You are on page 1of 36

VĂN HÓA

VIỆT NAM
Bài 3

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ


VĂN HÓA VIỆT NAM
NỘI DUNG

I. Lớp văn hóa bản địa


1.1. Thời kỳ tiền sử
1.2. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc
II. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
2.1. Văn hóa VN từ thế kỷ I đến thế kỷ X
2.2. Văn hóa VN từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

III. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây

IV. Lớp văn hóa Việt Nam hiện đại


I. LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA
1.1. THỜI KỲ TIỀN SỬ

 Thời gian : từ lúc xuất hiện con người trên đất nước VN cách
đấy khoảng 40 – 30 vạn năm kéo dài đến cách ngày nay
khoảng 7 - 6 vạn năm. Đó là quá trình người nguyên thủy
sáng tạo ra những giá trị VH, chuyển biến thành người hiện
đại.
 Các nền văn hóa tiêu biểu :
 VH Núi Đọ (Thanh Hóa): thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ, đã xuất
hiện các mảnh ghè có sự gia công của con người.
 VH Vi Sơn (Phú Thọ): Thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ. Con người
đã cư trú trên địa bàn rộng lớn các vùng du du Bắc bộ và Bắc
Trung bộ. Con người đã biết săn bắt (bắn) hái lượm, tổ chức
XH từ bầy người sang công xã nguyên thủy, biết dùng lửa,
thức ăn đa dạng, biết chôn người chết gần nơi cư trú…
 VH Hòa Bình: Thuộc thời đại đồ đá mới, kéo dài khoảng 10
nghìn đến 5 nghìn năm cách ngày nay. Con người đã biết
thuần dưỡng gia súc, cây trồng, sống định cư, làm cơ sở cho
nền nông nghiệp.
1.1. THỜI KỲ TIỀN SỬ

 Cư dân đã có tri thức phong phú về tự nhiên, biết chọn hang


để cư trú, chọn nơi sinh hoạt và sản xuất.
 Đã có dấu vết của nghệ thuật qua những hình khắc.
 Đã có tư duy về thời gian, vũ trụ…
 Xuất hiện tín ngưỡng nguyên thủy, coi mặt trời là thần linh.
 Cuối thời đại đá mới, các bộ lạc đã chuyển sang giai đoạn
nông nghiệp trồng lúa, thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo VH
mang nét riêng, độc đáo, văn minh VN.
 Như vậy, thành tựu VH chính của thời kỳ này là: Hình thành
cơ tầng VH chung cho vùng ĐNÁ, xác lập nghề nông trồng
lúa, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Hình thành nên phức
thể VH lúa nước với 3 yếu tố: VH núi, VH đồng bằng và VH
biển. Trong đó yếu tố đồng bằng xuất hiện muộn nhưng nổi
bật hơn.
1.2. THỜI KỲ VĂN HÓA VĂN LANG- ÂU LẠC :
(từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN)

 Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt đã bước vào thời đại
kim khí. Trên lãnh thổ VN, lúc này tồn tại 3 trung tâm VH lớn là
Đông Sơn, Sa Huỳnh và Đồng Nai.
 A. VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
 Các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng trăm di tích đồ đồng có mối
quan hệ với VH Đông Sơn.
 Văn hóa Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng đã trải qua các
giai đoạn phát triển nối tiếp nhau: VH Phùng Nguyên, VH Đồng
Đậu, VH Gò Mun…
 Trong giai đoạn TĐS này, con người đã biết chế tạo các công
cụ và vũ khí, biết làm đồ gốm. Từ đó tác động lớn đến kinh tế,
XH, VH, tạo thành các nhóm bộ lạc, liên minh bộ lạc …
1.2. THỜI KỲ VĂN HÓA VĂN LANG- ÂU LẠC :
(từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN)
 Cư dân trồng lúa nước cũng đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đời sống tinh thần cũng phong phú hơn.
 Khoảng TK VII TCN, các nền VH Tiền ĐS mất dần tính địa
phương, tiến tới hòa chung vào 1 nền VH thống nhất: VH Đông
Sơn. Các bộ lạc liên kết lại hình thành nên nhà nước : Văn
Lang. Tính thống nhất về VH thể hiện trên vừng rộng lớn từ
biên giới Việt – Trung đến bờ sông Gianh.
 Cư dân làm lúa nước, biết sử dụng trâu bò làm sức kéo, biết
làm thủy lợi, biết sử dụng nông cụ như cuốc, xẻng, mai, đặc
biệt là lưỡi cày kim loại.
 Kỹ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao, số lượng công cụ và
vũ khí bằng đồng tăng. Trống đồng Đông Sơn là kết tinh của
nghệ thuật đúc đồng lúc bấy giờ.
 Người ĐS còn biết làm thủy tinh, mộc, dệt vải, gốm…
1.2. THỜI KỲ VĂN HÓA VĂN LANG- ÂU LẠC :
(từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN)

