You are on page 1of 69

05052015

Lịch sử phát triển của


ngành mỹ phẩm

DS.CKII. Nguyễn văn Ảnh


• Tần Thuỷ Hoàng đế (Qin Shih-huang-ti) (259-
210 BC) có niềm tin bệnh hoạn về phương thuốc
trường sinh bất lão. Muốn ở mãi ngôi cao, vị
hoàng đế đầy tài năng nhưng bạo ngược này đã
lệnh cho đạo sĩ Từ Phúc phải dong thuyền ra
biển tìm bằng được đảo Bồng Lai và lấy được
thuốc tiên về. Từ Phúc sau đó đã đem nhiều
người với lý do là đi tìm thuốc trường sinh bất
lão rồi trốn đi đến Nhật Bản và ở lại đó. Giấc
mộng trường sinh bất lão của Tần Thuỷ Hoàng
chỉ mãi là giấc mộng
Con người sẽ sống thọ 1.000 tuổi?

• Nhà tế bào học Aubrey de Grey ở ĐH Cambridge,


Anh, người sáng lập Quỹ Methuselah Mouse Prize,
chuyên cung cấp tài chính cho “Dự án bất tử”, nói:
“Khoảng 20 năm nữa, con người sẽ không chết bởi tuổi
già theo như tự nhiên”, đang nghiên cứu ngăn chặn quá
trình lão hóa của loài chuột.

