You are on page 1of 199

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀi

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Di sản phương Đông, Will Durant, NXB Hồng Đức,
2014
2. Đại cương văn hóa phương Đông, Lương Duy Thứ
chủ biên, NXB Giáo dục,1998
3.Câu chuyện văn chương phương Đông, Nhật
Chiêu, NXB Giáo dục,2003
4. Văn học phương Tây, Nhóm tác giả: Đặng Anh
Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Phùng Văn
Tửu…, NXB GD,2003
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1: Văn học Trung Quốc
1.1. Đất nước con người
1.2. Tư tưởng triết học cổ đại
1.2.1. Nho gia
1.2.2. Đạo gia
1.2.3. Pháp gia
1.2.4. Mặc gia
1.3. Văn học – nghệ thuật
1.3.1. Thư pháp và hội họa truyền thống
1.3.2. Thơ Đường
1.3.3. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
1.3.4. Tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc
NỘI DUNG HỌC PHẦN

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC Ấn ĐỘ


2.1. Đất nước – con người
2.2. Triết học và tôn giáo
2.2.1. Hindu giáo
2.2.2. Phật giáo
2.3. Văn học – nghệ thuật
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 3: Văn học Nhật Bản
3.1 Đất nước – con người
3.2. Tư tưởng triết học Nhật Bản
3.3. Văn học nghệ thuật Nhật Bản
3.3.1. Các quan niệm thẩm mĩ trong văn chương
nghệ thuật Nhật Bản
3.3.2. Thơ ca (haiku)
3.3.3. Tiểu thuyết Nhật Bản
NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 4: Văn học Ả Rập


4.1. Đất nước – con người
4.2. Tư tưởng, tôn giáo
4.3. Văn học - nghệ thuật
NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 5: Văn học cổ đại Hi Lạp


5.1 Đất nước và văn hóa Hi Lạp cổ đại
5.2. Văn học nghệ thuật
5.2.1. Thần thoại Hi Lạp
5.2.2. Bi kịch Hi Lạp
NỘI DUNG HỌC PHẦN

CHƯƠNG 6: VĂN HỌC THỜI KÌ PHỤC HƯNG


6.1. Thời phục hưng và phong trào văn hóa Phục
hưng
6.2. Các tác gia tiêu biểu của văn học Phục hưng
6.2.1. Xecvantex
6.2.2. W. Shakespear
NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 7: Văn học phương Tây thế kỉ XIX –XX


7.1. Vài nét về bối cảnh văn hóa xã hội
7.2. Các tác gia tiêu biểu:
7.2.1. Victor Hugo
7.2.2.Balzac
7.2.3. Fran Kafka
7.2.4. E. Hemingway
CHƯƠNG 1: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
1.1. Đất nước và con người

 Trung Hoa ( Trung Quốc): đất nước ở trung tâm, tươi


thắm như hoa nở, đất nước tinh hoa.

 Sin (Chin) đế chế Tần: nguồn gốc của từ China trong


ngôn ngữ phương Tây

 China ( Xương Nam _Giang Tây): theo cách gọi của


người phương Tây: sứ Xương Nam, xứ sở gốm sứ
ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
 Sách Lễ Kí giải thích: Trung
Quốc là đất tộc Hoa Hạ cư
trú.
 Hoa Hạ cư trú đầu tiên ở lưu
vực Bắc Nam sông Hoàng
Hà. Về sau, các đế vương
Trung Quốc thôn tính các tộc
khác, mở rộng bờ cõi xuống
phía Nam và phía Tây mà
thành nước Trung Quốc ngày
nay.
ĐẤT NƯỚC- CON NGƯỜI

 Theo sách sử của Trung Quốc thì Trung Quốc bắt đầu
hình thành từ đời Hạ (2033-1562?TCN) và được chia
thành bốn bước lớn:
 Xã hội nguyên thủy: từ nhà Hạ, thế kỉ XXII trước CN về
trước
 Xã hội nô lệ: từ thế kỉ XXII TCN đến thế kỉ II TCN ( từ nhà
Hạ đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
 Xã hội phong kiến: từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX.
 Xã hội cận hiện đại: từ đầu thế kỉ XX đến trước và sau
khi nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
 Trung Quốc là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống,
bao gồm 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm
hơn 90%. Người Hán định cư ở các lưu vực sông
Hoàng Hà, Trường Giang và Châu Giang.
 Họ có trình độ phát triển về mọi mặt cao hơn các
dân tộc khác và có hệ thống chữ viết riêng. Ngày
nay, Trung Quốc sử dụng tiếng phổ biến là tiếng
Phổ thông ( Quan thoại) tức tiếng Hán hiện đại.
Chữ viết là chữ Hán đã giản lược so với chữ Hán
cổ xưa kia.
1.2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

 Theo các nhà nghiên cứu, mầm mống ban đầu của tư
tưởng triết học Trung Quốc có thể tìm thấy trong Thần
thoại nhưng tư tưởng triết học có hệ thống thì lại định
hình vào thời Xuân Thu Chiến Quốc ( Xuân Thu từ năm
770 đến 455TCN và Chiến Quốc từ năm 475 đến 221
TCN).
 Thời đại này còn được gọi là thời Bách gia trăm minh
(trăm nhà đua tiếng). Trong thời này, phong trào mở
trường tư dạy học phát triển, học phái mọc lên như
rừng. Theo sách sử TQ, có 103 nhà tư tưởng, trong đó
ảnh hưởng lớn nhất là ba nhà: Nho, Đạo, Mặc.
1.2.1. NHO GIA – KHỔNG TỬ
1.2.1. NHO GIA
 Chữ Nho thường được giải thích là do chữ Nhân ghép với chũ
Nhu để chỉ một pháp bảo mà mọi người đều cần.

 Người sáng lập Nho gia là Khổng Tử (551- 479 TCN). Hạt nhân
cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là chữ Nhân và Lễ.
1.2.1. NHO GIA
 Nhân là một khái niệm đạo đức chỉ phẩm chất cần có
của người quân tử. Phẩm chất đó được nhìn từ hai mặt:
Đối với mình và đối với` người.
 Lễ là các quy phạm đạo đức bao gồm những lễ nghi thể
hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Lễ là
hình thức còn Nhân là nội dung.
1.2.2. ĐẠO GIA

 Người sáng lập Đạo gia là


Lão Tử. Sách sử chỉ ghi Lão
Tử tên Lý Nhĩ, người nước
Sở, sống vào khoảng giữa
Xuân Thu, Chiến Quốc. Ông
từng làm quan cho nhà Chu,
sau đó bỏ đi ở ẩn
1.2.2. ĐẠO GIA

 Học thuyết Lão Tử thể hiện qua tác phẩm chủ


yếu là Đạo đức kinh. VÌ vậy, học thuyết của ông
còn được gọi là Đạo gia. Về sau, khi Lão Tử qua
đời, học thuyết của Lão tử được Trang Tử phát
triển lên nên còn có tên gọi là tư tưởng Lão –
Trang.
 Khi đưa ra học thuyết về Đạo, Lão tử đồng thời
cũng đưa ra học thuyết vô vi.
 Ông nói: Đạo thường vô vi nhi vô bất vi ( đạo vĩnh
hằng là không làm mà làm tất cả). Vô vi có nghĩa là
không áp đặt, không can thiệp, thuận theo tự
nhiên.Thuận theo tự nhiên sẽ được tất cả. Theo
ông, sự vật tự nó vận động theo quy luật của nó,
nên mặc nó vận hành tự nhiên. Từ đó ông chủ
trương trở về với xã hội nguyên thủy, nước nhỏ
dân ít mà hạnh phúc.

