You are on page 1of 31

BÀI TẬP NHÓM 6

SO SÁNH
PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
VÀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT
I. SO SÁNH

1. Điểm giống nhau


- Đều là hành vi nhằm loại trừ một yếu tố nguy hiểm cho xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích xã
hội (ở đây lợi ích xã hội được hiểu tương đương với lợi ích của Nhà nước, của tổ chức,
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác)

- Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết hoặc phòng vệ chính đáng không phải là
hành vi phạm tội.

- Nếu vượt quá giới hạn thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự


I. SO SÁNH
2. ĐIỂM KHÁC NHAU
Tình thế cấp thiết Phòng vệ chính đáng

Là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang Là hành vi của người vì, mà chống trả lại một
Khái niệm thực tế đe dọa lợi ích xã hội  mà không còn cách nào khác cách cần thiết người đang có hành vi xâm
là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. phạm đến lợi ích xã hội

Đa dạng, có thể là từ thiên tai, sự cố kỹ thuật… và cũng có


Nguồn gây ra nguy hiểm Là hành vi của con người.
thể là do hành vi của con người.
Phương pháp thực hiện hành vi loại trừ nguồn nguy hiểm Gây một thiệt hại khác. Chống trả lại một cách cần thiết.
Thiệt hại gây ra không nhất thiết là phải nhỏ
Mức độ thiệt hại của hành vi Nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Thiệt hại gây ra phải là thiệt hại nhỏ hơn và không được Chỉ được gây thiệt hại cho người có hành vi
Phạm vi để thực hiện hành vi thực hiện hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của xâm hại lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt
người khác. hại cho người khác

Phải là lựa chọn cuối cùng, không còn cách nào khác để
ngăn ngừa thiệt hại thì mới được phép gây ra một thiệt hại Không nhất thiết phải là lựa chọn cuối cùng
Ưu tiên lựa chọn khi thực hiện hành vi.
khác nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại cho xã hội bởi thiên của người phòng vệ chính đáng.
tai, súc vật…

Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 Điều 22  Bộ luật hình sự 2015


Căn cứ pháp lý
Khoản d, Điều 51 BLHS 2015 Khoản c, Điều 51 BLHS 2015
II. SO SÁNH

1. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG


Theo Điều 22 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Phòng vệ
chính đáng, như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống
trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng
vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm
hại.”
II. SO SÁNH

1. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG


Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải có những yếu tố sau
1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những
lợi ích cần phải bảo vệ.
2. Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi nguy hiểm cho xã
hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự
và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
II. SO SÁNH

1. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG


Ví dụ 1: Vụ án chém chết đối tượng đột nhập vào nhà năm 2019 của bà Nguyễn Thị
Thúy Hằng -31 tuổi- (xã thuận bắc, huyện Cần Giuộc). Cụ thể, rạng sáng 11/3 chị
Hằng cùng anh chồng đang ngủ tại nhà thì nghe tiếng động, chị Hằng quay lại thấy
chồng và kẻ đột nhập (Trung) giằng co nhau, Trung trực tiếp đâm nhiều nhát vào
anh chồng gây tử vong tại chỗ. Chị Hằng bỏ chạy, Trung tiếp tục đuổi theo chém
nhiều nhát vào người chị Hằng (thương tích 35%), trong lúc phản kháng chị Hằng
chụp được dao của Trung và đâm chết Trung. Được biết Trung nợ tiền anh chồng 60
triệu và có ý định giết người xóa nợ. Vụ án này đã được kết luận là phòng vệ chính
đáng, chị Hằng không phải chịu TNHS về việc đâm chết Trung (theo điều 22 BLHS
2015)
II. SO SÁNH

1. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG


Ví dụ 2: Bản án số 28, ngày 16/6/2020 nhóm của Vũ Văn Tuấn và nhóm của K có mâu
thuẫn ngay tại quán nước dẫn đến ẩu đả, C bạn của K vào ngăn cản thì bị T3 bạn của
Tuấn đấm vào mặt, được mọi người can ngăn nên hai nhóm dừng lại. Nhưng sau đó, C
lại gọi cho V1 nhằm để trả thù, khi đến nơi V1,C và K đã tiến đến chỗ Tuấn, do lo sợ
bị đánh nên Tuấn cầm ghế đứng dậy, V1,C, K liên tục dùng tay, chân đấm đá, Tuấn bỏ
chạy nhưng V1,C,K đuổi theo, Tuấn rút dao ra phản kháng đâm K ( tổn thương 33%),
V1 và C biết nhưng vẫn tiếp tục dùng tay, chân đánh T, T đâm V1 (thương tật 32%) C
bị thương nhẹ trong khi Tuấn (thương tật 2%). Theo điều 136 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS năm 2015 - TAND TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã kết án Tuấn
phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - phạm tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
II. SO SÁNH

1. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG


Tóm lại, có thể kết luận:
- Gây thiệt hại trong lúc chống trả cần thiết là việc làm không trái pháp
luật và không có lỗi
- Hành vi cần loại trừ này phải đang diễn ra và đe dọa nguy hiểm đến
người gây thiệt hại 
- Hành vi phòng vệ này chỉ được thực hiện khi cần thiết và để đẩy lùi
hành vi tấn công
- Khi đánh giá một hành vi chống trả có cần thiết hay không còn phải
căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: mối tương quan lực lượng giữa bên
xâm phạm và bên phòng vệ, thời gian, không gian xảy ra sự việc 
II. SO SÁNH

2. TÌNH THẾ CẤP THIẾT


Tình thế cấp thiết trong pháp luật Hình sự là một trong các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi gây thiệt hại bên cạnh các tình tiết khác như phòng vệ chính đáng, bắt giữ người
phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên,…
Theo Điều 23 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tình thế cấp thiết:
“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào
khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây
thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
II. SO SÁNH

2. TÌNH THẾ CẤP THIẾT


Bản chất của tình thế cấp thiết được thể hiện thông qua các vấn đề sau:

Trong LHS, điều kiện hợp pháp của tình thế cấp thiết được thể hiện qua
nguyên tắc: “Người có hành động gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết đã
hy sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn” và  được chia ra làm 2 loại:

- Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm

- Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục hậu quả
II. SO SÁNH

1. TÌNH THẾ CẤP THIẾT

Lợi ích của Nhà nước


Dấu hiệu cơ bản của mặt
chủ quan của người gây
Lợi ích của Tập thể
thiệt hại trong tình thế cấp
thiết là phải có mục đích Lợi ích chính đáng của mình
bảo vệ:
Lợi ích chính đáng của người khác (người thứ 3)
II. SO SÁNH

2. TÌNH THẾ CẤP THIẾT

Ví dụ 1: Vào ngày 14/2 Cảnh sát đã nổ súng tiêu diệt đối tượng truy
nã Lê Quốc Tuấn (33 tuổi, tự Tuấn "khỉ") sau khi đối tượng dùng súng
AK chống trả lực lượng cảnh sát vây bắt, cụ thể đã bắn 3 phát vào
cảnh sát tẩu thoát. Trước tình thế nguy hiểm này, cảnh sát có quyền nổ
súng tiêu diệt để đảm bảo an toàn cho người dân và lực lượng vây bắt
II. SO SÁNH

