You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

BỘ MÔN: SẢN XUẤT SƠN VÀ KỸ THUẬT SƠN


Tiểu luận: Bột màu

GVHD: Cô Bùi Thị Thu Trang


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Trần Văn Thuyên
2. Vũ Minh Hiếu
3. Vũ Đức Phương

Nhóm 13
01 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ

TÍNH CHẤT
Bột 02

màu 03 PHÂN LOẠI

04 ỨNG DỤNG
I. Khái niệm và vai trò
• Bột màu là thành phần quan trọng tạo màu cho sơn
• Bột màu là chất rắn có kích thước hạt rất nhỏ,
không hòa tan trong dầu hoặc dung môi. Bột màu
được mài nghiền đồng đều với chất làm dẻo, có tác
dụng che phủ bề mặt, chống xuyên thấu của tia tử
ngoại, làm cho màng sơn có màu, chịu nước chịu
khí hậu, nâng cao độ cứng, độ mài mòn, kéo dài
tuổi thọ màng sơn...
Bột màu
I. Khái niệm
• Bột màu dùng trong sơn là các chất vô cơ
không hòa tan trong nước gồm một số
kim loại, phi kim, chất oxi hóa , hợp chất
lưu huỳnh và muối, có khi là chất hữu cơ
không tan trong nước, chất nhuộm hữu cơ
hòa tan trong nước và trong rượu.
• Lưu ý: vì màng sơn mỏng, bột màu dùng
trong sơn phải có tỷ trọng thấp, che phủ
bề mặt tốt, tính ổn định cao, không biến
màu, …
Bột màu
II. Tính chất bột màu
• Năng lực thể hiện màu:
- Năng lực thể hiện màu mạnh hay yếu của chất màu khi nó tạo hỗn hợp với các
chất màu khác
- VD: Bột màu đen cacbon dùng với bột màu trắng thành bột tro, nếu bột màu đen
cacbon ít, năng lực thể hiện màu mạnh, ngược lại màu đen cacbon nhiều thì năng
lực thể hiện màu yếu.
II. Tính chất bột màu
• Độ che phủ :
Là khả năng che phủ lớp nền, làm cho lớp
nền không bị lộ ra qua màng sơn.

Sơn có độ che phủ thấp


II. Tính chất bột màu
• Tính chống gỉ:
- Lớp sơn lót cần có tính chống gỉ
- Những kim loại như: bột nhôm, bột
kẽm có tác dụng bảo vệ điện hóa một
số kim loại; ZnCrO4 có tác dụng thụ
động hóa, đề phòng kim loại bị ăn
mòn
Sơn chống gỉ bảo vệ bề mặt
kim loại
II. Tính chất bột màu
• Bột hóa:
Một số chất màu, đặc biệt là chất màu trắng
(TiO2) trong màng sơn, qua thời gian nhất
định, trên bề mặt hình thành lớp bột, có thể
xoa, để lại vết.
=> Hiện tượng trên là sự bột hóa của sơn.
II. Tính chất bột màu
• Tính phân tán:
- Tính phân tán của bột màu là
tính chất các bột màu không
bị kết tụ với nhau trong chất
tạo màng.
- Bột màu hữu cơ thường khó
phân tán trong chất tạo màng
hơn bột màu vô cơ. Bột màu là các hạt riêng biệt từ chất vô cơ hoặc
hữu cơ, dính với nhau thành các kết tập
tạo nên các kết tụ
II. Tính chất bột màu

• Độ bền ánh sáng


- Độ bền ánh sáng của bột màu là sự bền
màu và ánh sáng ban ngày (tồn tại tia tử
ngoại có tác dụng phá hoại độ bền màu của
bột màu).

Màng sơn bị bạc màu, xuất hiện những


mảng lớn màu bị bạc ở những vị trí tiếp
xúc với mưa nắng, nhiệt độ, thời tiết khác
nhau.
II. Tính chất bột màu
• Độ bền thời tiết
- Độ bền thời tiết của bột màu được đánh
giá theo hai phương pháp, phơi mẫu sơn
màu ngoài trời và thí nghiệm nhanh trong
tủ thí nghiệm nhanh, sau đó đánh giá độ
bền màu theo tiêu chuẩn Greyscale DIN
54001 và ISO Greyscale R105 A02.

