You are on page 1of 15

RAID

Redundant Arrays Of Independent Disks

Nội dung :
I. RAID là gì?

II. Các loại RAID : Level 0 Level 6


Cơ chế sao lưu RAID

Người trình bày: Nguyễn Văn Tú


I. RAID LÀ GÌ?
- Thuật ngữ RAID là viết tắt của Redundant Array of Inexpensive Disks
(hoặc Redundant Arrays of Independent Disks.

- RAID là một kỹ thuật ảo hóa cho phép gom nhiều ổ đĩa cứng vật lý
thành một hệ thống ổ đĩa logic nhằm mục đích gia tăng tốc độ truy
xuất dữ liệu hoặc giảm nguy cơ mất, hỏng dữ liệu do lỗi đĩa phần
cứng gây ra hoặc đôi khi kết hợp cả hai mục đích trên.
II. Các loại RAID
- Về phân loại thì hiện nay có khá nhiều loại Raid được sử dụng như
Raid 0, Raid 1, Raid 3, Raid 4, Raid 5, Raid 10 .v.v…

- Trong bài tìm hiểu về Raid ngày hôm nay tôi xin được giới thiệu với
các bạn các loại Raid từ Raid 0 -> 6.
Chi tiết hơn, các bạn có thể xem ở phía dưới đây:
1. RAID 0

- Được sử dụng để tăng hiệu suất của máy chủ, còn được gọi là "disk
striping" (ổ đĩa sọc), không có khả năng chịu lỗi. Với RAID 0, dữ liệu
được stripe (chia sọc) trên nhiều đĩa (tối thiểu là 2).
1. RAID 0
(*) Cơ chế sao lưu trên RAID 0.
- Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn
đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các
đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai, giúp
giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết.

- Byte đầu tiên của tệp sẽ được gửi đến ổ đĩa đầu tiên, byte thứ
hai được gửi đến ổ đĩa thứ hai và v.v…

- Tổng quát là với n đĩa cứng thì mỗi đĩa chỉ cần phải đọc/ghi - 1/n
lượng dữ liệu được yêu cầu. Lý thuyết thì tốc độ sẽ tăng n lần.
2. RAID 1

- Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ
liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng
để làm việc.
- Là loại cấu hình có khả năng chịu lỗi, còn được gọi là "disk
mirroring" (ổ đĩa gương).
2. RAID 1
(*) Cơ chế sao lưu trên RAID 1.
- Với RAID 1, dữ liệu được mirror (sao chép) liên tục và đồng
thời, từ đĩa này sang đĩa khác, tạo nên một bản sao hay còn gọi
là gương. Nếu một ổ đĩa bị hỏng, ổ kia vẫn có thể tiếp tục hoạt
động.
3. RAID 2

- Được ví như "chú cừu đen" của gia đình RAID, bởi vì nó là cấp độ
RAID duy nhất không sử dụng một hoặc nhiều kỹ thuật "tiêu
chuẩn" như mirror, stripe và/hoặc parity (tính chẵn lẻ - là dữ liệu bổ
sung được sử dụng cho việc khôi phục). RAID 2 sử dụng một thứ
tương tự như stripe có parity.
3. RAID 2
(*) Cơ chế sao lưu trên RAID 2.
- Dữ liệu của RAID 2 được stripe ở cấp độ bit, phân bố qua nhiều
ổ đĩa dữ liệu và ổ đĩa dự phòng. Các bit dự phòng được tính toán
bằng mã Hamming, một dạng Mã Sửa Lỗi (ECC - Error
Correcting Code hoặc Error Checking & Correcting). Khi có
hoạt động stripe dữ liệu, những mã này được tính toán và ghi
cùng với dữ liệu lưu vào ổ đĩa ECC riêng biệt.
4. RAID 3

- RAID 3 là sự cải tiến của RAID 0 nhưng có thêm (ít nhất) một ổ
cứng chứa thông tin có thể khôi phục lại dữ liệu đã hư hỏng của các
ổ cứng RAID 0. Giả sử dữ liệu A được phân tách thành 3 phần A1,
A2, A3 (Xem hình minh hoạ RAID 3), khi đó dữ liệu được chia
thành 3 phần chứa trên các ổ cứng 0, 1, 2 (giống như RAID 0).

- Yêu cầu tối thiếu của RAID 3 là phải có ít nhất 3 ổ cứng.


4. RAID 3
(*) Cơ chế sao lưu trên RAID 3.
- Phần ổ cứng thứ 3 chứa dữ liệu của tất cả để khôi phục dữ liệu
có thể sẽ mất ở ổ cứng 0, 1, 2. Giả sử ổ cứng 1 hư hỏng, hệ
thống vẫn hoạt động bình thường cho đến khi thay thế ổ cứng
này. Sau khi gắn nóng ổ cứng mới, dữ liệu lại được khôi phục trở
về ổ đĩa 1 như trước khi nó bị hư hỏng.
5. RAID 4

- RAID 4 tương tự như RAID 3 nhưng ở một mức độ các khối dữ liệu
lớn hơn chứ không phải đến từng byte. Chúng cũng yêu cầu tối
thiểu 3 đĩa cứng (ít nhất hai đĩa dành cho chứa dữ liệu và ít nhất 1
đĩa dùng cho lưu trữ dữ liệu tổng thể).
6. RAID 5

- RAID 5 thực hiện chia đều dữ liệu trên các ổ đĩa giống như RAID 0
nhưng với một cơ chế phức tạp hơn.

- RAID 5 yêu cầu tối thiểu 3 ổ cứng.


6. RAID 5
(*) Cơ chế sao lưu trên RAID 5.
- Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là
3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1
và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3.
Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương
ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn
sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn
số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban
đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ
được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng
dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ
80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
7. RAID 6

- RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp
lại nhiều hơn số lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng
khác nha. và yêu cầu tối thiểu 4 ổ đĩa.
(*) Cơ chế sao lưu trên RAID 6.
- Tương tự như RAID 5, nhưng RAID 6 là giải pháp mạnh mẽ hơn
bởi nó sử dụng đến hai khối parity

You might also like