You are on page 1of 26

Chủ đề 8: Biến tần

GVCV:
TS. Nguyễn Hữu Nghĩa
Thành viên:
Nguyễn Phước Thành
Nguyễn Hữu Phước
Võ Ngọc An
Nội dung

I. Nguyên lý cấu tạo III. Cơ hội tiết kiệm


II. Cách vận hành
và hoạt động năng lượng
I. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động
Khái niệm biến tần: biến tần là thiết bị biến đổi dòng
điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều
ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
Có rất nhiều hãng biến tần.

Biến tần panasonic VFO series


Biến tần LS IG5A 2,2KW SV022IG5A-2
GD20 - Biến tần INVT đa năng thế hệ mới
Biến tần Mitsubishi D700
I. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động:
1.1-Cấu tạo : Bên trong biến tần là các bộ phận có chức
năng nhận điện áp đầu vào cố định (với tần số cố định) và
biến điện áp/tần số đó thành điện áp/tần số biến thiên ba pha
để điều khiển tốc độ động cơ. Thông thường, một bộ biến tần
bao gồm bộ chỉnh lưu, tuyến dẫn 1 chiều, IGBT, bộ điện
kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều và điện trở hãm.
1.2-Nguyên tắc hoạt động của biến tần:
*Gồm 2 công đoạn:

Công đoạn 1: nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và
lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được
thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào
có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và
tần số cố định. - Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi
(nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới
đầu, điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn
tụ điện. Điện áp 1 chiều này ở mức rất cao.
Công đoạn 2:
Thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT (viết tắt
của tranzito lưỡng cực có cổng cách điện hoạt động giống như một công
tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sống đầu ra của biến tần) sẽ tạo ra
một điên áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung
PWM. Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện
nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên đến dãi tần số siêu âm nhằm
giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Hệ thống
điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số
vô cấp tùy theo bộ điều khiển (khi cần tăng hoặc giảm tốc độ của động
cơ)
Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của biến tần
Phân loại biến tần:
Gồm 2 loại
- Biến tần AC ( xoay chiều)
- Biến tần DC ( 1 chiều)
- Biến tần AC: được sử dụng rỗng rãi nhất, được thiết kế
dùng để điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều AC
- Biến tần DC: kiểm soát sự rẽ nhánh của động cơ điện 1
chiều.
- Ngoài ra người ta còn phân loại biến tần theo công suất
đáp ứng cho tải, ứng dụng đặc biệt của biến tần như
thang máy, năng lượng mặt trời, cẩu trục…
Ưu điểm của biến tần
- Biến tần có thể điều khiển vô cấp tốc độ động cơ điện.
- Hiệu suất làm việc của biến tần cao hơn 98%.
- Hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần rất đơn giản, làm
việc được trong nhiều môi trường khác nhau, đáp ứng cho nhiều ứng
dụng khác nhau và có thể thay đổi tốc độ làm việc nhiều động cơ
cùng một lúc như băng tải, băng chuyền, máy kéo sơi trong nghành
dệt….
- Tăng tốc êm, chống giật giúp giảm áp lực lên hệ thống cơ khí như
hộp số, ổ bi, tang trống và con lăn.
- Biến tần có chế độ khởi động với mô-men cực đại dùng cho băng tải,
phát hiện đứt dây đai nhờ việc giám sát mô-men tải.
- Tiết kiệm điện năng lên đến 60% trong quá trình khởi động và vận
hành.
- Dễ dàng kết nối với hệ thống điều khiển tự động.
- Tích hợp đầy đủ các chức năng bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng,
quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha….
- An toàn, tiện lợi và ít tốn chi phí bảo trì, bão dưỡng
Một số ứng dụng thực tế của biến tần như:
Bơm nước, quạt hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng
hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả, hệ thống HVAC,
máy trộn, máy quay li tâm, cải thiện khả năng điều khiển của
các hộp số, thay thế cho việc sử dụng cơ cấu điều khiển vô cấp
truyền thống trong máy công tác.
Nội dung