 Quan điểm này thể hiện cái nhìn phê phán và
chối bỏ sự phân chia giai cấp của ông đồng
thời cũng thể hiện tư tưởng bi quan, yếm thế và
đi ngược lại với sự phát triển văn minh của xã
hội khi ông đề xuất nên quay về XH công xã
nguyên thủy.
TRANG TỬ

Trang Tử là Chu (Trang Chu),


người nước Tống. Ông là người
không màng danh lợi, phát
triển học thuyết Lão tử theo
hướng duy tâm chủ quan.
TRANG TỬ

 Ông đề ra triết học nhân sinh Tề vật: đối xử như


một (tề nhất). Ông khuyên con người nên thuận
theo tự nhiên và “tri túc” (biết là đủ).
 Quan niệm cuộc đời như bóng câu qua cửa, nhân
sinh như mộng, sống chết như sự chuyển dịch bốn
mùa của ông có mặt tích cực là khuyên con người
không để công danh ràng buộc đến quên mọi lí lẽ,
nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm cho con người
bi quan, chán nản và trốn đời.
MẶC TỬ
+ Mặc Tử người nước Tống, xuất
thân là thợ thủ công.
+ Lúc đầu, Mặc Tử theo đuổi Nho
học, nhưng không vừa lòng, về
sau xây dựng nên một tư tưởng
mới, đối lập Khổng Tử.
+ Cuối thời Chiến quốc, học
thuyết của Mặc TỬ phát triển
ngang bằng Khổng Tử
MẶC TỬ

 Môn đệ của Mặc Tử đều là người ở tầng lớp


thấp trong xã hội. Họ là võ sĩ, thợ thủ công, phu
dịch…Mặc Tử phê phán Lễ Nhạc của Nho gia và
cho rằng dó là điều vô dụng và xa xỉ.
MẶC TỬ
 Mặc Tử đề xuất 10 điều:
 + Thượng hiền: quý trọng người tài không phân biệt sang
hèn
 + Thượng đồng: làm cho trăm họ đều ngang đồng thiên tử
 + Tiết dụng: tiết kiệm
 + Tiết táng: ma chay tiết kiệm
 + Phi nhạc: không nghe nhạc xa hoa, vô dụng
 + Phi mệnh: phản đối mệnh trời
 + Thiên chí: ý chí của trời là yêu thương tất cả
 + Minh quỷ: chứng minh có quỷ thần
 + Kiêm ái: yêu thương người
 + Phi công: phản đối chiến tranh
MẶC TỬ

 Tư tưởng của Mặc gia phản ánh lợi ích của giai
cấp bình dân và người sản xuất. Vì thế nó
không có chỗ đứng trong tư duy giai cấp thống
trị, Vì thế, từ thời Tần Hán trở về sau, Mặc gia
tuyệt diệt.
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC

 Tư tưởng trở về với thiên nhiên, theo đuổi tinh


thần tự do và thuyết vô vi của Lão, Trang ảnh
hưởng rất nhiều đến nội dung và phong cách
của nghệ thuật truyền thống
 Cơ sở và nền tảng để văn nhân TQ sáng tạo ra
các phạm trù thẩm mĩ như: phiêu dạt, thần kì,
điển nhã…
 Các quan niệm ngôn, ý, tượng của Đạo gia đã
được phát triển thành quan điểm thẩm mĩ
‘ngôn bất tận ý” từ đó chỉ đạo sáng tác văn học
nghệ thuật cần nắm bắt ý tứ sâu xa trong phút
chốc, gợi nhiều hơn tả….
 Triết học Nho, Đạo, Lão phú cho văn học nghệ
thuật truyền thống của TQ đặc điểm tinh thần
đạo đức và chủ nghĩa tự nhiên, coi trọng nghệ
thuật vị nhân sinh và nhấn mạnh thiên sinh hóa
thành (tạo hóa sinh thành), đề cao bút pháp
thần kì lãng mạn, khiến cho văn học TQ có một
sắc thái riêng và độc đáo trên văn đàn thế giới.
1.4. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
 Trung Quốc có một nền văn học vô cùng lâu đời và
phong phú. Kể từ khi có văn tự đến nay, văn học Trung
Quốc có hơn 3 ngàn năm lịch sử.Người ta chia nền văn
học TQ thành 7 giai đoạn:
+ Văn học Tiên Tần
+ Văn học Tần Hán
+ Văn học Ngụy Tấn Nam Bắc Triều
+ Văn học Tùy, Đường, Ngũ đại
+ Văn học Tống Nguyên
+ Văn học Minh Thanh
+ Văn học cận và hiện đại
THƠ ĐƯỜNG
 Đời Đường ( thế kỉ VII- X) được xem là thời đại hoàng
kim của thơ ca cổ điển Trung Quốc nói riêng và là đỉnh
cao của nền văn hóa Trung Quốc nói chung.
 Thơ Đường gồm hai thể loại chính: ngũ ngôn và thất
ngôn.
 Mỗi loại gồm 3 thể: cổ phong, tuyệt cú và luật thi.
 Thơ Đường có 4 giai đoạn phát triển:
 + Sơ Đường (618-713)
 + Thịnh Đường (713-766)
 +Trung Đường (766 -827)
 +Vãn Đường(827-904)
THƠ ĐƯỜNG

 Cổ phong: thể tự do, không vần, niêm luật và


đối, số câu chữ không gò bó

 Luật thi:cận thể, kim thể. Một bài 8 câu, Mỗi


câu 5 hoặc 7 chữ, Các câu 3,4,5,6 phải đối
nhau về ý và thanh.
 Tứ tuyệt: tuyệt cú. Mỗi bài 4 câu và mỗi câu
theo luật bằng trắc.
 BB TTT BB
 TTBBTTB
 TTBBBTT
 BBTTTBB
 BBTTBBT
 TTBBTTB
 TTBBBTT
 BBTTTBB
LÍ BẠCH
Lí Bạch ( 701 – 762)
Lí Bạch được mệnh danh là
thi tiên (ông tiên trong làng
thơ) và trích tiên( tiên giáng
trần). Thơ ông viết về mọi đề
tài: thưởng hoa, vịnh cảnh,
tình bạn, tình yêu quê hương,
nỗi cô đơn của con người….
LÍ BẠCH

“ Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu


Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng)
ĐỖ PHỦ

Đỗ Phủ (712- 770)


Đỗ Phủ được xem là Thi Thánh,
Thi sử ( bộ sử viết bằng thơ).
Thơ ông viết về cuộc sống và nỗi
cơ cực của nhân dân, về số phận
gian nan khổ hạnh của chính ông và
những người dân nghèo khổ.
Đỗ Phủ có ảnh hưởng rất sâu sắc
đến các thế hệ văn sĩ đời sau của
TQ. Đó là ảnh hưởng về nhân cách,
về tài năng trong bút pháp thi ca
hiện thực.
TIỂU THUYẾT MINH -THANH
 Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu,
thông qua nhân vật, hoàn cảnh và các sự việc của
nhân vật để phản ánh xã hội và những vấn đề
trong cuộc sống con người.
 Ở Trung Quốc, thể loại tiểu thuyết xuất hiện khá
sớm. Vào thời kì Ngụy , Tấn (thế kỉ III –IV) tiểu
thuyết đã xuất hiện dưới dạng những tác phẩm chí
quái, chí nhân. Qua đến thời Đường, xuất hiện
thêm thể loại truyền kì. Đây đều được xem là tiền
thân của tiểu thuyết.
TIỂU THUYẾT MINH -THANH
 Vào thế kỉ XIV –XVIII, tiểu thuyết Trung Quốc đặc biệt
phát triển mạnh mẽ. Thời kì này thuộc về hai triều đại
Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1911) vì vậy còn
được gọi là tiểu thuyết Minh –Thanh.
 Tiểu thuyết Minh Thanh còn được gọi là tiểu thuyết
chương hồi.Vì thể loại của nó là chương hồi, mỗi hồi ứng
với một buổi kể, nhiều hồi thành một chương, ứng với
một câu chuyện. Nội dung của các câu chuyện này xoay
quanh chuyện các anh hùng hảo hán, chuyện lịch sử
xưa, chuyện tình yêu giữa tài tử giai nhân
TIỂU THUYẾT MINH -THANH

 Tam quốc của La Quán Trung


 Tây du kí của Ngô Thừa Ân

 Thủy Hử của Thi Nại Am

 Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần


TAM QUỐC

 Tam quốc chí: Trần Thọ biên soạn, thời Tây Tấn,
thế kỉ III.
 Tam quốc chí chú: Bùi Tùng Chi chú thích lại.

 Tam quốc diễn nghĩa: La Quốc Trung sáng tác,


có hư cấu, sáng tác vào thế kỉ XIV
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

 Kể về quá trình hình thành, phát triển và diệt


vong của 3 nước Ngụy-Thục-Ngô (100 năm đầu
CN)

 Ngụy chí (Tào Tháo), Thục chí (Lưu BỊ), Ngô chí
(Tôn Quyền)
 Ủng Lưu phản Tào
HỒNG LÂU MỘNG

 Hồng lâu mộng (Giấc mộng lầu son) là một bộ tiểu


thuyết vĩ đại xuất hiện vào thời Kiền Long ( cuối thế kỉ
XVIII).
 Dung lương đồ sộ, phương pháp sáng tác
chuẩn mực và nội dung sâu sắc, mang nhiều
giá trị nhân văn. Tác phẩm do Tào Tuyết Cần
viết 80 hồi đầu, sau khi ông qua đời thì bạn ông
là Cao Ngạc đã dựa vào đó mà viết tiếp thêm
40 hồi sau.
 Thạch đầu kí ( câu chuyện về hòn đá): nguồn
gốc huyền thoại của Giả Bảo NGọc và cây cỏ
tiên Lâm Đại Ngọc
 Kim Lăng thập nhị kim thoa( 12 chiếc thoa
vàng đất Kim Lăng)
CÁC NHÂN CÁCH LỖI LẠC

Khuất Nguyên,, sống nửa sau thời Chiến Quốc


(cuối thế IV, đầu thế kỉ IIITCN)người nước Sở
 Là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử TQ.

