You are on page 1of 68

Bài giảng

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG

Biên soạn: TRUNG TÂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP


NGÂN HÀNG Á CHÂU

Phân tích tín dụng 1


YÊU CẦU VÀ MỤC ĐÍCH
 YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN
+ Nắm cơ bản về nguyên lý kế toán.
+ Được trang bị kiến thức lý thuyết về phân tích tài chính doanh
nghiệp, xác định nhu cầu VLĐ, thẩm định dự án.

 MỤC ĐÍCH
+ Kiểm tra tính trung thực của hồ sơ vay do khách hàng cung
cấp, để đánh giá thái độ trả nợ của khách làm cơ sở để quyết
định cấp tín dụng.
+ Qua phân tích hồ sơ, khách hàng vay vốn để tìm kiếm những
khả năng có thể dẫn đến rủi cho ngân hàng trong việc cấp tín
dụng từ đó đưa ra giải pháp hạn chế.

Phân tích tín dụng 2


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Thu thập và đánh giá thông tin, tài liệu phân tích.
2. Phân tích tổng quan về doanh nghiệp.
3. Phân tích tài chính và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
4. Thẩm định phương án SXKD & tính toán nhu cầu
vốn lưu động.
5. Thẩm định phương án/dự án đầu tư.
6. Áp dụng kiến thức phân tích vào lập tờ trình thẩm
định khách hàng doanh nghiệp.
7. Giải đáp thắc mắc của học viên.

Phân tích tín dụng 3


THU THẬP – ĐÁNH GIÁ THÔNG
TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH

Phân tích tín dụng 4


THU THẬP – ĐÁNH GIÁ THÔNG
TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH
Các tài liệu cần cho phân tích:
+ Báo cáo tài chính 2 năm hoặc năm gần nhất (tùy theo thời gian hoạt
động) và quý gần nhất.
+ Tờ khai VAT hàng tháng.
+ Tàiliệu nội bộ của doanh nghiệp về sản lượng nhập – xuất hàng,
doanh số bán hàng, chi phí mua hàng, số lao động, trả lương,…
+ Hợp đồng đầu vào, đầu ra điển hình
+ Thông tin cuả một số các đơn vị sản xuất cùng ngành với hoạt động
chính của doanh nghiệp, các thông số ngành,..
+ Tình hình quan hệ với các TCTD; thông tin CIC
+ Kết quả phỏng vấn khách hàng về hoạt động kinh doanh, quan hệ,
kế hoạch kinh doanh.
+ Phương án sản xuất kinh doanh - Dự án đầu tư.
+ Một số tài liệu khác (nếu có).

Phân tích tín dụng 5


THU THẬP – ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN,
TÀI LIỆU PHÂN TÍCH (tt)
 Nguồn số liệu sử dụng để phân tích:
+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
+ Báo cáo thuế.
+ Báo cáo nội bộ của doanh nghiệp.

Phân tích tín dụng 6


THU THẬP – ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN,
TÀI LIỆU PHÂN TÍCH (tt)
 Thẩm định tính hợp lý của báo cáo nội bộ/báo cáo
thực tế của doanh nghiệp:
­ Thông tin, tài liệu dùng để thẩm định:
+ Sổ ghi chép của doanh nghiệp về sản lượng nhập – xuất hàng, doanh số
bán hàng, chi phí mua hàng, số lao động, trả lương,…
+ Hợp đồng đầu vào, đầu ra.
+ Các thông tin về các đơn vị sản xuất cùng ngành với hoạt động chính của
doanh nghiệp, các thông số ngành,..
+ Kết quả phỏng vấn khách hàng về hoạt động kinh doanh, quan hệ, kế
hoạch kinh doanh.
– Cách thức thẩm định:
+ Thiết lập bảng cân đối kế toán với các khoản mục chính và thường xuyên
biến động như: Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, phải trả người
bán, vay ngắn hạn. Trong một số trường hợp các khoản mục như: Đầu tư
tài chính, nợ khác chiếm tỷ trọng lớn thì thêm vào các khoản mục này.

Phân tích tín dụng 7


THU THẬP – ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN,
TÀI LIỆU PHÂN TÍCH (tt)
− Cách thức thẩm định (tt):
+ Xác định các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh
cần thẩm định như doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí quản
lý chung, khấu hao,…
+ Đối với các khoản mục trên báo cáo kê toán, trên cơ sở báo cáo nội
bộ của doanh nghiệp, thực hiện phỏng vấn khách hàng. Khi có sự
biến động lớn so với báo cáo thuế của các khoản mục trên thì thực
hiện phỏng vấn doanh nghiệp về các khoản mục có liên quan như
tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, vay mượn bên ngoài,…để bảo đảm
cân đối giữa nguồn vốn và tài sản trên Bảng cân đối.
+ Đối với doanh thu: Dựa trên sản lượng tiêu thụ, công suất khai
thác, mạng lưới phân phối,… theo sổ ghi chép, hoặc kiểm tra thực
tế tại cơ sở sản xuất. Tùy trường hợp cụ thể sử dụng tiêu chí để tính
toán cho phù hợp.

