You are on page 1of 18

“Sản xuất tại Việt Nam”

– Có thật như vậy?

SOLUTIONS FOR CTRMS VIETNAM


GROWING GLOBAL BUSINESSES 12/F, TMS Building, 172 Hai Ba Trung, Dakao Ward,
District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
(O)  (+84) 28 7302 5772 | (F)   (+84) 28 7302 5775
Developing global trade operations in emerging markets (E)   info@ctrms.com | (W) www.ctrms.com
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ liên quan đến
nhiều hơn một quốc gia
• Ngày nay rất phổ biến việc có nhiều hơn một quốc gia xuất
xứ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, chủ yếu
đối với hàng hóa được sản xuất hoặc lắp ráp.
• Hàng hóa được sản xuất hoặc lắp ráp tinh vi thường có các
thành phần hoặc vật liệu từ một số quốc gia được kết hợp lại
để tạo ra một sản phẩm xuất khẩu.
• Thông thường, chỉ có các mặt hàng nông sản xuất khẩu với
số lượng lớn là có 100% nguồn gốc từ một quốc gia đơn nhất
(xuất xứ thuần tuý).
2
CTRMS Vietnam
Nước xuất xứ – Ai quyết định?

• Ở Hoa Kỳ, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) là
đơn vị quyết định nước xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập
khẩu, bất chấp chứng từ thương mại có thể hiện thế nào đi nữa.
• Nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải “thực hành quan tâm đúng mực”
đối với hàng hoá mà họ nhập vào và phải chịu trách nhiệm trước
những khung hình phạt nếu bị phát hiện đã không làm như vậy.
• Dự đoán trong cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung, các
trường hợp gian lận hoặc sai xuất xứ sẽ xảy ra trên các lô hàng
xuất khẩu từ các quốc gia thứ 3 như Việt Nam.

3
CTRMS Vietnam
Mới đây trên Website của Hải quan Hoa kỳ

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO


Ông/Bà có nhận được Email chào mời một “Giải pháp” tránh thuế chống bán phá giá không?
Nội dung email kiểu như sau:

Kính gửi giám đốc mua hàng,


Chúng tôi là nhà xuất khẩu hàng hoá nhiều năm từ Trung Quốc, đặc biệt là tới Hoa Kỳ và
Canada. Nếu ông/bà cần sản phẩm này, vui lòng thông tin cho tôi, tôi sẽ gửi báo giá cho
ông/bà. Xin đừng lo lắng về thuế bán phá giá. Đơn hàng này sẽ được thực hiện thông qua giao
dịch trung gian. Chúng tôi sẽ gửi hàng đến một nước thứ ba; bên giao nhận sẽ đóng gói lại
hàng và xuất khẩu dưới tên một công ty khác của quốc gia thứ ba đó. Việc này là hoàn toàn
hợp pháp. Hãy liên hệ với chúng tôi,
Đại diện Kinh doanh
4
CTRMS Vietnam
Nước xuất xứ – Ai quyết định?
• Cảnh báo như vậy trên Website của Hải quan Hoa Kỳ nhằm cảnh báo các
nhà XK và nhà NK rằng hoạt động trên không phải là kinh doanh hợp
pháp như được tuyên bố trong email trên.
• “Tên” công ty không liên quan gì tới việc xác định Nước Xuất Xứ của một
hàng hoá.
• Thay vào đó, Hải quan Hoa Kỳ sẽ xem xét kỹ lưỡng lô hàng nhập khẩu
bằng cách thu thập thông tin chi tiết về việc chế biến hoặc sản xuất liên
quan đến nước thứ hai và ra quyết định của riêng họ.

5
CTRMS Vietnam
Quy tắc Hải quan Hoa Kỳ – Xuất xứ
N293792
16/02/2018
CLA-2-44:OT:RR:NC:1:130
Nhóm: Nước xuất xứ

Công ty Tumac Lumber Co., Inc.