• Kết quả là kỷ lục đạt được về kéo dài tuổi thọ cho chuột
là vào năm 2004: 1.819 ngày, nghĩa là khoảng 5 năm.
Chỉ số này kéo dài tuổi thọ thực của chuột lên gấp 2 lần,
còn nếu so sánh với con người thì tuổi thọ đó đạt 130
năm.
Đi tìm tác nhân làm tăng tiết GH
• Tuyến yên ở người nặng trung bình 500 mg, nằm ở phía trước hành
não và phía dưới đại não. Nó được chia làm ba thùy: trước, giữa và
sau. Trong đó, thùy trước tiết ra hoóc môn tăng trưởng somatotropin
(Growth Hormon) kích thích sự phát triển, tăng trưởng của cơ thể;
ngoài ra còn có các hoóc môn hướng sinh dục, kích thích tuyến
giáp, kích thích vỏ tuyến thượng thận, các endropin...
Hormon môn tăng trưởng (Growth Hormon) là một protein chứa
191 acid amin, có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể,
của xương. Ngoài ra, nó còn có tác động đến các quá trình đồng
hóa glucid, lipid và protid. GH trước đây phải chiết từ não người
chết. Ngày nay, bằng công nghệ sinh học, người ta đã sản xuất
được GH người để phục vụ cho nhu cầu điều trị, nhất là trong các
trường hợp trẻ em thiếu hụt GH, chậm lớn, lùn.
• Vấn đề hiện nay là làm sao để cơ thể con người
có thể tăng cường bài tiết ra GH một cách tự
nhiên ở tuyến yên; bởi cùng với thời gian, khi
càng cao tuổi thì GH do tuyến yên tiết ra ngày
càng ít đi. GH chính là yếu tố quan trọng để
chống lại quá trình lão hóa; vì vậy việc kích
thích tuyến yên bài tiết hormon này là hướng
đi tích cực để làm chậm quá trình lão hóa,
kéo dài tuổi thọ cho con người.
• Việc sử dụng một chất gì đó để tăng tiết tự
nhiên GH ở tuyến yên đã được nghiên cứu từ
lâu. Một nghiên cứu về đậu nành đã chứng minh
chất alpha GPC (glycerylphosphorylcholine)
có tác dụng tăng tiết GH từ tuyến yên bằng
cách ức chế vùng dưới đồi tiết somatotropin. Để
duy trì hệ miễn dịch của cơ thể, cần phải bổ
sung các globulin miễn dịch. Trong lòng đỏ
trứng gà, vịt... có các chất GH chủ chốt để bổ
sung những yếu tố tăng trưởng, giúp định
hướng chất dinh dưỡng đến những nơi trao đổi
chất của các tế bào. Những yếu tố tăng trưởng
do cơ thể sản xuất một cách tự nhiên rất cần
thiết nhằm giữ cho cơ thể sự trẻ trung, cường
tráng.
• Hoa quả tươi, trứng, sữa, rau xanh là những
thức ăn cung cấp nguồn năng lượng và vi
chất, giúp cơ thể tạo ra nhiều GH. Bên cạnh
đó là việc tích cực, rèn luyện thể lực và thư giãn
hợp lý, giảm thiểu các yếu tố độc hại và tránh
stress. Có những điều nằm trong tầm tay của
bạn, song cũng có những điều cần phải có sự
hợp tác tích cực của cả cộng đồng; chẳng hạn
như việc làm sao giữ cho môi trường sống luôn
được xanh - sạch - đẹp.
Phương thuốc trường sinh như vậy thật đơn
giản, nó nằm ngay trong tầm tay của những
người hiểu biết yêu mến cuộc sống hôm nay.
*Alpha-GPC: chiết
xuất từ đậu nành,
có tác dụng kích
thích tuyến yên tiết
HGH. ( Của Công
ty BioSynergy
Nutriceutical Inc,
Hoa Kỳ ).
TELOMERE
GIẢI THÍCH TUỔI THỌ
HÌNH: SỰ KÉO DÀI TELOMERE.
• Bình thường các tế bào cứ phân chia hoài
hoài theo thời gian để duy trì sự sống cho
cơ thể. Nhưng cứ mỗi lần tế bào phân
chia thì telomere lại ngắn bớt. Khi mà
telomere trở thành ngắn quá thì tế bào
ngưng không phân chia nữa và rơi vào
trong một tình trạng gọi là tình trạng
già yếu của tế bào.
• Bằng việc đo độ dài các telomere, bác sĩ
có thể xác định một người trông trẻ hơn
hoặc già hơn tuổi sinh học thực tế của họ.
• Những con người có tuỗi thọ đặc biệt
(exceptional longevity) có nhiều khả năng
duy trì được chiều dài của các
telomeres. Do nhờ ít nhất là một phần
vào các biến thể thuận lợi của các gene
có liên quan tới sự bảo trì telomere.”
• Nghỉa là những người sống thọ nhất thừa
hưởng một phiên bản siêu hoạt (hyperactive
version) của một enzyme gọi là telomerase
có khả năng tái tạo các telomeres.
• Thật vậy, các vị cao niên sống 100 tuổi có trong
cơ thể một cơ chế đặc sắc hoạt động để sửa
chữa các”phẩn cứng” (hardware) của cơ thể,
trong khi đó trung tâm kiễm soát tế bào trong cơ
thể của những người sống bình thường thì lại
suy yếu dần theo thời gian
• Nhóm người già đã “thừa hưởng những
gene đột biến (mutative genes)làm cho hệ
thống tạo thành telomerase có nhiều hoạt
tính hơn và có khả năng duy trì chiều dài
của các telomere một cách hiệu nghiệm
hơn. Phần lớn những người già này không
mắc những bệnh liên quan tới tuổi già như
bệnh tim mach và tiểu đường, là những
bệnh gây nhiều tử vong nhất cho các
người lớn tuổi
• Bác sĩ Suh nói “ Các phát hiện của chúng tôi gợi
ý là chiều dài của telomere và các biến thái cũa
các gene telomerase kết hợp lại sẽ giúp con
người sống thọ hơn vì có thề bảo vệ những
người này chống lại những bệnh do tuổi già.
Bây giờ chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu cơ chế
theo đó các biến thái di truyền của telomerase
duy trì được chiểu dài telomere cũa những cụ
sống trăm tuổi. Sau cùng, chúng tôi hi vong có
thể triển khai những thuốc “nhái theo” các
enzym telomerase mà các cụ sống trăm tuỗi đã
may mắn có được.
• Với hy vọng trẽ mãi không già,việc đi tìm thuốc
trường sinh thất bại, người ta đành quay qua sử
dụng mỹ phẫm.
• Mỹ phẩm có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
Kosmein, tiếng Pháp gọi là Cosmétiques, tiếng
Anh là Cosmetics có nghĩa là làm đẹp.
• Mỹ phẩm là các chất được sử dụng để tăng
cường bảo vệ diện mạo và mùi hương của cơ
thể con người.
Lịch sử phát triển của
ngành mỹ phẩm

DS.CKII. Nguyễn văn Ảnh


MỤC TIÊU
Sau khi học xong sv phải trình bày được
• Các giai đoạn phát triển mỹ phẩm
• Những tiến bộ của ngành mỹ phẩm
• Thị trường mỹ phẩm VN những năm gần
đây.
KHÁI NIỆM MỸ PHẨM

• Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế


phẩm được sử dụng để tiếp xúc với
những bộ phận bên ngoài cơ thể con
người (da, hệ thống lông tóc, móng tay,
móng chân, môi và cơ quan sinh dục
ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với
mục đích chính là để làm sạch, làm thơm,
thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh
mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể
trong điều kiện tốt.
• Mỹ phẩm bao gồm kem chăm sóc, nước thơm để tắm và
gội đầu, phấn, nước hoa, son bôi môi, đánh bóng móng
tay và móng chân, làm đẹp mắt và mặt, tóc quăn vĩnh
viễn, kính áp tròng màu, tóc màu, keo xịt tóc, chất khử
mùi, sản phẩm chăm sóc trẻ em, dầu tắm, tắm muối, bơ
và nhiều loại sản phẩm khác.
• Chúng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong số phụ
nữ ở các nước phương Tây.
• Trong mỹ phẩm có một nhóm được gọi là sản phẩm
trang điểm, trong đó chủ yếu đề cập đến các sản phẩm
màu để thay đổi dung nhan của người sử dụng. Nhiều
nhà sản xuất phân biệt giữa mỹ phẩm trang điểm và mỹ
phẩm chăm sóc.
• Bằng chứng khảo cổ học đầu tiên về sử dụng mỹ phẩm
được tìm thấy ở Ai Cập khoảng 3500 TCN. Người La Mã
và Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng mỹ phẩm. Người La Mã
và Ai Cập cổ sử dụng mỹ phẩm có chứa thủy ngân và
chì độc hại. Các vương quốc do thái cổ xưa đã được
ảnh hưởng của mỹ phẩm như được ghi trong kinh cựu
ước-2. Cuốn thánh kinh của Esther cũng mô tả các cách
bảo toàn sắc đẹp khác nhau
• Người ta luôn hướng về cái đẹp . Vì những lý do này
mà ngày xưa họ sử dụng những chất khác nhau để làm
đẹp. Trước kia mỹ phẩm có liên quan đến với những vấn
đề tôn giáo. Thực ra hầu hết những nền văn minh cỗ
xưa như : Ấn độ, Trung hoa, Ai cập & Hy Lạp. Ở Ấn
Độ trước khi kết hôn người ta vẫn dùng bột mì, củ
nghệ và dầu thực vật . Kum Kum màu đỏ được dùng
bởi người Hinđu .
• Bản năng làm đẹp có lẽ đã phát sinh từ khi con người
xuất hiện trên trái đất. Theo các tài liệu cổ xưa, phụ nữ
thành Babylone đã có những công thức bôi da để cho da
được tươi trẻ.
• Phụ nữ Ai Cập thời Cổ Đại đã biết cách trang điểm và
chăm sóc ngoại hình. Họ dùng các chất màu lấy từ
khoáng sản và thực vật để trang điểm khuôn mặt. Về
phương diện chăm sóc da họ biết cách giữ vệ sinh da:
dùng một loại bột nhão làm từ tro và đất sét để làm xà
bông tắm rửa gọi là “Souabou”. Họ còn làm kem trắng
da bằng vôi chín và muối chì, các loại kem dưỡng da
bằng sữa lừa, mật ong, đất sét, bột mì, dầu thực vật
(dầu cọ, dầu mè, dầu hạnh nhân).
• Người La Mã cũng biết khá rành cách dùng mỹ phẩm.
Đế quốc La Mã đem các hương liệu thơm quý giá từ
Phương Đông về dùng để cúng thần linh, bôi thơm cơ
thể và thuốc thoa ngoài da để phòng ngừa bệnh tật. Phụ
nữ quý tộc La Mã thường tắm bằng nước pha với sữa
lừa, bột cám đại mạch để cho da dẻ được mịn màng. Họ
dưỡng da bằng cách đắp mặt nạ làm bằng các loại hoa,