Phân tích tín dụng 8


THU THẬP – ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN,
TÀI LIỆU PHÂN TÍCH (tt)
− Cách thức thẩm định (tt):
+ Đối với giá vốn hàng bán, các chi phí hoạt động: Dựa trên đặc
thù của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các doanh
nghiệp mà đã có thông tin, …theo tỷ lệ % để xác định cho doanh
nghiệp cần thẩm định, cần lưu ý những điểm khác biệt giữa
doanh nghiệp cần thẩm định với DN lấy thông tin để điều chỉnh
cho phù hợp

Phân tích tín dụng 9


PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ
DOANH NGHIỆP

Phân tích tín dụng 10


PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ
DOANH NGHIỆP
4. Thị trường đầu vào - đầu ra (Thị trường trong nước hay nước
ngoài, có bị cạnh tranh không, có lệ thuộc nhiều vào đối tác
không, mức độ ảnh hưởng khi thay đổi chính sách ngoại thương
của nhà nước,…)
5. Đối thủ cạnh tranh chính (Vị trí của DN trên thị trường, có
những đối thủ cạnh tranh chính nào, khả năng tồn tại của doanh
nghiệp,…)
6. Mức độ chịu ảnh hưởng của doanh nghiệp với những tác động
của ngành, nền kinh tế trong nước và khu vực/thế giới.
7. Điểm mạnh – Yếu của doanh nghiệp (Về địa bàn, năng lực điều
hành, mạng lưới, sản phẩm, khả năng thay đổi và thích ứng với
điều kiện mới,…)

Phân tích tín dụng 11


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN

Phân tích tín dụng 12


TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH
PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÂN TÍCH CƠ
CẤU:
−Bảng số liệu phân tích.
+ Bảng tổng kết tài sản
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
– Kỹ thuật thực hiện : Thực hiện nhập các báo cáo trên
excel để tính toán mức độ thay đổi và tỷ lệ thay đổi giữa
các kỳ báo cáo.
– Yêu cầu phân tích:
+ Đối với Bảng tổng kết tài sản: Phân tích từ tổng quát đến
cụ thể – Phân tích sâu vào những khoản mục có biến động
lớn hoặc chiếm tỷ trong lớn trong tổng khoản mục nêu
nguyên nhân của những biến động này.
+ Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh: Phân tích tỷ lệ thay
đổi và tỷ trọng giữa các khoản mục chi phí trên doanh thu/
tỷ lệ giữa lợi nhuận của các hoạt động trên tổng lợi nhuận.
Phân tích tín dụng 13
TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH (tt)
PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH:
Các nhóm chỉ tiêu tài chính:
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios)
+ Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios)
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)
 Ý nghĩa của việc phân tích các chỉ số trên.

Phân tích tín dụng 14


TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH (tt)

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (tt):


 Các bước thực hiện phân tích chỉ số tài chính:
+ Xác định đúng công thức của từng chỉ số
+ Xác định số liệu cần thiết cho việc tính toán.
+ Giải thích ý nghĩa và đánh giá kết quả của từng chỉ số
 Kỹ thuật phân tích: Nhập công thức trên bảng số liệu
excel liên kết với bảng số liệu đã dùng trong phân tích tăng
trưởng (Bảng tổng kết tài sản/Báo cáo kết quả kinh doanh).

Phân tích tín dụng 15


NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢN
1. Khả năng thanh toán hiện hành (Khh – Current Ratio).
 Khh = Giá trị Tài sản ngắn hạn/Giá trị Nợ ngắn hạn

 Ý nghĩa: Một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn.
 Khh cần phải lớn hơn 1. Khi Khh lớn hơn 1 được cho là công ty có khả năng
đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện hành.
 Tài sản càng lỏng thì cho phép tỉ lệ này càng thấp. Ví dụ: Tốt hơn là có nhiều
tiền mặt so với có nhiều khoản phải thu; hay, một sự gia tăng tài sản lưu động
có thể phản ánh một mức độ hàng tồn khó bán cao hoặc số nợ phải thu quá
hạn cao, trong khi một mức giảm có thể xuất phát từ hiệu quả cao hơn. Cũng
phải tính đến chu kỳ luân chuyển tài sản của công ty (ngắn so với dài). Một
chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn sẽ cho phép một tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ này là
quan trọng, đặc biệt đối với các công ty có khả năng chuyển đổi tài sản nhanh
như các công ty thương mại;

Phân tích tín dụng 16


NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢN
2. Khả năng thanh toán nhanh (Kn – Quick Ratio – Acid
Test Ratio)
 Kn = (Giá trị TSNH – Giá trị hàng tồn kho)/Giá trị Nợ NH.

 Ý nghĩa: Việc loại trừ giá trị HTK trong giá trị TSNH để tính khả năng thanh
toán nhanh nhằm chọn lại những khoản mục có khả năng chuyển hóa thành
tiền nhanh. Đây là một thước đo nghiêm khắc hơn hơn về khả năng thanh
khoản phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lỏng hơn và nợ ngắn hạn;
 Kn thông thường cần > 0.5.
 Hàng tồn kho được loại trừ vì chúng thường không có tính thanh khoản. Tỉ số
này giả định rằng hàng lưu kho của công ty không dễ chuyển hóa thành tiền
mặt;
 Độ tin cậy của chỉ số khả năng thanh tóan nhanh phụ thuộc vào chất lượng của
các khoản phải thu và giá thị trường của chứng khoán.

