You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

  THĂNG LONG

MÔN
NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIẢNG VIÊN: TS. VŨ LINH CHI


BÀI 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ
VÀ NGÔN NGỮ HỌC
Tổng quan về ngôn ngữ
1. Nguồn gốc của ngôn ngữ loài người
+ Thuyết tượng thanh
+ Thuyết cảm thán
+ Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
+ Thuyết khế ước xã hội
+ Thuyết tiếng kêu trong lao động
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác
2. Một vài nhận xét về ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hiện tượng độc đáo
- Ngôn ngữ là một trong ba yếu tố phân biệt con người với động vật
- Ngôn ngữ có tính dân tộc và tính quốc tế
- Ngôn ngữ là một hiện tượng đa dạng và phức tạp
3. Bản chất của ngôn ngữ
3.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là hiện tượng xã hội đặc
biệt
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội:
+ Ngôn ngữ liên quan đến nhiều người
+ Ngôn ngữ do xã hội tạo ra
+ Ngôn ngữ là để phục vụ xã hội (Nó là phương tiện giao tiếp ở mọi
lĩnh vực đời sống xã hội)
+ Ngôn ngữ biến đổi và phát triển cùng với xã hội.
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt:
+ Ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng.
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội để liên kết mọi người
với nhau trên tất cả các mặt hoạt động xã hội từ cơ sở hạ tầng đến
kiến trúc thượng tầng.
3.2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và là hệ thống tín hiệu đặc biệt
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
* Tín hiệu là những hình thức vật chất được nhận biết bằng các giác
quan và biểu thị ý nghĩa nào đó nằm ngoài nó.
* Điều kiện cần và đủ:
+ Phải là 1 sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác
quan của con người.
+ Phải đại diện cho một cái gì đó (có ý nghĩa nào đó)
+ Phải là khế ước của cộng đồng
+ Phải nằm trong một hệ thống nhất định
* Ngôn ngữ có bản chất tín hiệu vì:
+ Có 2 mặt biểu hiện và được biểu hiện (âm thanh & ý nghĩa)
+ 2 mặt không tách rời nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau
+ Nó thay thế cho sự vật, sự việc khác trên cơ sở qui ước của xã hội
và qui ước này mang tính kế thừa.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
+ Các loại tín hiệu khác thường nằm ngoài con người còn tín hiệu
ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với con người.
+ Tín hiệu ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp.
+ Tính quy ước và truyền thống tạo ra sức ỳ đối với sự biến đổi ngôn
ngữ còn các tín hiệu khác dễ thay đổi hơn.
+ Tính đa trị, đa tầng bậc của ngôn ngữ tạo nên tính phức tạp đặc
biệt về mặt cấu trúc, cấu tạo.
+ Ngôn ngữ thực hiện nhiều chức năng.
4. Chức năng của ngôn ngữ
4.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người.
* Giao tiếp là sự trao đổi thông tin 2 chiều giữa các cá thể khác nhau
để nhằm một mục đích nào đó.
* Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
vì:
+ Ngôn ngữ là phương tiện cần thiết nhất đối với hoạt động giao tiếp
của con người nhưng nó hình thành một cách tự nhiên.
+ Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chính xác nhất những nội dung
thông tin.
+ Ngôn ngữ có ưu thế về tốc độ.
+ Ngôn ngữ gắn bó với dân tộc, có 1 quá trình phát triển lâu dài, bền
vững nên rất khó mất đi.
4.1. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy.
- Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình tư duy để hình thành tư
tưởng. Tức là ngôn ngữ là công cụ trực tiếp để thực hiện tư duy.
- Ngôn ngữ thể hiện kết quả của tư duy. Nghĩa là, ngôn ngữ là hiện
thực trực tiếp của tư tưởng.
- Ngôn ngữ và tư duy giống như 2 mặt của tờ giấy – thống nhất
nhưng không đồng nhất
+ Thống nhất: cấu tạo, xã hội và mục đích
+ Khác biệt:
Ngôn ngữ Tư duy
• Vật chất Tinh thần
• Có tính nhân loại Có tính dân tộc
• Đơn vị là từ, câu, đoạn văn Khái niệm, phán đoán, suy lí
• Hình thức Nội dung
5. Phân loại ngôn ngữ
5.1. Phân loại theo nguồn gốc
Ngữ hệ Ấn – Âu, Ugô – Phần Lan, Capcadơ, Nam Á, Hán – Tạng,
Thái, Mèo – Dao,…
5.2. Phân loại theo loại hình
- Biến hình
- Chắp dính
- Đa tổng hợp
- Đơn lập
Tổng quan
Ý NGHĨA vềHỌC
KHOA ngôn ngữ
VÀ THỰC TIỄNhọc

1. Khái niệm
2. Nhiệm vụ và tầm quan trọng
3. Các ngành nghiên cứu và các bộ môn của NNH
4. Quá trình hình thành ngôn ngữ học
THANK YOU FOR LISTENING!

You might also like