You are on page 1of 18

NHIÊN LIỆU SẠCH

Chương 1.
Tầm quan trọng của nhiên liệu mới

TS. Phan Thị Tố Nga

Hanoi University of Science and Technology, School of Chemical


Engineering, Department of Petrochemical Technology

1
Nội dung chương 1
1. Tại sao phải sản xuất nhiên liệu sạch
2. Giới thiệu về nhiên liệu mới
3. Khí thải độc hại của nhiên liệu cũ
4. Khái niệm về nhiên liệu sạch
5. Nhiệt cháy của các loại nhiên liệu khác
nhau
6. Sự ra đời tất yếu của loại hình nhiên
liệu mới

2
1. Vì sao phải sử dụng nhiên liệu sạch ?

 Trữ lượng dầu mỏ ngày càng


giảm
 Khí thải động cơ giao thông và
khí nhà máy là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường
 Các bệnh như hô hấp, ung thư,
hen suyễn…phát triển mạnh do
ảnh hưởng độc hại của khói thải
 Ngành công nghiệp sử dụng
Diễn biến sản lượng dầu toàn cầu
nhiên liệu ngày càng phát triển
dựa trên sản lượng khai thác hiện nay
 Nhiên liệu dầu khoáng sẽ không
đủ đáp ứng được nhu cầu trong
tương lai
3
1. Vì sao phải sử dụng nhiên liệu sạch ?

Sử dụng nhiên liệu sạch mang lại lợi ích gì?

 Sức khỏe của con người được tăng lên do giảm thiểu các bệnh về
đường hô hấp gây nên bởi khí thải động cơ
 Môi trường được bảo vệ  Thế giới xanh
 Động cơ được bảo vệ
 Tiết kiệm nhiên liệu do cháy hoàn toàn
 Không phải lo lắng khi nguồn dầu mỏ cạn kiệt

4
2. Giới thiệu về nhiên liệu mới

 Nhiên liệu mới còn được hiểu là nhiên liệu sạch thân thiện môi trường
đang chiếm một vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải trên thế
giới và ở nước ta.
 Trong bối cảnh sự ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng
trên toàn cầu, buộc các nhà khoa học, các chính phủ của các quốc gia
phải đặt ra tiêu chuẩn về nhiên liệu và khói thải động cơ để giảm thiểu
tác động có hại đến môi trường và con người.
 Vậy các nhà khoa học, nhất là các chuyên gia trong lĩnh vực hoá học và
môi trường phải làm gì để hưởng ứng chương trình cắt giảm khí thải
cacbon trên toàn cầu?
 Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải bắt đầu từ khâu sản xuất nhiên
liệu, sau đó là cải tiến động cơ

5
2. Giới thiệu về nhiên liệu mới

 Phải tạo ra các dạng nhiên liệu mới vừa đáp ứng yêu cầu của động cơ,
vừa có sự phát khí thải độc hại là nhỏ nhất
 Chủ động nguồn nguyên liệu để ít phải phụ thuộc vào nhiên liệu khoáng
là dầu mỏ và than đá như: nuôi trồng động thực vật, khai thác các nguồn
phế thải của nông lâm nghiệp, khai thác sinh vật biển, nâng cao năng
suất cây trồng chứa dầu.
 Phát triển xúc tác mới và hoàn thiện công nghệ để nâng cao hiệu quả
chế biến nguyên liệu động thực vật thành dầu nhiên liệu.
 Cải tiến động cơ để tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu sự cháy kích nổ.
  Trong số các biện pháp nêu trên, nghiên cứu tổng hợp nhiên liệu
mới, nhiên liệu sạch thân thiện môi trường là một hướng đi rất triển vọng
và mang lại hiệu quả cao, vì đây là nhiên liệu bảo vệ môi trường.

6
2. Giới thiệu về nhiên liệu mới

Thế nào gọi là nhiên liệu sạch ?

 Nhiên liệu khoáng nhưng loại hết các hợp chất gây độc hại
 Nhiên liệu tổng hợp từ đơn giản: Xăng polime hóa, alkyl hóa. Diesel
polime hóa, từ quá trình tổng hợp ocxô (các loại này không chứa S)
 Nhiên liệu nhũ hóa aqualine
 Nhiên liệu sinh học: Biodiesel, xăng etanol, nhiên liệu từ sinh khối,
nhiên liệu hydro
 Năng lượng tái tạo: Gió, nước, mặt trời

7
3. Khí thải độc hại của nhiên liệu khoáng

2.1. Khí thải động cơ xăng


CxHy + 3/2 O2  CO2 + H2O + Q
Như vậy, sản phẩm cháy là CO2, hơi nước. Có thể coi như các thành phần này không
gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, hầu như không có sự cháy lý tưởng như trên, mà trong sản phẩm cháy
luôn tạo thành hỗn hợp các khí độc hại theo các phản ứng sau đây:

 CxHy  xC + y/2 H2
 CxHy + O2  x CO + y/2 H2O
 CxHy bay hơi.
 2S + 5/2 O2  SO2 + SO3
 N2 + 3/2O2  NO + NO2 và các oxit nitơ khác.