Phân tích tín dụng 17


NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢN(tt)
3. Khả năng thanh toán tức thời(Kn – Acid Test Ratio)
Ktt = Tiền/Giá trị Nợ ngắn hạn

Thực tế trong các khoản mục còn lại như Khoản phải thu, Tài sản
ngắn hạn khác cũng có nhiều khoản khó đòi, khó thu hồi.

Ý nghĩa: Một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng
bao nhiêu tiền., nhưng nếu chỉ số này quá cao có thể làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Phân tích tín dụng 18


NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢN(tt)

4. Khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio):


= (LN trước thuế + Lãi vay)/LV
Lãi vay (LV): Lãi vay phải trả trong năm

 Ý nghĩa: Cho thấy mức độ an toàn đối với các khoản thu nhập
cho bên cấp tín dụng liên quan tới mức lãi. Bình thường > 1.
 Khả năng thanh toán lãi vay cần tăng lên với mức rủi ro kinh
doanh mà công ty đối mặt.

Phân tích tín dụng 19


NHÓM CHỈ TIÊU ĐÒN CÂN NỢ
1. Hệ số Nợ trên Vốn(Debt-equity Ratio): = Nợ phải trả/ Vốn chủ sở
hữu
Đo lường mức độ sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu.Chỉ số nợ ở mức
bao nhiêu là chấp nhận được phụ thuộc vào đặc thù từng ngành, quy
mô doanh nghiệp. Bình thường < 3 là có thể chấp nhận được.
2. Hệ số nợ trên tổng tài sản(Debt to total assets ratio): Tổng nợ /
Tổng tài sản
Đo lường mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản. Tương tự như chỉ
số nợ trên vốn, chỉ số nợ trên tổng tài sản bao nhiêu tùy ngành, loại
hình doanh nghiệp, tuy nhiên ở mức < 0,75 là có thể chấp nhận được.

Các tình huống tỉ lệ đòn bẩy cao thường rất dễ bị tác động khi có
vấn đề; Rủi ro kinh doanh cao cần được tài trợ thận trọng với
một tỉ trọng vốn tự có lớn. Như một quy tắc, rủi ro kinh doanh
cao cần kết hợp với rủi ro tài chính thấp;

Phân tích tín dụng 20


NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG
1. Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover – RT): Phản ánh
khả năng quản lý công nợ phải thu, tình hình bán chịu.
 RT = Doanh thu thuần/ Khoản phải thu bình quân.
 Số ngày thu hồi khoản phải thu bình quân = 365/Vòng quay khoản phải
thu.

2. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover – IT): Phản ánh hiệu
quả quản lý hàng tồn kho, tình hình dự trữ hàng tồn kho.
 IT = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân
 Số ngày tồn kho bình quân= 365/Vòng quay hàng tồn kho

3. Vòng quay khoản phải trả (Payable Turnover – PT): phản ánh tình
hình chiếm dụng vốn.
 PT = Giá vốn hàng bán/ khoản phải trả bình quân
 Số ngày phải trả bình quân = 365/Vòng quay khoản phải trả.

Phân tích tín dụng 21


NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG (tt)
1. Vòng quay tài sản lưu động (Working Asset Turnover -
WAT: Phản ánh khả năng 01đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu.
 WAT = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn hạn bình quân
2. Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover - TAT):
Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
 TAT = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân.
Lưu ý :
Khi phân tích các chỉ tiêu hoạt động phải so sánh với các
năm trước, các doanh nghiệp cùng ngành.

Phân tích tín dụng 22


NHÓM CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI
1. Mức sinh lời trên doanh thu(Profit margin on sales ratio
= Return On Sales): Đo lường khả năng sinh lời trên một đồng
doanh thu
 ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
2. Thu nhập trên tổng tài sản (Return on total assets ratio –
ROA): Cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng các tài sản hiện
hữu của doanh nghiệp
ROA= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân: .
3. Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (Return on net worth ratio
– Return On Equity): Cho thấy tính hiệu quả của việc sử
dụng đồng vốn chủ sở hữu, bao gồm cả tính hiệu quả của cơ
cấu tài chính.
 ROE =Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân

Phân tích tín dụng 23


SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ
 Phân tích xu hướng tăng trưởng/ cơ cấu tài chính và các
chỉ số tài chính theo năm và theo chỉ số ngành.
 Các chỉ số tài chính thường sử dụng trong quá trình
phân tích:
1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán lãi vay
2. Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
- Nợ trên vốn chủ sở hữu
- Nợ trên tổng tài sản
3. Nhóm chỉ tiêu hoạt động
- Vòng quay khoản phải thu
- Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay khoản phải trả
- Vòng quay VLĐ
Phân tích tín dụng 24
SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ (tt)
- Vòng quay tổng tài sản
4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời.
- Lợi nhuận ròng /Doanh thu (ROS)
- Lợi nhuận ròng/Vốn (ROE)
- Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản (Tổng mức đầu tư)(ROA)
 Cách thức thể hiện : Trình bày dưới dạng bảng.
 Phân tích theo thời gian: Số liệu thể hiện của các
khoản mục/chỉ số của ít nhất 2 năm (nếu không đủ số
liệu báo cáo thì không thực hiện phân tích này).
 Phân tích theo chỉ số ngành: Số liệu thể hiện của kỳ
báo cáo gần nhất của cả doanh nghiệp và ngành (nếu
có)
 Việc so sánh và đánh giá các kết quả phân tích thực
hiện ngay trong phần phân tích của chính phần đó. 25
Phân tích tín dụng
SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ (tt)
 Đánh giá:
+ Xu hướng phát triển tổng thể của doanh nghiệp về tổng tài sản
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Sự hợp lý và biến động của cơ cấu của các khoản mục trong
bảng cân đối tài sản.
+ Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị
hoạt động trong cùng ngành với điều kiện tương tự/với các chỉ
số bình quân ngành.

