You are on page 1of 44

VĂN HÓA

VIỆT NAM
Bài 5

VĂN HÓA NHẬN THỨC


VÀ TỔ CHỨC ĐỜI
SỐNG CÁ NHÂN
PHẦN 1

VĂN HÓA NHẬN THỨC

I. Nhận thức về vũ trụ :


1. Tư tưởng xuất phát về bản chất vũ trụ
2. Triết lý về cấu trúc không gian của vũ trụ
3. Triết lý về cấu trúc thời gian của vũ trụ
II. Nhận thức về con người :
1. Nhận thức về con người tự nhiên
2. Nhận thức về con người xã hội
I. NHẬN THỨC VỀ VŨ TRỤ :
1.TƯ TƯỞNG XUẤT PHÁT VỀ BẢN THỂ VŨ TRỤ
TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG :

1.1. Bản chất và khái niệm :


- Tư duy lưỡng phân-lưỡng hợp của cư
dân nông nghiệp : phân chia vũ trụ
thành từng cặp biểu tượng vừa đối lập
vừa thống nhất.

- Âm và dương được xem là hai tố chất cơ


bản hình thành nên vũ trụ vạn vật
ÂM DƯƠNG
 

MẸ - CHA ĐẤT – TRỜI


mềm (dẻo) – cứng (rắn) thấp – cao
tình cảm – lí trí/ vũ lực lạnh – nóng
chậm – nhanh phương bắc – phương nam
tĩnh – động mùa đông – mùa hạ
hướng nội – hướng ngoại đêm – ngày
ổn định – phát triển tối – sáng
số chẵn – số lẻ màu đen – màu đỏ
hình vuông – hình tròn
1.2. Hai quy luật của triết lý âm-dương :

 Quy luật về thành tố : Không có gì hoàn


toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm
có dương và trong dương có âm.

 Quy luật về quan hệ : Âm và dương luôn


gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau :
âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
1.3.Triết lý âm-dương và tính cách người Việt

- Triết lý sống quân bình, hài hòa.


- Khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh
- Tinh thần lạc quan.
2. TRIẾT LÝ VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA
VŨ TRỤ :

2.1. Mô hình Tam tài : là mô hình cấu trúc không


gian gồm ba yếu tố :
- Thể thuần âm
- Thể thuần dương
Thể kết hợp âm-dương

- Mô hình tam tài trong văn hóa Việt Nam : thiên-


địa-nhân, cha-mẹ-con…
2.2. Mô hình Ngũ hành :
Là mô hình cấu trúc không gian gồm năm yếu tố
(Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ), có quan hệ tương
sinh, tương khắc :

- Tương sinh : Thủy->Mộc->Hỏa->Thổ ->Kim ->Thủy


- Tương khắc: Thủy≠Hỏa ≠ Kim ≠ Mộc ≠ Thổ ≠Thủy

- Ứng dụng ngũ hành trong văn hóa Việt Nam : y


học, bói toán, phong thủy…
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH
LĨNH VỰC THỦY HỎA MỘC KIM THỔ
Số Hà đồ 1 2 3 4 5
Hành được sinh Mộc Thổ Hỏa Thủy Kim
Hành bị khắc Hỏa Kim Thổ Mộc Thủy
kim
Vật chất nước lửa cây đất
loại
trung
Phương hướng bắc nam đông tây
ương
Khg giữa
Thời tiết Đông Hạ Xuân Thu
các mùa
Mùi vị mặn đắng chua cay ngọt
ngoằn
Thế đất nhọn dài tròn vuông
ngoèo
Màu biểu đen đỏ xanh trắng vàng

Vật biểu Rùa Chim Rồng Hổ Người


3. TRIẾT LÝ VỀ CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ
TRỤ :
3.1.Lịch âm dương:
 Lịch âm dương kết hợp cả việc xem xét chu kỳ
mặt trăng lẫn mặt trời, bằng cách :
 định các ngày trong tháng theo mặt trăng

 định các tháng trong năm theo mặt trời.

 đặt tháng nhuận

 Phản ánh khá chính xác sự biến đổi có tính chu


kỳ của thời tiết.
3.2. Hệ đếm can chi :

 Hệ CAN : gồm 10 yếu tố do 5 hành phối


hợp âm dương mà thành (Giáp-Ất, Bính–
Đinh, Mậu-Kỷ, Canh-Tân, Nhâm- Quý.)

