You are on page 1of 88

Chương 2.

Thiết kế sản phẩm bảo hiểm

2.1 Tổng quan về bảo hiểm thương mại

2.2 Các sản phẩm bảo hiểm thương mại

- Chương 2. Bảo hiểm thương mại - 1


Chương 2. Thiết kế sản phẩm bảo hiểm

2.1 Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

2.2 Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ

- Chương 2. Bảo hiểm thương mại - 2


2.1. Bảo hiểm nhân thọ

2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ

2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời

2.1.3. Bảo hiểm sinh kỳ

2.1.4. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

2.1.5. Bảo hiểm niên kim

- Chương 2. Bảo hiểm thương mại - 3


2.1. Bảo hiểm nhân thọ

Thuật ngữ tiếng Anh: Life Insurance

Khái niệm BHNT: “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo
hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.”
(Điều 3, khoản 12 – Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam)

4
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1. Bảo hiểm nhân thọ

Ý nghĩa BHNT:

Đối với những người tham gia bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ, giúp họ tránh khỏi

những thiệt hại do rủi ro mang lại mà còn là phương tiện

tích lũy, đầu tư sinh lời.

5
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1. Bảo hiểm nhân thọ

Đặc điểm BHNT:


(1) Thời gian bảo hiểm: trung hoặc dài hạn.
(2) Biến cố rủi ro: đảm bảo cho các rủi ro liên quan đến tuổi
thọ của con người.
(3) Tuân thủ nguyên tắc khoán trong việc xác định số tiền bồi
thường.
(4) Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được
bảo hiểm xác định khá phức tạp.
(5) Về hợp đồng: đa dạng và phức tạp về hợp đồng, có tính
chuyển nhượng.
(6) Phí bảo hiểm: thường đóng định kỳ.
6
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ

 Thuật ngữ Tiếng Anh: Term Insurance

 Khái niệm: là 1 phương pháp bảo vệ người nắm giữ hợp


đồng trước những tổn thất về tài chính gây ra bởi cái chết
của người được bảo hiểm trong thời gian hợp đồng.

7
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ

 Lợi ích của sản phẩm: bảo vệ trước những tổn thất về tài
chính gây ra bởi cái chết của người được bảo hiểm.
 Sự kiện được bảo hiểm: sự tử vong của người được bảo
hiểm trong thời gian hợp đồng. Bảo hiểm chi
trả và hợp
đồng kết
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng thúc

Sống Chết

8
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ

 Lợi ích của sản phẩm: bảo vệ trước những tổn thất về tài
chính gây ra bởi cái chết của người được bảo hiểm.
 Sự kiện được bảo hiểm: sự tử vong của người được bảo
hiểm trong thời gian hợp đồng.
Hợp đồng
kết thúc và
không bồi
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng thường

Sống Sống

9
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ

 Đặc điểm:

 Thời gian bảo hiểm: xác định.

 Phí bảo hiểm thấp nhất trong các loại bảo hiểm nhân thọ.

 Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời.

 Số tiền bảo hiểm trả 1 lần khi người được bảo hiểm tử
vong.
 Hợp đồng bảo hiểm không được sử dụng như tài sản đảm
bảo.

10
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ

 Các loại hình bảo hiểm tử kỳ:

Bảo hiểm tử kỳ cố định


Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục
Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi
Bảo hiểm tử kỳ giảm dần
Bảo hiểm tử kỳ tăng dần
Bảo hiểm thu nhập gia đình
Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên

11
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời

 Thuật ngữ Tiếng Anh: Whole life insurance

 Khái niệm: là 1 phương pháp cung cấp sự đảm bảo tài chính
cho thân nhân của người được bảo hiểm trước cái chết của
người này.

12
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời

 Lợi ích: bảo vệ trước những tổn thất về tài chính gây ra bởi
cái chết của người được bảo hiểm.
 Sự kiện được bảo hiểm: sự tử vong của người được bảo
hiểm vào bất kỳ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Sống Sống
Chết

13
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời

 Lợi ích: bảo vệ trước những tổn thất về tài chính gây ra bởi
cái chết của người được bảo hiểm.
 Sự kiện được bảo hiểm: sự tử vong của người được bảo
hiểm vào bất kỳ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Sống Chết

14
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời

 Đặc điểm:

 Thời gian bảo hiểm: không xác định.