Phân tích tín dụng 26


TỔNG HỢP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ
SỐ TÀI CHÍNH
STT CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Năm X Năm X+1 +/-
I Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
1 Chỉ tiêu thanh khoản hiện hành
2 Chỉ tiêu thanh khoản nhanh
3 Chỉ tiêu thanh toán lãi vay
II Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
1 Chỉ tiêu nợ trên Vốn
2 Chỉ tiêu nợ trên tổng tài sản
III Nhóm chỉ tiêu hoạt động
1 Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu
2 Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho
3 Chỉ tiêu vòng quay khoản phải trả

Phân tích tín dụng 27


TỔNG HỢP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ
TIÊU TÀI CHÍNH (tt)
STT CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Năm X Năm X+1 +/-
4 Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động
5 Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản
IV Nhóm chỉ tiêu sinh lời
1 Chỉ tiêu mức sinh lời trên DT
2 Chỉ tiêu thu nhập trên TTS
3 Chỉ tiêu thu nhập trên VCSH

Phân tích tín dụng 28


XÁC ĐỊNH NHU CẦU
VỐN LƯU ĐỘNG

Phân tích tín dụng 29


NỘI DUNG
1. Các phương thức xác định nhu cầu vốn lưu động.
 Theo thời gian dự trữ của các khoản mục cấu thành tài sản lưu
động – vốn lưu động.
 Theo vòng quay TSLĐ.
2. Một số lưu ý khi tính nhu cầu vốn lưu động

Phân tích tín dụng 30


CÁC PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
1. Theo thời gian dự trữ
 Nhu cầu vốn lưu động = Dự trữ tiền mặt + Khoản phải
thu + dự trữ hàng tồn kho - Khoản phải trả
 Cơ sở tính toán:
+ Các khoản chi trả sử dụng tiền mặt
+ Chính sách bán hàng của doanh nghiệp: thời gian thu hồi
công nợ bình quân.
+ Chính sách dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu: thời gian dự
trữ hàng tồn kho bình quân.
+ Khả năng chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp : thời gian
phải trả nhà cung cấp bình quân.
+ Việc xác định các khoản mục dự trữ có căn cứ vào khả năng
tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng các khoản mục chi phí so
với doanh thu dự phóng...

Phân tích tín dụng 31


CÁC PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG (tt)
+ Dự trữ tiền mặt = Doanh thu thuần năm kế họach x tiền bình
quân năm trước/Doanh thu thuần năm trước.
+ Khoản phải thu = Doanh thu thuần năm kế hoạch* Số ngày
phải thu kế hoạch/365.
 Số ngày phải thu kế hoạch: dựa trên số ngày phải thu năm quá
khứ có điều chỉnh thêm dựa vào chính sách bán chịu của
doanh nghiệp.

Phân tích tín dụng 32


CÁC PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG (tt)
+ Hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán năm KH *Số ngày dự trữ hàng
tồn kho KH /365
 Số ngày dự trữ hàng tồn kho năm KH: lấy theo số liệu của năm
quá khứ, có điều chỉnh dựa trên chính sách dự trữ hàng tồn kho
của doanh nghiệp.
+ Khoản phải trả = Giá vốn hàng bán năm KH* Số ngày phải trả
bình quân/365
 số ngày khỏan phải trả năm KH: lấy theo số liệu của năm quá
khứ, có điều chỉnh dựa trên tình hình chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp.

Phân tích tín dụng 33


CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG (tt)
2. Phương pháp xác định theo vòng quay TSLĐ
 Nhu cầu VLĐKH = Tổng chi phí SXKD bằng tiềnKH
/Vòng quay VLĐKH
 Dự phóng các yếu tố tính toán:
+ Tổng chi phí SXKD bằng tiền KH = Doanh thu thuần KH –
Khấu hao năm KH – Lãi vay KH – Lợi nhuận trước thuế KH
+ Doanh thu thuần năm kế hoạch: Dự phóng dựa trên tốc độ
tăng bình quân của tối thiểu 2 năm trước liền kế và kế hoạch
mở rộng sản xuất/tăng trưởng doanh thu (có cơ sở) của doanh
nghiệp.
+ Vòng quay VLĐ: Bằng vòng quay VLĐ bình quân năm trước
liền kề (Cách tính vòng quay VLĐ xem ở phần phân tích các chỉ
số tài chính)

Phân tích tín dụng 34


CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG (tt)
۩ KẾT LUẬN:
 Có thể chọn 1 trong 2 phương thức trên để xác định nhu cầu
vốn lưu động cho doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm của
từng doanh nghiệp (riêng cho vay tài trợ dự án thực hiện theo
phương pháp 1).

