You are on page 1of 24

BÀI GIẢNG

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN – KHÍ NÉN



THỦY LỰC

NGÀNH ĐÀO TẠO: CNKT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA


SỐ TÍN CHỈ: 02
CHƯƠNG 4
CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐIỀU
KHIỂN TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN VÀ
THỦY LỰC

NGÀNH ĐÀO TẠO: CNKT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA


SỐ TÍN CHỈ: 02
4.1 Khái niệm cơ bản
Trong hệ thống điều khiển khí nén và thủy lực, ngoài cơ cấu biến
đổi năng lượng, phần tử đưa tín hiệu và xử lý tín hiệu ra, còn có
nhiều cơ cấu điều khiển và điều chỉnh làm các nhiệm vụ khác nhau.
Tùy thuộc vào nhiệm vụ của hệ thống mà các cơ cấu này chia ra
làm 3 loại chủ yếu:

- Cơ cấu chỉnh áp.


- Cơ cấu chỉnh lưu lượng.
- Cơ cấu chỉnh hướng.
4.2 Các phần tử điều chỉnh
Cơ cấu chỉnh áp dùng để điều chỉnh áp suất, có thể cố định hoặc
tăng giảm trị số áp suất trong hệ thống truyền động khí nén và thủy
lực. Cơ cấu chỉnh áp có các loại phần tử sau:
- Van an toàn
- Van tràn
- Van điều chỉnh áp suất
- Rơ le áp suất
- Van tiết lưu
- Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay
- Van chân không
- Van điều chỉnh thời gian
4.2.1 Van an toàn
Van an toàn có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải.
Khi áp suất lớn hơn áp suất cho phép của hệ thống thì dòng áp suất
lưu chất sẽ thắng lực lò xo, và lưu chất sẽ theo cửa T ra ngoài không
khí nếu là khí nén, còn là dầu thì sẽ chảy về lại thùng chứa dầu (hình
4.1)

Hình 4.1 Van an toàn


4.2.2 Van tràn
Nguyên tắc hoạt động của van tràn tương tự như van an toàn. Chỉ
khác ở chỗ khi áp suất cửa P đạt đến giá trị xác định, thì cửa P nối
cửa A, nối với hệ thống điều khiển (hình 4.2)

Hình 4.2 Van tràn


4.2.3 Van điều chỉnh áp suất
Trong một hệ thống điều khiển khí nén và thủy lực một bơm tạo
năng lượng phải cung cấp năng lượng cho nhiều cơ cấu chấp hành
có áp suất khác nhau. Trong trường hợp này ta phải cho bơm làm
việc với áp suất lớn nhất và dùng van giảm áp đặt trước cơ cấu chấp
hành để giảm áp suất đến một trị số cần thiết

Hình 4.3 Van điều chỉnh áp suất


4.2.4 Rơ le áp suất
Rơ le áp suất thường dùng trong hệ thống kí nén thủy lực của các
máy tự động và bán tự động. Phần tử này được dùng như một cơ cấu
phòng quá tải, tức là có nhiệm vụ đóng hoặc mở các công tắc điện,
khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn nhất định và đo đó làm
ngưng hoạt động của hệ thống. Vì đặc điểm đó nên phạm vi sử dụng
của rơ le áp suất được dùng rất rộng rãi, nhất là trong phạm vi điều
khiển.
Nguyên lý hoạt động, cấu tạo và kí hiệu của rơ le áp suất như hình 4.4
Trong điều khiển điện – khí nén rơ le áp suất có thể coi là phần tử
chuyển đổi tín hiệu khí nén – điện. Trong thủy lực nó là phần tử
chuyển đổi tín hiệu dầu – điện.
4.2.4 Rơ le áp suất

Hình 4.4 Rơ le áp suất


4.2.5 Van tiết lưu
Cơ cấu chỉnh lưu lượng để xác định lượng lưu chất chảy qua nó
trong một đơn vị thời gian và như vậy sẽ làm thay đổi vận tốc dịch
chuyển của cơ cấu chấp hành trong hệ thống lưu chất làm việc với
bơm tạo năng lượng với lưu lượng cố định.
Van tiết lưu điều chỉnh lưu lượng lưu chất. Van tiết lưu thường đặt ở
đường ống vào hoặc đường ống ra của cơ cấu chấp hành.
a. Van tiết lưu có tiết diện không thay đổi
Lưu lượng dòng chảy qua khe hở của van có tiết diện không thay
đổi

