chiến lược để tập hợp, tổ chức lại hỗ trợ những doanh nghiệp
lớn tham gia tổ chức lại sản xuất trong ngành chăn nuôi;
 phải hình thành các tập đoàn lớn phát triển một chuỗi hoàn
chỉnh, từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi và phân phối.
 Còn lại sẽ thành lập các trang trại chăn nuôi vệ tinh theo hình
thức gia công hoặc hợp đồng.
 Ngoài ra, các công ty thuộc các khâu khác nhau cũng có thể
tham gia liên kết với nhau để cùng chia sẻ lợi nhuận.
 Đích đến của các chuỗi này chính là các thương hiệu thịt heo,
gà, bò... có chất lượng cao, được kiểm soát và truy xuất nguồn
gốc.
 Sản phẩm đưa ra thị trường có nhãn mác rõ ràng.
 .

111
 Các doanh nghiệp FDI dễ hưởng lợi hơn các doanh
nghiệp trong nước vì có thế mạnh về vốn, công nghệ và
tham gia các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu[
 Các doanh nghiệp trong nước vốn nhỏ, công nghệ trình độ
thấp hơn, chưa có khả năng tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu,
chủ yếu sản xuất gia công cho doanh nghiệp FDI.
 Hàng nông sản của các nước có điều kiện thâm nhập vào
Việt Nam, làm cho nông sản trong nước bị cạnh tranh, ép giá,
mất thị phần, làm giảm thu nhập của nông dân và doanh
nghiệp.
 Ngoại trừ mặt hàng hồ tiêu, hạt điều, các mặt hàng khác như
thịt gà, thịt lợn, … khả năng cạnh tranh của ta còn thấp.
 .

112
 Ngành chăn nuôi VN sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do quy mô
nhỏ lẻ, giá thành cao, chưa đạt yêu cầu an toàn thực phẩm...
 Thịt heo, hiện đang có mức thuế 10 - 15%, sẽ được VN đưa
về mức 0% theo lộ trình 10 - 13 năm với các loại thịt mảnh
tươi, ướp lạnh.
 Thịt heo chế biến phải đưa thuế về 0% sau 8 - 11 năm, tùy
mặt hàng.
 Thịt gà nguyên con, tươi, ướp lạnh và phụ phẩm, hiện đang
được VN áp thuế 10 - 25%, sẽ phải xóa bỏ thuế theo lộ trình
12 năm tới.
 Thịt gà chế biến xóa bỏ thuế sau 8 - 11 năm.
 Riêng mặt hàng đường, VN sẽ được dành hạn ngạch 1.500
tấn/năm.
 Nhật Bản cũng cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu
lực cho 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của VN.
113
 Những tồn tại, hạn chế trong triển khai thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là:
 Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ
 Chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh
 Các chủ thể kinh tế gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị
trường còn gặp nhiều rào cản, chi phí gia nhập thị trường còn
lớn, thủ tục phá sản doanh nghiệp còn vướng mắc, khó khăn;
 Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự tuân thủ và vận
hành theo nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường, chưa tính
đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá, còn bao cấp, bù chéo
qua giá, quản lý, điều hành còn lúng túng, bất cập;
 Sự phát triển và hiệu quả hoạt động các chủ thể trong nền kinh
tế còn nhiều hạn chế;

114
 Sự phát triển về quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường
chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập;
 Các chính sách an sinh xã hội còn thiếu tính hệ thống, chưa
đồng bộ, chồng chéo về nội dung, đối tượng và phân công tổ
chức thực hiện, nguồn lực còn phân tán, hiệu quả thấp;
 Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước chưa cao; kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm.
 Nhà nước vẫn có vai trò can thiệp trực tiếp, quá lớn vào nền
kinh tế với tư cách là chủ đầu tư công và chủ sở hữu doanh
nghiệp.
 Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa
phương còn bất cập và thiếu chặt chẽ.

115
 Thiếu thể chế cho kinh tế vùng, liên kết vùng.
 Ý thức thượng tôn pháp luật và thực thi pháp luật hiện còn
nhiều yếu kém.
 Cải cách hành chính còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
 Tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp,
chưa thiết lập được cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra;
 Sự tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức
chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Nhân dân trong nền
kinh tế và hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.

116
 Hạn chế trong tiếp cận lao động và nguồn nhân lực:
 Thể chế thị trường lao động chưa đồng đều, còn mang nặng tính tự
phát, bị chia cắt giữa các vùng (đặc biệt là giữa nông thôn và thành
thị), các khu vực kinh tế (đặc biệt giữa khu vực Nhà nước và ngoài Nhà
nước);
 Quy mô thị trường lao động chính quy nhỏ hẹp, đạt khoảng 30%, tính
ổn định của thị trường không cao, còn biến động theo mùa vụ, chỉ có
19% lao động có bằng cấp, chứng chỉ qua đào tạo;
 Chính sách tiền công, tiền lương còn nhiều bất cập;
 Việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp
còn nhiều hạn chế. Hoạt động thương lượng và thỏa ước vẫn mang tính
hình thức nên không đóng góp hoặc đóng góp rất hạn chế vào việc xây
dựng quan hệ lao động lành mạnh; trong khi đó trình độ và khả năng
thương lượng của người lao động với giới chủ doanh nghiệp rất hạn
chế;

117
 Hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực y tế và giáo dục, (tác động
đến chất lượng nguồn nhân lực):
 Chất lượng giao dục và y tế còn nhiều bất cập
 Thị trường dịch vụ y tế chưa phát triển
 Thị trường dịch vụ giáo dục thiếu dự báo phát triển nguồn nhân
lực đối với từng lĩnh vực, địa phương và vùng kinh tế
 Dịch vụ y tế, giáo dục trong nền kinh tế nước ta còn lúng túng
về chính sách giá và xã hội hóa
 Tình trạng trục lợi BHYT còn nặng nề

118
 Hạn chế trong thị trường vốn và tiền tệ:
 Thị trường vốn có quy mô còn quá nhỏ, thanh khoản yếu, thiếu hấp
dẫn, chưa đủ khả năng thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư nước ngoài,
nhất là các dòng vốn lớn;
 Quy mô vốn của thị trường tiền tệ còn chưa tương xứng, nhất là quy
mô vốn của hệ thống NHTM còn nhỏ;
 Quy mô thị trường bảo hiểm còn ở mức khá nhỏ, tỉ lệ doanh thu phí
trên GDP mới chỉ đạt mức xấp xỉ 2% so với mức trung bình 3,2% trong
khu vực ASEAN và 6,5% trên toàn thế giới
 Tồn tại tình trạng mất cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ
dễ dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản của ngân hàng.
 Nợ xâu và xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập,
 Lòng tin vào quản trị và chất lượng dịch vụ hệ thống NHTM còn thấp
 Lãi suất cho vay tín dụng NHTM còn cao và khó tiếp cận

119
 Mất cân đối về cấu trúc giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu;
 Mất cân đối giữa hoạt động tín dụng và các dịch vụ ngân hàng
phi tín dụng
 Mất cân đối giữa thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn;
 Bất hợp lý về cơ cấu giữa tài chính nhà nước, tài chính doanh
nghiệp và tài chính dân cư;
 Trình độ thị trường còn ở mức thấp, ý thức tuân thủ luật pháp
còn hạn chế, chế tài xử lý vi phạm chưa có tính răn đe cao.

120
 Hạn chế trong tiếp cận đất đai:
 Tiềm năng đất đai chưa được khai thác, quản lý và sử dụng
hiệu quả
 Chưa có giải pháp hữu hiệu trong quản lý và điều tiết thị
trường bất động sản
 Thiếu thông tin minh bạch, hạn chế trong tiếp cận thông tin và
công tác dự báo
 Nhiều hạn chế về giao, tính đúng, đủ về giá quyền sử dụng đất
và quyền thuê đất,
 chưa được quyền bình đẳng trong việc xác định mức giá đất
(thông qua hệ thống các tổ chức tư vấn về giá đất).

121
 Hạn chế trong tiếp cận khoa học - công nghệ:
 Quy mô thị trường khoa học - công nghệ còn sơ khai;
 Các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học -
công nghệ cao còn chưa có tạo động lực để các nhà khoa học
chuyên tâm nghiên cứu,
 chưa tạo lập được sự gắn kết giữa nguồn cung là các nhà khoa
học và nguồn cầu là doanh nghiệp,
 thiếu định chế trung gian làm cầu nối cung - cầu trong thị
trường khoa học - công nghệ
 .

122
 Hạn chế trong năng lực đổi mới và sáng tạo:
 Năng lực đổi mới và sáng tạo thấp,
 Việt Nam chưa có chiến lược quốc gia cho lĩnh vực công nghiệp
sáng tạo.
 Chính sách hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo không thuận lợi, chưa
khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ ở doanh nghiệp
mà chỉ tập trung ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
 Mối liên kết yếu giữa trường, viện nghiên cứu và doanh nghiệp
khiến cho các sáng kiến đổi mới sáng tạo khó đi vào thực tế.
 Sự bảo hộ hữu hiệu đối với quyền sở hữu trí tuệ yếu
 Các ngành công nghiệp sáng tạo chưa được định nghĩa rõ ràng
và chưa có các số liệu thống kê cụ
thể.

123
 Hạn chế trong năng lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng:
 Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, kém chất lượng, và
còn rất lạc hậu so với thế giới, đặc biệt tại các đô thị lớn;
 Cơ sở hạ tầng năng lượng chất lượng thấp
 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển
thiếu bền vững
 Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là rất
lớn, trong khi đó tiềm lực tài chính của đất nước còn nhiều hạn
chế.
 Nhiều bất cập trong cơ chế PPP (nhất là BOT và BT)

124
 Giá các các dịch vụ hạ tầng và dịch vụ công khác:
 Giá bán điện chưa có giá thị trường và thiếu tính công khai,
minh bạch; chưa tách biệt được hai nhiệm vụ của ngành điện
(vừa công ích, vừa lợi nhuận);
 Giá bán than dựa trên giá thành sản xuất và thiếu vắng áp lực
cạnh tranh thị trường; phụ thuộc nhiều vào thuế và loại phí;
 Giá bán xăng dầu thiếu “tính công khai minh bạch” của cơ cấu
tính giá cơ sở, lợi nhuận định mức, giá trần tối đa các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được phép bán … đối với
các sản phẩm xăng dầu.
 Giá các dịch vụ công cơ bản chưa thực hiện hoàn toàn theo
nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo quy luật thị trường, tình
trạng bao cấp về giá thông qua các hình thức trợ giá, trợ cấp
tài chính cho lĩnh vực cung ứng dịch vụ công vẫn còn tồn tại.