 Người dân cư trú thành làng xóm gần các con sông lớn, có
vành đai phòng thủ, có hệ thống thành lũy để tự vệ.
 VH ăn của người ĐS mang đậm chất tự nhiên, gạo nếp giữ vị trí
quan trọng, sau này chuyển dần sang gạo tẻ. Ngoài ra người
ĐS còn sử dụng các loại củ. Con người đã biết sử dụng các loại
thức ăn thủy hải sản và gia cầm… Mô hình bữa cơm đặc trưng
của họ là Cơm – rau – cá. Người ĐS cũng đã biết dùng gia vị,
biết uống rượu gạo, nước vối, nhân trần. Lúc này cũng lưu
hành các tập tục ăn trầu, nhuộm răng…
 Trang phục phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: đàn ông cởi trần,
đóng khố; phụ nữ mặc váy yếm vào một số loại áo. Họ đã biết
sử dụng đò trang sức bằng đồng và để các kiểu tóc khác nhau
như cắt ngắn, búi tó, quấn tóc ngược…
1.2. THỜI KỲ VĂN HÓA VĂN LANG- ÂU LẠC :
(từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN)
 Nhà ở: là nhà sàn để thích nghi với điều kiện thiên nhiên khí
hậu nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình đa dạng.
 Phương tiện đi lại: chủ yếu bằng thuyền bè kết hợp với sức kéo
của động vật để vận chuyển.
 Đời sống tinh thần phát triển: hình thành những huyền thoại,
thần thoại, truyền thuyết.
 Nghi lễ: gắn với nghề nôn lúa nước: thờ mặt trời, tín ngưỡng
phồn thực, thờ cúng tổ tiên, sùng bái anh hùng, thủ lĩnh; xuất
hiện các lễ hội nông nghiệp, đáp đáp trai gái, đua thuyền…
 Phong tục đa dạng: ăn trầu, xăm mình… hình thành các phong
tục ma chay, cưới xin…
 Nghệ thuật: âm nhạc phát triển với nhạc cụ tiêu biểu là trống
đồng, còn có các nhạc khí khác như chuông, cồng, khèn…
1.2. THỜI KỲ VĂN HÓA VĂN LANG- ÂU LẠC :
(từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN)

