You are on page 1of 35

AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM

2020
NỘI DUNG ĐÀO TẠO Confidential

1 NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG LAB

2 TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

3 QUẢN LÝ CHẤT THẢI


Confidential

1. NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG LAB


1.NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG LAB

A. NỘI QUY LÀM VIỆC


1. Chỉ được làm việc trong phòng thí nghiệm của NSRP (viết tắt LAB) khi đã được
đào tạo các khóa học an toàn làm việc trong LAB.

2. Trước khi làm việc với hóa chất phải được đào tạo khóa học an toàn làm việc
với hóa chất.

3. Phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE) khi làm việc.

4. Không được làm việc một mình tại khu vực nguy hiểm cao, hoặc phải cho
người khác biết khu vực mình đang làm việc (nơi ít nguy hiểm).

5. Đảm bảo luôn cách ly vật liệu dễ cháy nổ khỏi nguồn nhiệt.

6. Khi làm việc với hóa chất độc hại, dễ bay hơi cần thao tác trong tủ hút.

7. Tất cả hóa chất, chất đổ thải phải có nhãn đầy đủ thông tin.

8. Giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc.


1.NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG LAB

B. HÀNH ĐỘNG NGHIÊM CẤM


1. Không ăn, uống tại khu vực phân tích/ làm việc.

2. Không hút thuốc, sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn khi làm việc trong khu
công nghệ và tòa nhà LAB.

3. Không mang sử dụng điện thoại, camera, máy tính mà không có tem an toàn
được cấp bởi phòng HSSE, trong khu công nghệ và tòa nhà LAB.

4. Không sử dụng dụng cụ thủy tinh phân tích, chai mẫu để uống nước hay mục
đích khác ngoài việc phân tích và lấy mẫu.

5. Không xả mẫu bên ngoài tủ hút.

6. Không sử dụng tủ lạnh ở các khu vực phân tích để tồn trữ thức ăn, nước uống.
1.NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG LAB

C. TRANG BỊ PPE ĐẦY ĐỦ

1. Quần áo

2. Kính

3. Giầy bảo hộ

4. Mặt nạ phòng độc

5. Găng tay
Confidential

2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ


2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ
LUÔN GHI NHỚ

1. Tai nạn đến RẤT BẤT NGỜ, có thể xảy ra VỚI BẤT KỲ AI và hậu quả
thường RẤT NGHIÊM TRỌNG.
2. Tai nạn thường bắt nguồn từ SỰ CHỦ QUAN, HỜI HỢT, THIẾU
NGHIÊM TÚC VÀ KHÔNG TUÂN THỦ các chỉ dẫn an toàn khi làm
việc.
3. HẬU QUẢ của tai nạn CÀNG NGHIÊM TRỌNG khi KHÔNG ĐỦ BÌNH
TĨNH XỬ LÝ và THIẾU Ý THỨC BẢO VỆ mình cùng những người
xung quanh.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ
LUÔN GHI NHỚ

1. Vị trí LỐI THOÁT HIỂM ra ngoài.

2. Vị trí các THIẾT BỊ CHỮA CHÁY, hệ thống rửa khẩn cấp và tủ y tế sơ


cứu thương.

3. Cách sơ cứu và xử lý sự cố.

4. Khi có sự cố, lập tức báo ngay cho SSV hoặc nhân viên phòng LAB
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

1. Cháy nổ

2. Bỏng

3. Hóa chất văng bắn rơi vãi

4. Hít, nuốt, tiếp xúc da với hóa chất

5. Điện giật

6. Chảy máu và vết thương do bị cắt

7. Mối nguy thường gặp và chú ý


2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

1. CHÁY NỔ

- Ngay lập tức báo động, báo cáo đến nhân viên phòng LAB hoặc SSV.

- Cô lập dụng cụ, thiết bị, hóa chất đang làm việc với đám cháy.

