You are on page 1of 32

THUỐC VÀ BỆNH XƯƠNG KHỚP, THẦN

KINH
Mục tiêu

- Hiểu các bệnh thường gặp về xương khớp, thần kinh.


- Hiểu, biết cách tư vấn sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tương ứng.
Nội dung

I. Thoái hóa khớp


II. Viêm khớp nhiễm khuẩn
III. Viêm khớp dạng thấp
IV. Bệnh gout
V. Đau thần kinh tọa
Phần I: Thoái hóa khớp

Gồm:
I.Triệu chứng thoái hóa khớp
II.Thuốc điều trị thoái hóa khớp
I.Triệu chứng thoái hóa khớp
1. Triệu chứng
- Đau đốt sống cổ 4-5=> đau lên đầu, chóng mặt mất ngủ, đau lan vai gáy, cánh tay đau nhức, tê buốt
ko cử động được.
- Đau đốt sống lưng L4-5, đau bại 2 bên hông, đau lan xuống 2 chân, khó cử động.
- Khô dịch khớp, cử động khớp kêu lục cục, lạo xạo.
II. Thuốc điều trị thoái hóa khớp
1. Thuốc điều trị:
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Meloxicam, Mobic, Celecoxib, Arcorxia…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal, Decoltractyl…
- Thuốc chống thoái hóa: Bonlutin, Piascledin, Glucosamin, Chondroitin, Diacerein…
- Trường hợp đau nặng có thể phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin,
VTM 3B…
- Bổ sung Canxi: Canxi corbier, Canxi sandoz…
- Thuốc bôi hoặc dán: Salonpas, Cốt thống linh, Voltaren..
- Thuốc đông y: viên khớp tâm bình, xương khớp cây đa…
II. Thuốc điều trị thoái hóa khớp
2. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp:
- Hạn chế lao động nặng
- Không đứng, ngồi lâu tại một vị trí.
- Tập các bài khởi động khớp vào mỗi buổi sáng
- Vận động thường xuyên.
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN I
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN I
I. Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Đau đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng là triệu chứng ban đầu của thoái hóa khớp
Đáp án: Đúng
Câu 2: Phối hợp nhóm thuốc NSAID với nhóm thuốc giãn cơ để giảm đau trong thoái hóa khớp.
Đáp án: Đúng
Câu 3: Thuốc Corticoid là thuốc nên sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp.
Đáp án: Sai
Câu 4: Để tăng hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp, cần phối hợp các thuốc điều trị với chế độ vận
động hợp lý.
Đáp án: Đúng
Câu 5: Glucosamin là thuốc được sử dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
Đáp án: Đúng.
Phần II: Viêm khớp nhiễm khuẩn

Gồm:
I.Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
II.Thuốc điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
I.Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
- Sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp. Số lượng khớp viêm thường đơn độc.
- Có thể tràn dịch khớp, co cơ và hạn chế vận động
- Toàn thân: Có thể sốt, đau đầu.
II. Thuốc điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Kháng sinh: Penicillin, Clindamycin.
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Meloxicam, Mobic, Celecoxib, Celebrex, Arcorxia…
- Thuốc bôi hoặc dán: Salonpas, Cốt thống linh, Voltaren..
Lưu ý: Vận động hàng ngày để chống dính khớp
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN II
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN II
I. Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn là sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp.
Đáp án: Đúng
Câu 2: Viêm khớp nhiễm khuẩn thường viêm nhiều khớp cùng 1 lúc.
Đáp án: Sai
Câu 3: Penicillin là kháng sinh được lựa chọn trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn.
Đáp án: Đúng
Câu 4: Để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn được hiệu quả, cần phối hợp với Glucosamin.
Đáp án: Sai
Câu 5: NSAID được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn để giảm đau, chống viêm.
Đáp án: Đúng.
Phần III: Viêm khớp dạng thấp
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do thoái
hóa
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THOÁI HÓA KHỚP
Diễn biến bệnh thường chậm, tăng dần
Diễn biến bệnh Diễn biến nhanh và nặng nề hơn
theo tuổi
Liên quan đến tuổi và các yếu tố thúc
Cơ chế Bệnh tự miễn
đẩy
Màng hoạt dịch: Viêm ở màng hoạt dịch làm khớp Sụn khớp: Sụn khớp bị bào mòn và
Tổn thương
sưng nóng, đỏ và đau, sau đó sẽ phá hủy vào đầu mỏng đi khiến cho 2 đầu xương bị dính
chính
xương. và cọ xát vào nhau khi vận động.

Các khớp nhỏ ở ngoại vi, đặc biệt hai bàn tay (có tính Khớp chịu lực (khớp lớn) (cổ, thắt lưng,
Vị trí
chất đối xứng) háng, gối)

Biểu hiện tại sưng, nóng, đỏ, đau, tràn dịch, kén hoạt dịch, teo cơ, Đau, hạn chế vận động và lạo xạo, lục
khớp dính khớp, cứng khớp và biến dạng khớp. cục khi cử động khớp
Biểu hiện toàn
Mệt mỏi, gầy sút, xanh xao, thiếu máu, trầm cảm. Ít
thân
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THOÁI HÓA KHỚP


Nhiệt điều trị: Các phương pháp
Không dùng - Vận động liệu pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm
thuốc - Vật lý trị liệu nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn
có hiệu quả cao.

