You are on page 1of 40

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN


VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KINH TẾ
VÀ GHI NHẬN TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
MỤC TIÊU HỌC TẬP

 Hiểu được chu trình kế toán cơ bản


 Phân tích được các nghiệp vụ kinh tế
 Hiểu được bản chất và cách sử dụng TK kế toán
 Hiểu được cách thực hiện các bút toán điều chỉnh
cuối kỳ, lập bảng Cân đối thử, lập các Báo cáo tài
chính.
2.1. Khái quát chung về các nghiệp vụ
kinh tế và chu trình kế toán
 Các nghiệp vụ kinh tế:
 Chu trình kế toán bao gồm:
 Bước 1: Thu thập chứng từ kế toán
 Bước 2: Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ
nhật ký, sổ Cái và tính số dư trên các TK
 Bước 3: Thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ
 Bước 4: Lập Bảng cân đối thử từ số dư trên các TK
 Bước 5: Lập Báo cáo tài chính
 Bước 6: Khóa sổ kế toán cuối kỳ
2.2. Nghiệp vụ kinh tế và sự ảnh hưởng
tới phương trình kế toán
 Phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
 Phương trình kế toán mở rộng:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp – Rút vốn +
Doanh thu – Chi phí
Nghiệp vụ 1: Huy động vốn để thành lập công ty
Bà DTD sử dụng khoản tiền tiết kiệm là 200 triệu đồng để thành
lập Công ty Dương Minh chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa
thiết bị thể thao.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tiền gửi ngân hàng = Vốn góp CSH

(1) 200 = 0 + 200


Nghiệp vụ 2: Mua văn phòng phẩm thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng
Ngày 02/04/201X, Công ty Dương Minh mua văn phòng phẩm trị
giá 5 triệu đồng và đã thanh toán cho người bán bằng chuyển
khoản.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

NV2 Tài sản = Nợ phải + Vốn chủ sở hữu


trả
Tiền gửi ngân hàng VPP = Vốn góp CSH

200 0 200

(2) (5)

Số dư 195 + 5 = 0 + 200
Nghiệp vụ 3: Mua TSCĐ chưa thanh toán
Ngày 03/04/201X, Công ty Dương Minh mua chịu từ công ty ATN một thiết bị văn phòng với giá
thanh toán phải trả là 40 triệu, công ty đã trả cho ATN một nửa bằng TGNH.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

NV3 Tài sản = Nợ phải + Vốn chủ sở hữu


trả
TGNH VPP Thiết bị = PTNB Vốn góp CSH

195 +5 + + 200

(3) (20) 40 20

Số dư 175 + 5 + 40 = 20 + 200

220 220
Nghiệp vụ 4: Cung cấp dịch vụ, được thanh toán bằng tiền mặt
Ngày 10/4/201X, Công ty Dương Minh hoàn thành dịch vụ cho khách
hàng NHL với trị giá 4 triệu đồng nhận bằng tiền mặt.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu


Tiền Vốn góp
mặt
TGNH VPP Thiết bị = Phải trả NB VCSH Doanh thu
175 5 40 = 20 200
(4) 4 4
Số dư 4 175 5 40 = 20 200 4
224 224
Nghiệp vụ 5: Sử dụng dịch vụ quảng cáo, chưa thanh toán
Ngày 15/04/201X, công ty sử dụng dịch vụ quảng cáo của ADS.
Hóa đơn quảng cáo trị giá 2 triệu đồng đã được gửi đến công ty.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


trả
+
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB Vốn Doanh Chi
mặt bị VCSH thu phí
4 175 5 40 = 20 200 4
(5)
Số dư 4 175 5 40 = 22 200 4 (2)
224 224
Nghiệp vụ 6: Thanh toán các khoản chi phí
Ngày 29/04/201X, Công ty Dương Minh thanh toán các khoản chi phí sau
bằng tiền gửi ngân hàng: Tiền thuê mặt bằng 7 triệu, tiền lương nhân viên 10
triệu, tiền điện nước 3 triệu đồng.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


