You are on page 1of 96

CÁC DỊCH CƠ THỂ

NHÓM 3A
LỚP CNXN CQ16
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Mỹ Ngọc
MỤC TIÊU

Phân tích thành phần hóa sinh trong các


loại dịch cơ thể ở trạng thái bình thường 1
Phân tích sự thay đổi trong các tình
trạng bệnh lý của các dịch cơ thể 2
Các xét nghiệm được sử dụng trong các
bệnh lý liên quan tới các dịch cơ thể 3

4
NỘI DUNG

Dịch màng phổi


(Pleural fluid)

Dịch não tủy


(Cerebrospinal fluid)

Dịch màng bụng


(Peritoneal fluid)
Dịch ối
(Amniotic fluid)
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
Nước trong cơ thể chiếm khoảng 60%
trọng lượng cơ thể người trưởng thành

Dịch ngoài tế bào Extracellular fluid (ECF)


Chiếm 1/3 tổng lượng Gồm dịch kẽ hay dịch gian bào
nước cơ thể (20%) (ISF) và huyết tương (IVF)

Dịch trong tế bào Intracellular fluid (ICF)


Chiếm 2/3 tổng lượng nước cơ thể (40%)
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
Trẻ em (1 tuổi) Nam (40 tuổi) Nữ (40 tuổi)
Cân nặng 7 70 60
Lượng nước toàn thân 4,9 42 30
Thể tích dịch trong tế bào 3,15 28 18
Thể tích dịch ngoài tế bào 1,75 14 12
Nội mạch 0,35 2,8 2,4

Phân bố dịch trong cơ thể liên quan đến tuổi và giới


KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
Nước trong cơ thể di chuyển qua lại giữa các ngăn DNTB và
DTTB dựa vào áp lực thẩm thấu (ALTT).

• Chịu ảnh hưởng của Na+ và các


DNTB anion Cl- , HCO3- , ure và glucose

• Chịu ảnh hưởng của K+ và anion


DTTB chủ yếu là protein và phosphat.
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
Điện giải DTTB (mmol/kg) DNTB (mmol/kg)
Natri 152 10
Kali 4,3 160
Calci 2,7 1,0
Magie 1,1 13
Clorua 109 10
Bicarbonat 29 10
phosphat 1,5 50

Thành phần một số chất điện giải trong dịch


KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
• Trong một số quá trình bệnh lý (tràn dịch màng tim, màng phổi, màng
bụng), có thể xuất hiện dịch thấm hoặc dịch tiết.
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ

• được tạo thành do sự


chênh lệch áp lực giữa Dịch
dịch trong lòng mạch và
ngoài gian bào. thấm

• được hình thành một


cách "chủ động" do các Dịch
đáp ứng của cơ thể đối
với tác nhân gây viêm.
tiết
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
Dịch thấm Dịch tiết
Chủ yếu là huyết tương Có nhiều bạch cầu đa nhân,
có thể có hồng cầu,vi khuần

Không có fibrinogen
Nhiều fibrinogen

Protein thấp
(<25g/l) Nồng độ protein thường trên 25g/l

Glucose thấp hơn trong


huyết thanh
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
• Dịch thấm hình thành phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng:

Áp suất
thủy tĩnh
Áp suất
keo
Tính thấm
mao
mạch
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
• So sánh giữa dịch thấm và dịch tiết
Dịch tiết Dịch thấm
• Thường có màu vàng chanh • Trong, không màu
• Protein > 30g/L • Protein < 30g/L
• Phản ứng Rivalta ( + ) • Phản ứng Rivalta ( - )
• Protein DT/HT > 0,5 • Protein DT/HT < 0,5
• Tỷ lệ Bilirubin dịch / huyết thanh > 0,6 • Tỷ lệ Bilirubin dịch / huyết thanh <  0,6
• Tế bào: Nhiều tế bào (> 1000/ml) • Tế bào: ít tế bào (< 500/ ml)
• Tỷ trọng dịch:  1016 • Tỷ trọng dịch:  1014
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
 Phản ứng Rivalta:
Nguyên tắc: Dựa trên phản ứng protein bị kết tủa bởi acid acetic
Mục đích: đánh giá lượng protein có trong dịch

nhỏ 1 giọt
100ml 1 giọt Trộn đều
dịch cần
Nước cất Dung dịch xét nghiệm
Acid acetic
Đậm đặc