trứng gà, rươu vang, các loại ngũ cốc, củ thủy tiên và
mật ong.
• Phụ nữ châu Âu thời Trung Cổ thường dưỡng da bằng
cách nhúng những lát mỏng thịt bê tươi vào sữa bò rồi
đắp lên mặt.
• Nguyên liệu tự nhiên như : chất thơm, gia vị, cỏ, nhựa,
màu ,mỡ dầu , hương thơm được sử dụng bởi những
dân bản xứ của nhiều quốc gia khác nhau Trong thế giới
phương Tây, sự xuất hiện của mỹ phẩm là vào khoảng
thời trung cổ , và chỉ được sử dụng trong các tầng lớp
quí tộc.
• Mỹ phẩm đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm.
Nhưng do chưa có các qui chế quy định về sản xuất và
cách sử dụng mỹ phẩm đã dẫn đến phản ứng phụ không
mong muốn như biến dạng, mù lòa, và thậm chí tử vong
ở mọi lứa tuổi như việc sử dung chì trắng (ceruse - để
phủ mặt trong thời Phục Hưng) một cách lan tràn và
thuốc bôi mi mắt Lash Lure đã gây trong những năm đầu
1900. Làm kem trắng da bằng vôi chín và muối chì, thủy
ngân là những chất độc hại.
• Phê bình và tranh cãi
• Việc sử dụng mỹ phẩm không được tán đồng
một vài thời điểm trong lịch sử phương Tậy. Ví
dụ, trong năm 1800, mỹ phẩm được sử dụng
chủ yếu bởi gái mại dâm, và Nữ hoàng Victoria
tuyên bố công khai trang điểm là thông tục và
chỉ có thể chấp nhận cho sử dụng của diễn viên.
Adolf Hitler từng nói với phụ nữ rằng trang điểm
mặt là dành cho những người đóng hề, và
không dành cho những người phụ nữ thuộc
chủng tộc cao cấp.
• Trong thập kỷ 30, phim màu đòi hỏi kỹ thuật hóa trang
phải nâng lên một bậc cao hơn hẳn để tạo hiệu quả tinh
tế cho các góc độ quay cận cảnh.
• Anh em nhà Revon đã sáng chế ra thuốc sơn móng tay -
chỉ với một màu đỏ ớt và không được bền màu lắm. Tuy
nhiên chất lượng sơn móng tồi không thể can được làn
sóng mốt sơn móng của chị em khắp các tầng lớp. Ngay
sau đấy một thời gian ngắn hãng mỹ phẩm Revlon đã ra
đời.
• Phấn má hồng làm tiếp vai trò lịch sử của mình, có một
vài hãng còn đưa ra tông má hồng màu xanh da trời,
làm rộ lên mốt má phớt xanh và trong như pha lê. Người
ta cảm thấy ưa nhìn hơn trong các cặp mày lượn vòng
cung và màu môi đỏ ớt mọng trở thành mỹ phẩm hot số
1.
• Thập kỷ 40 được đánh dấu bằng tông màu nhũ phát
sáng do chuyên gia trang điểm Raugulu sáng tạo ra.
• Trôi qua 1 thập kỷ nữa, các hãng mỹ phẩm cùng lúc
tung ra lựa chọn phong phú cho các tông màu mắt.
Người ta phát hiện ra đánh mắt với 2-3 tông pha sẽ đẹp
và tự nhiên hơn. Các hộp bóng mắt 2 tông hồng - xanh,
be - lá cây … bán rất chạy. Đã có người biết cách tô
màu nhẹ cả viền mi dưới, má hồng chỉ đánh trên đỉnh gò
má. Son màu cam, gạch non đã xuất hiện trong giới
trang điểm sành điệu.
Brigitte Bardot - vẻ
đẹp của thập niên 60
Thập kỷ 60 là giai
đoạn trì trệ của trang
điểm vì chị em chuyển
sang kiểu đánh nền và
phấn compact lớp dày
làm khuôn mặt cứng
giống nặt nạ. Diễn viên
huyền thoại Brigitte
Bardot đã thổi vào mốt
một luồng gió mới với