 Tác phẩm tiêu biểu: Li tao (nỗi buồn chia li)


TƯ MÃ THIÊN
 Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN)
 Là nhà văn hóa, nhà tư tưởng vĩ đại của thế
giới thời cổ đại.
 Sử kí viết về dân tộc TQ trong thời gian 3000
năm (Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế)

 Quan niệm tiến bộ: không thần bí hóa vua


chúa, viết sử theo lập trường quan điểm của
nhân dân
SỬ KÍ TƯ MÃ THIÊN
 Sử kí mở đầu cho một thể loại văn học (văn
học hóa chuyện lịch sử)

 Kho đề tài vô tận cho các sáng tác nghệ thuật


sau này ở TQ

 Tư Mã Thiên là người viết sử qua phương pháp


đi du khảo (ghi chép đúng sự thực lịch sử -thực
lục)
LỖ TẤN

 Lỗ Tấn (1881-1936)

 Tên thật là Chu Thụ Nhân. Ông lấy họ mẹ, Tấn


(tấn hành: đi nhanh lên)

 Học Y ở Nhật sau đó chuyển sang làm văn học.


LỖ TẤN

 Nhật kí người điên (1918)


 Cố hương

 AQ chính truyện

 Gào thét

 Bàng hoàng….

 Lỗ Tấn là lãnh tụ tư tưởng của thanh niên yêu


nước
CHƯƠNG 2: VĂN HỌC ẤN ĐỘ

2.1. Đất nước – con người

 Ấn Độ là bán bảo rộng mênh mông ở Nam Á với


dãy Hymalya hùng vĩ. Đây là quốc gia có diện
tích lớn thứ 7 trên thế giới.
GOLDEN PALACE - AMRITSA
ĐỀN TAJ MAHAL
CUNG ĐIỆN TP UDAIPUR
SÔNG HẰNG
CHỢ Ở ẤN ĐỘ
DI TÍCH PHẬT GIÁO Ở TRUNG –TÂY ẤN
ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI

Về dân số, Ấn Độ là quốc gia có số dân lớn thứ


hai trên thế giới với đa dạng các chủng tộc
người.
 Có hai chủng tộc cơ bản nhất ở Ấn Độ: chủng
tộc Dravida đóng vai trò bản địa và chủng tộc
Arya đóng vai trò yếu tố chủ thể.
CON NGƯỜI ẤN ĐỘ
 Theo nhiều nhà nghiên cứu, người Dravida là chủ
nhân của nền văn minh tối cổ của Ấn Độ. Họ có
màu da sẫm, tóc đen, mũi tẹt và vóc người bé nhỏ.
 Vào khoảng thiên niên kỉ thứ hai đến khoảng
thiên niên kỉ thứ nhất trước CN có một chủng tộc
Arya thuộc đại chủng Europeoid ở phía Đông biển
Caspienne tiến xuống phương Nam, vượt Hymalya,
theo sông Ấn vào định cư ở vùng Punjab.
CON NGƯỜI ẤN ĐỘ
Người Arya nhanh chóng chiếm toàn bộ Bắc Ấn,
dồn cư dân bản địa xuống Decan và các vùng
núi non đầm lầy Trung Ấn và Bengan. Họ
nhanh chóng chuyển từ cuộc sống du mục
sang định cư ở các đồng bằng trù phú và sống
bằng
 Người Arya có một nền văn minh cao về các
mặt: ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo, trí tưởng
tượng và sáng tạo. ng nghề nông.
LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
 ẤnĐộ có lịch sử phát triển liên tục và nhất quán, chia làm 4 thời kì:
+ Thời tiền sử: nền văn minh sông Ấn
+Thời cổ đại: chia làm 4 giai đoạn:
 Người Arya vào Ấn Độ và cuộc tổng hợp văn hóa đầu tiên trong lịch
sử giữa người Arya và Dravida.
 Cuộc xâm lược của Ba Tư và Hi Lạp
 Vương triều Maurya và triều đại Kushan
 Vương triều Gupta và đế quốc Harsha
+ Thời trung đại: sự xâm nhập của các tộc Hồi giáo và sự tổng hợp văn
hóa Ấn –Hồi (tK 13 -16)
+ Thời cận hiện đại: thực dân Anh chiếm Ấn Độ. Qua quá trình đấu tranh
gian khổ cuối cùng Ấn Độ đã giành được độc lập do hai lãnh tụ vĩ đại:
M.K. Gandhi và J. Nehru vào ngày 26.11.1950
2.2. TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

 Có rất nhiều tông giáo ở Ấn Độ: Hindu, Phât


giáo, Hồi giáo, Sikh

 Tôn giáo và Ấn Độ có lịch sử hơn 3 ngàn năm


HINDU GIÁO
 + Thời tiền sử: cuộc khai quật ở Harappa và Mohenjo-
daro tìm thấy:
 những tượng nhỏ phụ nữ bằng đất nung thể hiện sự
phụng thờ các nữ thần Mẹ với ý nghĩa phồn thực
 tượng người đàn ông có vẻ đang là một Yogi đang tọa
thiền khiến người ta liên tưởng đến Shiva.
 Đây được cho là những yếu tố đầu tiên của Hindu
giáo về sau.
HINDU GIÁO

 + Thời Veda ( từ khoảng 1500 đến 800 năm


trước CN): kinh Veda là kinh điển được xem là
nền móng của Hindu giáo về thần phả, giáo lí và
nghi thức.
 Thời Upanishad ( khoảng từ 800 đến 400 năm
TCN): với các kinh Upanishad, hình thức phát triển
tiếp theo của kinh Veda
 Chuyển sang từ hình thức hành lễ sang sự nhấn
mạnh tri thức.
 Những bậc thầy và đồ đệ của Upanishad hướng
đến cuộc sống thiên nhiên, xa rời xã hội trần tục và
theo đuổi chân lí tìm sự giải thoát. Chân lí đó là sự
đồng nhất giữa Brahman – linh hồn vũ trụ và
Atman – linh hồn cá thể.
HINDU GIÁO

 Thời sử thi và thời cổ điển ( từ khoảng 400 năm


TcN đến thế kỉ X): thời kì ra đời của hai bộ sử
thi vĩ đại: Mahabharata và Ramayana. Hai bộ
sử thi này được xem là Thánh kinh của Hindu
giáo.
HINDU GIÁO

 Thời kì cổ điển cũng là thời kì thần phả Hindu


nhấn mạnh sự thống nhất và hòa hợp tam vị
nhất thể của bộ ba vị thần: Brhama (Sáng tạo),
Visnu (Bảo tồn) và Shiva (Hủy diệt), tượng trưng
cho ba mặt vừa đối lập vừa hòa đồng trong một
chỉnh thể thống n hất của nguyên lí sáng tạo vũ
trụ.
TAM VỊ NHẤT THỂ
 Văn bản Kinh thánh Hindu giáo bao gồm hai bộ phận: Kinh
sách và tác phẩm văn học.
 Kinh sách quan trọng nhất là Veda và Upanishad
 Tác phẩm văn học quan trọng nhất là sử thi Mahabharata
và Ramayana.
 Nội dung giáo lí cơ bản của các quyển kinh sách và tác
phẩm văn học trên chủ yếu xoay quanh một số khái niệm và
các cặp phạm trù sau:
 + Atman – Brahman: Đại ngã và tiểu ngã.
 + Karma - Samsara: Nhân – Quả
 + Dharma – Moskha: bổn phận và tinh thần giải thoát, tự do
 Đạo Hindu chia cuộc đời con người theo 4 giai
đoạn:
+ Thời kì độc thân, trau dồi tri thức
+ Thời kì lập gia đình
+ Thời kì tu luyện khổ hạnh
+Thời kì từ bỏ gia đình, xã hội và giải thoát
--(Moksha)
PHẬT GIÁO

Phật giáo ra đời, phát triển và bao trùm những


tôn giáo khác ở Ấn Độ gần 1500 năm. Cùng với
Hindu giáo, Phật giáo có một vai trò và sự ảnh
hưởng to lớn trong đời sống tinh thần và tâm
linh của người Ấn Độ.
 Người sáng lập đạo Phật là Ngài Siddhartha
Gautama. Ngài sinh năm 563 TCN tại
Kapilavastu. Cha Ngài là vua của bộ tộc Sakya.
PHẬT GIÁO