 Hệ CHI : gồm 12 yếu tố, mỗi chi ứng với


một con vật ( Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị,
Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.)
II. NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI :
1. Nhận thức về con người tự nhiên :

 Con người là một tiểu vũ trụ, cũng có cấu


trúc mô hình 5 yếu tố : ngũ tạng, ngũ
phủ, ngũ quan, ngũ giác…

 Ứng dụng : trong ăn uống, chữa bệnh và


bảo vệ sức khỏe ( theo nguyên lý cân
bằng âm dương )
NGŨ HÀNH TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI
LĨNH VỰC THỦY HỎA MỘC KIM THỔ

Số Hà đồ 1 2 3 4 5

Hành được sinh Mộc Thổ Hỏa Thủy Kim

Hành bị khắc Hỏa Kim Thổ Mộc Thủy

Ngũ tạng thận tâm can phế tì

bàng tiểu đại


Ngũ phủ đởm vị
quang tràng tràng

Ngũ quan tai lưỡi mắt mũi miệng

xương huyết da
Ngũ chất gân thịt
tủy mạch lông
2.Nhận thức về con người xã hội :
2.1. Áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ,
để lý giải con người xã hội :
 Mỗi cá nhân đều mang tính đặc trưng của 1

trong 5 hành, xác định theo hệ Can Chi.


 Quan hệ giữa các cá nhân xác định theo quy

luật tương sinh, tương khắc của Ngũ hành.

 Ứng dụng : giải đoán vận mệnh con người ( thuật


tử vi, tướng số…) và dự đoán các mối quan hệ
giữa cá thể và cộng đồng (tam hợp, tứ xung)
2.2. Con người lấy mình làm trung
tâm để xem xét tự nhiên, vũ trụ :

Dùng kích thước của cá nhân để đo


đạc khi làm nhà, khi tìm huyệt chữa
bệnh…
PHẦN 2

VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI


SỐNG CÁ NHÂN

I. Tín ngưỡng
II. Phong tục
III. Lễ Tết và lễ hội
IV. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
V. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối
I. TÍN NGƯỠNG :
1. Giới thiệu :
 Tín ngưỡng dân gian là những hình
thức tôn giáo sơ khai, được hình thành từ
nhận thức thế giới còn hạn chế của người
Việt cổ.

 Người Việt sùng bái những hiện tượng


tự nhiên liên quan đến sản xuất nông
nghiệp và thể hiện lòng tôn kính với tổ
tiên.
CÁC
LOẠI HÌNH
TÍN NGƯỠNG
DÂN GIAN

TÍN NGƯỠNG TÍN NGƯỠNG


TÍN NGƯỠNG
SÙNG BÁI SÙNG BÁI
PHỒN THỰC
TỰ NHIÊN CON NGƯỜI
2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
2.1.Tín ngưỡng phồn thực :
 Biểu trưng cho ý nghĩa truyền sinh, cầu
mong mùa màng và con người sinh sôi
nảy nở.
 Là tín ngưỡng phổ biến ở các nền văn hóa
nông nghiệp.
 Biểu hiện : - thờ sinh thực khí nam nữ
- thờ hành vi giao phối
2.2. TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN

 Là sản phẩm của môi trường sống phụ


thuộc, không giải thích được tự nhiên.
 Đối tượng được tôn thờ :

- Các sự vật hiện tượng thuộc về tự nhiên


(trời, đất, nước, sấm, sét…) và các nữ thần
chiếm ưu thế ( tín ngưỡng thờ Mẫu)
- Thờ động vật (chim, rắn, cá sấu…), thực
vật ( lúa, cây đa…)
2.3. TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI
 Thờ cúng tổ tiên : là truyền thống đạo đức
văn hóa của dân tộc.
 Thờ thần tại gia : Thổ công, thần Tài, ông
Táo…
 Thờ những người có công với cộng đồng:
 Làng xã : thờ Thành Hoàng
 Quốc gia : thờ Quốc Tổ-Quốc Mẫu, thờ
Tứ bất tử, thờ những người có công đánh
giặc giữ nước…
II.PHONG TỤC :
 Phong tục : là những thói quen ăn sâu vào
đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số
mọi người thừa nhận và làm theo.