13
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH CƠ THỂ
 Phản ứng Rivalta:
Phản ứng dương tính: xuất hiện vẩn trắng đục.
 Lượng protein trong dịch >30 g/L
 Dịch tiết
Phản ứng âm tính: không có hiện tượng vẩn đục
trắng.
® Lượng protein ở đây thấp
® Dịch thấm
1. DỊCH MÀNG PHỔI
a. Khái niệm:
• Màng phổi có cấu tạo gồm:
• Hai lá màng phổi tạng và màng phổi
thành.
• Khoang ảo nằm giữa màng phổi thành
và màng phổi tạng
® Khoang màng phổi.
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Bình thường trong khoang màng phổi có một ít dịch
(khoảng 10-15ml)
• Chức năng như hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Tràn dịch màng phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang
màng phổi nhiều hơn mức sinh lý.
o Áp suất thủy tĩnh tăng
o Áp suất keo giảm
o Tính thấm mao mạch tăng
o Áp suất thẩm thấu ngoại bào tăng
o Tắc nghẽn lưu thông mạch bạch huyết
1. DỊCH MÀNG PHỔI
b. Nguyên nhân:
• Ác tính:
o Ung thư: nguyên phát hoặc do di căn từ
 Ung thư phổi
 Ung thư vú
 U lympho
 Ung thư buồng trứng.
 Ung thư dạ dày
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Lành tính:
o Không do vi khuẩn:
 Viêm tụy cấp
 Hội chứng Drerler
 Nhồi máu phổi
 U nang buồng trứng
 Bệnh tạo keo (Viêm màng phổi dạng thấp, Hội chứng Lupus)
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Lành tính:
o Do vi khuẩn:
 TDMP bên cạnh viêm phổi – màng phổi
 Lao
 Nấm
1. DỊCH MÀNG PHỔI
c. Các xét nghiệm dịch màng phổi:

Chọc dò Xác định:


thành ngực Tiến hành xét
để lấy dịch Dịch thấm nghiệm
màng phổi hay dịch tiết
1. DỊCH MÀNG PHỔI
 Quan sát đại thể:
• Màu sắc:

Tràn dịch dưỡng


Dịch thấm: trong, Dịch tiết: màu vàng Có máu trong dịch:
chấp (tràn mủ màng
không mùi chanh, không mùi màu hồng đỏ
phổi): trắng như sữa

Tràn mủ màng phổi


Có nhiều tế bào hoặc Vỡ ổ mủ abcess gan
thứ phát do nhiễm
nồng độ lipid cao: vào màng phổi: màu
trùng yếm khí: mùi
trắng đục nâu/ cà phê sữa
thối
1. DỊCH MÀNG PHỔI
 Hóa sinh:
Một số giá trị bình thường của DMP

Giá trị Nồng độ


Thể tích 10 – 20 mL
Protein 0 – 2 g/dL
Glucose 4,1 – 5,9 mmol/dL
LDH 120 – 240 U/L
pH 7,64
1. DỊCH MÀNG PHỔI
Theo tiêu chuẩn của Light, được đề xuất năm 1972
DMP là dịch tiết khi thoả mãn một trong ba tiêu chuẩn sau đây:
• Tỉ lệ protein DMP/ protein huyết tương > 0,5.
• Tỉ lệ LDH DMP/ LDH huyết tương > 0,6.
• LDH DMP lớn hơn 2/3 giá trị trên của LDH huyết tương bình thường.
Nếu không có cả ba tiêu chuẩn trên, DMP là dịch thấm.
1. DỊCH MÀNG PHỔI