Phân tích tín dụng 35


MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
(Đối với phương thức tính thời gian dự trữ các khoản mục cấu
thành tài sản lưu động – PT1)
 Doanh thu dự phóng phải phù hợp với tình hình hiện tại
và khả năng mở rộng của Doanh nghiệp
 Xác định số ngày dự trữ cho các khoản mục phải phù
hợp với chính sách bán hàng, dự trừ hàng hóa và khả
năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian
và trong thời gian tới.
 Các khoản mục dùng để tính toán phải thống nhất về
quan điểm (lấy đầu kỳ, cuối kỳ hay số bình quân).

Phân tích tín dụng 36


THẨM ĐỊNH
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH

Phân tích tín dụng 37


THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
 Phương án sản xuất kinh doanh: là phương án sử dụng nguồn
vốn, năng lực của khách hàng cho mục đích sản xuất kinh doanh
trong một khoản thời gian nhất định từ 12 tháng trở xuống (Khái
niệm này chỉ được sử dụng trong bài giảng).
 Yêu cầu: Căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh trong những
năm qua, tính thực tế của kế hoạch kinh doanh để thẩm định tính
khả thi của phương án kinh doanh/vay vốn của doanh nghiệp.
 Các nội dung cần thẩm định:
+ Doanh thu dự phóng.
+ Chi phí dự phóng (Giá vốn hàng bán, chi phí khấu hao, nhân
công, các chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tài chính).
+ Lợi nhuận dự phóng.
+ Nguồn vốn để thực hiện phương án.

Phân tích tín dụng 38


NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Doanh thu dự phóng. Để thẩm định được doanh thu mà
DN đưa ra trong phương án kinh doanh cần thẩm định:
 Tìm hiểu về thị trường của sản phẩm/lĩnh vực mà DN đang hoạt
động, về nhu cầu, giá cả, vị trí của DN trong thị trường đó.
 Mạng lưới tiêu thụ.
 Đối tác chính của doanh nghiệp trong thời gian qua và kế hoạch
trong thời gian tới, cơ sở để thực hiện.
 Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm, cơ sở để đạt tốc độ
tăng trưởng doanh thu trong năm kế hoạch.
 Từ đó đánh giá doanh thu dự phóng mà DN đưa ra.

Phân tích tín dụng 39


NỘI DUNG THẨM ĐỊNH (tt)
2. Chi phí dự phóng (Giá vốn hàng bán, chi phí khấu hao,
nhân công, các chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tài
chính).
 Dựa trên chi phí thực tế phát sinh cho từng khoản mục, tỷ lệ của
từng khoản mục chi phí trên doanh thu.
 Biến động giá cả của từng loại chi phí trong thời gian tới.
 Nếu chi phí dự phóng của DN đưa ra thấp thì phải có cơ sở chứng
minh tính khả thi của việc tiết giảm này.
 Kết luận chi phí dự phóng của DN đưa ra có phù hợp không.

Phân tích tín dụng 40


NỘI DUNG THẨM ĐỊNH (tt)
3. Lợi nhuận dự phóng: Đây là kết quả của việc thẩm định
khoản mục doanh thu và chi phí ở trên.
 Đối với một số trường hợp gặp khó khăn trong việc thẩm định
khoản mục chi phí mà tỷ suất lợi nhuận mang tính ngành thì việc
thẩm định lợi nhuận dự phóng mới được thực hiện (Căn cứ tỷ
suất sinh lợi ngành thực hiện điều chỉnh dựa trên các đặc thù
riêng của DN)

Phân tích tín dụng 41


NỘI DUNG THẨM ĐỊNH (tt)
4. Nguồn vốn để thực hiện phương án:
 Đây là một trong những yếu tố cơ bản để có thể kết luận phương án
kinh doanh có khả thi hay không.
 Thẩm định lại tính khả thi của tất cả các nguồn vốn tham gia vào
phương án kinh doanh, gồm vốn tự có, vốn chiếm dụng, vốn vay.
 Thẩm định tính khả thi của nguồn vốn:
+ Xác định nhu cầu vốn thực hiện phương án thực hiện tương
tự như việc xác định nhu cầu VLĐ.
+ Đối với nguồn vốn tự có: Thẩm định năng lực tham gia ôốn
của chủ doanh nghiệp: Bổ sung từ lợi nhuận của DN, góp vốn
của các chủ DN (thẩm định năng lực góp vốn của chủ DN:
Tài sản ngoài DN, tham gia góp vốn vào các DN, cơ sở SX
khác,..).

Phân tích tín dụng 42


KẾT LUẬN
 Qua kết quả thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận:
Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi
không.
Phương án này có khả năng hoàn trả nợ vay không.
Nếu cấp tín dụng để DN thực hiện Phương án thì cần có những
điều kiện ràng buộc gì để đảm bảo ngân hàng thu được nợ.

