You are on page 1of 27

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG

MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO


(TRADE REMEDIES)

VẤN ĐỀ 2
LUẬT WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
VẤN ĐỀ 2
LUẬT WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

1. Các biện pháp chống bán phá giá: Các nguyên tắc trong
Luật WTO
2. Các khía cạnh thực tế của các vụ kiện về chống bán
phá giá trong WTO
1.
Các biện pháp chống bán phá giá:
Các nguyên tắc trong Luật WTO
• ADA xác định một số điều kiện về nội dung cần phải đáp ứng để áp dụng các biện
pháp AD, cũng như các điều kiện chi tiết về thủ tục liên quan đến hành vi điều tra
AD, việc áp dụng và duy trì các biện pháp AD. Việc không đáp ứng các điều kiện
trên có thể dẫn tới tranh chấp và làm các biện pháp AD trở nên vô hiệu
• Một số điều kiện về nội dung: Art. 1 ADA -> một thành viên không được phép áp các
biện pháp AD, trừ trường hợp: sau khi tiến hành điều tra theo đúng ADA, thành
viên này xác định được rằng:
Có hàng NK bị bán phá giá -> Art. 2 ADA
Có thiệt hại đáng kể cho ngành KT nội địa -> Art. 3 ADA
Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng NK bị bán phá giá và thiệt hại -> Art. 3.5.
1.
Các biện pháp chống bán phá giá:
Các nguyên tắc trong Luật WTO
• Điều kiện chi tiết về thủ tục:
 Mục đích chính của việc quy định chặt chẽ về thủ tục trong ADA nhằm đảm bảo:
Thủ tục minh bạch;
Các bên tranh chấp có đầy đủ cơ hội bảo vệ lợi ích của mình;
Sự giải thích thỏa đáng của cơ quan điều tra về kết luận của mình.
• Quy định chặt chẽ về điều tra -> hạn chế những cuộc điều tra không cần thiết
• Quy định chặt chẽ về cam kết giá -> Art. 8
• Art. 13 -> Thành viên phải đảm bảo áp dụng thủ tục xem xét lại vụ việc theo cơ chế tòa án
(judicial review)
• Thành viên phát triển phải cân nhắc đặc biệt về thực trạng của thành viên DCs khi quyết định áp
thuế AD
Cấu trúc của ADA
• Điều 2- Xác định sự tồn tại của hiện tượng bán phá giá và các nguyên tắc để xác định
• Điều 3- Xác định xem ngành SX nội địa của nước NK có bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị
thiệt hại đáng kể hay không và các nguyên tắc xác định.
• Điều 4- Định nghĩa ngành SX nội địa (nhằm xác định thiệt hại)
• Điều 5- Điều kiện khởi xướng điều tra AD và các thủ tục cho quá trình điều tra sau đó
• Điều 6- Tiêu chí về chứng cứ và các quyền tố tụng của các bên trong việc đưa chứng
cứ hoặc bình luận về các chứng cứ
• Điều 7- Khi nào thì các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng và thời hạn áp dụng
các biện pháp này.
• Điều 8- Cho phép các cơ quan có thẩm quyền “đình chỉ hoặc chấm dứt” điều tra nếu
các bị đơn đồng ý với những Cam kết về giá.
• Điều 9- Việc áp và thu thuế AD, bao gồm cơ hội rà soát về mức thuế.
• Điều 10- Thuế có hiệu lực hồi tố trong những trường hợp nghiêm trọng
Cấu trúc của ADA
• Điều 11- “Rà soát hoàng hôn” và rà soát do thay đổi hoàn cảnh.
• Điều 12- Các nguyên tắc minh bạch trong quá trình điều tra
• Điều 13- Cơ hội kháng kiện ra tòa hoặc các hình thức rà soát khác đối với các kết luận
trong quá trình điều tra AD.
• Điều 14- Hành động AD nhân danh một nước thứ ba (không bao giờ được sử dụng,
bởi phải thỏa mãn yêu cầu đồng thuận của Hội đồng thương mại về hàng hóa trong
WTO).
• Điều 15- Các thành viên DCs
• Điều 16- Thành lập Ủy ban giám sát về các biện pháp AD
• Điều 17- Tham vấn và giải quyết tranh chấp
Những điểm mới quan trọng
• Điều khoản “so sánh công bằng” giữa NV và EP
• Các nguyên tắc về minh bạch và chứng cứ
• Cơ chế có ý nghĩa trong việc thực thi các nguyên tắc này
• Tạo cơ sở cho những quyết định của Panel và AB của WTO, những quyết định này đã
loại bỏ được đáng kể việc lạm dụng các biện pháp AD.
• Đặt ra những tiêu chuẩn hợp lý về biên độ phá giá tối thiểu và mức không đáng kể
• Đưa ra phương pháp tính toán rõ ràng để tính NV trong trường hợp “NV tự tính
toán”
Những điểm chưa thành công của ADA
• Chưa thành công trong việc đưa vào những quy định bắt buộc về việc “đánh thuế
thấp hơn”.
• Không có đối xử đặc biệt nào dành cho các thành viên LDCs.
• Hợp pháp hóa việc loại bỏ các giao dịch bán hàng dưới mức chi phí trong việc xác
định NV
• Mặc dù có đưa vào thủ tục “rà soát hoàng hôn”, nhưng ADA đã thất bại trong việc quy
định bắt buộc chấm dứt áp thuế ADA sau 5 năm.
Giá trị thông thường (NV)