- Lập tức đưa người bị thương (nếu có) ra khỏi khu vực nguy hiểm và sơ cứu khi
cần thiết.
- Sử dụng phương tiện chữa cháy gần nhất
để dập lửa, nếu không được thì ngay lập tức
gọi người hỗ trợ.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

2. BỎNG

2.1. BỎNG NHIỆT


- Rất dễ xảy ra thao tác với các hệ thống có nhiệt độ cao, hay khi thao tác gần ngọn lửa
mà quần áo hay tóc không gọn gàng.
- Không được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng, hoại tử hay tử vong,
bỏng nặng sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

2. BỎNG

2.1. BỎNG NHIỆT


CÁCH XỬ LÝ:
- Lập tức tách ra khỏi nguồn nhiệt, nếu là cháy tóc hay quần áo thì lập tức cởi bỏ quần áo
và dập lửa bằng phương tiện thích hợp.
- Nhanh chóng cởi bỏ vải và trang sức quanh khu vực bị bỏng rồi lập tức ngâm vết bỏng
vào nước mát trong ít nhất 10 phút (không dùng nước đá đặt lên chỗ bỏng). Có thể sử
dụng hệ thống rửa khẩn cấp.
- Băng vết thương bằng gạc y tế rồi đến trung tâm y tế gần nhất.
- Tuyệt đối không bôi thuốc hay kem lên vết thương cho tới khi được bác sĩ chỉ định.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

2. BỎNG

2.1. BỎNG HÓA CHẤT


- Rất dễ xảy ra thao tác với các hóa chất có khả năng phảI hủy mô sống, hậu quả càng
nghiêm trọng hơn khi các hóa chất này đang ở nhiệt độ cao.
- Nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách rất dễ nhiễm trùng, hoại tử hay tử vong,
thường gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

2. BỎNG

2.1. BỎNG HÓA CHẤT


CÁCH XỬ LÝ:
- Lập tức yêu cầu hỗ trợ và cảnh báo người xung quanh về hóa chất đang gây ra tai nạn.
- Bản thân hay người hỗ trợ mang bảo hộ thích hợp khi xử lý.
- Ngay lập tức tách phần lớn hóa chất ra khỏi vết thương.
- Chú ý nếu hóa chất có phản ứng với nước cần lau sạch vết thương bằng vải khô trước.
- Sau đó nhanh chóng rửa vết thương bằng nhiều nước sạch trong ít nhất 15-20 phút. Nếu hóa
chất dính vào mắt, nhanh chóng rửa mắt 15-20 phút bằng bồn rửa. Nếu hóa chất văng vào cơ
thể, cởi bỏ đồ bên ngoài và dùng vòi toàn thân để rửa thật kỹ.
- Nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất (cầm theo MSDS).
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

3. HÓA CHẤT RƠI VÃI


- Rất dễ xảy ra khi cân, đong, nạp hay di chuyển hóa chất, hay làm vỡ nhiệt kế

- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể có tác động lâu dài, đặc biệt là có khả năng
tác động trên diện rộng, có thể là nguyên nhân cho tai nạn khác như cháy nổ, v.v.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

3. HÓA CHẤT RƠI VÃI


CÁCH XỬ LÝ:
- Ngay lập tức cảnh báo cho mọi người xung quanh và báo cáo ngay cho cán bộ gần nhất.
- Mang đầy đủ bảo hộ khi xử lý.
- Cách ly các nguồn lửa, nguồn nhiệt với các hóa chất rơi vãi.
- Sơ tán khỏi phòng và đóng cửa để cô lập khu vực đó trong lúc chờ ngừơi có chức năng.
- Đối với chai lọ đựng, thu gom các mảnh vỡ lớn thu gom và thải đúng nơi quy định.
- Đối với hóa chất rắn, dùng dụng cụ quét dọn để hốt, các dụng cụ này sẽ được bõ riêng
để xử lý.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