Sơn bị bong tróc do


ngấm ẩm
II. Tính chất bột màu
• Độ bền nhiệt :
Bột màu dùng chế tạo sơn yêu cầu
phải có tính bền nhiệt để không bị biến
màu trong các trường hợp:
- Khi phân tán hoặc nghiền bi ở tốc độ
cao.
- Khi cần sấy ở nhiệt độ cao.
- Khi sử dụng bề mặt sơn ở gần khu
vực nhiệt độ cao. Sơn bị để dưới
nhiệt độ quá cao
II. Tính chất bột màu
• Độ bền hóa chất
Màng sơn màu khi thi công sau khi khô tại
các công trình xây dựng có khí quyển công
nghiệp cần có độ bền axit do khí thải ngưng
tụ với hơi nước tạo ra axit bám trên bề mặt
sơn, hoặc sơn lên bề mặt vật liệu silicat, bê
tông, xi măng có tính kiềm, hoặc mực in
màu lên bao bì, chứa các chất tẩy rửa có tính
kiềm.
Vì vậy bột màu sử dụng trong sơn - mực in Hiện tượng kiềm hóa –
cần có tính bền với axit – kiềm. loang màu trong sơn
II. Tính chất bột màu

• Độ bền dung môi:


Độ bền dung môi là một yêu cầu quan trọng đối với bột màu dùng cho sơn và
mực in trong quá trình sản xuất, sử dụng.
Yêu cầu chung là chọn loại bột màu không tan trong dung môi hữu cơ là tốt
nhất.
III. Phân loại và ứng dụng

Bột màu
hữu cơ
Bột màu
vô cơ
Bột chống
gỉ
Bột độn
1. Bột màu vô cơ

Bột màu vô cơ dùng trong gốm sứ


MÀU VÔ CƠ

• Bột màu vô cơ có nguồn gốc từ khoáng đã


được sử dụng từ thời tiền sử, trong đó có một
số loại vẫn dùng cho đến hiện nay như oxit sắt.
Nhưng chủ yếu bột màu vô cơ ngày nay là
dạng tổng hợp, gồm có bột màu màu trắng,
màu đen và các màu khác
Tính độc hại của bột màu vô cơ

Tuy nhiên đa số chất màu vô cơ cho các ứng


dụng trên đều có nguồn gốc từ các kim loại độc hại
như cadmium, chì, chrom hoặc cobalt… Những
nguyên tố này không chỉ độc hại với sức khỏe con
người mà còn gây ô nhiễm môi trường đáng kể
Add a Slide Title - 6
Ứng dụng của bột màu vô cơ – bột màu trắng

Kẽm oxit Litopon


Titan dioxit (ZnO) (ZnS, BaSO4)
(TiO2)
- Kém bền hơn TiO2 ở - Bền với kiềm nhưng
- bền hóa học, không nhiều mặt nhưng giá kém bền với axit, so
tan trong nước, chịu thành rẻ hơn, độ với ZnO thì ưu việt
được kiềm loãng và trắng khá cao hơn và giá thấp hơn
axit đặc, chịu nhiệt - Dùng nhiều trong - Được dùng trong sơn
độ cao sơn màu, sơn men có dung môi và sơn
- Dùng nhiều trong trắng, sơn trong nhà, pha nước ở trong
sơn và mực in dùng phối hợp với nhà, ngoài trời (khí
bột màu huỳnh hậu không khắc
quang. nghiệt)
Ứng dụng của bột màu vô cơ – bột màu đen
• Có độ phủ cao và cường độ màu cao, có 2 nhược điểm trong chế tạo sơn
không hòa tan trong sơn và không làm
• - Với sơn Alkyd khô tự nhiên,
cho màng sơn bị phồng rộp rất bền
càng lưu kho sản phẩm lâu thì sơn
kiềm, axit và chịu nhiệt tơi 3000C( thời
càng chậm khô do chất làm khô
gian ngắn). Chúng hấp thụ tia tử ngoại,
dùng trong sơn Alkyd bị C Black
bảo vệ chất tạo màng, rất bền màu
hấp thụ.
trong các điều kiện sử dụng.
• Sơn có chất lượng cao như sơn xe hơi • - Một số loại C Black thường kết
dùng loại C Black có cỡ hạt 0.15μm tụ với một số bột màu khác trong
• Sơn có chất lượng trung bình dùng loại hỗn hợp sơn nên cần chọn lựa qua
C có cỡ hạt 0.03 μm thí nghiệm
• Sơn trang trí xây dựng dùng loại C có
cỡ hạt 0.05μm
Ứng dụng của bột màu vô cơ – bột kim loại

Bột nhôm
Bột đồng
(nhũ nhôm) Bột kẽm
(nhũ đồng)
- Bột nhôm bơi tốt hơn - 95-97% kẽm kim
- Là sản phẩm nghiền
trong dung môi thơm loại
mịn của đồng kim
so với dung môi mạch - Bột kẽm không bền
hay hợp kim đồng –
thẳng với axit và kiềm, tác
kẽm.
- Phản ứng với axit và dụng với hơi ẩm và
- Kém bền hóa chất,
kiềm nên chỉ dùng nhóm cacboxyl
có khả năng phản xạ
với chất tạo màng - Dùng trong sơn lót
ánh sáng cao nên
trung tính, bảo quản bảo vệ chống ăn
bảo vệ chất tạo
sơn có bột nhôm yêu mòn kim loại
màng khỏi tia UV
cầu khắt khe hơn.
Ứng dụng của bột màu vô cơ – bột màu