2. TÌNH THẾ CẤP THIẾT


Ví dụ 2: Vào ngày 24/8/2017, ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1964 đã dùng kéo đâm
chết anh Tăng Thành Th. Đêm hôm đó, khi hai người nhậu thì xảy ra xích mích, cụ thể
anh Th đã có những lời xúc phạm đến ông H, sau khi ông H bỏ đi ra võng, Th tiếp tục
cố tình lặp lại những lời này, ông H đã nói lại “ nếu chê tao thì lần sau đừng uống rượu
với t nữa”. Nghe vậy, Th dùng tay đấm ông H xuống đất, ngồi lên người dùng tay đánh
nhiều lần vào bị cáo, chị vợ thấy vậy ra can và kéo bị cáo đứng dậy. Nhưng Th tiếp tục
xô ngã ông H, chị vợ tiếp tục đỡ bị cáo, sau khi đứng dậy thấy Th tiến đên ông H nghĩ
Th là tiếp tục muốn đánh mình lên đã cầm cái kéo bên cạnh bàn đâm vào ngực của anh
Th, gây tử vong tại chỗ. Trường hợp này của ông H được TAND Trà Vinh kết án là tội
giết người, và trên thực tế ông H đã vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
II. SO SÁNH

2. TÌNH THẾ CẤP THIẾT

Ví dụ 3: Tài xế xe khách Đỗ Hùng Mạnh đi trên đường cao tốc tông vào xe cứu
hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngày 18/3/2018. Hôm đó trời mưa, anh
Mạnh đã giảm tốc xuống 87 km/h dù được phép đi 100 km/h thì bất ngờ đâm phải
xe cứu hỏa đang đi ngược chiều. Anh đã chọn cách đâm trực diện để bảo toàn tính
mạng cho 40 hành khách trên xe thay vì bẻ lái để bảo vệ an toàn cho bản thân và
chấp nhận đâm vào xe cứu hỏa. Vụ va chạm đã khiến tổng cộng 11 người bị
thương trong đó, 6 chiến sĩ nhập viện (3 thương nặng, 1 sĩ tử nạn), 5 người trên xe
khách nhập viện bao gồm lái xe và phụ lái. Đến hiện tại vụ va chạm vẫn chưa có
kết luận chính thức, tuy nhiên phái Bộ CA có chỉ ra yếu tố lỗi từ bên lái xe khách
II. SO SÁNH

2. TÌNH THẾ CẤP THIẾT


Tóm lại, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là việc làm không trái pháp luật và không có lỗi;

- Thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và trong trường hợp
đặc biệt là quyền tự do của công dân;

- Mục đích bảo vệ lợi ích Nhà nước, tập thể hoặc lợi ích chính đáng của công dân là dấu hiệu bắt
buộc của tình thế cấp thiết, có thể kết hợp với đạo đức xã hội;

- Lợi ích cần hy sinh trong tình thế cấp thiết không những phải nhỏ hơn lợi ích được bảo vệ mà còn
phải phù hợp với đạo đức xã hội.

Như vậy, hành vi của một người cố ý tạo nên nguy cơ rồi từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà
nước, của tập thể hoặc của công dân thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
II. SO SÁNH

Cơ sở phát sinh
quyền phòng vệ chính đáng:

Khoản 1, Điều 22, BLHS quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì
bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi
xâm hại các lợi ích nói trên.” 
quyền hành động trong tình thế cấp thiết:

Khoản 1, Điều 23, BLHS quy định: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì
muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là
phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”
II. SO SÁNH
Nội dung
quyền phòng vệ chính đáng:

Bản chất của hành vi phòng vệ chính đáng là ngăn chặn sự tấn công bất hợp
pháp, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đe dọa gây ra. Theo Điều 22 BLHS, hành
vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người đang có hành vi xâm
phạm, mục đích là ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi trên có thể gây
ra.
quyền hành động trong tình thế cấp thiết:

Người hành động trong tình thế cấp thiết được phép gây thiệt hại mà
không phải chịu TNHS về việc gây thiệt hại này với điều kiện thiệt hại
gây ra nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra.
V. PHẠM VI
II. SO SÁNH
Phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng:

Phòng vệ chính đáng không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi có tính gây thiệt hại cho xã
hội. Phòng vệ chính đáng cũng không đòi hỏi phương pháp, phương tiện người phòng vệ được phép sử dụng phải tương tự với
phương pháp, phương tiện người có hành vi xâm phạm sử dụng.

