You are on page 1of 63

BÀI GIẢNG TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN

ĐẦU KHÓA NĂM HỌC 2021-2022


Nội dung bài giảng

I Các văn bản quản lý đào tạo và chương trình đào tạo

II Một số khái niệm cơ bản

III Đăng ký học tập từng học kỳ

IV Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần

V Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin

VI Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ


Nội dung bài giảng
VII Học cùng lúc hai chương trình

VIII Chuyển ngành, chuyển hình thức đào tạo

IX Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo

X Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ

XI Xét và công nhận tốt nghiệp

XII Tổ chức đăng ký kế hoạch học tập toàn khóa cho K57
I. Các văn bản quản lý đào tạo & chương trình đào tạo
1. Các văn bản, quy định về hoạt động quản lý đào tạo
- daotao.tmu.edu.vn Văn bản quản lý
- Quyết định số 1119/QĐ-ĐHTM ngày 24/07/2021 về việc “Ban hành
Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại”
- Quyết định số 979/QĐ-ĐHTM ngày 15/11/2016 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương mại về việc “Ban hành chuẩn đầu ra Tiếng
Anh, Tiếng Pháp áp dụng cho sinh viên đại học hệ chính quy từ khóa
2016 (Khóa 52)” (chỉ áp dụng cho sinh viên thuộc chương trình đào
tạo đặc thù)
- Quyết định số 973/QĐ-ĐHTM ngày 04/09/2020 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương mại v/v ban hành Quy định về chuẩn đầu ra
tiếng Anh áp dụng cho sinh viên trình độ đại học của Trường Đại học
Thương mại (áp dụng cho SV ĐHCQ thuộc các CTĐT chuẩn TS từ
năm 2019-khóa 55; chuyên ngành Tiếng Pháp TM, Tiếng Trung TM
tuyển sinh từ năm 2020-K56; SV ĐHCQ thuộc CTĐT chất lượng cao
TS từ năm 2020-K56)
1. Các văn bản, quy định về hoạt động quản lý đào tạo
- Thông báo số 766/TB-ĐHTM-QLĐT ngày 10/10/2018 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương mại về việc “Tổ chức thi đánh giá chuẩn kỹ năng
tiếng Anh và công nghệ thông tin cho sinh viên chính quy”;
- Thông báo số 801/TB-ĐHTM-QLĐT ngày 10/09/2019 Quy định học và thi
chuẩn Tiếng anh từ K53 không thuộc khoa N
- Quyết định số 634/QĐ-ĐHTM ngày 26/09/2017 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Thương mại về việc ban hành “Quy định về yêu cầu chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin đối với sinh viên trình độ đại học hệ chính quy
không thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý”;
- Quyết định số 923/QĐ-ĐHTM ngày 16/08/2019 Quy định về hoạt động
khảo thí của trường ĐHTM
- Quyết định số 725/QĐ-ĐHTM ngày 17/06/2019 Quy định hoạt động đảm
bảo chất lượng trường ĐHTM
- Quyết định 1529/QĐ-ĐHTM ngày 24/12/2020 V/v ban hành Quy định về
đào tạo và khảo thí các học phần Giáo dục thể chất của Trường Đại học
Thương Mại
1. Các văn bản, quy định về hoạt động quản lý đào tạo
Địa chỉ truy cập các văn bản quản lý đào tạo
2. Chương trình đào tạo
a. Chương trình đào tạo và kế hoạch toàn khóa

* daotao.tmu.edu.vn Chương trình đào tạo và KH toàn khóa


1. Đại trà
2. Chất lượng cao

3. Đặc thù
4. Danh sách học phần thay thế
2. Chương trình đào tạo
b. Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo

* tmu.edu.vn Hoạt động khoa học


Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cử nhân


Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo Ngành…
2. Chương trình đào tạo
b. Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo
2. Chương trình đào tạo
c. Kết quả học tập theo chương trình đào tạo