125
 Hạn chế trong tiếp cận thị trường đầu ra trong nước:
 Quy mô thị trường hàng hóa - dịch vụ chưa bền vững;
 Còn có tính chia cắt thiếu liên thông về địa lý cũng như cơ
chế quản lý giữa các địa phương và giữa các bộ, ngành;
 Cơ cấu, tổ chức thị trường còn thiếu chặt chẽ
 Việc gia nhập và rút khỏi thị trường còn gặp nhiều khó khăn.
 Ở một số thị trường, mức độ cạnh tranh còn gặp nhiều hạn
chế với sự lấn át mang tính độc quyền của DNNN và doanh
nghiệp FDI;
 Công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước
và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu
 Việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu
chưa hiệu quả

126
 Hạn chế trong tiếp cận thị trường nước ngoài:
 Tính liên thông giữa thị trường trong nước và nước ngoài còn
hạn chế ở một số phân khúc thị trường;
 Chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài cao, nên các những
doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận được thị trường nước ngoài;
 Chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết (thể chế, chính sách
và cải cách cơ cấu kinh tế, nhân lực...)
 Thông tin về hội nhập và luật lệ quốc tế chưa được hướng dẫn,
hỗ trợ rộng rãi đến các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp
và nhân dân cả nước.
 Tính chủ động trong dự báo còn hạn chế.
 Bảo hộ của nhà nước và liên kết cộng đồng doanh nghiệp yếu

127
 Hạn chế từ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam:
 Chất lượng và năng suất của doanh nghiệp còn thấp. Tỷ lệ các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 96% tổng
doanh nghiệp. Số vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
có xu hướng giảm
 Sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị cung
ứng toàn cầu còn nhiều hạn chế.
 Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
còn hạn chế. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn ở
mức cao
 Thiếu các tập đoàn kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh
khu vực và quốc tế.
 Phương thức sản xuất còn lạc hậu; tăng trưởng theo chiều
sâu, ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động trong
doanh nghiệp còn hạn chế. Năng lực quản trị doanh nghiệp còn
nhiều yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp. 128
 Các bước triển khai và GIẢI PHÁP thích ứng với CPTPP:
 Hiệp định cần được các nước thông qua theo quy trình phê
chuẩn Hiệp định riêng của mỗi nước.
 Ngay sau khi các cấp có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định và
đề ra các chủ trương thực hiện, Việt Nam sẽ sửa đổi hoặc ban
hành các văn bản pháp luật (nhất là về lao động) phù hợp với
lộ trình và nội dung các cam kết theo Hiệp định.
 (có thể dưới các hình thức như Nghị định của Chính phủ, Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và một số văn bản cần thiết)
 Bộ Tư pháp đang cùng các bộ, ngành đang và sẽ phải rà soát,
đối chiếu và sẽ có báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
 Trên thực tế, việc điều chỉnh pháp luật này đã được khởi động
từ năm 2012 và bám rất sát quá trình đàm phán TPP

129
 Kể từ năm 2013, Việt Nam đã thông qua hơn 100 dự luật,
một quy mô cải cách chưa từng có từ thập niên 80.
 Các luật mới như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm
2014 đã tích hợp các tiêu chuẩn, quy tắc và quy định của
TPP.
 Trong thực tế, Quốc hội đã có kế hoạch sửa đổi Bộ luật
Lao động, tạo thuận lợi cho việc thực hiện quy định của
TPP về quyền của người lao động được hình thành các
công đoàn độc lập.
 Tiếp tục rà soát và cập nhật lộ trinh triển khai các cam
kết trong CPTPP so sanh với khuôn khổ luật pháp hiện
hành khác

130
 Việt Nam đã ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương,
gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định
chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song
phương với các nước và các tổ chức quốc tế; đồng thời đang có quan
hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 nước và vùng lãnh
thổ,..
 Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân
hàng thế giới.
 Ngoài WTO, Việt Nam đã ký 11 FTA: Khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA); Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc; Khu
vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc; Khu vực thương mại tự do
ASEAN – Nhật Bản; Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu
Dilân; Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ; Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam – Nhật Bản và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
– Chi Lê ); FTA với Hàn Quốc và FTA với Liên minh Á Âu (Nga, Belarus
và Kazakhstan...); và TPP từ 4.2.2016, CPTPP từ 8-3-2018

131
 Hình thành AEC vào cuối năm 2015;
 Kết thúc đàm phán FTA với EU từ 2016;
 Đang đàm phán 6 FTA khác, như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ,
Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len); FTA với Đài Loan; FTA với Thổ Nhĩ
Kỳ và FTA với Ixraen (khởi động từ đầu tháng 12.2015)…
 Khả năng cuối 2018sex kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế
khu vực toàn diện (RCEP) ;
 RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của 10 nước
ASEAN với 6 đối tác đã ký FTA là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia và New Zealand. Tổng cộng hơn 3 tỷ dân, 29% giá
trị thương mại và 26% giá trị FDI và 30% GDP toàn cầu (TPP
chiếm 40% GDP và 800 triệu dân)

132
 Năm 2018 Việt Nam đến hẹn hoàn tất chuyển đổi thể chế để
được công nhận là nền kinh tế thị trường
 Hiện đã có 65 /164 nước thành viên WTO công nhận Việt Nam là
một nền kinh tế thị trường
 Hoa Kỳ đưa ra một số tiêu chí theo pháp luật (chứ không phải
tùy ý) để đánh giá một nước là nền kinh tế thị trường hay
không, gồm:
 + Khả năng chuyển đổi đồng tiền
 + Các quyền lao động được quốc tế chấp nhận/tự do thỏa thuận
mức lương
 + Đầu tư nước ngoài
 + Sở hữu/Kiểm soát của nhà nước đối với các tư liệu sản xuất
 + Kiểm soát của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực;
 Các nước EU cũng có đòi hỏi cao tương tự Hoa Kỳ….

133
 TẬP TRUNG ĐẨY MẠNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
 Xây dựng Đề án tổng thể về cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
 Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ sẽ trình kế hoạch hành
động quốc gia liên quan đến CPTPP lên Chính phủ, để
ngay sau khi có hiệu lực thì triển khai hành động tổng thể và
toàn diện, có sự tham gia của Chính phủ, của cộng đồng doanh
nghiệp, địa phương, hiệp hội và người dân.
 Rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp
yêu cầu cam kết CPTPP
 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả năng lực thực thi và cơ chế kiểm
tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực thi pháp luật về kinh
doanh
134
 Nâng cao năng suất lao động quốc gia, xây dựng hệ thống đổi
mới sáng tạo quốc gia, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực,
thúc đẩy liên kết tích cực trong nền kinh tế, nâng cao năng lực
sẵn sàng hội nhập của nền kinh tế
 Tập trung nâng cao năng suất lao động quốc gia: xây dựng và thực
hiện Đề án nâng cao năng suất lao động quốc gia,
 Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: Tăng cường vai trò của
Nhà nước trong thiết lập cơ sở pháp lý cho lĩnh vực khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo và một số thể chế mới tham gia quản lý và
tài trợ cho R&D;
 Tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, đặt doanh
nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo: từ năng lực thiết
kế tới chế tạo, marketing, công nghệ thông tin và R&D;
 Nâng cao hiệu quả đóng góp của các cơ quan nghiên cứu với ứng dụng
đổi mới, sáng tạo.

135
 Tổ chức bộ máy chuyên trách giám sát, hướng dẫn, hỗ
trợ thực thi các hiệp định FTA và Hiệp định CP TPP và bộ
máy quản lý phù hợp cam kết quốc tế,
 Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước; bảo đảm bình đẳng, minh
bạch trong tiếp cận nguồn lực giữa các chủ thể kinh tế;
 Tăng cường tuyên truyền, thông tin về CPTPP và hỗ trợ
phát triển.
 Thúc đẩy Công khai và minh bạch, đồng bộ và toàn diện, phối
hợp và gắn kết chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế - xã hội, ở
cả cấp trung ương và địa phương, liên kết tích cực giữa các
ngành kinh tế, các chủ thể kinh tế và các không gian
kinh tế (kinh tế biển) nhằm khai thác có hiệu quả lợi ích từ
CPTPP và các FTA….

136
 Cải thiện tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường đầu ra cho
doanh nghiệp
 Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị trường, tiếp cận thuận
lợi các yếu tố đầu vào vốn, lao động, khoa học - công nghệ, cơ
sở hạ tầng và tài nguyên cho doanh nghiệp.
 Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường đầu ra thông qua các giải
pháp phát triển thị trường.
 Nâng cao năng lực của Nhà nước trong định hướng phát
triển hoạt động đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp
theo cơ chế thị trường: Nâng cao chất lượng các chiến lược
và quy hoạch phát triển; Xây dựng chính sách nâng cao chất
lượng phát triển hệ thống doanh nghiệp, từ quy mô đến năng
suất.

137
 Xây dựng cơ chế khuyến khích tinh thần và nỗ lực tự
thân từ phía doanh nghiệp.
 Hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp xây dựng chiến lược
kinh doanh và áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp
hiện đại.
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Đa dạng hóa các nguồn vốn, quản trị tài chính hiệu quả.
 Tích cực nghiên cứu và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường
cung ứng và thị trường đầu ra.
 Chủ động tiếp cận và PHẢN BiỆN các cơ chế, chính sách của
Nhà nước.
 Phát huy vai trò chủ động, tích cực hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành
hàng.