 Phong tục thiên về ý nghĩa và giá trị tinh


thần nên có tính bền vững và tính phổ
quát.
1. PHONG TỤC HÔN NHÂN
1.1. Tập tục hôn nhân :
 Thời xưa có 6 lễ : Lễ nạp thái - Lễ vấn

danh -Lễ nạp cát -Lễ nạp tệ -Lễ thỉnh kỳ -


Lễ thân nghinh .

 Ba lễ chính : Lễ vấn danh – Lễ hỏi – Lễ


nghinh hôn.
1.2. Ý nghĩa của tập tục hôn nhân:
 Đáp ứng quyền lợi của gia tộc : môn đăng
hộ đối, duy trì nòi giống.

 Đáp ứng quyền lợi của cộng đồng làng xã .

 Đáp ứng nhu cầu riêng tư : sự phù hợp của


đôi trai gái, quan hệ mẹ chồng-nàng dâu.
2. PHONG TỤC TANG MA
2.1. Tập tục tang lễ :
 Nghi thức tang lễ : Lễ mộc dục - Lễ tẩm

liệm - Lễ nhập quan - Lễ thành phục - Lễ


khiển điện - Lễ hạ huyệt.
 Sau khi an táng : Lễ mở cửa mả - Lễ thất

tuần – Lễ tốt khốc – Lễ tiểu tường – Lễ đại


tường.
 Tục cải táng : sau khi chết 3 năm.
2.2. Ý nghĩa tang lễ :
 Thể hiện sự tôn quý đối với sinh mạng con
người.

 Phản ánh đời sống tâm linh của người Việt


trong mối quan hệ giữa người sống và
người chết : tin vào thế giới bên kia…

 Thể hiện tình cảm của cộng đồng gia tộc và


xóm làng với người đã khuất.
III. LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI :
1. LỄ TẾT :
1.1. Hệ thống các ngày lễ Tết :
 Tết xuân : Tết Nguyên Đán (1.1AL), Tết
Thượng Nguyên (15.1AL), Tết Hàn thực
(3.3AL), Tết Thanh Minh(15.3AL)…
 Tết Hạ : Tết Đoan Ngọ (5.5AL)
 Tết Thu : Tết Trung Nguyên (15.7AL), Tết
Trung Thu (15.8AL)
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ TẾT :
 Được phân bổ theo thời gian.
 Thiên về vật chất
 Chỉ giới hạn trong mỗi gia đình
 Lễ tết duy trì tôn ti trật tự giữa các
thành viên trong gia đình
2. Lễ hội :
2.1. Các loại lễ hội :
 Căn cứ vào mục đích và đối tượng thờ

phụng, có thể chia làm 3 loại lễ hội lớn : lễ


hội nghề nghiệp, lễ hội lịch sử, lễ hội tín
ngưỡng.
 Phần lễ : gồm các nghi lễ cúng tế và các

vật thờ.
 Phần hội : là các trò diễn, trò chơi dân

gian, các hình thức diễn xướng…


2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI :
 Được phân bố theo không gian
 Thiên về tinh thần

 Lễ hội có tính mở

 Lễ hội là sinh họat tập thể long

trọng, duy trì quan hệ dân chủ giữa


các thành viên trong cộng đồng.
IV. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT
NGÔN TỪ :
1. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt:
 Thái độ đối với giao tiếp : thích giao tiếp,
thích thăm viếng, hiếu khách nhưng cũng rất
rụt rè.

 Trong quan hệ giao tiếp : lấy tình cảm làm


nguyên tắc ứng xử.

 Đối với đối tượng giao tiếp : ưa tìm hiểu, quan


sát, đánh giá.
 Về chủ thể giao tiếp : coi trọng danh dự
nên sĩ diện, sợ tin đồn, sợ dư luận…

 Cách thức giao tiếp : ưa sự tế nhị, ý tứ và


tôn trọng sự hòa thuận.

 Nghi thức lời nói : phong phú, thể hiện


qua hệ thống xưng hô, nguyên tắc xưng
hô…
2. Nghệ
NGHỆ thuật
THUẬT NGÔN
ngôn từ :TỪ
2.1. Ngôn ngữ :
 Văn tự : chữ Hán – chữ Nôm – chữ Quốc

ngữ.
 Đặc điểm cơ bản :

 Tính biểu trưng cao : xu hướng ước lệ,

trọng sự cân đối, hài hòa.