Căn cứ đánh giá sự cần thiết của phòng vệ chính đáng:

-  Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm phạm

-  Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra

-  Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi xâm phạm

-  Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người có hành vi xâm phạm sử
dụng

-  Khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể.

Như vậy, sự cần thiết nói trong phòng vệ chính đáng chỉ đòi hỏi là sự cần thiết tương đối.
V. PHẠM VI

Phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết:

Thông thường, thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản. Về

nguyên tắc, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận thiệt hại về tính mạng trong

tình thế cấp thiết. Thiệt hại này chỉ được chấp nhận trong tình thế đặc biệt.

Như vậy, khi có cơ sở được hành động trong tình thế cấp thiết, mỗi người đều

có thể được b phép gây ra thiệt hại nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn. Sự

so sánh hai thiệt hại này được xét cả về tính chất và mức độ của thiệt hại.
CÂU HỎI
Câu 1: A và H xảy ra mâu thuẫn trong công việc dẫn đến xô xát
thì được anh C can ngăn nhưng bất thành. A cầm 2 con dao tiếp
tục xông vào chém H liên tiếp. Trong lúc giằng co, do H dùng
nón bảo hiểm đỡ được nên 1 trong 2 con dao bị văng ra chỗ kệ
bồn. Ngay sau đấy, H nhặt được con dao đó ở kệ bồn chém lại
3 nhát, trong đó 1 nhát trúng vào cổ của A. Hậu quả A tử vong.
Hỏi trường hợp của H có phải phòng vệ chính đáng không? 

1.Có. Vì đây là tình thế cấp thiết.


2.Có. Vì đó là sự kiện bất ngờ
3.Không. Vì đây là vượt quá phòng vệ chính đáng.
4.Không xác định.
CÂU HỎI
Câu 2: Khi thử nghiệm 1 loại vacxin chống Covid- 19 mới, các nhà nghiên cứu đã thí
nghiệm, thử nghiệm thuốc nhiều lần trên động vật và thử nghiệm thuốc theo quy định
pháp luật cho kết quả tốt. Để đảm bảo hiệu quả có thực sự tốt thì thuốc đã được sử
dụng trên một số bệnh nhân nhất định, tuân thủ đầy đủ, đúng quy trình liên quan và
cho kết quả tốt, nhưng đến khi thuốc được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thì đã gây
ra hậu quả làm chết người.

Như vậy, các nhà nghiên cứu có phải chịu trách nhiệm hình sự không? 

1.Có. Vì các nhà nghiên cứu đang đe dọa làm ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng.
2.Không. Vì đây là sự kiện bất ngờ.
3.Không. Vì đây là trường hợp rủi ro trong nghiên cứu mà hậu quả xảy ra khi các nhà
khoa học đã làm đúng các thủ tục, biện pháp phòng ngừa.
4. Không thể xác định
CÂU HỎI
Câu 3: Trong lúc đang đợi bạn ở đầu ngõ vào buổi tối, A
nhìn thấy một tên nghiện có vẻ đang chầm chậm tiến về
phía mình, trên tay cầm kim tiêm. Vốn dĩ tên nghiện ấy chỉ
tìm chỗ tối để chích thuốc. Nhưng A lại cho rằng người đó
tiến tới để tấn công mình nên đã dùng dao đâm người này
dẫn đến tổn thương phần bụng. Hỏi A có phải chịu TNHS
không?

1.Có. Vì đây là hành vi cố ý gây thương tích của A từ trước.