 Phí bảo hiểm cao hơn so với bảo hiểm tử kỳ.

 Trách nhiệm và quyền lợi mang tính chắc chắn.

 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời có thể được sử
dụng như tài sản đảm bảo (vì biến cố trả tiền là chắc
chắn).

15
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời

 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ trọn đời:

BHNT trọn đời phi lợi nhuận


BHNT trọn đời có tham gia chia lợi nhuận
BHNT trọn đời đóng phí liên tục
BHNT trọn đời đóng phí một lần
BHNT trọn đời quy định số lần đóng phí

16
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.3. Bảo hiểm sinh kỳ

 Thuật ngữ Tiếng Anh: Pure Endowment Insurance


 Khái niệm: là 1 phương pháp tiết kiệm đơn thuần trong thời
gian bảo hiểm.

17
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.3. Bảo hiểm sinh kỳ

 Lợi ích của sản phẩm: cung cấp dự trữ tài chính cho người
tham gia.
 Sự kiện được bảo hiểm: sự tồn tại của người được bảo
hiểm khi kết thúc hợp đồng.
Bảo hiểm
chi trả và
kết thúc hợp
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đồng

Sống Sống

18
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.3. Bảo hiểm sinh kỳ

 Đặc điểm:

 Thời gian bảo hiểm: xác định.

 Bảo hiểm sinh kỳ tạo thuận lợi cho chính bản thân của
người được bảo hiểm.

 Ít được ưa chuộng vì chỉ thực hiện 1 chức năng riêng lẻ


là tiết kiệm.
 Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ không được sử dụng như tài
sản đảm bảo.

19
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.4. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

 Thuật ngữ Tiếng Anh: Endowment Insurance


 Lợi ích của sản phẩm: vừa bảo vệ nhân thân, vừa cung cấp
dự trữ tài chính cho bản thân người được bảo hiểm.
 Sự kiện được bảo hiểm: sự tồn tại của người được bảo
hiểm khi kết thúc hợp đồng hoặc người được bảo hiểm chết
trong thời gian hợp đồng. Bảo hiểm chi
trả và hợp
đồng kết
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng thúc

Sống Chết
20
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.4. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

 Đặc điểm:

 Thời gian bảo hiểm: xác định.

 Vừa mang tính rủi ro, vừa mang tính tiết kiệm.

 Trách nhiệm và quyền lợi mang tính chắc chắn.

 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thể được sử
dụng như tài sản đảm bảo.

21
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.5. Niên kim

 Thuật ngữ Tiếng Anh: Annuities

 Lợi ích của sản phẩm: cung cấp sự đảm bảo tài chính theo
định kỳ cho chính người được bảo hiểm.

 Sự kiện được bảo hiểm: sự tồn tại của người được bảo
hiểm.

 Các loại niêm kim: Niên kim nhân thọ; Niêm kim đảm bảo
chi trả tối thiểu và Niên kim hỗn hợp.

22
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.1.5. Niên kim

 Đặc điểm:
NK đảm bảo
NK nhân thọ NK hỗn hợp
chi trả tối thiểu
Kết thúc khi hết Kết thúc khi người được
Kết thúc khi người
thời gian đảm BH chết và đã chi trả đủ
được BH chết.
bảo chi trả. trợ cấp tối thiểu.
Người thụ hưởng là
người được chỉ định Người thụ hưởng là người được chỉ định
trong hợp đồng (người và/hoặc người thừa kế của người chỉ định.
được trợ cấp).
23
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1. Cô Xuân tham gia một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thời gian
là 15 năm. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, Cô Xuân
không may bị tại nạn và qua đời. Công ty bảo hiểm đã gửi lại
con của Cô Xuân (người thụ hưởng theo quy định của hợp
đồng) một số tiền nhỏ tương ứng với số phí bảo hiểm Cô
Xuân đã đóng. Cô Xuân đã tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ nào?

24
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

2. Ông Tích tham gia một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thời gian
là 10 năm. Sau 10 năm duy trì hợp đồng, Ông Tích còn sống
và được công ty bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Ông Tích đã
tham gia loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào?

25
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

3. Ông A có mua 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, không lâu sau
đó, Ông A không may qua đời và công ty bảo hiểm đã trả tiền
bồi thường cho con trai của Ông A (người thụ hưởng được quy
định trong hợp đồng). Ông A đã tham gia loại sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ nào?

