You are on page 1of 10

NHÓM 4: MỰC IN OFFSET ƯỚT VÀ QUÁ TRÌNH

TRUYỀN MỰC TRONG IN OFFSET

Bùi Đức Duy


Vũ Cẩm Nhung
Nguyễn Văn Long
Nguyễn Thị Hiền
Khổng Minh Quyền
Bee
NGUYÊN LÝ IN CÓ ÁP
LỰC (IN OFFSET)

 In offset dựa trên nguyên lý phân


tách mực/nước giữa phần tử in và
phần tử không in. Theo đó, phần tử
in hút mực và đẩy nước, phần tử
không in hút nước và đẩy mực. Trên
bản in phần tử in và không in nằm
gần như trên 1 mặt phẳng. Hệ thống
làm ẩm phủ một lớp dd ẩm mỏng lên
phàn tử không in, dd ẩm này giữ
sạch phần tử không in khi tiếp xúc
với mực. Do tính chất cả mực và
nước cùng nằm trên một mặt phẳng
nên bản in không tiếp xúc với vật
liệu in mà hình ảnh in truyền qua
một ống trung gian là ống cao su rồi
mới truyền lên vật liệu in.
QUÁ TRÌNH TRUYỀN MỰC

 Tiếp xúc bản và nền


• Hệ thống làm ẩm phủ lên các phần tử không in 1 lớp màng ẩm mỏng.
• Mực được trà lên ống bản, ở chỗ phần tử không in được trà ẩm sẽ không bắt
mực.
• Mực từ ống bản truyền lên ống cao su và từ ống cao xu truyền lên giấy.

 Cố định màng mực trên nền vật liệu


Dưới tác dụng của áp lực giữa ống ép in và ống cao su mực được truyền
lên giấy và đồng thời xảy ra quá trình thấm hút và làm khô mực trên bề mặt vật
liệu in. Nhờ 2 quá trình này mà màng mực được cố định trên nền vật liệu.

 Tách màng mực


• Quá trình truyền mực giữa các trục lô gọi là quá trình tách màng mực.
• Đối với hệ thống lô mực sự tách màng mực luôn là 1:1 tức là độ dầy màng mực
giữa 2 lô tiếp xúc trực tiếp luôn bằng nhau. Từ trên xuống dưới (từ lô lấy mực
đến trà bản) lớp mực mỏng dần.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRUYỀN MỰC
 Độ dày lớp mực:
Nếu độ dày lớp mực đầu tiên cao hơn nhiều so với độ dày lớp mực in thứ 2 thì dẫn đến hiện
tượng truyền mực không đủ. Giả sử một bộ mực có độ tách dính giảm dần theo thứ tự in đang được sử
dụng thì độ dày lớp mực của tất cả các màu nên bằng nhau. Để truyền mực tốt nhất, độ dày lớp mực nên gia
tăng một ít từ đơn vị 1 đến đơn vị thứ 4, đồng thời độ tách dính của các lớp mực in sau nên giảm tương ứng.
 Cân bằng mực - nước:
Trong in offset, lượng nước làm ẩm có thể ảnh hưởng đến độ tách dính mực và sau đó là sự truyền
mực. Nếu có quá nhiều nước thì độ tách dính của mực càng giảm. Nếu nước cho vào không đủ thì độ tách
dính của mực sẽ tăng (trong các loại mực in, lượng nước chiếm 40%). Việc duy trì cân bằng mực - nước
chính xác cho tất cả các màu là rất quan trọng giúp tránh được hiện tượng bông tuyết và cặn dơ trong dung
dịch nước máng.
 Thời gian giữa các lần in:
Thời gian ngưng giữa lần đầu và lần thứ 2 càng dài bao nhiêu, thì càng có nhiều thời gian cho lớp
mực đầu tiên khô bấy nhiêu. Độ tách dính của lớp mực in sẽ bắt đầu tăng khi nó bắt đầu khô. Sự gia tăng độ
tách dính tạo điều kiện cho sự truyền mực của các màu sau. Sấy khô hoặc sấy một phần lớp mực đầu tiên
giữa các lần in cũng giúp cải thiện việc truyển mực. Nếu thời gian giữa những lần in trôi qua quá lâu (ví dụ
như khi in ấn một ấn phẩm 4 màu đang được in trên máy in 1 màu) thì những vấn đề về truyền mực khô sẽ
xảy ra. Khi đó nhiều chất phụ gia trong loại mực đầu tiên (ví dụ như các chất sáp) có thể chuyên lên bề mặt
in và đóng vai trò như một rào cản đối với loại mực thứ 2.
 Phương trình Lucas – Wasburn mô tả tốc độ thẩm thấu chất lỏng vào vi lỗ có bán kính R
• h – độ sâu thẩm thấu của chất lỏng
• R – Bán kính trung bình của lỗ
•  – Sức căng bề mặt của chất lỏng
 – độ nhớt của chất lỏng
•  - Góc thấm ướt của chất lỏng với thành vi lỗ
• t – thời gian thấm hút