 Đức Phật sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc và là


Thái tử

 Năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ vương quốc, bắt đầu


cuộc hành trình đi tìm chân lí. Năm Ngài 35
tuổi, vào một đêm rằm, dưới gốc cây Bồ đề,
Ngài đã có được cái nhìn minh triết về nỗi khổ
của con người.
PHẬT GIÁO
 Nội dung tư tưởng cốt
lõi của triết lí Phật giáo
nằm ở thuyết Tứ diệu
đế, bao gồm: khổ đế,
tập đế,diệt đế, đạo đế.
 Sau khi Đức Phật
viên tịch, khoảng 2 thế
kỉ sau, Phật giáo chia
thành 2 phái: Đại thừa
và Tiểu thừa.
PHẬT GIÁO

 Phật giáo tiểu thừa theo sát quan điểm của


Phật giáo nguyên thủy, còn Phật giáo Đại thừa
phát triển thêm một số khái niệm mới để mở
rộng bài giảng của Đức Phật, từ chỗ chủ yếu là
một tư tưởng triết học sang tôn giáo siêu hình.
Tuy nhiên cả hai đều cùng giống nhau ở mục
đích và tôn chỉ là đều hướng đến Đức Phật và
Niết Bàn ( sự giải thoát cuối cùng ).
VĂN HỌC ẤN ĐỘ
 Sử thi Mahabharata:
 Đấy là bộ sử thi lớn nhất,
cổ xưa và mẫu mực nhất
của Ấn Độ. Tác phẩm được
viết bằng tiếng Sanskrit,
bao gồm 110.000 câu thơ
đôi.
 Ra đời vào khoảng thế kỉ IX
TCN và bổ sung hoàn thiện
vào thế kì X TCN.
SỬ THI MAHABHARATA
 Theo truyền thuyết, tác giả bộ sử thi này là đạo sĩ
Krishna Dwaipayana Vyasa.
 Trong tiếng Phạn Vyasa có nghĩa là người sắp xếp,
sưu tập và có thể đây là tên gọi tượng trưng cho
một tập thể các đạo sĩ vô danh qua nhiều thế hệ.
 Mahabharata được xem là bảo tàng vĩ đại về
truyền thống người anh hùng lí tưởng qua những
nhân vật nửa người – nửa thần linh và tinh thần
Ấn Độ.
SỬ THI MAHABHARATA
 Nội dung cính của Mahabharata gắn liền với
cuộc chiến tranh vĩ đại của hai chi thuộc cùng
dòng họ Bharata (maha có nghĩa là vĩ đại). Đây
là cuộc chiến tranh giành đất đai giữa anh em
nhà Pandava và Kaurava.
 Sự đối lập của Pandava và Kauvara chủ yếu là
sự đối lập xung đột giữa dharma (đạo đức bác
ái, hiền hòa, bình đẳng) và danda( phi đạo lí,
bất công, tị hiềm và thù hận).
Sử thi Ramayana
Bộ sử thi Ramyana ra đời
sau bộ sử thi Mahabhrata,
khoảng thế kỉ VI TCN đến thế
kỉ IIITCN và cũng ít đồ sộ
hơn Mahabhrata
SỬ THI RAMAYANA

 . Tác phẩm gồm 24.000 câu thơ đôi và thuộc


thể loại sử thi cung đình (khác với Mahabhrata
là bộ sử thi anh hùng). Tác giả của bộ sử thi
này là đạo sĩ Valmiki, sau này được bổ sung
thêm bởi một số đạo sĩ vô danh khác.
RAMAYANA
 Ramayana có nghĩa là những kì tích của Rama. Tác
phẩm kể về những công đức và sự nghiệp của hoàng
tử Rama, nhân vật lí tưởng đại diện đẳng cấp võ sĩ quý
tộc Kshatriya và được xem là hóa thân thứ 7 của thần
Visnu.
 Xoay quanh trục bộ ba nhân vật trung tâm là Rama-
Sita-Ravana, nội dung tác phẩm đi theo môtip người
anh hùng diệt ác quỷ cứu người đẹp, phản ánh mong
muốn và khát vọng muôn đời của con người là cái
thiện và cái tốt sẽ tiêu diệt cái ác và chiến thắng.
TAGORE
 Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà văn hóa lỗi lạc và là niềm tự
hào của Ấn Độ. Ông sinh năm 1861 và mất năm 1941.
 Tagore là người hồi sinh và tổng hợp lại tất cả mọi tinh hoa
của văn hóa Ấn Độ truyền thống.
 Ông để lại cho đất nước một gia tài khổng lồ về các tác
phẩm văn hóa nghệ thuật: 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận, 52
tập thơ, 100 truyện ngắn, 14 tiểu thuyết, 2000 ca khúc và
khoảng 3000 bức tranh…
 Ngoài ra ông còn là một nhà giáo dục, chính trị gia với
những hoạt động vô cùng nhân văn và tích cực. Ông đươc
mệnh danh là bậc Thánh sư- người dẫn dắt tinh thần, hướng
đạo tâm linh dân tộc.
TAGORE
Tác phẩm thơ ca nổi tiếng nhất
của ông là Thơ Dâng gồm gần
100 bài thơ do ông sáng tác
bằng tiếng Bengal và tự dịch
sang bằng tiếng Anh.
Năm 1912, tập thơ Dâng được
ông mang tới nước Anh, làm
rung động hàng triệu trái tim thi
sĩ phương Tây và năm 1913 tác
phẩm đã đoạt giài Nobel văn
học.
TAGORE

 Trường học lí tưởng và vĩ đại nhất theo Tagore


là trường học Thiên nhiên. Ông quay lưng lại
trường học lồng chim chính thống, và tạo nên
một trường học rộng mở từ bao la của vũ trụ.
Năm 1901, ông mở trường Santiniketan ( Xứ
sở bình yên)
TAGORE
 Trong ngôi trường này, ông đã xây dựng một tôn giáo
của riêng ông đó là Tôn giáo Con người. Năm 1924, khi
sang Trung quốc, ông đã trình bày quan điểm tôn giáo
này trong bài nói chuyện Đời tôi:
“ Khi trái tim chúng ta lãnh đạm, lạnh lùng với những sự
kiện của tôn giáo, mây chỉ là mây, hoa chỉ là hoa, lúc đó
ta như đang đi trong thế giới giữa bóng đêm mịt mùng
và không ngừng vấp ngã trước sự vật. Nhưng ngày đến,
con người với cái nhìn nội tại tắm trong ánh sáng của
tâm thức sẽ nhận ra sự thống nhất của tinh thần trên
mọi khác biệt, sự hòa hợp nội tại vốn nắm bên trong thế
giới này và tâm hồn người ta có thể chạm tới cõi vô cùng
qua ánh sáng của tình yêu, cái đẹp và niềm vui”.
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC NHẬT BẢN
3.1. Đất nước và con người
 Là một quốc đảo độc lập, gồm khoảng 4000 đảo lớn
nhỏ khác nhau, Nhật thuộc khu vực văn hóa Đông Bắc
Á.
 Văn hóa Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với văn
hóa Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam về chữ viết
tượng hình, tôn giáo và các tư tưởng triết học.
 Sau này khi tiếp nhận thêm văn hóa phương Tây, Nhật
kiến tạo riêng cho mình 1 bản sắc văn hóa riêng.
 Văn hóa của đất nước Nhật Bản là kiểu mẫu của sự
dung hợp, giao thoa và phát triển các ngọn nguồn văn
minh khác nhau.
3.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI NHẬT BẢN

 Tên gọi Nhật Bản có nghĩa là


nguồn gốc mặt trời (Nippon).
Người Nhật thuộc chủng tộc
Mongoloit, thiên di từ Trung Quốc,
Triều Tiên và các đảo ở Thái Bình
Dương, vượt eo biển Tsushima rồi
đến các đảo Honshu và Kyushu.
Ở đây họ gặp các thổ dân Ainu và
dần dần xâm chiếm toàn bộ xứ sở
này và đẩy người Ainu lên
phương Bắc
3.1. ĐẤT MƯỚC – CON NGƯỜI NHẬT BẢN

 Vào khoảng thế kỉ thứ I có khoảng 100 xứ nhỏ


tự trị ở Nhật Bản.
 Đến thế kỉ thứ IV, hình thành một vương quốc
hùng mạnh đầu tiên ở vùng Kansai (Kyoto –
Osaka), đây là nơi khởi nguồn của Hoàng gia
Nhật Bản, tạo thành dòng dõi duy nhất của
Thiên hoàng từ đó cho đến tận ngày nay.
3.1. ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
 Lịch sử văn hóa đất nước Nhật Bản được chia
thành các thời kì sau:
 Thời tiền sử
 Thời Asuka và Nara ( 552-794)
 Thời Heian 794- 1185)
 Thời Kamakura ( 1185- 1333)
 Thời Murômachi (1333-1600)
 Thời ÊĐô(1600-1868)
 Thời hiện đại ( từ 1868 đến nay)
3.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI
 Thời tiền sử:
+ Văn hóa Jômôn (Thằng văn – hình dây thừng): năm
300TCN trở về trước.Thời kì này nghệ thuật làm đồ
gốm đã có, và họa tiết là hình dây thừng gợn sóng.
+ Văn hóa Yayoi: thế kỉ IIITCN đến thế kỉ II SCN. Yayoi
là tên gọi theo khu di chỉ văn hóa gần Tokyo ( ảnh
hưởng văn hóa Trung quốc, Triều Tiên): chế tạo
gốm bằng bàn xoay, đúc đồng, lợp mái nhà bằng
tranh rạ.
3.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI

 Văn hóa Kôfun:thế kỉ III –V SCN:


+ Kôfun(cổ phần): những ngôi mộ cổ. Thời kì này
NB bắt đầu chôn cất tộc trưởng trong những
lăng mộ bằng đất
+ Cổ phần lớn nhất thời kì này là cổ phần của
Nintôku ở Osaka (dài 486m, 4 năm hoàn thiện)
+ tín ngưỡng bản địa thời kì này: Thần đạo
3.1. ĐẤT NƯỚC –CON NGƯỜI

 Thời Asuka và Nara (552-794): thời kì văn hóa


Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung
Hoa, Triều tiên về kĩ thuật canh nông, nghệ
thuật và chữ Hán.
+ Thời Asuka (thời kì Yamatô): thế kỉ thứ VI. Hiện
tượng vh quan trọng của thời kì này là sự phổ
biến Phật giáo do Thái tử Shôtôku dẫn đạo.
3.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI

 Thời kì Nara (710-794): kinh đô Nara xây dưng


theo kiểu thức kinh đô Trường An ở Trung Quốc,
là thành thị đầu tiên của NB.
 Thời kì này đa số người dân vẫn theo Shinto
giáo, thờ cúng tổ tiên và thiên nhiên.
 Tầng lớp thượng lưu lấy Trung Quốc làm kiểu
mẫu, tiếp tục phát triển chữ viết (Hán), Nho
giáo và Phật giáo.
3.1. ĐẤT NƯỚC –CON NGƯỜI
 Thời Hêian – Bình an kinh( 794-1185): Năm
794, Thiên hoàng Kanmu dời đô từ Nara về
Kyôtô. Đây là thời kì thịnh trị, kéo dài khoảng
400 năm.
 Thời kì này NB chính thức không đi sứ sang
Trung Quốc nữa mà chính thức tự phát triển
=> Văn hóa NB chuyển hóa theo một quan điểm
mới: Nhật hóa, từ Phật giáo cho đến văn tự
Kana
3.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯƠI

 Thời Êđô ( 1600-1868): thời kì này còn được


gọi là thời kì của chế độ Mạc phủ Tôkugawa.
+ thời kì này NB thái bình (15 đời Tướng quân cai
trị)và phát triển văn hóa truyền thống nhưng
thực hiện chính sách “tỏa quốc”.
+ Sau khi Hiệp ước Mĩ –Nhật được kí 1854 thì
chế độ Mạc phủ kết thúc sau đó.
3.1. ĐẤT NƯỚC –CON NGƯỜI NHẬT BẢN
 Thời kì Kamakura và Murômachi (1185-1600): chế độ
Mạc phủ (lều vải: chủ tướng làm việc khi viễn chinh)
+ Đây là thời kì của giới võ sĩ (Samurai)
+ Cuộc nội chiến giữa hai thế lực võ sĩ Heikê và Genji.
Thủ lĩnh Yôritômô của Genji thắng thế và thiết lập chế
độ Mạc phủ vào 1192.
+Hoàng gia vẫn ở yên tại Kyotô và không có thực quyền
+ Kịch Nô phát triển, giao lưu với Trung Hoa (nhà Tống)
và du nhập Thiền tông (Zen), nảy sinh ra một loại hình
nghệ thuật mới: Trà đạo.
3.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI
 Thời hiện đại: 1868 – nay
+ Sau khi chế độ Mạc phủ kết thúc, năm 1868, quyền lực
thu về Thiên triều, Thiên hoàng Mêiji lên ngôi.
+ Nước Nhật lao vào cuộc duy tân, tiếp xúc và học hỏi
phương Tây.
+ Sau các cuộc chiến với TQ và Nga, Nhật tiếp tục gây ra
cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, và 1945 thảm bại:
vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki.
+Từ 1947 sau khi ra Hiến pháp từ bỏ vũ lực quân sự, năm
1964 NB khôi phục hoàn toàn kinh tế và trở thành
cường quốc.
3.2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO Ở NHẬT
BẢN
3.2.1. Thần đạo:
 Thần đạo (Shinto) là một tín ngưỡng riêng của
người Nhật Bản, ra đời trước khi Phật giáo
thâm nhập vào quốc gia này.
 Nguồn gốc khởi đầu của Thần đạo là khái niệm
Kami. Chữ Kami biểu thị cho những điều siêu
việt, những quyền lực tồn tại trong giới tự
nhiên, trong chính con người và mang năng
lực sáng tạo.
3.2.1. THẦN ĐẠO

 Người đã khuất, sông, núi, hoa, lá, mặt trăng,


mặt trời…. là nơi ẩn trú của Kami. Kami có thể
ban phúc, gieo họa cho con người. Vì thế, tôn
thờ Kami trở thành một nét tâm linh tín
ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần
của người Nhật Bản.
3.2.1. THẦN ĐẠO

 Thần đạo của người Nhật Bản chú trọng 3 đặc


tính lí tưởng: chân thành, trong sạch và tự
nhiên. Vì thế hầu như các phương diện đời
sống văn hóa của người Nhật Bản đều chịu ảnh
hưởng sâu sắc của 3 đặc tính này.
3.2.1. THẦN ĐẠO

 Thần đạo không có cái nhìn bi quan về cuộc


sống. Tội lỗi có thể gột rửa bằng thanh tẩy:
Kessai (thanh tẩy bên ngoài) và Harai (thanh
tẩy bên trong -> trong sạch
 Lí tưởng chính của Thần đạo: makôtô: chân
thành và tự nhiên
TAM CHỦNG THẦN KHÍ NHẬT BẢN

 Thanh kiếm: sự dũng


cảm
 Chiếc gương: sự khôn
ngoan, bản thể Kami
của nữ thần Mặt trời
 Viên ngọc: lòng nhân
từ
 Theo thần thoại, tổ mẫu của đất nước NB là nữ
thần Mặt trời Amaterasu, được sinh ra từ giọt
nước mắt của nam thần Izanagi và nữ thần
Izanami.
 Nữ thần MT được xem là tổ mẫu của c ác
dòngdõi Thiên hoàng NB và bà trao cho 3 bảo
vật: tam chủng thần khí
 Ngôi đền Thần đạo được xây dựng để thờ
phụng Thiên nhiên và nữ thần Mặt trời qua biểu
tượng 1 chiếc gương trong đền thờ và cánh
cổng độc đáo Torri ( Điểu cư)
3.2.2. PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

 Phật giáo chính thức du nhập vào Nhật Bản


trong khoảng thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 7 do
thái tử Shôtôku tiếp nhận và gây dựng. Đến thế
kỉ thứ 8 Phật giáo trở thành một tôn giáo chính
và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm
linh của người dân Nhật Bản.
PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
 Trong quá trình du nhập ở
Nhật, Phật giáo hòa nhập
với Thần đạo và Phật
được xem như là một
Kami thượng đẳng.
 Nhiều vị thần của Thần
đạo được đưa vào điện
thờ Phật giáo và ngược lại
chùa chiền có thể được
xây quanh các đền thần.
PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
 Ảnh hưởng chính của Phật giáo trong dời sống văn hóa
của Nhật Bản là tính hiếu sinh, lòng từ bi và triết lí vô
thường.
 Cho đến nay, cùng với Thần đạo, Phật giáo vẫn luôn là
chỗ dựa tinh thần và chân lí sống của người Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Triết lí Phật giáo cũng có một ảnh hưởng
rất lớn đến tư tưởng và nội dung sáng tác văn học nghệ
thuật của giới văn nhân Nhật Bản.
NHO GIÁO NB