Phân tích tín dụng 43



 THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ

Phân tích tín dụng 44


THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
-PHẠM VI BÀI GIẢNG-
 Hệ thống lại lý thuyết thẩm định dự án đầu tư.
 Trình bày kỹ thuật thẩm định dự án trên quan điểm
Tổng đầu tư (Ngân hàng)
 Bài giảng tập trung chủ yếu khâu thẩm định thông tin
dự án và các bước thiết lập bảng tính để chạy dự án
trong thực tế.
 Chia sẻ kinh nghiệm thẩm định dự án.

Phân tích tín dụng 45


NỘI DUNG
1. Sự cần thiết phải thẩm định dự án
2. Các quan điểm thẩm định dự án (Ngân hàng ?)
3. Các giai đoạn thẩm định và chấp thuận dự án
4. Các bước thẩm định dự án
5. Kỹ thuật thẩm định dự án
6. Một số lưu ý trong quá trình thẩm định dự án
7. Chia sẽ kinh nghiệm

Phân tích tín dụng 46


SỰ CẦN THIẾT PHẢI THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN
 Ngăn chặn các dự án xấu
 Bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ
 Xác định các thành phần của dự án có thống nhất với
nhau không?
 Đánh giá khả năng và mức độ rủi ro của dự án
 Xác định làm cách nào để giảm rủi ro và chia sẻ rủi ro
một cách hữu hiệu.

Phân tích tín dụng 47


CÁC QUAN ĐIỂM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
 Quan điểm thẩm định của nền kinh tế
 Quan điểm thẩm định của xã hội
 Quan điểm thẩm định của người tiêu dùng
 Quan điểm thẩm định của ngân sách nhà nước
 Quan điểm thẩm định của Tổng đầu tư (Ngân hàng)
 Quan điểm thẩm định của Chủ đầu tư
 ….
=> Tùy vị trí của người thẩm định mà đưa ra các tiêu chí
quan tâm khác nhau trong quá trình thẩm định. Ở đây
chỉ chú trọng thẩm định trên quan điểm tổng đầu tư –
Quan điểm ngân hàng.

Phân tích tín dụng 48


CÁC GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH VÀ
CHẤP THUẬN DỰ ÁN
 CÁC GIAI ĐOẠN
+ Ý tưởng đầu tư (Nhu cầu đầu tư có từ đâu, phù hợp với điều
kiện, tình hình)
+ Nghiên cứu tiền khả thi (Khái toán tổng quát trên cơ sở dữ liệu
khảo sát thứ cấp của thị trường, ngành)
+ Nghiên cứu khả thi (Chi tiết dựa trên tình hình cụ thể của địa
phương, doanh nghiệp)
+ Thiết kế chi tiết (Cụ thể hóa các bước thực hiện trên căn cứ
thực tế)
+ Thực hiện dự án

Phân tích tín dụng 49


CÁC GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH
THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ
 CÁC GIAI ĐOẠN
+ Ý tưởng đầu tư (Nhu cầu đầu tư có từ đâu, phù hợp với điều
kiện, tình hình)
+ Nghiên cứu tiền khả thi (Khái toán tổng quát trên cơ sở dữ liệu
khảo sát thứ cấp của thị trường, ngành)
+ Nghiên cứu khả thi (Chi tiết dựa trên tình hình cụ thể của địa
phương, doanh nghiệp)
+ Thiết kế chi tiết (Cụ thể hóa các bước thực hiện trên căn cứ
thực tế)
+ Thực hiện dự án
 Đối với ngân hàng, chú trọng chủ yếu vào giai đoạn
nghiên cứu khả thi của Dự án.

Phân tích tín dụng 50


CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
1. Đánh giá khái quát về dự án:
 Những vấn đề mang tính hệ thống
+ Ngành nghề hoạt động đang trong giai đoạn tăng trưởng hay suy
thoái.
+ Đang có những khó khăn, thuận lợi gì?
 Những vấn đề mang tính cá thể
+ Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có gì đáng
lưu ý.
+ Kế hoạch hoạt động trong tương lai
=> Có đủ khả năng thực hiện dự án không ?
=> Có nên tiếp tục thẩm định các bước tiếp theo không?

Phân tích tín dụng 51


CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tt)
2. Thẩm định pháp lý dự án.
 Pháp lý về quy hoạch
 Pháp lý về trình tự quyết định đầu tư
 Pháp lý về đất đai, quy hoạch
 Các pháp lý về tiêu chuẩn, chất lượng,…
 Nguồn pháp lý cơ bản trong quá trình thẩm định tính pháp lý
của dự án:
+ Các quy chế - quy định về đầu tư XDCB
+ Các luật liên quan – Trong đó các luật về đất đai, nhà ở, quy hoạch
là quan trọng (gồm các văn bản hướng dẫn)
+ Chiến lược và định hướng phát triển của nền kinh tế (tiến trình hội
nhập, cắt giảm thuế)
+ Định hướng phát triển của từng ngành

Phân tích tín dụng 52


CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tt)
3. TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ
CỦA DỰ ÁN:
 Các thông tin cần tìm hiểu
 Nguồn
 Đánh giá, chọn lọc thông tin tìm hiểu
 Đây là bước quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất
trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.

