You are on page 1of 35

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

BÁO CÁO
Sản xuất lúa gạo Việt Nam và đóng góp cho
cam kết quốc gia tự quyết định (NDC)

Hà Nội, ngày 26/3/2021


CẤU TRÚC BÁO CÁO

Phần I: Tổng quan ngành hàng lúa gạo


Phần II. Kết qủa sản xuất lúa gạo Việt Nam
Phần III. Tóm tắt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 và
năm 2030
Phần IV. Tiềm năng giảm phát thải nhà kính trong sản xuất lúa
(đóng góp cho cam kết quốc gua tự quyết dịnh (NDC)
Phần I: Tổng quan ngành hàng lúa gạo
- Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền phát
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
-Sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của
các hộ nông dân nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông dân
và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo
 Tronggần ba thập kỷ qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những góp
phần đảm bảo An ninh lương thực trong nước mà hàng năm còn tham
gia xuất khẩu với kim ngạch đáng kể và đóng góp không nhỏ cho ngân
sách quốc gia
Phần II: Kết quả sản xuất lúa gạo
- Những thành tựu trong giai đoạn từ 2001-2020:
 Diệntích gieo cấy lúa năm 2020 đạt 7,278 triệu ha, giảm khoảng 215
nghìn ha so với năm 2001
 Năng suất lúa năm 2020 đạt 58,7 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha/năm; Sản lượng
lúa tăng bình quân 0,5 triệu tấn/năm.
 Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 130 nghìn tấn/năm giá gạo
xuất khẩu tăng khoảng 17 USD/tấn/năm. Năm 2020 lượng gạo xuất
khẩu đạt 6,25 triệu tấn, giá bình quân 499,3 nghìn USD/tấn, giá trị xuất
khẩu gạo đạt 3,12 tỷ USD tăng 2,52 triệu tấn về lượng và 2,8 tỷ USD về
giá trị so với năm 2001.
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2020
NĂNG SUẤT LÚA QUA CÁC NĂM GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2020
LƯỢNG GẠO VÀ TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU GẠO
GIAI ĐOẠN 2001-2020
GIÁ BÌNH QUÂN XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 2001-2020
Một số chính sách, định hướng chỉ đạo đã ban hành trong thời gian qua liên
quan đến phát triển ngành lúa gạo
 Trong thời gian qua đã có nhiều chính sách được ban hành liên quan đen phát triển ngành lúa gạo
như: Luật Trồng trọt năm 2018 và Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để
khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/8/2018 về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất gắn
với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách
tín dụng phục vụ trong nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 về
cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số
58/2018/NĐ-CP ngày 05/6/2018 về Bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày
24/5/2018 về khuyến nông; Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất
khẩu gạo....
Một số chính sách, định hướng chỉ đạo đã ban hành trong thời gian qua liên
quan đến phát triển ngành lúa gạo (tiếp)

 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020
phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ
cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030….
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương
xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả sản xuất;
Bộ đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-BNN-TT ngày 10/3/2020 về việc
sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
giai đoạn 2019-2020 (lần 2)….
Một số quy trình kỹ thuật canh tác lúa đã ban hành trong thời gian qua liên
quan đến phát triển ngành lúa gạo

 Bên canh các quy trình kỹ thuật như 3 giảm, 3 tăng; 1 phải năm giảm, SRI,
IPM, tưới ướt khô xen kẽ… Các gói kỹ thuật canh tác lúa cho vùng ĐBSH,
DHNTB và ĐBSCL được 3 Viện nghiên cứu: Viện cây LT và CTP (ĐBSH); Viện
KHKTNN duyên hải NTB (DHNTB) và Viện Lúa ĐBSCL (ĐBSCL) nghiên cứu,
tổng hợp và khuyến cáo cho các địa phương ứng dụng có hiệu quả
Một số hạn chế:

 Giá xuất khẩu, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thị trường nội địa và quốc tế; hiệu quả sản xuất, kinh doanh
còn thấp,
 Chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị..
 Sản xuất lúa gạo chưa bền vững, còn nhiều rủi ro trong sản xuất, kinh
doanh...
 Gây ô nhiễm mội trường do có lượng phát thải nhà kính lớn
 Quy trình canh tác đã được nghiên cứu, triển khai tuy nhiên việc áp
dụng mở rộng trong sản xuất còn hạn chế
Một số nguyên nhân của hạn chế:
 Khâu sản xuất, khâu thu hoạch, chế biến, Công tác thị trường và xúc
tiến TM; Hạ tầng, liên kết và thể chế chính sách
 Ảnhhưởng của Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập
mặn, Bão, lụt và sâu bệnh hại, tác của dịch bệnh Covid 19…
 Quy mô sản xuất lúa trên hộ gia đình nhỏ
Phần III: Tóm tắt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 và
năm 2030
 Ngành lúa gạo có vị trí quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn,
đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống của số
đông nông dân, an sinh và ổn định xã hội và là ngành có lợi thế về điều kiện sinh thái
gắn với các giá trị văn hóa và di sản của nền văn minh lúa nước lâu đời. Tuy nhiên, sự
phát triển của ngành lúa gạo đang đứng trước các thử thách do hiệu quả thấp, thâm
dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt
ở những vùng xuất lúa trọng điểm. Để vượt qua thử thách, phát huy lợi thế, giữ vững vị
trí quan trọng của lĩnh vực trồng trọt, ngành lúa gạo cần được tiếp tục tái cơ cấu đến
năm 2025 và 2030 nhằm đáp ứng những yêu cầu mới cho sự phát triển cao hơn và bền
vững hơn, ngày 26/01/2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Quyết định số 555/QĐ-BNN-TT Phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam
đến năm 2025 và 2030”
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát (7 mục tiêu tổng quát)
b) Một số chỉ tiêu cụ thể (9 chỉ tiêu cụ thể)
II. GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÚA GẠO (9 giải pháp)
1. Tái cơ cấu sản xuất lúa
2. Đổi mới tổ chức sản xuất
3. Phát triển thị trường
4. Nâng cao tính chống chịu đối với biến đổi khí hậu và điều kiện bất lợi, rủi ro
5. Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và giá trị văn hóa của lúa gạo
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ ÁN (Tiếp)

6. Phát triển nguồn nhân lực


7. Vấn đề giới trong sản xuất lúa
8. Hợp tác quốc tế
9. Quản lý nhà nước trong ngành lúa gạo
III. GIẢI PHÁP ƯU TIÊN
1. Thực hiện, hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách
2. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
3. Đầu tư cơ sở hạ tầng
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát
triển bền vững với các mục tiêu:
1. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm nòng cốt cho đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia
2. Nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm
3. Hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo
4. Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
5. Sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái
6. Nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng
7. Xuất khẩu gạo theo chất lượng cao và giá trị cao
Một số chỉ tiêu cụ thể
Mục tiêu - Chỉ tiêu cụ thể (Tiếp)
Chỉ tiêu cụ thể 2025 2030  
Xuất khẩu gạo (triệu 5- 5,5 4 Chiến lược xuất khẩu
tấn) trong đó: gạo đến 2030
- Gạo thơm, đặc sản và 40% 45%  
gạo japonica
- Nếp 20%  20%
 
- Gạo trắng phẩm chất 20% 15%
cao
Hiện nay chưa đáng
- Gạo có thương hiệu >20% >40 kể
Mục tiêu - Chỉ tiêu chính (Tiếp)
Tỷ lệ diện tích gieo trồng    
- Sử dụng hạt giống xác nhận > 80% 90 Hiện nay khoảng
- Sử dụng giống chất lượng cao >70% 80% 50%

Quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM, > 60% 70% Hiện nay khoảng
SRP, SRI, 1P5G,...), quy trình thực hành <50%
sản xuất tốt (VietGAP và tương đương,
canh tác lúa thông minh với biến đổi khí
hậu, nông nghiệp hữu cơ,…)
Giảm lượng giống gieo sạ (bình quân > 70% > 80% Hiện nay khoảng
còn 80 kg/ha) <50%
Công nghệ cao, công nghệ số 10% 20% Hiện nay bắt đầu
Mục tiêu - Chỉ tiêu chính (Tiếp)

Tỷ lệ giảm lượng phân bón >30% 40% Hiện nay chưa đạt mục
hóa học, lượng thuốc BVTV tiêu giảm 30%
dùng trong sản xuất lúa có  
nguồn gốc hóa học  
Tỷ lệ thất thóat sau thu 8% 5% Hiện nay 10%
hoạch

Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản 70% 80% Hiện nay khoảng 40%,
xuất lúa đạt bình quân     ĐBSCL 70%
Đồng bằng sông Cửu Long >90% 100%
Mục tiêu - Chỉ tiêu chính(Tiếp)