805 SW Broadway Suite 1500
Portland, OR 97205

Về việc: Nước xuất xứ của Tấm gỗ sợi ép dán veneer (veneered fiberboard panels) từ Việt
Nam
Kính gửi Bà__________:Trong thư của bà, ngày 25/1/2018, bà đã đề nghị xác định nước xuất
xứ cho hàng hoá là Tấm gỗ sợi ép dán veneer. Thông tin sản phẩm đã được nộp cho chúng tôi
xem xét.

6
CTRMS Vietnam
Bà đã mô tả rằng cây gỗ được thu hoạch tại Hoa Kỳ sau đó được chuyển tới Trung Quốc
để bóc thành những tấm gỗ mỏng (gọi là gỗ lạng hay gỗ veneers). Các tấm sợi ép mật độ
trung bình (MDF) được sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam hoặc một nước khác. Tấm
MDF này sẽ tạo thành lõi của tấm gỗ. Ở Việt Nam, tấm gỗ lạng tạo thành lớp trước và
lớp sau, được cán lên tấm lõi MDF để tạo thành một tấm gỗ 3 lớp. Tấm gỗ này được chà
nhám, phân loại và có thể được cắt theo kích thước nhất định tại Việt Nam. Những tấm
gỗ này sau đó được xuất khẩu tới Hoa Kỳ.

Mục 134.1(b) của Quy định Hải quan (19CFR 134.1(b)) quy định rằng “nước xuất xứ” là
nước sản xuất, chế tạo hoặc nuôi trồng của bất kỳ hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài
được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Những công đoạn hoặc vật liệu bổ sung vào hàng hoá tại
một nước khác phải tạo nên sự “Biến đổi đáng kể” thì nước đó mới trở thành ”nước
xuất xứ" theo ý nghĩa của Phần 134, Quy định Hải quan (19 CFR Phần 134). Sự biến đổi
đáng kể đòi hỏi rằng "ở đây phải là một sự biến đổi; một mặt hàng mới và khác biệt phải
được tạo ra, có tên, đặc tính và mục đích sử dụng khác”. Hiệp hội Anheuser-Busch v. Hoa
Kỳ, 207 US 556, 28 S Ct 204 (1908).
7
CTRMS Vietnam
Trong trường hợp này, việc cán những tấm gỗ lạng lên tấm lõi (cốt) MDF tạo nên một biến
đổi đáng kể. Gỗ Hoa Kỳ, thuộc nhóm HS 4403, được bóc thành những lớp gỗ lạng (veneers) ở
Trung Quốc, thuộc nhóm HS 4408. Đây là một ví dụ rõ ràng về “biến đổi đáng kể”, khi mà một
mặt hàng mới và khác biệt được tạo ra qua quá trình sản xuất. Thay đổi nhóm HS thể hiện
việc biến đổi đáng kể, do đó Trung Quốc là nước xuất xứ của tấm gỗ Veneers. Tấm lõi MDF,
bất chấp được sản xuất ở đâu, được phân loại nhóm HS 4411. Cán tấm gỗ lạng lên lõi MDF ở
Việt Nam tạo ra một mặt hàng mới và khác biệt gọi là tấm gỗ sợi ép dán veneer. Tấm gỗ sợi
ép dán veneer được phân loại vào nhóm HS 4412. Thay đổi từ nhóm HS 4408 sang 4411 sau
đó sang 4412 rõ ràng đã chỉ ra một sự biến đổi đáng kể.
Chúng tôi ghi nhận rằng bà đã xác định loại tấm gỗ trên là ”gỗ dán” (Plywood). Phần Chú Giải
của Hệ thống Hài Hoà cho nhóm 4412 giải thích rằng gỗ dán plywood được cấu tạo từ “3 hoặc
nhiều lớp gỗ lạng được cán ghép với nhau và vân gỗ của từng lớp được ghép chồng vuông góc
với vân gỗ của lớp tiếp theo”.
Bởi vì cốt MDF không có vân gỗ, nên tấm gỗ này không đáp ứng định nghĩa “gỗ dán Plywood.
Thay vào đó, trong các thuật ngữ thuế quan, nó được gọi là “Tấm gỗ dán Veneer” (veneered
panel), cụ thể là tấm gỗ bao gồm một tấm gỗ lạng mỏng được ghép chặt với một lõi gỗ, thường
là gỗ kém.
8
CTRMS Vietnam
Bởi vì việc sản xuất ở Việt Nam tạo nên một mặt hàng mới và khác biệt, được biến
đổi đáng kể từ thành phần gỗ lạng veneer và lõi MDF, nên nước xuất xứ của các
tấm gỗ này là Việt Nam.
Xác định này được ban hành theo quy định của Phần 177 Quy định Hải quan (19 C.F.R. 177).
Một bản sao xác định này hoặc một mã số kiểm soát được thể hiện ở trên sẽ được cung cấp
cùng với chứng từ nhập khẩu tại thời điểm hàng hoá này được nhập khẩu. Nếu bà có bất kỳ
câu hỏi nào liên quan đến việc xác định này, xin liên hệ Chuyên viên Nhập khẩu Quốc gia
Laurel Duvall tại emai: laurel.duvall@cbp.dhs.gov.