Oxit sắt đỏ Cromat


Xanh
Fe2O3 chì vàng
crom oxit
- Màu đỏ nâu, màu - Không tan trong
- bột màu xanh có
hiển thị do độ phân nước và axit hữu cơ,
ánh sắc vàng, bền
tán và dạng hạt. tan trong HCl và
nhiệt bền ánh sáng,
- Có cường độ màu HNO3.
khí hậu khắc nghiệt
cao, độ phủ lớn, bền - Dùng trong sơn nội
- Được dùng trong
nhiệt, bền ánh sáng thất chống ăn mòn
sơn lót, sơn mem
và khí quyển, kém
bền nhiệt, bền hóa
bền với axit mạnh và
chất và khí hậu
kiềm.
2. Bột màu hữu

Bột màu trong sơn nước hữu cơ


BỘT MÀU HỮU CƠ
• Là những hợp chất hữu cơ hoặc phức của chúng được
hình thành từ các nguyên tử carbon cùng với nguyên
tử hydro, nitơ và oxy, clo... hình thành nên các liên kết
π và liên kết σ.

• Ngày nay các chất màu hữu cơ sử dụng rộng rãi và


đa dạng, nhiều chủng loại màu sắc tươi đẹp, cường
độ màu cao, được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực
kinh tế khác nhau.
Add a Slide
Title - 7
Sử dụng các bột màu hữu cơ trong sơn
Ngành sơn có thể chia thành 6 lĩnh vực sử dụng chính là:
- Sơn ô tô
- Sơn công nghiệp nói chung
- Sơn cuốn (coil coating)
- Sơn bột tĩnh điện (Powder coating)
- Sơn trang trí xây dựng
- Sơn gỗ
Về định hướng chọn sử dụng bột màu hữu cơ cho các loại sơn nói trên,
có thể tham khảo bảng.
Cụ thể hơn việc sử dụng bột màu hữu cơ trong sơn cần chọn lựa theo
các điều kiện sử dụng của sơn, theo sự tương tích của bột màu với chất tạo
màng sơn, dung môi, v.v…
Bột màu hữu cơ cho sơn ô tô
a. Cho sơn ô tô đóng mới OEM: (original equipment manufacture)
- Có độ bền màu rất cao và giữ độ bóng, tính mỹ quan của màng sơn trong thời gian
sử dụng (ứng với tiêu chuẩn phơi mẫu ngoài trời ít nhất 2 năm).
- Có độ bền hóa chất: axit, kiềm, SO2, xà phòng và chất tẩy rửa.
- Có độ bền nhiệt tới 2000C trong 10 phút.
- Có hiệu ứng nhỏ nhất với độ nhớt và độ lưu biến của sơn để bảo đảm sơn thành
phẩm có độ dàn trải tốt.
- Với sơn màu ánh kim loại cần có độ trong suốt cao nhất nhằm tạo được hiệu ứng sử
dụng cần có độ phủ cao, sao cho chiều dày màng sơn khô đạt 45–60μm.
b. Cho sơn ô tô tân trang : (Refinshing)
- Các yêu cầu lựa chọn giống sơn ô tô OEM (độ bền nhiệt có thể thấp hơn vì thường
sử dụng loại sơn khô ở nhiệt độ thường).
- Cần chú ý sao cho khi pha màu sơn theo đúng yêu cầu chỉ cần sử dụng số lượng loại
bột màu có các màu khác nhau để dễ dàng khi pha trộn màu chính xác.
Bột màu hữu cơ cho sơn công nghiệp nói chung (General Industrial Finishes).
(i) Sơn công nghiệp nói chung gồm các loại sơn dùng trong tàu biển, máy bay, phương tiện
vận tải (không gồm ô tô), đồ gia dụng và máy móc, thùng chứa kim loại, bao bì, chất dẻo,
giao thông, sơn xịt bình (aerosol), v.v…
(ii) Các loại sơn này thường sử dụng các chất tạo màng khác nhau và dung môi khác nhau do
đó cần phải lựa chọn dùng các bột màu cho thích hợp và khác nhau với từng loại:
Cụ thể như sau:
- Sơn lacquer bay hơi : bằng dung môi bay hơi là các dung môi mạnh như Ketone, Este,
hydrocarbon thơm rất kén chọn bột màu.
- Sơn khô tự nhiên bằng không khí ( Air – drying finishes) đi từ Alkyd gầy/trung bình, biến
tính styrene dùng dung môi vòng thơm loại mạnh cần kén chọn dung môi.
- Sơn khô bằng nhiệt (Thermosetting) đi từ chất tạo màng Alkyd gầy/trung bình , Polyester
no hoặc Acrylic với nhóm chức kết nối là nhựa amin, nhiệt độ sấy 120 -130oC khoảng 1 giờ
vì vậy phải lựa chọn bột màu thích hợp.
- Sơn Epoxy 2 thành phần đóng rắn bằng các amine hoặc polyamide, có
thể sấy khô vì vậy cần lựa chọn bột màu chịu nhiệt, dung môi và hóa
chất.
- Sơn PU 2 thành phần (Polyurethane ) PU đóng rắn bằng hơi ẩm v.v…
cũng cần lựa chọn bột màu bền với dung môi mạnh, chịu nước, bị
phân hóa do thời tiết, v.v..
- Sơn Polyester không no trong sự có mặt của Monomer Styren và xúc
tác Peroxide, cần lựa chọn bột màu bền với tác dụng của Peroxide v.v…
Như vậy các bột màu hữu cơ được lựa chọn cho sơn công nghiệp nói
chung cần có đầy đủ các tính chất : độ che phủ, độ bền dung môi,
độ bền hóa chất, độ bền ánh sáng và thời tiết, độ bền nhiệt.
(iii) Các bột màu hữu cơ được lựa chọn là:

- Bột màu hữu cơ cổ điển gốc AZO

- Bột màu hữu cơ chất lượng cao, đặc biệt có độ bền sang và thời tiết
ở các màu nhạt cao hơn loại bột màu hữu cơ cổ điển gốc AZO.

- Phẩm màu phức kim loại và bột màu đặc biệt có độ trong sang suốt
cao dùng cho sơn màu tươi và sơn vân búa.
Bột màu hữu cơ cho sơn cuộn : (Coil – coatings)
(i) Các tấm cuộn kim loại đã có sẵn lớp sơn bảo vệ khi chế tạo xuất xưởng được sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm tấm lợp nhà, cửa chớp, mui xe tải, đồ gia
dụng, và container. Tùy theo mục đích chế tạo sản phẩm cuối cùng từ tấm cuộn kim
loại, rất nhiều kiểu sơn cuộn được ứng dụng từ các loại chất tạo màng khác nhau như :
Polyester, Acrylic, PVC, PVF2, Copolyvinyl Fluorua và Acrylic gốc nước.
(ii) Yêu cầu lựa chọn bột màu cho sơn cuộn cần đáp ứng được các tính chất sau đây:
- Độ bền nhiệt 200 – 260oC trong thời gian 30 – 60 giây.
- Độ bền sử dụng ngoài trời cần lâu dài tới 10 – 20 năm.
- Độ bền ánh sang ở mức cao nhất.
- Độ bền hóa chất phải đạt yêu cầu.
- Độ phủ phải đạt mức yêu cầu khi màng sơn có chiều dày 20 -35 μm (ngoại trừ khi
dùng chất tạo màng sơn vân búa có độ dày màng cao 100 -120 μm).
• (iii) Các bột màu được lựa chọn
dùng cho sơn cuộn là hỗn hơp
các oxit kim loại (loại bột màu
gốm sứ - ceramic pigment).
Cũng sử dụng các bột màu hữu
cơ chất lượng cao gồm có:
Phthalocyanine dương và lá cây,
đỏ quinacridone, đỏ tươi
Fucshine và tím, dương
indanthrone, vàng ánh đỏ
isoindolinone và đỏ diketo
pyrrolo pyrrole
Bột màu cho sơn bột tĩnh điện (Powder coating).
(i) Bột màu cho sơn bột tĩnh điện khác với bột màu dùng cho sơn lỏng thông thường do khác
nhau về công nghệ sản xuất và thi công sơn.
(ii) Yêu cầu lựa chọn bột màu cho sơn bột tĩnh điện cần đáp ứng được các tính chất sau đây:
- Bột màu phải dễ phân tán.
- Độ bền nhiệt đạt mức thấp nhất 210oC, thời gian 10 -15 phút.
- Độ che phủ phải đạt với chiều dày màng sơn 40 – 70 μm.
- Độ bền thời tiết cần đạt ít nhất 1 năm phối mẫu ngoài trời.
- Độ bền hóa chất đạt yêu cầu.
(iii) Các bột màu được dùng cho sơn bột tĩnh điện là
- Bột màu hữu cơ chất lượng cao.
- Bột màu hữu cơ cổ điển Azo chỉ thích hợp
cho điều kiện sử dụng trong nhà với màu xậm.
• Bột màu hữu cơ cho sơn trang trí (Decorative)
(i) Sơn trang trí gốc dung môi thường đi từ nhựa Alkyd béo (longoil Alkyd) là loại nhựa rất dễ
thấm ướt bột màu. Sơn trang trí gốc nhựa latex được sản xuất theo công nghệ phân tán tốc độ
cao, để tránh sự kết tụ bột màu với polyme cần tiến hành phân tán riêng bột màu trong nước
cùng với các chất phụ gia thích hợp sau đó mới tiến hành trộn với polyme. Vì vậy, thường bột