trả
+
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB VCSH Doanh Chi
mặt bị thu phí
4 175 5 40 = 20 200 4 (2)
(6) (20) (20)
Số dư 4 155 5 40 = 22 200 4 (22)
204 204
Nghiệp vụ 7: Thanh toán các khoản phải trả cho người bán
bằng chuyển khoản
Ngày 29/04/201X, công ty thanh toán cho công ty ATN 20 triệu đồng
và ADS phần chi phí quảng cáo 2 triệu bằng tiền gửi ngân hàng.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


trả
+
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB VCSH Doanh Chi
mặt bị thu phí
4 155 5 40 = 22 200 4 (22)
(7) (22) (22) (20)
Số dư 4 133 5 40 = 0 200 4 (22)
182 182
Tóm tắt ảnh hưởng của 7 nghiệp vụ kế toán:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


trả
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB VCSH Doanh Chi
mặt bị thu phí
1 200 = 200 4
2 (5) 5
3 (20) 40 = 20
4 4
5 4
6 (20) (2)
7 (22) (22)
4 133 5 40 = 0 200 4 (22)
182 182
2.3. Tài khoản kế toán và ghi kép vào Tài khoản
2.3.1. Tài khoản kế toán
2.3.1.1. Khái niệm
Tài khoản kế toán là một bản ghi sử dụng để ghi chép thông tin một cách
riêng biệt, và liên tục về tình hình tăng, giảm của từng đối tượng kế toán cụ
thể (tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu).
Một tài khoản kế toán gồm ba yếu tố cơ bản là tên tài khoản, bên trái tài
khoản được gọi là bên Nợ và bên phải tài khoản được gọi là bên Có.

Nợ Tên Tài khoản Có


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Tài sản

Nợ Tài khoản Tài sản Có

SDĐK: Giá trị tài sản đầu kỳ

Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị
Tài sản tăng lên tài sản giảm xuống trong kỳ
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

SDCK: Giá trị tài sản cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Nợ phải trả

Nợ Tài khoản Nợ phải trả Có

SDĐK: Giá trị nợ phải trả đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
nợ phải trả giảm xuống nợ phải trả tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

SDCK: Giá trị nợ phải trả cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Vốn góp

Nợ Tài khoản Vốn góp Có

SDĐK: Giá trị vốn góp đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
vốn góp giảm xuống vốn góp tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

SDCK: Giá trị vốn góp cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Rút vốn

Nợ Tài khoản Rút vốn Có

SDĐK: Giá trị rút vốn đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Chuyển phần vốn
rút vốn tăng lên trong kỳ tăng lên rút sang tài khoản vốn góp
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

SDCK: Giá trị rút vốn cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Doanh thu

Nợ Tài khoản Doanh thu Có

SDĐK: Giá trị Doanh thu đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
doanh thu giảm xuống doanh thu tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

SDCK: Giá trị doanh thu cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Chi phí

Nợ Tài khoản Chi phí Có

SDĐK: Giá trị Chi phí đầu kỳ

Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
chi phí tăng lên trong kỳ chi phí giảm xuống trong kỳ
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

SDCK: Giá trị chi phí cuối kỳ


2.3.2. Ghi kép vào Tài khoản
 Việc ghi một số tiền của một nghiệp vụ kinh tế vào ít nhất hai tài
khoản theo kiểu ghi Nợ tài khoản này và ghi Có tài khoản khác được
gọi là Ghi sổ kép (hoặc Ghi kép).
 Việc ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản được gọi là
bút toán (định khoản). Để ghi nhận chính xác một bút toán, cần phải
thực hiện các việc sau:
 Phân tích nghiệp vụ để đánh giá đối tượng bị ảnh hưởng của nghiệp vụ
 Xác định tài khoản cần sử dụng để ghi nhận một nghiệp vụ
 Xác định số tiền ghi Nợ, ghi Có vào từng tài khoản có liên quan đến
nghiệp vụ
 Kiểm tra tính cân bằng giữa ghi Nợ và ghi Có của bút toán.
Ví dụ 1: Ngày 1/8/201N, Công ty Dương Châu rút
150 triệu đồng TGNH nhập quỹ tiền mặt.