26
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ

2.2.1. Bảo hiểm tài sản

2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

27
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ

Khái niệm BHPNT: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ
bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo
hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.” (Điều 3, khoản 18
– Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam).

Thuật ngữ Tiếng Anh: Non-life insurance/General Insurance

28
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ

Đặc điểm BHPNT:

(1)Thời gian bảo hiểm ngắn, thông thường dưới 1 năm.

(2)Đảm bảo cho các rủi ro độc lập với tuổi thọ của con người.

(3)Tuân thủ nguyên tắc bồi thường và thế quyền trong việc xác
định số tiền bồi thường (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

(4)Là một công cụ bảo vệ, không mang tính chất tiết kiệm.

(5)Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ không có giá trị thị trường.

(6)Phí bảo hiểm thường đóng 1 lần.

29
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2.2. Các sản phẩm BHPNT

Sản phẩm
BHPNT

Bảo hiểm Bảo hiểm con người


Bảo hiểm trách
tài sản phi nhân thọ
nhiệm dân sự
(Property (Health insurance)
(Liability insurace)
Insurance)

30
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm tài sản

 Thuật ngữ Tiếng Anh: Property insurance

 Đối tượng của bảo hiểm tài sản: Vật có thực, tiền, giấy
tờ có giá và quyền tài sản.

. Quyền tài sản là quyền


trị giá được bằng tiền
và có thể chuyển giao
trong giao dịch dân sự,
kể cả quyền sở hữu trí
tuệ
31
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

 Đặc trưng của bảo hiểm tài sản:

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

(2) Không chấp nhận BH trùng

(3) Nguyên tắc bồi thường và thế quyền

(4) Áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm

32
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

 Giá trị bảo hiểm là trị giá bằng tiền của tài sản được bảo
hiểm tại
Bảothời điểm
hiểm tàigiao
sảnkết hợpgiáđồng
trên trị: bảo hiểm.bảo
số tiền
hiểm
Giá trị bảo cao=hơn
hiểm Giágiá thị trường
trị ban của tàihao
đầu – Khấu sản(nếu
đượccó)
bảo hiểm tại thời điểm giao kết.
 Số tiền bảo hiểm là số tiền bồi thường tối đa của Doanh
nghiệp bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.
Số tiền bảo hiểm có thể là 1 phần hay toàn bộ giá trị bảo
hiểm và không được vượt quá giá trị bảo hiểm.

33
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

Thảo luận 1:
Bảo hiểm
Ngày 1/1/2003: ÔngtàiA sản
muatrên
xe ô giá trị:giá
tô với số600
tiềntriệu
bảođồng,
hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được
Ngày 1/3/2005: Ông A mua bảo hiểm vật chất xe,
bảo hiểm tại thời điểm giao kết.
Công ty bảo hiểm đánh giá tỷ lệ khấu hao 12%/năm, mức khấu
hao được tính cho từng tháng.
Yêu cầu: Tính giá trị bảo hiểm của xe ô tô.

34
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

Thảo luận 2:
Khách hàng
Bảo mua
hiểmxetài
ô tôsản
trị trên
giá 630
giá triệu đồng,
trị: số tiềnsau 15 tháng sử
bảo
hiểm hàng
dụng, Khách cao hơn giá mua
muốn thị trường của tài
bảo hiểm vậtsản được
chất cho 50% giá
trị chiếc bảo
xe ôhiểm
tô. tại thời điểm giao kết.
Biết rằng: Tỷ lệ khấu hao xe theo quy định là 10%/năm.
Yêu cầu: Tính số tiền bảo hiểm mà Doanh nghiệp bảo hiểm có
thể đảm bảo cho Khách hàng.

35
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

Giá trị
Bảobảo hiểm
hiểm
˃ Số tiền
tài sản trên giá trị: bảobảo
số tiền hiểm
hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được
bảo hiểm tại thời điểm giao kết.
Bảo hiểm dưới giá

Bồi thường theo tỷ lệ

36
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm tài sản

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

Giá trị
Bảobảo hiểm
hiểm
 Số tiền
tài sản trên giá trị: bảobảo
số tiền hiểm
hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được
bảo hiểm tại thời điểm giao kết.
Bảo hiểm đúng giá

Bồi thường theo giá trị thiệt hại và


không vượt quá số tiền bảo hiểm

37
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(1) Số tiền BH tối đa bằng giá trị tài sản

Giá trị
Bảobảo hiểm
hiểm
 Số tiền
tài sản trên giá trị: bảobảo
số tiền hiểm
hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được
bảo hiểm tại thời điểm giao kết.
Bảo hiểm trên giá

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

38
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(2) Không chấp nhận BH trùng

 Bảo hiểm trùng là trường hợp người bên mua bảo hiểm giao
kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên
để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự
kiện bảo hiểm.