Như vậy, trong khói thải động cơ luôn có mặt các khí CO, SOx, NOx, CxHy bay hơi,
nhất là nhiên liệu nhẹ như xăng, tốc độ bay hơi rất lớn. Các hydrocacbon, đặc
biệt là các hydrocacbon thơm như benzen gây ung thư và bệnh đường hô hấp,
các phụ gia chứa oxy bay hơi như ete, rượu 8
3. Khí thải độc hại của nhiên liệu khoáng

2.2. Khí thải động cơ diesel


- Có tất cả các khí trên

- Ngoài ra khí NOx cũng nhiều hơn, nguyên nhân như sau: Nhiệt độ trong động
cơ diesel khi cháy rất cao, khoảng 300  400oC. Nếu xảy ra cháy kích nổ,
nhiệt độ có thể tăng tới 400  500oC. Ở điều kiện đó, nitơ trong không khí và
oxy (trong không gian xylanh) sẽ tác dụng với nhau mạnh hơn để tạo ra NO x.

- Do nhiên liệu nặng hơn xăng nên trong nhiên liệu diesel, hàm lượng lưu
huỳnh nhiều hơn xăng, đó cũng là nguyên nhân trong khói thải chứa nhiều
SOx

- Đến nay, trên thế giới đã sản xuất được nhiên liệu diesel với hàm lượng lưu
huỳnh theo tiêu chuẩn là 100 ppm. Ở nước ta, TCVN vẫn qui định hàm lượng
S cho nhiên liệu diesel giao thông đường bộ là 500 ppm, còn diesel cho tầu
biển là 2500 ppm. SOx như gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính…

9
3. Khí thải độc hại của nhiên liệu khoáng

2.2. Khí thải động cơ diesel


Ngoài CO2, H2O, C, CO, NOx, RH,
Những chất khí độc hại khác được tìm thấy trong động cơ diesel
Axetaldehyt Chlorin Metyl etyl xeton
Acrolein Clorobenzen Naphtalen
Alumin Hợp chất crom Niken4-nitrodiphenyl
Amoniac Hợp chất coban Phenol
Anilin Đồng PhotphoPOM (gồm cả
Các hợp chất antimon Cresol PAH)
Arsenic Các hợp chất xyanua Propionaldehyt
Bari Dibenzofuran Selen
Benzen Dibutylphtalat BạcStyren
Các hợp chất của beri Etylbenzen Axit sunfuric
Diphenyl2- Formaldehyt Toluen
etylhexylphtalat Hexan Isome xylen và hỗn
Brom hợp
Các hợp chất chì
1,3-Butadien Các hợp chất mangan Kẽm
Cadmi Hợp chất thuỷ ngân
Clorinat dioxin 10
4. Khái niệm về nhiên liệu sạch

4.1. Nhiên liệu khoáng sạch


- Nhiên liệu khoáng nhưng được làm sạch các chất độc hại đến giới hạn cho phép
- Nhiên liệu có thành phần hoá học đôi khi chưa phù hợp, chẳng hạn như ít các
cấu tử cần thiết, nhiều các cấu tử không cần thiết
- Một lượng các chất độc hại như lưu huỳnh, nitơ, kim loại nặng... vẫn còn tồn tại
trong các sản phẩm này.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng, người ta thường phải xử lý làm sạch. Mức độ
làm sạch phụ thuộc vào tiêu chuẩn về môi trường của từng quốc gia và trong
từng thời kỳ, ví dụ trước đây, thế giới đưa ra hàm lượng lưu huỳnh trong diesel
là 500 ppm, sau đó 200 ppm, ngày nay 100 ppm, và trong tương lai gần, phải
không có lưu huỳnh trong nhiên liệu này (<10 ppm thì coi như không có S
- Một giải pháp khác là pha thêm phụ gia vào nhiên liệu. Sự pha phụ gia sẽ làm
tăng tính chất tốt của nhiên liệu, dẫn đến tính chất cháy sẽ tốt hơn, hạn chế
được ô nhiễm môi trường

