You are on page 1of 37

CHƯƠNG I:

Khái quát chung về pháp luật KDQT


Confidential
II. Một số hệ thống PL tiêu biểu
trên thế giới

Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Hệ thống pháp luật Hồi giáo

Hệ thống pháp luật Ấn độ

Hệ thống pháp luật Trung Quốc

Hệ thống pháp luật XHCN


1. Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Anglo –
Saxon; Common Law - Luật án lệ):

1.1. Lịch sử hình thành:


 Common Law bắt đầu hình thành từ cuô ̣c chinh
phục nước Anh của người Normandie, năm
1066.
 Công tước xứ Normandie là Guillaume le
Conquérant lên ngôi hoàng đế nước Anh
 Thành lập 1 đô ̣i ngũ thẩm phán lưu đô ̣ng giải
quyết các tranh chấp
1. Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Anglo –
Saxon; Common Law - Luật án lệ):

1.2 Đặc điểm:


 Án lệ trở thành nguồn quan trọng của hệ thống
pháp luật này
 Tòa án có quyền làm ra luật
 Luật công bình (Equity Law)
1. Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Anglo –
Saxon; Common Law - Luật án lệ):

- Tranh tụng bằng lời công


khai tại phiên toà.
- Vai trò của luật sư là
quan trọng
2. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
(Civil Law):

2.1. Lịch sử hình thành:


 Là hệ thống pháp luật hình thành lần đầu tiên ở
La Mã cổ đại, sau này phát triển ở Pháp và các
nước TBCN ở lục địa Châu Âu.
 Civil Law chỉ thực sự phát triển từ thế kỷ XIX
bằng quá trình pháp điển hóa
2. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
(Civil Law):
2.2. Đặc điểm:
 Văn bản luâ ̣t thành văn
 Hệ thống pháp luật được

hệ thống hoá và pháp điển


hoá
 Gắn liền với tố tụng

thẩm vấn.
Bài tập

 Công ty X (nước A) bán 500 máy tính cho


khách hàng Y (nước B)
 40% máy tính bị hỏng trong thời gian 6 tháng
sử dụng.
 NB đề nghị thay thế máy hỏng theo điều kiện
bảo hành quy định trong hợp đồng
 NM muốn hủy hợp đồng. Hợp đồng không quy
định gì về hủy hợp đồng nên hai bên phải
nghiên cứu luật áp dụng cho hợp đồng
Bài tập

 Luật mua bán hàng hóa của nước B quy định:


“ Hủy hợp đồng: nếu người bán giao hàng có chất
lượng xấu đến nỗi các khiếu nại theo điều kiện bảo
hành là quá nhiều thì người mua có thể trả lại hàng
cho người bán và nhận lại số tiền đã trả cho hàng
hóa đó”
 Luật nước A có chấp nhận 2 án lệ sau:
 Án lệ 1: 500 máy tính nhập về thì có 30% máy
hỏng  Thẩm phán cho phép NM hủy HĐ
 Án lệ 2: 1.000 máy tính nhập thì có 400 máy
hỏng. Thẩm phán đưa ra giải pháp, nếu NB sửa
chữa máy hỏng thì NM không được hủy HĐ.
Bài tập

Câu hỏi:

 Nước nào áp dụng Common Law?


 Nếu áp dụng luật nước B thì công ty nào sẽ
thắng kiện?
 Nếu áp dụng luật nước A thì án lệ nào được áp
dụng?
3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law):

3.1. Lịch sử hình thành:


 Là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước
Hồi giáo, chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo.
3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law):

3.2. Đặc điểm:


 Pháp luật của các nước Hồi giáo gồm 2 hệ
thống:
+ Hệ thống pháp luật của đạo hồi: chỉ áp dụng
cho những người theo đạo Hồi (kinh Coran)
+ Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành:
có tác dụng đối với mọi công dân trong xã hội,
thường quy định về các vấn đề tài sản.
Sự cải cách của pháp luật Hồi giáo trong thế giới
hiện đại
+ Phương Tây hoá pháp luật
+ Pháp điển hoá pháp luật
+ Loại bỏ dần các quy định lạc hậu và tiếp nhận
tinh hoa của hệ thống pháp luật khác.
 Do vậy xuất hiện hệ thống pháp luật hoà trộn:
Istatute Civil Law, Istatute Common Law,
Istatute Socialist Law
4. Hệ thống pháp luật Ấn Độ
(Indian Law):
4.1. Lịch sử hình thành:
Là hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ,
mang màu sắc tôn giáo.
4. Hệ thống pháp luật Ấn Độ
(Indian Law):
4.2. Đặc điểm
 Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tư tưởng tôn
giáo như: đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Phật
 Luật tục vẫn chiếm một vị trí quan trọng, có
hiệu lực pháp lý rất cao và sâu rộng.
 Cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật
Anh về án lệ và pháp điển hoá luật pháp.
5. Hệ thống pháp luật Trung Quốc
(Chinesse law):
5.1. Lịch sử hình thành:
- Là hệ thống pháp luật của Trung Quốc.
- Hình thành vào khoảng những năm 770
TCN
5. Hệ thống pháp luật Trung Quốc
(Chinesse law):
5.2 Đặc điểm:
 Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giáo lý đạo
Khổng (Nho giáo)
 Chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc của hệ
thống pháp luật XHCN
 Mang nặng tính độc đoán chuyên quyền,
coi trọng hình phạt hình sự.
 Nguồn chủ yếu là những quy chế và quy
định luật.
6. Hệ thống pháp luật XHCN
(Law inspined by Communism)

6.1. Lịch sử hình thành:


 Khởi đầu từ Cách mạng tháng 10 Nga
 Xây dựng một bộ khung khái niệm cho hệ
thống pháp luật của các nước XHCN
 Một số tư tưởng của hệ thống pháp luật này
ảnh hưởng đến các nước Đông Âu, Liên Xô và
một số nước khác
6. Hệ thống pháp luật XHCN
(Law inspined by Communism)

6.2 Đặc điểm:


 Mang bản chất vì lợi ích của toàn thể nhân dân
lao động, mang tính nhân đạo sâu sắc, quy định
rộng rãi các quyền tự do dân chủ cho công dân
và bảo đảm thực hiện các quyền đó.
 Tiếp thu những hạt nhân hợp lý của các hệ thống
pháp luật Common Law và Civil Law.
6. Hệ thống pháp luật XHCN
(Law inspined by Communism)

6.2 Đặc điểm:


 Không công nhận luật tục, án lệ là những nguồn
của pháp luật.
 Pháp luật được pháp điển hoá thành các bộ luật,
được chia thành các ngành luật khác nhau
 Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng.
III. Xung đột pháp luật trong KDQT

1. Khái niệm:
Là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để
điều chỉnh 1 mối quan hệ kinh doanh quốc tế
cụ thể và các hệ thống này có các quy định
không giống nhau về vấn đề cần điều chỉnh
2. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp
luật trong KDQT

2.1 Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý
của các chủ thể
a) Đối với thương nhân là cá nhân:
Xung đột PL về năng lực pháp lý và năng
lực hành vi của cá nhân
Xung đột PL về điều kiện nghề nghiệp để 1
cá nhân trở thành thương nhân
Xung đột PL về nghĩa vụ đăng ký kinh
doanh của thương nhân
2. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp
luật trong KDQT

2.1 Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý
của các chủ thể
b) Đối với thương nhân là pháp nhân:
Xung đột PL về xác định quốc tịch của pháp
nhân
Xung đột PL về địa vị pháp lý của pháp
nhân
2. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp
luật trong KDQT

2.2 Xung đột pháp luật về hợp đồng kinh


doanh quốc tế
Xung đột PL về hình thức hợp đồng
Xung đột PL về nội dung hợp đồng
2. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp
luật trong KDQT

2.3 Xung đột pháp luật về thẩm quyền


giải quyết tranh chấp
Chỉ xảy ra với thẩm quyền của tòa án
Không xảy ra với thẩm quyền của trọng tài;
hay thẩm quyền xét xử riêng biệt.
3. Cách giải quyết XĐPL trong KDQT

3.1. Phương pháp thống nhất luật


thực chất
Quy phạm pháp luật thực chất trực tiếp
quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể với các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó
 Ký kết các điều ước song phương hoặc
đa phương
3.1. Phương pháp thống nhất luật thực
chất