Lưu ý: thực tế sẽ căn cứ thêm yếu tố: tổng số tiền bảo hiểm từ tất
cả các hợp đồng phải lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(2) Không chấp nhận BH trùng

 Hướng xử lý trong trường hợp BH trùng:


 Về nguyên tắc: hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phát hiện thấy
bảo hiểm trùng có gian lận để tránh việc trục lợi bảo hiểm.
 Mở rộng đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới: Chủ xe cơ
giới tham gia từ 2 HĐBH trở lên cho cùng 1 xe thì số tiền bồi
thường chỉ được tính trên 1 hợp đồng bảo hiểm. DNBH cấp
HĐBH đầu tiên có trách nhiệm giải quyết bồi thường và thu hồi
số tiền bồi thường chia đều cho các HĐBH.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(2) Không chấp nhận BH trùng

 Hướng xử lý trong trường hợp BH trùng (tt):

 Nếu vô ý giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trùng: Mỗi doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa
số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất
cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền
bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị
thiệt hại thực tế của tài sản.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(2) Không chấp nhận BH trùng

 Hướng xử lý trong trường hợp bảo hiểm trùng (tt):

STBHHĐBHA
STBTHĐBHA = Giá trị thiệt hại thực tế *
 STBH

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(3) Nguyên tắc bồi thường và thế quyền

 Nguyên tắc bồi thường được hiểu: doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ đảm bảo bồi thường cho người được bảo hiểm theo tình
trạng mà người này có được ngay trước khi xảy ra rủi ro.
 Công thức tổng quát xác định số tiền bồi thường (không
áp dụng trong trường hợp bảo hiểm trùng):
STBH
STBT = Giá trị thiệt hại thực tế *
GTBH

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(3) Nguyên tắc bồi thường và thế quyền

Tình huống 2.1. Đầu năm 2000 chủ xe A có chiếc xe Toyota


trị giá thực tế 525 triệu đồng, chủ xe A tham gia bảo hiểm toàn
bộ cho chiếc xe, với số tiền bảo hiểm là 525 triệu đồng. Ngày
10/7/2000 xe gặp tai nạn và chịu tổn thất toàn bộ.
Biết rằng: Khi tham gia bảo hiểm, xe đã sử dụng được 5 năm,
tỷ lệ khấu hao xe là 5%/năm.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường chủ xe A nhận được?

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(3) Nguyên tắc bồi thường và thế quyền

 Trường hợp tài sản được cấu tạo bởi nhiều bộ phận:

 Giá trị mỗi bộ phận trong tổng giá trị của tài sản sẽ được quy
định cụ thể để giới hạn mức bồi thường đối với bộ phận đó.

 Trong thực tế các công ty bảo hiểm thường quy định: khi giá trị
thiệt hại so với giá trị thực tế của tài sản bằng hoặc lớn hơn một
tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước
tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(3) Nguyên tắc bồi thường và thế quyền

 Xử lý trường hợp tài sản được cấu tạo từ nhiều bộ phận:


Tình huống 2.2. Chủ xe A có chiếc ô tô với giá trị 700 triệu, chủ xe A
tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo
hiểm, xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, thiệt hại tính theo chi
phí sữa chữa: (1) Thân vỏ: 300 triệu, (2) Động cơ: 110 triệu.
Biết rằng: Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe do CTBH quy định:
(1) Tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 53,5%;
(2) Tỷ lệ tổng thành động cơ là 15,5%.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường chủ xe nhận được.
- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(3) Nguyên tắc bồi thường và thế quyền

 Xử lý trường hợp tài sản được cấu tạo từ nhiều bộ phận:


Tình huống 2.3. Chủ xe A có chiếc xe giá trị thực tế 550 triệu, tham
gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 550 triệu tại CTBH X. Theo quy
đinh của CTBH X, tổn thất chỉ được coi là toàn bộ ước tính khi giá
trị thiệt hại (tính theo bảng tỷ lệ cấu thành xe) ≥80% giá trị thực tế
của xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo
hiểm, giá trị thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa là: (1) Thân vỏ: 380
triệu; (2) Động cơ: 150 triệu, (3) Hộp số: 50 triệu.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường chủ xe A nhận được.
- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(4) Áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm

Trả tiền
Miễn thường Bồi thường theo rủi ro
theo tỷ lệ đầu tiên

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(4) Áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm

 Là 1 phần số tiền tổn thất mà bên mua

Miễn thường bảo hiểm phải tự gánh chịu.