138
 Trọng tâm cải thiện môi trường đầu tư là việc:
 Giảm thuế suất và thời gian nộp thuế,
 Giảm lãi suất và điều kiện tín dụng cho doanh nghiệp;
 Cải cách thủ tục hành chính, chất lượng dịch vụ công,
 Tăng tự do hóa kinh doanh, sự bình đẳng thị trường,
 Thúc đẩy cổ phần hóa DNNN, nới “room” cho các nhà đầu tư
nước ngoài;
 Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội,
 Đề cao lòng tin chiến lược và niềm tin chính trị giữa các quốc
gia và chủ động hội nhập quốc tế…
 Từng bước cải thiện theo hướng tích cực về BCI-Chỉ số niềm
tin kinh doanh (Eurocham); Chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Việt Nam của ANZ Việt Nam; Chỉ số tín nhiệm quốc gia và xếp
hạng cạnh tranh quốc gia; Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt
Nam và Hệ số tín nhiệm nhiều ngân hàng thương mại của Việt
Nam. 139


 Đặc biệt, cần chuyển đổi mô hình tăng trường từ bề rộng sang
chủ yếu theo bề sâu, với 3 yêu cầu trọng tâm đột phá cả về thể
chế cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
 Tăng cường liên kết chuỗi, hiện đại hóa tổ chức sản xuất
 Tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, mang tính liên ngành, đồng
thời đa dạng hóa cơ cấu ngành, sản phẩm,
 “Quốc tế hóa” các sản phẩm truyền thống của địa phương,
 “Địa phương hóa” các sản phẩm và doanh nghiệp quốc tế,
 Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. T
 oàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần ngày càng hướng
đến một cơ cấu kinh tế hiện đại và hiệu quả, nâng cao chất lượng
tăng trưởng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã đề
ra: Vì con người và phát triển tương lai bên vững.

140
Tóm tắt 30 chương chính của Hiệp định TTP:

 1. Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung


 Chương này đưa ra các định nghĩa cho các thuật ngữ được sử dụng trong nhiều
hơn một chương của Hiệp định.
 Giải thích quan hệ TPP với các thỏa thuận thương mại quốc tế giữa các
Bên, bao gồm Hiệp định WTO, các hiệp định song phương và khu vực. 12 thành
viên TPP đang có các hiệp định với nhau (thành viên của tổng cộng 80 FTA…).
 2. Thương mại hàng hóa
 Nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với
hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính
sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp.
 Hầu hết việc loại bỏ thuế quan đối hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay
lập tức, mặc dù thuế đối với một số sản phẩm sẽ được loại bỏ theo một khung
thời gian dài hơn như các Bên đã thỏa thuận. Việc cắt giảm thuế cụ thể theo thỏa
thuận của các Bên có trong lịch trình bao gồm tất cả các mặt hàng.
 Không áp đặt các yêu cầu như tỷ lệ sản xuất của địa phương (chỉ cần yêu cầu về
nội khối) mà các công ty cần tuân thủ để có lợi ích thuế quan
 Không áp đặt các hạn chế và thuế không đồng nhất của WTO đối với nhập khẩu
và xuất khẩu, bao gồm cả hàng hóa tái sản xuất – vốn sẽ thúc đẩy việc tái chế
các bộ phận thành các sản phẩm mới.
141
 Các Bên giữ nguyên các yêu cầu về nhập khẩu hoặc giấy phép xuất khẩu
sẽ thông báo cho nhau về các thủ tục để tăng tính minh bạch và tạo điều kiện
thuận lợi cho dòng chảy thương mại.
 Các Bên sẽ loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và chính sách hạn chế khác đối với
các sản phẩm nông nghiệp nhằm mục đích tăng cường thương mại nông nghiệp
trong khu vực và tăng cường an ninh lương thực.
 Các Bên đồng ý thúc đẩy cải cách chính sách, kể cả việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu
nông nghiệp, làm việc cùng nhau trong WTO để xây dựng quy định về doanh
nghiệp xuất khẩu thương mại nhà nước , tín dụng xuất khẩu, và giảm thời gian
hạn chế xuất khẩu lương thực để cải thiện an ninh lương thực trong khu vực.
 Các Bên cũng đã đồng ý tăng tính minh bạch và hợp tác trên một số hoạt động
liên quan đến công nghệ sinh học nông nghiệp.

 3. Dệt may
 Nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai
trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.
 Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số
mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất.

142
 Chương này cũng bao gồm các quy định cụ thể xuất xứ, trong đó có yêu cầu
về việc sử dụng của các loại sợi và vải trong khu vực TPP nhằm thúc đẩy
chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này trong khu vực nhờ cơ chế áp
dụng "danh sách ngắn các nhà cung cấp" (nguồn cung thiếu hụt) cho phép
việc sử dụng các loại sợi và vải nhất định vốn không có sẵn trong khu vực.
 Ngoài ra, chương này cũng bao gồm các cam kết về hợp tác hải quan và thực thi
để ngăn chặn tình trạng trốn thuế, buôn lậu và gian lận, cũng như các biện pháp
tự vệ đặc biệt đối với ngành dệt để ứng phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc
đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước trong
trường hợp nhập khẩu ồ ạt.

143
 4. Quy tắc xuất xứ
 12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác
định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi
trong TPP.
 Các quy tắc xuất xứ cụ thể được đính kèm với toàn văn Hiệp định.
 TPP có quy định về "tích lũy", nói chung, nguyên liệu đầu vào từ một trong
các các nước ký kết được xem như nguyên vật liệu từ một nước ký kết
khác nếu nguyên liệu đó được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại
bất kỳ nước ký kết nào.
 Các Bên cũng đã đặt ra các quy tắc nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể dễ dàng
hoạt động trên toàn khu vực TPP bằng cách tạo ra một hệ thống chung trong
TPP cho phép hiển thị và xác minh hàng hoá sản xuất trong khu vực TPP
đáp ứng các quy tắc xuất xứ.
 Nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu áp dụng ưu đãi thuế quan, miễn là họ có
tài liệu chứng minh đủ điều kiện áp dụng.
 Ngoài ra, chương này cũng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các thủ tục để
xác minh các yêu cầu này một cách thích hợp.

144
 5. Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại
 Các Bên TPP đã nhất trí về các quy tắc nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho
thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và bảo đảm
tính chính trực trong việc quản lý hải quan.
 Khuyến khích việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và thủ tục tại biên giới, và thúc
đẩy chuỗi cung ứng khu vực.
 Các Bên đã nhất trí xuất bản quy định pháp luật về hải quan của mình, ban hành
quy định về giải phóng hàng mà không có những trì hoãn không cần thiết,
và quy định về khế ước hoặc 'thanh toán bắt buộc’ nếu cơ quan nơi hải quan vẫn
chưa có quyết định về số tiền thuế hoặc phí còn nợ.
 Các Bên đồng ý về quy tắc xác định trước trị giá hải quan và các vấn đề khác
có thể giúp doanh nghiệp lớn nhỏ có thể dự đoán trước trong thương mại.
 Các Bên cũng đồng ý với các quy định về xử phạt trong lĩnh vực hải quan nhằn
đảm bảo các chế tài được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Do tầm
quan trọng của vận chuyển nhanh đối với các ngành kinh doanh bao gồm cả các
công ty nhỏ và vừa, các nước TPP đã đồng ý thực hiện thủ tục hải quan rút gọn
cho các lô hàng nhanh.
 Để giúp phòng chống buôn lậu và trốn thuế, các Bên đồng ý cung cấp thông tin
khi được yêu cầu để giúp đỡ nhau thực thi pháp luật hải quan của mình

145
 6. Biện pháp vệ sinh dịch tễ (VSDT)
 Bảo đảm sự minh bạch, quy tắc không phân biệt đối xử dựa trên khoa học, và tái
khẳng định quyền của các nước đối với việc bảo vệ con người và động thực vật ở
nước mình.
 TPP được xây dựng dựa trên các quy tắc VSDT của WTO để xác định và quản lý
rủi ro sao cho không có hạn chế thương mại quá mức cần thiết.
 Cho phép công chúng đóng góp ý kiến về các biện pháp VSDT được đề xuất trong
quá trình ra quyết định của mình, và để đảm bảo thương nhân hiểu các quy tắc
mà họ cần tuân thủ.
 Các Bên đồng ý rằng các chương trình nhập khẩu được xây dựng dựa trên các rủi
ro liên quan đến nhập khẩu, và việc kiểm tra ở khâu nhập khẩu được thực hiện
mà không có những trì hoãn không cần thiết.
 Các Bên cũng nhất trí rằng các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ con
người, động vật có thể được áp dụng với điều kiện nước thực hiện phải thông báo
cho tất cả các Bên còn lại. Một nước khi áp dụng một biện pháp khẩn cấp sẽ rà
soát cơ sở khoa học của biện pháp đó trong vòng sáu tháng và công bố kết quả
cho các Bên khác theo yêu cầu.

146
 Ngoài ra, các Bên cam kết cải thiện việc trao đổi thông tin liên quan đến các yêu
cầu về tương đương hoặc khu vực hóa các yêu cầu và thúc đẩy kiểm toán dựa
trên các hệ thống để đánh giá tính hiệu quả về kiểm soát quy định của nước xuất
khẩu. Trong nỗ lực nhanh chóng giải quyết các vấn đề VSDT phát sinh, các nước
đã nhất trí thiết lập một cơ chế tham vấn giữa các chính phủ.
 7. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (RCKTTM)
 Trong quá trình xây dựng các quy định về RCKTTM, các Bên đã nhất trí về
nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử trong việc phát triển các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá sự phù hợp, đồng thời vẫn cho
phép các Bên theo đuổi những mục tiêu chính đáng của mình.
 Các Bên đồng ý hợp tác để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
này không tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại; tạo thuận lợi
cho việc chấp nhận các kết quả của quy trình đánh giá sự phù hợp từ các tổ chức
đánh giá sự phù hợp của các nước TPP khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các công
ty tiếp cận các thị trường TPP.
 Các Bên phải cho phép công chúng đóng góp ý kiến về các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, và các thủ tục đánh giá sự phù hợp được đề xuất để thông báo cho các
quy trình quản lý của mình và đảm bảo thương nhân hiểu các quy định mà họ sẽ
cần phải tuân thủ.