* dangky.tmu.edu.vn Đăng nhập

Kết quả học tập theo Chương trình đào tạo


2. Chương trình đào tạo
c. Kết quả học tập theo chương trình đào tạo
2. Chương trình đào tạo
c. Kết quả học tập theo chương trình đào tạo
2. Chương trình đào tạo
c. Kết quả học tập theo chương trình đào tạo
II. Một số khái niệm cơ bản
1. Tín chỉ học tập
Tín chỉ học tập (TC) là đơn vị qui chuẩn dùng để lượng hóa
khối lượng kiến thức và khối lượng học tập, giảng dạy trong
quá trình đào tạo. Tín chỉ học tập cũng là đơn vị để đo lường
tiến độ và đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số
lượng tín chỉ đã tích lũy được.
2. Tín chỉ học phí
Tín chỉ học phí (TCHP) là đơn vị dùng để lượng hóa chi phí
của các hoạt động giảng dạy, học tập cho từng loại học phần mà
sinh viên theo học phải đóng góp
3. Học phần
- Khái niệm: Học phần là bộ phận kiến thức tương đối trọn vẹn
về nội dung khoa học có khối lượng từ 2 đến 5 TC (trừ học
phần đặc biệt), được tổ chức giảng dạy và học tập trong cùng
một học kì. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số và có
cấu trúc gồm 2 hoặc 3 nhóm số:
II. Một số khái niệm cơ bản
3. Học phần
+ Nhóm số thứ nhất để chỉ số tiết giảng lý thuyết; tổ chức kiểm tra giữa học
phần.
+ Nhóm số thứ hai để chỉ số tiết thảo luận của các nhóm sinh viên ở
trênlớp/thực hành ở phòng thực hành chuyên dụng/tại doanh nghiệp hoặc tại
một địa điểm khác do Hiệu trưởng quy định.
+ Nhóm số thứ ba để chỉ số tiết giảng của học phần có báo cáo thực tế được
giảng dạy bởi các chuyên gia của doanh nghiệp/nhà tư vấn hoạch định chính
sách trong lĩnh vực đào tạo.
- Các dạng học phần: Học phần bắt buộc , học phần tự chọn, học phần tiên
quyết, học phần học trước, học phần song hành, học phần tương đương/thay
thế, học phần lý thuyết và thực hành, học phần thực hành, học phần đặc biệt
4. Lớp hành chính/ lớp học phần
- Lớp hành chính là lớp sinh viên được tổ chức theo khóa tuyển sinh, theo chuyên
ngành và được duy trì ổn định trong cả khóa học, đảm bảo nguyên tắc quản lý toàn
diện sinh viên gắn với tổ chức của các khoa chuyên ngành/Viện Hợp tác quốc tế
- Lớp học phần được tổ chức theo từng học phần, được ký hiệu bằng một mã số riêng
theo năm học, dựa vào kết quả đăng ký học tập được duyệt của sinh viên và được
phòng Quản lý đào tạo thành lập theo qui định chung theo từng học kỳ
II. Một số khái niệm cơ bản
5. Thời gian học tập toàn khóa
Thời gian học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy
đơn ngành đối với người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là 4 năm.
Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể lựa chọn rút ngắn (học
theo tiến độ nhanh) hoặc kéo dài (học theo tiến độ chậm) thời gian đào tạo theo
qui định chung như sau:
- Thời gian học tập toàn khóa rút ngắn tối đa tương đương 2 học kỳ chính;
- Thời gian học tập toàn khoá tối đa là 7 năm.
- Sinh viên thuộc các đối tượng ưu tiên theo qui định của Qui chế tuyển sinh
không bị giới hạn bởi thời gian đào tạo tối đa trên.
6. Kế hoạch giảng dạy và học tập
- Một năm học được tổ chức thành hai học kỳ chính và một học kỳ phụ
+ Học kỳ I và học kỳ II là các học kỳ chính, mỗi học kỳ có 15 tuần học và 3 tuần
thi (trừ học kỳ đầu của khóa học)
+ Học kỳ III là học kỳ phụ có từ 4 đến 6 tuần học và thi. Học kỳ III giúp sinh
viên có điều kiện học lại, học bù hoặc học vượt. Kết quả học tập học kỳ III được
tính vào kết quả và xếp loại học tập của học kỳ II năm học đó.
(Chú ý: Giảng viên giới thiệu và hướng dẫn chi tiết sinh viên đầu khóa kế hoạch
học kỳ và các thông tin trên TKB thuộc chuyên ngành của SV)
III. Đăng ký học tập từng học kỳ
1. Cách thức và thời gian đăng ký
a. SV truy cập vào Website của Trường (http://dangky.tmu.edu.vn) để xem xét kế
hoạch/TKB giảng dạy dự kiến và đăng ký học bằng tài khoản của sinh viên được nhà
trường cấp
Tên truy cập: mã sinh viên và Mật khẩu ban đầu: 1234567
b. Thực hiện việc đăng ký theo hướng dẫn
c. Xem kết quả đăng ký và thời khóa biểu cá nhân từng sinh viên trong tài khoản của
SV và thời khóa biểu học tập toàn trường trên website: http://dangky.tmu.edu.vn
- Tất cả các thao tác đăng ký được thực hiện theo phương thức trực tuyến (online).
- Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn quy mô tối thiểu quy định/1 lớp học phần
do Hiệu trưởng quyết định tùy thuộc vào tính chất học phần, trong từng giai đoạn cụ
thể thì lớp học phần sẽ không được tổ chức.
- Trước khi bắt đầu học kỳ ít nhất 1 tuần, Trường thông báo thời khóa biểu chính thức
của học kỳ trên trang Website của Trường (http://dangky.tmu.edu.vn).
- Trong 3 tuần đầu của mỗi học kỳ, Trường thông báo lịch thi, hình thức thi của các
học phần trên trang Website của Trường (http://dangky.tmu.edu.vn).
d. Thủ tục đăng ký của học kỳ phụ được thực hiện tương tự như ở học kỳ chính và
được thông báo cụ thể bằng văn bản ít nhất 4 tuần trước học kỳ.
III. Đăng ký học tập từng học kỳ
2. Khối lượng đăng ký
- Học kỳ chính
+ Sinh viên phải đăng ký khối lượng học tập tối thiểu 12TC
+ Sinh viên đăng ký khối lượng học tập tối đa:
Sinh viên đang trong thời gian xếp loại học lực yếu/kém tính theo điểm
trung bình tích lũy (ĐTBTL) được đăng ký tối đa 20TC;
Sinh viên được xếp loại học lực từ trung bình tính theo ĐTBTL trở lên
được đăng ký tối đa 25TC.
- Học kỳ phụ (học kỳ III) là học kỳ không bắt buộc đối với SV. Việc
đăng ký trong học kỳ III và những trường hợp đặc biệt sẽ được thông báo
cụ thể bằng văn bản trước học kỳ.
- SV không đăng ký học tập trong học kỳ chính mà không được sự
cho phép của nhà trường thì xem như tự ý bỏ học và chịu hình thức kỷ
luật theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục - đào tạo và của Trường
III. Đăng ký học tập từng học kỳ
3. Đăng ký học lại, học cải thiện
- SV có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần
đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt.
- SV có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần
đó hoặc đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
- SV có học phần đạt mức D, D+, C, C+, B, B+ được phép đăng ký học
lại để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy ở các học kỳ tiếp
theo.
- Đối với học phần tự chọn, nếu sinh viên tích lũy số tín chỉ nhiều
hơn yêu cầu của nhóm học phần tự chọn, khi xét tốt nghiệp được
lựa chọn học phần có điểm cao để tính vào điểm trung bình chung
tích lũy. Trường hợp sinh viên muốn lấy tất các học phần tự chọn
đã học, phải làm đơn gửi phòng Quản lý đào tạo chậm nhất 2 tuần
trước ngày Hội đồng nhà trường họp xét tốt nghiệp.
III. Đăng ký học tập từng học kỳ
4. Đăng ký bổ sung và rút bớt trong từng học kỳ
a. Đăng ký rút bớt hoặc bổ sung học phần trước khi bắt đầu học kỳ chính
- Trước khi bắt đầu học kỳ chính, Trường tổ chức đăng ký rút bớt và đăng ký bổ
sung học phần đợt 1. Lịch đăng ký rút bớt, đăng ký bổ sung học phần sẽ được
thông báo cùng với lịch đăng ký học tập lần đầu.
- Đăng ký rút bớt học phần được tiến hành trước đăng ký bổ sung học phần
b. Đăng ký rút bớt hoặc bổ sung học phần trong học kỳ chính
- Trong học kỳ chính, Trường tổ chức đăng ký rút bớt và đăng ký bổ sung học
phần đợt 2.
- SV đã đăng ký rút bớt thì không được phép đăng ký bổ sung học phần và ngược
lại. Thời gian đăng ký rút bớt và đăng ký bổ sung học phần được quy định như sau:
+ SV đăng ký rút bớt học phần trong tuần thứ nhất của học kỳ chính
+ SV đăng ký bổ sung học phần trong tuần thứ hai của học kỳ chính.
c. SV không được phép đăng ký rút bớt hoặc đăng ký bổ sung học phần trong
học kỳ phụ. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
B1. SV Truy cập trang http://dangky.tmu.edu.vn và đăng nhập TK
cá nhân SV
VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KỲ HỌC TẬP
VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KỲ HỌC TẬP
B2. Xem TKB và lựa chọn LHP sẽ đăng ký