Chẩn đoán phân biệt dịch thấm và dịch tiết trong tràn dịch màng phổi
Dịch thấm Dịch tiết
Protein DMP < 3g% > 3g%
Protein DMP/HT < 0,5 > 0,5
LDH DMP < 200UI/L > 200UI/L
LDH DMP/HT < 0,6 > 0,6
Tế bào Hồng cầu < 10000/mL > 10000/mL
Bạch cầu < 1000/mL > 1000/mL
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Cholesterol: nồng độ cholesterol trong dịch tiết cao hơn so với
dịch thấm.
• Hiệu số giữa albumin dịch màng phổi – huyết tương:
Albumin HT – Albumin DMP > 12 g/L
 dịch màng phổi là dịch thấm.
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Glucose:
o giảm thấp < 0,6g/L phù hợp với TDMP do lao, sán lá phổi...
o tăng > 0,8g/L  gặp trong TDMP do ung thư
• Amylase tăng cao (amylase DMP/máu > 1) trong viêm tụy, u
nang giả tụy, vỡ thực quản, bệnh ác tính tụy, u phổi (đôi khi)
• pH dịch màng phổi sẽ chuyển toan (pH < 7,3) nếu quá trình
bệnh lý gây TDMP có tính chất viêm nhiễm hay thâm nhiễm.
1. DỊCH MÀNG PHỔI
• Adenosine deaminase (ADA):
o Là một trong các xét nghiệm dùng để chẩn đoán lao màng phổi.
o Nồng độ ADA > 43 U/L được cho là kết quả dương tính cho chẩn đoán
lao màng phổi.
o Tuy nhiên, nồng độ ADA  43 U/L không loại trừ chẩn đoán lao màng
phổi.
1. DỊCH MÀNG PHỔI
c. Các xét nghiệm dịch màng phổi:
 Vi sinh:
• Xét nghiệm nhuộm Gram hoặc nuôi cấy DMP tìm các
nguyên nhân vi khuẩn khác như phế cầu, tụ cầu, nấm.
• Thực hiện xét nghiệm AFP nếu nghi ngờ lao màng phổi.
1. DỊCH MÀNG PHỔI
c. Các xét nghiệm dịch màng phổi:
• Đối với TDMP do lao:
o Nhuộm AFB
o ADA > 47 U/L
o Lysozyme DMP/HT > 1,1
o Lymphocyte DMP/Neutrophil DMP > 0,75
o Phản ứng PCR cho kết quả chẩn đoán lao có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao.
1. DỊCH MÀNG PHỔI
c. Các xét nghiệm dịch màng phổi:
 Miễn dịch
• Tìm yếu tố dạng thấp: Trong các nguyên nhân viêm màng phổi do
thấp, trong thấp khớp (RA-rheumatoid arthrit) .
• Tìm kháng thể kháng nhân trong bệnh lupus ban đỏ.
o Bổ thể: giảm
o C3, C4: giảm
o RF: (+), LE cell (+)
• Phương pháp điện di miễn dịch để xác định các kháng nguyên của vi
khuẩn
1. DỊCH MÀNG PHỔI
c. Các xét nghiệm dịch màng phổi:
 Tế bào:
Xét nghiệm đếm bạch cầu trong DMP gợi ý chẩn đoán nguyên
nhân nhiễm khuẩn
2. DỊCH MÀNG BỤNG
a. Khái niệm và vai trò:
• Khoang phúc mạc là một khoang ảo, được giới hạn bởi:
• Lá phúc mạc thành
• Lá phúc mạc tạng
• Các lá phúc mạc trung gian
• Có chứa 1 lượng rất ít dịch albumin.
2. DỊCH MÀNG BỤNG
• Vai trò : Như một chất bôi trơn trong
khoang bụng