Hình 4.5
4.2.5 Van tiết lưu
b. Van tiết lưu có tiết diện thay đổi

Hình 4.6 Kí hiệu van tiết lưu có tiết diện thay đổi (tiết lưu 2 chiều)
4.2.6 Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay
Hình 4.7 nguyên lý và kí hiệu van tiết lưu một chiều điều chỉnh
bằng tay. Dòng lưu chất sẽ đi từ A qua B còn chiều ngược lại thì van
một chiều bị mở ra dưới tác dụng của áp suất dòng lưu chất, do đó
chiều này không đảm bảo được tiết lưu

Hình 4.7 Van tiết lưu một chiều


4.2.7 Van chân không
Van chân không có nhiệm vụ tạo ra chân không cung cấp cho đĩa
hút chân không để hút và giữa chi tiết.
Van chân không thường dùng là loại tạo chân không bằng họng
khuếch tán (theo nguyên lý dùng ống Ventury). Khi không khí đi
qua tiết diện hẹp thì tại đó vận tốc của dòng khí tăng lên, tại tiết diện
hẹp đó sẽ tạo ra độ chân không.

Hình 4.8 Van chân không


4.2.8 Van điều chỉnh thời gian
a. Van thời gian thường đóng

Hình 4.9 Van thời gian thường đóng


4.2.8 Van điều chỉnh thời gian
b. Van thời gian thường mở

Hình 4.10 Van thời gian thường mở


4.3 Các phần tử điều khiển
Cơ cấu điều khiển là loại cơ cấu dùng để đóng, mở, nối liền hoặc
ngăn cách các đường dẫn dầu, khí về những bộ phận tương ứng của
hệ thống khí nén thủy lực. Cơ cấu điều khiển thường dùng các loại
sau
- Van một chiều
- Van đảo chiều
4.3.1 Van một chiều
Van một chiều (hình 4.12) dùng để điều khiển dòng năng lượng đi
theo một hướng, hướng còn lại dòng năng lượng bị chặn lại. Trong
hệ thống điều khiển khí nén thủy lực van một chiều thường đặt ở
nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào những mục đích khác nhau.

Hình 4.12 Van một chiều


4.3.2 Van đảo chiều
4.3.2 Van đảo chiều
Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách
đóng, mở hay chuyển đổi vị trí, để thay đổi hướng của dòng năng
lượng
1. Nguyên lý hoạt động
Khi chưa có tín hiệu tác động vào cửa (12)
thì cửa (1) bị chặn, cửa (2) nối với cửa (3).
Khi có tín hiệu tác động vào cửa (12), thì
nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải,
cửa (1) sẽ nối với cửa (2) và cửa (3) bị chặn
Trường hợp tín hiệu tác động cửa (12)
mất đi, thì dưới tác dụng của lò xo thì nòng
van sẽ trở về vị trí ban đầu.
4.3.2 Van đảo chiều
2. Ký hiệu van đảo chiều
Chuyển đổi vị trí của nòng van được biểu diễn bằng các ô vuông liền
kề nhau với các chữ cái 0,a,b,c...hay các số 0,1,2...

Vị trí “0” được ký hiệu là vị trí mà khi chưa có tác động của tín hiệu
ngoài vào. Đối với van có ba vị trí thì vị trí giữa ký hiệu “0” là vị trí
“không”.
Đối với van có hai vị trí, thì vị trí “không” có thể là “a” hay”b”,
thông thường vị trí bên phải là vị trí “không”
4.3.2 Van đảo chiều
2. Ký hiệu van đảo chiều

Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường thẳng có hình mũi
tên, biểu diễn hướng chuyển động của dòng khí nén qua van.
Trường hợp dòng khí nén bị chặn được biểu diễn bằng dấu gạch
ngang
4.3.2 Van đảo chiều
Nếu ký hiệu lò xo nằm ngay phía bên phải
của van đảo chiều thì van đảo chiều đó có
vị trí “không”, vị trí đó là ô vuông bên phải
của ký hiệu van đảo chiều và được ký hiệu
“0”. Điều đó có nghĩa là chừng nào chưa có
tín hiệu tác động vào nòng van thì lò xo tác
động giữ vị trí đó. Dưới đây là một số ký
hiệu mô tả các loại tín hiệu tác động vào
nòng van đảo chiều
4.3.2 Van đảo chiều
3. Tín hiệu tác động
a. Tín hiệu tác động bằng tay
4.3.2 Van đảo chiều
2. Ký hiệu van đảo chiều
b. Tín hiệu tác động bằng cơ, khí, điện

You might also like