You are on page 1of 45

CHƯƠNG 5

HỆ THỐNG TIỀN TỆ
(Monetary System)

5.1. Ý nghĩa của tiền


5.2. Hệ thống ngân hàng và cung tiền
5.3. Các công cụ kiểm soát tiền tệ của ngân
hàng trung ương
5.4. Tăng trưởng tiền và lạm phát
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 1
5.1. Ý nghĩa của tiền
 Nếu không có tiền, việc buôn bán được thực hiện
theo phương thức hàng đổi hàng (barter).
 Mọi giao dịch đòi hỏi phải có sự trùng hợp kép về
nhu cầu (double coincidence of wants) — nghĩa là
mọi người đều có sản phẩm mà người khác muốn.
 Mọi người sẽ phải mất thời gian để tìm kiếm người
để trao đổi buôn bán – từ đó phí phạm rất nhiều
nguồn lực.
 Việc tìm kiếm này sẽ được khắc phục nếu sử dụng
tiền (money). Tiền được hiểu là các tài sản được sử
dụng để mua hàng hóa và dịch vụ.
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 2
5.1.1. Chức năng của tiền
 Trung gian trao đổi (Medium of exchange): là thứ
mà người mua trao cho người bán khi muốn mua
hàng hóa và dịch vụ.
 Đơn vị hạch toán (Unit of account): là thước đo sử
dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ.
 Lưu trữ giá trị (Store of value): là thứ dùng để
chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 3


5.1.2. Các loại tiền
Tiền hàng hóa (Commodity money):

tồn tại dưới hình thức hàng hóa có giá


trị thực chất.

Tiền pháp định (Fiat money):


tiền không có giá trị thực chất, được
xem là tiền do quy định của chính phủ.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 4


5.2. Hệ thống ngân hàng và
cung tiền
• Lượng cung tiền (money supply or money stock):
là lượng tiền có trong nền kinh tế.
• Có 2 loại tài sản được tính vào cung tiền:
– Tiền mặt (Currency): tiền giấy và tiền đồng mà người
dân đang có (không bao gồm tiền trong ngân hàng).
– Tiền gởi không kỳ hạn (Demand deposits): là số dư
trong các tài khoản ngân hàng mà người gửi có thể rút ra
khi có nhu cầu bằng cách viết séc.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 5


Đo lường cung tiền của Hoa Kỳ
 M1: Tiền mặt, tiền gởi không kỳ hạn, séc du lịch và
các khoản tiền gởi có thể viết séc khác.
M1 = $1,9 triệu tỉ (tháng 02/2011)
 M2: M1 + Các khoản tiết kiệm, quỹ tương hỗ trên thị
trường tiền tệ và một vài loại tiền nhỏ khác.
M2 = $8,9 triệu tỉ (tháng 02/2011)

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 6


Ngân hàng trung ương và
Chính sách tiền tệ

• Ngân hàng Trung ương (Central bank): là cơ quan


giám sát hệ thống ngân hàng và điều tiết cung tiền.
• Chính sách tiền tệ (Monetary policy): là chính
sách điều tiết cung tiền thực hiện bởi các nhà hoạch
định chính sách trong ngân hàng trung ương.
• Cục dự trữ liên bang (Federal Reserve - Fed):
Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 7


5.2.1. Hoạt động của ngân hàng dự trữ 100%
Dự trữ tại Ngân hàng (Bank Reserves)

 Trong hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ, các


ngân hàng sẽ giữ lại một phần các khoản tiền gởi
để dự trữ và sử dụng phần còn lại để cho vay.
 Fed đặt ra quy định dự trữ (reserve requirements)
là quy định về tỉ lệ dự trữ tối thiểu mà ngân hàng bắt
buộc phải giữ lại từ các khoản tiền gởi.
 Các ngân hàng có thể dự trữ nhiều hơn mức tối
thiểu này.
 Tỉ lệ dự trữ (reserve ratio), R =tỉ lệ tiền gởi mà
ngân hàng giữ lại để dự trữ.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 8