Có tác dụng làm ẩm bên


ngoài của các cơ quan

Giảm ma sát của nhu động


của cơ quan trong quá trình
tiêu hóa.
2. DỊCH MÀNG BỤNG
• Cổ chướng:
o Tình trạng tích trữ quá mức DMB
o Do tăng tính thấm hoặc do giảm hấp thu
2. DỊCH MÀNG BỤNG
b. Nguyên nhân:
 Không do tổn thương phúc mạc:
• Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
• Viêm tuỵ.
• Các bệnh về túi mật, thận, bàng quang.
• Bệnh lý u buồng trứng.
• Phù mạch di truyền.
• Viêm mạch.
• Suy giáp.
2. DỊCH MÀNG BỤNG
b. Nguyên nhân:
 Do tổn thương phúc mạc:
• Viêm phúc mạc do vi khuẩn, lao, nấm
• Ung thư (di căn hoặc nguyên phát)
2. DỊCH MÀNG BỤNG
Phân loại mức độ tràn dịch màng bụng

Độ • Chỉ phát hiện nhờ siêu âm


1
Độ • Có thể phát hiện được
bằng khám lâm sàng
2
Độ • Nhìn thấy rõ
3
2. DỊCH MÀNG BỤNG

Dịch Dịch
tiết Do tăng áp lực thấm Do viêm hoặc
tĩnh mạch cửa
khối u ác tính
gan

Thường gặp
Thường gặp
trong viêm
trong xơ gan,
nhiễm, lao hoặc
bệnh tim, thận
ung thư
2. DỊCH MÀNG BỤNG
Phân biệt dịch thấm, dịch tiết trong dịch màng
bụng Dịch tiết
Dịch thấm
Lao Ung thư
Màu sắc Vàng trong, trắng trong Vàng chanh Xuất huyết
Độ keo đặc loãng Keo hơn
Tỷ trọng < 1,015 > 1,015
pH > 7,3 < 7,3
LDH Thấp Cao
Rivatal (-) (+)
Đạm < 25 g/L 25 g/L
(chắc chắn khi < 20 g/L) (dương tính khi > 30 g/L)
Tế bào < 250 BC/mm3 > 250 đơn nhân > 250 đơn nhân
Vi khuẩn (-) Lao (-)
Tế bào K (-) (-) (+)
2. DỊCH MÀNG BỤNG
c. Các xét nghiệm liên quan:
 Quan sát đại thể:

Dịch trong, trắng hoặc hơi vàng: thường gặp trong viêm thận, suy tim, …

Dịch vàng chanh: trong các trường hợp viêm hoặc u

Dịch có máu: máu thường không đông

Dịch đục: do viêm có mủ trong ổ bụng

Dịch đục như nước vo gạo: tràn dịch dưỡng chấp


2. DỊCH MÀNG BỤNG
c. Các xét nghiệm liên quan:
 Chỉ số SAAG – serum-ascites albumin gradient
• Mục đích: chẩn đoán cổ chướng do sự tăng áp lực tĩnh
mạch cửa
SAAG = albuminHT – albumindịch