147
 Các Bên cũng sẽ đảm bảo một khoảng thời gian hợp lý(dự lệnh và động lệnh)
giữa thời điểm công bố các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp
và thời điểm có hiệu lực của các quy chuẩn, quy trình này để doanh nghiệp có đủ
thời gian để đáp ứng những yêu cầu mới. Ngoài ra, TPP có đính kèm các phụ lục
liên quan đến quy định về những ngành cụ thể để thúc đẩy cách tiếp cận pháp lý
chung trên toàn khu vực TPP. Các ngành này gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược
phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và thức uống
chưng cất, công thức độc quyền cho các loại thực phẩm đóng gói sẵn và phụ gia
thực phẩm, và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
 8. Biện pháp phòng vệ thương mại
 Thúc đẩy tính minh bạch và quy trình chuẩn trong thủ tục tố tụng về phòng vệ
thương mại thông qua việc công nhận các quy trình tốt nhất mà không làm ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ các Bên trong khuôn khổ WTO.
 Cho phép một Bên áp dụng một biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong một khoảng
thời gian nhất định khi nhập khẩu tăng do cắt giảm thuế quan theo TPP gây thiệt
hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước. Những biện pháp này có
thể được duy trì đến hai năm và có thể gia hạn một lần thêm một năm, nhưng
phải dần dần tự do hóa nếu kéo dài hơn một năm.

 .
148

 .
 Các Bên áp dụng các biện pháp phòng vệ phải tuân thủ yêu cầu về thông báo và
tham vấn. Chương này cũng đưa ra các quy định yêu cầu một Bên áp dụng biện
pháp tự vệ chuyển tiếp bồi thường theo thỏa thuận. Các Bên chỉ được phép áp
dụng một trong những biện pháp bảo vệ được TPP cho phép đối với cùng một sản
phẩm tại một thời điểm. Các Bên không được áp dụng một biện pháp tự vệ
chuyển tiếp đối với bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
TPP, và có thể loại trừ các sản phẩm TPP ra khỏi một biện pháp phòng vệ trong
khuôn khổ WTO nếu các sản phẩm nhập khẩu đó không phải là nguyên nhân gây
ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.
 9. Đầu tư
 TPP quy định các nguyên tắc bảo hộ đầu tư cơ bản tương tự như các nguyên tắc
trong các hiệp định liên quan đến đầu tư khác, bao gồm nguyên tắc đối xử quốc
gia; đối xử tối huệ quốc; chuẩn mực ứng xử tối thiểu trong đầu tư phù hợp với
các nguyên tắc luật pháp quốc tế; nghiêm cấm các hành vi thu hồi tài sản không
phục vụ cho mục đích công, không đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định hoặc
không thực hiện bồi thường;

149
 nghiêm cấm những yêu cầu về thực hiện như yêu cầu về hàm lượng nội địa hay
nội địa hóa công nghệ (bất lợi cho Việt Nam)
 tự do chuyển giao nguồn vốn thực hiện đầu tư phù hợp với những điều khoản
ngoại lệ quy định trong Hiệp định TPP nhằm đảm bảo các chính phủ thành viên
được phép quản lý các dòng vốn vãng lai một cách linh hoạt thông qua
các biện pháp bảo hộ tạm thời (như các biện pháp kiểm soát vốn) nhằm
hạn chế hành vi chuyển vốn đầu tư trong trường hợp xảy ra khủng hoảng
cán cân thanh toán hoặc những mối đe dọa, suy thoái kinh tế khác, cũng như
nhằm bảo vệ tính thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính; bảo đảm quyền
tự chủ của các quốc gia thành viên trong việc bổ nhiệm các vị trí quản lý cao cấp.
 Các nước thành viên của TPP phải ban hành các quy định về danh mục cấm để
bảo đảm thị trường của các quốc gia luôn công khai đối với các nhà đầu
tư ngoại, trừ trường hợp nhà đầu tư chấp nhận một điều khoản ngoại lệ (biện
pháp không tương thích) nào đó được quy định tại một trong hai phụ lục cụ thể
của từng quốc gia thành viên như sau: (1) các biện pháp hiện hành quy định
nước thành viên có nghĩa vụ không áp đặt thêm bất kỳ biện pháp chế tài nào
khác trong tương lai cũng như tuân thủ thỏa thuận tự do hóa trong các hoạt động
đầu tư sau này, và (2) các biện pháp và chính sách quy định nước thành viên có
đầy đủ quyền tự quyết trong các hoạt động trong tương lai.
 .
 . 150
 Chuơng này cũng đưa ra những quy định mang tính trung lập và minh bạch về
vấn đề trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư
cùng với các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các tuyên
bố vi phạm và không phù hợp với quy định cũng như nhằm bảo đảm
quyền của mỗi chính phủ thành viên trong việc ban hành các quy định
phục vụ cho những lợi ích công cộng, bao gồm quy định về y tế, an toàn
và bảo vệ môi trường.
 Các biện pháp bảo hộ về quy trình, thủ tục bao gồm quy định về sự minh
bạch trong thủ tục khởi kiện, tham gia tòa án với tư cách bạn của tòa án (amicus
curiae), tham gia toà án với tư cách không phải là Bên liên quan tranh chấp; xúc
tiến quá trình xem xét các tuyên bố sai trái và thanh toán phí luật sư; minh bạch
trong quy định về thủ tục xem xét một quyết định tạm thời; quy định ràng buộc
để các nước TPP đạt được sự thông hiểu lẫn nhau; quy định thời hạn nộp đơn lên
toà; và các nguyên tắc không cho phép Bên nguyên đơn tham gia một vụ kiện
tương tự và diễn ra song song với vụ kiện mà Bên đó đang tham gia.
 .

151
 10. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
 Cam kết thực hiện thương mại tự do xuyên biên giới. Theo nguyên tắc
đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc; gia nhập thị trường,
 Các quốc gia không phải thành viên của TPP có thể bị áp đặt
những biện pháp chế tài việc cung cấp dịch vụ (chẳng hạn như
giới hạn số lượng nhà cung cấp hoặc số lượng giao dịch) hoặc có thể
yêu cầu quy định một hình thái tư cách pháp nhân đặc trưng hoặc liên
doanh; và sự hiện diện của các yêu tố quốc nội, trong đó quy định
không một quốc gia nào có thể yêu cầu nhà cung cấp từ quốc
gia khác thành lập văn phòng hay chi nhánh, hoặc phải là đối
tượng cư trú trong lãnh thổ của mỗi quốc gia để cung cấp dịch
vụ (nghĩa là được tự do bán hàng qua mạng quốc tế, không cần
lập DN ở nước ngoài)-vừa tăng cơ hội kinh doanh cho DN vừa
tăng áp lực cạnh tranh cho VN.

152
 Các nước thành viên của TPP cũng sẽ thống nhất thực hiện các biện pháp áp
dụng chung trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý, khách quan và không thiên vị; chấp
nhận các điều kiện về tính minh bạch trong triển khai các quy định liên quan đến
các dịch vụ mới. Các quyền lợi nêu ra trong chương này có thể sẽ bị từ chối nhằm
bảo vệ cho các công ty và nhà cung cấp dịch vụ do những Bên không phải là
thành viên của TPP sở hữu có một vài giao dịch mà các nước TPP ngăn cấm thực
hiện. Các nước TPP nhất trí thừa nhận việc chuyển vốn liên quan đến việc cung
cấp dịch vụ. Ngoài ra, chương này bao gồm phần phụ lục về các dịch vụ chuyên
môn nhằm khuyến khích hoạt động hợp tác về công nhận qua việc cấp giấy phép
và các vấn đề chính sách khác cũng như phụ lục về dịch vụ chuyển phát nhanh.
 11. Dịch vụ tài chính
 Chương dịch vụ tài chính của TPP cung cấp nhiều cơ hội tiếp cận thị trường qua
biên giới và đầu tư quan trọng nhưng vẫn đảm bảo rằng các nước TPP vẫn có đủ
năng lực điều hành thị trường và các tổ chức tài chính cũng như thực hiện các
biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng. Chương này bao gồm các
nghĩa vụ cốt lõi tìm thấy trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm đối xử
quốc gia; đối xử tối huệ quốc; tiếp cận thị trường; và một vài quy định cụ thể của
chương Đầu tư bao gồm Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu.

153
 Chương này cũng quy định việc cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới cho
một nước TPP từ một nhà cung cấp của một nước TPP khác mà không yêu cầu
nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán
các dịch vụ của mình nhưng phải phù hợp với quy định đăng ký hoặc ủy quyền
cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới của một nước TPP khác
nhằm đảm bảo cho công tác điều hành và giám sát phù hợp.
 Một nhà cung cấp dịch vụ của một nước TPP có thể cung cấp một dịch vụ
tài chính mới tại thị trường của nước TPP khác nếu các công ty trong
nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Tự do
hóa tài chính rất cao
 Các nước thành viên của TPP phải ban hành quy định trường hợp ngoại lệ đối với
một số quy tắc trong hai phụ lục đính kèm theo TPP phù hợp với điều kiện của
từng nước: (1) các biện pháp hiện hành quy định Bên tham gia phải có nghĩa vụ
không áp đặt thêm bất kỳ biện pháp chế tài nào khác trong tương lại cũng như
tuân thủ thỏa thuận tự do hóa trong các hoạt động sau này, và (2) các biện pháp
và chính sách quy định Bên tham gia có đầy đủ quyền tự quyết trong tương lai.
 .

