You are on page 1of 40

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT

TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI


QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Tên các thành viên nhóm 4:
1. Phạm Võ Kim Cương
2. Bành Mỹ Linh
3. Đoàn Thị Mỹ Linh
4. Nguyễn Thị Bích Nhã

CLC_17DTC2 XIN CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN!


TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ GIẢI


QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
II. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VỀ GIẢI

QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI


III. ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI

IV. KẾT LUẬN


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 Đại hội VI của Đảng (12/1986) lần đầu tiên nêu lên khái niệm
“Chính sách xã hội”.
 Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để
thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích
của các hoạt động kinh tế.
 Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển
kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người.
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 Đại hội VI nêu ra các chủ trương:


1. Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số
2. Đảm bảo việc làm cho người lao động
3. Ban hành và thực hiện Luật lao động
4. Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân
5. Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội XHCN
đối với toàn dân
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) và Hội nghị đại biểu toàn quốc
nhiệm kỳ khóa VII (1/1994) chủ trương tăng cường xây dựng các
luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, vừa khuyến
khích đầu tư phát triển, vừa hạn chế bất công xã hội.
 Tiếp tục khẳng định mục tiêu của chính sách xã hội là thống nhất
với mục tiêu phát triển kinh tế và đều phục vụ mục tiêu phát triển con
người, phát triển xã hội; coi phát triển kinh tế là cơ sở để thực hiện
các chính sách xã hội chính là động lực phát triển kinh tế, đó là những
nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 Đại hội VIII của Đảng (6/1996) chủ trương, hệ thống chính sách xã
hội phải được hoạch định theo những quan điểm:
 Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.
 Thực hiện nhiều hình thức phân phối - Khuyến khích làm giàu hợp
pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.
 Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
 Đại hội IX (4/2001) chủ trương:
a. Các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển xã hội và làm lành
mạnh hóa các quan hệ xã hội
b. Thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển
sản xuất, tăng năng xuất lao động xã hội
c. Thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân
làm giàu và hợp phát
 Đại hội X (4/2006) chủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các
mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, từng địa phương
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 Đại hội XI (1/2011) nêu quan điểm và chủ trương:


a. Quan điểm: “ Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền
và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.
b. Chủ trương phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, xã
hội hài hòa với phát triển kinh tế.
II. QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1/ QUAN ĐIỂM:
 Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

 Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với

tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển
 Ba là, chính sách xã hội được thực hiện dựa trên cớ sở phát triển kinh tế,

gắn bó hữu nghị giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ
 Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát

triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội
II. QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
2/ CHỦ TRƯƠNG:
 Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực
hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo.
 Hai là, đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi
người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
 Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, bảo đảm mọi
người được chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
 Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm
vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi.
 Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.
 Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung
ứng các dịch vụ công cộng.
III. ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI

1/ ƯU ĐIỂM:
 Tính năng động, tích cực, chủ động trong việc giải quyết các vẫn đề xã hội.

 Thực hiện có kết quả phân phối theo kết quả lao động.

 Nhà nước đã nhận thức rõ mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa phát triển
kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
 Ý thức được rõ phân hóa giàu nghèo và có nhiều biện pháp tạo điều kiện khuyến
khích mọi người vươn lên làm giàu hợp pháp đồng thời tích cực xóa đói giảm
nghèo cứu trợ xã hội.
 Hình thành cơ cấu xã hội mới với nhiều giai cấp, tầng lớp dân cư cùng chung
mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
 Đã coi phát triển giáo dục và khoa học công nghệ.
III. ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI
2/ HẠN CHẾ:
 Áp lực dân số lớn, chất lượng dân số còn thấp khiến áp lực việc làm, áp lực lên môi

trường ngày càng tăng cao.


 Tiêu cực trong xã hội còn nhiều nhất là tình trạng quan liêu,
tham nhũng trong bộ máy công quyền.
 Môi trường sinh thái, môi trường xã hội bị ô nhiễm,
chưa có biện pháp khắc phục có hiệu quả.
 Phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng.
 Hệ thống giáo dục, y tế còn lạc hậu, có nhiều bất cập,
an sinh xã hội chưa được đảm bảo.
 Tệ nạn xã hội tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp,
gây thiệt hại lớn đến an sinh xã hội.
III. ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI

3/ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ:


 Tăng trưởng kinh tế chưa gắn kết tốt với mục tiêu xã

hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội bền
vững. Nguồn lực dành cho việc giải quyết vấn đề xã hội
chưa được đáp ứng được yêu cầu
 Quản lí xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát

triển kinh tế xã hội


III. ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI

 Biện pháp đề xuất:


1. Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc
2. Tăng cường lượng hoá mục tiêu của chính sách xã hội, theo
hướng từng bước hội nhập với tiêu chí chung của thế giới
3. Thể chế hoá các chính sách xã hội thành các văn bản quy phạm
pháp luật để quản lý quá trình phát triển lĩnh vực xã hội
4. Tiếp tục xây dựng các thể chế và nguồn lực cho việc quản lý lĩnh
vực xã hội
III. ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI

4/ THÀNH TỰU:
 Con người mới từng bước hình thành, năng động hơn, dám nghĩ dám làm,
dám chịu trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo.
 Giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ tri thức, các doanh nhân,… không
ngừng phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh”.
 Cách thức quản lí xã hội dân chủ cởi mở hơn, đề cao pháp luật.
 Thành tựu xóa giảm nghèo được nhân dân đồng tình, quốc tế ca ngợi.
 Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là tiền đề phát
triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững.
 Thực hiện công bằng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều
kiện để ai cũng được học và bảo hiểm y tế cho người nghèo.
IV. KẾT LUẬN
Trước thời kì đổi mới Trong thời kì đổi mới

Ỷ lại vào nhà nước, tập thể, trông nhờ vào viện Tính năng động chủ động, tính tích cực của xã
trợ hội của toàn thể nhân dân.

Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu
Phân phối lao động trên danh nghĩa nhưng thực
quả kinh tế, phân phối theo mức đóng góp các
ra là bình quân cào bằng
nguồn lực khác vào sản xuất

Đặt không đúng tầm quan trọng của chính sách


Sự thống nhất
xã hội trong mối quan hệ với chính sách kinh tế

Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết Thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần
việc làm kinh tế và người lao động đều tham gia vào

Khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tích


Không chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo cực xóa đói giảm nghèo, coi bộ phận người giàu
là một phần trong sự phát triển kinh tế.

Cộng đồng xã hội đa dạng, các tầng lớp có nghĩa


Xây dựng xã hội thuần nhất chỉ có giai cấp công
vụ và quyền lợi như nhau, đoàn kết chặt ché, góp
nhân, nông dân tập thể và tầng lớp tri thức
phần xây dựng đất nước.
IV. KẾT LUẬN

 Ngay từ khi ra đời và nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách


mạng Việt Nam, văn hoá là lĩnh vực được Đảng Cộng
sản Việt Nam rất quan tâm.
 Những thay đổi to lớn tư duy về Đảng cầm của Đảng
cộng sản Việt Nam đã đưa tới những thay đổi mạnh mẽ
của Đảng trong chủ trương xây dựng, phát triển nền văn
hóa và giải quyết các vấn đề xã hội.
IV. KẾT LUẬN
 Kể từ năm 1986 đến nay, tư duy của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giải
quyết các vấn đề xã hội đã có những bước phát triển mới:
1. Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối
quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã thống nhất chính sách kinh tế
với chính sách xã hội.
2. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến độ và công bằng xã hội ngay trong
từng bước phát triển.
3. Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần
chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế chính sách để các thành phần kinh
tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.
4. Từ chỗ không chấp nhận sự phân hóa giàu – nghéo đã đi khuyến khích
mọi người làm giàu hợp pháp, đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.
Câu hỏi: Hiện nay, nước ta đã diễn ra bao nhiêu Đại hội Đảng?

 Đáp án: 7 Đại hội Đảng


Câu hỏi : Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa, tầm quan trọng và
nhiệm vụ như thế nào?
 Đại hội lần thứ XII của Đảng họp vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng: Toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng; trải qua 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013, 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
 Để thực hiện mục tiêu cao cả đó, Đại hội đã thảo luận và thông qua những chủ trương, quyết sách
quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ quá trình triển khai tổ chức thực hiện
phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta trong 5 năm tới: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
 Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011-2015); nhìn lại
30 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020; kiểm điểm sự lãnh
đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI;
bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Câu hỏi : Chủ đề và phương châm chỉ đạo của Đại
hội XII của Đảng?

 Mỗi kỳ Đại hội Đảng đều có một chủ đề. Chủ đề Đại hội XII của
Đảng là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đây cũng
là tiêu đề của Báo cáo chính trị tại Đại hội.
 Phương châm chỉ đạo Đại hội XII của Đảng là:

“Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”

You might also like