 Nho giáo du nhập vào Nhật ở thế kỉ thứ V. Ảnh


hưởng của Nho giáo thể hiện rõ nhất trong Hiến
pháp của triều đình Nhật Bản thời Thái tử
Shotoku và trong cuộc cải tân thời Taika.
 Nho giáo góp công rất nhiều cho sự trường tồn
các dòng dõi Thiên hoàng của NB.
3.3. CÁC QUAN NIỆM VĂN HÓA QUAN TRỌNG
CỦA NHẬT BẢN
 Mottainai: tránh lãng phí và cần tôn trọng tài
nguyên thiên nhiên. Hành động tôn trọng này
xuất phát từ Shinto: đồ vật có linh hồn
 Aware:niềm bi cảm trước vẻ đẹp không vĩnh
cữu, vô thường -> tôn trọng và yêu quý từng
khoảnh khắc cuộc sống
 Shibui: vẻ đẹp giản dị, tinh
tế và không phô trương:
+ Đơn giản
+Không rõ ràng (mờ ảo)
+ khiêm tốn
+ im lặng
+tự nhiên
+đều đặn hàng ngày (quy luật
tự nhiên)
+không hoàn hảo
 Wabi Sabi: vẻ đẹp của sự
không hoàn hảo. Quan
điểm này thấm đẫm triết lí
vô thường của Phật Giáo.
-> chấp nhận và tôn trọng
những khiếm khuyết của
sự vật. Bởi vì Cuộc sống
con người được hình
thành bởi sự đa dạng của
những mảnh ghép không
hoàn hảo.
WABI SABI
 Xuất hiện từ khoảng thế kỉ XII-XIV
 Kết quả của sự tiếp nhận Phật giáo Đại thừa
(Thiền tông) và tinh thần yêu thiên nhiên, yêu
cái đẹp của con người Nhật Bản (Shinto – Thần
đạo) -> ZEN
 Phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVI trong nghệ thuật
trà đạo và thơ Haiku -> trở thành một quan
điểm thẩm mĩ quan trọng của người Nhật cho
đến ngày nay.
 Wabi: ý thức tìm kiếm cảm giác đầy đủ về tâm hồn
trong sự túng thiếu, nghèo khó và giản dị
 Sabi: vẻ đẹp toát ra từ sự bình yên, tĩnh lặng và
mang đậm dấu vết thời gian
 Khái niệm này được hoàn thiện bởi Thiền sư
Matso Basho và trở thành một quan điểm mĩ học
quan trọng của văn hóa Nhật Bản: “ Cảm nhận và
trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo,
không vĩnh viễn và không trọn vẹn”.
 Cái đẹp không hoàn hảo
 Cái đẹp không vĩnh cữu và không bất biến

 Đề cao cái đẹp tự nhiên, giản dị


HÒA –KÍNH –THANH –TỊNH

 Murata JuKo : đề cao vẻ đẹp giản dị của nghệ


thuật uống trà, chối bỏ những tiệc tùng xa xỉ và
dụng cụ uống trà Trung quốc
 Sen no Rikyo: người mở ra một cuộc cải cách
hoàn toàn về Trà đạo trong văn hóa Nhật Bản.
 Trà đạo Nhật Bản thấm nhuần quan điểm thẩm
mĩ wabi sabi: Đề cao sự giản dị, thanh tao và
trân trọng sự đa dạng của vẻ đẹp tự nhiên
NGHỆ THUẬT TRÀ ĐẠO

Bậc thầy trà đạo Sen


no Rikyu
WABI SABI
NGHỆ THUẬT THƠ CA - HAIKU
THƠ HAIKU

 Người ăn xin hạnh phúc


Có cả đất và trời
Làm áo xiêm mùa hạ

“ Trên cổng bụi cây


Nằm thay cho ổ khóa
Con ốc nhỏ này”
NGHỆ THUẬT HÀN GẮN KINSUGI
THIẾT KẾ NỘI THẤT
3.4. VĂN HỌC NHẬT BẢN
3.4.1. Thơ ca
 Tanka còn có tên là Waka (Hòa ca)
 Một bài tanka có 31 âm tiết, thượng cú và hạ cú:
Dòng 1: 5 âm tiết
Dòng 2: 7 âm tiết
Dòng 3: 5 âm tiết

Dòng 4: 7 âm tiết
Dòng 5: 7 âm tiết
THƠ CA NHẬT BẢN

 Vạn diệp tập ( Manyoshu): kiệt tác thời Nara


Omi no umi Ôi chim chidori
Yunami chidori trên sóng chiều Ômi
na ga nakeba nghe tiếng em hát
kokoro mo shinu ni mà lòng ta đau
Inishie omoyu nhớ biết bao điều
 “ Dòng sông Sahô
Cỏ mọc tràn bờ
Ai ơi, đừng cắt cỏ
Cho bờ còn hoang vu
Để khi mùa xuân đến
Ta còn nơi hẹn hò”
( Vạn diệp tập)
 Thơ tanka thời Heian:
“Từ khi tôi nhìn thấy
Người tình trong giấc mơ
Thì niềm tin từ đấy
Tôi đặt vào trong mơ”
( Kô ma chi)
Tanka thời hiện đại: nữ sĩ Tawara
“ Chà, ngon quá! Hôm ấy
Món xalat anh khen
Mùng sáu tháng 7
Thành kỉ niệm trong em
Một ngày xalat”
“Dựa lưng vào tường
Lung linh nắng
Ngồi yên
Chân anh và chân em
Duỗi song song hàng”

“ Và trong đêm
Tôi muốn
Anh với tôi
Như những mô hình cơ thể
Đơn sơ mang hiệu: Con Người
THƠ CA
 Xuất hiện từ thế kỉ VIII, phát triển rực rỡ vào thế
kỉ IX (thời Heian) và kéo dài cho đến thời hiện
đại, thơ Tanka vẫn bao hàm hai nội dung chính:
vẻ đẹp của thiên nhiên và nỗi buồn của tình
yêu.

 Tanka là chiếc gương soi của văn hóa NB. Trong


chiếc gương ấy, ta nhìn thấy tính chất Nữ tính
vĩnh cữu của con người Nhật Bản.
THƠ CA NHẬT BẢN

 Thơ Haiku:
 Phát triển và hoàn thiện vào khoảng thế kỉ XVII

 Haiku (phát cú) bắt nguồn từ thể thơ Tanka và


thuộc phần đầu (ba câu) của Tanka
 Haiku khoảng từ 17 âm tiết trở lại, 3 câu.

 Cú pháp: 5+7+5

 Đặc điểm; phải có “quý ngữ”


BASHO - HAIKU
BASHO

 Bashô tên thật là Munêfusa, họ Matsuô (1644-


1694)
 Là một trong những nhà thơ soạn renga (liên
ca)của văn học NB thời Ê đô

 Thơ Basho mang đậm phong vị Thiền NB (tiếng


vỗ của một bàn tay), niềm sabi (cô tịch)
 Quán bên đường
Các du nữ ngủ
Trăng và đinh hương”

“ Ngón tay nhỏ nhoi


Hạt dẻ còn trong vỏ
Xin mùa thu đừng rơi”
TIỂU THUYẾT NHẬT BẢN

 Truyện Genji của nữ văn sĩ Murasaki, xuất hiện


vào khoảng đầu thế kỉ XI.

Quyển tiểu thuyết tâm lí đầu tiên của thế giới,


nhân vật chính là con người.
 Truyện Genji được xem là thế giới của niềm bi
cảm - aware
TIỂU THUYẾT NHẬT BẢN

 Kawabata: Người cứu rỗi cái Đẹp

 Kawabata là hiện tượng kì diệu của văn học


Nhật Bản thế kỉ XX.

 Năm 1968, ông đoạt giải Nobel văn chương


KAWABATA
 “Ở Nhật, sau gần một
thế kỉ du nhập văn
chương Tây phương,
không có gì đạt tới
đỉnh cao của kiểu mẫu
văn chương Nhật Bản
mà Murasaki thời
Heian hay Basho thời
Êđô đã biểu hiện và
văn chương dường
như đã đi xuống”
CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

 Xứ tuyết
 Ngàn cánh hạc

 Người đẹp ngủ say

 Vũ nữ xứ Izu

 Thủy nguyệt

 Cánh tay

 Truyện ngắn trong lòng bàn tay


CHƯƠNG 4: VĂN HỌC Ả RẬP

4.1. Đất nước và con người


Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á.
Phần lớn là hoang mạc, duy nhất ở vùng
Yeman và Hejaz là có nguồn nước phong phú,
có thể trồng trọt và phát triển thương nghiệp
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
 Quá trình hình thành nhà nước Ả Rập ( thế kỉ VII) gắn
liền với sự hình thành của đạo Hồi do Môhamet (569-
632) truyền bá từ năm 610.
 Năm 632, Môhamet qua đời. Người kế thừa tôn giáo và
nhà nước được gọi là Calipha(người kế thừa của tiên
tri).
 Trong suốt qúa trình phát triển và truyền bá đạo Hồi
(636-651) Arập lần lượt chinh phục Ai Cập, Xi ri, Palextin,
Ba Tư
 Thế kỉ X, đế quốc AR không còn thống nhất. Năm 1258
Mông Cổ chiếm kinh đô Batđa. Chấm dứt thời kì đế quốc
Ar.
4.2. TÔN GIÁO

 Islam: phục tùng


 Kinh sách: Kinh Coran, chữ Ar.