Trân trọng,

Steven A. Mack
Giám đốc
Bộ phận Chuyên hàng hóa quốc gia

9
CTRMS Vietnam
Gỗ dán Plywood Gỗ sợi ép dán Veneer

CTRMS Vietnam 10
“Biến đổi đáng kể”
Trong C.S.D. 85-25, (HQ 071827), (25/09/1984), Hải quan cho rằng lắp ráp sẽ không tạo một
biến đổi đáng kể trừ khi hoạt động đó là “phức tạp và có ý nghĩa”. Tiêu chí hải quan để xác
định một hoạt động là “phức tạp và có ý nghĩa” phụ thuộc vào tính chất của hoạt động, bao
gồm số lượng thành phần được lắp ráp, số lượng công đoạn khác nhau tham gia, và rằng liệu
khoảng thời gian đáng kể, kỹ năng, chi tiết và quản lý chất lượng có cần thiết cho hoạt động
lắp ráp đó hay không. Các tiêu chí xác định biến đổi đáng kể được áp dụng cho từng trường
hợp một.
Trong C.S.D. 80-111, HQ 710564, (24/09/1980), Hải quan đã xem xét xem các quy trình sản
xuất nội địa để ráp các bộ phận nhập khẩu của quạt trần thành sản phẩm quạt hoàn thiện có
tạo thành một biến đổi đáng kể hay không. Văn bản xác định trước này đã chỉ ra rằng chỉ lắp
ráp các bộ phận sẽ không tạo thành một biến đổi đáng kể. Chúng tôi kết luật rằng việc lắp ráp
quạt không phải là một biến đổi đáng kể bởi vì các quá trình cơ bản chỉ là quy trình dây
chuyền lắp ráp mà không thay đổi các bộ phận đó. Hơn nữa, chúng tôi cũng ghi nhận rằng các
quá trình sản xuất đó chỉ là các công đoạn kết hợp, không phức tạp hoặc không đòi hỏi nhiều
kỹ năng.

11
CTRMS Vietnam
Các yếu tố trong “Biến đổi đáng kể” để
thay đổi xuất xứ
• Tiêu chí của Hải quan Hoa Kỳ để coi một hoạt động sản xuất là “phức
tạp và có ý nghĩa” phụ thuộc vào tính chất của hoạt động đó, bao gồm:
• Số lượng các bộ phận được lắp ráp.
• Số lượng các công đoạn khác nhau tham gia, và
• Liệu khoảng thời gian, kỹ năng, chi tiết và quản lý chất lượng có cần
thiết cho hoạt động lắp ráp đó không.
• Những tiêu chí xác định biến đổi đáng kể được áp dụng đối với từng
trường hợp một. Hải quan Hoa Kỳ có 4,000 văn bản xác định trước
về “biến đổi đáng kể”.