 Giàu chất biểu cảm : giàu chất thơ, giàu

âm điệu…
2.2. NGHỆ THUẬT NGỮ VĂN
 Văn học truyền miệng ( VH dân gian) : là
văn hóa truyền thống, tích tụ bản sắc văn
hóa nông nghiệp, gắn liền với tín ngưỡng,
nghi lễ, phong tục, tập quán…

 Văn học viết ( VH bác học) : lực lượng sáng


tác là trí thức, thấm nhuần chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa nhân đạo.
V. NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ HÌNH KHỐI:
1. Nghệ thuật thanh sắc ( NT diễn xướng) :

1.1. Kịch nghệ :


 Chèo (ra đời và phát triển khá sớm ở miền Bắc):
là loại hình sân khấu dân gian, không chuyên
nghiệp.
 Thơ, nhạc, vũ : theo thể thức nghệ thuât
truyền thống.
 Kịch bản : lấy từ thần thoại, cổ tích, truyện
nôm… (Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương
Lễ…)
 Diễn xuất : tự do, tùy thị hiếu người xem.
 Tuồng (phát triển mạnh ở miền Nam từ TK 17): là loại
hình sân khấu tổng hợp có tính chuyên nghiệp.

 Thơ : thơ Đường, phú, ca dao dân ca. Nhạc, vũ :


tiếp thu lễ nhạc, thiền nhạc và vũ thuật dân tộc.
 Kịch bản : lấy từ truyện cổ Trung Quốc ( Sơn
Hậu, Tam nữ đồ vương, Phụng Nghi Đình… )

 Múa rối : là loại hình sân khấu dân gian gắn liền với
thiên nhiên, thể hiện quá trình thích ứng với tự nhiên
trong đời sống nông nghiệp.
Diễn xuất thiên về kỹ xảo để tạo ra những cảnh
ngộ nghĩnh vui mắt (Ngư, Tiều, Canh, Độc)
Cải lương: ra đời vào đầu thế kỷ 20 ở Tây Nam
Bộ.
 Là loại hình sân khấu tổng hợp, kim cổ
giao duyên.
 Kịch bản : đa dạng, phản ánh hiện thực xã
hội sống động và sâu sắc.
 Âm nhạc : phong phú, kết hợp giữa nhạc
cụ truyền thống và các nhạc khí phương
tây.
1.2. CA MÚA NHẠC
 Ca hát : hát quan họ, hát lý, hát dặm,
ca trù, ca Huế, ca vọng cổ…

 Múa : múa cầu mùa, múa giã gạo,


múa nón, múa sạp, múa cung đình…

 Âm nhạc : nhạc dân ca, nhạc sân


khấu, nhạc cung đình…
2. NGHỆ THUẬT HÌNH KHỐI
 Hội họa : tranh sơn mài , tranh lụa, tranh
dân gian Đông Hồ… Chất liệu : lấy từ chất
liệu thiên nhiên.

 Điêu khắc : chạm khắc đồ đồng, điêu khắc


đá, gỗ, điêu khắc Chăm..

 Kiến trúc : thành quách, cung điện, chùa


tháp.
3. Đặc điểm của nghệ thuật thanh
sắc và hình khối :
 Tính biểu trưng :
 Sử dụng biểu tượng ước lệ để diễn đạt nội

dung ( nguyên lý đối xứng, hài hòa ; thủ


pháp ước lệ ; thủ pháp mô hình hóa…)
 Sử dụng tính biểu trưng để nhấn mạnh, làm

nổi bật trọng tâm trong nghệ thuật hình


khối.
 Tính biểu cảm : thiên về diễn tả tình cảm,
mềm mại, có khuynh hướng trọng tình.
 Tính tổng hợp :
 Sân khấu truyền thống không phân biệt rạch ròi
giữa các loại hình, các thể loại…
 Có sự tổng hợp giữa các yếu tố biểu trưng, biểu
cảm và tả thực.

 Tính linh hoạt :


 Không đòi hỏi nhạc công chơi giống nhau
 Không đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ bài bản của tích
diễn.
 Sân khấu truyền thống có sự giao lưu mật thiết
với người xem.
CÁM ƠN CÁC BẠN

KEÁ
T THUÙ
C

You might also like