 Nghiệp vụ này có liên quan đến hai đối tượng là Tiền mặt và TGNH
 Hai TK sử dụng: TK Tiền mặt và TK TGNH
 Tiền mặt tăng, kế toán ghi Nợ TK Tiền mặt, TGNH của DN giảm, kế
toán ghi Có TK TGNH với cùng số tiền 150 triệu.

Chúng ta có bút toán ghi nhận vào sổ kế toán nghiệp vụ sau:


Nợ TK Tiền mặt: 150
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 150
Nợ TK TGNH Có Nợ TK Tiền mặt Có

150 (1/8) Dư đk: xxx


Dư đk: xxx
(1/8) 150
Ví dụ 2: Ngày 31/8/201N, Công ty Thanh Minh thanh toán tiền điện
tiêu dùng trong tháng bằng tiền mặt, số tiền 10 triệu VNĐ.

 Nghiệp vụ này có liên quan đến hai đối tượng là Chi phí điện (tăng)
vàTiền mặt (giảm).
 Hai TK sử dụng: TK Chi phí điện (TK Chi phí) và TK Tiền mặt (TK
Tài sản).
 Theo kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản chi phí (khi tăng ghi Nợ
và giảm ghi Có), kế toán có bút toán ghi nhận nghiệp vụ này như
sau (triệu VNĐ):
Nợ TK Chi phí điện: 10
Có TK Tiền mặt: 10
(Lưu ý: Thầy/cô nên vẽ hai TK và ghi số tiền vào TK)
2.4. Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ
2.4.1. Sự cần thiết phải thực hiện điều chỉnh
 Theo giả định hoạt động liên tục DN không bị giải thể.
 Cuối năm cần đánh giá kết quả hoạt động
 Cơ sở dồn tích trong kế toán.
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.1. Điều chỉnh với chi phí trả trước
 Chi phí văn phòng phẩm trả trước
Ngày 01/01/N, Công ty Thăng Long có giá trị văn phòng phẩm tồn kho là 5 triệu
đồng. Ngày 02/01/N, công ty mua thêm 10 triệu văn phòng phẩm. Ngày 31/12/N
kết thúc năm tài chính công ty kiểm đếm kho và xác định giá trị văn phòng phẩm
tồn kho cuối kỳ là 6 triệu đồng.
Giá trị văn phòng phẩm sử dụng trong năm N = 5 +10 – 6 = 9 (triệu đồng)
Ngày 02/01/N, khi công ty mua sắm văn phòng phẩm mới kế toán ghi:
Nợ TK Văn phòng phẩm: 10
Có TK Phải trả người bán: 10
Ngày 31/12/N, Kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh và ghi nhận chi phí văn
phòng phẩm:
Nợ TK Chi phí văn phòng phẩm: 9
Có TK Văn phòng phẩm: 9
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.1. Điều chỉnh với chi phí trả trước
Chi phí bảo hiểm trả trước
Ngày 01/04/N, Công ty Thăng Long ký kết hợp đồng bảo hiểm 24 tháng cho
thiết bị sản xuất X với tổng chi phí bảo hiểm 34 triệu đồng.

Khi toán tiền mua bảo hiểm:


Nợ TK Chi phí hiểm trả trước: 36
Có TK Phải trả người bán: 36
Kết thúc kỳ kế toán, giả sử 31/12/N, chi phí bảo hiểm được tính như sau:
Chi phí bảo hiểm = 36 x 9 tháng/24 tháng = 13,5
Đồng thời kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí bảo hiểm: 13,5
Có TK Chi phí bảo hiểm trả trước: 13,5
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.1. Điều chỉnh với chi phí trả trước
 Chi phí khấu hao
Ngày 01/03/N, Công ty Thăng Long mua một thiết bị văn phòng trị giá 60 triệu đồng với thời
gian sử dụng ước tính là 4 năm.
Nợ TK Thiết bị văn phòng: 60
Có TK Phải trả người bán: 60
Giả sử doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, tại ngày
31/12 kế toán viên xác định giá trị tài sản tiêu hao và điều chỉnh vào chi phí sản xuất kinh doanh
năm N:
Chi phí khấu hao = 60 x 10/(4 x 12) = 12,5
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ: 12,5
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ: 12,5
Giá trị còn lại của thiết bị văn phòng tại thời điểm ngày 31/12/N là: 60 – 12,5 = 47,5
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.2. Điều chỉnh các khoản doanh thu nhận trước (doanh thu chưa
thực hiện)
Ngày 01/07/N, công ty Thăng Long nhận được tiền thuê văn phòng của
khách hàng trong 2 năm bằng chuyển khoản là 360 triệu đồng.
Khi nhận được 360 triệu đồng vào ngày 01/07/N, kế toán không được
phép ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ mà phải ghi nhận một khoản
doanh thu nhận trước vì dịch vụ này chỉ hoàn thành sau hai năm cho thuê.
Kế toán ghi:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 360
Có TK Doanh thu nhận trước: 360
Giả sử kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N, dịch vụ cho thuê chưa
hoàn thành kế toán viên sẽ phải tính ra và ghi nhận daonh thu cung cấp dịch
vụ tương ứng với thời gian cho thuê đã thực hiện là 6 tháng. Kế toán ghi:
Nợ TK Doanh thu nhận trước: 90
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ: 90
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.3. Điều chỉnh với doanh thu dồn tích
Doanh thu dồn tích (hoặc Doanh thu sẽ thu) là những khoản doanh thu
đã thực hiện nhưng chưa được ghi nhận tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán và
báo cáo tài chính.
Ví dụ: Ngày 30/6/N, công ty Thăng Long gửi 100 triệu đồng tiền mặt vào
ngân hàng và hưởng mức lãi suất không kỳ hạn 4,8%/năm.
Tiền lãi sinh ra từ khoản tiền gửi 100 triệu đồng sẽ là 4,8 triệu đồng. Nếu
kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N thì có một khoản tiền đã sinh lãi cho
doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa nhận được vì chưa đủ một năm
quy định. Khi ấy kế toán sẽ ghi nhận một khoản doanh thu dồn tích tương
ứng với 6 tháng là: 100 x 4,8% x 6/12 = 2,4 (triệu đồng).
Kế toán ghi:
Nợ TK Phải thu về lãi tiền gửi: 2,4
Có TK Doanh thu từ lãi tiền gửi (Doanh thu tài chính): 2,4
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.4. Điều chỉnh với chi phí dồn tích
Chi phí dồn tích (Chi phí phải trả) là những chi phí phát sinh nhưng chưa
được ghi nhận tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Ví dụ: Ngày 01/02/N công ty Thăng Long vay ngắn hạn ngân hàng 100
triệu đồng với kỳ hạn thanh toán là 1 năm và lãi suất vay là 12%/năm.
Như vậy thời điểm kết thúc kỳ hạn vay là 01/02/N+1, doanh nghiệp sẽ
phải trả cho ngân hàng khoản lãi 12 triệu đồng. Nếu kỳ kế toán kết thúc vào
31/12/N, rõ rang khoản vay chưa đến hạn nhưng hoạt động vay đã thực hiện
được 11 tháng. Kế toán sẽ ghi nhận một khoản vay tại thời điểm kết thúc kỳ
kế toán và đồng thời ghi nhận chi phí lãi vay tương ứng với 11 tháng trong
năm N:
Chi phí lãi vay phải trả = 100 x 12% x (11/12) = 11 (triệu đồng)
Kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí lãi vay: 11
Có TK Chi phí lãi vay phải trả: 11
2.5. Bảng cân đối thử
2.5.1. Khái niệm và mục đích
 Bảng cân đối thử là bảng được sử dụng để kiểm tra tính
chính xác của quá trình ghi chép. Bảng được lập theo cách
kế toán liệt kê tên các tài khoản kế toán đã sử dụng trong kỳ
và số dư tương ứng của chúng tại một thời điểm.
2.5. Bảng cân đối thử
2.5.1. Quy trình lập
 Bước 1: Tên Công ty, tên Bảng cân đối thử và ngày tháng lập
Bảng cân đối thử
 Bước 2: Liệt kê các tài khoản từ Sổ Cái, và nhập số dư Nợ
hoặc số dư Có của Bảng cân đối thử.
 Bước 3: Tính tổng tiền bên cốt Nợ và cột Có của Bảng cân
đối thử.
 Bước 4: Xác nhận tổng số tiền bên cột Nợ bằng tổng số tiền
bên cột Có.
2.5.2. Quy trình lập Bảng cân đối thử
Bảng cân đối thử Công ty Hướng Dương
Lập ngày 31/12/2018 (Đvt: triệu đồng)
Tên Tài khoản Nợ Có
Tiền gửi ngân hàng 3.065
Phải thu khách hàng 2.000
Văn phòng phẩm 3.000
Bảo hiểm trả trước 1.800
Quyền sử dụng đất 50.000
Thiết bị văn phòng 1.900
Phải trả người bán 2.000
Doanh thu chưa thực hiện 500
Vốn chủ sở hữu 56.365
Rút vốn 5.000
Doanh thu cung cấp dịch vụ 16.070
Chi phí lương nhân viên 4.570
Chi phí thuê nhà 1.800
Chi phí điện nước 1.200
Chi phí khác 600
Tổng cộng 74.935 74.935
2.5. Bảng cân đối thử
2.5.3. Hạn chế của Bảng cân đối thử