phong cách trang điểm
ánh nhũ.
Brigitte Bardot
Cả châu Âu làm theo thần tượng
sexy của mình - họ ăn mặc giống
cô, chải tóc bồng như cô, kẻ viền
mắt đan sẫm, chải mi dày, tô nhũ
trắng ngọc trai trên bầu mí, đặc
biệt đuôi mắt kẻ chì kéo dài và
hắt ngược lên. Làn môi viền chì
tông hơi chênh, đôi khi tô son
chờm ra ngoài viền để môi mọng
và nũng nịu hơn. Thời trang phải
tôn thời Brigitte vì tất cả những
sáng kiến của bà đã tạo bước
ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm
đẹp phụ nữ.
Thập kỷ 70, nghệ thuật trang điểm bước vào con đường
thênh thang và uyển chuyển hơn. Trên sàn diễn các
người mẫu bước ra với mầu má nhũ đồng, nhũ cam, hồn
nữ hoàng …, đến cuối thập kỷ người ta quay lại với má
hồng thắm. Màu mặt hot nhất là bột nhũ tông xanh da
trời, xanh lá nhạt và tím phớt.
• Lông mày tiếp tục dáng mảnh như thời đầu thế
kỷ, các chuyên gia bình luận đây là quy tắc bảo
thủ nhất của lịch sử trang điểm vì cả gần 1 thế
kỷ mà người ta không nhận ra “cặp lông máy
rậm tự nhiên sexy hơn rất nhiều”.
• Thập kỷ 80 bùng nổ cơn lốc màu sặc sỡ, người
trang điểm hào hứng với các tông rực rỡ nhiệt
đới – màu da cam, xanh ngọc lam, tím gắt, hồng
mười giờ, xanh coban …. không một ai nghĩ đến
tông pastel lịch lãm.
• Thập kỷ 90, thời của những người đẹp
dáng thể thao, màu nhẹ nhàng tự nhiên
xuất hiện như một nhu cầu, số đông ưa
dùng tông nâu – be. Mascara và son
không trôi là mặt hàng mới có tác động
mạnh đến người tiêu dùng. Đã có những
mỹ phẩm cao cấp đạt mức độ tinh tế như
phấn và nền trong suốt làm cho khuôn mặt
mềm mại không khiếm khuyết.
• Đến giữa thế kỷ 20, mỹ phẩm đã được phổ biến
sử dụng rộng rãi trong xã hội công nghiệp trên
khắp thế giới.
• Cuối thế kỷ 20, người phụ nữ độc lập không còn
chạy theo trào lưu màu sắc của số đông nữa.
Họ tự chọn cho mình tông màu tôn nét đẹp và
quan trọng là cá tính được khẳng định. Và tạo ra
phong cách trang điểm của phụ nữ cuối thế kỷ
20
• Thế nhưng lịch sử của mỹ phẩm vẫn đang được
viết tiếp vì nó vẫn tạo nên những điều kỳ diệụ
cho sắc đẹp và cả số phận phụ nữ.
• Trên toàn thế giới hàng năm tổng chi phí cho mỹ phẩm
ước tính là US $ 19 tỷ. Một trong các doanh nghiệp lớn
và lâu đời nhất là L'Oreal, được thành lập bởi Eugene
Schueller trong 1909 dưới cái tên là Công ty Nhuộm Tóc
Không Độc Hại (bây giờ thuộc quyền sở hữu của Liliane
Bettencourt (26%) và Nestlé (28%), với 46% là do sở
hữu của những cổ đông nhỏ . Thị trường mỹ phẩm đã
được phát triển tại Hoa Kỳ trong thời gian 1910s bởi
Elizabeth Arden, Helena Rubinstein, và Max Factor. Sau
đó Revlon ra nhập các doanh nghiệp này trước thế
chiến lần thứ hai, và Estee ngay sau đó.
• Ở phương Tây, giống như hầu hết các ngành công
nghiệp, các công ty mỹ phẩm thường điều đình và vận
động ngoài hành lang chống lại sự điều hành của các cơ
quan chính phủ như FDA.
Tiến bộ của ngành mỹ phẩm