Có 5 yếu tố để tính NV:


1.Nguyên liệu thô (Bao gồm chi phí vận chuyển)
2.Nhân công
3.Năng lượng
4.Sản phẩm phụ (thay thế)
5.Chi phí duy trì/vận hành tổ chức, chi phí hành chính, chi phí chung và lợi nhuận
1. Nguyên liệu thô

• Các bị đơn phải tập hợp và khai nguyên liệu thô đầu vào được sử dụng trong
quá trình SX;
• Các bị đơn cũng phải đưa ra những thông tin về các nguyên liệu sử dụng làm bao
bì được sử dụng để đóng gói thành phẩm;
• Để tính giá chuyên chở nguyên liệu thô đến nhà máy, DOC yêu cầu phải có các số
liệu chứng minh khoảng cách giữa nhà cung cấp của bị đơn và nhà máy SX.
2. Nhân công
• Các bị đơn phải khai báo về toàn bộ giờ công LĐ cần thiết để SX hàng hóa, chứng
minh bằng các bản ghi chép của mình;
• Rất khó thuyết phục DOC thay đổi định mức chi phí LĐ.
• Số giờ LĐ cần thiết để SX ra một đơn vị hàng hóa X Định mức chi phí LĐ mà DOC
đã tính toán = Chi phí LĐ sử dụng để tính NV.
3. Năng lượng
• Bị đơn phải sử dụng sổ sách và ghi chép của mình để xác định tổng số điện năng
đã sử dụng để SX ra một đơn vị sản phẩm;
• DOC thường dựa vào định mức điện năng trong Số liệu Thống kê Năng lượng Thế
giới chính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
4. Sản phẩm phụ
• Nếu bị đơn SX sản phẩm phụ cùng với các sản phẩm chính, và có đủ dữ liệu về quá
trình SX đó => giá của sản phẩm phụ đó có thể được trừ khỏi NV.
• Có hai loại trừ:
1.Sản phẩm phụ được bán: Trừ trực tiếp giá bán sản phẩm phụ khỏi NV
2.Sản phẩm phụ được tái SX: Trừ giá của sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất (COM).
Cách trừ này có lợi hơn cho bị đơn.
5.
Chi phí duy trì/vận hành tổ chức, chi phí hành
chính, chi phí kinh doanh và lợi nhuận
• Đối với các chi phí như chi phí vận hành/duy trì tổ chức, chi phí hành chính và chi
phí chung: DOC sử dụng định mức tài chính của nhà SX sản phẩm liên quan ở
nước thay thế;
• DOC thường sẽ tính trung bình các định mức của nhiều hơn một cty thay thế như
vậy;
• Những định mức tài chính thay thế này có thể có tác động lớn đến biên độ phá
giá.
1.
Các biện pháp chống bán phá giá:
Các nguyên tắc trong Luật WTO
• Vấn đề NME trong ADA
NME theo pháp luật US

• Section 771 (18) (A) of the Tariff Act 1930 - “The term ‘nonmarket economy
country’ means any foreign country that the administering authority
determines does not operate on market principles of cost or pricing structures,
so that sales of merchandise in such country do not reflect the fair value of the
merchandise.”
• Section 771 (18) (C) (i) of the Tariff Act 1930 - “Any determination that a foreign
country is a nonmarket economy country shall remain in effect until revoked by
the administering authority.”