Phân tích tín dụng 53


TÌM HIỂU THÔNG TIN … (tt)
 Các thông tin cần tìm hiểu:
+
Tình hình phát triển của sản phẩm/ngành của dự án (Đã có chưa,…)
+
Nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng.
+
Có phải là ngành, sản phẩm độc quyền hay được nhà nước bảo hộ.
+
Định hướng phát triển của ngành.
+
Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả của dự án (chính sách, triển
vọng phát triển của những ngành/sản phẩm thay thế, khả năng cạnh
tranh đối với sản phẩm nhập khẩu,..)
 Khi tìm hiểu thông tin của dự án cần trả lời câu hỏi “Yếu tố nào
tác động mạnh nhất đến hiệu quả của dự án”
Chẳng hạn:
+ Năng lực quản lý.
+ Thị trường đầu vào, Thị trường đầu ra.
+ Công nghệ.
+ Vị trí đầu tư dự án...
 Từ đó tìm ra yếu tố nào quan trọng để đầu tư tìm hiểu.
Phân tích tín dụng 54
TÌM HIỂU THÔNG TIN … (tt)
 Nguồn thông tin:
+ Từ dự án & những dự án tương tự đã thẩm định trước đó (nếu
có)
+ Từ phỏng vấn khách hàng
+ Internet, báo chí, bộ ngành, các hiệp hội, chuyên gia…
+ …
۩ Và còn nguồn thông tin nào khác… mời các bạn chia sẻ

Phân tích tín dụng 55


TÌM HIỂU THÔNG TIN … (tt)
 Đánh giá, chọn lọc thông tin tìm hiểu:
+ Để đánh giá được độ tin cậy của thông tin cần:
‫ ـ‬Nguồn thông tin phải rõ ràng, có trích nguồn.
‫ ـ‬Thông tin tìm được từ nhiều nguồn phải được so sánh với nhau và
các nguồn chính thống như : Định mức, quy hoạch, định hướng,…
‫ ـ‬Ưu tiên các nguồn thông tin từ các doanh nghiệp cùng ngành kinh
doanh với dự án.
+ Chọn lọc thông tin đưa vào thẩm định dự án
‫ ـ‬Các thông tin được lấy ra từ các nguồn thông tin chính thống như
chủ trương, định hướng của CP, các quyết định quy hoạch của các
bộ, ban ngành, tỉnh,…
‫ ـ‬Các thông tin có tính đồng nhất giữa các nguồn số liệu.
‫ ـ‬Đã được thực hiện ở các dự án đầu tư tương tự khác đã hoàn thành.

Phân tích tín dụng 56


KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
 Các khoản mục phải thẩm định.
+ Thẩm định pháp lý dự án
+ Thẩm định chi phí đầu tư dự án (xem chi phí đầu tư dự án đưa ra có
hợp lý không trên cơ sở so sánh với định mức/các dự án tương tự đã
đầu tư/…)
+ Tính khả thi của nguồn vốn đầu tư.
+ Thẩm định các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân
công, chi phí hạ tầng,…)
+ Thẩm định các yếu tố đầu ra (nhu cầu của thị trường về sản phẩm
của dự án, khả năng cạnh tranh của dự án đối với các sản phẩm cùng
loại, …)

Phân tích tín dụng 57


KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
+ Suất chiết khấu: căn cứ theo chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC -
Weighted Average Cost of Capital ). Trong thực tế khi thẩm định dự
án để đơn giản khi xác định suất chiết khấu có thể tham khảo theo lãi
suất vay trung/dài hạn tại ngân hàng.
 Xác định yếu tố nào tác động mạnh đến hiệu quả của dự án để:
+ Phân tích độ nhạy của dự án với từng yếu tố trên.
+ Xác định mức độ rủi ro mà dự án có khả năng chịu đựng khi các yếu
tố nào biến động
 Đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro cho dự án.

Phân tích tín dụng 58


KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tt)
 Thiết lập bảng tính: Sau khi thẩm định tính hợp lý của các yếu tố
đầu vào, đầu ra, CS, sản lượng, tiến hành thiết lập các bảng tính để
chạy dự án. Các bảng tính cần thiết lập khi thẩm định dự án:
+ Bảng thông số: Đây là bảng số liệu cơ sở cho cả quá trình
thẩm định dự án. Các số liệu cần phải đưa vào bảng thông số:
­ Tổng mức đầu tư
­ Các hạng mục đầu tư.
­ Định mức các chi phí hoạt động/tỷ lệ % trên doanh thu hoặc mức
đầu tư cho từng hạng mục.
­ Chi phí vốn.
­ Công suất/sản lượng dự án
­ Giá bán sản phẩm, giá mua yếu tố đầu vào/tỷ lệ tăng giảm giá theo
thời gian. …
 Tùy theo đặc điểm của từng dự án để xác định các yếu tố để đưa vào
bảng thông số cho hợp lý.
 Không được nhập số thô vào các bảng tính trong quá trình chạy
dự án, các số liệu cơ sở phải được nhập đủ vào bảng thông số.
Phân tích tín dụng 59
KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tt)
 Thiết lập bảng tính (tt).
+ Bảng tính khấu hao, phân bổ chi phí đầu tư dự án.
+ Bảng tính doanh thu : Gồm sản lượng, công suất, giá bán
cho từng loại sản phẩm và tổng doanh thu dự án
+ Bảng tính chi phí hoạt động : Các chi phí đầu vào dự án
liên quan đến hoạt động dự án.
+ Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
+ Bảng cân đối nguồn trả nợ.
+ Bảng tính chi phí tài chính của dự án.
+ Bảng xác định kết quả kinh doanh của dự án.