• Vài mươi năm trước, mỹ phẩm được bào chế theo


cách thủ công và sử dụng theo kinh nghiệm của mỗi
dân tộc, mỗi địa phương. Người sáng lập ra công ty
mỹ phẩm nổi tiếng thế giới đã từng pha chế mỹ
phẩm trong “nhà bếp” với những dụng cụ pha chế
như dụng cụ nấu bếp. Ngày nay, công nghiệp mỹ
phẩm được thực hiện trong những phòng thí nghiệm
tối tân, quy tụ các chuyên viên của nhiều ngành (hóa
học, sinh học, y học, vật lý học, dược học, bào chế,
công nghiệp …) và được trang bị những máy móc
hiện đại nhất: máy phân tích hình ảnh, máy siêu âm,
máy cộng hưởng từ hạt nhân, HPLC, IR….
• Việc nuôi cấy được da người trong phòng thí
nghiệm (da nhân tạo sống) đã góp phần quan
trong vào sự tiến triển của ngành mỹ phẩm: mỹ
phẩm thử nghiệm sẽ được bôi lên da nhân tạo
rồi sẽ được khảo sát nhanh chóng tác dụng trên
da, tính thấm, tính độc hại, mà không cần phải
thử nghiệm trên da người bình thường mất
nhiều thời gian.
• Ngành mỹ phẩm đã trở nên một ngành khoa học
được giảng dạy trong các trường đại học và
viện nghiên cứu mỹ phẩm.
• Trong suốt thế kỷ 20, sự phổ biến của mỹ phẩm
tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là tại Hoa Kỳ,
mỹ phẩm được sử dụng bởi những thiếu nữ có
độ tuổi ngày càng trẻ. Nhiều công ty phục vụ thị
trường ngày càng lớn mạnh bằng cách giới
thiệu những son bôi môi có vị thơm và chất làm
bóng, các sản phẩm mỹ phẩm được đóng gói
lấp lánh rực rỡ và được tiếp thị và quảng cáo
bởi những người mẫu trẻ. Những hậu quả xã
hội của việc làm đẹp ở độ tuổi càng ngày càng
trẻ hơn đã gây ra nhiều sự chú ý trong giới
thông những năm gần đây.
• Tiến bộ dự kiến trong tương lai
• Sẽ không cần dùng chất bảo quản có thể gây phản ứng
trên da. Mỹ phẩm sẽ được bào chế để có tác dụng lâu
dài, hữu hiệu hơn và sẽ có “tính thông minh”: chỉ tác
dụng ở những tế bào da được chỉ định.
• Sẽ dùng các chất tiền hắc tố (précurseurs de mélanin)
để trả lại cho sợi tóc bạc màu sắc tuổi trẻ, không cần
dùng thuốc nhuộm tóc. Nhờ những phương pháp trích ly
hiện đại, sẽ tìm các hoạt chất có tác dụng tốt cho làn da
trong cây cỏ thiên nhiên, ít độc hại hơn hóa chất tổng
hợp. Tìm những phương pháp mới để trị mụn, trị các rối
loạn sắc tố da (bạch biến, nám) hiệu quả hơn. “Trẻ mãi
không già” là mục tiêu hàng đầu của ngành mỹ phẩm.
Thị trường mỹ phẩm VN những năm gần đây.