SAAG > 11 g/L  SAAG cao  Dịch tiết


SAAG < 11 g/L  SAAG thấp  Dịch thấm
2. DỊCH MÀNG BỤNG
c. Các xét nghiệm liên quan:
 Đếm tế bào:
• Lượng bạch cầu đa nhân tăng cao gợi ý viêm phúc mạc do
vi trùng.
• Bạch cầu lympho thường chiếm ưu thế trong viêm phúc mạc
do lao và ung thư di căn phúc mạc
2. DỊCH MÀNG BỤNG
c. Các xét nghiệm liên quan:
 Vi sinh:
• Nhuộm gram
• Nuôi cấy DMB
 Tìm vi khuẩn có trong DMB
2. DỊCH MÀNG BỤNG
c. Các xét nghiệm liên quan:
 Tế bào học:
• Các phết tế bào được báo cáo có độ nhạy 58-75% trong
phát hiện các trường hợp TDMB do ung thư.
3. DỊCH NÃO TỦY
a. Khái niệm và chức năng:
 Dịch não tủy (DNT) (cerebrospinal fluid – CFS)
• Là một loại dịch của hệ thần kinh trung ương, không màu
• 50-70% được sản xuất bởi các tế bào biểu mô trong đám rối mạch mạc
• Phần còn lại được tạo ra quanh các mạch máu và dọc thành não thất
3. DỊCH NÃO TỦY
 Chứa trong:
• Khoang dưới nhện và hệ thống não thất xung quanh
• Bên trong não và tủy sống
• Cấu thành các bề mặt não thất, kênh cũng như ống trung tâm của tủy sống
3. DỊCH NÃO TỦY
• Tạo thành khoảng 500 ml/ngày.
• Thay đổi sau mỗi 7h, tức là 3-4 lần/ ngày
• Được tái hấp thu vào các tĩnh mạch xoang và các hạt mạng nhện
• Ngoài ra còn hấp thu qua mạch bạch huyết
3. DỊCH NÃO TỦY
• Đóng vai trò quan trọng trong:

Bảo vệ • Tạo lực nâng Archimede cân bằng với trọng lực não
• Bảo vệ não khỏi các tác động do va đập, giằng xóc

Dinh • Duy trì sự hằng định hóa học


• Loại bỏ các chất chuyển hóa khỏi não
• Vận chuyển các chất có hoạt tính sinh học
dưỡng
3. DỊCH NÃO TỦY
• Khu vực DNT được phân cách với máu bởi một màng được gọi
là hàng rào máu – DNT.

• Trao đổi giữa DNT và máu được điều hòa chặt chẽ.
3. DỊCH NÃO TỦY
3. DỊCH NÃO TỦY
3. DỊCH NÃO TỦY
3. DỊCH NÃO TỦY
b. Lấy mẫu:
• Thường do bác sĩ chuyên
khoa đảm nhận lấy mẫu.
3. DỊCH NÃO TỦY
c. Khảo sát dịch não tủy

Màu sắc

Thành phần hóa học

Thành phần tế bào


3. DỊCH NÃO TỦY
• Màu sắc:
Màu sắc Trong suốt Màu vàng, Màu hồng Đục, đục Màu lục
vàng chanh như mủ

Bệnh lý Bình Lao màng Xuất huyết Viêm màng do bilirubin


thường não não não mủ hay nhiễm
khuẩn nặng

• Độ đục của DNT gợi ý sự xuất hiện của hồng cầu hay bạch
cầu, vi sinh vật hay tăng nồng protein.
3. DỊCH NÃO TỦY
• Thành phần hóa học:
3. DỊCH NÃO TỦY
• Nồng độ glucose trong DNT giảm thường gặp trong một số
trường hợp như nhiễm siêu vi như sởi, enterovirus.
• LDH sử dụng trong chẩn đoán phân biệt:
o Viêm màng não do vi khuẩn
o Viêm màng não do virus.
3. DỊCH NÃO TỦY
• Tăng protein/DNT
o Áp-xe não
o Lao màng não
o U não tủy sống
o Đa xơ cứng
o Giang mai
o Kèm theo tăng tỷ lệ protein DNT/protein huyết thanh
 viêm màng não do vi khuẩn.
3. DỊCH NÃO TỦY
• Thành phần tế bào:
3. DỊCH NÃO TỦY
• Sự tăng bạch cầu gợi ý đến viêm do virus, tự miễn hay nhiễm
trùng màng não.
• Cũng có thể là do ung thư di căng ở bệnh leukemia.
3. DỊCH NÃO TỦY
d. Một số bệnh lý liên quan:
• Xuất huyết nội sọ
• Bệnh lý viêm
• Bệnh nhiễm trùng
3. DỊCH NÃO TỦY
d. Một số bệnh lý liên quan:
3. DỊCH NÃO TỦY
Màu sắc Đếm tế bào Protein Đường Tính đông
Trong và không
Bình thường 0–4 × 10 /L 10–30 mg/dL 50–70 mg/dL Không nhìn thấy
màu
Trắng sữa hay đục
Viêm màng não Tăng bạch cầu Có xuất hiện cục
dẫn đến thành Tăng Giảm
do nhiễm khuẩn nhiều hình dạng đông
phần tế bào cao
Viêm màng não Nhiều lymphocyte Thấp nhưng
Có thể trắng sữa Tăng Đông dạng lưới
do lao và BC đơn nhân không giả, nhiều