I. Nguyên lý cấu tạo III. Cơ hội tiết kiệm


II. Cách vận hành
và hoạt động năng lượng
II. Cách vận hành

1. Cài Đặt Điều Khiển


2. Cài Đặt Thông Số Motor
(xem trên nhãn motor)
3. Cài Đặt Thông Số Bảo Vệ

Biến tần INVT


Sơ đồ kết nối của biến tần
1.Cài Đặt Điều Khiển:
• P0.00 = 0 Chọn chế độ điều khiển V/F; P0.00 = 1: SVC; P0.00 = 2: Torque
• P0.01 = 1 Chọn RUN/STOP từ terminal; P0.01 = 0: Keypad (phím RUN /
STOP)
• P0.02 = 2 Cấm chỉnh tốc độ bằng UP/DOWN và phím 6/5.
• P0.02 = 0: Cho phép P0.02=1 cho phép nhưng không lưu khi dừng.
• P0.03 = 50.00 Hz Tần số Max, phải đặt lớn hơn hoặc bằng tần số định mức
của motor, lưu ý dừng biến tần mới thay đổi được thông số này.
• P0.04 = 50.00 Hz Tần số giới hạn trên.
• P0.05 = 00.00 Hz Tần số giới hạn dưới.
• P0.07 = 1 Chọn nguồn đặt tốc độ bằng biến trở (AI1); P0.07 = 0: Bằng bàn
phím(6/5)
• P0.11 = 40.0 Giây Thời gian tăng tốc (thời gian từ 0Hz đến tần số max).
• P0.12 = 40.0 Giây Thời gian giảm tốc (thắng động năng từ tần số max về
0Hz).
• P0.13 =0 chạy thuận =1 chạy nghịch =2 cấm đảo
• P1.16 = 1 Cho chạy nếu S1-COM đóng sẵn khi cấp nguồn P1.16 = 0: Cấm
• P5.01 = 1 Chọn chức năng S1, chạy thuận khi S1 nối COM
• P5.02 = 2 Chọn chức năng S2, chạy ngược khi S2 nối COM
2. Cài Đặt Thông Số Motor (xem trên nhãn motor):
• P2.00 = 0 Chọn chế độ tải mode G (tải nặng) P2.00=1: mode P (tải
bơm & quạt).
• P2.01 = 110 KW Công suất định mức của motor
• P2.02 = 50.00 Hz Tần số định mức của motor
• P2.03 = 1490 RPM Tốc độ định mức của motor
• P2.04 = 380 V Điện áp định mức của motor
• P2.05 = 690.0 A Cường độ dòng điện định mức của motor
3. Cài Đặt Thông Số Bảo Vệ:
• Pb.03 = 100% Bảo vệ quá tải motor
• Pb.03 = (Dòng định mức motor / Dòng định mức biến tần)*100%
** Cài đặt khi sử dụng chức năng tự giữ nút nhấn RUN/STOP
(không cần relay tự giữ):
• P5.01 = 1 Chọn chức năng S1, chạy thuận khi S1 kích 1 xung với
COM, button FWD.
• P5.02 = 2 Chọn chức năng S2, chạy ngược khi S2 kích 1 xung với
COM, button REV.
• P5.03 = 3 Chọn chức năng S3, dừng khi S3 hở 1 xung với COM,
button STOP.
• P5.10 = 3 Chọn chế độ 3 wire, chế độ lưu lại trạng thái kích hoạt
của button.
8 lưu ý khi sử dụng biến tần:
• Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo
cách đó bạn sẽ chỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy
làm việc.
• Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhạy
cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên
khi lựa chọn bạn phải chắc chắn rằng bộ biến tần của mình đã được
nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.
• Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm,
vị trí.
• Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp
đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông
gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn
500oC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn, độ cao nhỏ hơn
1000m so với mặt nước biển
• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không chắc chắn thì
không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt.
• Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn
hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng
dụng của bạn.
• Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm hiểu
nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động
lại.
• Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi
chép chi tiết các thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn quan sát được
vào cuốn tài liệu này, đây là các thông tin rất quan trọng cho các
chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn.
Nội dung

I. Nguyên lý cấu tạo III. Cơ hội tiết kiệm


II. Cách vận hành
và hoạt động năng lượng
III. Cơ hội tiết kiệm năng lượng
• Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng
các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại.
Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu
cầu của hệ thống.
• Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với
một động cơ sơ cấp khoảng 90 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho
một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Hiện nay ở Việt
nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết
quả rõ rệt.
• Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng
điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một
ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt.
• Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất
(điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài
lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới..
Các loại tải nên sử dụng biến tần để tiết kiệm
điện:
1. Phụ tải có mô mem thay đổi (điều hòa trung tâm, bơm cấp nước,
bơm quạt mát,... ).
2. Động cơ luôn chạy non tải mà không thể thay động cơ được thì
phải lắp thêm biến tần
Cảm ơn thầy và các bạn!

You might also like