Tài khoản chữ T tại ngân hàng
 Tài khoản chữ T (T-Account): là một báo cáo kế
toán được đơn giản hóa, thể hiện tài sản và nợ của
một ngân hàng.
NGÂN HÀNG QUỐC GIA THỨ NHẤT
Tài sản Nợ
Dự trữ$ 10 Tiền gởi $100
Cho vay $ 90

 Nợ của ngân hàng bao gồm tiền gởi, tài sản của
ngân hàng gồm khoản cho vay và dự trữ.
 Trong trường hợp này, R = $10/$100 = 10%.
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 9
Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền
Giả sử có $100 tiền mặt đang lưu thông.
Để xác định tác động của ngân hàng lên cung
tiền, hãy tính toán cung tiền trong 3 trường
hợp sau:
1. Không có hệ thống ngân hàng.
2. Hệ thống ngân hàng dự trữ 100%: là ngân hàng
giữ lại 100% các khoản tiền gởi làm khoản dự
trữ, không cho vay.
3. Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 10


Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền

TRƯỜNG HỢP 1: Không có hệ thống ngân hàng


 Người dân nắm giữ số tiền mặt $100.
 Lượng cung tiền = $100.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 11


Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền
TRƯỜNG HỢP 2: Hệ thống ngân hàng dự trữ 100%.
Người dân gởi $100 tại Ngân hàng Quốc gia thứ nhất
(FNB).
NGÂN HÀNG QUỐC GIA THỨ NHẤT
FNB dự trữ Tài sản Nợ
100% khoản
Dự trữ$100 Tiền gởi $100
tiền gởi này. Cho vay $ 0

Lượng cung tiền


= tiền mặt + tiền gởi = $0 + $100 = $100
Ở hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, các ngân hàng
không tác động đến quy mô của lượng cung tiền.
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 12
5.2.2. Quá trình tạo tiền của ngân
hàng dự trữ một phần
TRƯỜNG HỢP 3: Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ
lệ. Giả sử R = 10%.

NGÂN HÀNG QUỐC GIA THỨ NHẤT


Tài sản Nợ
Dự trữ$10 Tiền gởi $100
Cho vay $90

Người gởi có $100 trong tài khoản tiền gởi, người vay
có $90 tiền mặt.
Lượng cung tiền = Tiền mặt + Tiền gởi
= $90 + $100 = $190 (!!!)
Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền
TRƯỜNG HỢP 3: Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ.
 Tại sao lượng cung tiền lại tăng? Khi ngân
hàng cho vay, thì họ đã tạo ra tiền. Người vay
nhận được:
 $90 tiền mặt: tài sản này được tính vào lượng
cung tiền.
 $90 nợ mới: khoản nợ này không có tác động bù
trừ lên lượng cung tiền.

Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ tạo


ra tiền, nhưng không tạo ra sự giàu có.
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 14
Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền

TRƯỜNG HỢP 3: Hệ thống ngân hàng dự trữ


theo tỉ lệ.
Người vay gởi $90 vào Ngân hàng Quốc gia thứ
hai (SNB)
Nếu SNB có R = 10%

NGÂN HÀNG QUỐC GIA THỨ HAI


Tài sản Nợ
Dự trữ $ 9 Tiền gởi $ 90
Cho vay $ 89

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 15


Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền

TRƯỜNG HỢP 3: Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ.


Người vay của SNB gởi số tiền $81 vào Ngân hàng
Quốc gia thứ ba (TNB). Nếu TNB có R = 10%.

NGÂN HÀNG QUỐC GIA THỨ BA


Tài sản Nợ
Dự trữ $ 8.10 Tiền gởi $ 81
Cho vay $
72.90

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 16


Ví dụ về Ngân hàng và Cung tiền

TRƯỜNG HỢP 3:Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỉ lệ.


Nếu quá trình này tiếp diễn và tiền được tạo ra với các
khoản nợ mới.