3. HÓA CHẤT RƠI VÃI


CÁCH XỬ LÝ:
- Đối với hóa chất lỏng (bao gồm cả xăng dầu, dung môi), cô lập khu vực hóa chất rơi vãi
rồi phủ lên khu vực đó bằng vật liệu thấm hút thích hợp, sau đó thu dọn hỗn hợp chất
thấm hút và hóa chất lỏng tương tự như hóa chất rắn.
- Đối với thủy ngân, sử dụng bột lưu huỳnh rắc lên chỗ thủy ngân rơi vãi, sau đó dùng 2
miếng bìa để hốt phần lớn thủy ngân cho vào nợi đựng có nắp đậy kín, dùng băng dính
để thu dọn phần bột mịn hỗn hợp thủy ngân – lưu huỳnh còn sót lạ. Giảm bớt đèn và
rọi đèn pin để kiểm tra xem còn thủy ngân rơi vãi không. Thông gió cho phòng (không
sử dụng máy điều hòa). Tuyệt đối không dùng máy hút hay chổi để dọn thủy ngân rơi
vãi.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

3. HÓA CHẤT RƠI VÃI


CÁCH XỬ LÝ:
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

4. HÍT, NUỐT, TIẾP XÚC DA VỚI HÓA CHẤT


- Rất dễ xảy ra khi ăn uống trong phòng thí nghiệm; dùng các chai lọ, hộp đựng thực
phẩm để đựng hóa chất; chai lọ hay hộp đựng hóa chất không ghi rõ nhãn mác; thao
tác với các chất dễ bay hơi, hóa chất độc hại không làm trong tủ hút và trang bị mặt nạ
hay khẩu trang trang, PPE phù hợp.

- Gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe


ở cấp mãn tính hay cấp tính.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

4. HÍT, NUỐT, TIẾP XÚC DA VỚI HÓA CHẤT


- Khi bị phơi nhiễm hóa chất (đường thực quản, khí quản hay da), đặc biệt ở nồng độ cao
cần đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe (cầm theo MSDS)

- Sau một thời gian làm việc với hóa chất, nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào đều cần đến
trạm y tế gần nhất để kiểm tra (mang theo các thông tin về các hóa chất thường xuyên
làm việc).

- Khi phát hiện có hóa chất phát tán trong không khí, lập tức cảnh báo với mọi người và
sơ tan khỏi khu vực đó ngay. Báo ngay cho nhân viên có chức năng và cố gắng cô lập
khu vực bị phát tán (thường là SSV), nếu có thể.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

4. HÍT, NUỐT, TIẾP XÚC DA VỚI HÓA CHẤT


- Khi có cá nhân hít phải hóa chất, cần lập tức đưa họ ra chỗ thoáng khí và yêu cầu hỗ trợ
y tế (tùy theo mức độ và thông tin từ MSDS).
- Khi phát hiện có hóa chất mất nhãn hay đựng trong các chai, hộp thường dùng cho
thực phẩm, các đồ ăn thức uống trong PTN cần cảnh báo ngay cho mọi người, cô lập
chúng lại và báo ngay cho nhân viên có chức năng để xử lý.
- Khi có cá nhân nuốt phải hóa chất, lập tức kiểm tra thông tin MSDS và thực hiện các sơ
cứu được chỉ dẫn, đồng thời đưa ngay tới trung tâm y tế gần nhất.
- Khi phát hiện có chai lọ không đậy nắp hay các hóa chất rơi vãi, cần cảnh báo người
xung quanh và tiến hành cô lập chúng. Khi có người bị hóa chất đổ vào cơ thể, chú ý xả
vùng da tiếp xúc hóa chất bằng nước hay xà phòng, tuyệt đối không dùng dung môi, kể
cả cồn.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

5. ĐIỆN GIẬT

- Rất dễ xảy ra khi thao tác với


nguồn điện, các thiết bị sử dụng
điện, đặc biệt là các thiết bị có
dùng chung với nước, hay thao tác
ở các khu vực ẩm ướt.
- Rất dễ nguy hiểm đến tính mạng
nếu không có can thiệp và sơ cứu
kịp thời và đúng cách.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