Tỷ lệ diện tích gieo trồng >30% 50% Hiện nay khoảng 10%
có liên kết từ sản xuất đến ở ĐBSCL
tiêu thụ
Lợi nhuận cho người >30% >30%
trồng lúa

Giảm phát thải khí nhà 5% 9-10%


kính
II. GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÚA GẠO
1. Tái cơ cấu sản xuất
2. Đổi mới tổ chức sản xuất
3. Phát triển thị trường
4. Nâng cao tính chống chịu đối với biến đổi khí hậu và điều kiện bất lợi,
rủi ro
5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và giá trị văn hóa của lúa gạo
6. Phát triển nguồn nhân lực
7. Vấn đề giới trong sản xuất lúa
8. Hợp tác quốc tế
9. Quản lý nhà nước ngành lúa gạo
III. GIẢI PHÁP ƯU TIÊN
1. Thực hiện, hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách
a) Cơ chế, chính sách đối với đất lúa
Chính phủ ban hành Nghị định khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất
nông nghiệp, theo đó tạo điều kiện tích tụ đất lúa, tăng quy mô sản xuất lúa nông hộ
và thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất lúa quy mô lớn
Nhà nước có chính sách đặc thù như ưu tiên tích tụ đất lúa, đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng, hiện đại hóa sản xuất, phát triển chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả ngành lúa
gạo và thu nhập nông dân; chuyển đổi hỗ trợ cho các địa phương theo diện tích trồng
lúa sang hỗ trợ cho các vùng sản xuất lúa trọng điểm và vùng lúa có luân canh với
rau màu hoặc thủy sản.
b) Một số cơ chế, chính sách chủ yếu liên quan đến ngành lúa gạo
i) Liên kết sản xuất - tiêu thụ
Bổ sung chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay cho doanh nghiệp đủ lớn và
kéo dài thời hạn vay để doanh nghiệp có điều kiện liên kết tiêu thụ lúa
cho nông dân và dự trữ lúa, gạo với sự tham gia hỗ trợ của ngành ngân
hàng trong cho vay theo chuỗi giá trị.
ii) Cơ giới hóa nông nghiệp
Xây dựng và ban hành Nghị định về chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa
đồng bộ trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg
ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất trong nông nghiệp.
b) Một số cơ chế, chính sách chủ yếu liên quan đến ngành lúa gạo (tiếp)
iii) Tín dụng nông nghiệp
Trong chính sách tín dụng nông nghiệp, chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ doanh
nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa
gạo cần được hoàn thiện theo hướng thúc đẩy tích tụ đất đai, phát triển chuỗi liên kết sản xuất
- tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu có thương hiệu và kết hợp chặt chẽ giữa chương
trình cho vay và bảo hiểm theo chuỗi giá trị lúa gạo.
iv) Bảo hiểm nông nghiệp
Hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp, đối với cây lúa mở rộng chính sách hỗ trợ bảo
hiểm cho các địa bàn sản xuất lúa tập trung, phát triển loại hình sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số
năng suất có ứng dụng công nghệ viễn thám giúp giảm thiểu chi phí, thời gian và tăng tính
minh bạch, chính xác.
v) Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
chính sách ưu tiên các doanh nghiệp có liên kết sản xuất - tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao,
xuất khẩu gạo có thương hiệu, chế biến sâu.
b) Một số cơ chế, chính sách chủ yếu liên quan đến ngành lúa gạo (tiếp)
vi) Phát triển hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt
Hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt là điểm khởi đầu cho ngành lúa gạo
phát triển bền vững và hiệu quả và là cốt lõi để hình thành vùng nguyên liệu đáp ứng
các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy cần thiết có các
chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp ứng dụng hệ thống các quy trình thực hành sản
xuất tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ cấp
chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt.
vii) Xuất khẩu gạo
Thực hiện hiệu quả Nghị định số 107/2018/NĐ-CP
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Thương hiệu gạo Việt Nam và Chiến lược phát
triển thị trường xuất khẩu gạo.
viii) Đảm bảo an ninh lương thực
2.  Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
a) Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia giai đoạn
2021-2030 với các trọng tâm sau:
i) Chọn tạo, phát triển giống lúa
ii) Nghiên cứu và phát triển hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt, thích ứng
và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
iii) Nghiên cứu cơ giới hóa và nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo
iv) Nghiên cứu sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên tự nhiên
v) Nghiên cứu về thể chế và chính sách, thị trường và thương mại lúa gạo
b) Ứng dụng khoa học công nghệ
Đổi mới hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ theo chuỗi giá tri lúa
gạo.
Phát triển các dịch vụ tư vấn khuyến nông ứng dụng công nghệ thông tin để cung
cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường, dự báo khí hậu, thời tiết cho nông dân.
c) Huy động nguồn lực cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
Phát triển liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lúa gạo giữa các
tổ chức trong nước. Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động
khuyến nông phát triển lúa gạo.
Phát triển hợp tác với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và các tổ chức quốc tế
như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO)…
Khuyến khích phát triển liên kết công tư
d) Tăng đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
Tăng kinh phí cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông từ
ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp từ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực lúa gạo.
Đầu tư nâng cấp Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt trình độ quốc tế, nâng cấp
Trung tâm Tài nguyên thực vật và các Viện có thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lúa
cho các vùng sinh thái. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức khuyến nông
nhà nước từ trung ương đến địa phương và trong doanh nghiệp.
Hỗ trợ nguồn lực cho doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và và phát triển
công nghệ trong lĩnh vực lúa gạo; hỗ trợ nguồn lực cho nông dân phát huy các sáng
kiến của mình trong sản xuất lúa để hoàn thiện, phát triển công nghệ, phát huy kinh
nghiệm bản địa trong sản xuất lúa bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đầu tư đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lúa gạo trong nước và ở
nước ngoài.
3. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Phát triển hệ thống thủy lợi
Phát triển kết nối hệ thống giao thông ở các vùng sản xuất lúa
Hỗ trợ xây dựng hệ thống điện phục vụ sản xuất cho các vùng sản xuất
lúa tập trung.
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho lúa khô
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật phát triển hệ thống thông tin về thị trường
Đầu tư hạ tầng cho các vùng sản xuất lúa mang tính di sản văn hóa, đặc
thù kết hợp phục vụ du lịch…
Phần IV:
Tiềm năng giảm lượng khí phát thải nhà kính
trong đóng góp NDC
Hiện trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Đơn vị: nghìn tấ n CO2 tương đương