$ Như vậy, $100 dự


100,00 trữ sẽ tạo ra lượng
Tiền gởi gốc = $ tiền là $1000
FNB cho vay = 90.00
SNB cho vay = $
TNB cho vay = 81.00
..
. $
72.90
..
19/02/2016 701021 - Hệ thống. tiền tệ 17
5.2.3. Số nhân tiền
 Số nhân tiền (Money multiplier): số tiền mà hệ
thống ngân hàng tạo ra được từ mỗi đô la dự trữ.
 Số nhân tiền = 1/R.
 Ở ví dụ trên, R = 10%; Số nhân tiền = 1/R = 10; $100
dự trữ tạo ra lượng tiền $1000

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 18


5.3. Các công cụ kiểm soát tiền tệ của ngân hàng trung ương

• Như đã biết:
Lượng cung tiền = Số nhân tiền x Dự trữ ngân hàng

• Fed có thể thay đổi lượng cung tiền bằng cách thay
đổi tỉ lệ dự trữ của ngân hàng hoặc thay đổi số nhân
tiền.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 19


5.3.1. NHTW tác động đến dự trữ bằng
cách nào?
• Nghiệp vụ thị trường mở (Open-Market
Operations - OMOs): là việc mua bán trái
phiếu Chính phủ của Fed.
– Nếu Fed mua trái phiếu chính phủ từ ngân
hàng, Fed thanh toán bằng cách gởi vào ngân
hàng một khoản dự trữ mới.
– Với khoản dự trữ nhiều hơn, ngân hàng có thể
cho vay nhiều hơn, từ đó tăng lượng cung tiền.
– Để giảm mức dự trữ tại ngân hàng và lượng
cung tiền, Fed sẽ bán trái phiếu chính phủ.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 20


5.3.2. NHTW cho các ngân hàng
thương mại vay
• Fed cho ngân hàng vay, làm tăng mức dự trữ.
– Phương pháp truyền thống: điều chỉnh lãi suất chiết
khấu (discount rate) — mức lãi suất mà Fed cho ngân
hàng vay – từ đó tác động đến mức dự trữ của ngân
hàng vay.
– Phương pháp mới: Đấu giá khoản vay có kỳ hạn
(Term Auction Facility)— Fed chọn mức dự trữ cho
vay, sau đó ngân hàng sẽ đấu giá với nhau để vay
khoản này.
• Ngân hàng càng vay nhiều, thì sẽ có nhiều
khoản dự trữ để cho vay hơn và từ đó làm tăng
cung tiền.
5.3.3. NHTW tác động đến dự trữ
thế nào?
• Tỉ lệ dự trữ = mức dự trữ / tiền gởi, có tác động
lên số nhân tiền.
• Quy định về dự trữ (reserve requirements): là
quy định về mức dự trữ tối thiểu mà ngân hàng
phải giữ lại từ các khoản tiền gởi.
• Giảm quy định về dự trữ sẽ làm giảm tỉ lệ dự trữ
bắt buộc và tăng số nhân tiền.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 22


5.4. Tăng trưởng tiền và lạm phát
5.4.1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát
 Lạm phát là tăng lên về mức giá chung.
 Điều quan trọng là phải phân biệt giữa sự
tăng mức giá chung (là lạm phát) và sự thay
đổi giá tương đối.
 Lạm phát là sự tăng lên về giá và giảm giá
trị đồng tiền.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 23


Cung tiền (Money Supply - MS)

 Trong thực tế, MS được xác định bởi Cục dự trữ


liên bang (Fed), hệ thống ngân hàng và người tiêu
dùng.
 Trong mô hình này, chúng ta giả định Fed kiểm soát
MS một cách chính xác và thiết lập MS tại một số
mức nhất định.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 24


Biểu đồ cung – cầu tiền
Giá trị đồng Mức giá, P
tiền, 1/P
Giá trị của tiền
giảm, mức giá
1 1
tăng.