 Mức miễn thường do các bên tự thỏa
thuận.
 Việc áp dụng mức miễn thường có thể
tự nguyện hoặc bắt buộc.
- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

 Mức miễn thường


Miễn thường
(Excess)
Giá trị tổn thất

Không phát sinh nghĩa vụ bảo hiểm
đối với người bảo hiểm

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

Miễn thường không khấu trừ (Non-deductible):



Giá trị tổn thất Mức miễn thường

Miễn thường
Giá trị bồi thường = Giá trị tổn thất
Miễn thường có khấu trừ (Deductible):

Giá trị tổn thất Mức miễn thường

Giá trị bồi Giá trị Mức miễn


thường
=
tổn thất
- thường
- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

Miễn thường không khấu trừ


Miễn thường
Miễn thường có khấu trừ/ Mức khấu trừ

Khấu trừ gộp Khấu trừ đường thẳng


(Aggregate Deductible) (Straight Deductible)
Là hình thức khấu trừ theo 1 Là hình thức khấu trừ trực
hạn mức tối đa được tính chung tiếp 1 số tiền xác định trên giá
cho các tổn thất cùng xảy ra trị thiệt hại của từng vụ tổn
trong 1 thời gian nhất định. thất riêng biệt.
- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -
2.2.1. Bảo hiểm tài sản

Mục đích của Miễn thường:


Loại trừ những khiếu nại có giá trị
Miễn thường
thấp.
Tạo điều kiện giảm phí cho người
được bảo hiểm.
Ngăn chặn nguy cơ đạo đức/tinh thần
từ người tham gia bảo hiểm.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(4) Áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm

 Bồi thường cho tổn thất theo tỷ lệ


Bồi thường giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản
theo tỷ lệ
bảo hiểm.
 Áp dụng trong trường hợp bảo hiểm
dưới giá và bảo hiểm trùng.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(4) Áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm

Thảo luận: Ông A mua bảo hiểm vật chất


cho chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng, với
Bồi thường
STBH là 15 triệu. Biết rằng, Ông A chấp
theo tỷ lệ
nhận hình thức miễn thường khấu trừ đường
thẳng, mức miễn thường là 2 triệu đồng.
Khi xe Ông A bị hư hỏng 10 triệu đồng, số
tiền bồi thường của DNBH là bao nhiêu?

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

(4) Áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm

 Việc chi trả bảo hiểm được căn cứ


Trả tiền
theo rủi ro vào số tiền bảo hiểm giới hạn mà 2
đầu tiên bên đã thỏa thuận lúc giao kết hợp
đồng bảo hiểm.
 Thường áp dụng trong bảo hiểm trộm
cắp.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.1. Bảo hiểm tài sản

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

 Tình huống 2.4: Ông Bách tham gia bảo hiểm cho toàn bộ phần
động cơ ô tô của mình trị giá 500 triệu đồng, biết rằng xe ô tô của
ông Bách trị giá 2 tỷ đồng. Trong một vụ tai nạn, xe bị hư hỏng, tỷ
lệ thiệt hại phần lốp ô tô là 90 triệu và thiệt hại phần động cơ là
85%. Lỗi một phần là của bà Thảo lái xe ô tô đi ngược chiều (80%)
và lỗi của ông Bách là 20%. Hãy xác định trình tự và số tiền bồi
thường mà ông Bách nhận được và số tiền bồi thường của các bên
liên quan trong 2 trường hợp:
1. Ông Bách yêu cầu bà Thảo trực tiếp bồi thường cho mình,
2. Ông Bách tiến hành khiếu nại công ty bảo hiểm của mình để bồi
thường cho mình,
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại - 58
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

 Tình huống 2.5: Ông A mua bảo hiểm hỏa hoạn cho căn nhà của
mình trị giá 2 tỷ đồng với mức miễn thường là 0,2% số tiền tổn
thất và không thấp hơn 3 triệu đồng. Trong thời gian bảo hiểm, căn
nhà xảy ra 2 vụ hỏa hoạn với, giá trị thiệt hại căn nhà cụ thể lần
lượt ở mỗi vụ là 600 triệu đồng và 1,6 tỷ đồng.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường công ty bảo hiểm phải trả cho
ông A trong các trường hợp sau:
(1)Miễn thường có khấu trừ,
(2)Miễn thường không khấu trừ.