Trước năm 1997, thị trường mỹ phẩm VN chưa


được mấy ai chú ý bởi suy nghĩ thu nhập của
phụ nữ còn thấp và ngân sách chi cho mỹ phẩm
của họ quá ít ỏi. Các mặt hàng dưỡng da, trang
điểm trên thị trường lúc ấy chủ yếu là hàng nhập
lậu từ Trung Quốc (các nhãn hiệu rẻ tiền như
kem Arce..) và hàng trong nước, số ít là hàng
ngoại.
Quan niệm này thay đổi từ khi Công ty Mỹ
phẩm DeBon (Hàn Quốc) bắt đầu hoạt
động tại VN (1997). Công ty này làm thay
đổi cách nhìn của các nhà kinh doanh mỹ
phẩm khác về thị trường VN bởi doanh số
bán hàng liên tục tăng từ 30 - 40%/năm và
từ một nhãn hiệu vô danh DeBon đã trở
thành sản phẩm thời thượng.
• Sau DeBon, hàng loạt hãng mỹ phẩm
ngoại khác cũng "tấn công" vào VN với
nhiều cấp độ từ bình dân đến cao cấp.
Theo Bộ Y tế, đến nay thị trường đã có
mặt nhiều sản phẩm của trên 200 hãng
mỹ phẩm ngoại và con số này chưa dừng
lại. như Estee Lauder, Clinique, Guerlan
• 2004, thị trường có mặt thêm nhiều nhãn hiệu mỹ
phẩm nổi tiếng đến từ nhiều nước như Christian
Breton, Clarin, Feraud, Avon…
• Thương hiệu làm xôn xao thị trường mỹ phẩm nhiều
nhất trong năm 2004 vừa qua có thể kể đến là Avon.
• Mới đầu tháng 01/05 này thị trường lại xuất hiện
thêm dòng sản phẩm chăm sóc da đặc trị (trị nám,
tàn nhang, các vết thâm đen…) nhãn hiệu La Pearle
(Hãng Porn-Ploy) đến từ Thái Lan.
• Ngoài ra, hãng mỹ phẩm Mary Kay Cosmatis (Hoa
Kỳ) hiện cũng đang xem xét khả năng tiến vào VN.
• Các hoạt động của các Hảng Mỹ phẩm ngoại tại Việt
nam những năm gần đây.
• Việt Nam là một trong ba thị trường mỹ phẩm được chú
ý nhất trên thế giới . Năm 2004, tổng doanh thu của thị
trường mỹ phẩm Việt Nam, chỉ riêng sản phẩm trang
điểm và chăm sóc da, đã đạt khoảng 1.900 tỷ đồng.
• Thị trường mỹ phẩm thế giới có thể chia thành 4 dòng
hàng: quý tộc, cao cấp, hàng hiệu và hàng phổ thông. Ở
Việt Nam đã có đại diện của cả bộ tứ này, nhưng năm
2005, diễn biến thị trường tập trung nhiều hơn ở 2 dòng
hàng sau hàng hiệu và hàng phổ thông.
• Khi mới xuất hiện vào năm 2003, cách thức bán hàng
trực tiếp của hãng mỹ phẩm Thuỵ Điển Oriflame còn rất
mới mẻ nhưng đến giờ này, họ đã có đội ngũ hàng chục
nghìn tư vấn viên.
• Theo số liệu của Euromonitor, năm 2004 Oriflame chiếm
34% thị trường mỹ phẩm trang điểm Việt Nam.
• Avon dù gia nhập sau (tháng 5/2004), nhưng ưu thế với
nhà máy sản xuất tại chỗ nên giá thành rẻ hơn
• Kế hoạch của Missha trong 3 năm đầu sẽ lập 100 cửa
hàng trên toàn quốc và một nhà máy với dây chuyền
hiện đại từ Hàn Quốc chiết xuất và đóng gói mỹ phẩm tại
khu công nghiệp Cát Lái II, nhằm phục vụ cho thị trường
trong cả khối ASEAN...
Tại sao người tiêu dùng thích chọn mỹ
phẫm “ngoại”?
• Ngành tiêu dùng hoá mỹ phẩm tại Việt Nam
được coi là “mảnh đất màu mỡ”.
• Tuy nhiên, dạo qua các cửa hàng mỹ phẩm, các
trung tâm thương mại, siêu thị... đâu đâu cũng
thấy bày các hãng mỹ phẩm nước ngoài với
nhiều tên tuổi nổi tiếng từ nhiều nước trên thế
giới như L'Oreal, Revelon, Lancôme, Vichy,
Shiseido, Narid, Maybelline, Nivea, Amore,
Lamy, Hugo...trong khi hàng Việt Nam dường
như chỉ có mỗi Miss Saigon khiêm tốn chiếm
một phần diện tích bày rất nhỏ.
• Dường như lâu nay, các nhà sản xuất mỹ phẩm Việt
Nam đã nhường hẳn thị phần này cho doanh nghiệp
nước ngoài. Các sản phẩm như dầu Bưởi Thorakao, Bồ
kết Fresh, dầu trị gầu Salima, Newgifar, Gel mặt nạ
Newgel... chỉ còn trông chờ vào số lượng khách trung
thành, chủ yếu là tầng lớp thu nhập thấp ở ngoại thành
vì giá rẻ.
• Hiện nay tâm lý người tiêu dùng hàng ngoại, đặc biệt là
hàng hiệu của các hãng nổi tiếng giá đắt nhưng thấy rất
yên tâm, vì mỹ phẩm là loại hàng hoá đặc biệt, dùng để
làm đẹp nên không thể mua bừa được.
Chất lượng mỹ phẩm Việt Nam không thua
kém các sản phẩm ngoại !
• Thị trường nội địa đầy tiềm năng.
• Hiện tại tiềm năng của các hãng sản xuất trong nước và
thị phần của các hãng này quá nhỏ, tuy năng lực sản
xuất và chất lượng mỹ phẩm Việt Nam không thua kém
là bao khi so sánh với các sản phẩm ngoại cùng đẳng
cấp, giá thành lại rẻ hơn.
• Song, hàng mỹ phẩm nội địa vẫn chưa chinh phục được
thị trường trong nước do hạn chế nguồn vốn trong việc