+ Giảm đau NSAID : Mobic,


Voltaren, Cebrex, Arcoxia..
- CHỐNG THẤP TÁC DỤNG CHẬM: + Giãn cơ : Myonal, Mydocalm,
Điều trị
+ Chloroquin, methotrexat Decontractyl
+ Các thuốc ức chế miễn dịch tế bào + Canxi D3
Dùng thuốc
+ Thuốc ức chế cytokin
+ Glucosamin, Chondroitin..
- Và các thuốc giảm đau, chống viêm…
+ Vitamin 3B, Magie B6
- Đông y
+ Bôi, dán
+ Đông y
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN III
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN III
Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Methotrexat là thuốc được dùng điều trị viêm khớp dạng thấp.
Đáp án: Đúng
Câu 2: Vị trí viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp là ở các khớp lớn ngoại vi.
Đáp án: Sai
Câu 3: Sưng khớp có tính chất đối xứng 2 bên là 1 trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp
dạng thấp.
Đáp án: Đúng
Câu 4: Biểu hiện tại khớp của viêm khớp dạng thấp là sưng, nóng, đỏ, đau, dính khớp và biến dạng
khớp.
Đáp án: Đúng
Câu 5: Chloroquine là thuốc thuộc nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm được chỉ định cho
bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Đáp án: Đúng
Phần IV: Bệnh gout

Gồm:
I.Đại cương về bệnh gout
II.Thuốc điều trị về bệnh gout
I.Đại cương về bệnh gout
1. Định nghĩa: Bệnh gút là bệnh viêm khớp, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng
đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn
chuyển hóa nhân purin.
2. Triệu chứng:
- Xuất hiện đột ngột ban đêm thường là khớp bàn - ngón chân cái (60 - 70% ): khớp sưng to, đỏ, phù
nề, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân, cổ
chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống.
- Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp
- Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần:
đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
II. Thuốc điều trị bệnh gout
1.Chế độ ăn uống sinh hoạt
- Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn trứng, hoa quả.
- Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
- Uống nhiều nước.
- Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương…
II. Thuốc điều trị bệnh gout
2. Thuốc điều trị:
• Thuốc chống viêm:
- Colchicin: 1mg/ngày với mục đích giảm đau, chống viêm.
- NSAID: Mobic, Arcorxia, Celebrex, Meloxicam…Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp cùng với
Colchicin
- Corticoid: Dùng khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định.
• Thuốc giảm acid uric máu:
- Allopurinol: Khởi đầu 100mg/lần/ngày sau ăn, tăng dần 300mg/lần/ngày (liều tối đa 900mg/ngày)
- Febuxostat : Khởi đầu 40mg/lần/ngày, tăng dần 80-120mg/lần/ngày
• Thực phẩm hỗ trợ điều trị: Hoàng thống phong, hoàng tiên đan…
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN IV
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN IV
I. Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Bệnh Gout có triệu chứng sưng, phù nề ở các khớp lớn.
Đáp án: Sai
Câu 2: Allopurinol là thuốc có tác dụng giảm acid uric được chỉ định cho bệnh nhân gout.
Đáp án: Đúng
Câu 3: Colchicin là thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm trong điều trị bệnh gout.
Đáp án: Đúng
Câu 4: Bệnh nhân gout nên ăn các thực phẩm giàu nhân purin như nội tạng động vật, hải sản…
Đáp án: Sai
III. Anh/ chị hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho câu sau đây:
Câu 1: Thuốc nào sau đây được lựa chọn để giảm acid uric cho bệnh nhân gout bị suy thận:
A.Allopurinol C.Febuxostat
B.Colchicin
Đáp án: C
Phần V: Đau thần kinh tọa

Gồm:
I.Triệu chứng của đau thần kinh tọa:
II.Thuốc điều trị đau thần kinh tọa:
I.Triệu chứng của đau thần kinh tọa:
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới đùi, cẳng chân, mắt cá ngoài và
tận ở các ngón chân
- Bệnh nhân có cảm giác râm ran kiến bò, tê cứng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân,mu chân
đến ngón cái, gót chân.
- Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
- Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng
chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi.
V. Đau thần kinh tọa:
2. Thuốc điều trị:
• Chế độ nghỉ ngơi:
- Nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
• Dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID: Ibubrofen (400 mg x 3-4 lần/ngày), naproxen (500 mg x 2
lần/ngày, diclofenac (75-150 mg/ngày), piroxicam (20 mg/ngày), meloxicam (15 mg/ngày), celecoxib
(200 mg/ngày), etoricoxib (60 mg/ngày).
- Thuốc giãn cơ: Tolperisone (100-150 mg x 3 lần uống/ngày) hoặc Eperisone (50 mg x 2-3 lần/ngày)

- Các thuốc khác: khi bệnh nhân có đau nhiều, đau mạn tính, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc
giảm đau thần kinh như:
+ Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (bắt đầu bằng liều 300/ngày trong tuần đầu).
+ Pregabalin: 150-300 mg/ngày (bắt đầu bằng liều 75 mg/ngày trong tuần đầu).
+ Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN V
KIỂM TRA KẾT THÚC PHẦN IV
I. Anh/chị hãy phân biệt đúng sai các câu sau đây:
Câu 1: Triệu chứng của đau thần kinh tọa là đau dọc đường đi của dây thần kinh, đau tại cột sống thắt
lưng lan tới đùi đến các ngón chân.
Đáp án: Đúng
Câu 2: Gabapentin là thuốc được chỉ định cho bệnh nhân đau thần kinh tọa bị đau nhiều, đau mạn
tính.
Đáp án: Đúng
Câu 3: Thuốc corticoid được chỉ định cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Đáp án: Sai
Câu 4: NSAID được chỉ định cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Đáp án: Đúng
Câu 5: Bệnh nhân đau thần kinh tọa tránh mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
Đáp án: Đúng.
Quay Video
Thank you!
CHÚC MỪNG ANH/CHỊ ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
Bài giảng được thực hiện bởi Phòng đào tạo Vinfa
2019

You might also like