màu được chế tạo thành dạng Paste màu có hàm lượng bột màu cao, có tính chất thương phẩm
cung ứng cho các nhà sản xuất sơn nước.
(ii) Yêu cầu lựa chọn bột màu cho sơn trang trí đơn giản và kinh tế hơn so với các loại sơn
công nghiệp, cụ thể là:
- Độ bền sáng cần đạt mức 7 – 8 chỉ khi dùng ở điều kiện sơn ngoài trời.
- Độ bền thời tiết không yêu cầu cao ở những loại sơn trang trí thông thường, chỉ yêu cầu đối
với sơn chất lượng cao dùng ngoài trời.
- Độ bền dung môi cũng không phải là yếu tố quan trọng vì không dùng dung môi mạnh
(dung môi thường dùng là white – spirit và nước).
- Độ bền nhiệt cũng áp dụng khi dùng bột màu vàng hữu cơ cổ điển bị mất màu ở nhiệt độ
100oC (là khoảng nhiệt độ có thể đẩy tới trong quá trình phân tán sơn)
iii) Các bột màu hữu cơ được dùng cho sơn
trang trí là:
- Thường có xu hướng dùng màu vàng
sáng, xanh dương, đỏ sáng, cam, lá cây
và tím, pha màu theo thang màu chuẩn
AS2700, BS4800 và RAL.
- Màu vàng hữu cơ và màu đỏ hữu cơ
được sử dụng thay cho các bột màu vàng, đỏ
vô cơ vì lý do các màu vô cơ này có tính độc
hại môi trường, do yếu tố giá tiền nên
thường chọn dùng bột màu hữu cơ cổ điển
gốc Azo cho các loại sơn trang trí thông
dụng, bột màu hữu cơ màu vàng và đỏ chất
lượng cao được chọn dùng pha các màu
sang sử dụng ngoài trời
Bột màu hữu cơ cho sơn gỗ (wood Finishes)
(i) Sơn gỗ thông thường cần phủ màu giống như sơn trang trí có yêu cầu nhuộm màu cho gỗ
nhưng độ che phủ là trong suốt để lộ các vân gỗ phía trong (wood stain) phải sử dụng phẩm
màu và bột màu không có độ che phủ (transparent). Do bản chất màu có cường độ màu rất
sáng nên thường sử dụng chung với bột màu dạng transparent nhằm đảm bảo sơn gỗ có tính
bền sáng.
(ii)Các loại phẩm màu và bột màu được lựa
chọn là:
- Các loại phẩm màu phức kim loại
- Các phẩm màu tan trong dầu
- Các phẩm màu basic và hoạt tính
- Các bột màu hữu cơ thật mịn ở dạng phân tán
trong nhựa được nghiền nhỏ.
Sử dụng các bột màu hữu cơ trong mực in
1. Bột màu sử dụng trong mự in là loại không hòa
tan có độ che phủ tạo màu sắc cần thiết.
Phẩm màu sử dụng trong mực in chỉ là loại phẩm
màu “aniline” tan tốt trong rượu, ethers glycol và
nước dùng phối hợp với bột màu, hoặc loại phẩm
màu gốc Azo – phức kim loại dùng in lên các lá
nhôm và loại phẩm màu phối hợp bột màu huỳnh
quang dùng in cho Plastic.
2. Việc lựa chọn bột màu và phẩm màu cho các
loại mực in khác nhau (loại mực in lỏng liquid
priting ink và mực in đặc – oil printing ink) theo
các yêu cầu khác nhau cần được lựa chọn thích hợp
và khác với việc lựa chọn trong ngành sơn.
3. Bột độn