 .
154
 Các nước TPP cũng đặt ra các nguyên tắc công nhận chính thức tầm quan trọng
của các quy trình thủ tục pháp lý nhằm khuyến khích việc cung cấp các dịch
vụ bảo hiểm của các nhà cung cấp được cấp phép và các quy trình để đạt được
mục tiêu này. Ngoài ra, Hiệp định TPP cũng đề cập đến các cam kết cụ thể về
quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ thẻ thanh toán điện tử và chuyển
giao thông tin để phục vụ mục đích xử lý dữ liệu.
 Chương về các dịch vụ tài chính cũng qui định cách thức giải quyết các tranh
chấp phát sinh liên quan đến một số điều khoản thông qua quy định trung lập
và minh bạch về trọng tài đầu tư. Chương này cũng đưa ra những điều khoản
cụ thể về các tranh chấp trong đầu tư liên quan đến tiêu chuẩn đối xử tối thiểu
và các điều khoản yêu cầu các trọng tài phải có chuyên môn về các dịch vụ tài
chính và các điều khoản về cơ chế đối xử đặc biệt giữa các quốc gia thành viên
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định ngoại lệ mà từng
quốc gia thành viên cần xem xét một cách thận trọng và các quy định ngoại lệ
được đề cập trong chương này trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong đầu
tư.
 .

155
 Các nước TPP được quyền chủ động thực hiện các biện pháp củng cố tính
ổn định tài chính và tính thống nhất của hệ thống tài chính của mình, bao
gồm những quy định ngoại lệ mà các quốc gia thành viên xem xét một cách thận
trọng và những quy định ngoại lệ về các biện pháp không phân biệt đối xử trong
quá trình thiết lập và thực thi các chính sách tiền tệ hay các chính sách khác.
 12. Nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân
 Chương về nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân khuyến khích các cơ quan có
thẩm quyền của các nước TPP cung cấp thông tin về hồ sơ đăng ký nhập cảnh
tạm thời nhằm đảm bảo phí đăng ký ở mức hợp lý và đưa ra các quyết định về hồ
sơ đăng ký và thông báo người nộp đơn đăng ký về kết quả giải quyết hồ sơ
trong thời gian sớm nhất có thể. Các nước TPP thỏa thuận với nhau để đảm bảo
thông tin liên quan đến các điều kiện nhập cảnh tạm thời luôn được công khai
đến với toàn dân, trong đó bao gồm việc công bố thông tin sớm nhất hay nếu
được thì có thể công bố qua mạng, song song đó phải cung cấp các tài liệu
rõ ràng, dễ hiểu. Các nước TPP thỏa thuận tiếp tục hợp tác về các vấn đề
nhập cảnh tạm thời như hợp tác trong quá trình giải quyết hồ sơ xin thị
thực. Hầu hết tất cả các nước TPP đã tham gia cam kết cho phép nhập
cảnh của các doanh nhân của nước thành viên khác tùy thuộc vào các phụ lục
của riêng từng nước.
 .
156
 13. Viễn thông
 Các nước TPP đều bày tỏ quan tâm đến việc đảm bảo tính hiệu quả và tin cậy của
mạng viễn thông của mình. Các mạng này đóng vai trò quan trọng đối với các
công ty cung cấp dịch vụ bất kể quy mô hoạt động lớn hay nhỏ. Các nhà cung
cấp dịch vụ di động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy tắc truy cập
mạng cạnh tranh hơn được thỏa thuận trong Hiệp định TPP. Các nước TPP cam
kết đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn ở mỗi quốc gia sẽ cung cấp
các dịch vụ kết nối, thuê dây dẫn truyền của nhau, cho thuê chỗ đặt máy chủ và
được phép sử dụng cột phát tín hiệu và các trang thiết bị khác theo đúng với các
điều khoản liên quan và đúng thời điểm.
 Các quốc gia cũng cam kết là khi được cấp giấy phép thì mỗi quốc gia sẽ đảm
bảo các quy trình và quy định pháp lý của mình không phân biệt đối xử với bất kỳ
công nghệ cụ thể nào. Bên cạnh, họ cũng cam kết thực hiện các quy trình phân
bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên viễn thông độc đáo của riêng mình, bao gồm
tần số, số hiệu và quyền ưu tiên trên cơ sở khách quan, đúng lúc, minh bạch và
không phân biệt đối xử. Các nước TPP công nhận tầm quan trọng của các tác
nhân thị trường và các thỏa thuận thương mại trong lĩnh vực viễn thông.

157
 Các quốc gia cũng thỏa thuận sẽ hành động theo các bước nhằm khuyến khích
cạnh tranh trong các dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc sử dụng các giải pháp thay thế cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế.
 Các nước TPP cũng thống nhất rằng trong trường hợp một nước thành viên quy
định mức thuế suất áp dụng cho việc bán buôn các dịch vụ chuyển vùng di động
quốc tế, nước đó sẽ cho phép các nhà khai thác dịch vụ của các nước TPP không
quy định mức thuế suất này có được cơ hội nhận được ưu đãi khi áp dụng mức
thuế thấp hơn (cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử và ưu đãi cá biệt)
 14. Thương mại điện tử
 Trong chương về thương mại điện tử, các nước TPP cam kết bảo đảm luồng
thông tin và dữ liệu mang tính toàn cầu được lưu hành một cách tự do
giúp phát triển nền kinh tế Internet và kỹ thuật số đáp ứng các mục tiêu chính
sách công liên quan, như chính sách bảo mật thông tin cá nhân.
 12 nước TPP cũng thống nhất không ràng buộc các công ty của các nước TPP phải
xây dựng các trung tâm dữ liệu như một điều kiện cần thiết để hoạt động trong
thị trường của nhau, cũng như không yêu cầu phải có mã nguồn phần mềm khi
cần chuyển giao hay truy cập

158
 . Chương này cũng nghiêm cấm việc áp đặt các loại thuế xuất nhập khẩu đối với
việc truyền tin điện tử và ngăn không cho các nước TPP ưu đãi cho các nhà sản
xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm truyền tin điện tử nội địa bằng cách áp dụng
các biện pháp mang tính phân biệt đối xử hay khóa chặn hoàn toàn việc truyền
tin.
 Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, các nước TPP thống nhất thông qua và
duy trì các điều luật liên quan đến các hoạt động giả mạo, gian dối trên mạng
cũng như đảm bảo các biện pháp bảo vệ tính riêng tư và các biện pháp bảo vệ
người tiêu dùng khác có thể được áp dụng vào thị trường của các nước TPP.
 Các nước TPP cũng phải đưa ra các biện pháp nhằm chấm dứt các tin nhắn
rác.
 Khuyến khích các nước TPP phát triển hình thức giao dịch thương mại
giữa các doanh nghiệp và chính phủ như các hình thức hải quan điện tử
cũng như đưa ra các quy định về chứng thực và chữ ký điện tử trong các
giao dịch thương mại. Một số nghĩa vụ trong chương này phải phù hợp với các
biện pháp không tương thích của từng nước thành viên TPP.
 phối hợp cùng nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng
lợi thế thương mại điện tử.; khuyến khích sự hợp tác về các quy chế liên quan
đến bảo mật thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng tham gia thương mại qua
mạng, các mối đe dọa đến an toàn thông tin và năng lực bảo vệ an toàn thông
tin. 159
 .
 15. Mua sắm công
 Các nước TPP chia sẽ lợi ích chung trong việc tiếp cận thị trường mua sắm
công của nhau thông qua những qui định minh bạch, có thể dự đoán, và
không phân biệt đối xử. Trong chương về mua sắm công, các nước TPP sẽ cam
kết những nguyên tắc quan trọng về đối xử và không phân biệt đối xử giữa các
quốc gia. Các nước TPP cũng thống nhất việc công bố kịp thời các thông tin
liên quan nhằm giúp cho các nhà cung cấp có đủ thời gian nhận hồ sơ mời thầu
và tham gia dự thầu, tiếp nhận và xử lý hồ sơ dự thầu một cách công bằng và
không thiên vị, đồng thời bảo mật thông tin trong đó.
 Ngoài ra, các nước TPP thỏa thuận sử dụng thông số kỹ thuật một cách công
bằng và khách quan, chỉ lựa chọn nhà thầu (ký hợp đồng) dựa trên các tiêu chí
đánh giá được ghi trong các thông báo và hồ sơ mời thầu, và xây dựng các thủ
tục pháp lý phù hợp để chất vấn hoặc xem xét những kiến nghị về việc lựa chọn
nhà thầu. Mỗi nước TPP đồng ý đưa ra danh sách các tổ chức và hoạt động được
điều chỉnh trong chương này (trong phụ lục đính kèm).
 .

160
 16. Chính sách cạnh tranh
 Các nước TPP có một mối quan tâm chung trong việc đảm bảo một khuôn khổ
cạnh tranh công bằng trong khu vực thông qua các qui định đòi hỏi các nước TPP
phải duy trì các chế độ pháp lý ngăn cấm hành vi kinh doanh phi cạnh tranh cũng
như các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo làm tổn hại đến người tiêu
dùng.
 Các nước TPP đồng ý áp dụng hoặc duy trì luật cạnh tranh nhằm ngăn cấm hành
vi kinh doanh phi cạnh tranh và áp dụng luật này vào tất cả các hoạt động
thương mại trong lãnh thổ của mình. Để đảm bảo các luật này được thực thi một
cách hiệu quả, các nước TPP đồng ý thiết lập hoặc duy trì các cơ quan chịu trách
nhiệm thi hành luật cạnh tranh quốc gia, áp dụng hoặc duy trì pháp luật hoặc qui
định chống lại các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo làm tổn hại đến
khách hàng. Các nước TPP cũng đồng ý hợp tác về những vấn đề vì lợi ích đôi bên
liên quan đến các hoạt động cạnh tranh nếu phù hợp.
 Ngoài ra, các nước TPP đồng ý hợp tác trong chính sách cạnh tranh và thi
hành luật cạnh tranh thông qua việc thông báo, tư vấn và trao đổi thông
tin.
 .