Hình. Tỷ lệ phát thải KNK năm 2014 trong lĩnh vực nông nghiệp

Canh tác lúa nước phát thải 43,79 triệu tấn CO2 tương
đương/năm, chiếm 49,35% tổng lượng phát thải của
Hình Phát thải/hấp thụ KNK của các lĩnh vực năm 2014
  nghành nông nghiệp và 15,42% tổng phát thải KNK của
Nông nghiệp đóng góp phần cả nước
lớn vào tổng lượng phát thải
KNK ở Việt nam (89,75 triệu Nguồn: Báo cáo kỹ thuật kiểm kê quốc gia KNK của
tấn CO2 tương đương/năm, Việt Nam năm 2014, Bộ TNMT, 2018
chiếm 27,92%)

Hình : Tỷ lệ phát thải KNK của các lĩnh vực năm 2014

Do vậy áp dụng các giải pháp nhằm giảm phát thải KNK trong canh tác lúa sẽ góp phần quan trọng vào mục
tiêu quốc gia và mục tiêu nghành NN về giảm phát thải KNK
Một số biện pháp giảm phát thải KNK trong sản xuất lúa gạo
- Quản lý nước và các biện pháp canh tác lúa nước (CSA: AWD, SRI,
ICM,1P5G, 3G3T…, sử dụng phân bón hiêu quả, phân chậm tan, điều chỉnh
lịch thời vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu…)
- Sử dụng giống lúa ngắn ngày
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn
- Quản lý, tái chế/ tái sử dụng phụ phẩm của cây lúa (kiểm soát đốt rơm rạ, ủ
phân v.v.). Hàng năm với sản lượng lúa của Việt Nam khoảng 40-43 triệu
tấn/năm thì sẽ có khoảng 44-48 triệu tấn rơm rạ, 8-8,6 triệu tấn trấu và 5-5,8
triệu tấn cám/năm. Đây là nguồn phụ phẩm lớn trong sản xuất lúa gạo, nếu
chúng ta có giải pháp hữu hiệu cho việc sử dụng nguồn phụ phẩm này sẽ góp
phần giảm thiểu khí phát thải nhà kính đồng thời nâng cao hiệu quả của chuỗi
giá trị lúa gạo.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

You might also like