Bột talc sử dụng làm chất độn


trong sơn dầu
• Bột độn được xem là các loại vật liệu làm tăng cường hiệu quả của các loại bột màu đắt
tiển nhằm giảm giá thành của sơn, không những không ảnh hưởng đến chất lượng mà
còn tạo cho sơn có thêm những tính chất ưu việt khác lựa chọn loại và số lượng bột độn
dùng trong sơn có ảnh hưởng đến hàng loạt các yếu tố chất lượng của sơn như:
- Độ đặc (tính lưu biến)
- Tính dàn trải và láng mặt
- Độ đóng lắng của bột màu khi lưu kho
- Cường độ của màng sơn
- Tính thấm nước của màng sơn
- Độ che phủ của màng sơn
- Độ bóng của màng sơn
Bột độn ở dạng bột khô có màu trắng là phổ biến, do có độ khúc xạ
- 1.4 – 1.7 thấp hơn bột màu trắng TiO2 (độ khúc xạ =2.7) và gần giống
chất tạo màng có độ khúc xạ = 1.6. Vì vậy, bột độn thường ở dạng trong
suốt và không có màu khi được thấm ướt bởi chất tạo màng sơn. Bột độn
thường có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo.
Các loại bột độn chính được dùng trong sơn là:
- CaCO3
- Aluminium Silicate gồm
- Magne sium Silicate (Bột TALC)- C.I.Pigment white 26
- BaSO4
- Silica
- Bột độn khác: Mica, Wollastonite , Nephelinesyenite,…
CaCO3 còn có tên gọi là: Bột phấn (Chalk), bột màu trắng
Bột Paris white (tỉ trọng: 2.7 đỗ hút dài:14 - 29 độ cứng mohr :3) CaCO3
từ thiên nhiên hoặc nhân tạo đến được sử dụng làm bột độn trong sơn, có kích
thước hạt 1μm - 50μm, được sử dụng rộng rãi trong sơn gốc dung môi và gốc
nước độ hút dầu tương đối thấp. Một số loại CaCO3, được dùng chống lắng
cho sơn lỏng và chống chảy (antisagging) cho màng sơn khi thi công.
Aluminium Silicate: còn có tên gọi: ChinaClay, kaolin Calicined Clay
Công thức hóa học Al2O3.2SiO2.2H2O (Hydrate aluminium silicat) [tỉ
trọng 2,58 – độ hút dầu 30 – 60 - Độ cứng Mohr =2]
China Clay có tính trơ. Thu được từ nguồn gốc thiên nhiên có dạng phiến
mỏng kích thước 0.5 - 50μm, sau khi tinh chế từ nước áp lực cao, nghiền mịn và
phân loại thành các loại bột độn có tác dụng chống lắng, làm mờ làm đặc cho
nước sơn, sơn mờ trang trí.
Calcined clay có kích thước 0.2 – 0.9 μm được dùng kết hợp với TiO2,
thay thế một phần TiO2 vẫn bảo đảm độ che phủ của màng sơn.
Magnesium Silicate – còn có tên gọi Talc, Asbestine
Công thức hóa học: 3MgO.4SiO2.H2O [tỉ trọng :2.7 – độ hút dầu
:25- 60, độ cứng mohr]. Có nguồn gốc từ thiên nhiên có chứa Mg và Si
vơi các tỉ lệ khác nhau và các tạp chất khác nhau như Ca và Al. Trong quá
trình khai thác và tinh chế qua nghiền, tách ra dạng phiến mỏng và sợi
(Asbestine) dùng làm bột độn cho sơn.
Dạng bột độn phiến mỏng có tác dung cải thiện tính chất của sơn về:
- Sự đóng lắng bột màu
- Tính lưu biến
- Bền nước và hơi ẩm
- Độ chặt chẽ của màng
- Dễ chà nhám màng sơn khô
Bột Talc được dùng trong sơn trang trí gốc dung môi, gốc nước,
dùng cho sơn lót và sơn đệm trong sơn công nghiệp
BaSO4
• Từ thiên nhiên có tên gọi là Baryte. Từ nhân tạo có tên gọi là Blancfixe [Tỉ trọng:
4,5; độ hút dầu: 7- 16; kích thước hạt: 1- 15μm; Độ cứng Mohr:3)
- Baryte được sử dụng nhiều hơn Blancfixe trong ngành sơn làm bột độn vì lí do rẻ
hơn nhiều.
- Có các tinh chất trơ với hóa chất , bền nhiệt, ít tan trong nước, có tác dụng làm
tăng độ bền của màng sơn.
- Loại Baryte siêu mịn được dùng trong sơn hàm lượng rắn cao (hight – build) bền
hóa chất, bảo đảm độ bóng của màng sơn không cần dùng nhiều bột màu đắt
tiền.
- Loại Blancfixe có cỡ hạt 0.5 – 14 μm được dùng làm bột độn trong sơn có tính
chất giống như Baryte siêu mịn nhưng đắt tiền hơn.
- Loại Blancfixe – nano có kích thước hạt 0.4 -0.7 μm rất đắt tiền, được sử dụng làm
bột độn đặc biệt để tăng cường độ màu cho màng sơn đồng thời cải thiện một số tính
chất quý giá khác của màng sơn về độ bong, độ bền màu, độ bền cơ lý,v.v…
Bột độn Silica (SiO2)
Gồm có hai loại Silica thiên nhiên và Silica nhân tạo.
• Silica thiên nhiên gồm 3 loại: Silica kết tinh, Silica đá khuê tảo
và Silica vô định hình.
• Silica nhân tạo hay còn gọi là Fumed – Silica có cỡ hạt siêu
mịn có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong ngành sơn và mực
in.
Silica kết tinh CRYSTALINE SILICA (Tỉ trọng:2,56; độ hút dầu: 15- 35; kích
cỡ hạt: 1-30 μm; độ cứng Mohr:7)

Được chế tạo từ cát thạch anh, cát tinh thể hoặc thạch anh.
Là loại bột độn có độ cứng lớn nhất được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sơn công
nghiệp, sơn gỗ, sơn sàn tàu, sơn giao thông và sơn chịu hóa chất, hoặc dùng trong
sơn đệm tăng độ bám cho lớp sơn phủ
Silica Diatomaceous (Đá khuê tảo)

