You are on page 1of 20

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


***********

BÀI GIẢNG
GIAO TIẾP SƯ PHẠM

ThS. Nguyễn Văn Phương


******

Tháng 04 năm 2020


Văn Miếu- Quốc Tử Giám
- Văn Miếu xây dựng năm 1070
(Lý Thánh Tông)
- Năm 1076, Lý Nhân Tông cho
lập trường Quốc Tử Giám ở
bên cạnh Văn Miếu.
- Năm 1802, vua Gia Long ấn
định đây là Văn Miếu - Hà Nội

Bia Tiến sĩ Văn Miếu-


Quốc Tử Giám (1442- 1779)
Di sản tư liệu T.Giới (9/3/2010)
Năm 1484, Lê Thánh Tông cho
dựng bia của những người thi
đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi.
Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên
lưng rùa.
Tại sao Bia TS lại đặt trên lưng rùa?2
Long Ly Quy Phượng

Tùng Cúc Trúc Mai 3


4
Phần I. Những vấn đề cơ bản về giao tiếp
I. Tổng quan về giao tiếp

5
1. Khái niệm giao tiếp

- GT là một quá trình hoạt động trao đổi thông


tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được
một mục đích nào đó.
- GT là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với
một hoặc nhiều người.
- GT là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan
hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn
những nhu cầu nhất định.
6
2. Mục đích của giao tiếp
Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp

I II
Chung Mù

III IV
Riêng Không nhận
thức được

Cửa sổ giao tiếp Joharry


Đến với nhau là khởi đầu. Làm việc cùng nhau là sự tiến bộ.
Giữ được nhau mới là thành công!
7
Để tăng cường hiểu biết lẫn nhau
trong giao tiếp
Làm cho ô chung trong giao tiếp rộng ra:
- Cởi mở là chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng, những hiểu biết của mình với
đối tượng giao tiếp.
“Phải biết mở cửa lòng mình trước mới mong
mở được lòng kẻ khác”
- Phản hồi tích cực những suy nghĩ, cảm tưởng,
đánh giá, nhận xét của mình với người đối thoại,
làm cho người đối thoại thêm tin tưởng, cởi mở
hơn, tiếp tục cung cấp thông tin, qua đó 2 bên
càng hiểu nhau hơn.
8
3. Vai trò của giao tiếp
3.1. Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội
Giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã
hội. Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ
qua lại với nhau. Nếu như trong một xã hội mọi
người chỉ biết mình, không quan tâm, không có liên
hệ gì với những người xung quanh thì đó không
phải là xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc những
cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con
người với con người trong xã hội còn là điều kiện
để xã hội phát triển.

9
3. Vai trò của giao tiếp
3.2. Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá
nhân phát triển bình thường:
- Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người,
đặc biệt là các phẩm chất đạo đức, được hình
thành và phát triển:
- Giao tiếp thoả mãn nhiều nhu cầu của con người:

1
4. Bản chất của giao tiếp

4.1. Giao tiếp là quá trình nhận thức lẫn nhau


- Nhận thức đối tượng giao tiếp
- Tự nhận thức trong giao tiếp
4.2. Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình GT
- Lây lan cảm xúc
- Ám thị
- Áp lực nhóm
- Bắt chước

11
5. Quá trình giao tiếp

Nhiễu Gửi Nhận


Nhiễu

Mã hoá Giải mã

Ý tưởng Hiểu

Phản hồi thông tin


Người gửi Người nhận
Cùng nhau phát triển là tuyệt vời!
6. Ngôn ngữ và phong cách sử dụng ngôn ngữ
giao tiếp trong cuộc sống và công việc
- Ngôn ngữ lời nói - Ngôn ngữ biểu cảm (cử
chỉ, hành động)

- Ngôn ngữ chữ viết

13
Ngôn ngữ lời nói

+ Ngôn từ và âm lượng phải phù hợp hoàn cảnh;


+ Luôn văn minh, lịch sự, hiếu khách;
+ Không nói thô thiển, thô tục, hàm ý, bóng gió,
châm chọc, mỉa mai…
(Lưu ý sử dụng các lối nói: Nói thẳng, nói thật -
Nói lịch sự - Nói ẩn ý - Nói châm chọc, mỉa mai)

Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!
14
Ngôn ngữ cử chỉ, hành động
- Nhẹ nhàng, lịch sự;
- Nét mặt và ánh mắt luôn vui tươi;
- Không mang cảm xúc mạnh vào nơi làm việc;
- Lời nói đi đôi với cử chỉ, hành động;
- Tế nhị quan sát, phán đoán tâm lý, mong muốn
của người giao tiếp với mình để có ứng xử phù
hợp, hiệu quả.

Nét mặt, nụ cười, ánh


mắt, cử chỉ, tư thế, diện
mạo, những hành vi gia
tiếp đặc biệt 15
Sức mạnh của thông điệp
• Ngôn từ Hình ảnh
• Giọng nói 55%

• Hình ảnh

Giọng nói
38%
16
7. Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả

• Suy diễn sai


• Nhầm lẫn nghĩa của từ
• Nhận thức không giống nhau
• Thời gian không hợp
• Quá tải thông tin

Đừng chết đuối trong biển thông tin


mà vẫn khát tri thức để thành đạt!
17
8. Đặc điểm tâm lý trong giao tiếp
- Ai cũng thích được giao tiếp,
được quan tâm;
- Ai cũng thích được khen;
- Ai cũng thích cái đẹp;
- Ai cũng tò mò, thích điều
mới lạ;

- Ai cũng thích kỷ niệm, biết tạo kỷ niệm đẹp;


- Ai cũng có niềm tin và hy vọng vào điều theo đuổi;
- Ai cũng thích khẳng định mình và thích tranh đua.

18
Thực hành giao tiếp
Trò chơi cặp đôi hoàn hảo

- Mỗi HV nam sẽ viết một vế (nửa) của câu, từ


bắt đầu là “Nếu”;
- Mỗi học viên nữ sẽ viết một vế (nửa) của câu
với từ bắt đầu là “thì”;
- Thời gian viết là: 01 phút (Lưu ý: HV không
được trao đổi với nhau)
- “Cặp đôi hoàn hảo” là cặp có 2 vế (nửa) của
câu ghép lại thành một câu hoàn chỉnh nhất.
2. Thảo luận xử lý tình huống
Tình huống 1: Trong cuộc họp tổng kết đánh giá,
phân loại thi đua cuối năm. Một đồng nghiệp phê
bình anh/chị gay gắt, có những ý kiến không mang
tính chất xây dựng.
Anh/chị sẽ xử sự như thế nào?
Tình huống 2: Trong Phòng/Khoa, một đồng
nghiệp hay bóng gió, nói xấu người khác sau lưng.
Anh/chị sẽ xử sự như thế nào?
Tình huống 3: Trưởng Phòng, Khoa yêu cầu
anh/chị sửa điểm cho sinh viên để đạt bằng Giỏi.
Anh/chị sẽ xử sự như thế nào?
20

You might also like