Nhiễm virus Trong và không Tăng Tăng Bình thường Không


màu

U não Trong và không Trong giới hạn Tăng Thấp Cô đặc lại
màu bình thường
Xuất huyết dưới Có màu máu do
màng nhện xuất huyết RBCs và WBCs Tăng Không đáng kể Không
3. DỊCH NÃO TỦY
e. Một số xét nghiệm liên quan:
 Vi sinh:
• Khi có nghi ngờ bệnh viêm não – màng não
o Nhuộm Gram, nuôi cấy
o PCR dịch não tủy
o Ngoài ra còn tìm kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu/DNT
3. DỊCH NÃO TỦY
 Xét nghiệm chuyên biệt:
• Phản ứng PANDY:
o Nguyên lý: Globulin miễn dịch bị kết tủa bởi dung dịch Phenol bão hòa
o Mục đích: Đánh giá sự rối loạn giữa tỷ lệ Globulin và Albumin trong DNT.
o Kết quả:
 Bình thường: hầu như không có
 Xuất hiện kết tủa: có sự xuất hiện của protein trong DNT
3. DỊCH NÃO TỦY
 Xét nghiệm chuyên biệt:
• Phản ứng Nonne Appelt:
o Nguyên lý: Globulin tăng bất thường trong DNT bị kết tủa bởi amonisulfat
bão hòa
o Kết quả:
 Dương tính khi xuất hiện kết tủa màu trắng giữa Globulin và Fibrin ở
nồng độ protein = 0,45 g/L
3. DỊCH NÃO TỦY
•  Xét nghiệm chuyên biệt:
Chỉ số IgG =

Ngưỡng bình thường = 0,73


Tăng trong hội chứng đa xơ cứng
3. DỊCH NÃO TỦY
 Xét nghiệm chuyên biệt:
• Oligoclonal bands: trong đa xơ cứng
o Kháng thể vươt qua hàng rào máu não
o Nồng độ kháng thể trong DNT cao hơn
bình thường và cao hơn trong máu.
o Xuất hiện thấy nhiều vạch điện di DNT
bất thường.
3. DỊCH NÃO TỦY
 Xét nghiệm chuyên biệt:
•  2-transferrin:
o Chỉ hiện diện trong dịch não
o Xét nghiệm này rất nhạy và đặc hiệu.
3. DỊCH NÃO TỦY
 Xét nghiệm chuyên biệt:
• LDH tăng với vi khuẩn, nhưng không tăng với virus.
• Tăng LDH/CSF còn gặp trong u đa tủy hay đột quỵ.
• Tăng CRP trong viêm nhiễm
• Tăng PCT trong nhiễm khuẩn huyết.
3. DỊCH NÃO TỦY
 Xét nghiệm chuyên biệt:
Carcinoembryonic antigen (CEA), alpha fetoprotein (AFP), hCG
có thể tăng trong dịch não tủy khi có di căn từ nơi khác.
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
a. Khái niệm và vai trò:
• Nước ối:
o Môi trường giàu chất dinh dưỡng
o Có khả năng tái tạo và trao đổi
o Giữ vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
• Nước ối xuất hiện từ ngày 12
sau thụ tinh.
• Nguồn gốc: Máu mẹ

Thai nhi
Màng ối

Dịch ối
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
• Thể tích nước ối:

1–2
• 50mL
tháng đầu

38 tuần
• 1000mL

40 tuần
• giảm dần còn khoảng 800mL
trở đi
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Vai trò:

• Nuôi dưỡng phôi thai:


• Bảo vệ cho thai: tránh va chạm, sang chấn, nhiễm
Trong thai kỳ trùng.
• Tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa

Trong lúc • Bảo vệ thai


• Ối vỡ làm trơn ống sinh dục giúp thai dễ sinh hơn.
chuyển dạ
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
b. Thành phần của dịch ối:
• Lý tính của dịch ối:
o Màu trắng, hơi đục gần cuối thai kỳ, hơi nhớt, mùi hơi tanh.
o Tỷ trọng: khoảng 1,006
o pH kiềm: 7,1 – 7,3
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
b. Thành phần của dịch ối:
• Hóa tính của dịch ối:
o Gồm: 97% nước, 3% muối khoáng và chất hữu cơ.
o Các chất điện giải: Na+, K+, Cl-, P, Mg2+, Ca2+…
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
b. Thành phần của dịch ối:
• Hóa tính của dịch ối:
o Thành phần hữu cơ: protide, ure, Creatinin, Uric acid, Glucide,
lipide, hormone và chất màu.
 Lipide: lecithin, cholesterol, prostaglandin
 Hormone: hormone peptide (hCG), hormone steroid (estrogen)
 Chất màu: bilirubin
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
b. Thành phần của dịch ối:
• Tế bào:
o tế bào da
o tế bào niêm mạc
o tế bào nhiều nhân
o đại thực bào
o tế bào không nhân.
• Người ta còn cấy tế bào trong nước ối để khảo sát bất thường
nhiễm sắc thể bào thai.
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
c. Bệnh lý nước ối:
• Chỉ số ối AFI (Amniotic fluid index):
o là thông số về lượng nước ối có trong bụng thai phụ theo
từng thời điểm phát triển của thai nhi.
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
c. Bệnh lý nước ối:
• Đa ối : Vnước ối > 2000mL
• Thiểu ối: Vnước ối < 200mL
• Ối vỡ non - ối vỡ sớm
 Ối vỡ sớm: ối vở lúc chuyển dạ,
trước khi cổ tử cung mở trọn
 Ối vở non: ối vỡ trước khi có
chuyển dạ.
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
Đa ối - thiểu ối:
• Xét nghiệm tổng quát: giang mai, tiểu đường,…
• Chọc dò ối: đánh giá độ trưởng thành thai, định lượng nồng
độ alpha-foeto-protein/nước ối
• Siêu âm: định lượng được nước ối (đo chỉ số ối), hình dạng
thai
Chỉ số ối AFI
< 3 cm 3 – 5 cm 6 – 12 cm 12 – 25 cm > 25 cm
(cm)
Tình trạng Vô ối Thiểu ối Bình thường Dư ối Đa ối

• X quang không chuẩn bị: phát hiện đa thai, dị dạng…


4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
Ối vỡ non - ối vỡ sớm:
• Chứng nghiệm Nitrazine
o Dựa vào khác biệt pH dịch âm đạo (4.5 - 5.5)
và pH nước ối (7.1 - 7.3)
o Đặt mỏ vịt, dùng tampon nhúng dịch đọng ở
đồ sau âm đạo, phết lên giấy thử nitrazine.
o Ối vỡ  giấy thử từ màu vàng cam sang
màu xanh
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
Ối vỡ non - ối vỡ sớm:
• Chứng nghiệm kết tinh hình lá dương xỉ
o Dùng tampon quệt túi cùng sau âm đạo, phết lên phiến kính,
để khô, quan sát dưới kính hiển vi
o Ối rỉ vào âm đạo estrogen trong nước ối làm kết tinh tinh thể
muối NaCl
 hình ảnh giống lá cây dương xỉ.
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
d. Các xét nghiệm liên quan:
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
Màu sắc nước ối Dấu hiệu bệnh lý thai nhi  