 Quá trình thẩm thấu của mực lên vật liệu nền nhờ lực ép in tại vị trí tiếp xúc
• V – thể tích mực truyền lên diện tích A trong thời gian tiếp xúc t
• R – Bán kính trung bình của các khe lỗ
• P – Áp lực ép
 – độ nhớt của mực
 - Tỉ lệ khe lỗ trên tờ giấy
 - Độ khúc khuỷu của cấu trúc khe lỗ
 Kết hợp với phương trình Lucas – Wasburn
• t1 – thời gian dừng ở điểm tiếp xúc 2 lô (1 - 2s)
• t2 – thời gian giữa 2 lần in (1s hoặc ít hơn)
MỰC IN
 Sức căng bề mặt và độ nhớt: Theo công thức suy ra từ phương trình Lucas – Wasbum và công thức tính thể
tích mực truyền lên vật liệu ta có thể suy ra được:
• Sức căng bề mặt tăng thì lượng mực truyền lên vật liệu cũng tăng.
• Độ nhớt của mực giảm thì độ tách dính cũng giảm dẫn đến lượng mực truyền lên vật liệu cũng tăng.
 Độ tách dính của mực (độ sệt): (phụ thuộc vào đặc tính xúc biến (đặc tính chuyển đổi từ pha lỏng sang pha rắn
khi đứng yên).
Để tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyển một lớp mực này lên một lớp mực khác được in trước đó thì độ
sệt của mực đang được in nên thấp hơn độ sệt của các mực đã in trước đó. Nếu như độ sệt của lớp mực thứ 2 cao
hơn độ sệt của lớp mực in trước đó sẽ dẫn đến hiện tượng truyền mực ngược, tức là một ít mực in đầu tiên có thể
bị lớp mực in lần thứ 2 kéo ra khỏi giấy và truyền ngược về máng mực. Ví dụ khi in màu Magenta có độ sệt cao
lên trên màu Yellow có độ sệt thấp và đã được in trước đó thì có nhiều khả năng màu Yellow sẽ bị màu Magenta
lột ra và truyền ngược về máng mực màu Magenta khiến màu Magenta không còn giữ nguyên chất và bị chuyễn
sang màu cam ngay trên máng mực.
 Nhiệt độ mực:
Sự gia tăng nhiệt độ làm giảm độ tách dính của một loại mực do đó tác động đến khả năng truyền mực của
nó. Tất cả các loại mực in được giữ ở cùng một nhiệt độ.
VẬT LIỆU NỀN
 Theo phương trìnhsuy ra từ phương trình Lucas – Wasbum và công thức tính thể tích mực truyền lên
vật liệu thì tỉ lệ khe lỗ và độ khúc khuỷu của các khe lỗ cũng quyết định rất lớn đến lượng mực
truyền lên giấy:
• Thể tích mực truyền lên giấy tỉ lệ thuận với tỉ lệ khe lỗ trên giấy và tỉ lệ nghịch với độ khúc khuỷu
của cấu trúc khe lỗ mà tỉ lệ khe lỗ và độ khúc khuỷu thì do cấu trúc của các sớ sợi hoặc chất phủ
bề mặt của giấy quyết định.
• Sau khi cố định một lớp mực sẽ sảy quá trình tách màng mực, quá trình này phụ thuộc vào độ dính
của mực và khả năng hấp thụ mực của cấu trúc giấy. Giấy càng xốp khả năng hấp thụ càng tốt.
ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH ẨM

Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc
nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được
chà mực.
Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn không in trên
khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Khi được chà lên toàn bộ
bản in, các phần tử không in không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn,
chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong
quá trình chế tạo khuôn in đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi
các phần tử in là hydrophilic hay chất có khuynh hướng nhận mực và
đẩy mực.
SỨC CĂNG BỀ MẶT CỦA DUNG DỊCH ẨM

• Ảnh hưởng đến khả năng làm ẩm bản nhanh và khả năng trà nên toàn bộ bản in một lớp nước mỏng. Đây là
hai yếu tố được đòi hỏi cao trong dung dịch làm ẩm của mực in offset.

• Sức căng bề mặt thấp sẽ làm cho dung dịch làm ẩm dễ phân bố đều trên các lô ẩm sẽ dễ dàng bám vào khuôn
in làm quá trình truyền mực diễn ra dễ dàng hơn.

Cồn: khi đề cập đến hệ thống làm ẩm cồn isopropyl (IPA) đóng vai trò
quết định đến sức căng bề mặt của dung dịch ẩm.
• Giúp cân bằng mực với nước nhanh và ổn định hơn.
• Giảm sức căng bề mặt của nước giúp làm ẩm các lô đều đặn,
giúp cho nước phủ đạt yêu cầu trên lớp mực ở các lô sắt hay lô
cao su mà các lô này cung cấp cả mực và ẩm cho khuôn in.
• Làm tăng độ nhớt của dung dịch ẩm làm dung dịch ẩm được
cấp đầy hơn trên mực và khuôn in.
• Cồn bay hơi nhanh hơn nên sẽ có ít nước ẩm truyền xuống giấy
in dẫn đến quá trình hấp thụ mực của giấy cũng bị ảnh hưởng.
• Sử dụng cồn làm giảm khuynh hướng bị nhũ hóa ( hiện tượng
nước phân tán vào mực).
PH CỦA DUNG DỊCH ẨM
 Các dung dịch có tính axit: mức axit của dung dịch không đủ sẽ gây ra hiện tượng chậm khô của mực, làm giảm
khả năng dính của gôm trong thành phần của ẩm lên bản in, cuối cùng mực bắt đầu thay thế gôm trên các phân
tử không in gây hiện tượng bắt dơ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền mực.
 Các dung dịch có tính kiềm: thường chứa một chất cô lập, là chất ngăn cản hợp chất calci và magie trong dung
dịch ẩm kết tủa và làm giảm sức căng bề mặt của nước trong dung dịch ẩm dẫn đến quá trình phủ nước đạt hiệu
suất tốt nhất và cũng gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình truyền mực.

You might also like