161
 17. Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền
 Tất cả các nước TPP đều có doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cung cấp dịch vụ
công và các hoạt động khác nhưng các nước cũng nhận ra lợi ích của việc thống
nhất một khung pháp lý về các doanh nghiệp nhà nước.
 Chương này điều chỉnh những doanh nghiệp nhà nước lớn tham gia vào các hoạt
động thương mại. Các bên cùng đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của
mình sẽ thực hiện việc mua bán trên cơ sở các xem xét thương mại trừ khi việc
làm đó không nhất quán với bất kỳ một nhiệm vụ nào mà một doanh nghiệp nhà
nước đang hoạt động theo đó. Các nước TPP còn thỏa thuận sẽ đảm bảo các
doanh nghiệp nhà nước hoặc những đơn vị độc quyền của mình không phân biệt
đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của các nước còn lại.
 Các nước TPP đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động
thương mại của các DNNN nước ngoài trên lãnh thổ của mình, và bảo đảm rằng
các cơ quan hành chính quản lý của các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm
như vậy một cách công bằng. Các Nước TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh
hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các nước TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi
thương mại cho các DNNN, hay làm tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước
của thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho
DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ nước đó.

162
 Nước TPP đồng ý chia sẻ danh sách các DNNN của mình với các nước TPP khác và
khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm
soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các DNNN.
Chương này cũng quy định về các trường hợp ngoại lệ , ví dụ trong trường hợp
khẩn cấp quốc gia hoặc toàn cầu, cũng như những ngoại lệ cụ thể của từng nước
được nêu cụ thể trong các phụ lục kèm theo.
 18. Sở hữu trí tuệ
 Sở hữu trí tuệ trong TPP bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền,
thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bí mật thương mại, các hình thức sở
hữu trí tuệ khác, và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như các lĩnh vực
mà các nước TPP đồng ý hợp tác. Chương này sẽ giúp cho các doanh nghiệp
dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong
những thị trường mới, vốn đặc biệt quan trọng cho các doanh nghiệp nhỏ.
 Chương này cũng thiết lập những chuẩn mực cho các bằng sáng chế dựa trên
Hiệp định WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ của (TRIPS Agreement) và những thông lệ quốc tế tốt nhất. Về thương hiệu,
nó giúp bảo vệ các nhãn hiệu và những biểu tượng đặc thù khác mà các
doanh nghiệp và cá nhân sử dụng cho hàng hóa của mình trên thị trường..

163
 Chương này đòi hỏi sự minh bạch nhất định và các quy trình bảo vệ phù hợp liên
quan đến việc bảo vệ những chỉ dẫn địa lý mới kể cả những chỉ dẫn địa lý được
công nhận hoặc được bảo vệ thông qua các điều ước quốc tế. Việc bảo vệ này
bao gồm cả việc phân định rõ mối quan hệ giữa thương hiệu và chỉ dẫn địa lý,
cũng như việc bảo vệ việc sử dụng những thuật ngữ thường dùng.
 Ngoài ra, chương này còn có những điều khoản liên quan đến dược phẩm thúc
đẩy sự phát triển các loại thuốc cứu sinh mới cũng như việc phổ biến các thuốc
gốc (generic medicines), có tính đến thời gian từng thành viên cần để đáp ứng
được các tiêu chuẩn này. Chương này có cả những cam kết liên quan đến việc
bảo vệ kết quả thử nghiệm và những dữ liệu khác đã được đệ trình để xin cấp
phép lưu hành một sản phẩm dược hoặc hóa chất nông nghiệp mới . Chương này
còn tái khẳng định cam kết của các bên về Tuyên bố của WTO năm 2001 về Hiệp
Ước TRIPS và Sức Khỏe cộng đồng, và xác nhận một cách cụ thể rằng các bên
không bị ngăn cản sử dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
bao gồm cả trong trường hợp có những đại dịch như HIV/AIDS. Tốt cho
VN
 Về bản quyền, chương sở hữu trí tuệ xây dựng những cam kết liên quan đến việc
bảo hộ đối với các tác phẩm và công trình như bài hát, phim, sách, và phần
mềm, và bao gồm những điều khoản cân đối và hiệu quả về các biện pháp bảo
vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền.
 . 164
 .
 Chương này còn bao gồm một nghĩa vụ cho tất cả các nước TPP tiếp tục cố gắng
đạt được sự cân bằng trong hệ thống bản quyền thông qua những ngoại lệ và
hạn chế, bao gồm cả những nội dung trong môi trường số, và các biện pháp
khác. Chương này yêu cầu các thành viên phải thông qua hoặc duy trì một
khuôn khổ về vùng an toàn cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Các nghĩa vụ này không cho phép các nước TPP tạo ra các vùng an toàn
ngẫu nhiên để giám sát hệ thống của các IPS tìm kiếm nội dung vi
phạm.
 Cuối cùng, các nước TPP đồng ý cung cấp các hệ thống chế tài mạnh, bao
gồm cả những quy trình thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, các biện
phảp quản lý biên giới, các thủ tục và chế tài hình sự đối với tội giả mạo
thương hiệu mang tính thương mại và vi phạm bản quyền hoặc các quyền
liên quan. Chương này yêu cầu các nước TPP cung cấp các công cụ hợp pháp để
ngăn ngừa việc lạm dụng các bí mật thương mại, xây dựng các thủ tục và
xử phạt hình sự đối với tội phạm trộm cắp bí mật thương mại, bao gồm cả
trộm cắp qua mạng hoặc quay phim.
 .

165
 19. Lao động
 Tất cả các nước TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và
công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền lao động được quốc tế
công nhận. Trong TPP, các thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và
thông lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận
trong Tuyên bố 1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương
lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ sự phân biệt đối xử
về việc làm và nghề nghiệp. Các thành viên cũng đồng ý có luật quy định
mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất.
 Mười hai nước TPP đồng ý không miễn trừ hoặc giảm hiệu lực của pháp luật quy
định việc thực thi các quyền cơ bản của người lao động để thu hút thương mại
hoặc đầu tư, và thực thi một cách hiệu quả pháp luật liên quan đến lao động một
cách bền vững hoặc đều đặn có thể có ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư
giữa các nước TPP. Bên cạnh các cam kết của các nước TPP nhằm xóa bỏ lao
động cưỡng bức trong nước mình, chương Lao động còn bao gồm những cam kết
không khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao
động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em, hoặc sử dụng nguyên liệu đầu vào
được sản xuất ra bằng lao động cưỡng bức, bất kể nước xuất xứ có phải
là nước TPP hay không.
166
 Mỗi nước TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục
hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung
cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động của mình.
Các thành viên cũng đồng ý cho phép sự tham gia của công chúng vào việc thực
thi chương Lao động, bao gồm cả việc xây dựng cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp
của công chúng.
 Các cam kết tại chương này phải tuân thủ các thủ tục giải quyết tranh chấp được
quy định tại chương Giải quyết tranh chấp. Để thúc đẩy việc giải quyết nhanh các
vấn đề về lao động giữa các nước TPP, chương Lao động còn xây dựng cơ chế
đối thoại mà các thành viên có thể lựa chọn áp dụng để giải quyết mọi vấn đề
về lao động giữa các thành viên. Cơ chế đối thoại này cho phép xem xét nhanh
các vấn đề và cho phép các thành viên cùng nhất trí với chương trình hành động
để xử lý vấn đề.
 Chương Lao động tạo ra một cơ chế hợp tác về các vấn đề về lao động, bao gồm
cả các cơ hội để các nhà đầu tư xác định phạm vi hợp tác và tham gia vào các
hoạt động hợp tác nều thấy phù hợp và cùng thống nhất.
 .
 .

167
 20. Môi trường
 Với tư cách là các quốc gia chiếm một phần đáng kể về dân số, động vật hoang
dã, thực vật và sinh vật biển trên thế giới, các nước TPP cùng ký một bản cam
kết bền vững về việc bảo vệ và bảo tồn môi trường, bao gồm hợp tác trong việc
giải quyết các thách thức về môi trường như ô nhiễm môi trường, buôn bán trái
phép động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp và trong việc bảo vệ môi
trường biển.
 12 nước nhất trí thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường của nước mình và
không đi ngược lại với hệ thống pháp luật về môi trường để khuyến khích thương
mại và đầu tư. Các nước cũng đồng ý thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công
ước về Buôn bán quốc tế các loài hoang dã động thực vật (CITES), có biện pháp
đối phó và hợp tác ngăn chặn buôn bán động trái phép vật hoang dã. Ngoài ra,
các nước thống nhất đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và để bảo vệ và bảo tồn
động thực vật hoang dã và thực vật mà các quốc gia đã xác định là đang gặp
nguy hiểm trong lãnh thổ của mình, kể cả các biện pháp để bảo tồn tính toàn vẹn
sinh thái của khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, chẳng hạn như vùng đầm
lầy. Với nỗ lực để bảo vệ đại dương chung của mình, các nước TPP thống nhất về
quản lý bền vững nghề cá, thúc đẩy bảo tồn các loài sinh vật biển quan trọng,
bao gồm loài cá mập, để chống lại việc đánh bắt cá trái phép và để ngăn chặn
một số trợ cấp nghề cá có tác động nguy hại nhất, tiếp tay cho các hoạt
động đánh bắt cá trái phép, không được báo cáo và không được quy định,
168
tạo ra ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến nguồn cá bị khai thác quá mức dẫn
đến cạn kiệt..
 Các nước cũng đồng ý nâng cao tính minh bạch liên quan đến các chương trình
trợ cấp nêu trên và nỗ lực hết mình để không đưa ra các khoản trợ cấp mới cho
việc khai thác quá mức hoặc quá tải nguồn cá.
 Các nước TPP cũng thỏa thuận bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm tàu thủy và
bảo vệ tầng ô zôn khỏi các chất phá hủy ozone. Các nước xác nhận lại cam kết
của mình trong việc thực hiện các Hiệp định đa phương về môi trường (MEAs) mà
mình gia nhập.
 Các nước cam kết minh bạch trong việc đưa ra quyết định, thực hiện và thi hành
các quyết định về môi trường. Bên cạnh đó, các nước thỏa thuận tạo cơ hội cho
cộng đồng đóng góp vào việc thực hiện chương về Môi trường, kể cả thông qua
việc đệ trình và các buổi họp công khai của Ủy ban Môi trường để giám sát việc
thực hiện của nội dung chương này.
 Chương này cũng phải tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp trong chương Giải
quyết tranh chấp. Các nước cũng nhất trí khuyến khích các sáng kiến môi
trường tự nguyện, chẳng hạn như các chương trình trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Cuối cùng, các nước cam kết hợp tác giải quyết các vấn đề
quan tâm chung , kể cả trong các lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng
sinh học, và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải và chóng phục hồi.
 .