 Với những thành tựu đó,


VH Đông Sơn đã lan tỏa
sang các khu vực ĐNÁ và
miền nam TQ.
 VH Đông Sơn đã đặt nền
móng vững chắc cho toàn
bộ tiến trình phát triển của
VH Việt Nam về sau.
b. Văn hóa Sa Huỳnh :
 Thời gian: từ khoảng 2000 năm TCN đến những thế kỷ trước và
sau CN, đạt giai đoạn cực thịnh khoảng 2500 năm đến 2000
năm cách ngày nay.
 Không gian: từ Đèo Ngang của Quảng Bình đến Bình Thuận.
 Chủ nhân của VH Sa Huỳnh là người tiền Mã Lai – Đa Đảo.
 Kinh tế đa thành phần: trồng trọt, khai thát sản phẩm núi rừng,
các nghề thủ công, đánh bắt cá và buôn bán…
 Biết sử dụng dụng cụ và vũ khí bằng đồng, sắt rất đa dạng.
Ngoài ra họ còn sử dụng các sản phẩm từ nghề thủ công, nghề
gốm. Họ còn biết nấu cát làm thủy tinh để chế tạo đồng dùng và
đồ trang sức.
 Đặc trưng của VH SH là chôn người chết trong chum, vò và có
sự tồn tại của hiện tượng tùy táng.
b. Văn hóa Sa Huỳnh :

Nhà nước Chămpa


là sự tiếp nối của
VH SH, được hình
thành trên cốt lõi
của VH SH dưới sự
ảnh hưởng của
các yếu tố ngoại
sinh du nhập từ
Ấn Độ.
c. Văn hóa Đồng Nai :

- Thời gian : từ thế kỷ II đến thế kỷ I TCN, thuộc thời đại kim khí.
 Không gian : nằm ở miền châu thổ sông các sông Đồng Nai,

sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, tập trung ở vùng Đông
Nam bộ.
 Đặc trưng VH: Đồ đá là di vật phổ biến nhất. Kỹ thuật chế tác

đồ đá khá độc đáo với chế phẩm đặc thù là đàn đá.
 Nghề đúc đồng cũng phổ biến trong VH ĐN cách đây khoảng

3000 năm với nhiều sản phẩm khác nhau.


 Nghề gốm khá phát triển với nhiều loại sản phẩm dùng trong

sinh hoạt.
 Ngành nghề phổ biến : trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn

và đã xuất hiện nghề trao đổi buôn bán cư dân Sa Huỳnh, các
đảo xung quanh và đặc biệt là Ấn Độ.
c. Văn hóa Đồng Nai :

 Về đời sống tinh thần: Phổ biến


là phong tục táng mộ chum, chôn
đồ tùy táng. Họ thích đeo đồ
trang sức bằng đá mài dẹt,
khuyên tai hai đầu, khuyên tai ba
mấu.
 Văn hóa Đồng Nai được coi là
bước mở đầu cho VH bản địa
Nam bộ với bản sắc riêng. VH
Đồng Nai cùng với các yếu tố
ngoại sinh tiếp thu sau này đã trở
thành những yếu tố quan trọng,
đến giai đoạn Óc Eo tiếp tục đạt
được nhiều thành tựu.
II. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI
TRUNG HOA VÀ KHU VỰC
2.1. VĂN HÓA VN TỪ THẾ KỶ I-X
(THỜI KỲ BẮC THUỘC)

Bối cảnh lịch sử:


Năm 179TCN, Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, chiếm nhà
nước Âu Lạc. Năm 111TCN, nhà Hán chiếm nước Nam Việt ,
đặt ách đô hộ suốt 10 thế kỷ. Đặc điểm nổi bật trong suốt thời
kỳ Bắc thuộc là cuộc đấu tranh đề kháng dai dẳng, bền bỉ để
bảo vệ nền VH dân tộc và giành độc lập dân tộc.

Bối cảnh VH:


Trong khoảng 10 TK đầu công nguyên, trên lãnh thổ VN đã
tồn tại 3 nền VH lớn vừa có những nét chung của cơ tầng VH
ĐNÁ vừa có những nét riêng do từng vùng có những đặc điểm
khác nhau.
a. Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ

 Người Hán thực hiện chính sách Hán hóa và


giao lưu văn hóa cưỡng bức (áp đặt thể chế
chính trị, phong tục tập quán, truyền bá các
học thuyết Nho, Lão…)
 Người Việt đối kháng văn hóa Hán để bảo tồn
bản sắc văn hóa dân tộc (bảo tồn tiếng Việt, ý
thức trọng nữ, tín ngưỡng thờ tổ tiên…)
 Người Việt tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu
cho văn hóa cổ truyền (ngôn ngữ, tôn giáo, kỹ
thuật làm giấy, làm gốm…)
a1. CHÍNH SÁCH CƯỠNG BỨC VĂN HÓA HÁN
XÂM LƯỢC BẰNG QUÂN SỰ VÀ VŨ LỰC
TỔ CHỨC BỘ MÁY CAI TRỊ THEO PHƯƠTNG BẮC
THAY ĐỔI PHONG TỤC TẬP QUÁN
KHOA CỬ GIÁO DỤC THEO NGƯỜI HÁN
a2. NGƯỜI VIỆT CHỐNG ĐỒNG HÓA
ĐẤU TRANH VŨ TRANH

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Trận Bạch Đằng


GIỮ TIẾNG NÓI DÂN TỘC VIỆT, PHONG TỤC TẬP QUÁN
VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
A3. NGƯỜI VIỆT TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Tiếp thu chữ Hán Sáng tạo chữ Nôm


TIẾP THU TƯ TƯỞNG, TRIẾT HỌC


tưởng

ĐẠO NHO PHÁP


GIA GIA GIA

(MẶC GIA, NÔNG GIA, BINH GIA....)


TIẾP THU KỸ KỸ THUẬT LUYỆN KIM
TIẾP THU KỸ THUẬT LÀM GỐM SỨ
TIẾP THU KỸ THUẬT DỆT TƠ LỤA
TIẾP THU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
b. Văn hóa Chămpa :

- Vương quốc Chămpa : tồn tại từ thế kỷ 6 đến 1697.


- Kế thừa di sản văn hóa Sa Huỳnh và chịu ảnh hưởng sâu đậm
của văn hóa Ấn Độ :
 Tổ chức nhà nước : vua được xem là hậu thân của thần trên

mặt đất, được đồng nhất với thần Siva.


 Tín ngưỡng : thờ cúng tổ tiên, thờ quốc mẫu Po I nư Nagar,

tục thờ linga …


 Tôn giáo chính thống : đạo Bàlamôn

 Tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ về chữ viết, lịch, kiến

trúc, điêu khắc,âm nhạc, vũ điệu…


 Tháp Chăm là dấu tích của VH Chămpa còn tồn tại đến nay.

 VH Chămpa đã đóng góp những giá trị đặc sắc cho nền VHVN.
c. Văn hóa Óc Eo :

- Vương quốc Phù Nam : tồn tại khoảng TK VI TCN đến TK IX,
trong không gian vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sống Cửu
Long.
- Đặc điểm văn hóa :
- Ngoài nghề trồng trọt, nghề thủ công…, nghề buôn bán phát
triển (thương cảng Óc Eo), biết sử dụng tiền vàng, đồng,
thiếc để trao đổi.
- Tín ngưỡng đa thần: ảnh hưởng cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo.
- Kiến trúc nhà cửa, đô thị phong phú, quy hoạch hợp lý.
 Nghề thủ công phát triển, đa dạng và tinh xảo : chế tác trang

sức bằng vàng, gia công kim loại màu (thiếc)…


Tiểu kết

 Như vậy, thiên niên kỷ đầu công nguyên, trên


mảnh đất VN đã có 3 nền VH: VH châu thổ Bắc
Bộ, VH Chămpa và VH Óc Eo. Tiến trình phát triển
của VHVN là tổng hòa sự phát triển của 3 nền VH
này.
 Những ảnh hưởng của VH Trung Hoa ở Bắc bộ và
VH Ấn Độ ở miền Trung, miền Nam dù cưỡng bức
hay tự nhiên thì đều có sự sàng lọc bởi yếu tố bản
địa, làm cho văn hóa bản địa thêm phong phú, đa
dạng và đậm đà bản sắc VH riêng.
CÁM ƠN CÁC BẠN

You might also like