Phân tích tín dụng 60


KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tt)
 Thiết lập bảng tính (tt).
+ Bảng tính ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư, gồm:
- Ngân lưu hoạt động kinh doanh.
- Ngân lưu hoạt động đầu tư.
- Ngân lưu hoạt động tài chính.
 Ngân lưu tổng hợp theo quan điểm tổng đầu tư để tính chỉ số
hiệu quả của dự án NPV, IRR.
 Ngân lưu tổng hợp theo quan điểm tổng đầu tư để tính các chỉ
số hiệu quả dự án NPV, IRR.
 Tính thời gian hoàn vốn của dự án.
+ Bảng cân đối nguồn trả nợ cuối cùng (điều chỉnh)
+ Bảng phân tích độ nhạy dự án theo các yếu tố tác động.

Phân tích tín dụng 61


KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tt)

 Thiết lập bảng tính (tt).


+ Trong một số trường hợp có thể thiết lập thêm “Bảng cân đối
nguồn vốn đầu tư”.
 Việc làm này nhằm tính chính xác nhu cầu vốn cần tài trợ
cho dự án ngoài vốn tự có.
 Bảng tính này thường áp dụng trong trường hợp thời gian
đầu tư dự án kéo dài, vừa thực hiện đầu tư vừa triển khai
kinh doanh các hạng mục đã hoàn thành, nguồn vốn đầu tư
dự án được lấy một phần từ nguồn thu hoạt động kinh
doanh của dự án hoặc các dự án đầu tư theo phương thức
cuốn chiếu.Hiện nay, phổ biến nhất là các dự án đầu tư khu
công nghiệp, khu dân cư.
Phân tích tín dụng 62
MỘT SỐ LƯU Ý
 Ưu tiên nguồn thông tin trong việc thẩm định cơ sở dữ liệu ban đầu của
dự án:
1. Hoạt động hiện tại của chủ đầu tư (chủ đầu tư đã hoạt động trong
lĩnh vực này chưa)
2. Bản thân chủ đầu tư có liên kết, hoặc là nhà cung cấp của các công
ty hoạt động trong lĩnh vực này.
3. Các tổ chức kinh tế đã hoạt động trong lĩnh vực này tại địa phương,
khu vực, cả nước, các nước trong khu vực, ….
4. Các nguồn thông tin khảo sát từ các tổ chức kinh doanh chuyên
nghiệp, các hiệp hội,…
5. Định hướng, quy hoạch phát triển bộ, ngành, chính phủ, …
 Xác định cho được các yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của dự
án như: Yếu tố đầu vào, ra, năng lực quản lý, khai thác, chi phí đầu tư,
… để dành thời gian cho việc thẩm định các yếu tố này, và phân tích độ
nhạy của dự án.
 Tất cả các số liệu phục vụ cho quá trình chạy dự án phải được nhập vào
bảng thông số. Tránh trường hợp nhập số liệu thô vào các bảng tính.
Phân tích tín dụng 63
VÍ DỤ MINH HỌA
 Lấy 1 dự án đã thực hiện thuộc một ngành nghề phổ
biến/hoặc ví dụ.
 Yêu cầu:
1. Đặt ra đầu bài hoặc mô tả lại dự án theo một các đơn giản
2. Hướng dẫn xây dựng các thông số của dự án
3. Hướng dẫn thiết lập các bảng tính.
4. Chạy dự án.
5. Kết luận
6. Một số lưu ý cho ví dụ này.

Phân tích tín dụng 64


ÁP DỤNG KIẾN THỨC PHÂN
TÍCH VÀO LẬP TỜ TRÌNH
THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG

Phân tích tín dụng 65


MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG
LẬP TTTĐ KHÁCH HÀNG
 Đánh giá tổng quan doanh nghiệp (ngành nghề, điểm
mạnh yếu của doanh nghiệp).
 Phân tích và đánh giá báo cáo tài chính và các chỉ số tài
chính.
 Kiểm chứng doanh thu thực, dự phóng doanh thu năm kế
hoạch.
 Xác định nhu cầu vốn lưu động – nhu cầu vốn cần tài trợ
bằng vốn vay.
 Tính hiệu quả dự án vay vốn.
 Xác định nguồn trả nợ.

Phân tích tín dụng 66


GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Phân tích tín dụng 67


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tín dụng và Thẩm định tín
dụng ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính.
 Nguyễn Minh Kiều, (2006), Phân tích các báo cáo tài
chính, trên website:
http://ocw.fetp.edu.vn/ocwmain.cfm?academicyearid=13
&languageid=1
 Cao Hào Thi, (2006), Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư,
trên website:
http://ocw.fetp.edu.vn/ocwmain.cfm?academicyearid=13
&languageid=1

Phân tích tín dụng 68

You might also like