16
Thế nào là nền kinh tế phi thị trường?
• Mục 771 (18) (A) của Đạo luật Thuế quan 1930: “Khái niệm “nước có nền
kinh tế phi thị trường” có nghĩa là bất cứ quốc gia nước ngoài nào mà
các cơ quan quản lý quyết định không hoạt động theo các nguyên tắc thị
trường về chi phí và cơ cấu xác định giá, do đó việc bán hàng hóa ở quốc
gia đó không phản ánh giá trị công bằng của hàng hóa đó”.
• Mục 771 (18) (C) (i) của Đạo luật Thuế quan 1930: “Bất cứ quyết định
nào rằng một quốc gia nước ngoài là một nước có nền kinh tế phi thị
trường sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới khi được cơ quan quản lý bãi bỏ”

17
Lựa chọn nước thay thế
• Mục 773(c)(4) của Đạo luật Thuế quan 1930 sửa đổi: DOC phải đánh giá các yếu tố
SX sử dụng “(a) .... ở mức độ có thể, giá cả hoặc chi phí của các yếu tố SX trong một
hoặc nhiều hơn một nước có nền kinh tế thị trường có mức độ phát triển kinh tế có
thế so sánh được với nước có nền kinh tế phi thị trường đó; và (b) các nhà SX đáng
kể mặt hàng có thể so sánh được”.
• Cá Fillets đông lạnh – DOC nhận thấy rằng Bangladesh là một nước SX đáng kể mặt
hàng có thể so sánh được, có mức độ phát triển KT tương tự, và có sẵn các dữ liệu
đáng tin cậy và được công bố công khai. Trong một số trường hợp nhất định, khi
các dữ liệu của Bangladesh không sẵn có, DOC đã sử dụng dữ liệu từ các nguồn Ấn
Độ và Indonesia.
• Vụ tôm nước ấm đông lạnh – DOC nhận thấy rằng Bangladesh là một nước SX đáng
kể mặt hàng có thể so sánh được, là ở một cấp độ phát triển KT tương tự và các
thông tin sẵn có và đáng tin cậy.

18
Nước thay thế
• Trong trường hợp NME: DOC sẽ lựa chọn một nước thay thế làm nguồn dữ liệu trị giá
thay thế được sử dụng để tính NV.
• Nước thay thế là nước có nền KT thị trường mà:
Có mức độ phát triển KT tương đương với mức độ phát triển KT của NME đang bị
điều tra;
Có một lượng đáng kể các nhà SX mặt hàng tương đương; và
Có dữ liệu tốt để xác định các trị giá thay thế.
• Trên thực tế, hai tiêu chí cuối (lượng SX đáng kể và dữ liệu có chất lượng) là quan
trọng nhất.
• Trên thực tế, DOC thường chọn Ấn Độ làm nước thay thế cho Trung Quốc và
Bangladesh làm nước thay thế cho Việt Nam.
• Nguyên đơn và Bị đơn có thể nộp các bản bình luận về việc chọn nước thay thế phù
hợp.
Giá trị thay thế và đầu vào từ nền kinh tế thị trường

• Trong trường hợp NME: DOC thường định giá nguyên liệu thô (bao gồm cả
nguyên liệu dùng để làm đồ đóng gói) bằng cách sử dụng các giá trị thay thế từ
một nước thay thế.
• Tuy nhiên, đối với trường hợp của các bị đơn mua nguyên liệu thô từ các nước có
nền KT thị trường thì các bị đơn này có thể được sử dụng giá thực trả khi định giá
nguyên liệu thô (“đầu vào từ nước có nền KT thị trường”).
Nền kinh tế thị trường v. Nền kinh tế phi thị
trường
• Những khác biệt chính giữa phương pháp tính cho nền KT thị trường và NME