ĐĂNG KÝ HỌC TẬP


VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KỲ HỌC TẬP

• B3. Thực hiện đăng ký học tập


VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KỲ HỌC TẬP
B3. Thực hiện đăng ký học tập
VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KỲ HỌC TẬP
B4. Xem thời khóa biểu dự kiến
VÍ DỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KỲ HỌC TẬP
B5. Kết thúc làm việc
IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
1. Học phần lý thuyết và thực hành
Điểm chuyên
0.1
cần

Điểm học phần Điểm thực


0.3
(thang điểm 10) hành

Điểm thi hết


học phần 0.6

2. Học phần thực hành


Điểm chuyên
cần và đổi mới
0.4
phương pháp
Điểm học phần học tập
(thang điểm 10)
Điểm trung
bình các bài 0.6
thực hành
IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
3. Điều kiện dự thi kết thúc học phần
SV không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần trong các trường hợp sau:
- Bị 0 điểm chuyên cần với học phần Lý thuyết và thực hành.
- Bị 0 điểm đổi mới phương pháp với học phần Lý thuyết và thực hành.
- Bị 0 điểm chuyên cần và đổi mới phương pháp với học phần thực hành.
- Không nộp học phí đầy đủ và đúng thời gian quy định của Trường mà không có lý do
chính đáng.
4. Cách tính điểm học phần
- Sinh viên chỉ được tính điểm học phần nếu không vi phạm điều kiện dự thi kết thúc học
phần.
- Điểm học phần được tính theo công thức sau:
hp i
Đ =∑ĐK i
Trong đó:
hp
+ Đ : Điểm học phần, chấm chính xác đến 1 chữ số thập phân.
i
+ Đ : Điểm thành phần i
i
+ K : Trọng số điểm thành phần i
IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
5. Cách quy đổi điểm HP từ thang điểm 10 sang thang điểm chữ và thang điểm 4
(đối với đánh giá điểm học phần có phân mức và có tính vào điểm TB học tập)
TT Thang điểm Thang điểm Thang điểm Xếp loại Ghi chú
10 chữ 4 học phần

1 8,5-10 A 4,0 Đạt  

2 8,0-8,4 B+ 3.5 Đạt  

3 7,0-7,9 B 3.0 Đạt  


4 6,5-6,9 C+ 2.5 Đạt  

5 5,5-6,4 C 2.0 Đạt  

6 5,0-5,4 D+ 1.5 Đạt  

7 4,0-4,9 D 1.0 Đạt  

8 <4.0 F 0 Không đạt  


IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
6. Xử lý người học vi phạm quy định về hoạt động khảo thí
- Xử lý người học vi phạm quy định về làm bài kiểm tra giữa học phần (đối với
học phần lý thuyết và lý thuyết + thực hành) như sau:
+ SV vắng mặt không có lý do chính đáng trong giờ kiểm tra (có thông báo
trước) sẽ phải nhận điểm 0.
+ SV có lý do chính đáng do khoa, đơn vị quản lý hoặc cơ sở liên kết đào tạo
xác nhận sẽ được đăng ký dự kiểm tra lại, sau đó giảng viên phụ trách học phần
sẽ tổ chức kiểm tra lại trong quá trình học học phần. Nếu không đăng ký kiểm
tra lại sẽ phải nhận điểm 0.
- Xử lý người học vi phạm quy định về thi kết thúc học phần:
SV bị xử lý kỷ luật trong giờ thi kết thúc học phần ở mức khiển trách sẽ bị trừ
25% điểm toàn bài thi, ở mức cảnh cáo trừ 50% và ở mức đình chỉ thi phải nhận
điểm 0.
- SV vi phạm các quy định khảo thí khác sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện
hành của Trường.
IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
7. Cách tính điểm trung bình học kỳ/năm học/tích lũy
- Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã đăng ký và được duyệt trong một
học kỳ (điểm TBHK), trong một năm học (điểm TBNH) tính theo điểm học phần và trọng
số là số tín chỉ của học phần đó
- Điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL) là điểm trung bình của những học phần mà sinh viên
đã tích lũy được tính từ đầu khóa học tới thời điểm xét tính theo điểm của học phần và trọng
số là số tín chỉ của học phần đó (ĐTBTL được tính theo điểm cao nhất của học phần).
- Điểm trung bình học kỳ/năm học/tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn
đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:
- M là điểm trung bình học kỳ/năm học/tích lũy
- mi là điểm học phần thứ i
- ni là số tín chỉ của học phần thứ i
- N là tổng số học phần đăng ký và được duyệt của học kỳ/năm học hoặc hoặc tổng số học phần đạt từ
đầu khóa học đến thời điểm xét (ĐTBTL được được tính theo điểm cao nhất của học phần)
IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
8. Xếp trình độ năm đào tạo và xếp loại học lực
a. Xếp trình độ năm đào tạo
- Sinh viên năm thứ nhất: Nếu có số TC tích lũy dưới 30.
- Sinh viên năm thứ hai: Nếu có số TC tích lũy từ 30 đến dưới 60.
- Sinh viên năm thứ ba: Nếu có số TC tích lũy từ 60 dến dưới 90.
- Sinh viên năm thứ tư: Nếu có số TC tích lũy từ 90 trở lên.
b. Xếp loại học lực
Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình tích luỹ, điểm trung bình học kỳ/năm học,
sinh viên được xếp loại học lực như sau:
•Từ 3,60 đến 4,00: Xuất sắc;
•Từ 3,20 đến 3,59: Giỏi;
•Từ 2,50 đến 3,19: Khá;
•Từ 2,00 đến 2,49: Trung bình;
•Từ 1,00 đến 1,99: Yếu;
•Dưới 1,00: Kém.
IV. Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học phần
9. Cách tính điểm học phần giáo dục thể chất (GDTC) Chuyên
1 học phần Giáo duc thể Thang điểm 10 cần (0.4)
bắt buộc chất chung Điểm kiểm
tra thực
Chương trình hành (0.6)
Giáo dục thể Cầu lông
Chuyên cần
chất Bóng chuyền Thang
điểm 10 (0.4)
2 học phần Bóng ném
tự chọn Bóng bàn Điểm kiểm
tra thực
Cờ vua hành (0.6)
Bóng rổ