Là loại Silica hydrate. Tỉ trọng 2,3; độ hút dầu 60 - 130; kích thước hạt 1- 50 μm.
Còn có tên gọi khác là Diatomit, Kieselguhr, Fossi Silica và đất infusorial.
Có các tính chất: hút dầu mạnh, tỉ trọng thấp,trơ với hóa chất và chịu mài mòn vừa
phải. Được sử dụng làm mờ cho sơn nước, làm chất thấm nước cho màng sơn theo
yêu cầu, hoặc làm cho màng sơn dễ chà nhám.
Silica vô định hình –TRIPOLI
• Tỉ trọng: 2,56 ; độ hút dầu:30 – 100; cỡ hạt 1 – 70 μm
• Được sử dụng trong thành phần các chất chà nhám, chà bong v.v…cũng được
dùng trong sơn gỗ và sơn giao thông.
Silica nhân tạo – FUMED Silica
• Tỉ trọng: 2,1 – 2,2; độ hút dầu: 100 – 350; cỡ hạt cơ bản: 0,004 – 0,002 μm, cỡ hạt
tổng hợp:3 – 20 μm; diện tích bề mặt riêng : (Special Surface Area) = 200m2/g.
• Dạng Fumed Silica thương phẩm là dạng bột vô định màu trắng siêu mịn, có độ hút
dầu lớn.
• Được sử dụng trong sơn với các tính năng khác nhau là:
- Chất làm đặc, lưu biến và chống lắng – dùng loại Fumed Silica dạng hạt hình cầu cỡ 5
– 30 μm; tỉ trọng: 2- 3,5 ; chỉ số khúc xạ: 1,45.
- Chất làm mờ (đặc biệt dùng cho dầu bóng)
- Chất lọc độ ẩm cho sơn nhũ bạc.
• Tham khảo tỉ lệ ( %) Silica Fumed trong một số loại sơn:
- Sơn Polyester không no: 0,5 – 2% Silica Fumed háo nước có diện tích bề mặt riêng
200m2/g cho sơn và 0,2 – 2,5 %Silica Fumed háo nước có diện tích bề mặt riêng 400m2/g
cho dầu bóng.
- Sơn Alkyd: 0,5 -4,5 % Silica Fumed háo nước có diện tích bề mặt riêng 200m2/g ,
300m2/g, 400m2/g làm chất làm đặc, chất lưu biến, và chất chống lắng.
- Sơn Epoxy: 1 – 4,5 % Silica Fumed háo nước có diện tích bề mặt riêng 200 – 300m2/g
đóng vai trò: làm đặc, lưu biến, chống lắng – cho vào thành phần A không có chất đóng
rắn.
- Sơn Acrylic: 0,3 – 2% Silica Fumed háo nước có tích bề mặt riêng 200 – 300m2/g tùy
theo yêu cầu làm đặc, lưu biến hoặc chống lắng.
- Sơn giàu kẽm (Zinc – Rich paints): 0,5% Silica Fumed háo nước có tích bề mặt
riêng 120 -170 m2/g nhằm lọc hơi ẩm cho màng sơn dùng kim loại Zn.
- Shop primer ( Sơn lót chống rĩ trước cho kim loại sản xuất tại nhà máy – hoặc
chống xĩ tạm thời cho kim loại sau khi xử lí bề mặt chờ sơn chính thức), đi từ gốc
nhựa Polyvinyl Acetate, Epoxy hoặc EthylSilicate, dùng 0.5% Silica Fumed háo
nước, có diện tích bề mặt riêng 170 m2/g (hòa tan thành paste trong dung môi hữu
cơ).
- Sơn high – Solid ( Hàm lượng rắn cao): 0,2 – 1% Silica Fumed háo nước có diện
tích bề mặt riêng 170m2/g có tác dụng làm đặc, lưu biến và chống lắng.
- Sơn bột (Power Coating): 0,2 – 0,5% Silica Fumed háo nước có diện tích bề mặt
riêng 140 – 170m2/g.
- Sơn công nghiệp gốc nước: (Water Reducible Coatings): 0,2 – 1% Silica Rumed
háo nước có diện tích bề mặt riêng 120 – 170m2/g cho vào giai đoạn phân tán cùng
với nhựa và bột màu.
Hướng dẫn tổng quát chọn dùng bột độn cho sơn
- Sơn nước xây dựng: (latex paints):
● Loại mờ thông dụng: Calcite, clay, Diatomaceous.
● Loại mờ trong nhà: calcite, clay.
● Loại mờ ngoài trời: calcite, silica, mica, clay.
● Loại bán bóng (Semigloss): calcite.
- Sơn Alkyd:
● Loại bán bóng: calcite
● Loại mờ : calcite, clay, Diatomaceous
- Sơn đệm gốc dung môi: calcite, clay, silica
- Sơn lót các loại: calcite, clay, Talc, Silica
- Sơn lót gỗ gốc dung môi: calcite, clay, mica, Silica
- Sơn lót kim loại khác: talc
- Dầu bóng mờ và bán bóng : Silica Fumed
- Sơn phủ gỗ xây dựng: calcite
- Sơn chịu hóa chất: Baryte, Silica
- Sơn gai trong nhà: PERLITE
- Sơn gai ngoài trời: Silica and, Mica
- Sơn chống trượt: Pumice hoặc Carborudum hoặc cát
- Sơn chống cháy: Vermiculite
- Sơn công nghiệp chịu ma sát thấp: Talc 5
4. Bột chống gỉ

Bột chống gỉ Pb3O4


Bột chống gỉ không thể hiện màu trang trí nhưng có màu và độ che phủ tốt, có tính năng
chống gỉ tốt, đề phòng kim loại bị ăn mòn, kéo dài thời gian sử dụng của màng sơn