¾ 1.33

½ 2

¼ 4

Lượng
tiền
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 25
Biểu đồ cung – cầu tiền
Giá trị đồng Mức giá, P
tiền, 1/P MS1

1 1

¾ 1.33

FED thiết lập cung


½ 2
tiền tại một mức
nhất định, bất kể P
¼ 4
là bao nhiêu

$1000 Lượng tiền

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 26


Cầu tiền (Money Demand - MD)
 Phản ánh lượng của cải mà người dân muốn nắm
giữ dưới dạng thanh khoản.
 Phụ thuộc giá cả: giá cả làm tăng giảm giá trị của
đồng tiền, do đó cần có ít hoặc nhiều tiền hơn để
mua hàng hóa và dịch vụ.
 Lượng cầu tiền quan hệ nghịch biến với giá trị đồng
tiền, và đồng biến với giá cả, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
 “Yếu tố khác" bao gồm thu nhập thực, lãi suất và
các máy ATM sẵn có.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 27


Biểu đồ cung – cầu tiền
Giá trị đồng Giá trị đồng tiền giảm Mức giá , P
tiền, 1/P (Hoặc P tăng) làm tăng
lượng cầu tiền.
1 1

¾ 1.33

½ 2

¼ 4
MD1

Lượng
tiền
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 28
Biểu đồ cung – cầu tiền
Giá trị đồng P điều chỉnh để cân Mức giá, P
tiền, 1/P MS1 bằng lượng cầu tiền
với cung tiền.
1 1

¾ 1.33
Giá trị Mức
cân A
½ 2 giá
bằng cân
đồng bằng
tiền ¼ 4
MD1

$1000 Lượng
tiền
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 29
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BƠM TIỀN
Giá trị đồng Mức giá, P
tiền, 1/P MS1 MS2

Giả sử FED
1 tăng 1
Giá trị đồng
lượng cung tiền. tiền giảm,
¾ và P tăng.1.33
A
½ 2
Giá trị Mức
cân B
¼ 4 giá cân
bằng MD1 bằng
đồng
tiền
$1000 $2000 Lượng
tiền
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 30
Tóm tắt quá trình điều chỉnh
Kết quả từ biểu đồ: MS tăng vì P tăng.
Tại mức P ban đầu, MS tăng là nguyên nhân gây ra
dư thừa cung tiền.
 Để tránh dư thừa về tiền, người dân tăng tiêu dùng vào
hàng hóa và dịch vụ, cho người khác vay – những người
mà sẽ chi tiêu khoản vay này. Kết quả: Tăng cầu hàng hóa.
 Nhưng nguồn cung hàng hóa không tăng, vì vậy làm giá
tăng.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 31


Biến thực và biến danh nghĩa
(Real vs. Nominal Variables)
 Biến danh nghĩa là các biến được đo
lường bằng đơn vị tiền tệ.
 Ví dụ: GDP danh nghĩa, lãi suất danh nghĩa,
tiền lương danh nghĩa.

 Biến thực là các biến được đo lường


bằng đơn vị vật chất.
 Ví dụ: GDP thực, lãi suất thực, tiền lương thực
(đo lường bằng sản lượng đầu ra).

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 32


Vòng quay của tiền
(The Velocity of Money)
 Vòng quay của tiền: số lần tiền được thanh
toán chuyển từ người này sang người khác.
 Ký hiệu:
P x Y = GDP danh nghĩa
= (mức giá) x (GDP thực)
M = cung tiền
V = vòng quay
 Công thức vòng quay: V = P x Y
M
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 33
PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG

Công thức vòng quay: V = P x Y


M
 Phương trình được viết lại như sau:
MxV = PxY
 Gọi là phương trình số lượng

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 34


SIÊU LẠM PHÁT (Hyperinflation)

 Siêu lạm phát (còn gọi là lạm phát phi mã):


là lạm phát vượt quá 50% mỗi tháng.
 Cung tiền tăng ồ ạt quá mức luôn luôn gây
ra siêu lạm phát.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 35


THUẾ LẠM PHÁT
 Khi thu thuế không đủ và khả năng vay
mượn có hạn. Chính phủ có thể in thêm tiền
để chi trả cho các lần chi tiêu tiếp theo.
 Hầu hết siêu lạm phát đều bắt đầu theo cách
này.
 Doanh thu từ in tiền là thuế lạm phát: in tiền
gây lạm phát, giống như một loại thuế đánh
vào những người giữ tiền.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 36


Biến đúng cho Lạm phát:
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa:
 Tỷ lệ lãi suất chưa điều chỉnh loại bỏ lạm phát.