- Chương 5. Doanh nghiệp bảo hiểm -


2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Thuật ngữ Tiếng Anh: Liability Insurance

• Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự:


Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
(TNDS) là loại hình bảo hiểm có
đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm
dân sự của người được bảo hiểm
với bên thứ ba.

60
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Trách nhiệm dân sự phát sinh khi nào?

Cố ý

Vi phạm nghĩa Phát sinh


Trách nhiệm dân sự
vụ dân sự
Vô ý

61
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Khái niệm nghĩa vụ dân sự:

“Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể
(sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện
công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất
định vì lợi ích củamột
một hoặc
hoặc nhiều
nhiều chủchủ thể khác
thể khác (gọi
chung là bên có quyền).” – Điều 280, Bộ Luật dân sự 2005

.
62
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Phạm vi bảo hiểm TNDS:


(1)Thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe của bên thứ ba,
(2)Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ ba,
(3)Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc
giảm thu nhập,
(4)Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp
ngăn ngừa hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề
xuất của cơ quan bảo hiểm,
(5)Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người
tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và
chăm sóc nạn nhân.
63
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Đặc trưng của bảo hiểm TNDS:

(1) Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng.

(2) Thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc.

(3) Có thể áp dụng hình thức miễn thường hoặc không.

(4) Luôn áp dụng hạn mức trách nhiệm.

(5) Áp dụng nguyên tắc bồi thường và thế quyền.

64
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Đặc trưng của bảo hiểm TNDS:


(1) Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng.

 Tồn tại nghĩa vụ pháp lý và sự vi


Trách nhiệm
phạm nghĩa vụ pháp lý,
dân sự có thể
phát sinh của  Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba,
người được
 Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
bảo hiểm.
phạm nghĩa vụ với thiệt hại của bên
thứ ba.
65
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Đặc trưng của bảo hiểm TNDS:


(2) Thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc.

 Hoạt động có nguy cơ gây tổn thất


 Lợi ích của người
cho nhiều nạn nhân trong 1 sự cố,
được bảo hiểm,
 Hoạt động mà 1 sơ xuất nhỏ có thể
 Quyền lợi của dẫn đến thiệt hại trầm trọng về
nạn nhân, người,
 Lợi ích công cộng  Hoạt động cung cấp dịch vụ trí tuệ
và an toàn xã hội. có thể dẫn đến thiệt hại lớn về tài
chính.
66
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Đặc trưng của bảo hiểm TNDS:


(3) Có thể áp dụng hình thức miễn thường hoặc không.
Trách nhiệm bồi thường trong bảo hiểm TNDS được xác định
như sau:
Thiệt hại thực tế Thiệt hại
của bên thứ ba = Thiệt hại về tài sản + về người

Số tiền Lỗi của Thiệt hại thực tế


= chủ xe X của bên thứ ba
bồi thường

67
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Đặc trưng của bảo hiểm TNDS:


(4) Luôn áp dụng hạn mức trách nhiệm.

68
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Đặc trưng của bảo hiểm TNDS:


(5) Áp dụng nguyên tắc bồi thường và thế quyền
Tình huống 2.8: Trong một vụ tai nạn giao thông, xe máy của
Ông Bảo bị hư hỏng nặng, giá trị thiệt hại của xe máy là 25 triệu
đồng. Chủ xe ô tô gây ra tai nạn có mua bảo hiểm TNDS tại công
ty X với mức trách nhiệm về tài sản là 30 triệu/vụ. Trong vụ tai
nạn này lỗi của chủ xe gây ra tai nạn là 80%, Ông Bảo là 20% và
là lỗi vô ý.
Yêu cầu: Xác định số tiền Ông Bảo sẽ nhận được và số tiền bồi
thường của các bên liên quan.
Biết rằng: Ông Bảo có mua bảo hiểm vật chất xe máy với số tiền
bảo hiểm là 30 triệu đồng.
69
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

