You are on page 1of 24

VĂN HÓA

VIỆT NAM
Bài 3 (TT)

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ


VĂN HÓA VIỆT NAM

1. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV (lớp văn


hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực)

2. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN NĂM 1858


(Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây)

3. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945


(Lớp VH giao luu với phương Tây)
1. VH VN TỪ TK. X ĐẾN TK. XV
(LỚP VH VN GIAO LƯU VỚI PHƯƠNG BẮC VÀ KHU VỰC)
1.1.1. Văn hóa Đại Việt từ TK. X đến TK.XIV
a. Bối cảnh LS:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ
Loa. Năm 968, Điinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về 1 mối, đặt kinh
đô ở Hoa Lư, đặt tên nước Đại Cồ Việt. Năm 981, Lê Hoàn kế thừa quốc gia của
triều Đinh, lập nên triều Tiền Lê. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên
thành Thăng Long. Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt. Năm 1226, nhà Trần thay
nhà Lý. Năm 1400 nhà Hồ thay thế nhà Trần, lại để nước ta rơi vào tay quân xâm
lược nhà Minh năm 1407.
- nổi bật trong giai đoạn này là các vương triều thay thế nhau xây dựng một quốc
gia tự chủ liên tục phát triển. Đặc biệt giai đoạn Lý –Trần, được coi lại kỷ nguyên
độc lập gắn liền với nền VH Thăng Long phát triển rực rỡ, là giai đoạt thịnh đạt của
VH Đại Việt.
b. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA :
Thực hiện chính sách “dĩ nông vi bản”, “ngụ binh ư nông”, coi trọng và phát triển nghề nông. Bên cạnh
đó, còn khuyến khích phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm sứ, chạm khắc, đúc đồng… xuất hiện
các làng nghề, các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa…
Kiến trúc đời Lý – Trần có nhiều thành tựu: Cung điện, đền đài, thành lũy, lăng mộ… đặc biệt có nhiều
chùa tháp với số lượng nhiều ở Thăng Long và các vùng khác.
Nghệ thuật điêu khắc và đúc tạo hình cũng rất phong phú với các loại chuông, tượng, vạc, phù điêu,
đặc biệt là tượng rồng thời Lý.
Tôn giáo: Phất giáo đạt cực thịnh, có sự dung hòa giữa Phật giáo-Đạo giáo- Nho giáo với tính ngưỡng
dân gian.
Giáo dục và khoa cử có những thành tựu: Xây Văn Miếu (1070), mở khoa thi đầu tiên (1075), lập Quốc
Tử Giám (1076), đặt ra các chức quan học ở các địa phương, đặt ra thể lệ thi…
Nền văn học viết phát triển, xuất hiện nhiều tác phẩm VH có giá trị…
Các nghệ thuật ca múa, nhạc… cũng rất phát triển, cùng với các trò chơi dân gian rất phổ biến.
Y dược học đã có những thành tựu như việc Tuệ Tĩnh đề cáo giá trị của thuốc nam, viết cuốn “Nam
dược thần hiệu” có 580 vị thuốc, 3873 phương, trị 184 bệnh..
- Trong vòng 5 thế kỷ, nhân dân Đại Việt vừa
xây dựng, phát triển đất nước vừa bảo vệ độc
lập chủ quyền và mở rộng lãnh thổ về phía
nam.
- Cùng với sự phục hưng VH truyền thống, VH
Đại Việt cũng đã tiếp thu những yếu tố VH
phương Bác, VH Chămpa nhằm tích hợp vào
VHVN.
- Đặc điểm nỗi bật về VH VN từ TK X đến TK
XIV là sự hỗn dung của dòng VH dân gian và VH
cung đình, giữa những yếu tố bình dân và bác
học, giữa Phật, Đạo, Nho.
-Những thành tựu VH thời kỳ này đã trở thành
sức mạnh tinh thần, xung lực, kháng thể trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, cũng
là nhân tố cố kết cộng đồng Việt, tạo nên ý
thức quốc gia và tinh thần dân tộc.
1.1.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THẾ KỶ XV

a. Bối cảnh LS:


Từ năm 1416 đến 1427, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và giành thắng lợi năm 1428, lập ra nhà Lê
(Lê Sơ).