11
4. Khái niệm về nhiên liệu sạch

4.2. Nhiên liệu sinh học


Đây là loại hình nhiên liệu mới điển hình. Nhiên liệu sinh học có các ưu
nhược điểm sau:
- Nguồn nguyên liệu có thể tái tạo, nếu biết qui hoạch và phát triển thì có
thể coi như vô tận;
- Không chứa lưu huỳnh;
- Rất ít các chất độc hại trong khói thải động cơ do quá trình cháy xảy ra
hoàn toàn hơn;
- Nhiệt độ chớp cháy cao dẫn đến giảm thiểu bay hơi;
- Nhiệt trị thấp hơn so với nhiên liệu dầu khoáng.
Tuy nhiên nếu nhiên liệu sinh học chế tạo theo phương pháp hydro
cracking sẽ có nhiệt trị gần tương đương với nhiên liệu khoáng.

12
4. Khái niệm về nhiên liệu sạch

4.3. Hỗn hợp nhiên liệu sinh học với nhiên liệu khoáng

Có thể sử dụng hỗn hợp nhiên liệu khoáng và nhiên liệu sinh học, đó là
loại hình pha chế một lượng nhất định nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu
khoáng.
Thế giới thường sử dụng hỗn hợp B5 (5% biodiesel, 95% diesel
khoáng), B10 (10% biodiesel, 90% diesel khoáng), B20 (20% biodiesel,
80% diesel khoáng), E5 (5% etanol, 95% xăng), E85 (85% etanol, 15%
xăng)...
Loại nhiên liệu này có thể giảm thiểu được các thành phần khí độc hại
trong khói thải như COx, NOx, SOx, RH

13
4. Khái niệm về nhiên liệu sạch

4.4. Các loại nhiên liệu khác không sinh khí thải độc hại

- Đó là nhiên liệu hydro. Đây là loại hình nhiên liệu khi đốt cháy
chỉ tạo ra H2O.
H2 + 1/2 O2  H2O + Q

- Sản phẩm cháy chỉ là nước, không gây bất kỳ tác động có hại
nào. Nguồn thu khí hydro lại rất dồi dào: Lấy từ khí thiên
nhiên CH4, từ khí sinh ra trong quá trình reforming xúc tác và
một loạt các quá trình chế biến dầu khác. Mặt khác, khi đốt
cháy khí hydro, nhiệt cháy rất cao.

14
5. Nhiệt cháy của các nhiên liệu khác nhau

15
6. Sự ra đời tất yếu của loại hình nhiên liệu mới

Với sự phân tích và diễn giải ở trên, cộng với sự thực là trữ lượng dầu mỏ ngày
càng giảm dần buộc chúng ta phải sản xuất và sử dụng nhiên liệu mới.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiên liệu sinh học là vô tận: Cây trồng, phế
thải nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, tài nguyên rừng, rong rêu tảo
ngoài biển… tất cả các dạng đó đều có thể tái tạo. Sự phát triển này khiến
chúng ta sẽ ít bị phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và than đá đang dần cạn
kiệt.
Song song với sự ra đời và phát triển nhiên liệu sinh học, một hướng khác có
hiệu quả cao đó là tạo nhiên liệu chứa nước dạng nhũ hoá (aqualine). Với từ
15  30% nước đưa vào, nhiên liệu aqualine có giá thành rẻ hơn nhiều so
với nhiên liệu sinh học. Lượng nước có trong nhiên liệu sẽ cung cấp khoảng
10-15% oxy trộn đều trong nhiên liệu, khiến cho sự cháy xảy ra hoàn toàn
và triệt để, là nguyên nhân làm giảm khí CO, RH, NOx.

16
6. Sự ra đời tất yếu của loại hình nhiên liệu mới

Ngoài các loại nhiên liệu mới như nhiên liệu nhũ hoá, nhiên liệu sinh học,
nhiên liệu sinh khối, nhiên liệu hydro…, các dạng năng lượng khác có
hiệu quả cao (năng lượng tái tạo) như năng lượng nước, năng lượng
gió, năng lượng mặt trời… cũng đang phát triển rất mạnh trên thế giới
và bắt đầu khởi sắc ở Việt Nam.
Trong giáo trình này, các tác giả chỉ mong muốn đưa ra các kiến thức về
NHIÊN LIỆU MỚI mà thôi. Các dạng năng lượng tái tạo chỉ mang tính
chất giới thiệu

17
Kết thúc chương 1

18

You might also like