NME Nền KT thị trường


 Bỏ qua các giao dịch  Dựa trên các giao dịch tại thị
bán hàng tại thị trường trường nội địa nước XK để so
nội địa nước XK; sánh với giá tại Hoa Kỳ.
 Bỏ qua các chi phí của  Dựa trên chính chi phí của
chính nhà SX. nhà SX để kiểm tra chi phí và
tính giá trị tính toán.
Zeroing
Phương pháp quy về 0

• Quy về 0 là một phương pháp tính trong đó các biên độ không dương bị loại ra
khỏi việc tính biên độ bình quân gia quyền cuối cùng => thường làm tăng biên
độ tính toán.
Like Product - The Concept
Sản phẩm tương tự - Khái niệm
• Hai câu hỏi đặt ra: (1) Sản phẩm nào thuộc diện bị điều tra; và (2) Những nhà SX
nào của Hoa Kỳ có liên quan?
• Khái niệm “sản phẩm tương tự”: là sản phẩm được SX ở Hoa Kỳ gần giống nhất với
sản phẩm NK bị điều tra. Mỗi sản phẩm NK đều có 1 sản phẩm nội địa “tương tự”.
• Những tranh luận về “sản phẩm tương tự” rất khó thắng, nhưng nếu làm được, nó
có thể làm thay đổi hoàn toàn tình hình vụ kiện.
Like Product - The Factors
Sản phẩm tương tự - Các yếu tố
• ITC sẽ xem xét một tổ hợp nhiều yếu tố khi xác định các “sản phẩm tương tự”:
- Sản phẩm có thể sử dụng thay thế nhau không?
- Hình dáng vật lý có tương tự không?
- Có chung quy trình SX không?
- Có các kênh phân phối tương tự không?
- Có các mức giá có thể so sánh được?
- Quan điểm của khách hàng về các sản phẩm này?
• Trong số các yếu tố trên, không yếu tố riêng lẻ nào có tính chất quyết định. ITC sẽ
xem xét theo cách định tính tất cả các yếu tố này.
• ITC có thể tiến hành một số cân nhắc định tính hình thức khác, nhưng thông lệ là
cơ quan này không xem xét theo kiểu này
Like Products - Some Examples
Sản phẩm tương tự - Một số ví dụ
• Thép
- Thép cuộn cán nóng và thép tấm
- Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội
- Thép bọc và thép không bọc
• Tôm
- Tôm tươi và tôm đông lạnh
- Tôm đóng hộp và tôm không đóng hộp
• Màn hình phẳng
- Công nghệ LCD và công nghệ Plasma
- Màn hình LCD ma trận tích cực và màn hình LCD ma trận thụ động
Ngành sản xuất nội địa - Những công ty nào thuộc nhóm
này?
• Khi ITC xác định xong “sản phẩm tương tự”, bước tiếp theo là xác định ai là các
nhà SX nội địa của các sản phẩm đó của Hoa Kỳ?
• “Ngành SX nội địa” sẽ không bao gồm các chi nhánh, cty phụ thuộc của các cty
nước ngoài, những người thường NK một số mặt hàng liên quan. Cơ quan điều
tra sẽ xem xét xem:
- Tỷ lệ SX nội địa bởi nhà SX đó so với NK?
- Lý do nhà SX quyết định NK một số sản phẩm?
- Việc một nhà SX Hoa Kỳ có thuộc “ngành SX nội địa” hay không có thể làm
thay đổi kết quả tổng thể của vụ kiện.
• Có thể có trường hợp xác định “ngành SX vùng” (thay vì ngành SX nội địa trong
phạm vi toàn Hoa Kỳ).
Ngành sản xuất nội địa - Họ nói gì?

• Tính đại diện cho ngành SX nội địa của nguyên đơn: Có đủ tỷ lệ các chủ thể trong
ngành SX nội địa ủng hộ đơn kiện không?
• Vấn đề này trên thực tế là do DOC quyết định, không phải ITC.
• Đôi khi DOC cho phép kéo dài thời hạn khởi xướng điều tra để trưng cầu và xác
định tỷ lệ ủng hộ đơn kiện trong ngành SX nội địa.

You might also like