- Mỗi học kỳ Trường chỉ tổ chức kiểm tra thực hành một lần vào buổi học cuối cùng
của học phần
- Điều kiện dự thi: Để được kiểm tra thực hành học phần, sinh viên phải tham gia
học ít nhất 70% số tiết học của học phần
- Kết quả thi: Đạt yêu cầu (điểm học phần >=5.0) và không đạt yêu cầu ( điểm học
phần GDTC là điểm đánh giá không phân mức và không tính vào điểm TB học tập)
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh
a. Quy định về học các HP Tiếng Anh trong CTĐT
- SV từ khóa 55 (K55) được lựa chọn đăng ký học tại Trường theo kế hoạch và
lịch trình giảng dạy do phòng QLĐT xây dựng hoặc tự học 03 học phần Tiếng
Anh cơ bản trong CTĐT, gồm: Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3. Các
học phần Tiếng Anh chuyên ngành 1, Tiếng Anh chuyên ngành 2 có đánh giá
điểm HP nên sinh viên phải đăng ký học tại Trường theo kế hoạch và lịch trình
giảng dạy do phòng QLĐT xây dựng.
• Lưu ý: SV lựa chọn tự học các học phần Tiếng Anh cơ bản trong chương trình đào
tạo phải đảm bảo đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định khi xét đi thực tập và
làm tốt nghiệp hoặc khi xét tốt nghiệp.
- SV thuộc chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù phải học tất cả các học phần
Tiếng Anh trong CTĐT theo kế hoạch và lịch trình giảng dạy do phòng QLĐT
xây dựng.
- SV chương trình CLC có chứng chỉ quốc tế tiếng Anh (TOEFL IBT: 65 và
IELTS: 5.5 trở lên) còn hiệu lực được miễn học, miễn thi 2 học phần Basic
IELTS 1 và Basic IELTS 2. Các học phần Expanding IELTS 1, Expanding
IELTS 2, Developing IELTS 1, Developing IELTS 2 được giảng dạy tiếng Anh
theo định hướng nghề nghiệp nên SV phải học theo kế hoạch và lịch trình
giảng dạy do phòng QLĐT xây dựng.
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh
b. Quy định về thi các HP Tiếng Anh trong CTĐT
- Đối với sinh viên từ K55 chỉ được tham dự kỳ thi đánh giá chuẩn
đầu ra Tiếng Anh do Trường tổ chức khi học tại Trường đầy đủ 03
học phần Tiếng Anh cơ bản trong chương trình đào tạo;
- Đối với chương trình đặc thù và chương trình chất lượng cao: SV
được tham dự kỳ thi đánh giá chuẩn đầu ra Tiếng Anh do Trường tổ
chức sau khi đã hoàn thành toàn bộ các học phần tiếng Anh trong
chương trình đào tạo.
- Đối với sinh viên học chương trình đào tạo thứ 2: áp dụng các quy
định chuẩn đầu ra tiếng Anh như sinh viên chương trình đào tạo thứ
nhất.
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh
b. Quy định về thi các HP Tiếng Anh trong CTĐT
- Mỗi năm Nhà trường tổ chức 2 kỳ thi đánh giá chuẩn đầu ra Tiếng
Anh
Lưu ý: Sinh viên được dự thi lần 1 theo lịch thi do Phòng Quản lý
đào tạo xây dựng, không phải đăng ký thi và không phải nộp lệ phí
thi. Trường hợp sinh viên không đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo
quy định của Trường hoặc bỏ thi lần 1, sinh viên được đăng ký thi
lại vào kỳ thi sau và phải nộp lệ phí thi theo quy định của Nhà
trường.
- Hướng dẫn làm bài thi đánh giá chuẩn đầu ra Tiếng Anhvà công
nhận đạt chuẩn đầu ra do trường ĐHTM ban hành SV xem chi tiết
tại trang dangky.tmu.edu.vn
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh
c. Chuẩn đầu ra Tiếng Anh
* Chuẩn đầu ra Tiếng Anh đối với sinh viên không thuộc ngành Ngôn ngữ Anh
- Áp dụng chuẩn đầu ra Tiếng Anh trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo (tương đương cấp B1 - CEFR:
Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu).
- Công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ khi sinh viên đáp ứng được một trong
các điều kiện sau đây:
+ Có kết quả đánh giá đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc trong kỳ
thi đánh giá năng lực tiếng Anh do Nhà trường tổ chức
+ Có một trong những chứng chỉ quốc tế Tiếng Anh đạt mức tương đương
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh
c. Chuẩn đầu ra Tiếng Anh
* Chuẩn đầu ra Tiếng Anh đối với sinh viên không thuộc ngành Ngôn ngữ Anh:
+ Có một trong những chứng chỉ quốc tế Tiếng Anh còn hiệu lực (tính đến ngày
xét đi thực tập và làm tốt nghiệp/tốt nghiệp) đạt mức tương đương sau đây:

STT Chứng chỉ Tổ chức cấp


1 TOEIC 450 Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ (ETS)
2 Hội đồng Anh (British Council);IDP(Úc)
IELTS 4.5
hoặc ESOL (Anh)
3 TOEFL iBT 45 Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ (ETS)

Chú ý: Sinh viên thuộc chương trình đào tạo đặc thù vẫn áp dụng
chuẩn đầu ra tiếng Anh theo Quyết định số 979/QĐ-ĐHTM ngày
15/11/2016, theo đó chứng chỉ TOEFL PBT 450 vẫn được chấp nhận
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh

c. Chuẩn đầu ra Tiếng Anh


* Chuẩn đầu ra Tiếng Anh cho ngành Ngôn ngữ Anh
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh
tương đương trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày
24/1/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Công nhận đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh khi sinh viên đạt được điểm kết
thúc học phần từ mức D trở lên đối với các học phần ngành và chuyên
ngành trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh.
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
1. Quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh

d. Trước khi đăng ký thực tập và làm tốt nghiệp, sinh viên
phải có kết quả thi đánh giá năng lực tiếng Anh đạt chuẩn
đầu ra theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 973/QĐ-
ĐHTM ngày 04/09/2020 hoặc có một trong các chứng chỉ
quốc tế tiếng Anh còn hiệu lực với kết quả tương đương
hoặc cao hơn so với chuẩn đầu ra theo quy định.
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
2. Quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin
a. Thời gian tổ chức thi và đối tượng dự thi đánh giá chuẩn KN SD CNTT
- Mỗi năm Nhà trường tổ chức 2 kỳ thi đánh giá chuẩn kỹ năng sử dụng
CNTT vào thứ bảy, chủ nhật các tuần sau khi kết thúc thi học kỳ 1 và học
kỳ 2.
- Nhà trường chỉ tổ chức thi cho những SV đã học HP Tin học quản lý tại
trường và phải đảm bảo số tiết học trên lớp tổi thiểu bằng 60% số tiết quy
định cho học phần.
- Hướng dẫn làm bài thi đánh giá chuẩn KN SD CNTT và công nhận đạt
chuẩn KN SD CNTT do trường ĐHTM cấp xem chi tiết tại trang
dangky.tmu.edu.vn
- Lưu ý: Sinh viên được dự thi lần 1 theo lịch thi do Phòng QLĐT xây
dựng, không phải đăng ký thi và không phải nộp lệ phí thi. Trường hợp
SV thi không đạt hoặc bỏ thi lần 1, sinh viên được đăng ký thi lại vào kỳ
thi sau và phải nộp lệ phí thi theo quy định của Nhà trường.
V. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin
2. Quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin
b. Công nhận đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
- Công nhận đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT khi SV đáp ứng được một trong các điều
kiện sau đây:
+ Có kết quả đánh giá đạt từ 5 điểm trở lên trong kỳ thi đánh giá chuẩn kỹ năng sử
dụng CNTT do nhà Trường tổ chức. Chứng nhận đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản
do trường ĐHTM cấp có hiệu lực 36 tháng tính từ ngày có quyết định công nhận đạt
chuẩn.
+ Có chứng chỉ quốc tế IC3 (Digital Literacy Certification) do Tổ chức tin học thế
giới Certiport cấp còn hiệu lực tối thiểu 12 tháng tính từ thời điểm trường xét tốt nghiệp.
+ Có chứng chỉ MOS (Microsoft Office Specialist) cho 3 kỹ năng Word, Excel,
PowerPonint do Tổ chức tin học thế giới Certiport cấp còn hiệu lực tối thiểu 12 tháng tính
từ thời điểm trường xét tốt nghiệp.
- Sinh viên có chứng chỉ quốc tế IC3 đạt yêu cầu ở trình độ tương ứng hoặc chứng chỉ
MOS cho 3 kỹ năng như trên được miễn học học phần Tin học quản lý, nhưng phải nộp
đơn xin miễn học cho Phòng Quản lý đào tạo 02 tuần trước khi học kỳ bắt đầu. Đơn kèm
theo bản sao có công chứng chứng chỉ và xuất trình bản gốc để kiểm tra, đối chiếu.
VI. Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập
+ ĐTBCTL<1.20 (SV năm thứ 1)
ĐTBCTL<1.40 (SV năm thứ 2)
ĐTBCTL<1.60 (SV năm thứ 3)
ĐTBCTL<1.80 (SV năm thứ 4)
+ ĐTBCHK<0.80 (HK đầu khóa học); ĐTBCHK<1.00 (các HK tiếp theo)
+ SV không đăng ký học tập trong học kỳ chính
2. Sinh viên thuộc diện thôi học vì kết quả học tập
+ Bị cảnh báo kết quả học tập 2 kỳ liên tiếp
+ Có tổng số lần bị CBKQHT > 4 lần
+ Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường
VII. Học cùng lúc hai chương trình
1. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo
chínhở chương trình thứ nhất;
- Sau khi được xếp trình độ năm thứ hai đối với chương trình thứ nhất, sinh
viên được quyền đăng ký học chương trình thứ hai khi đáp ứng 01 trong 02
điều kiện sau:
+ Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp
ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển
sinh.
+ Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp
ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
2. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình
tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện
cảnh báo kết quả học tập thì sinh viên phải dừng học chương trình thứ hai ở học
kỳ tiếp theo.
VII. Học cùng lúc hai chương trình
3. Vào đầu năm học, Trường thông báo chi tiết về việc đăng ký
xét tuyển đại học chính quy chương trình thứ hai. Sinh viên có
nguyện vọng theo học chương trình đào tạo thứ hai thực hiện đăng
ký theo quy định
4. Thời gian tối đa được phép học đối với SV học cùng lúc hai
chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ
nhất
5. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết
quả học tập và chuyển đổi tín chỉ của những học phần đã tích
lũy trong chương trình thứ nhất
6. SV chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ
điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng ký
muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình
thứ hai.
VIII. Chuyển ngành, chuyển hình thức đào tạo
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một ngành đào tạo khác cùng hình thức đào
tạo khi có đủ các điều kiện như sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa theo thời gian
học tập chuẩn toàn khóa tương ứng với từng hình thức đào tạo và không thuộc diện
bị xem xét buộc thôi học theo quy định tại Quy chế này.
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của ngành (chuyên ngành) đào tạo cùng khóa
tuyển sinh;
c) Trường có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với
ngành đào tạo chuyển đến theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Sinh viên có ĐTBTL phải đạt từ 3,00 trở lên.
e) Sinh viên không vi phạm các quy định thuộc Điều Xử lý vi phạm SV trong Quy chế ĐT
trình độ ĐH của Trường và không chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào thuộc Quy định về
công tác sinh viên hiện hành;
f) Được sự đồng ý của Trưởng các đơn vị quản lý sinh viên chuyển đến/chuyển đi và của
Hiệu trưởng;
g) Ngoài các quy định tại các điểm trên, sinh viên hình thức đào tạo chính quy phải
đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam hoặc tương đương; đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
theo quy định của Trường;