5. ĐIỆN GIẬT

CÁCH XỬ LÝ:
- Dùng vật liệu cách điện cách ly người bị điện với nguồn điện, đồng thời báo ngay cho
trung tâm y tế gần nhất để cung cấp thông tin và nhận sự hỗ trợ để tiến hành sơ cứ.
- Đưa người bị điện giật ra nơi thoáng khí và ngửa cổ cho dễ thở.
- Nếu người bị giật đã ngừng thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo hay xoa bóp tim (cần có
kinh nghiệm).
- Đưa ngay người bị điện giật đến trung tâm y tế gần nhất.
- Lập tức cảnh báo khu vực có thể gây điện giật.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

5. ĐIỆN GIẬT

CÁCH XỬ LÝ:
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

6. CHẢY MÁU VÀ VẾT THƯƠNG BỊ CẮT

- Nguyên nhân: khi rửa dụng cụ, chai lọ thủy tinh


tiếp xúc với vị trí sắc nhọn…

- Đối với vết thương nhỏ do dụng cụ có dính hóa chất gây ra:
 Nếu không tự sơ cứu được thì gọi ngay người giúp đỡ
 Cho vết thương chảy máu vài phút rồi rửa vết thương với nước sạch.
 Sát trùng vết thương bằng nước oxy già hay cồn y tế.
 Băng vết thương lại và đến phòng y tế để kiểm tra (mang theo phiếu an toàn hóa chất - MSDS)

- Đối với vết thương lớn, sâu, chảy máu nhiều


 Lập tức kêu gọi giúp đỡ và tiến hành cầm máu bằng cách
ấn mạnh vào miệng vết thương (nên dùng khăn sạch hay gạc y tế).
 Băng chặt vết thương và nhanh chóng đến phòng y tế.
 Thông báo hiện trạng và hóa chất có thể nhiễm (cùng với MSDS).
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

6. MỐI NGUY THƯỜNG GẶP VÀ CHÚ Ý

6.1 Thiết bị làm việc áp cao


- Nguồn: Các bình cylinder mẫu, bom khí
- Nguyên nhân: Thực hiện thao tác xả mẫu từ cylinder không đúng quy
trình, thiết bị cylinder bị hỏng ..v.v..
- Hậu quả: Gây văng bắn hóa chất, cháy nổ, gây tổn thương vật lý, hóa
học đến người thực hiện.
- Chú ý: Trang bị đầy đủ PPE (áo choàng, kính, mặt nạ, gang tay), thực
hiện kiểm tra cylinder trước khi xả.
2. TAI NẠN THƯỜNG GẶP VÀ XỬ LÝ

6. MỐI NGUY THƯỜNG GẶP VÀ CHÚ Ý

6.2 Ký hiệu hóa chất nguy hiểm hay gặp


3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÁC LOẠI CHẤT THẢI TRONG PHÒNG LAB
CHẤT THẢI

PHÂN LOẠI

CHẤT THẢI
CHẤT THẢI
KHÔNG
NGUY HẠI
NGUY HẠI

GĂNG
THỦY
THẢI THẢI TAY VÀ
THẢI THẢI TINH
SINH TÁI GIẤY
RẮN LỎNG VỠ
HOẠT CHẾ NHIỄM
HỎNG
HC

LAO THU GOM NHÂN VIÊN


CÔNG VỀ SHELTER NSME
3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÁC LOẠI CHẤT THẢI LỎNG
NGUY HẠI

1. DẦU 2. MẪU 3. MẪU 4. THẢI 5. THẢI 6. THẢI 7. THẢI


THẢI DẦU NƯỚC MẪU MẪU MẪU AXIT/BA
NHIỄM THẢI THẢI NƯỚC NƯỚC KIỀM ZƠ
HÓA THỪA NHIỄM CHUA AMINE
CHẤT HÓA
CHẤT

NGUỒN
THẢI TỪ
PHÒNG NGUỒN THẢI TỪ PHÒNG NƯỚC VÀ NGUYÊN TỐ
DẦU
3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI

CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN


NGUY HẠI

MẪU
MẪU XÚC MẪU LƯU
NHỰA PP
TÁC HUỲNH
THẢI

NGUỒN THẢI: PHÒNG NƯỚC, NGUYÊN TỐ VÀ PP


3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÃN CHẤT THẢI
3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÃN CHẤT THẢI
CẢM ƠN BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

You might also like