 Tôn thờ Thánh Ala; nhất thần tuyệt đối

 Môhamet là tiên tri của Ala.

 Không thờ ảnh tượng

 Thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ar


 Năm 4o tuổi,
Môhamet được
thiên thần Gabriel
chọn làm sứ giả của
Thánh Ala
 Hồi giáo là sự kết
hợp của 3 phương
diện: chính trị, tôn
giáo và văn hóa
 Tìm hiểu thêm phong cách Moorish (Moorish
style), nghệ thuật thư pháp và trang trí
arabesque trong nghệ thuật và kiến trúc
phương Đông Hồi giáo ???
4.3. VĂN HỌC

 Thơ và truyện

 Nghìn lẻ một đêm: hình thành từ thế kỉ X đến


thế kỉ XII.
NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
 Một nghìn câu chuyện của
Ba Tư (tk VI).
 Được cải biên lại thành một
truyện dài trong cung vua
AR.
 Năm 1700, bản chép tay
được nhà Đông phương
học người Pháp là Artonie
Galland dịch ra tiếng Pháp
và xuất bản 1704
1. PHÂN TÂM HỌC LÀ GÌ?
 Phân tâm học ( Phân tích tâm lý
học, tiếng Anh: Psychoanalysis):
là tập hợp những lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu về hành
vi, tâm lý của con người.
 Người sáng lập ra học thuyết này
là Sigmud Freud (1856-1939), một
bác sĩ người Áo.
 Học thuyết của S. Frued ảnh
hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực
khác nhau: y học, triết học, tôn
giáo, văn học nghệ thuật….
1. NHỮNG LÍ THUYẾT CHÍNH TRONG PHÂN TÂM
HỌC
 Trong học thuyết Phân tâm học, lí thuyết về về
“vô thức” của S. Freud được xem như là một
cuộc cách mạng lớn trong nhận thức về bản
chất hành vi con người của giới nghiên cứu y
khoa – thần kinh học. Bởi vì trước đây hầu hết
mọi người vẫn đề cao vai trò của ý thức và
xem ý thức là phần tư duy chủ yếu của con
người
2. NHỮNG LÍ THUYẾT CHÍNH TRONG PHÂN TÂM
HỌC
 Freud chia bộ máy tư duy của con người theo 3 lát
cắt:
 “ Vô thức”(unconscius): là nơi tàng trữ các bản
năng và ham muốn tự nhiên của con người
 “tiền ý thức”(preconscius): Phần tinh thần đi ra từ
“vô thức” nhưng chưa trở thành ‘ ý thức”; phần
trung gian hoặc vùng đệm giữa “vô thức” và “ý
thức”
 “ý thức” (conscius): phần tinh thần liên hệ trực tiếp
với thế giới bên ngoài.
2. NHỮNG LÍ THUYẾT CHÍNH TRONG PHÂN TÂM
HỌC
 Sơ đồ mô hình cấu trúc nhân cách của Freud:

GS. Anthony A. Walsh - Mĩ (2008)


2. NHỮNG LÍ THUYẾT CHÍNH TRONG PHÂN TÂM
HỌC
 Cái ấy (id): bản năng của con người
 Cái tôi (ego): Cái tôi là cá tính tâm lí của con
người, có vai trò kìm nén xung đột của ‘cái ấy’
và tượng trưng cho ý thức của cá nhân
 Cái siêu tôi (super ego): lương tri, đạo đức và
các giá trị, quy tắc của Xã hội mà con người
phải tuân theo.
2. NHỮNG LÍ THUYẾT CHÍNH TRONG PHÂN TÂM
HỌC

 “ Vô thức”(unconscius): là nơi tàng trữ các bản


năng và ham muốn tự nhiên của con người
 “tiền ý thức”(preconscius): Phần tinh thần đi ra
từ “vô thức” nhưng chưa trở thành ‘ ý thức”;
phần trung gian hoặc vùng đệm giữa “vô thức”
và “ý thức”
 “ý thức” (conscius): phần tinh thần liên hệ trực
tiếp với thế giới bên ngoài.
 Theo Freud, ‘ý thức’ không phải là cái kiểm
soát, điều hành tất cả hành vi của con người,
mà còn có một lực lượng nằm ngoài ý thức chi
phối, đó là vô thức.

 “Vô thức” bao gồm ước muốn, tình cảm, dục


vọng của con người … bị kìm nén lại trước các
quy chuẩn đạo đức của xã hội hoặc thực tại của
cuộc sống.
2. NHỮNG LÍ THUYẾT CHÍNH TRONG PHÂN TÂM
HỌC
 Trong nhiều công trình nghiên cứu, S. Freud đã
trình này khái niệm ‘Sự dồn nén” của vô thức
và đưa ra 3 cách thức giải tỏa “sự kìm nén” :
+Giải tỏa dồn nén bằng tưởng tượng hay giấc mơ
+ Giải tỏa dồn nén qua tôn giáo
+Giải tỏa dồn nén trong sáng tác văn học nghệ
thuật
3. SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DƯỚI
CÁI NHÌN CỦA PHÂN TÂM HỌC
 Theo Freud, “vô thức’ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sáng tạo
văn học nghệ thuật của người nghệ sĩ, từ hình tượng nhân vật trong
văn học ông xây dựng những lí thuyết tâm lí nhân cách con người:
+ Dựa trên tác phẩm “Odipe làm vua” của Sophocle ông đã đưa ra khái
niệm ‘mặc cảm Odipe” để giải thích các giai đoạn phát triển nhân
cách của con người.
+ Theo ông, Sáng tạo nghệ thuật là sự thăng hoa những ẩn ức, ước mơ,
khao khát… của người nghệ sĩ
+ Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh hình thức giải tỏa dồn nén vô thức và
thăng hoa vào nghệ thuật chỉ diễn ra ở một số ít người và không phổ
biến, nó phụ thuộc vào việc con người có làm chủ được giấc mơ, sự
tưởng tượng và cảm xúc của mình hay không.
 Sau khi S. Freud qua
đời, lí thuyết “ vô
thức”của ông được
Carl. Jung (1875-
1961), một bác sĩ tâm
thần và cũng là một
nhà tâm lí học người
Thụy Sĩ tiếp tục nghiên
cứu và phát triển.
 C.Jung xây dựng thêm lí
thuyết “vô thức tập
thể” cho Phân tâm học
 “Vô thức tập thể”: tài sản chung chung của
nhân loại, được cấu trúc bằng những “cổ mẫu”
(archétipe) trong kinh nghiệm loài người. Nó
được thể hiện trong những hình ảnh tượng
trưng tập thể: huyền thoại, tôn giáo, folklore…)
cũng như trong các tác phẩm văn học nghệ
thuật, trong những giấc mơ -> di truyền văn
hóa.
 Như vậy,theo học thuyết Phân tâm học, sáng tạo
nghệ thuật là quá trình người nghệ sĩ giải tỏa
nhưng ước mơ, khát vọng, nỗi buồn, niềm hi
vọng… của mình vào hình tượng nghệ thuật trong
tác phẩm thông qua các chất liệu ngôn ngữ, âm
nhạc, màu sắc hội họa….

 Những sáng tạo nghệ thuật ấy có thể mang màu


sắc nhân, hoặc cũng có thể là lí tưởng, khát vọng
và tiếng nói chung cho cả thời đại và nhân loại (vô
thức cá nhân và vô thức tập thể)
CHƯƠNG 5: VĂN HỌC HI LẠP CỔ ĐẠI
5.1. Đất nước – con người
- Nước Hi Lạp cổ đại nằm ở phía Nam bán đảo
Balkan của Châu Âu.
- Địa hình: có nhiều đồng bằng rộng, phì nhiêu
nhưng chia ra riêng biệt-> nguyên nhân khiến các
thành bang trở nên biệt lập và thống nhất đất
nước khó khăn.
- Cư dân Hi Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người: Akeen,
Inôiêng, Đôniêng ( những cuộc thiên di của những
tộc người thuộc hệ Ấn Âu, Tây Âu tràn xuống vùng
biển Tiểu Á TK 18 -17 TCN)
5.1. ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI

Lịch sử cổ đại Hi Lạp chia làm 4 thời kì:


+ Thời kì văn hóa Crete – Mycenae
+ Thời kì sử thi: Iliad và Odyssey ( Homer)
+ Thời kì thành bang
+ Thời kì Macedonia
THỜI KÌ VĂN HÓA CRETE – MYCENAE

 Điểm xuất phát của nền văn minh Hi Lạp là đảo


Crete (2500 – 1700 TCN) và thành bang
Mycenae (2000- 1100 TCN)
 Thời kì này đã có thành quách, cung điện, chữ
viết, vũ khí…
THỜI KÌ SỬ THI (HOMER)