xây dựng thương hiệu và chiến lược quảng bá sản
phẩm bởi hầu hết các DN Việt Nam đều là DN vừa và
nhỏ, mặc dù ai cũng hiểu, đối với ngành mỹ phẩm, việc
xây dựng thương hiệu là tối quan trọng và cần thiết cho
sự phát triển.
• Ngoài ra, Nhà nước ta cũng chưa thực sự chú trọng vào
thị trường đầy tiềm năng kinh tế này nên việc đầu tư còn
hết sức manh mún và nhỏ lẻ, đặc biệt chưa tận dụng hết
tiềm năng của ngành công nghiệp sản xuất hương liệu
và mỹ phẩm. Một điểm yếu nữa mà các công ty mỹ
phẩm Việt Nam chưa chú ý, đó là chiến lược quảng bá
sản phẩm.
• Hiện nay, ở Việt Nam, người tiêu dùng mới chỉ biết đến
và tin dùng các loại mỹ phẩm nước hoa, dầu gội... của
một số công ty như: Công ty MP Sài Gòn, Đông Á,
Quốc tế ICC, Lana, Rạng Đông, Phương nam... Tuy
nhiên, những mặt hàng này lại khá phổ biến ở những
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, còn tại các TP lớn
như Hà Nội, TP.HCM người tiêu dùng lại quá quen thuộc
với các mỹ phẩm ngoại.
• Việc các công ty đa quốc gia “đổ bộ” vào Việt
Nam ngày càng nhiều, người tiêu dùng càng có
cơ hội lựa chọn và hưởng dịch vụ tốt hơn, song
cũng là thách thức với ngành công nghiệp mỹ
phẩm trong nước cần có những bước đột phá
đầu tư để giành lại thị trường tiềm năng này.
Người tiêu dùng Việt Nam rất hưởng ứng dùng
hàng Việt Nam, do đó các hãng mỹ phẩm trong
nước nên có nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Đừng bỏ phí thị trường màu mỡ này!
• Nói về công nghiệp mỹ phẩm, hầu hết các hãng mỹ
phẩm đều phải mua nguyên liệu từ một số nước cơ bản,
VN cũng không ngoại lệ (Đức: nguyên liệu hóa chất,
Pháp: tinh dầu thảo mộc, Ấn Độ, Philipines: nguyên liệu
cây, cỏ, hoa…), phần còn lại là do cách pha chế, bí
quyết, công thức riêng của mỗi DN.
• VN có khả năng sản xuất được các sản phẩm không
thua gì các nước song cái khó lớn là không có
thương hiệu trong lúc người tiêu dùng luôn có “bệnh
hàng hiệu”. Như DeBon chẳng hạn, công ty này thành
công là nhờ có chiến lược tiếp thị khôn ngoan. Theo
Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen có đến 99%
người tiêu dùng biết đến DeBon thông qua các hoạt
động quảng cáo, tiếp thị.
• Không quảng bá, không đầu tư, mỹ phẩm nội chỉ loanh
quanh ở vài sản phẩm thuộc nhóm skin care (chăm sóc
da) như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da.
• Năm 2002 Lan Hảo tiên phong sản xuất dòng mỹ phẩm
make-up (trang điểm) với phấn trang điểm Thorakao.
Được biết, sản phẩm này có chất lượng rất tốt, không
thua gì hàng ngoại nhưng Lan Hảo vẫn không thành
công.
• Hoặc như với Công ty Mỹ phẩm Sài gòn, người tiêu
dùng cũng không biết đến sản phẩm nào khác ngoài
nước hoa Miss Saigon.
• Công ty dược mỹ phẫm Phương nam người tiêu dùng
cũng chỉ biết Keo mặt nạ hút mụn Newgel.
• Như vậy, DN VN đã nhường hẳn thị phần mỹ phẩm
make-up cho DN nước ngoài. Dường như hiểu rõ đây là
cuộc chiến không cân sức, dần dà DN nội chấp nhận
một thị trường xương xẩu, khó ăn hơn là hoạt động ở
các tỉnh thành xa xôi trong cả nước - nơi mà người dân
còn chưa đủ điều kiện để mơ về thương hiệu.
• Một hãng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới đã từng tuyên bố:
chúng tôi không bán hàng, chúng tôi bán giấc mơ
cho phụ nữ. Bao giờ DN VN mới hiểu được giấc mơ
này?
• Những yếu kém của ngành Mỹ phẫm Việt nam một phần
do chưa có trường đào tạo chính qui về mỹ phẫm.
Nhu cầu sử dụng mỹ phẫm của phụ nữ Việt
Nam.

• Theo nghiên cứu của công ty Golden Lotus, nhu cầu


làm đẹp của phụ nữ Việt Nam đang tăng nhanh và sau
25 tuổi, họ có xu hướng dùng hàng hiệu. Người Việt
Nam mới chỉ chi 4 USD/người/năm, quá ít khi so với thị
trường khu vực Đông Nam Á (người Thái Lan chi 20
USD/người/năm).
• Trong khi đó, thu nhập của người Việt Nam tăng nhanh
cùng nhịp độ GDP hằng năm là trên 7%. Tính đến nay,
thị trường này đã đạt tốc độ tăng trưởng 20%/năm, tốc
độ mua sắm 3 tháng/lần đối với sản phẩm chăm sóc da
và 6 tháng/lần đối với mỹ phẩm trang điểm. Theo các
chuyên gia dự đoán, thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ
tăng 30%/năm từ nay đến năm 2010.

You might also like