You are on page 1of 27

Chương V

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN TỘC
VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC
TẾ
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
toàn dân tộc
1. Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
a. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng.
Hàm Nghi Hoàng Hoa Thám Phan Bội Châu Phan Chu Trinh
- Đại đoàn kết dân tộc phải luôn nhận thức là
vấn đề sống còn, quyết định thành bại của
cách mạng.
- Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách
mặt trận đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công
khối đại đoàn kết dân tộc, khái quát
thành chân lý:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
b. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng VN
- Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh
đến vai trò của thực lực cách mạng. Thực
lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc.
- Đảng CS phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập
hợp, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự
phát của quần chúng thành hiện thực.
2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
a. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo HCM là
toàn thể nhân dân, tất cả những người VN yêu
nước,không phân biệt dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn
giáo, lứa tuổi,giới tính, nghề nghiệp, ở trong nước hay ở
nước ngoài
- Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết, phải đứng
trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giai cấp – dân tộc để tập hợp lực lượng.
b. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
-Theo HCM, “đại đoàn kết tức là trước
hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân là công nhân,
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác. Đó là nền,gốc của đại đoàn
kết. ..”
- Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân”
là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng.
3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước,
nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.
- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với
con người.
- Phải có niềm tin vào nhân dân
4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc
- Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết
dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ
mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, không chỉ
ở trong nước mà còn bao gồm những người
Việt Nam ở nước ngoài.
5. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của
Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được
xây dựng trên nền tảng khối liên minh
Công – nông – trí thức, dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải xuất
phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, đảm
bảo lợi ích tối đa của dân tộc, quyền lợi
cơ bản của các tầng lớp nhân dân lao
động.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt
động theo nguyên tắc hiệp thương dân
chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng
rãi và bền vững.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối
đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, thật sự, chân
thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế
1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết
hợp sức mạnh DT với sức mạnh thời
đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách
mạng
- Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự
tổng hợp của các yếu tố vật chất, tinh
thần, mà trước hết là sức mạnh của chủ
nghĩa yêu nước, ý thức tự lực, tự cường
dân tộc.
- Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong
trào cách mạng thế giới, sức mạnh của
CN.MLN được kết hợp sáng tạo vào điều
kiện của cách mạng VN, tạo nên sức
mạnh to lớn trong tiến trình cách mạng.
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp
phần cùng ND thế giới thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
Theo HCM,muốn tăng cường đoàn kết
quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu
chung, các Đảng CS trên thế giới phải
chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của
chủ nghĩa cơ hội, dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa
sôvanh…; cần kết hợp giáo dục chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế vô sản cho ND
2. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức
tổ chức.
a. Các lực lượng cần đoàn kết
- Phong trào cộng sản và công nhân thế giới:
là lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế.
- Phong trào đấu tranh GPDT. Khối liên
minh này sẽ là một trong những cái cánh
của CMVS.
- Các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình
thế giới.
.
b. Hình thức tổ chức của khối đoàn kết quốc tế.
- Đối với các DT trên bán đảo Đông dương,
HCM dành sự quan tâm đặc biệt. Năm 1941,
để đảm bảo quyền tự quyết của mỗi DT,
Người quyết định thành lập riêng biệt Mặt
trận dân tộc đồng minh cho từng nước Việt
Nam, Lào, Cao Miên. Trong chống Pháp,
chống Mỹ, thành lập Mặt trận Việt-Miên-Lào,
giúp nhau cùng thắng lợi.
- HCM chăm lo củng cố Mặt trận ND Á-
Phi đoàn kết với VN
- Người tìm mọi cách xây dựng các quan
hệ với mặt trận ND thế giới đoàn kết Việt
Nam chống đế quốc xâm lược.
`

3. Nguyên tắc xây dựng khối đoàn kết


quốc tế
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục
tiêu và lợi ích; có lý, có tình.
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai
đoạn hiện nay
- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong
hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng.
- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên
nền tảng liên minh công- nông- trí thức dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
- Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với
đoàn kết quốc tế.
Lãnh đạo của 21 nền kinh tế
APEC có mặt tại Việt nam
TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC CÓ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mỹ đã thông qua Quy chế


thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR) cho
Việt Nam vào ngay 9/12/2006

You might also like