 Bảng cân đối thử chỉ kiểm tra được tính cân bằng về mặt số học giữa số
phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản và số phát sinh bên Có của tất
cả các tài khoản chứ chưa kiểm tra được toàn bộ sia sót gian lần của quá
trình ghi sổ.
 Những sai sót phổ biến chẳng hạn:
 Kế toán bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh không ghi sổ
 Kế toán kết chuyển thiếu số liệu của nghiệp vụ kinh tế từ Sổ Nhật ký
sang Sổ Cái
 Kế toán ghi bút toán sai trên sổ Nhật ký chung
 Kế toán chuyển nhầm số liệu khi thực hiện chuyển số liệu từ sổ Nhật
ký sang Sổ Cái
2.6. Tổng hợp ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh
tế tới các báo cáo tài chính

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Trình bày doanh
thu, chi phí, thu nhập ròng hoặc lỗ ròng phát sinh trong một
giai đoạn cụ thể.
 Báo cáo vốn chủ sở hữu: Tóm tắt những thay đổi trong vốn
chủ sở hữu trong một giai đoạn cụ thể
 Bảng cân đối kế toán: Báo cáo tài sản, nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu tại một ngày cụ thể.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Tóm tắt thông tin về dòng tiền
vào (số thu) và dòng tiền ra (các khoản chi) trong một giai
đoạn cụ thể.
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Năm 201X

Doanh thu
Doanh thu cung cấp dịch vụ 16.070

Chi phí
Chi phí tiền lương và nhân công 4.570
Chi phí thuê nhà 1.800
Chi phí điện nước 1.200
Chi phí khác 600
Tổng chi phí 8.170
Lợi nhuận ròng 7.900
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BÁO CÁO VỐN CHỦ SỞ HỮU
Năm 201X

Vốn chủ sở hữu, 1/1 56.365


Tăng đầu tư 0
Lợi nhuận ròng 7.900
Giảm rút vốn 5.000
Vốn chủ sở hữu, 31/12 59.265
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 201X
Tài sản
Tiền gửi ngân hàng 3.065
Phải thu khách hàng 2.000
Văn phòng phẩm 3.000
Bảo hiểm trả trước 1.800
Thiết bị văn phòng 1.900
Quyền sử dụng đất 50.000
Tổng Tài sản 61.765
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả 7.900
Phải trả người bán 2.000
Doanh thu chưa thực hiện 500
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu 59.265
Tổng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 61.765
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Năm 201X)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh


Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ 16.070
Tiền trả nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ (3.600)
Tiền chi trả cho người lao động (4.570)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 7.900
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Tiền chi để mua sắm trang thiết bị
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT 0
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 7.900
Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu 5.065
Rút vốn của chủ sở hữu (5.000)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 65
Tổng lưu chuyển tiền trong kỳ 3065
Tiền tồn đầu kỳ 0
Tiền tồn cuối kỳ 3065

You might also like