You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THẢO LUẬN


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêNin

Đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa tồn


tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa của nó đối
với công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ta
hiện nay? ”
Thực hiện: Nhóm 2
» Danh sách nhóm:

1. Nguyễn Thu Hằng


2. Nguyễn Đức Hiếu
3. Nguyễn Văn Học

4. Nguyễn Thị Hồng


5. Lương Ngọc Quang Hưng

6. Nguyễn Thế Hưng


7. Nguyễn Thị Mai Hương
Tổng quan bài thuyết trình
I. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội
2. Ý thức xã hội
II. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội
III. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3. Tính thường lạc hậu
4. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
5. Tính kế thừa của ý thức xã hội trong quá trình phát triển
6. Sự tác động lẫn nhau của các hình thái ý thức xã hội trong quá
trình phát triển
7. Ý thức xã hội tác động trở lại tích cực tới tồn tại xã hội
IV. Ý nghĩa phương pháp luận
8. Ý nghĩa chung
9. Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước
V. Kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với việc xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch,
vững mạnh thì trong thời buổi hiện nay, sự hòa nhập kinh tế với
thế giới cũng là một vấn đề rất cấp bách. Vậy phải làm thế nào để
nước ta không bị tụt hậu?? “Hòa nhập mà không hòa tan” Trước
vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới nền kinh tế cũng đồng thời
nảy sinh ra nhiều vấn đề mang tính thời đại. Để giải quyết được
những vấn đề đó chúng ta phải có ý chí – ý thức xã hội của dân
tộc. Chúng ta phải đổi mới tư duy ngay trong nhận thức của mỗi
người dân, việc nâng cao nhận thức sẽ đồng nghĩa với việc thay
đổi xã hội. Chính vì vậy, để tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội cũng như vận dụng nó một cách linh hoạt
sáng tạo sẽ đem lại thành công cho công cuộc đổi mới đất nước,
đổi mới xã hội. Sau đây là một số ý kiến nhóm 2 xin được trình
bày.
NỘI DUNG
I. Khái niệm ý thức xã hội và tồn tại xã hội:

1. Tồn tại xã hội


2. Ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội:
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật
chất và điều kiện sinh hoạt vật chất xã
hội.
Các yếu tố hình thành tồn tại xã hội

Điều kiện tự nhiên Điều kiện dân số Phương thức sản xuất
2. Ý thức xã hội

Mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm


toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những
tình cảm, tâm trạng,... của những cộng đồng xã
hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại
xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất
định.
Kết cấu của ý thức xã hội

Theo Trình Độ Phản Ánh

Ý THỨC XÃ HỘI THÔNG THƯỜNG: Ý THỨC LÍ LUẬN


− Những tri thức Các học thuyết lí luận đã được hệ
− Những quan điểm thống hóa thành các học thuyết xã
hội được trình bày dưới dạng khái
− Tâm lí xã hội niệm, phạm trù, quy luật
Kết cấu của hệ tư tưởng xã hội
Phương Thức Phản Ánh

TÂM LÍ XÃ HỘI: HỆ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI :


− Tình cảm, ước muốn, − Nhận thức lý luận về
tâm trạng, tập quán tồn tại xã hội
− Hình thành dưới ảnh − Hệ thống những
hưởng trực tiếp của đời quan điểm, tư tưởng
sống hàng ngày của họ − Sự khái quát hóa
và phản ánh đời sống đó những kinh nghiệm
xã hội
II .Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với
ý thức xã hội:
− Theo quan điểm duy vật lịch sử thì tồn tại xã
hội là cái có trước sinh ra ý thức xã hội
VD: Trong chế độ xã hội nguyên thủy, do lực
lượng sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất quá
thô sơ (gậy gộc, hòn đá, cung tên) nên người
nguyên thủy buộc phải thực hiện chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất (rừng cây, con suối),
phải sống tập đoàn mới có thể kiếm được thức
ăn, chống thú dữ, tất cả của cải làm ra được
chia đều, dùng hết không còn dư thừa, nên
không thể có sự chiếm hữu làm của riêng,
không có tình trạng người bóc lột người.
II .Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với
ý thức xã hội:
− Tồn tại xã hội biến đổi và phát triển dẫn
đến ý thức xã hội sớm muộn cũng phải
biến đổi và phát triển theo
Ví Dụ: Trong xã hội phong kiến, khi
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
ra đời và dần dần lớn mạnh thì cũng
nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn
tại của chế độ phong kiến là trái
công lý, không phù hợp với lý tính
con người phải được thay thế bằng
xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái.
III. Tính độc lập tương đối của ý thức xã
hội:

1. Tính thường lạc hậu


2. Tính vượt trước của khoa học và cách mạng so
với tồn tại xã hội
3. Tính kế thừa của ý thức xã hội trong quá trình
phát triển
4. Sự tác động lẫn nhau của các hình thái ý thức
xã hội trong quá trình phát triển
5. Ý thức xã hội tác động trở lại tích cực tới tồn
tại xã hội
1.Tính thường lạc hậu:
Không phải trong mọi trường hợp, sự biến
đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn đến
sự biến đổi của ý thức xã hội, trái lại nhiều yếu
tố của ý thức xã hội có thể tồn tại rất lâu dài
ngay cả khi cơ sở tồn tại sản sinh ra nó đều được
thay đổi căn bản.
Ví dụ:
Chế độ phong kiến không còn nhưng tư tưởng
phong kiến vẫn còn đến nay.
Nguyên nhân:
− Ý thức xã hội không phản ánh kịp
thời biến đổi thực tiễn của con người
− Do sức mạnh của thói quen, tryền
thống, tập quán cũng như do tính lạc
hậu, bảo thụ của một hình thái ý thức
xã hội
− Ý thức xã hội luôn gắn bó với lợi ích
của những nhóm, những tập đoàn
người, những giai cấp nhất định trong
xã hội.
2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn
tại xã hội:

Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật


vận động của tồn tại xã hội trong những điều
kiện nhất định tư tưởng của con người đặc
biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có
thể vượt trước tồn tại xã hội chỉ ra chính xác
sự vận động của tương lai có tác dụng chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người.
Ví dụ:
Sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật
giúp con người chinh
phục không gian và tiên
đoán được những việc
xảy ra trong tương lai
(thời tiết, các hiện
tượng thiên nhiên, ....).
3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong
sự phát triển của nó

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần


của xã hội cho thấy rằng, những quan
điểm lý luận của mỗi thời đại không
xuất hiện trên mảnh đất trống không
mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa
những tài liệu lý luận của thời đại
trước.
Ví dụ:

Công cụ lao động có được


sự hoàn thiện (hình dáng,
tính năng, hiệu quả sử
dụng....) như ngày nay
không phải bỗng dưng
mà có. Nó phải trải qua
quá trình phát triển lâu
dài từ hàng ngàn năm
cùng sự phát triển của
loài người.
4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý
thức xã hội trong sự phát triển của nó:

Ý THỨC Ý THỨC PHÁP


CHÍNH QUYỀN
TRỊ

Ý THỨC
TÔN GIÁO Ý THỨC
ĐẠO ĐỨC

Ý THỨC
NGHỆ Ý THỨC
THUẬT TÔN GIÁO
Ví dụ:
Ở thời cổ đại Tây Âu thì triết học
và nghệ thuật đóng vai trò đặc
biệt. Thời Trung Cổ ở Tây Âu thì
tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến
triết học, nghệ thuật, pháp
quyền... Ngày nay thì hệ tư tưởng
chính trị và khoa học đang tác
động đến các lĩnh vực của đời
sống tinh thần xã hội.
5. Ý thức xã hội có khả năng tác
động ngược trở lại tồn tại xã hội
Theo Ph.Ăngghen : “ Sự phát
triển của chính trị, pháp luật, triết
học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
v.v. đều dựa trên cơ sở sự phát
triển kinh tế. nhưng tất cả chúng
có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng đến cơ sở kinh tế”.
Ví dụ:
Hệ tư tưởng tư sản đã tác
động mạnh mẽ đến xã hội
các nước Tây Âu thế kỷ
XVII, XVIII. Hệ tư tưởng
vô sản trở thành vũ khí về
mặt tư tưởng của giai cấp
vô sản đấu tranh để xoá bỏ
xã hội tư bản.
IV. Ý nghĩa phương pháp luận

1.Ý nghĩa chung


2. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá
trình đổi mới đất nước
IV. Ý nghĩa phương pháp luận:
1.Ý nghĩa chung
Bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm
thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội
Từ tính quyết định của tốn tại xã hội đối với ý
thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội:
 Nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh
thần xã hội ta cần phải căn cứ vào tồn tại xã
hội đã làm nảy sinh ra nó:
 Giải thích các hiện tượng tinh thần từ những
phương diện khác nhau thuộc nội dung tính
độc lập tương đối của chúng…
2. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá
trình đổi mới đất nước:
Vận dụng nguyên tắc “ Tôn trọng khách
quan”, đồng thời khắc phục những sai lầm
trước đổi mới, đó là “ chủ quan duy ý chí”,
Đảng ta đã rút ra bài học “ phải xuất phát từ
thực tế khách quan và hoạt động theo luật
khách quan”. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam
có những đặc điểm nổi bật đó là diễn ra từ 2
chiều, từ dưới lên – tức là các hợp tác xã,
doanh nghiệp và từ trên xuống - tức là các
quyết định của Đảng và nhà nước. Mối liên hệ
ấy sẽ làm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam
sẽ không có những biện pháp điều chỉnh vĩ
mô cứng rắn, duy ý chí ở bộ máy lãnh đạo
phía trên thêm vào đó là sức sáng tạo của nhân
dân phía dưới.
V. Kết luận:
Tóm lại mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội là mối quan hệ biện chứng, ý thức xã hội do tồn tại xã
hội sinh ra nhưng nó độc lập tương đối. Nếu chỉ thấy tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách đơn giản sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường. Còn nếu tuyệt đối
hóa vai trò tồn tại ý thức xã hội mà không thấy vai trò
quyết định của tồn xã hội đối với ý thức xã hội thì sẽ rơi
vào chủ nghĩa duy tâm.
Chính vì vậy tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn mối quan
hệ biện chứng giữa chúng. Điều đó có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn to lớn.
Do thời gian có hạn và kiến thức của nhóm em còn
nhiều hạn chế do đó bài thuyết trình sẽ không tránh khỏi
thiếu sót. Vậy nên em kính mong sự chân thành góp ý của
thầy giáo và các bạn.
Thầy và các bạn đã theo dõi bài thuyết
trình của nhóm em

You might also like