h) Trường hợp số lượng sinh viên xin chuyển ngành đào tạo vượt quá năng lực đào tạo đối
với ngành đào tạo chuyển đến, Trường sẽ xét tuyển theo kết quả học tập từ cao đến thấp
cho đến khi đủ chỉ tiêu.
VIII. Chuyển ngành, chuyển hình thức đào tạo
2. Sinh viên chỉ được chuyển từ hình thức đào tạo chính quy sang hình thức đào
tạo vừa làm vừa học tại Trường nếu còn đủ thời gian học tập toàn khoá tối đa theo
quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.
3. Thủ tục và quy trình xét chuyển ngành/hình thức đào tạo
a) Thủ tục xét chuyển ngành/hình thức đào tạo
Sinh viên nếu có nguyện vọng chuyển ngành/hình thức đào tạo cần chuẩn bị các giấy
tờ sau:
- Đơn xin chuyển ngành/hình thức đào tạo có ý kiến của Trưởng đơn vị quản lý
sinh viên chuyển đến/chuyển đi
- Giấy xác nhận kết quả học tập
- Ngoài 2 giấy tờ trên, sinh viên hình thức đào tạo chính quy phải nộp thêm các
giấy tờ chứng minh đạt trình độ Tiếng Anh và Công nghệ thông tin theo quy định
b) Quy trình xét chuyển ngành/hình thức đào tạo
Trước khi bắt đầu năm học, sinh viên nộp các giấy tờ trên cho phòng Quản lý đào tạo
- Tuần đầu năm học, phòng Quản lý đào tạo tổng hợp danh sách, xem xét các
điều kiện của sinh viên xin chuyển ngành/hình thức đào tạo, trình Hiệu trưởng xét
duyệt.
- Căn cứ vào quy định, Hiệu trưởng xem xét và quyết định việc chuyển ngành/
hình thức đào tạo cho sinh viên.
IX. Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo
1. Trao đổi sinh viên
- Sinh viên trao đổi là sinh viên đào tạo theo hình thức chính quy được cử đi học
trao đổi tại các trường đối tác trong và ngoài nước hoặc sinh viên của các trường
đối tác đến học tập tại Trường.
- Thời gian sinh viên học trao đổi là một giai đoạn, một học kỳ hoặc một năm
học.
- Sinh viên thỏa mãn các điều kiện sau đây được tham gia chương trình trao đổi
sinh viên:
a) Là sinh viên trình độ năm thứ hai, năm thứ ba của Trường và các trường đối
tác trong và ngoài nước đã ký thỏa thuận trao đổi sinh viên đối với Trường;
b) Có học lực tính theo ĐTBTL đạt loại khá trở lên;
c) Đạt điều kiện về ngoại ngữ (cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước
ngoài) và các điều kiện khác theo yêu cầu của trường đối tác;
d) Có đủ sức khỏe theo quy định;
e) Đáp ứng được các yêu cầu khác trong thỏa thuận trao đổi đã ký kết giữa hai
trường.
IX. Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo
2. Hợp tác trong đào tạo
a) Hợp tác trong đào tạo là hình thức phối hợp đào tạo giữa Trường với các cơ
sở giáo dục đại học về việc công nhận lẫn nhau tín chỉ một số học phần mà sinh
viên tích lũy nhằm thực hiện chương trình đào tạo.
b) Các trường đại học thực hiện hợp tác trong đào tạo phải đáp ứng quy định
hiện hành về đảm bảo chất lượng giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
c) Quy trình hợp tác trong đào tạo
- Trên cơ sở danh mục học phần đã được xác định công nhận kết quả học tập,
chuyển đổi tín chỉ trong thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa các trường, sinh viên có
thể đăng ký thực hiện học các học phần này tại trường đại học có thỏa thuận hợp
tác với Trường và chấp hành mọi quy định về học tập của hai trường.
- Sau khi có kết quả học tập tại các trường đại học có thỏa thuận hợp tác với
Trường, sinh viên phải nộp bảng điểm kết quả học tập về Trường. Việc công
nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ được thực hiện theo quy định  
X. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Các trường hợp xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín
chỉ :
- Sinh viên đã tích lũy học phần từ một ngành đào tạo của Trường
khi đăng ký học thêm chương trình thứ hai (học cùng một lúc hai
chương trình) tại Trường hoặc chuyển đổi ngành /hình thức đào tạo;
- Sinh viên đã tích lũy học phần từ cơ sở đào tạo khác khi trao đổi
sinh viên/hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo theo quy định của
Trường hoặc được tiếp nhận chuyển trường về học tập tại Trường.
2. Việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ được đánh
giá như sau:
a) Đối với học phần trùng nhau về tên gọi, nội dung chương trình
và có số tín chỉ bằng nhau trở lên (sau khi quy đổi) so với chương
trình đào tạo trình độ đại học của Trường, điểm đánh giá học phần
đã tích lũy được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
cho học phần tương ứng.
X. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
2. Việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ được đánh
giá như sau:
b) Đối với học phần khác nhau về tên gọi nhưng tương đồng hoàn
toàn về nội dung chương trình và có số tín chỉ bằng nhau trở lên
(sau khi quy đổi) so với chương trình đào tạo trình độ đại học của
Trường, điểm đánh giá học phần đã tích lũy được công nhận kết
quả học tập và chuyển đổi tín chỉ cho học phần tương ứng và giữ
nguyên tên học phần đã tích lũy.
c) Một học phần trong chương trình đào tạo trình độ đại học của
Trường có thể được xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi
tín chỉ trong trường hợp nội dung của học phần đó được xác định là
hợp nhất từ hai hay nhiều học phần đã tích lũy, có tổng có số tín chỉ
(sau khi quy đổi) tương đương. Tên học phần đã tích lũy được giữ
nguyên.
d) Học phần Giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh ở trình độ
đại học được miễn học nếu sinh viên đã có chứng chỉ hoặc đạt yêu
cầu điểm số ở trình độ cao đẳng.
X. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
3. Quy trình xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
a, Quy trình xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy
đối với sinh viên được chuyển ngành đào tạo; sinh viên tham gia chương
trình trao đổi sinh viên giữa Trường với các cơ sở đào tạo khác, hoặc được
tiếp nhận chuyển trường về học tập tại Trường:
- Khi sinh viên được phép chuyển ngành đào tạo hoặc hoàn thành thời gian
trao đổi hoặc khi được tiếp nhận vào học (trường hợp chuyển trường), sinh
viên làm đơn đề nghị Trường xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín
chỉ đối với các học phần đã tích lũy kèm theo bản sao Kết quả học tập nộp về
phòng Quản lý đào tạo.
- Phòng Quản lý đào tạo tổng hợp danh sách sinh viên đề nghị xét công nhận
kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ, báo cáo Hội đồng chuyên môn xem xét
và quyết định.
- Hội đồng chuyên môn họp, xem xét và đề nghị công nhận kết quả học tập
và chuyển đổi tín chỉ cho sinh viên.
- Căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn, Phòng Quản lý đào tạo tổng
hợp kết quả và trình Hiệu trưởng phê duyệt danh sách học phần được công
nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ; cập nhật điểm lên hệ thống và
thông báo cho sinh viên thông qua tài khoản học tập cá nhân của sinh viên.
X. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
3. Quy trình xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
b, Quy trình xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ đối với sinh viên học
cùng một lúc hai chương trình hoặc chuyển hình thức đào tạo:
- Đối với các học phần trùng nhau (tên gọi, mã học phần, nội dung kiến thức và số
lượng tín chỉ) giữa các chương trình/ngành (chuyên ngành), Trường sẽ cập nhật, công
nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ;
- Đối với các học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương nhưng có
thể khác nhau tên gọi/mã học phần/số lượng tín chỉ (học phần thay thế) giữa các
chương trình/ngành (chuyên ngành), phòng Quản lý đào tạo căn cứ danh mục các học
phần thay thế đã ban hành, tổng hợp danh sách sinh viên và các học phần đề nghị xét
công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ, trình Hiệu trưởng phê duyệt.
c,Quy trình xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ đối với sinh viên hợp
tác đào tạo:
- Sau khi kết thúc thời gian học tập tại cơ sở đào tạo có thỏa thuận hợp tác trong đào
tạo với Trường, sinh viên làm đơn đề nghị Trường xét công nhận kết quả học tập và
chuyển đổi tín chỉ đối với các học phần đã tích lũy, kèm theo kết quả học tập, nộp về
phòng Quản lý đào tạo;
- Phòng Quản lý đào tạo đối chiếu với thỏa thuận hợp tác, xác định và tổng hợp các
học phần sinh viên đã tích lũy, được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
trình Hiệu trưởng phê duyệt; cập nhật điểm lên hệ thống và thông báo cho sinh viên
thông qua tài khoản học tập cá nhân của sinh viên.
XI. Xét và công nhận tốt nghiệp
1. Thực tập và làm tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp được áp dụng đối với sinh viên các ngành/chuyên
ngành đào tạo của Trường (trừ sinh viên các ngành/chuyên ngành đào tạo
có tính đặc thù), bao gồm thực tập tổng hợp (TTTH) và làm khóa luận tốt
nghiệp (KLTN), trong đó:
a) Thực tập tổng hợp (TTTH) tại các loại hình doanh nghiệp/tổ chức
(đơn vị thực tập) theo hướng dẫn của đơn vị quản lý sinh viên. Kết thúc đợt
thực tập tổng hợp, sinh viên phải viết Báo cáo TTTH. Báo cáo TTTH là
học phần có khối lượng tương đương 3-5TC (sinh viên chương trình chất
lượng cao viết báo cáo dự án nhóm)
b) Làm khóa luận tốt nghiệp (KLTN) áp dụng cho sinh viên các
ngành/chuyên ngành đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng. KLTN là học
phần có khối lượng tương đương 07-10 TC (sinh viên chương trình chất
lượng cao viết luận văn tốt nghiệp)
XI. Xét và công nhận tốt nghiệp
2. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
hoặc không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập và vẫn còn
trong phạm vi thời gian tối đa được phép học tập tại trường của sinh viên;
b) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ quy định theo chương trình đào tạo
tương ứng; đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại
ngữ và chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định của
Trường đối với từng hình thức đào tạo;
c) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần
thuộc ngành đào tạo chính và các điều kiện khác do Hiệu trưởng quy định;
e) Có đơn gửi phòng Quản lý đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong
trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn so với thời gian
thiết kế của khoá học
f) Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng - An ninh và hoàn thành chương
trình Giáo dục thể chất.
XI. Xét và công nhận tốt nghiệp
3. Cấp bằng tốt nghiệp, cấp chứng nhận học phần
a, Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn
ngành) hoặc ngành chính – phụ. Hạng tốt nghiệp được xác định theo
điểm trung bình tích lũy toàn khoá học, như sau:
- Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
- Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
- Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
- Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49
b, Hạng tốt nghiệp của những SV có kết quả học tập toàn khoá loại xuất
sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp
sau:
- Có khối lượng của các học phần bị điểm F phải học lại vượt quá 5% so
với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
XI. Xét và công nhận tốt nghiệp
3. Cấp bằng tốt nghiệp
c, Kết quả học tập của SV phải được ghi vào Phiếu điểm, trong đó ghi rõ
ngành đào tạo hoặc ngành chính - phụ (nếu có).
d, Sinh viên đã hết thời gian học tập toàn khoá tối đa theo quy định
nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần
Giáo dục quốc phòng – An ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt
chuẩn đẩu ra về ngoại ngữ, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
trong thời hạn 3 năm tính từ ngày phải dừng học, được trở về Trường
hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
e, Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần
đã tích lũy trong chương trình đào tạo của Trường (nếu có nhu cầu).
f, Sinh viên hết thời gian học tập chính quy không tốt nghiệp nếu có
nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua hình thức đào tạo vừa
làm vừa học tại Trường nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối
với hình thức đào tạo chuyển đến. Sinh viên được công nhận kết quả học
tập, chuyển đổi tín chỉ theo quy định
XII. Tổ chức đăng ký kế hoạch học tập toàn khóa cho K57
1. Thời gian đăng ký dự kiến
- Dự kiến diễn ra vào cuối học kỳ 1(2021-2022)
- Mục đích: giúp SV sau khi trải qua thời gian học tập tại trường trong học kỳ đầu
tiên, đã được làm quen với cách học tập, cách tính điểm... tại môi trường đại học
nói chung và của trường ĐHTM nói riêng; đồng thời căn cứ vào đó để mỗi SV có
thời gian suy nghĩ xây dựng kế hoạch học tập phù hợp và đúng đắn cho cá nhân
2. Giới thiệu kế hoạch học tập trong 3.5 năm và trong 4 năm
a, Kế hoạch học tập trong 3.5 năm
- Thuận lợi cho cả nhà trường và người học:
+ Đáp ứng trước dự định của Bộ giáo dục đào tạo v/v rút ngắn thời gian đào tạo
bậc đại học chính quy (hiện tại đang là 4 năm)
+ Đáp ứng nhu cầu của người học cũng như đáp ứng một phần nhu cầu giải quyết
tình trạng lao động, việc làm của xã hội
+ Việc rút ngắn thời gian học tập tại trường đem lại nhiều lợi ích cho người học:
có nhiều cơ hội việc làm (do ra trường sớm hơn dự kiến), giảm được chi phí sinh
hoạt ăn ở...trong quá trình học tập tại trường
XII. Tổ chức đăng ký kế hoạch học tập toàn khóa cho K57
2. Giới thiệu kế hoạch học tập trong 3.5 năm và trong 4 năm
a, Kế hoạch học tập trong 3.5 năm
- Khó khăn
+ SV phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập rõ ràng chi tiết, có ý chí quyết tâm
cao và phải luôn có tinh thần cố gắng phấn đấu trong suốt các học kỳ tại trường.
+ Tuân thủ đúng module đào tạo trong 3,5 năm mà nhà trường đưa ra
+ Chú ý các học phần học trước mà chương trình đào tạo từng chuyên ngành quy
định
+ Đảm bảo việc đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của nhà trường khi ra trường
b. Kế hoạch học tập trong 4 năm
Theo kế hoạch hiện tại đào tạo theo 4 năm, trừ năm đầu tiên các học kỳ sau trung
bình mỗi học kỳ sinh viên sẽ học khoảng 17TC
MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý TRONG THỜI GIAN THI HỌC KỲ

