You are on page 1of 48

CHƯƠNG 2

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


Danh mục tài liệu tham khảo
Luật thuế GTGT số 13/2008/QH 12
Luật 106/2016/QH 13
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
Nghị định 100/2016/NĐ-CP
Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Thông tư số 119/2014/TT-BTC
Thông tư 26/2015/TT-BTC
Thông tư 130/2016 TT- BTC
Thông tư số 156/2013/TT-BTC
I. Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT
1. Khái niệm
Thuế GTGT là sắc thuế đánh trên phần giá trị
tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng
khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng.
b. Đặc điểm của thuế GTGT

* Thuế gián thu


* Có tính luỹ thoái so với thu nhập
* Thuế đánh nhiều giai đoạn
* Có tính trung lập kinh tế cao
* Có tính lãnh thổ rõ rệt
II. Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành
A. Phạm vi áp dụng
1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD và tiêu
dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế.
2. Đối tượng không chịu thuế

Gồm các nhóm hàng hoá, dịch vụ sau:


- Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu
đời sống xã hội, cộng đồng.
- Các ngành, sản xuất, lĩnh vực đang còn khó
khăn cần khuyến khích tạo điều kiện phát triển.
Các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản không
thuộc diện chịu thuế GTGT khi:
- Là sản phẩm mới qua sơ chế.
- Ở khâu trực tiếp nuôi trồng và đánh bắt hoặc
nhập khẩu.
2. Đối tượng không chịu thuế
- Hàng hoá, dịch vụ sử dụng không nhằm
mục đích kinh doanh hoặc vì các mục đích xã
hội.
- Hàng hoá, dịch vụ không tiêu dùng tại Việt
Nam.
- Một số loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định
GTGT.
3. Người nộp thuế GTGT
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt
Nam.
- Tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng
hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam mua dịch vụ từ
nước ngoài của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài là
đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
4. Các trường hợp không phải kê khai, nộp thuế
1. Nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng,
tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và
các khoản thu tài chính khác.
2. Mua dịch vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị;
quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại;
môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo;
chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế
giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này
được thực hiện ở ngoài Việt Nam
3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không
phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
4. Chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng
cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ
chế thông thường được bán cho doanh nghiệp,
hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại.
B. Căn cứ tính thuế GTGT

Là giá tính thuế và thuế suất


1. Giá tính thuế GTGT
Giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá
đơn bán hàng của người bán, người cung cấp
dịch vụ hoặc trên chứng từ của hàng nhập khẩu.
1. Giá tính thuế GTGT
Hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh
bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác: Là giá
bán chưa có thuế GTGT.
1. Giá tính thuế GTGT
- Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB: giá bán đã
có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
- Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường:
giá bán chưa có thuế GTGT, đã có thuế bảo vệ
môi trường.
- Hàng hóa, dịch vụ vừa chịu thuế TTĐB, vừa
chịu thuế bảo vệ môi trường: giá bán chưa có
thuế GTGT, đã có thuế TTĐB, đã có thuế bảo vệ
môi trường.
Giá tính thuế GTGT
- Bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà
cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Áp dụng hình thức giảm giá, chiết khấu
thương mại dành cho khách hàng: giá bán đã
giảm, đã chiết khấu thương mại.
Giá tính thuế GTGT
Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội
bộ không phục vụ SXKD, biếu, tặng, cho: giá
tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại cùng thời điểm.
Giá tính thuế GTGT

- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại:


+ Theo quy định của pháp luật về thương mại, giá
tính thuế bằng không (0);
+ Không thực hiện theo quy định của pháp luật về
thương mại: giá tính thuế của sản phẩm tương
đương.
1. Giá tính thuế GTGT
- Hàng nhập khẩu:
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu tại cửa
khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt
(nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Thuế nhập khẩu được miễn, giảm, giá tính
thuế GTGT tính theo số thuế nhập khẩu thực nộp.
1. Giá tính thuế GTGT

- Hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù (tem bưu điện,


giá cước vận tải, vé xổ số): giá chưa có thuế GTGT
Giá chưa có thuế = Giá thanh toán / (1+ thuế suất
thuế GTGT)
Thời điểm xác định thuế GTGT

- Hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu


hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua
- Dịch vụ: thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch
vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
- Hàng hóa nhập khẩu: thời điểm đăng ký tờ khai
hải quan.
Thuế suất thuế GTGT
- Áp dụng theo loại hàng hóa, dịch vụ, không
phân biệt ở khâu sản xuất, nhập khẩu, gia công
hay kinh doanh thương mại.
- Có 3 mức thuế suất: 0%; 5%; 10%
2. Thuế suất thuế GTGT
* Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch
vụ xuất khẩu
- Hàng hoá xuất khẩu:
+ Hàng thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu.
+ Hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất
khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu gồm xuất khẩu ra nước ngoài
và bán vào khu phi thuế quan, hàng bán cho cửa
hàng miễn thuế.
2. Thuế suất thuế GTGT
• Hàng gia công xuất khẩu
• Dịch vụ xuất khẩu:
+ Được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài, hoặc ở trong khu phi thuế
quan.
+ Tiêu dùng ở ngoài thị trường nội địa Việt
Nam.
Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ,
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài,
bia, rượu, thuốc lá nhập khẩu sau đó xuất khẩu…
- Xăng dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh
trong khu phi thuế quan mua tại nội địa.
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế
quan.
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp
cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng
địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu
phi thuế.
2. Thuế suất thuế GTGT

• Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ


là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất,
nông nghiệp…
• Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch
vụ thông thường.
C. Phương pháp tính thuế
1. Phương pháp khấu trừ
a. Đối tượng áp dụng: cơ sở thực hiện tốt chế độ
kế toán, hóa đơn chứng từ:
- Có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên,
trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu
trừ.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện
-Có doanh thu chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng.
- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của
cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
- Doanh nghiệp, HTX mới thành lập, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ
- Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị
gia tăng đầu vào, đầu ra.
b. Xác định thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra -


Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất


- Giá tính thuế: Là giá bán chưa có thuế GTGT.
Nếu hóa đơn GTGT không ghi riêng thuế GTGT,
chỉ ghi tổng giá thanh toán thì giá tính thuế là giá
thanh toán.
- Thuế suất: theo qui định.
1. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bao gồm:
(i) Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (bao gồm
cả TSCĐ).
(ii) Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế
của hàng nhập khẩu.
(iii) Chứng từ nộp thay thuế GTGT cho bên
nước ngoài
(iv) Khấu trừ đặc biệt.
c. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
• Nguyên tắc 1: Chỉ được khấu trừ thuế GTGT
đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản
xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá, dịch vụ bán
ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
c. Nguyên tắc khấu trừ
Nguyên tắc 2: Thuế GTGT đầu vào của hàng
hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng
nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế
phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất
dùng hay còn để trong kho.
Nguyên tắc 2
Cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu
vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hóa đơn hoặc
chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được
kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế
công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế
tại trụ sở người nộp thuế.
d. Một số trường hợp khấu trừ đặc biệt
Trường hợp 1:
Mua nguyên liệu, sử dụng hỗn hợp không hạch
toán riêng được: phân bổ theo tỷ lệ doanh thu
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = (Doanh số
bán sản phẩm chịu thuế GTGT + Doanh số bán sp
không phải kê khai thuế GTGT)/ Tổng doanh số
thực hiện trong kỳ) x Tổng số thuế GTGT đầu vào
phát sinh trong kỳ.
d. Khấu trừ đặc biệt
Trường hợp 2: Đối với TSCĐ
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình
thành TSCĐ như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí,
phòng thay quần áo, bể nước phục vụ cho người lao
động làm việc trong khu vực SXKD và nhà ở, trạm y
tế (kể cả trang thiết bị)… cho người lao động trong
khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với TSCĐ
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sản xuất văn
phòng và chuyên dùng cho hoạt động tín dụng của
tổ chức tín dụng… thì thuế GTGT tính vào nguyên
giá TSCĐ.
- TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống:
+ Ô tô sử dụng vào vận chuyển kinh doanh hàng
hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn:
khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với
nguyên giá.
+ Sử dụng mục đích khác: khấu trừ thuế GTGT
đầu vào tối đa tương ứng nguyên giá 1,6 tỷ đồng.
Khấu trừ đặc biệt

Trường hợp 3: Thuế giá trị gia tăng đầu vào của
hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế
giá trị gia tăng thì được khấu trừ
Khấu trừ đặc biệt
Trường hợp 4:
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua
vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ
chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không
hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
Khấu trừ đặc biệt
Trường hợp 5:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa bị tổn thất do
nguyên nhân khách quan không được bồi thường
thì được khấu trừ.
e. Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Có hóa đơn GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp
thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu
tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần
theo hóa đơn > hoặc = 20 triệu đồng theo giá đã có
thuế GTGT.
h. ĐK được khấu trừ và hoàn thuế GTGT
đầu vào đối với hàng xuất khẩu
• Hợp đồng bán hàng, gia công hàng hoá, cung ứng
dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
• Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận
của cơ quan hải quan.
• Hoá đơn GTGT bán hàng hoá, dịch vụ hoặc xuất
trả hàng gia công cho nước ngoài, cho DN chế
xuất.
• Thanh toán qua Ngân hàng hoặc các hình thức
khác được coi như thanh toán qua Ngân hàng.
Chú ý
Hàng hoá xuất khẩu, dịch vụ xuất khẩu hoặc gia
công xuất khẩu: nếu có xác nhận của cơ quan Hải
quan nhưng không đủ các thủ tục, hồ sơ khác >
không phải tính thuế GTGT đầu ra, không được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào
2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

- Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh mua, bán chế


tác vàng, bạc đá quí.
- Hộ cá nhân kinh doanh
D. Hoàn thuế GTGT
* Cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
- Có hàng hóa dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế
GTGT đầu vào phát sinh trong tháng từ 300 trđ trở
lên thì hoàn theo tháng (Hoặc có số thuế GTGT
của hàng xuất khẩu sau khi bù trừ với hàng trong
nước từ 300 trđ trở lên).
- Cơ sở đầu tư mới.
- Các trường hợp khác.
E. Hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá dịch vụ

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp


khấu trừ sử dụng hoá đơn GTGT.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
trực tiếp phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
- Cơ sở kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ đặc
thù được sử dụng chứng từ đặc thù.
Một số trường hợp đặc biệt
- Cơ sở kinh doanh xuất điều chuyển hàng hóa
cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc có thể áp
dụng:
+ Sử dụng hóa đơn GTGT ở từng đơn vị và
từng khâu độc lập.
+ Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Một số trường hợp đặc biệt
- Cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, người bán đã
xuất hóa đơn nhưng vì lý do nào đó phải trả hàng,
phải lập HĐ GTGT. Trên HĐ ghi rõ hàng trả lại
người bán và tiền thuế GTGT.
- HĐ GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác:
+ Giá bán chưa thuế GTGT = Giá tính thuế
NK + Thuế NK + Thuế TTĐB.
+ Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT.
+ Tổng cộng tiền thanh toán.

You might also like