You are on page 1of 21

CHƯƠNG 1.

KHÔNG GIAN VECTO


1 Vectơ n chiều và không gian vectơ

Mối liên hệ tuyến tính trong không gian


2 vectơ n chiều

3 Hạng của một hệ vectơ

4
Bài 1. VÉC TƠ N CHIỀU VÀ KHÔNG GIAN VECTƠ

I. Khái niệm vectơ n chiều

II. Các phép toán về vectơ


1. Định nghĩa phép cộng và phép nhân với số
2. Vectơ không và vectơ đối
3. Các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân vectơ với số
4. Phép trừ vectơ

III. Không gian vectơ số học n chiều


I. Khái niệm vectơ n chiều
1. Định nghĩa
ĐN: Vectơ n chiều là một bộ gồm n số thực có thứ tự  x1,x 2 ,...,xn  .
Các vectơ được đặt tên bởi những chữ cái in hoa: X, Y, Z,...

Cho X là một vectơ n chiều tổng quát ta ký hiệu và biểu diễn


theo các cách sau:
 x1 
x 
X  x1,x 2 ,...,xn  ; X =  x1,x 2 ,...,xn  ; X= 2 
 ... 
x 
 n
trong đó xi là thành phần thứ i của vectơ X

Ví dụ:
X = (-1, 2, -4,0, 3) là một vectơ 5 chiều
Thành phần thứ ba của vectơ X đã cho là -4
I. Khái niệm vectơ n chiều
2. Đẳng thức vectơ

ĐN: Hai vectơ n chiều X =  x1,x 2 ,...,xn  , Y =  y1,y 2 ,...,y n 


được gọi là bằng nhau khi và chỉ khi các thành phần tương ứng của
chúng đôi một bằng nhau:
xi = y i, i = 1,2,...,n
Ký hiệu: X = Y

Ví dụ: Cho X =  3,-2,-3  Y =  3,a - 3b,2a - 5b 


Tìm các giá trị của a, b sao cho X = Y

 a - 3b = - 2 a = 1
X=Y   
 2a - 5b = -3 b = 1
I. Khái niệm vectơ n chiều
3. Vectơ không và vectơ đối

Vectơ không: là vectơ có tất cả các thành phần bằng 0.


Ta kí hiệu O hay On =  0,0,…,0 
  
n

Vectơ đối của vectơ n chiều X =  x1,x 2 ,…,xn  là vectơ n chiều:

-X =  -x 1,-x 2 ,…,-x n 

Ví dụ:
Cho vectơ X = ( -3, -2, 0, 1), ta có -X = ( 3, 2, 0, -1)
II. Các phép toán vectơ
1. Định nghĩa phép cộng và phép nhân vectơ với số
ĐN: Tổng của hai vectơ n chiều:
X =  x1,x 2 ,…,x n  , Y =  y1,y 2 ,…,yn 
là một vectơ n chiều, ký hiệu là X + Y và được xác định
như sau: X + Y =  x1 + y1,x 2 + y 2 ,…,x n + y n 
ĐN: Tích của vectơ n chiều X =  x1,x 2 ,…,x n  với số thực α
là một vectơ n chiều, ký hiệu là αX và được xác định như
sau: αX =  αx1,αx 2 ,…,αx n 

Ví dụ: Cho 2 vectơ 4 chiều:


X = (1, 0, 3, -2) và Y = ( -1, 2, 0, 3)
Ta có X + Y = ( 0, 2, 3, 1);
2X = ( 2, 0, 6, -4); 3Y = ( -3, 6, 0, 9)
2X + 3Y = (-1, 6, 6, 5);
II. Các phép toán vectơ
2. Các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân với số
Với X, Y, Z là các vectơ n chiều; k, l là các số bất kỳ

TC1: Phép cộng vectơ có tính chất giao hoán:


X+Y=Y+X
TC2: Phép cộng vectơ có tính chất kết hợp:
(X + Y )+ Z = X + ( Y + Z)

TC3: Với mọi vectơ X: X + O = X


TC4: Với mọi vectơ X: X + (-X) = O
TC5: Với mọi vectơ X: 1.X = X
TC6: Tính phân phối với phép cộng véc tơ: k( X + Y) = kX + kY

TC7: Tính phân phối với phép cộng các số: (k + l)X = k.X + l.X
TC8: Với mọi vectơ X: (kl)X = k(lX) = l(kX)
II. Các phép toán vectơ
3. Phép trừ vectơ
ĐN: Hiệu của hai vectơ n chiều X và Y là một vectơ n chiều,
ký hiệu là X – Y và được xác định như sau:

X – Y = X + (-Y)
NX: Ta có thể thực hiện phép trừ theo công thức:
X =  x1,x 2 ,…,x n  , Y =  y1,y 2 ,…,yn 
X - Y =  x1 - y1,x 2 - y 2 ,…,x n - yn 
III. Không gian vectơ số học n chiều

ĐN: Không gian vectơ số học n chiều là tập hợp tất cả các vectơ n
chiều, cùng với phép cộng vectơ và phép nhân vectơ với số thỏa mãn
8 tính chất đặc trưng ở trên.
Ký hiệu: Không gian vectơ số học n chiều được ký hiệu là Rn

VD: X = ( -1, 2, 0)  R3 ; Z = (1, 0 , 9 , -2 , -5)  R5


Y = ( -2, 0, 3, 5)  R4
Bài 2. MỐI LIÊN HỆ TUYẾN TÍNH TRONG KHÔNG GIAN
VECTƠ Rn

I. Tổ hợp tuyến tính và phép biểu diễn tuyến tính


1. Tổ hợp tuyến tính
2. Phép biểu diễn tuyến tính

II. Sự phụ thuộc – độc lập tuyến tính


1. Khái niệm sự phụ thuộc – độc lập tuyến tính
2. Xét sự phụ thuộc – độc lập tuyến tính của một hệ vectơ
3. Một số ví dụ

III. Một số kết quả cơ bản về sự phụ thuộc – độc lập tuyến tính
I. Tổ hợp tuyến tính và phép biểu diễn tuyến tính
1. Tổ hợp tuyến tính
Trong không gian vectơ Rn cho m vectơ (một hệ vectơ)
X1,X 2 ,…,X m
và m số thực bất kỳ α1,α2 ,…,αm ; Ta lập tổng:
α2 X 2 +...+ αm X m R
n
α1X1 + (*)

ĐN: Mỗi tổng (*) được gọi là một tổ hợp tuyến tính của các vectơ
X1,X 2 ,…,X m α1,α 2 ,…,αm
; Các số được gọi là hệ số của
tổ hợp tuyến tính đó.
I. Tổ hợp tuyến tính và phép biểu diễn tuyến tính
2. Phép biểu diễn tuyến tính
ĐN: Vectơ X biểu diễn tuyến tính qua hệ vectơ X1,X 2 ,…,X m
nếu tồn tại bộ m số thực α1,α2 ,…,αm sao cho:

X = α1X1 + α2 X 2 +…+ αm X m

Ví dụ 1: Cho các vectơ


X1 =  2,-4 
X 2 =  3,5 
X =  7,-3 

Vectơ X có biểu diễn tuyến tính qua hệ vectơ  X1,X 2  hay không?

Trả lời: Biểu diễn được vì: X = 2.X1 +1.X2


Ví dụ 2: Cho các vectơ
X1 =  3,-1,0,5 
X 2 =  4,-2,0,3 
X 3 =  7,-1,0,4 
X =  2,-4,5,-3 

Vectơ X có biểu diễn tuyến tính qua hệ vectơ  X1,X 2 ,X 3  hay không?

Trả lời: Không biểu diễn được vì:

α1,α2 ,α3  X  α1.X1 + α 2 .X 2 + α3 .X 3


II. Sự phụ thuộc tuyến tính và độc lập tuyến tính
1. Khái niệm phụ thuộc – độc lập tuyến tính
ĐN: Ta nói rằng hệ vectơ X1,X 2 ,…,X m phụ thuộc tuyến tính
khi và chỉ khi tồn tại m số thực α1,α2 ,…,αm, trong đó có ít
nhất một số khác không, sao cho:

α1X1 + α2 X 2 +...+ αm X m = On (*)

Ngược lại, nếu đẳng thức (*) chỉ thỏa mãn khi tất cả các hệ số ở
vế trái bằng 0  α1 = α 2 = ... = αm = 0  thì ta nói hệ vectơ độc lập
tuyến tính.
II. Sự phụ thuộc – độc lập tuyến tính
2. Một số ví dụ
Ví dụ 1: Xét sự độc lập tt hay phụ thuộc tt của hệ vectơ trong
không gian vectơ R3
X1 =  2,-1,6  ,X 2 =  3,2,-5  ,X 3 =  2,6,-3 
Lời giải:

Giả sử tồn tại α1,α2 ,α3 để


α1X1 + α2 X 2 + α3X 3 = O3
Khi đó ta có
21  3 2  2 3  0 1  0
 
1  2 2  6 3  0   2  0
6  5  3  0   0
 1 2 3  3
Hệ vectơ { X1, X2, X3} độc lập tuyến tính.
II. Sự phụ thuộc – độc lập tuyến tính
2. Một số ví dụ
Ví dụ 2: Xét hệ vectơ trong không gian vectơ R3
X1 =  4,-2,3  , X 2 =  -1,5,3  , X 3 =  2,-4,-1

Lời giải:
Giả sử tồn tại α1,α2 ,α3 để
α1X1 + α2 X 2 + α3 X 3 = O3
Khi đó ta có
41   2  2 3  0
 41   2  2 3  0
21  5 2  4 3  0  
3  3    0 9 2  6 3  0
 1 2 3

Hệ này có vô số nghiệm. Vậy hệ vectơ đã cho phụ thuộc tuyến


tính.
III. Một số kết quả về sự phụ thuộc - độc lập tuyến tính
ĐL1: Một hệ vectơ n chiều có từ hai vectơ trở lên phụ thuộc tuyến
tính khi và chỉ khi ít nhất một vectơ của hệ đó biểu diễn tuyến tính
qua những vectơ còn lại
HQ1: Một hệ gồm 2 vectơ phụ thuộc tuyến tính khi và chỉ khi
chúng tỷ lệ.

HQ2: Mọi hệ vectơ n chiều chứa vectơ không ( o ) đều phụ thuộc
tuyến tính.
ĐL2: Nếu một hệ vectơ có một hệ con (một bộ phận) phụ thuộc
tuyến tính thì hệ vectơ đó phụ thuộc tuyến tính.

HQ1: Nếu một hệ vectơ độc lập tuyến tính thì mọi hệ con của nó
cũng độc lập tuyến tính.

HQ2: Nếu trong một hệ vectơ có hai vectơ nào đó tỷ lệ thì hệ


vectơ đó phụ thuộc tuyến tính.
Bài 3. HẠNG CỦA MỘT HỆ VECTƠ

I. Khái niệm cơ sở và hạng của một hệ vectơ

II. Các định lý cơ bản về hạng


I. Khái niệm cơ sở và hạng của hệ vectơ
ĐN: Cơ sở của hệ vectơ n chiều X1,X2 ,...,Xm là một hệ con của
nó thỏa mãn hai điều kiện sau:
1. Độc lập tuyến tính;
2. Mọi vectơ của hệ ban đầu biểu diễn tuyến tính qua các vectơ
của hệ con đó.
VD 1: Cho hệ vectơ :
 X1 =  3,-1,-2 

 X2 =  -2,4,3 

 X3 =  4,2,-1
Ta có X1,X2  là một cơ sở của hệ vectơ đã cho . Thật vậy:
 Thứ nhất,  X ,X  độc lập tuyến tính vì chúng không tỉ lệ.
1 2
 Thứ hai , ta có
X3 = 2X1 + X2
Dễ thấy các hệ con  X1,X3  ;  X2 ,X3  cũng là cơ sở của hệ vectơ
đã cho
I. Khái niệm cơ sở và hạng của hệ vectơ
NX1:
Các cơ sở khác nhau của 1 hệ véc tơ (nếu có) có số vectơ bằng
nhau.

ĐN: Hạng của một hệ vectơ là số vectơ trong cơ sở của hệ vectơ


đó.
Ký hiệu: r
VD 2: Với hệ vectơ đã xét ở Ví dụ 1 trên thì ta có:

r   X1,X2 ,X3   = 2
NX2:
Hạng của hệ vectơ không vượt quá số chiều và số vectơ của hệ
đó.
II. Các định lý cơ bản về hạng
ĐL: Hạng của một hệ vectơ chính là số vectơ độc lập tuyến tính
cực đại trong hệ đó

HQ1: Một hệ vectơ phụ thuộc tuyến tính khi và chỉ khi hạng của
hệ vectơ nhỏ hơn số vectơ trong hệ.

Nói cách khác, một hệ vectơ độc lập tuyến tính khi và chỉ khi hạng
của hệ vectơ bằng số vectơ của nó.

HQ2: Nếu hạng của hệ vectơ bằng r thì mọi hệ con gồm r vectơ
độc lập tuyến tính của nó đều là cơ sở của hệ vectơ.

You might also like