b.Thành tựu văn hóa:


- Nhà Lê quan tâm làm công tác thủy lợi, giúp nông nghiệp phát triển, đời sống VH có nhiều thành
tựu.
- Kinh thành Thăng Long được chia 36 phố phường, buôn bán giao thương phát triển.
- Các nghề dệt, đúc đồng, gốm sứ phát triển, gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng lúc bấy giờ.
- Giáo dục khoa cử dần đi vào chính quy, định ra thi Hương thi Hội thi Đình, ghi tên những người đỗ
tiến sỹ vào bia dựng ở Văn Miếu.
- Nho giáo đặc biệt được coi trọng, lát át vai trò của Phật giáo.
- Luật Hồng Đức ra đời gồm 722 điều có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống VHXH.
- Dòng Văn học chữ Nôm phát triển. Hội Tao Đàn gòm 28 hội viên do vua Lê Thánh Tông đứng đầu đã
có nhiều đóng góp cho nền văn học viết nước nhà.
- Ngoài ra, các lĩnh vực toán pháp, lịch sử… đều có nhiều thành tựu (Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên…)
- Nghệ thuật ca, múa, nhạc tiếp tục phát triển. Tuồng, chèo là 2 loại hình phổ biến.
- Kiến trúc: xây nhiều công trình lầu đài ở
Đông kinh và Lam kinh (Thanh Hóa), điện
Kính Thiên, cửa Đoan Môn (Hà Nội).
- Điêu khắc: điển hình là con rồng thời Lê:
đầu to, khỏe, có sừng và 5 móng vuốt trở
thành biểu tượng của quyền lực PK.
- Đời sống tín ngưỡng đặc thù: thờ Thành
Hoàng làng được giao cho các làng quản lý
cùng với các hoạt động của làng đều được
diễn ra ở đình.

- Thế kỷ XV được coi là thời kỳ rực rỡ của VH Đại Việt trên cơ sở kế thừa những thành tựu VH thời Lý-Trần.
- VH thời này giảm dần tính dân gian, mang đậm tính Nho giáo, cung đình, bác học, chính thống và khuôn thước.
- VH VN thế kỷ XV tạo nền nền tảng vững chắc để khi tiếp xúc với VH phương Tây ở thế kỷ kế tiếp VHVN vẫn giữ
được những cốt lõi, truyền thống và không ngừng tiếp biến các giá trị VH mới để làm phong phú nền VH dân tộc
2. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN
NĂM 1858
(LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI PHƯƠNG TÂY)
a. Bối cảnh lịch sử:
- Thế kỷ XVI và XVII là thời kỳ LS đầy biến động, chiến tranh giữa các tập đoàn PK xảy ra liên miên (Trịnh –
Mạc, Trịnh - Nguyễn), làm đảo lộn đời sống XH. Giai cấp thống trị Đàng Trong và Đàng Ngoài không quan tâm
đến đời sống của quần chúng lao động, trình hình chính trị, xã hội rối ren.
- Thế Kỷ XVII – XVIII các cuộc khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tiếp, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
- Năm 1802, Vua Gia Long thống nhất đất nước và xây dựng Huế thành kinh đô thay cho Thăng Long

- Do vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ buôn buôn bán của nước ta với nước ngoài càng mở rộng, đặc biệt là có
sự hiện diện của thương nhân một số nước phương Tây đã mở đầu cho sự tiếp xúc và giao lưu với VH
phương Tây.