2.Có. Vì đây chỉ là phòng vệ tưởng tượng
3.Không. Vì đây là hành vi phòng vệ chính đáng.
4.Không thể kết luận được.
CÂU HỎI
Câu 4: A vay B 50 triệu đồng và hứa một tuần sau, tức ngày 15/07/2020 sẽ trả.
Tuy nhiên, đến ngày đó, B liên lạc với A nhưng không được, đến nhà tìm thì hàng
xóm nói A đã không về nhà từ hôm qua. Nghi là A chạy trốn, B đã lập tức lái xe
máy đi tìm. Chạy xe đến một khu nhà hoang thì B thấy A đang ở đó. B chạy lại
đòi tiền A nhưng A lật lọng không trả. Quá tức giận, B đã đấm A một cái khiến A
ngã xuống đất. B đang định cúi xuống đánh A tiếp thì bất ngờ, A nhặt hòn đá bên
cạnh và đập vào đầu B khiến B chết ngay tại chỗ. Hỏi hành vi của A có tình tiết
loại trừ tình chất gây nguy hiểm cho xã hội không?
A, Có vì đó là phòng vệ chính đáng

B, Có vì đó là trong tình thế cấp thiết

C, Không vì hành vi đó đã vượt quá phòng vệ chính đáng

D, Chưa đủ dữ kiện để kết luận


CÂU HỎI
Câu 5: Anh A và chị B là 2 vợ chồng. Một ngày, khoảng 8h tối, khi A say rượu trở về nhà thấy nhà cửa
bừa bộn, chưa có cơm tối để ăn và không thấy chị B ở nhà nên đã trở nên tức giận. Khoảng 15’ sau chị B
trở về nhà và đi nấu cơm tối cho chồng. Vì đã sẵn bực tức nên anh A đã mắng chửi vợ, gây cớ đánh nhau
sau đó liên tục tát và đấm vào bụng chị B. Trong tình trạng bị thất thế và vốn tức giận khi chồng say
rượu còn chửi mắng và đánh mình, chị B đã lấy con dao đang cầm để nấu thức ăn ra dọa và chém khiến
anh A bị thương. Chị B sau đó đã đưa chồng mình đến bệnh viện. Bệnh viện kết luận vết thương của anh
A chỉ là chấn thương phần mềm, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác, tỷ lệ thương tích là 10%.

Hỏi hành vi của chị B có tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội hay không? Nếu không thì chị
B sẽ phải chịu trách nhiệm về tội gì?

A. Có, vì đây là hành vi tự vệ chính đáng

B. Có, vì đây là hành vi phạm tội trong tình thế cấp thiết

C. Không, chị B phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

D. Chị B không có tội.


CÂU HỎI

Câu 6: Phạm tội do phòng vệ quá sớm/ quá muộn có được coi là vượt
quá phòng vệ chính đáng không?

A. Có, vì hành vi của người gây ra thiệt hại nhằm mục đích ngăn chặn
hành vi xâm hại tới lợi ích của xã hội (do họ biết trước người đó sẽ
tấn công/ sau đó sẽ tấn công người khác)

B. Tùy vào từng trường hợp cụ thể thì sẽ có những kết luận khác nhau

C. Không, vì hành động này không nhằm mục đích năng chặn hành vi
xâm hại tới lợi ích xã hội 

D. Không có đáp án nào đúng


CÂU HỎI

Câu 7: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

A. Đúng, vì bị tâm thần là đã mất năng lực hành vi dân sự nên không
phải chịu TNHS

B. Sai, vì người tâm thần nhưng chưa mất hoàn toàn nhận thức thì vẫn
phải chịu TNHS

C. Đúng, vì căn cứ vào điều 21, BLHS 2015 đã quy định như thế.

D. Sai, vì người bị tâm thần vẫn là chủ thể trực tiếp của hành vi, nên
đây sẽ là tình tiết giảm nhẹ
CÂU HỎI
Câu 8: Chị C đang đi trên đường thì bị tên D chạy vụt qua và cướp mất chiếc túi hàng
hiệu trị giá 50 triệu đồng, trong đó có một chiếc iphone 11 pro max trị giá 25 triệu đồng,
10 triệu đồng tiền mặt cùng với giấy tờ tùy thân. Chị D kêu lớn, anh H nghe thấy đã lập
tức chạy đuổi theo tên D đang tẩu thoát. Đuổi kịp D, anh H kéo hắn lại, vật xuống đất để
lấy lại tài sản cho chị C. Khi bị vật xuống đất, chân của D đã đập vào lan can sắt và bị
gãy. Hỏi hành vi của anh H có tình tiết loại trừ tình chất gây nguy hiểm cho xã hội không?