 Thời kì Homer( TK XI –IX TCN)


 Lịch sử Hi Lạp được phản ánh qua 2 bộ sử thi
Iliad và Odyssey.
 Nội dung: cuộc chiến tranh giữa Hi Lạp và
thành Troie
THỜI KÌ THÀNH BANG

 Thế kỉ VIII – IV TCN


 Thời kì quan trọng: xuất hiện nhiều nhà nước
nhỏ, mỗi nhà nước đều có một thành phố trung
tâm gọi là những thành bang.
 Thành Sparta và Athena: hai thành bang hùng
mạnh và là nòng cốt cho lịch sử Hi Lạp cổ đại
THỜI KÌ MACEDONIA

- Sự thiết lập bá chủ ở Hy Lạp và cuộc chinh


phục phương Đông của nhà nước Macedonia,
một NN phía Bắc Hi Lạp ( khoảng những năm
300 TCN)
- Năm 168 TCN, Macedonia bị La Mã tiêu diệt
- Năm 146 TCN, Hi Lạp bị nhập vào đế quốc La

TRIẾT HỌC HI LẠP

 Triết học phát triển rực rỡ từ khoảng thế kỉ VI


TCN tại HI lạp.
 Đó là những suy tư về nguồn gốc của thế giới
và vạn vật.
 Cuộc đấu tranh giữa trường phái duy tâm và
duy vật
 Triết gia Héraclite: sự sống hình thành từ lửa, tư
tưởng về sự vận động biến đổi của sự vật: Con
người không ai tắm hai lần trên một dòng sông
 Triết gia Socrate: luôn đặt ra câu hỏi cho mọi điều
về thế giới và cuộc sống. “ Tôi biết rằng tôi không
biết gì hết”, “ Anh hãy tự biết chính anh”
 Platon: tin vào linh hồn

 Aristote: thuyết tam đoạn luận: tiền đề lớn, tiền đề


nhỏ và kết luận.
5.2. VĂN HỌC HI LẠP

 Thần thoại: thế kỉ VIII-VI TCN: truyện kề về khai


thiên lập địa, về các vị thần, gia phả thần, đời
sống xã hội của các anh hùng dũng sĩ…
 Các thần bảo hộ tự nhiên, các ngành nghề, các
lĩnh vực trong cuộc sống
 Thần thoại Hi Lạp phản ánh nguyện vọng của
nhân dân,giải thích hiện tượng tự nhiên
 Là kho đề tài vô tận và là nguồn cảm hứng cho
thơ, kịch. Điêu khắc, hội họa Hi Lạp cổ đại.
THẦN THOẠI HI LẠP

 Thần thoại Hi Lạp chia làm 3 loại:


+ Thần thoại về gia hệ thần
+Thần thoại về thành bang
+ Thần thoại về các anh hùng
THẦN THOẠI VỀ CÁC GIA HỆ THẦN

 Thần thoại chính là tôn giáo của người Hi Lạp


cổ đại.
 Thần toại giải thích về các hiện tượng tự nhiên ,
quá trình hình thành vũ trụ.
 Chín người con gái của Zues đại diện cho 9
ngành nghệ thuật: Sử học, Bi kịch, Hài kịch,
Âm nhạc, Vũ đạo, Thơ, Sử thi, Thiên văn học ,
Hùng biện
THẦN THOẠI VỀ THÀNH BANG

 Hi Lạp cổ đại có nhiều thành bang. Mỗi thành


bang có một chế độ chính trị xã hội, giáo dục
riêng
 ND: giải thích nguồn gốc, phản ánh phong tục
tập quán và ca ngợi những con người ưu tú của
thành bang.
THẦN THOẠI VỀ CÁC ANH HÙNG

 Ca ngợi chiến công phi thường của các anh


hùng lí tưởng: Hercules và 12 kì công: những
con người trần tục nhưng sánh tựa thần linh.
 Người Hi Lạp xây dựng một mẫu hình lí tưởng
về con người và tự xưng mình thuộc dòng dõi
của những người anh hùng như thế.
SỬ THI HI LẠP
 Sử thi Iliad: 15.683 câu, chia thành 24 khúc
ca. Iliad miêu tả 50 ngày cuối của năm thứ 10
cuộc chiến thành giữa Hi Lạp và thànhTroie.
 Phần đầu: cơn giận của Achille nhvà cuộc cãi
nhau giữa Achille và Agamemnon
 Phần giữa: những sự việc về Patrocle, bạn
Achille
 Phần cuối: cái chết của Hector (chủ tướng
thành Troie)
SỬ THI ODYSSEY

Tác phẩm là bức tranh hùng tráng của người HI


Lạp trong cuộc chinh phục thiên nhiên và di
dân mở đất.
 Odyssey gồm 12.110 câu thơ, chia làm 24
khúc ca, kể về 10 năm trở về quê hương của
vua Odyssey sau cuộc chiến thành Troie.
 Iliad và Odyssey là kho tư liệu giúp các nhà sử
học khôi phục lại thời kì lịch sử của Hi Lạp cổ
đại -> thời đại Homer
 ND: tái hiện lại bức tranh chiến trận thời kì
chiến tranh bộ lạc của Hi Lạp cổ đại và mẫu
người anh hùng lí tưởng của thời đại Homer
 Iliad là bản anh hùng ca về chiến trận
 Odyssey là bản anh hùng ca về cuộc sống hòa
bình
CHƯƠNG 6: VĂN HỌC THỜI PHỤC HƯNG

6.1. Thời đại Phục hưng:


+ Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI, ở Châu Âu ( khởi
nguồn từ Italia) dấy lên cuộc vận động tư tưởng
và văn hóa mới.

+ Người Italia gọi phong trào này là Renascita –


Tái sinh hoặc Phục hưng
6.1. THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

 Phong trào Phục hưng: làm sống lại nền văn


hóa cổ đại HI Lạp –La Mã.
 Nguyên nhân: nền văn hóa của trung cổ Phong
kiến và Nhà thờ ?
6.1. THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

 Những truyền thống văn hóa của Hi Lạp – La


Mã cổ đại:
+ trân trọng và đề cao khả năng của con người
-> con người là kiểu mẫu của muôn loài
+ đấu tranh cho tự do của con người
THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG
 CHủ nghĩa nhân văn của phong trào Phục hưng: ca
ngợi con người, đấu tranh cho tự do của con người
đặc biệt là quyền tự do cá nhân ( đối lập lại với chủ
nghĩa khổ hạnh và triết lí diệt dục của PK thời
trung cổ)
 W.Shakespear: Kì diệu thay là con người. Con
người cao quí làm sao về lí trí, vô tận về năng
khiếu. Về dung mạo, dáng vóc, nó đẹp tự thiên
thần. Về trí tuệ, nó có thể sánh tài Thượng Đế! Thật
là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài” (
Bi kịch Hamlet)
6.2. VĂN HỌC PHỤC HƯNG

 Miguel de Cervantes - Tây Ban Nha


 W. Shakespeare - Anh
BI KỊCH W. SHAKESPEARE
 Bi kịch Hi Lạp: bi kịch là một vẻ đẹp của Hi Lạp
cổ đại. Nó là bước phát triển cao của nghệ
thuật thơ ca.
 Thành bang Athene được xem là nơi sinh ra bi
kịch: cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nô và nô
lệ
 Hình thức biểu diễn của các Ca khúc lễ tế thần
( Thần rượu nho) được xem là cơ sở hình thành
thể loại Bi kịch
 Đặc điểm: Không chia thành hồi, lớp, kịch bản
bằng thơ, các nhân vật trên sân khấu mang
mặc nạ, đề tài chủ yếu rút ra từ thần thoại và
truyền thuyết
 “Promethée bị xiềng’ của Eschyle ( 525-456
TCN)
 “ Oedipe làm vua” của Sophocle (496-406
TCN)
 W. Shakespear ( 1564-1616) – văn học phục
hưng Anh

 Hamlet, Othello, MacbetRomeo and Juliet…


CHƯƠNG 7: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX _XX

7.1. Bối cảnh VHXH:


- Thời kì xuất hiện nhiều tư tưởng lớn của thời
đại, lí thuyết khoa học tiến bộ
- XH nảy sinh nhiều mâu thuẫn:Đấu tranh giai
cấp, chủng tộc, màu da..
7.2. VĂN HỌC

 Hai trào lưu văn học chính: chủ nghĩa lãng mạn
và chủ nghĩa hiện thực phê phán
 Victo Hugo (1802-1885)

 Honore de Balzac (1799- 1850)

 Franz Kafka (1883-1924)

 Ernest Hemingway (1899-1961)

You might also like