b. Văn hóa:
- Đời sống tư tưởng phức tạp: Nho giáo suy thoái, nho sỹ phân hóa mặc dù các vua nhà Nguyễn ra sức củng cố
địa vị của Nho giáo.
- Một tôn giao mới xuất hiện ơt nước ta từ TK XVI gọi là đạo Giatô hay Thiên Chúa giáo. Chính quyền PK có
thái độ khác nhau đối với việc truyền đạo, có lúc cấm đoán vì thấy rằng hoạt động này có ý đồ xâu. Dù vậy,
Thiên chúa giáo cũng đã ảnh hưởng đến đời sống VH tư tưởng của người dân.
- Cùng với Thiên chúa giáo, chữ Quốc ngữ đã ra đời, được coi là thành tựu quan trọng nhất trong việc tiếp xúc
với VH phương Tây, đưa VH VN lên một bước mới.
- Đây cũng là thời kỳ chữ Nôm phát triển rực rỡ cùng với văn học chữ Nôm với các tác giả như
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Hồ Xuân Hương, và đỉnh cao là Truyện Kiều của ND.
- Văn học dân gian cũng phát triển với các thể loại như truyện cười, truyện trạng, thành ngữ, tục
ngữ… Các hình thức diễn xướng cũng phát triển như chèo, tuồng, hát ả đào…
- Xuất hiện nhiều nhà Văn hóa lớn: Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Huy Chú…
- Về kiến trúc và điêu khắc: Kiến trúc đình chùa phát triển mạnh, nổi tiếng có đình Thạch Lỗi, đình
Bảng… nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện, mang đậm chất tôn giáo và
dân gian…
- Kiến trúc và điêu khắc đầu thế kỷ XIX có nhiều thành tựu, kết tinh trong các công trình kiến trúc ở
Huế như cung đình, lăng tẩm… đã tiếp thu, phát triển những thành tựu từ thời Lê và bước đầu
tiếp cận với nghệ thuật tạo hình phương Tây.

- Văn hóa phương Tây bắt đầu xâm nhập vào VN từ thế kỷ XVI đánh dấu bằng quá trình Thiên
Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.
- VH VN từ thế kỷ XVIII sang nửa đầu thế kỷ XIX thể hiện rõ sự vươn lên mạnh mẽ của con người
VN với nội dung tiến bộ và tính dân tộc sâu sắc, tạo tiền đề quan trọng cho dân tộc VN bước vào
giai đoạn mới đầy cam go và hào hùng của dân tộc
3. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN
NĂM 1945
(LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI PHƯƠNG TÂY)
A. Bối cảnh lịch sử:
Năm 1858, thực dân pháp nổ súng
xâm lược VN. Các phong trào chống
Pháp đều thất bại. Thực dân Pháp
sau khi đặt ách thống trị lên VN,
chúng bắt tay vào việc khai thác, bóc
lột về mọi mặt. Đời sống nhân dân
VN vô cùng cơ cực.

B. Văn hóa:
- Thực dân pháp thực hiện chính
sách nô dịch về VH. Nhân dân VN
vừa chống lại chính sách đồng hóa
VH vừa tiếp thu những giá trị VH
mới.
1. Đời sống tư tưởng

- Tiếp xúc và giao lưu với VH phương Tây đã tạo ra sự


biến đổi lớn về tư tưởng trong vòng 100 năm. Điều
đặc biệt là các tín ngưỡng truyền thống và các tôn
giáo từ ngoài truyền vào vẫn tồn tại trong XH, dung
hòa trong đời sống tinh thần đa dạng.
- Tư tưởng Nho giáo truyền thống không làm tròn
trọng trách bảo vệ độc lập dân tộc nên các nhà Nho
thế hệ sau đã tư tưởng dân chủ.
- Tầng lớp tiểu tư sản tìm đến tư tưởng của các nhà
khai sáng Pháp, tư tưởng tam dân của Tôn Trung
Sơn.
- Tư tưởng Mác – Leenin cũng được truyền vào
VN. :
- Các tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng được tiếp
thu và phổ biến rộng rãi. Tượng nữ thần tự do
2. Hình thành đô thị

Đô thị Hà Nội Đô thị Hải Phòng


3. Kiến trúc đô thị

Kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc tại Hà Nội


4. Giao thông vận tải

Cầu Long Biên Tàu hỏa


5. Chữ quốc ngữ
6. Giáo dục khoa cử

Lớp học chữ thời phong kiến Lớp học thời Pháp thuộc
7. Báo chí

Một số diễn đàn báo chí nổi tiếng


8. Ẩm thực
VHVN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX đã có sự đứt gãy trong tiến
trình ls của nó. Gần 100 năm
Pháp thuộc, VH VH bắt đầu từ đo
thị đến nông thôn đều có những
biến chuyển sâu sắc và đi đến sự
hòa nhập với thế giới.
b. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
(TỪ 1945 ĐẾN NAY):

• Văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ.
• Các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và nâng cao .
• Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng.
CÁM ƠN CÁC BẠN

You might also like