A, Có vì hành động đó là phòng vệ chính đáng

B, Không vì đó là phòng vệ “ quá muộn” do hành vi xâm phạm đã xảy ra xong

C, Có vì đó là tình huống cấp thiết

D, Không vì thực tế đã xâm phạm đến sức khỏe của D, khiến D bị gãy chân
CÂU
HỎI
Câu 9: G (18t) và L (20t) do mâu thuẫn cá nhân nên cả 2 đã xảy ra xô xát nhẹ với T (18t)- con trai ông H nhưng không
gây thương tích gì cho T. Ông H nổi giận và cùng với con trai T và con trai A (17t) đi tìm G và L để giải quyết. Đến nơi
thấy G và L đang ngồi ăn bánh, 3 cha con đã xông vào đánh G. Khi đó, ông H cầm cục đá, T có mang theo dao. T đâm 2
nhát vào G, ông H dùng đá đập vào đầu G. G cố gắng bỏ chạy nhưng bị 3 cha con đuổi theo. Khi đang đuổi theo G, T đã
nhìn thấy L đang đuổi theo sau nên chạy đuổi L đến cuối ngõ. Tại đây, T cầm dao liên tục khua, chém loạn xạ dọa giết L,
L đá vào cánh tay T làm con dao rơi ra, T đã chống trả được và kẹp cổ L, L bị thất thế nên đã nhặt được con dao mà T làm
rơi rồi đâm T để cố thoát ra nhưng nhát dao đâm vào ổ bụng làm chảy nhiều máu khiến T tử vong tại chỗ. Sau khi gây án,
gia đình đã dẫn L đi tự thú. Hỏi hành vi của L có tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội hay không? Nếu không
thì L sẽ phải chịu TNHS về tội gì?

A.Có, vì L phạm tội trong tình thế cấp thiết

B.Có, vì L phạm tội trong tình trạng bị thất thế, muốn bảo toàn sức khỏe và tính mạng và được coi là phòng vệ chính đáng

C.Không, L phạm tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

D.Không, L phạm tội khác.


CÂU HỎI
Câu 10: Một bác sĩ khoa cấp cứu, vì để bảo toàn tính mạng của người đó nên buộc phải cắt
bỏ phần chân bị hoại tử mà chưa có giấy đồng ý từ người nhà của bệnh nhân (do tình thế quá
gấp). Tuy đã cố gắng hết sức, ca phẫu thuật không có sai sót gì nhưng do thể chất của nạn
nhân quá yếu, nên không thể duy trì tiếp sự sống. Vậy hành vi này của bác sĩ có tình tiết loại
trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội không? nếu không bác sĩ này phải chịu TNHS về tội gì?

A. Không, vì chưa được sự đồng ý của người nhà nạn nhân, vị bác sĩ phạm tội lỗi vô ý do
quá tự tin

B. Không, vì bác sĩ có nghĩa vụ phải biết trước khả năng chịu đựng của bệnh nhân và bác sĩ
phải chịu TNHS cho cái chết của bệnh nhân và trái thủ tục khám chữa bệnh

C. Có, vì Bác sĩ phạm tội trong tình thế cấp thiết

D. Có, vì Bác sĩ không thể biết trước, dự đoán thể chất của nạn nhân nên chỉ phải chịu trách
nhiệm cho việc làm trái thủ tục khám chữa bệnh
THANK YOU YOUR LISTENING

You might also like