Hiện tượng tán huyết thai nhi hoặc thai  


Nước ối có màu vàng xanh nhi chậm phát triển trong tử cung.
Nước ối dơ hay có màu xanh Thai nhi bị suy yếu trầm trọng trong bụng  
rêu sệt hoặc lẫn phân su của bé mẹ, đe dọa tính mạng.
Tình trạng nhiễm trùng ối, bé có nguy cơ  
Nước ối xanh đục như lẫn mủ, cao bị nhiễm trùng trong tử cung...
có mùi hôi
 
Nước ối có màu đỏ nâu Thai nhi đã bị chết lưu
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Phát hiện các bất thường NST hoặc rối loạn di truyền:
• Phân tích NST (cytogenetics/karyotyping):
o Chẩn đoán một số bệnh bao gồm:
 Hội chứng Down (Trisomy 21)
 Hội chứng Edwards (Trisomy 18)
 Hội chứng Patau (Trisomy 13)
 Hội chứng Klinefelter
 Hội chứng turner
o Xác định chính xác giới tính của thai nhi
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Phát hiện các bất thường NST hoặc rối loạn di truyền:
• Thử nghiệm di truyền (xét nghiệm phân tử):
o Dựa vào DNA của thai nhi để xác định đột biến gen đặc biệt.
o Thường được thực hiện:
 Bệnh xơ nang
 Bệnh Tay-Sachs
 Bệnh Canavan
 Dysautonomia gia đình
 Thiếu máu hồng cầu hình liềm
 Thalassemia
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Để phát hiện dị tật bẩm sinh
• Thử nghiệm cho các khuyết tật ống thần kinh (NTDs)
• AFP (alpha-fetoprotein) tăng lên với các khuyết tật ống thần kinh
• Acetylcholinesterase tăng lên với các khuyết tật ống thần kinh
và cũng có trong bất thường giải phẫu khác.
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Đánh giá sự trưởng thành phổi thai nhi:
• Thực hiện nếu người mẹ có nguy cơ sinh non cao.
• Dựa trên sự sản xuất đầy đủ chất bảo vệ bề mặt ở phổi
(surfactant).
• Xét nghiệm bao gồm:
o Đếm khối phiến mỏng (Lamellar body count )
o Phosphatidylglyxerol (PG)
o Tỷ lệ lecithin / sphingomyelin (L/S)
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Phát hiện Rh và bất đồng nhóm máu và
các bệnh khác
• Xét nghiệm bilirubin:
o Phát hiện, đánh giá và theo dõi mức độ
nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu
tan máu trong bào thai.
o Màu sắc nước ối: màu vàng
4. DỊCH ỐI (AMNIOTIC FLUID)
 Phát hiện nhiễm trùng của
thai nhi
• Các xét nghiệm như:
o Cytomegalovirus (CMV)
o Toxoplasmosis
o Parvovirus B19
o Nuôi cấy vi trùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• “Hóa sinh lâm sàng”, PGS.TS. Lê Xuân Trường, Nhà xuất bản Y học, tái bản lần thứ I.
• “Hóa sinh lâm sàng”, Trần Đình Hồ, Bộ môn Hóa sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.
• “Kỹ thuật xét nghiệm Hóa sinh Y học”, Phân môn Hóa sinh, Bộ môn Xét nghiệm, Khoa
Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
• “Ngoại khoa lâm sàng” năm 2007, Ngoại tổng hợp, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ y tế.
• “Lâm sàng nội khoa Y6” năm 2008, Bộ môn Nội, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học
• “Sản phụ khoa”, Bộ môn Phụ sản, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Y học.
• https://www.ncbi.nlm.nih.gov
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ THEO DÕI VÀ LẮNG NGHE
THÀNH VIÊN
1. K’ Huệ
2. Võ Thị Ánh Kiều
3. Võ Huỳnh Hồng Lâm
4. Lê Thị Thùy Linh
5. Mai Thị Thùy Linh
6. Phạm Khánh Linh
7. Văng Thị Trúc Linh

You might also like