12
CTRMS Vietnam
Nhà xuất khẩu Việt Nam nên làm gì?
• Khi cân nhắc sản xuất hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu đi Hoa Kỳ mà có
liên quan đến Trung Quốc hoặc các quốc gia đầu vào khác, hãy tư vấn với
chuyên gia để hiểu được liệu xuất xứ Việt Nam có được chấp nhận bởi Hải
quan Hoa Kỳ hay không.
• Nghiên cứu Nghị định 31/2018/NĐ-CP Ngày 8/3/2018 hướng dẫn Luật
Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Văn bản này cung cấp Quy tắc
cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam.
• Đề nghị Hải quan Hoa Kỳ xác định trước về xuất xứ và đánh dấu nước xuất
xứ trước khi sản xuất và xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ. Điều này nên
được làm trước, sẽ là quá trễ khi giao dịch đang được thực hiện.
• CTRMS (Việt Nam) rất sẵn lòng hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan
đến xin xác định trước của Hải quan Hoa Kỳ và giấy chứng nhận xuất xứ Việt
Nam.
13
CTRMS Vietnam
Doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam (AEO) -
1
• AEO hay cụ thể là “doanh nghiệp ưu tiên hải quan” ở Việt Nam được
hưởng nhiều lợi ích trong thủ tục xuất nhập khẩu như được quy định
trong thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
• Họ được miễn chứng từ và kiểm tra vật lý.
• Họ được ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan.
• Họ được phép tự chứng nhận tuân thủ với kiểm tra chuyên ngành và
lưu trữ các chứng từ cần thiết.
• Họ được phép rút hàng hoá vào sản xuất trước khi khai hải quan và
nhiều ưu tiên khác.
Doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam (AEO) -
2
• Tuy nhiên, rất khó để đạt được các điều kiện hưởng chế độ ưu tiên
1. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm
trở lên.
2. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt
Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
3. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy
sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở
lên.
4. Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan
đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20,000 tờ khai/năm trở lên.
Doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam (AEO) -
3
• Các điều kiện về kim ngạch XNK trong chương trình doanh nghiệp ưu tiên của
Việt Nam là quá cao, rất ít doanh nghiệp đạt được. Đó là lý do mà số lượng
doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam thấp như hiện nay. (ít hơn 100 doanh
nghiệp)
• Năm 2017, ở Hoa Kỳ có 11,325 công ty được chứng nhận, trong đó 4,246 nhà
NK Hoa Kỳ là thành viên của Chương trình đối tác Hải quan-Thương mại chống
khủng bố  Hoa Kỳ (Doanh nghiệp ưu tiên) (Chương trình CTPAT). Những doanh
nghiệp này chiếm hơn 54% trị giá hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ, theo Hải
quan Hoa Kỳ.
• Điều kiện về kim ngạch của chương trình AEO hiện tại của Việt Nam là không
phù hợp với Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO và phải được thay
đổi. Điều kiện này tạo sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nền
kinh tế và gây thiệt thòi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - là những doanh nghiệp
không thể đáp ứng điều kiện về kim ngạch.
Doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam (AEO) -
4
• Hiện định Tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ WTO quy định:
Điều 7.2 (b) đưa ra các tiêu chí cho chương trình AEO
“(b) Các tiêu chí này không được:
(i) xây dựng hoặc áp dụng nhằm hỗ trợ hoặc tạo ra sự tự ý
hoặc phân biệt đối xử vô lý giữa các doanh nghiệp trong
trường hợp các điều kiện tương tự xảy ra.
(ii) trong phạm vi có thể, hạn chế sự tham gia của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, Việt Nam cần có một phương pháp mới để thay đổi các tiêu
chí để trở thành doanh nghiệp ưu tiên.
Doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam (AEO) -
5
• Hiện đại hoá điều kiện hưởng chế độ ưu tiên hải quan của Việt Nam
nên chỉ dựa trên tính tuân thủ minh bạch của nhà XNK, cũng như điều
kiện về an ninh cho phép các nước khác công nhận chương trình của
Việt Nam.
• Có thể đạt được điều này thông quan hệ thống CNTT và quy trình thủ
tục mới được triển khai bởi Hải quan Việt Nam trong mối quan hệ đói
tác với doanh nghiệp XNK, chịu sự kiểm tra tuân thủ.
• CTRMS (Việt Nam) rất sẵn lòng làm việc với các doanh nghiệp, hiệp
hội và Tổng Cục Hải quan để hiện đại hoá chương trình Doanh nghiệp
ưu tiên của Việt Nam.

You might also like