Thứ tự Thành Tính chất


phần

1 Pb3O4 Là chất chống gỉ tốt nhất trên bề mặt sắt thép, độ


che phủ tốt, dùng làm sơn lót chống gỉ, rất độc.
2 ZnCrO4 Là chất chống gỉ tốt nhất trên bề mặt nhôm, magie,
cũng có thể dùng cho sắt thép. Tính chống gỉ tốt,
dung chủ yếu cho kim loại nhẹ.
3 Ba(BO2)2 Là chất chống gỉ loại mới. Tính chống gỉ tốt, chống
mốc, chống hà, chống bột hóa, chịu nhiệt… không
độc, dùng cho sơn chống gỉ, sơn chống mốc, sơn
chịu nhiệt,…
5. Bột màu có
hiệu ứng đặc biệt

Bột màu phát quang


5. BỘT MÀU CÓ HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT:
Bột màu dạng vảy – Aluminium (ánh nhũ bạc)

Bột màu dạng bột ánh kim – Bronze (ánh vàng đồng)

Bột màu xà cừ - Pearlescent

Bột màu phát quang (Luminescent)


Bột màu kim loại – Aluminium – Nhũ bạc

• Bột nhũ bạc có hai loại là : Nhũ nổi (leafing) và


Nhũ chìm (non – leafing) có công dụng khác nhau
trong sơn:
- Nhũ nổi sẽ đưa lên mặt màng sơn khô tạo ánh bạc
kim loại của màng sơn.
- Nhũ chìm nằm trong màng sơn khô sẽ tạo hiệu ứng
đa màu khi dùng kết hợp với các bột màu có tính
trong suốt khác.

Đồ được sơn nhũ bạc


Bột màu kim loại – Aluminium – Nhũ bạc

• Bột nhũ bác có dạng vảy, độ tinh khiết, chứa 99,7 –


99,9% nhôm. Kích cỡ vẫy: 1,2 - 80μm đường kính
với chiều dầy 0,03 – 0,3 μm.
• Để thuận tiên cho công nghệ sản xuất sơn, bột nhũ
bạc thương phẩm được chế tạo dang Paste, trong đó
Paste nhũ bạc nổi dùng axit stearic tạo Paste, còn
Paste nhũ chìm dùng trong axit oleic tạo Paste.

Đồ được sơn nhũ bạc


Bột màu kim loại – Bronze – Nhũ đồng kim loại
Công thức hóa học tổng quát :CuxZny – đồng thau Có 4 màu nhũ đồng khác
nhau tùy theo tỉ lệ kim loại trong trường hợp kim Cu – Zn.

Màu ánh vàng kim %Cu %Zn Màu thực sự

● màu đồng 100 0 đồng đỏ

● vàng kim nhạt 90 10 vàng ánh kim đỏ

● vàng kim rất nhạt 85 15 vàng kim

● vàng kim đậm 70 30 vàng kim ánh lục


Bột màu kim loại – Bronze – Nhũ đồng kim loại
Bột nhũ đồng rất mịn và có cỡ hạt khác nhau
Được ứng dụng nhiều trong mực in quảng cáo
và bao bì
Ít được sử dụng nhiều trong sơn vì chỉ để sản
xuất loại sơn đình chùa có màu như dát vàng
“của hiệu ứng nhũ đồng”.
Bột màu xà cừ
Bột màu xà cừ còn có tên gọi khác là bột màu mica hỗn hợp. Có nguồn gốc từ
thiên nhiên hoặc nhân tạo, bao gồm:
 Từ thiên nhiên gồm các tinh thể của các chất GUANINE và hypoxanthine -
thường gọi tên này là vẫy cá bạc (Fish Silver)
 Cacbonat chì dạng đĩa mỏng 2PbCO3·Pb(OH)2

 Bismuth oxyclorua – BiOCl


 Mica dạng vẫy được bọc ngoài bằng Titan sắt hoặc oxit Crôm.

Loại Mica được dùng trong sơn tạo hiệu ứng xà cừ, có màu trắng, có tác dụng
phản ánh nhiều màu theo hướng của ánh sang đi vào màng sơn có chứa bột
màu xà cừ.
Bột màu phát quang
Bột màu phát quang là loại bột màu có khả năng phát sang không những trong
thời gian có tồn tại nguồn năng lượng chiếu vào mà còn tồn tại một thời gian dài
khi không còn nguồn năng lượng này nữa.
Ví dụ: Hấp thụ ánh sang ban ngày hoặc ánh sáng điện, phát sang khi trong bóng
tối khi không còn nguồn sáng
Bột màu phát quang
Bột màu phát quang được ứng dụng trong sơn phát sang trong bóng tối làm
tín hiệu bảo đảm an toàn hoặc chỉ dẫn an toàn trong bóng tối cho các công
trình thi công buổi tối, các lối thoát hiểm trong khách sạn, nhà hàng, dụng cụ
thể thao, nón bảo hiểm, v.v…

You might also like