Lãi suất thực:


 Có Điều chỉnh loại bỏ lạm phát.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 37


HIỆU ỨNG FISHER
 Sắp xếp lại khái niệm về lãi suất thực:
Lãi suất = Tỉ lệ lạm + Lãi suất
danh nghĩa phát thực

 Lãi suất thực được xác định bằng các khoản


tiết kiệm và đầu tư trên thị trường vốn vay.
 Tăng trưởng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm
phát.
 Vì vậy, phương trình này thể hiện cách xác
định lãi suất danh nghĩa.
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 38
HIỆU ỨNG FISHER

Lãi suất = Tỉ lệ lạm + Lãi suất


danh nghĩa phát thực

 Trong dài hạn, tiền có tính trung lập. Do đó, sự


thay đổi trong mức cung tiền ảnh hưởng đến
tỷ lệ lạm phát và không ảnh hưởng lãi suất
thực.
 Lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo tỷ lệ
một - một với thay đổi của tỷ lệ lạm phát.
 Mối quan hệ này gọi là Hiệu ứng Fisher.
19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 39
Hiệu ứng Fisher và Thuế lạm phát

Lãi suất = Tỉ lệ lạm + Lãi suất


danh nghĩa phát thực
 Thuế lạm phát (Inflation Tax) được áp dụng
cho người nắm giữ tiền, không áp dụng cho
việc nắm giữ của cải.
 Hiệu ứng Fisher: Lạm phát tăng làm cho lãi
suất danh nghĩa tăng ở mức tương ứng, nên
lãi suất thực (lên của cải) không thay đổi.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 40


5.4.2. CHI PHÍ CỦA LẠM PHÁT

 Hầu hết mọi người nghĩ rằng lạm phát làm


giảm thu nhập thực tế.
 Nhưng lạm phát là sự tăng mức giá chung
ở những thứ được mua và bán.
 Ví dụ: sức lao động
 Trong dài hạn, thu nhập thực được xác
định với biến thực, không phải là tỷ lệ lạm
phát.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 41


CHI PHÍ CỦA LẠM PHÁT
 Chi phí mòn giày (Shoeleather costs):
nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khuyến
khích người dân giảm việc giữ tiền của họ.
 Bao gồm thời gian và chi phí giao dịch của
những lần đi rút tiền thường xuyên.
 Chi phí thực đơn (Menu costs): chi phí
do giá cả thay đổi.
 In thực đơn mới, gửi bảng danh mục hàng
mới…

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 42


CHI PHÍ CỦA LẠM PHÁT

 Sự phân bổ sai nguồn lực do biến đổi giá tương


đối: Các doanh nghiệp không tăng giá tất cả cùng
một lúc, vì vậy giá cả tương đối có thể thay đổi.
- Điều này bóp méo việc phân bổ các nguồn lực.
 Nhầm lẫn & bất tiện: Lạm phát làm thay đổi các
thước đo sử dụng để đo lường các giao dịch.
- Làm phức tạp việc hoạch định dài hạn và sự so
sánh của đồng tiền theo thời gian.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 43


CHI PHÍ CỦA LẠM PHÁT

 Các bóp méo về thuế:


 Lạm phát làm cho thu nhập danh nghĩa tăng
nhanh hơn thu nhập thực tế.
 Thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa, và một số
không được điều chỉnh theo lạm phát.
 Vì vậy, lạm phát khiến cho người ta phải trả thuế
nhiều hơn, ngay cả khi thu nhập thực tế của họ
không tăng.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 44


Chi phí của lạm phát ngoài dự kiến
 Tái phân phối lại của cải:
 Lạm phát cao hơn mức dự kiến chuyển sức
mua từ chủ nợ sang bên nợ: bên nợ trả nợ với
số tiền mà không còn giá trị nhiều.
 Lạm phát thấp hơn mức dự kiến chuyển sức
mua từ bên nợ sang cho chủ nợ.
 Lạm phát cao làm biến đổi nhiều hơn và khó
dự đoán hơn so với lạm phát thấp. Vì vậy, sự
phân phối lại thường xảy ra khi lạm phát cao.

19/02/2016 701021 - Hệ thống tiền tệ 45

You might also like