- Trong quá trình diễn ra kỳ thi học kỳ, sinh viên vì những lý do đặc biệt (bị
ốm, nằm viện...) không thể tham gia dự thi hết học phần, phải làm đơn xin
hoãn thi kèm theo các minh chứng đầy đủ (giấy tờ ra viện nếu nằm viên) nộp
đơn tại Khoa quản lý, khoa quản lý có ý kiến xác nhận và chuyển Trưởng
(phó) phòng Quản lý đào tạo xem xét SV có được hoãn thi hay không
- SV hoãn thi hoặc không được thi từ do nợ học phí từ học kì trước nếu muốn
thi trong học kỳ này phải làm đơn (theo mẫu quy định) và nộp tại phòng
Quản lý Đào tạo (phòng 201 tòa nhà F) hoặc nộp qua hòm thư điện tử trong
thời gian quy định (các thông tin này đều được thông báo chi tiết trên lịch thi
học kỳ và đưa vào tài khoản cá nhân của sinh viên)
- SV bị trùng lịch thi phải làm đơn xin đổi lịch thi (theo mẫu quy định) kèm
theo lịch thi của sinh viên in từ tài khoản cá nhân và nộp đơn tại phòng Quản
lý Đào tạo (phòng 201 tòa nhà F) hoặc nộp qua hòm thư điện tử trong thời
gian quy định (các thông tin này đều được thông báo chi tiết trên lịch thi học
kỳ và đưa vào tài khoản cá nhân của sinh viên)
SINH VIÊN ĐẶT CÂU HỎI?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like