169
 21. Nâng cao năng lực và hợp tác
 Các nền kinh tế của 12 nước tham gia TPP rất đa dạng. Tất cả các nước công
nhận rằng các nước TPP kém phát triển hơn có thể phải đối mặt với thách thức
trong việc thực hiện Hiệp định và trong việc tận dụng các cơ hội mà Hiệp định tạo
ra.
 Đề giải quyết các thách thức trên, chương về Nâng cao năng lực và hợp tác thiết
lập một Ủy ban Nâng cao năng lực và hợp tác nhằm xác định và xem xét
các khu vực có tiềm năng cho những nỗ lực hợp tác và nâng cao năng
lực. Hoạt động của các nước là trên cơ sở đồng thuận và tùy thuộc vào nguồn
tài nguyên sẵn có. Ủy ban này sẽ tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin để hỗ
trợ theo yêu cầu liên quan tới nâng cao năng lực và hợp tác.
 .

170
 22. Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh
 Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm giúp cho TPP đạt
được tiền năng của mình để cải thiện khả năng cạnh tranh của các nước tham gia
và toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
 Chương này tạo ra cơ chế chính thức để xem xét tác động của TPP lên khả năng
cạnh tranh của các nước thông qua các cuộc đối thoại giựa chính phủ các nước và
giữa chính phủ, doanh nghiệp, và xã hội dân sự, đặc biệt tập trung đào sâu chuỗi
cung ứng khu vực, đánh giá tiến độ, tận dụng cơ hội mới và giải quyết tất cả
thách thức có thể nảy sinh một khi TPP có hiệu lực. Cơ chế này bao gồm cả Ủy
ban Tạo thuận lợi kinh doanh và năng lực cạnh tranh có nhiệm vụ gặp gỡ
thường xuyên để xem xét tác động của TPP lên khả năng cạnh tranh trong khu
vực và quốc gia và hội nhập kinh tế khu vực. Ủy ban sẽ xem xét lời khuyên và
khuyến nghị từ các nhà đầu tư của các nước về cách thức TPP có thể tiếp tục tăng
cường khả năng cạnh tranh, bao gồm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp
vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng khu vực.
 Chương này cũng thiết lập một khuôn khổ cơ bản cho Ủy ban để đánh giá hiệu
suất của chuỗi cung ứng theo Hiệp định này, bao gồm cách để thúc đẩy sự
tham gia của doanh nghiệp các nước và chuyên gia .
 .

171
 23. Phát triển
 Các nước TPP tìm cách đảm bảo rằng TPP sẽ là một mô hình cao cấp cho thương
mại và hội nhập kinh tế, và đặc biệt để đảm bảo rằng tất cả các nước TPP có thể
có được những lợi ích đầy đủ của TPP hoàn toàn có thể thực hiện các cam kết của
mình và trở nên phồn thịnh hơn với thị trường mạnh mẽ.
 Chương Phát triển bao gồm ba lĩnh vực cụ thể được xem xét cho công việc hợp
tác một khi TPP có hiệu lực đối với mỗi nước: (1) tăng trưởng kinh tế trên diện
rộng, bao gồm phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và sự phát triển
của các doanh nghiệp nhỏ; (2) phụ nữ và việc tăng trưởng kinh tế , bao
gồm cả việc giúp phụ nữ nâng cao năng lực và kỹ năng, tăng cường tiếp cận của
phụ nữ với các thị trường, đạt được công nghệ và tài chính, thiết lập mạng lưới
lãnh đạo nữ, và xác định các thông lệ tốt nhất trong sự linh hoạt tại nơi làm việc;
và (3) giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới. Chương
này thiết lập một Ủy ban Phát triển TPPcó nhiệm vụ họp thường xuyên
nhằm thúc đẩy việc hợp tác tự nguyện trong các lĩnh vực này và các cơ
hội mới.
 .

172
 24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
 Các nước TPP có mối quan tâm chung tới việc thúc đẩy sự tham gia của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại nhằm đảm bảo rằng các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ những lợi ích của TPP. Cùng với các cam kết trong các
chương khác của TPP về tiếp cận thị trường, giảm công việc giấy tờ, truy cập
Internet, thuận lợi thương mại, chuyển phát nhanh, v.v,…, nội dung chương về
các Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các cam kết của mỗi nước TPP để tạo ra
một trang web thân thiện với người dùng, nhằm vào các doanh nghiệp
nhỏ và vừa để cung cấp thông tin TPP có thể dễ dàng truy cập và cách mà
các công ty nhỏ có thể tận dụng nó, bao gồm mô tả các quy định của TPP có liên
quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; các quy định và thủ tục liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ; quy định đầu tư nước ngoài; thủ tục đăng ký kinh doanh; quy định
việc làm; và thông tin thuế. Ngoài ra, chương này sẽ thiết lập một Ủy ban
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức này sẽ gặp gỡ thường xuyên để xem xét
khả năng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa của TPP, xem xét cách để nâng cao
hơn nữa lợi ích của nó, và giám sát việc hoạt động nâng cao năng lực và hợp tác
để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, và các
chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chia sẻ thông tin; tài trợ
thương mại và các hoạt động khác.
 .
173
 25. Sự đồng nhất về quy định
 Chương sự đồng nhất về quy định sẽ giúp đảm bảo một môi trường pháp lý mở,
công bằng, và có thể dự đoán cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường
TPP bằng cách khuyến khích sự minh bạch, công bằng, và phối hợp giữa các
chính phủ để đạt được một cách tiếp cận quản lý chặt chẽ; thúc đẩy cơ chế tham
vấn liên ngành có hiệu quả và sự phối hợp của các cơ quan. Nó khuyến khích các
thông lệ quản lý tốt được chấp nhận rộng rãi, chẳng hạn như đánh giá tác động
của các biện pháp quản lý đề xuất, truyền thông trong những căn cứ để lựa chọn
các giải pháp thay thế quy định lựa chọn và bản chất của các quy định đang được
ban hành.
 Đảm bảo các quy định được viết rõ ràng và chính xác, công chúng có thể
tiếp cận thông tin về các biện pháp quản lý mới ( trực tuyến nếu có thể),
và các biện pháp quản lý hiện tại theo định kỳ được xem xét để xác định xem liệu
các biện pháp này vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu mong
muốn hay không.
 Khuyến khích các nước TPP cung cấp một thông báo công khai hàng năm
về tất cả các biện pháp quản lý dự kiến sẽ áp dụng.

174
 TPP sẽ thiết lập một Ủy ban có nhiệm vụ cung cấp cho các nước TPP,
doanh nghiệp và xã hội dân sự cơ hội liên tục để báo cáo về việc thực
hiện, chia sẻ kinh nghiệm về các thông lệ tốt nhất, và xem xét các khu
vực tiềm năng hợp tác. Mỗi bên, dưới bất kì hình thức nào, không ảnh hưởng
đến quyền lợi của các nước TPP trong việc đưa ra quy định về sức khỏe cộng
đồng, an toàn, an ninh, lợi ích công cộng và các lý do khác.
 26. Sự minh bạch và công tác chống tham nhũng
 Chương về Sự minh bạch và công tác chống tham nhũng trong TPP nhằm mục
đích thúc đẩy mục tiêu chung của tất cả các nước TPP trong việc tăng cường quản
trị tốt và giải quyết những tác động tiêu cực của việc hối lộ và tham nhũng có thể
gây nên cho nền kinh tế của các nước. Theo chương này, các nước TPP cần phải
đảm bảo rằng các luật, quy định và các quyết định hành chính áp dụng chung đối
với bất kỳ vấn đề nào quy định trong TPP được công bố công khai và, ở mức độ
có thể, các quy định có khả năng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các
nước có thể được nhận thấy và nhận xét..
 .

175
 Các nước TPP thỏa thuận đảm bảo các quyền lợi theo đúng thủ tục cho các
nhà đầu tư của các nước TPP với các tranh chấp hành chính, bao gồm việc
xem xét nhanh chóng thông qua tòa án hoặc thủ tục công bằng về tư pháp hoặc
hành chính.
 Các nước cũng đồng ý thông qua hoặc duy trì pháp luật về hình sự hóa các đề
nghị, hoặc yêu cầu, các lợi ích không chính đáng của công chức, cũng như
các hành vi tham nhũng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế.
 Các nước cũng cam kết thực thi hiệu quả các luật và các quy định của các nước
về chống tham nhũng. Ngoài ra, các nước đồng ý nỗ lực áp dụng hoặc duy trì
các quy tắc hoặc các tiêu chuẩn về ứng xử của công chức nước mình,
cũng như các biện pháp để xác định và quản lý xung đột lợi ích nhằm
tăng cường đào tạo công chức, thực hiện các bước để ngăn chặn
việc tặng quà, khuyến khích việc báo cáo các hành vi tham nhũng và quy
định các biện pháp kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với công chức
tham gia vào các hành vi tham nhũng. Trong một phụ lục của chương này,
các nước TPP cũng đồng ý với các điều khoản thúc đẩy tính minh bạch và công
bằng về thủ tục liên quan đến việc niêm yết và bồi hoàn cho các sản phẩm dược
phẩm hoặc các thiết bị y tế. Các cam kết trong phụ lục này không phải tuân thủ
quy trình giải quyết tranh chấp.
 .
176
 27. Các điều khoản về hành chính và thể chế
 Chương về Các điều khoản hành chính và thể chế xây dựng một khuôn khổ
thể chế theo đó các nước TPP sẽ đánh giá và hướng dẫn việc thi hành
hoặc hoạt động của TPP, cụ thể là thông qua việc thành lập Ủy ban Quan
hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, bao gồm các Bộ trưởng hoặc các quan
chức cấp cao, để giám sát việc thực hiện hoặc hoạt động của Hiệp định và
định hướng sự phát triển tương lai của nó.
 Định kỳ, Ủy ban này sẽ xem xét các mối quan hệ kinh tế và quan hệ đối tác giữa
các nước TPP để đảm bảo nội dung Hiệp định luôn giữ mối liên kết với những
thách thức thương mại và đầu tư mà các nước TPP phải đối mặt. Mỗi Bên phải
chỉ định một cơ quan đầu mối duy trì thông tin liên lạc giữa các nước TPP,
và tạo ra một cơ chế để những Bên có thời hạn chuyển tiếp cụ thể đối với một
nghĩa vụ nào đó có thể báo cáo về kế hoạch và lộ trình thực hiện nghĩa vụ. Điều
này đảm bảo các nước TPP thực hiện nghĩa vụ một cách minh bạch hơn.
 .