• Các loại bảo hiểm TNDS:

Bảo hiểm TNDS ngoài hợp đồng

Bảo hiểm
TNDS
Bảo hiểm TNDS theo hợp đồng

70
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm TNDS ngoài hợp đồng

 Người hưởng quyền lợi bảo hiểm (người thứ


Bảo hiểm ba) là chủ thể không xác định trước.
TNDS
 Người thứ ba là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc
tập thể có quyền lợi bị xâm phạm (tính mạng,
sức khỏe, tài sản, danh dự, uy tín) theo quy
định của Luật dân sự.
 Người được bảo hiểm và người thứ ba không
có mối quan hệ ràng buộc theo hợp đồng.
71
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm TNDS ngoài hợp đồng

Một số loại hình bảo hiểm TNDS ngoài hợp


Bảo hiểm đồng:
TNDS Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới,
Bảo hiểm TNDS của chủ vật nuôi,
Bảo hiểm trách nhiệm chung/trách nhiệm
công cộng,
BHTNDS của chủ tàu biển; người vận
chuyển hàng không; đối với bên thứ 3 trong
xây dựng, lắp đặt,…
72
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm TNDS ngoài hợp đồng


Xử lý một số tình huống như sau:
Bảo hiểm 1)Nếu 1 người thuê chiếc xe (đã được tham gia
TNDS bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới) và khi sử
dụng xe gây ra tai nạn thì DNBH có bồi thường
không?

2)Xe cơ giới bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật


và gây ra tai nạn thì đối tượng nào sẽ bồi thường
thiệt hại?
73
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm TNDS theo hợp đồng

 Người hưởng quyền lợi bảo hiểm (người


Bảo hiểm thứ ba) là chủ thể xác định trước.
TNDS
 Người được bảo hiểm và người thứ ba có
mối quan hệ ràng buộc theo hợp đồng.
 Đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba trong
trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ theo
hợp đồng từ phía người được bảo hiểm.
74
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm TNDS theo hợp đồng

Một số loại hình bảo hiểm TNDS theo hợp


Bảo hiểm đồng:
TNDS Bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động,
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm,
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (tư vấn
đầu tư, xây dựng, môi giới bảo hiểm, kiểm
toán, nghề y, tư vấn pháp luật,…
Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối
với hàng hóa vận chuyển,
75
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 2.11

76
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Tai nạn thân thể

Đối tượng của bảo


hiểm con người
phi nhân thọ
Sức khỏe con người

77
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Bảo hiểm tai nạn thân thể Bảo hiểm sức khỏe

Sự tử vong hoặc thương tật thân Sự suy giảm về sức khỏe do


thể do tai nạn. bệnh tật.

Sự cố do 1 lực bất ngờ ngoài ý muốn


Sự biến chất về sức
của con người, từ bên ngoài tác động
khỏe dù bất kỳ
lên thân thể con người và là nguyên
nguyên nhân gì, bao
nhân duy nhất & trực tiếp gây tử vong
hàm cả sự lây
hoặc những thương tật thân thể con
truyền, tai nạn.
người.
78
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Tiêu chí Bảo hiểm tai nạn thân thể Bảo hiểm sức khỏe

 Tử vong do tai nạn thân  Tử vong do bệnh tật,


thể,  Trợ cấp các chi phí,
 Thương tật vĩnh viễn do  Trợ cấp phẫu thuật,
Các loại bảo
 Trợ cấp nằm viện và
tai nạn thân thể,
hiểm phẫu thuật,
 Trợ cấp khả năng lao
 Mất khả năng lao
động do tai nạn thân thể,
động (tạm thời/vĩnh
 Các chi phí điều trị, viễn),

79
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Tiêu chí Bảo hiểm tai nạn thân thể Bảo hiểm sức khỏe
 Không có thời gian chờ  Bảng câu hỏi sức khỏe
hiệu lực,
là yêu cầu đặc trưng,

 Có 1 khoảng thời gian


Đặc trưng chờ hiệu lực,

 Việc thanh toán phí BH là bắt buộc,


 Thời hạn của HĐBH thường ngắn và được ấn định
trên hợp đồng,
80
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Áp dụng nguyên tắc khoán