Ưu điểm:
Giải quyết trực tiếp được QHPL cụ thể
Loại bỏ được sự khác biệt, mâu thuẫn
trong luật pháp giữa các nước với nhau.
Khó áp dụng vì:
Lợi ích của các quốc gia khác nhau,
Trình độ phát triển mọi mặt không giống
nhau.
Không phải lĩnh vực nào các quốc gia
cũng có thể ký kết hoặc ban hành luật được.
Không phải các nước đều là thành viên
của các điều ước quốc tế.
3. Cách giải quyết XĐPL trong KDQT

3.2. Phương pháp dùng quy phạm


xung đột
QPXĐ là QPPL ấn định luật pháp nước nào
cần phải áp dụng để giải quyết QHPL dân sự
có yếu tố nước ngoài trong một tình huống
thực tế
3.2.1. Cơ cấu của một quy phạm xung
đột

• Quy định QPXĐ này


Phần được áp dụng cho loại
phạm vi quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài nào

• Chỉ ra luật pháp nước


Phần nào sẽ được áp dụng
để giải quyết quan hệ
hệ thuộc pháp luật trên.
3.2.1. Cơ cấu của một quy phạm xung
đột
Gồm 2 phần:
Phần phạm vi: quy định quy phạm xung
đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài nào.
Phần hệ thuộc: chỉ ra luật pháp nước nào
sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp
luật đã ghi ở phần phạm vi.
Ví dụ:

Trong trường hợp người bán hoặc đại


diện người bán nhận được đơn đặt
hàng của người mua tại nước người
mua thì luật để áp dụng để giải quyết
là luật nước người mua.
3.2. Phương pháp dùng
quy phạm xung đột

Ưu điểm:
Giải quyết được nhiều quan hệ pháp luật
cụ thể
Khó áp dụng. Vì:
- Không có quy định thống nhất về quyền
và nghĩa vụ của các bên đương sự cũng như
các hình thức và biện pháp chế tài có thể
được áp dụng
- Khó khăn trong việc tìm hiểu và giải thích
nội dung pháp luật nước ngoài
3.2.2. Các QPXĐ luật thường dùng
Quy phạm luật nhân thân: xác định địa vị
pháp lý của chủ thể
+ Đối với cá nhân
- Luật quốc tịch (Civil law)
- Luật nơi cư trú (Common law)
+ Đối với pháp nhân
- Luật của nước có điều lệ (Common law)
- Luật của nước nơi có trụ sở (Civil law)
- Luật của nước nơi PN hoạt động (các nước
Trung Cận Đông)
3.2.2. Các QPXĐ luật thường dùng

Quy phạm luật nơi ký kết hợp đồng:


Thuyết tống phát (Hệ thống PL Anh – Mỹ)
Thuyết tiếp thu (Hệ thống PL Civil Law))
Quy phạm luật nơi có tài sản
Thường áp dụng đối với các mối quan hệ có
liên quan đến bất động sản
Quy phạm luật nơi thực hiện nghĩa vụ:
Dùng để xác định luật áp dụng để xác định
quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng
3.2.2. Các QPXĐ luật thường dùng

Quy phạm luật của nước người bán:


Thường áp dụng để giải quyết các quan hệ
của hợp đồng mua bán
Quy phạm luật của nơi xảy ra vi phạm:
nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi phát sinh
hậu quả thiệt hại.
Quy phạm luật toà án:
Áp dụng quy phạm pháp luật nước tòa án nơi
giải quyết tranh chấp về thủ tục, trình tự xét xử
Bài tập

A - luật sư có văn phòng tại Vancover,


Canada và B - luật sư làm việc tại Berlin, Đức.
Cả 2 đứng trước 1 vấn đề pháp lý: khách
hàng của họ đưa ra một chào hàng và bị ràng
buộc pháp lý bởi chào hàng đó, dù không mong
muốn. Khách hàng của họ phải chịu bồi thường
thiệt hại nếu không thực hiện theo đúng chào
hàng.
Mỗi luật sư sẽ có những phương pháp, cách
thức tiếp cận như thế nào để tìm ra cơ sở pháp
lý nhằm bảo vệ khách hàng của mình? Giải
thích?
Để tránh XĐPL, nên lựa chọn luật áp dụng
và cơ quan giải quyết tranh chấp ngay từ
khi giao kết hợp đồng

You might also like