177
 28. Giải quyết tranh chấp
 Chương về Giải quyết tranh chấp nhằm cho giúp đỡ các nước TPP nhanh chóng
giải quyết các tranh chấp giữa họ trong quá trình thực hiện Hiệp định TPP. Các
nước TPP sẽ thực hiện mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp thông qua hợp
tác, tham vấn và những cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế phù hợp
khác. Khi những nỗ lực trên thất bại, tranh chấp được giải quyết thông
qua các Ban hội thẩm công bằng. Cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong
Chương này áp dụng cho toàn bộ Hiệp định, ngoại trừ một số trường hợp cụ thể.
 Công chúng của mỗi nước TPP có thể theo dõi tiến trình tố tụng vì tất cả
các đệ trình, các phiên điều trần (trừ khi các nước TPP có thỏa thuận
khác) đến báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm đều được công khai với
công chúng. Các Ban hội thẩm sẽ xem xét các yêu cầu cung cấp quan điểm liên
quan đến vụ tranh chấp từ các tổ chức phi chính phủ nằm trong lãnh thổ của
nước có tranh chấp.
 Nếu quá trình tham vấn thất bại, các nước TPP có quyền yêu cầu thành lập
một ban hội thẩm trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
tham vấn hoặc trong vòng 30 ngày nếu tranh chấp có liên quan đến hàng
hóa dễ hỏng. Ban hội thẩm gồm 3 chuyên gia về thương mại quốc tế và
lĩnh vực liên quan đến vụ tranh chấp, độc lập với các nước TPP tranh
chấp, cùng với quy chế thành lập ban hội thẩm kể cả trường hợp một nước thành
viên không bổ nhiệm hội thẩm viên trong một thời hạn nhất định. 178
 Các hội thẩm viên phải tuân thủ một bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo tính thống
nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp. Ban hội thẩm sẽ gửi báo cáo đầu tiên cho
các nước TPP tranh chấp trong vòng 150 ngày kể từ ngày bổ nhiệm hội thẩm viên
cuối cùng hoặc 120 ngày trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như các trường
hợp liên quan đến hàng hóa dễ hỏng. Báo cáo đầu tiên sẽ được giữ bí mật để
nước TPP tham gia đóng góp ý kiến. Báo cáo cuối cùng phải được gửi không quá
30 ngày sau báo cáo thứ nhất và phải được công khai trong thời hạn 15 ngày, tùy
thuộc vào độ bảo mật của báo cáo.
 Để tối đa hóa sự tuân thủ Hiệp định, chương này cho phép áp dụng trả đũa
thương mại (ví dụ, tạm dừng cung cấp các lợi ích) nếu một bên không
tuân thủ các nghĩa vụ mình và cũng không có biện pháp khắc phục. Trước
khi biện pháp trả đũa thương mại được áp dụng, bên vi phạm có thể thương
lượng hoặc yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để khắc phục vi phạm.
 ..

179
 29. Trường hợp ngoại lệ
 Chương về Trường hợp ngoại lệ đảm bảo các nước TPP có quyền linh hoạt áp
dụng TPP miễn là các nước TPP đảm bảo đầy đủ các lợi ích công cộng, kể cả lợi
ích an ninh thiết yếu và lý do phúc lợi công cộng khác. Chương này kết hợp các
trường hợp ngoại lệ chung được quy định tại Điều XX của Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại 1994 quy định về thương mại hàng hóa, theo đó Hiệp
định này không ngăn cản các nước TPP áp dụng hoặc thi hành các biện
pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ cuộc sống và sức
khỏe của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ tài sản trí tuệ, thực
thi các biện pháp liên quan đến các sản phẩm do tù nhân tạo ra, và các
biện pháp liên quan đến bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể
bị cạn kiệt.
 Chương này cũng bao gồm các trường hợp ngoại lệ chung tương tự quy định tại
Điều XIV của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ liên quan đến các quy định
thương mại dịch vụ.
 Chương này quy định một ngoại lệ tự đánh giá áp dụng cho toàn bộ Hiệp định
TPP. Theo đó, một Bên có quyền dùng bất cứ biện pháp cần thiết nào để
bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản của mình.

180
 Chương này cũng xác định hoàn cảnh và điều kiện mà một Bên có thể áp
dụng các biện pháp tự vệ tạm thời (chẳng hạn như kiểm soát vốn) để hạn
chế giao dịch - như góp vốn, chuyển lợi nhuận và cổ tức, thanh toán lãi
hoặc tiền bản quyền, và các khoản thanh toán theo hợp đồng - liên quan
để đầu tư theo Hiệp định để đảm bảo các chính phủ linh hoạt quản lý các
dòng vốn biến động, tùy thuộc vào tình hình cán cân thanh toán hoặc các
cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc mối đe dọa từ khủng hoảng.
 Ngoài ra, các nước TPP không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo
TPP nếu nó trái với pháp luật của mình hoặc lợi ích công cộng, hoặc làm
phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp cụ
thể.
 Một nước TPP được quyền phủ quyết lợi ích của việc giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước đối với một vụ việc liên quan đến một
biện pháp kiểm soát thuốc lá của nước thành viên đó.
 .
 .

181
 30. Điều khoản thi hành
 Chương này quy định hiệu lực thi hành của TPP, cách thức sửa đổi, các quy tắc
thiết lập quy trình để các quốc gia hay vùng lãnh thổ khác tham gia TPP trong
tương lai, hình thức rút khỏi Hiệp định TPP, và ngôn ngữ chính thức của TPP. Hiệp
định cũng thành lập một cơ quan lưu chiểu có trách nhiệm tiếp nhận và phổ biến
các tài liệu.
 Chương này đảm bảo rằng TPP có thể được sửa đổi với điều kiện tất cả các
nước TPP đồng ý và sau khi mỗi nước TPP đã hoàn thành thủ tục pháp lý
của mình và thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản.
 Hiệp định TPP cho phép các thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương và các nước khác hoặc vùng lãnh thổ khác gia nhập
nếu được các nước TPP đồng thuận, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý được
áp dụng tại mỗi nước TPP.
 Chương này cũng quy định các thủ tục cần thực hiện khi một Bên muốn rút
khỏi Hiệp định TPP.
 Nguồn Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ
 .

182
 1. Cam kết của Hoa Kỳ
 Hoa Kỳ cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trừ một số sản phẩm đường áp
dụng hạn ngạch thuế quan.
 a) Về nông nghiệp:
 - Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp (tương đương
97,7% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 0,95 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có
hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, mật ong, cà
phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả đều được xóa bỏ thuế ngay.
 - Vào năm thứ 10, tổng số dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ là 97,4%.
Hoa kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 35 dòng thuế đường và sản phẩm
chứa đường.
 b) Về công nghiệp (trừ dệt may):
 - 85,6% tổng số dòng thuế công nghiệp được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có
hiệu lực (74,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tương đương
với 6 tỷ USD). Vào năm thứ 10, Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ xấp xỉ 100% số dòng thuế
công nghiệp.
 - Thủy sản: Xóa bỏ ngay hoặc vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
(riêng cá ngừ chế biến xóa bỏ vào năm thứ 10).
 .
183
 - Giày dép: 85% số dòng thuế giày dép được xóa bỏ ngay (tương đương
39,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD), đồng
thời 3,2% số dòng thuế có kim ngạch lớn (58% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ
USD) Hoa Kỳ cam kết giảm ngay từ 40% - 55% mức hiện hành và xóa bỏ hoàn
toàn thuế suất vào năm thứ 12.
 - Đồ gỗ, cao su, dây cáp điện: Xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu trừ lốp ô tô (xóa
bỏ thuế vào năm thứ 10) và 2 dòng thuế dây cáp điện (xóa bỏ thuế vào năm thứ
5).
 - Sản phẩm nhựa: 50% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, còn lại xóa bỏ sau tối đa vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 - Điện, điện tử: khoảng 80% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, một số mặt
hàng còn lại được xóa bỏ vào năm thứ 3 đến năm thứ 5 và chỉ một số ít sản
phẩm được xóa bỏ vào năm thứ 10.
 c) Về dệt may:
 - 73,1% số dòng thuế (1.182 dòng) được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, chiếm 46,1% kim ngạch (tương đương 3,5 tỷ USD).
 - Thêm 7% số dòng thuế dệt may sẽ được xóa bỏ thuế vào năm thứ 5.
 - Ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp định, 19,7% số dòng thuế có kim
ngạch lớn, chiếm tổng số 51,3% xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
sẽ được giảm thuế suất từ 35-50% so với mức hiện hành và được xóa bỏ hoàn
184
toàn vào năm thứ 12 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 .
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

185

You might also like