Đặc Có thể áp dụng nguyên tắc bồi thường


trưng và thế quyền

Thời hạn bảo hiểm ngắn ( 1 năm)

- Chương 2. Bảo hiểm thương mại - 81


2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

 Áp dụng nguyên tắc khoán:

Tình huống 2.10: Ông Ân mua bảo hiểm tai nạn thân thể
có thời hạn trị giá 100 triệu đồng. Trong thời hạn hiệu lực
của hợp đồng, Ông Ân bị tai nạn giao thông dẫn đến tử
vong, chủ xe ô tô gây ra tai nạn có mua bảo hiểm TNDS
của chủ xe ô tô với mức trách nhiệm về người là 70
triệu/người/vụ. Trong vụ tai nạn này lỗi của chủ xe gây ra
tai nạn là 80%, Ông Ân là 20% và là lỗi vô ý.
Yêu cầu: Xác định số tiền con Ông Ân sẽ nhận được và số
tiền bồi thường của các bên liên quan.
82
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

 Có thể áp dụng nguyên tắc bồi thường và thế quyền:

Tình huống 2.11: Ông Xuân được bảo hiểm bởi HĐBH tai
nạn con người với số tiền bảo hiểm 20 triệu đồng. Trong
thời hạn hiệu lực của hợp đồng, ông X bị tai nạn xe máy dẫn
đến gẫy tay, phải vào viện điều trị hết 2 triệu đồng (bao gồm
tiền thuốc, tiền viện phí và các chi phí có liên quan). Theo
Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật, đối với vết thương
của ông X, tỷ lệ trả tiền bảo hiểm là 12% số tiền bảo hiểm.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường Ông Xuân nhận được
trong 2 trường hợp khoán và bồi thường.
83
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Tiêu chí Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thương mại


 Cơ quan BHXH của nhà Các tổ chức kinh doanh
nước, Quỹ BH y tế quốc bảo hiểm chuyên
Cơ quan tiến gia. nghiệp.
hành  Các nghiệp đoàn, các hội
tương tế,… do nhà nước
tổ chức, quản lý.
 Người sử dụng lao động Người từ 16 tuổi trở
Người tham và lên, đặc biệt quan trọng
gia BH  Người làm làm công đối với người lao động
hưởng lương tự do.
84
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Tiêu chí Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thương mại


Người được Người làm công hưởng Người được BH có tên
BH lương. trên HĐBH.
Người được bảo hiểm,
người thụ hưởng ghi trên
Người thụ Theo quy định của Pháp
HĐBH, người thụ hưởng
hưởng luật.
theo quy định của Pháp
luật.
Theo tỷ lệ tính trên lương Đóng theo mức đảm bảo
của người lao động do đã chọn trên hợp đồng.
Mức phí BH
Nhà nước quy định và có
sự bảo hộ của Nhà nước.
85
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Tiêu chí Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thương mại


 Chi phí chăm sóc y tế  Chi phí y tế,
(ở mức tối thiểu).  Trợ cấp thương tật
 Trợ cấp ốm đau, thai nghề nghiệp và bổ
Các chế độ sản, tai nạn lao động, sung thu nhập,…
bệnh nghề nghiệp, hưu Theo mức đảm bảo đã
trí, tử tuất,… (theo mức được thỏa thuận và
lương). mức phí đã đóng.
Trực tiếp hoặc gián tiếp, Trả tiền trực tiếp cho
Phương thức
trong đó, gián tiếp là phổ người được bảo hiểm
thanh toán
biến. hoặc người thụ hưởng.
86
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
2.2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Năm Toàn thị trường


Tiêu chí Đơn vị
2011 2010 2011 2010
Doanh thu phí BH Tỷ đồng 20.576 17.070 36.574 30.842
Tốc độ tăng trưởng % 20,54 24,11 18,58 20,51
Tỷ trọng/Tổng phí % 56,26 55,35 100,00 100,00
Tỷ trọng phí/GDP % 0,81 0,86 1,44 1,56

87
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
1. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm thương mại được thể
hiện như thế nào trong bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi
nhân thọ?

2. Các đặc trưng của bảo hiểm tài sản?

3. Tại sao không chấp nhận bảo hiểm trên giá và bảo hiểm
trùng trong bảo hiểm tài sản?

4. Phân biệt giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm? Cho ví dụ
minh họa?

88
- Chương 2. Bảo hiểm thương mại -

You might also like